Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích lợi ích chi phí dự án công đường cao tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.29 KB, 31 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THẨM ĐỊNH GIÁ - KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN HỌC: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Lê Minh Phương Mai
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
1. Nguyễn Lê Thanh Huyền

:1721000588

2. Nguyễn Thị Thanh Hương :1821002538
3. Trần Thị Thanh Vân

:1821002697

4. Vũ Thị Như Trúc

:1821002684

5. Nguyễn Thị Thu Hà

:1821002513

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỨC ĐỘ
DANH SÁCH



NỘI DUNG NHIỆM VỤ

NHĨM 4

HỒN THÀNH
(THANG ĐIỂM 10)

1. Nguyễn


- Gợi ý phương pháp đánh giá giá trị lợi

9

ích và chi phí khơng có giá thị trường.

Thanh
Huyền
2. Nguyễn

- Làm rõ tầm quan trọng của CBA trong

Thị

việc lập và thẩm định dự án cơng, ví dụ

Thanh

minh họa.


Hương

- Đưa ra kiến nghị, đánh giá của nhóm về

9

việc nên/khơng nên thực hiện dự án.
- Thu thập và tổng hợp, trình bày bài tiểu
luận.
3. Trần Thị

Phân tích những giá trị lợi ích và chi phí

Thanh Vân

xã hội của dự án, lợi ích cấp 1, cấp 2, lợi

9

ích chi phí có giá và khơng có giá.
4. Nguyễn Thị

Mơ tả, giới thiệu dự án.

9

5. Vũ Thị Như

Phân tích những giá trị lợi ích và chi phí


9

Trúc

xã hội của dự án, lợi ích cấp 1, cấp 2, lợi

Thu Hà

ích chi phí có giá và khơng có giá.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CBA

Chữ viết đầy đủ
Cost- Benefit Analysis

TPHCM
NPV

Phân tích lợi ích và chi phí
Thành phố Hồ Chí Minh
Net Present Value

PV

(Giá trị hiện tại rịng)
Present Value


OCR
OECD

(Giá trị hiện tại)
Vốn vay thương mại
Organization for Economic
Cooperation and Development

IRR

(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)
Internal Rate of Return

r

(Tỷ suất hồn vốn nội bộ)
Lãi suất
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Chi phí có thể có của một dự án trồng rừng.................................................3
Bảng 1. 2 Chi phí dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển..................................4
Bảng 1. 3 Các loại lợi ích có thể có của một dự án trồng rừng.....................................5
Bảng 1. 4 Chi phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn 1997
– 2006 (đê biển khơng có rừng phịng hộ).................................................................6
Bảng 1. 5 Tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án....................................................8
Bảng 1. 6 Bảng tính NPV.............................................................................................8
Bảng 2. 1 Sơ lược dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây................9
Bảng 2. 2 Bảng cước phí cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.........................19
Bảng 2. 3 Bảng tính thời gian tiết kiệm được khi đi từ An Phú-Quận 2 của dự án và

tuyến đường hiện hữu..............................................................................................24
Bảng 2. 4 Bảng tính chi phí nhiên liệu tiết kiệm được của 1 phương tiện khi đi từ An
Phú-Quận 2 của dự án và tuyến đường hiện hữu.....................................................25


Hình 2. 1 Quang cảnh dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây........10
Hình 2. 2 Quang cảnh nhìn từ trên cao của đường cao tốc Tp HCM - Long Thành Dầu Giây................................................................................................................. 10
Hình 2. 3 Bản đồ đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây.........................11
Hình 2. 4 Bảng phí Cao tốc Sài Gịn Dầu Giây.......................................................... 12
Hình 2. 5 Hình ảnh động thổ thi cơng gói thầu số 1A................................................. 13
Hình 2. 6 Thi cơng dự án............................................................................................ 14
Hình 2. 7 Hình ảnh thi cơng gói thầu số 2.................................................................. 15
Hình 2. 8 Hình ảnh động thổ thi cơng gói thầu số 3.................................. ...... .16


