Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN bai tap RLTTKNVDCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.47 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4” Họ và tên: DƯ VĂN TUẤN. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xóm Mới. 1/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Bậc Tiểu học là nền tảng phát triển và hình thành những năng lực, bản chất của con người phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Mục tiêu của môn thể dục ở Tiểu học là góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo qui luật lứa tuổi và giới tính. Trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt có hiệu quả hơn và chuẩn bị cho việc học tập tiếp môn thể dục ở các lớp trên. - Nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và cho mỗi người giáo viên. Bản thân tôi thấy rằng trong dạy thể dục, giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh đồng thời cũng phải làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học thể dục. Từ đó sẽ thu hút, lôi cuốn các em ham thích luyện tập, tham gia tốt một số bài tập Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, biết vận dụng gắn liền vào thực tế. Đây là công việc đầy khó khăn và đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức trách nhiệm cao, phải thấy rõ tầm quang trọng của công tác giáo dục thể chất và biết cách vận dụng các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật động tác, biện pháp chuyên môn một cách linh hoạt để truyền thụ kiến thức và kỹ năng tập cho học sinh trong nhà trường hiện nay. - Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy thể dục, tôi nhận thấy một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình thể dục bậc Tiểu học thông qua bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản nhằm giúp các em củng cố thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hằng ngày như: đi, chạy, nhảy, mang, vác . . . được phù hợp với khả năng đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, nhằm góp phần bảo vệ và tăng cường sức.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực và linh hoạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn vượt khó trong học tập. - Do yêu cầu và tác dụng của bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường nói riêng và trong cuộc sống hằng ngày nói chung. Chính vì thế bản thân tôi đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh lớp 4” 2/. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Học sinh lớp 4. Trường Tiểu học Xóm Mới. Nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết chung về những kiến thức cơ bản rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết. Thông qua đó củng cố thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong sinh hoạt thường ngày của các em như : đi, chạy, nhảy, mang, vác... - Phương pháp nghiên cứu: Nhờ tìm tòi, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân nhóm, tổ tập luyện và đã vận dụng các phương pháp giảng dạy khoa học phù hợp với từng nội dung của bài tập đảm bảo được tính chính xác đầy đủ nội dung, yêu cầu của bài dạy. + Phương pháp giảng giải. + Phương pháp làm mẫu. + Phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn. + Phương pháp sửa chữa. + Phương pháp thi đua thông qua tổ chức chơi trò chơi. + Phương pháp đánh giá, tổng kết. 3/. ĐỀ TÀI ĐƯA RA GIẢI PHÁP MỚI: - Cách tổ chức các hoạt động giảng dạy. - Phát huy về tính tích cực của học sinh. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục rèn luyện thể chất. 4/. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: Từ thực tế áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 4 năm học 2013- 2014 tôi thấy học sinh nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống hơn, việc luyện tập cũng dễ dàng hơn. Các em ham thích, hăng sai trong giờ học thể dục. Có ý thức biết tự luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thường xuyên để giữ gìn thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, có nếp sống vui tươi, lành mạnh …Kết quả tăng rõ rệt so với năm học trước. 