1

Câu 1: Làm rõ tầm quan trọng của phân tích lợi ích và chi phí trong việc lập,
thẩm định dự án đầu tư công.
Hiện nay, trong nền kinh tế xã hội hiện đại và phát triển tồn diện, Chính phủ và
các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các dự án cơng với mục đích nhằm phục vụ cộng
đồng và góp sức vào xây dựng lợi ích chung cho tồn xã hội. Để việc lập và thẩm
định dự án đầu tư cơng trở nên khả quan cần 1 q trình phân tích lợi ích và chi phí
cụ thể và kỹ lưỡng. Đây là 1 bước quan trọng để có những phân tích và nhìn nhận
chung về sự thuận lợi, tính khả thi, cũng như những mặt có lợi nhất đến từ dự án,
hoặc những khó khăn, rủi ro,…thơng qua các con số tiền tệ (dương, âm, =0) từ đó
đưa ra kết luận chính xác nên hay khơng nên thực hiện 1 dự án cụ thể. Tóm lại:
- Để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay khơng (tính đúng đắn/ khả thi)
- Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi
phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích

có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu.
Hoạt động đầu tư cơng mặc dù đã có những đóng góp đáng kể đối với cải thiện
lợi ích của mọi thành viên trong xã hội, tuy nhiên tại Việt Nam thời gian qua, hoạt
động này vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Một trong số đó có thể thấy là sự
thiếu vắng những cơng cụ phân tích cũng như những tiêu chí định lượng, khoa học
trong việc lựa chọn và thẩm định các dự án đầu tư công. Chính vì vậy, phương pháp
phân tích lợi ích - chi phí có thể xem là giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng
trên. Phân tích chi phí - lợi ích đã được xem là công cụ đánh giá dự án đầu tư khá
hiệu quả, được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia
phát triển, các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới. Một số quốc gia trên thế giới đã
quy định bắt buộc sử dụng phân tích lợi ích chi phí đối với các dự án đầu tư công
theo quy mô vốn. Phân tích lợi ích chi phí đối với các dự án đầu tư cơng sẽ mang lại
nhiều lợi ích, cụ thể như:
Mỗi xã hội có một số mục tiêu nhất định, ví dụ như các mục tiêu về cải thiện
phúc lợi kinh tế hay nâng cao đời sống người dân, cải thiện công bằng xã hội, cải


2

thiện chất lượng mơi trường. Trong đó cải thiện phúc lợi kinh tế là sự gia tăng trong
tổng phúc lợi xã hội. Nó được đo lường bằng sự gia tăng lợi ích rịng tạo ra từ sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Cải thiện cơng bằng xã hội là cải thiện trong
phân phối lợi ích rịng giữa các cá nhân trong xã hội và thường được giải thích bằng
sự gia tăng cơ hội cho những người bị thiệt. Mục tiêu cải thiện chất lượng môi
trường gồm cải thiện môi trường xung quanh và điều kiện sống của con người.
Những cải thiện đối với mơi trường xung quanh có thể bao gồm bất cứ loại thay
đổi nào mà xã hội mong muốn. Phân tích lợi ích chi phí chỉ ra phương án nào đóng
góp nhiều nhất cho lợi ích kinh tế, kể cả các kết quả về môi trường. Do vậy, dựa
trên phân tích lợi ích chi phí sẽ lựa chọn được các dự án đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và mơi trường.

Ngun tắc cơ bản của phân tích lợi ích chi phí là phải gắn giá trị tiền tệ cho
mỗi lợi ích cũng như chi phí của dự án. Sau đó so sánh các giá trị này để tính tốn
lợi ích xã hội rịng. Trong số đó có cả những lợi ích và chi phí mà trước giờ chưa
được tính toán bằng tiền mà mới chỉ dừng ở các chỉ tiêu mang tính định tính.
Thơng qua việc gắn những tác động tích cực và tiêu cực của một dự án với giá
trị bằng tiền tương đương của chúng, phân tích chi phí lợi ích quyết định liệu về
mặt cán cân dự án có đáng giá để đầu tư hay khơng. Bên cạnh đó việc tiền tệ hóa
các lợi ích và chi phí này sẽ giúp tính tốn cụ thể lợi ích ròng của từng dự án đầu tư,
tác động tới quyết định của các nhà quản lý trong lựa chọn tối ưu giữa các dự án.
Xu hướng chung tại nhiều quốc gia, các nhà quản lý luôn bị dao động bởi các
lập luận kinh tế. Chính vì vậy việc phân bổ vốn đầu tư cơng hiện nay vẫn mang tính
chất san đều, chia phần giữa các địa phương. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp
phân tích lợi ích chi phí, mọi lợi ích và chi phí tương ứng của dự án được tiền tệ
hóa, các chỉ tiêu đánh giá, lựa chọn dự án sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch. Việc so
sánh, đánh giá các dự án đầu tư trên các tiêu chí định lượng sẽ giúp cho q trình ra
quyết định phân bổ vốn đầu tư hiệu quả hơn, việc phân bổ dàn trải sẽ được khắc
phục.


3

Như vậy, xét trên nhiều phương diện, việc thực hiện phân tích lợi ích chi phí đối
với các dự án đầu tư công là rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện thực tế tại Việt
Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những bước giúp chúng ta tiến gần tới những
thông lệ tốt quốc tế trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư cơng.
Ví dụ minh họa:
Áp dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự án cơng Trồng rừng
ngập mặn phịng hộ đê biển khu vực Giao Thủy – Nam Định.
Xác định và đánh giá các chi phí
Thơng thường đối với một dự án trồng rừng các chi phí có thể có là:

Có giá trên thị trường

Khơng có giá trên thị trường

Chi phí máy kéo, thiết bị phục vụ cho Thiệt hại cho thẩm mĩ và sinh thái cho
làm đất trồng cây

mơi trường nơi khác

Chi phí xây dựng và trồng cây trong Chi phí sử dụng đường sá (tiếng ồn,
năm 1

chậm trễ, tai nạn...) trong suốt q trình
vận chuyển đất san lấp và gỗ

Chi phí san lấp trồng cây gây rừng
Chi phí chăm sóc hàng năm
Chi phí vận chuyển tới nhà máy chế biến
Bảng 1. 1 Chi phí có thể có của một dự án trồng rừng
Tuy nhiên đối với dự án này để đơn giản chúng ta có thể bỏ qua một số dạng chi phí
như chi phí khơng có giá trên thị trường... Chi phí cụ thể của dự án được tóm tắt
như sau: Ct = C1 + C2 + C3 + C4
Trong đó:
Ct : chi phí của dự án


4

C1: chi phí trồng và chăm sóc năm1 gồm các chi phí như mua giống, nguyên liệu và
trồng

C2: chi phí trồng dặm, chăm sóc năm 2
C3: Chăm sóc bảo vệ năm 3
C4: chi phí bảo vệ từ năm thứ 3 trở đi
Ta có bảng sau
Hạng mục

Giá trị (đ/ha)

C1

Trồng và chăm sóc năm 1

840.000

C2

Trồng dặm, chăm sóc năm 2

320.000

C3

Chăm sóc bảo vệ năm 3

120.000

C4

Bảo vệ từ năm thứ 3 trở đi


50.000

Ct

Tổng chi phí

1.330.000

Bảng 1. 2 Chi phí dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển
Từ bảng trên ta thấy tổng chi phí để trồng một ha rừng ngập mặn khơng q 1,5
triệu. Sở dĩ chi phí trồng rừng ngập mặn thấp như vậy vì có thể tận dụng được
nguồn giống tại chỗ (hái từ các cây ngập mặn trưởng thành) và nguồn vốn do trợ
cấp của hội chữ thập đỏ và ngân sách nhà nước. Theo ước tính của các chuyên gia,
để xây dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất 20 tỷ đồng, tuy nhiên các tuyến đê
biển này chỉ có thể chịu được tác động của những cơn bão từ cấp 10 trở xuống. Nếu
cấp của bão cao hơn, sóng có thể làm đê sạt lở hoặc phá huỷ toàn bộ cả tuyến đê.
Những nguy cơ này hồn tồn có thể được ngăn chặn bởi việc trồng rừng ngập mặn
làm giảm năng lượng của sóng mà chi phí để trồng rừng ngập mặn lại rất thấp.
Xác định và đánh giá các lợi ích: Cũng phân tích như trên đối với một dự án
trồng rừng các loại lợi ích có thể là:
Có giá trên thị trường

Khơng có giá trên thị trường


5

Doanh thu từ gỗ

Tăng sự thỏa mãn thẩm mĩ khi ngắm

nhìn vùng đất

Tăng giá trị đất sau khi trồng cây gây Tăng sự thỏa mãn cho mọi người trong
rừng

cộng đồng do hiểu biết một môi trường
được cải thiện sẽ tồn tại tới tương lai...

Tăng thu nhập nông nghiệp do giảm
mặn
Kiểm sốt ơ nhiễm (giảm chi phí xử lý
nguồn nước...)
Bảng 1. 3 Các loại lợi ích có thể có của một dự án trồng rừng
Như trên đã phân tích rừng ngập mặn cung cấp cho con người rất nhiều hàng
hóa dịch vụ mơi trường, mà nói đến ở đây là đê biển. Để lượng giá giá trị này, đã
chọn cách tiếp cận phòng tránh thiệt hại (Damage-cost avoided) (Bann, 1997). Như
chúng ta biết đây là một trong những cách tiếp cận của phương pháp dựa trên chi
phí (Cost-Based Method). Phương pháp được sử dụng rất phổ biến để ước lượng giá
trị các dịch vụ môi trường do một hệ sinh thái cung cấp. Nó được xây dựng trên giả
định: Nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ mơi trường nào
đó mất đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự
mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ mơi trường đã
mất hoặc chi phí để tạo ra các dịch vụ thay thế có cùng chức năng với dịch vụ đã
mất,...) thì dịch vụ mơi trường đó sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con
người phải chi trả. Cơng thức tính giá trị phịng hộ đê biển trung bình của một ha
rừng ngập mặn trong một năm: B=C/S
Trong đó:
B: là giá trị phịng hộ trung bình của một ha rừng ngập mặn
C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ, sữa chữa tuyến đê có rừng ngập mặn
bảo vệ



6

S: Tổng diện tích rừng ngập mặn
Năm

Chi phí thành tiền (đồng)

Chi phí TB (đồng/km)

1997

623.170.500

30.104.855

1998

718.779.040

34.723.625

1999

3.000.131.741

144.933.901

2001


663.206.000

32.038.937

2002

867.613.800

41.913.710

2003

1.623.180.000

78.414.493

2004

1.292.000.000

62.415.459

2005

25.400.000.000

1.227.053.140

2006


615.560.000

29.737.198

Tổng

34.803.641.081

1.681.335.318

Trung bình

3.867.071.231

186.815.035

Bảng 1. 4 Chi phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn
1997 – 2006 (đê biển khơng có rừng phòng hộ)
Số liệu cho thấy, trong vòng 10 năm từ năm 1997 đến năm 2006, tổng chi phí
sửa chữa, tu bổ, xây dựng mới các cơng trình phụ trợ trên 20,7 km đê biển của
huyện

Giao

Thuỷ

lên

tới


34.803.641.081

đồng

(trung

bình



67.071.231đồng/năm ). Tổng thiệt hại mà bão, gió, triều cường gây ra cho mỗi km
đê biển trung bình là 186.815.035 đồng/năm (trong đó, thấp nhất là 29.737.198 triệu
đồng/năm - ứng với năm ít thiên tai và cao nhất là 1.227.053.140 đồng/năm - ứng
với năm có bão lớn xuất hiện theo chu kỳ từ 7- 12 năm/lần).
Với 3100 ha rừng ngập mặn bảo vệ tốt 10,5 km đê biển, ta tính được trung bình
mỗi năm, diện tích rừng ngập mặn này đã làm giảm chi phí tối thiểu để sửa chữa và
tu bổ hệ thống đê biển là:


7

186.815.035 đồng/km x 10,5 km = 1.961.558.000 đồng
Từ đây tính được giá trị phịng hộ đê biển bình qn của một ha rừng ngập mặn
theo công thức nêu trên là: B=1.961.558.000/3.100= 632761 đồng/ha.
Như vậy lợi ích là 632761 đồng /ha.
Tính tốn các chỉ tiêu và giải thích kết quả
Các kết quả tổng hợp tính trên 1 ha rừng ngập mặn, r= 5%; trong 10 năm. Để
đơn giản trong tính tốn ta giả thiết lợi ích chỉ tính từ năm thứ 7 khi rừng đã khép
tán. Trước đó rừng ngập mặn mới trồng khả năng phòng hộ đê biển chưa đáng kể.

Năm

PV(B)

PV(C)

NPV

1

0

840.000

- 840.000

2

0

290.249

- 290.249

3

0

103.661


- 103.661

4

0

41.135

- 41.135

5

0

39.176

- 39.176

6

0

37.311

- 37.311

7

449.691


35.534

414.157

8

428.278

33.842

394.436

9

407.883

32.230

375.653

10

388.460

30.696

30.696

Tổng


1.542.010

1.351.532

190.478

Bảng 1. 5 Tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án
Từ kết quả phân tích ta thấy sau 10 năm, dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ
đê biển đã cho mức lợi nhuận ròng dương 190.478 đồng/ha. Giá trị này sẽ tiếp tục
tăng khi thời gian phân tích kéo dài, do càng về sau các chi phí cho việc trồng rừng
ngập mặn là khơng đáng kể. Trong khi đó các lợi ích về mơi trường tiếp tục duy trì


8

và tích luỹ. Chẳng hạn, nếu rừng ngập mặn được bảo vệ tốt, sau khi trồng được 30
năm thì mức lợi nhuận ròng của việc trồng rừng phòng hộ đê biển ở mức chiết khấu
5% sẽ là 6.015.000(đồng/ha). Như vậy, dự án này là một dự án hiệu quả.
Tính tốn trong trường hợp mức lãi suất r=7%
Thời gian thực hiện NPV
dự án
10

48.681

20

2.274.692

30


3.406.283

Bảng 1. 6 Bảng tính NPV
Trong trường hợp mức lãi suất cao (7%), tương đương với mức lãi suất vay để
trồng rừng sản xuất như hiện nay, thì dự án trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển vẫn
có lãi. Do đó nếu khơng được chính phủ hoặc các tổ chức nước ngồi nước hỗ trợ
vốn thì các cộng đồng dân cư ven biển vẫn có thể vay vốn để trồng rừng ngập mặn
bảo vệ đê biển nhằm ngăn ngừa và làm giảm bớt mức độ thiệt hại mà thiên tai có
thể gây ra trong tương lai. Tóm lại lợi ích kinh tế về phịng hộ đê biển cho thấy
trồng rừng ngập mặn là có hiệu quả, kể cả việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân
hàng để trồng rừng.
Câu 2: Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Cao tốc TPHCM - Long
Thành - Dầu Giây.
2.1 Mô tả dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
2.1.1 Sơ lược dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Chiều dài

55,7km

Tổng vốn đầu tư

20,630 tỉ từ vốn vay thương mại (OCR) của ADB,


9

ODA và vốn đối ứng của Chính phủ.
Cơng ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
Chủ đầu tư


(VEC)

Thời gian xây dựng

3/10/2009 - 8/2/2015
An Phú, quận 2, TP HCM - Nút giao thông Dầu

Điểm đầu - điểm cuối

Giây, Long Thành, Đồng Nai

Bảng 2. 1 Sơ lược dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu tồn
tuyến là CT.01) có chiều dài 55,7km, điểm đầu tại nút giao thông An Phú, thuộc
Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống
Nhất, Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc
Bắc



Nam.

Dự án cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được chia thành 2 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn I (đoạn An Phú-Vành đai II) có tổng vốn đầu tư là 9.890 tỷ
đồng. Đoạn cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ là 80
km/giờ

với


4

làn

xe,

rộng

26,5

m.

Giai đoạn II của dự án (đoạn vành đai II-Long Thành-Dầu Giây) gồm 4 làn xe
được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 120 km/giờ. Chiều
rộng mặt đường 27,5 m, chiều rộng làn đường khẩn cấp là 6m.
Ngoài ra, tuyến cao tốc này cịn được lắp đặt hệ thống thu phí tự động sử dụng
công nghệ DSRC và hệ thống biển báo điện tử cho hệ thống giao thông thông minh.


10

Hình 2. 1 Quang cảnh dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Hình 2. 2 Quang cảnh nhìn từ trên cao của đường cao tốc Tp HCM - Long Thành Dầu Giây


11

Hình 2. 3 Bản đồ đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây
2.1.2 Tiến độ đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

1. Ngày 2 tháng 1 năm 2014: 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc,
đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng
Nai đã được thông xe
2. Ngày 29 tháng 8 năm 2014: tiếp tục thông xe nút giao thông vành đai 2
(phường Phú Hữu, Quận 9).
3. Ngày 10 tháng 1 năm 2015: thông xe đoạn đường dài 4 km từ nút giao
thơng An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2.
4. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất
thi cơng, tồn bộ đường cao tốc thơng xe.
Kể từ khi chính thức vận hành, tuyến cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu
Giây có mức phí thấp nhất là 20.000đ/km.


12

Hình 2. 4 Bảng phí Cao tốc Sài Gịn Dầu Giây
2.1.3 Danh sách các gói thầu:
*Gói thầu 1A:
Thơng tin gói thầu:
Gói thầu 1A là một trong năm 6 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 5, 6) của
tồn tuyến Dự án với tổng chiều dài 3,5 km (từ Km 4+000 đến Km 7+500).
Dự án gói 1A đi qua địa phận 3 phường Long Trường, Trường Thạnh, Long
Phước thuộc quận 9 Tp HCM
Nhà thầu xây dựng: Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) chịu trách
nhiệm thi công xây dựng.


13

Hình 2. 5


Hình

ảnh động

thổ

thi cơng

gói

thầu số 1A
*Gói thầu

1B

Thơng tin gói thầu:
Gói thầu 1B là một trong năm 6 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 5, 6) của
tồn tuyến Dự án với tổng chiều dài 3,5 km. Điểm bắt đầu từ Km 7+500m (tiếp giáp
với gói 1A), điểm kết thúc là Km 11+000 m (nối với gói thầu số 2) của dự án đường
cao tốc thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Dự án gói 1B đi qua địa phận 3 phường Long Trường, Trường Thạnh, Long
Phước thuộc quận 9 Tp HCM
Ban quản lý và nhà thầu xây dựng:
Liên danh CIENCO 6 – CIENCO 8, Ban quản lý điều hành Dự án gói thầu 1B
chịu trách nhiệm thi công xây dựng.
Các hạng mục xây dựng gồm:
Phần cầu cạn Từ Km 7+500m đến Km 10+100m
Phần cầu Sông Tắc Từ Km 10+100m đến 10+753m
Phần đường bắt đầu từ Km 10+753 m đến Km 11+000 (kết thúc ngay trước

trạm thu phí của dự án).
Thời gian thực hiện dự kiến: 32 tháng từ 3/2010 đến 11/2012.


14

Hình 2. 6 Thi cơng dự án
*Gói thầu số 2
Thơng tin gói thầu:
Gói thầu số 2 là một trong năm 6 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 4, 5, 6)
của toàn tuyến Dự án với tổng chiều dài 3,1 km. Điểm bắt đầu từ Km 11+000m
(tiếp giáp với gói 1B), điểm kết thúc là Km 14+100 m (nối với gói thầu số 3) của dự
án đường cao tốc thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Nhà thầu xây dựng:
Liên danh CIENCO 6 – CIENCO 8 chịu trách nhiệm thi công xây dựng.
Các hạng mục xây dựng gồm:
+

Phần đường cao tốc 3,1km.

+

Cầu Long Thành ở đoạn từ Km 11+414,9 to Km 13+761,1.

+

Phần đường đắp kết thúc ngay trước trạm thu phí khoảng 0,75 km


15


Hình 2. 7 Hình ảnh thi cơng gói thầu số 2
*Gói thầu số 3
Thơng tin gói thầu:
Gói thầu số 3 là một trong năm 6 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 5, 6)
của toàn tuyến Dự án với tổng chiều dài 9,8 km. Điểm bắt đầu từ Km 14+100m
(tiếp giáp với gói 2), điểm kết thúc là Km 23+900 m (nối với gói thầu số 5) của dự
án đường cao tốc thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Nhà thầu xây dựng:
Posco Engineering & Construction Co., Ltd chịu trách nhiệm thi công xây
dựng.
Các hạng mục xây dựng gồm:
Đường cao tốc từ Km 14+100 đến Km 23+900
Hệ thống thoát nước
Xây 5 cầu: Ruột Ngựa, Nước Trong, Ngọn Cùng, Hàng Điều, Đồng Môn
Cầu vượt qua tỉnh lộ 25 (IPR25), nút giao với quốc lộ 51 (NH51).
Thời gian thực hiện dự kiến: 36 tháng


16

Hình 2. 8 Hình ảnh động thổ thi cơng gói thầu số 3
*Gói thầu 5A
Thơng tin gói thầu:
Gói thầu số 5 là một trong năm 6 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 5, 6)
của tồn tuyến Dự án với tổng chiều dài 14 km. Điểm bắt đầu từ Km 23 + 900 và
điểm kết thúc là Km 37 + 800 m, bao gồm 3 cầu: Bưng Môn, Suối Trầu, Cầu Môn
và 8 đường chui.
Nhà thầu xây dựng: POSCO E&C chịu trách nhiệm thi cơng xây dựng.
*Gói thầu số 7

Thơng tin gói thầu:
Tổng chiều dài của Gói thầu số 7 là 2,0 km, bắt đầu từ Km0+000 và kết thúc
tại Km2+000.
Điểm bắt đầu của Gói thầu 7 (Km0+000) sẽ được kết nối với Đại lộ Đông Tây
hiện tại và điểm kết thúc (Km2+000) sẽ được kết nối với điểm bắt đầu của Gói thầu
8.
Nhà thầu xây dựng: Liên danh Vinawaco – Phương Thành Tranconsin
*Gói thầu số 8


17

Thơng tin gói thầu:
Gói thầu số 8 là một trong 10 gói thầu xây dựng (Gói 1A, 1B, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ,8
,9) của toàn tuyến Dự án với tổng chiều dài 55km. Gói thầu số 8 có điểm bắt đầu từ
Km 2+000m (tiếp giáp với gói 7) tại Quận 2, điểm kết thúc là Km 4+000 m (nối với
gói thầu số 1A) thuộc Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh của dự án đường cao tốc thành phố
HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Nhà thầu xây dựng: Liên danh Trường Sơn và Vạn Cường chịu trách nhiệm
thi công xây dựng.
Thời gian thực hiện dự kiến: 24 tháng
*Gói thầu số 9
Thơng tin gói thầu:
Gói thầu số 9 là một trong 3 gói thầu xây dựng (Gói 7, 8, 9) đoạn giữa
Km0+000 và Km4+000 cộng với nút giao Vành đai 2
Nhà thầu xây dựng: Công ty TNHH Một Thành Viên – Tổng cơng ty xây
dựng cơng trình giao thơng 4 chịu trách nhiệm thi cơng xây dựng.
Hạng mục thi cơng:
Gói thầu 9 bao gồm công tác thi công Nút giao Vành đai 2, bao gồm 8 đường
nhánh như sau:

+ Đường nhánh A1: dài 1240m
+ Đường nhánh A2: dài 1869m
+ Đường nhánh B1: dài 2811m
+ Đường nhánh B2: dài 1161m
+ Đường nhánh C1: dài 1352m
+ Đường nhánh C2: dài 1531m
+ Đường nhánh D1: dài 1044m
+ Đường nhánh D2: dài 1238m


18

Thời gian thi cơng: 24 tháng
2.2 Phân tích giá trị lợi ích và chi phí của dự án
2.2.1 Lợi ích :
2.2.1.1 Lợi ích có giá thị trường:
Lợi ích có giá thị trường cấp 1:
- Tăng doanh thu cho chủ đầu tư:
Doanh thu đến từ việc thu phí các phương tiện vận tải.
Cao tốc Dầu Giây là đoạn đường di chuyển từ Hồ Chí Minh đến Đồng Nai với lộ
trình di chuyển như sau:
*Điểm đầu là nút giao thông An Phú giao cắt với đại lộ Mai Chí Thọ, quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh
*Sau đó, đường cao tốc kéo dài về hướng Đông 4km, giao với đường Vành đai II ở
nút giao hình loa kèn trumpet đơi.
*Sau khi qua cầu Long Thành, đường cao tốc kéo dài về hướng Đông Đông Nam và
giao với Quốc lộ 51 (AH17) ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
*Tiếp theo, đường cao tốc kéo dài song song với Đường tỉnh 769, đi qua vùng nơng
nghiệp có diện tích rộng lớn của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và giao với
Quốc lộ 1A (AH1) ở nút giao hình loa kèn trumpet

*Cuối cùng, đường cao tốc tiếp tục chạy dài 3km hướng về điểm cuối là nút giao
thông ở ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Với lộ trình như trên, cao tốc Dầu Giây đi qua 3 trạm thu phí là Long Phước, QL51
và Dầu Giây
Phương tiện giao thơng

Lộ trình

chịu cước

Long Phước –

QL51 –

Long Phước –
Dầu GIây


19

QL51
Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi hoặc 40.000VNĐ

Dầu giây
60.000VNĐ

100.000VNĐ

90.000VNĐ


150.000VNĐ

120.000VNĐ

200.000VNĐ

140.000VNĐ

240.000VNĐ

220.000VNĐ

380.000VNĐ

xe bt cơng cộng, xe tải dưới 2
tấn
Xe ơ tơ có 12 - 30 chỗ ngồi hoặc 60.000VNĐ
xe buýt công cộng, xe tải từ 2. 4
tấn
Xe ô tô từ 31 chỗ ngồi hoặc xe 80.000VNĐ
buýt công cộng, xe tải từ 4 –
dưới 10 tấn
Xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn 100.000VNĐ
hoặc

xe

chở

hàng


bằng

Container 20fit
Xe tải từ 18 tấn trở lên hoặc xe 160.000VNĐ
chở hàng bằng Container 40fit
Bảng 2. 2 Bảng cước phí cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
- Chính phủ được hưởng lợi từ các nguồn thu thuế giá trị gia tăng của nguyên liệu
vật liệu và hàng hóa phục vụ xây dựng dự án.
Lợi ích có giá thị trường cấp 2:
-Tăng doanh thu cho bên cung cấp nguyên vật liệu xây dựng
-Tăng doanh thu cho các trạm xăng dầu
-Tăng doanh thu cho các tiểu thương gần khu vực, dọc hai bên tuyến đường cao
tốc
-Kiểm giá trị thời gian hàng hóa: giá trị của hàng hóa phụ thuộc và hạn sử dụng
và thời gian thu hồi vốn. Vì vậy nếu hàng hóa sớm tới tay người tiêu dùng sẽ giúp


20

thu hồi vốn nhanh và rút ngắn thời gian khách hàng sử dụng nhất là đối với nông
sản, thủy sản
2.2.1.2 Lợi ích khơng có giá thị trường:
Lợi ích có khơng giá thị trường cấp 1:
-Tiết kiệm thời gian đi lại của các phương tiện giao thông và hành khách
Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh như đi
huyện Long Thành tỉnh Đồng Đồng Nai hiện nay dài khoảng 45km, thời gian lưu
thông mất chừng 60 phút, nay rút ngắn khoảng cách xuống còn 22km với thời gian
lưu thơng giảm ước chỉ cịn 20 phút. Đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời

gian lưu thông mất hơn 2,5 giờ đồng hồ; nhưng nếu đi trên cao tốc, sẽ rút ngắn
khoảng cách xuống còn khoảng 95km, thời gian lưu thông chỉ hơn 1 giờ 20 phút do
rút ngắn được quãng đường và không bị ùn tắc.
Đặc biệt, kể từ khi đưa vào thơng xe tồn tuyến, các phương tiện từ TP. Hồ Chí
Minh đi ngã ba Dầu Giây (giao Quốc lộ 1A và hướng đi Liên Khương) theo lộ trình
cũ dài khoảng 70km, thời gian lưu thông mất 3 giờ đồng hồ do thường xuyên ùn
tắc; nhưng nếu đi theo đường cao tốc sẽ rút ngắn được 20km và thời gian chỉ còn
một giờ, giảm hơn hai giờ so với trước đây.
-Thiếu tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông trên tuyến đường
-Tiết kiệm chi phí nhiên liệu, vận hành máy móc của phương tiện giao thơng
Lợi ích có khơng giá thị trường cấp 2:
-Thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản dọc tuyến đường như: khu vực
Quận 9, Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh), huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai)
với việc mở ra nhiều dự án mới có quy mơ, góp phần tăng giá trị đất đai, đồng thời
tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương dọc hai bên tuyến cao tốc.
-Phát triển kinh tế khu vực: Khi du lịch phát triển, sẽ giúp nâng cao doanh thu thị
thành và giúp người dân mở rộng buôn bán và nâng cao thu nhập


21

-Góp phần thúc đẩy q trình xây dựng sân bay Long Thành
-Góp phần tăng mỹ quan khu vực
-Tối ưu hóa năng suất công việc khi di chuyển nhanh
- Phát triển du lịch
-Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho công nhân: dự án được tiến hành
cần một lượng lớn nguồn lao động cần thiết, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
2.2.2 Chi phí
2.2.2.1 Chi phí có giá thị trường:
- Chi phí đầu tư xây dựng : 20.630 tỷ đồng

- Chi phí mở rộng đường
- Chi phí bảo trì và vận hành cố định
- Chi phí phải trả từ các khoản vay
- Chi phí giải phóng mặt bằng và tài sản trên đất
- Chi phí bảo vệ hệ thống đường cao tốc
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí thuê máy móc
- Chi phí th cơng nhân
- Chi phí quản lý xây dựng
- Chi phí sửa chữa nâng cấp sau khi dự án hồn thành
2.2.2.2 Chi phí khơng có giá thị trường:
- Các hộ gia đình sống ở khu đất ảnh hưởng
- Các hộ gia đình sống lân cận khu đất ảnh hưởng
- Môi trường xung quanh dự án bị ảnh hưởng


×