5/. PHẠM VI ÁP DỤNG: Học sinh. Trường Tiểu học Xóm Mới, năm học 2013 – 2014. Xóm Mới, ngày 05 tháng 03 năm 2014 Người thực hiện. Dư Văn Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A/. PHẦN MỞ ĐẦU I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:. - Phải nói rằng trong những năm gần đây hoạt động thể dục thể thao của nước ta đã có những thành tích rất đáng tự hào so với các nước trong khu vực và thế giới. Bởi thế Đảng và Nhà Nước rất coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường nhất là ở lứa tuổi bậc Tiểu học. - Bậc Tiểu học là nền tảng phát triển và hình thành những năng lực, bản chất của con người phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Mục tiêu của môn thể dục ở Tiểu học là góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo qui luật lứa tuổi và giới tính. Trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt có hiệu quả hơn và chuẩn bị cho việc học tập tiếp môn thể dục ở các lớp trên. - Nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và cho mỗi người giáo viên. Bản thân tôi thấy rằng trong dạy thể dục, giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh đồng thời cũng phải làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học thể dục. Từ đó sẽ thu hút, lôi cuốn các em ham thích luyện tập, tham gia tốt một số bài tập Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, biết vận dụng gắn liền vào thực tế. Đây là công việc đầy khó khăn và đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức trách nhiệm cao, phải thấy rõ tầm quang trọng của công tác giáo dục thể chất và biết cách vận dụng các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật động tác, biện pháp chuyên môn một cách linh hoạt để truyền thụ kiến thức và kỹ năng tập cho học sinh trong nhà trường hiện nay. - Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy thể dục, tôi nhận thấy một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình thể dục bậc Tiểu học thông qua bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản nhằm giúp các em củng cố thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hằng ngày như: đi, chạy, nhảy, mang, vác, ném . . . được phù hợp với khả năng đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, nhằm góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực và linh hoạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn vượt khó trong học tập. - Do yêu cầu và tác dụng của bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường nói riêng và trong cuộc sống hằng ngày nói chung. Chính vì thế bản thân tôi đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh lớp 4” II/. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:. Học sinh: Khối 4 Trường TH Xóm Mới Nhằm trang bị cho học sinh một số tư thế và kỹ năng cơ bản cần thiết. Để học sinh học tập sinh hoạt có hiệu quả và chuẩn bị tốt các điều kiện học tập các nội dung chương trình thể dục ở các lớp và các cấp tiếp theo. III/. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh khối lớp 4. IV/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. Chương trình thể dục ở Tiểu học hiện nay, việc rèn luyện sức khỏe và thể lực cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng. Vì thế trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải luôn cải tiến tìm ra phương pháp mới để phù hợp với từng nội dung bài dạy cũng như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Bản thân xin đưa ra một số phương pháp sau : - Phương pháp giảng giải. - Phương pháp làm mẫu. - Phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn. - Phương pháp sửa chữa. - Phương pháp thi đua thông qua tổ chức chơi trò chơi. - Phương pháp đánh giá, tổng kết..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B/. NỘI DUNG I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN :. Chương trình môn thể dục ở Tiểu học có rất nhiều nội dung, bài tập rất quan trọng để hình thành và phát triển các tố chất, thể lực của học sinh mà còn có một số bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết như : Đi, chạy, nhảy, mang, vác, tung và bắt bóng...nhằm rèn luyện tư thế cơ bản và giữ gìn nâng cao sức khỏe phát triển thể lực để giúp các em học tập và sinh hoạt. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tìm ra những phương pháp phù hợp với từng nội dung bài tập để tiết dạy có hiệu quả cao hơn. II/. CƠ SỞ THỰC TIỄN :. Khi giảng dạy một số tiết có nội dung bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, giáo viên cần phải tiến hành nhiều phương pháp sao cho phù hợp, giáo viên cần tập trung chú ý trong quá trình hướng dẫn kỹ thuật một chách chính xác để học sinh nắm vững và tập luyện. Thường xuyên tổ chức cho các em tập luyện, vui chơi ở những tiết học để tạo sự hấp dẫn, hứng thú và phấn khởi trong giờ học thể dục, nhằm nâng cao sức khỏe, làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt trong cuộc sống. III/. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:. - Để thực hiện tốt một số bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện đúng kỹ thuật động tác một cách chính xác. 1/. Một số bài rèn luyện tư thế cơ bản và phương pháp giảng dạy: a. Bật xa: + Tư thế chuẩn bị: Khi đến lượt học sinh vào vị trí xuất phát, thực hiện tư thế đứng hai bàn chân chụm lại, mũi chân sát mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên. + Động tác: Từ tư thế chuẩn bị hai tay đưa ra trước lên cao kết hợp dướn thân, hai bàn chân kiễng. Vung hai tay từ trên cao xuống thấp ra sau, khuỵu gối, hai chân chạm đất bằng cả bàn chân, thân trên ngả ra trước. Hai bàn chân đạp mạnh xuống đất kết hợp với đánh mạnh tay lấy đà để bật người ra khỏi mặt đất lên cao ra trước, khi hai bàn chân chạm đất, chùng gối để giảm chấn động phối hợp với hai tay về trước để giữ thăng bằng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Phương pháp dạy: - Giáo viên làm mẫu và giải thích kỹ thuật từng thao tác cho học sinh quan sát để nắm những điểm then chốt về kỹ thuật của động tác. - Không giải thích nhiều mà giải thích ngắn gọn tranh thủ thời gian cho các em luyện tập. - Cho 1 -2 học sinh lên thực hiện, giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét để đánh giá mức độ thực hiện động tác của các em, từ đó có hướng để khắc phục sữa chữa kịp thời. - Cho học sinh tập luyện dưới sự điều khiển của giáo viên. - Chia nhóm tập luyện giáo viên đi quan sát uốn nắn sữa chữa cho các em thực hiện động tác sai. - Tổ chức thi đua với nhiều hình thức khác nhau để tiết học thêm sinh động, hấp dẫn. * Lưu ý: Khi rơi xuống nhắc học sinh chân tiếp đất bằng 2 nữa bàn chân rồi mới đến cả bàn đồng thời khuỵu gối để tránh chấn động, đồng thời đưa 2 tay trước để giữ thăng bằng.  Một số lỗi thường gặp và cách sửa: + Sai: - Phối hợp các động tác lấy đà không nhịp nhàng. - Giậm nháy không mạnh, không duỗi thẳng chân. + Cách sửa: - Tập lấy đà với tốc độ chậm đến khi học sinh nắm. b. Phối hợp chạy, nhảy: + Tư thế chuẩn bị : Đứng chân trước sát vạch xuất phát, chân sau kiễng gót, mũi chân cách gót chân trước khoảng một bàn chân, thân hơi ngả về trước, hai tay buông tự nhiên hoặc hơi gập khuỷu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Động tác : Khi có lệnh, từng em chạy đến vạch giới hạn, giậm nhảy bằng một chân bật người lên cao về phía trước. Khi hai chân tiếp đất chùng chân để giảm chấn động, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng..  Phương pháp dạy : - Giáo viên sử dụng các tranh, ảnh giới thiệu động tác, giáo viên phải vừa cho học sinh xem tranh vừa có hướng dẫn, giải thích và nhấn mạnh trọng tâm của động tác để các em nhanh chóng nắm bắt được điểm then chốt của các động tác, từ đó giúp các em dễ hình thành tư thế và kỹ thuật đúng ngay từ đầu. - Giáo viên làm mẫu hướng dẫn cách xuất phát lấy đà và bật nhảy. - Giáo viên cho một vài học sinh thực hiện mẫu động tác để có hướng sửa chữa kịp thời trước khi tổ chức cho cả lớp thực hiện. - Cho học sinh tập dưới sự điều khiển của giáo viên một số lần, xen kẽ giữa các lần giáo viên nhận xét sửa sai. - Chia nhóm tự quản tập luyện, giáo viên giúp đỡ. - Cho một số học sinh lên trình diễn báo cáo kết quả, giáo viên và những học sinh khác quan sát, nhận xét, đánh giá. - Tổ chức thi đua mỗi tổ cử một đại diện thi xem ai thực hiện động tác đúng kỹ thuật và đạt thành tích cao.  Một số sai lầm thường mắc và cách sửa: - Sai : + Phối hợp các động tác không nhịp nhàng.. + Khi tiếp đất không chùng chân hoặc để mông chạm đất. - Cách sửa: + Giáo viên cho học sinh tập từng động tác riêng lẻ, sau đó tập phối hợp và hoàn thiện. + Tập nhảy từ trên cao xuống, thực hiện chùng chân và lao người về trước. c. Phối hợp chạy, mang vác.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Tư thế chuẩn bị: Khi đến lượt, các em tiến vào vạch xuất phát đứng chân trước chân sau, hai tay ôm bóng. + Động tác: Khi có lệnh, em số 1 chạy nhanh đến vòng tròn, đặt một chân vào vòng tròn, rồi chạy về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng...  Phương pháp dạy: - Trước hết giáo viên giảng giải kỹ thuật động tác, cách ngắn gọn, kết hợp chỉ dẫn trên sân. - Giáo viên làm mẫu động tác kết hợp giải thích thêm để học sinh nắm được những điểm then chốt của động tác. - Cho 2-3 học sinh thực hiện lại động tác để cả lớp quan sát và nhận xét rút kinh nghiệm. - Cho học sinh tập luyện dưới sự điều khiển của giáo viên, trong quá trình luyện tập nếu thấy còn nhiều em thực hiện chưa đúng, giáo viên cho dừng, hướng dẫn và làm mẫu lại để các em hiểu rõ và nắm vững hơn. - Giáo viên chia nhóm tập luyện theo khu vực đã qui định, các thành viên trong nhóm luân phiên thay nhau điều khiển. Giáo viên đi đến từng khu vực giúp đỡ sửa chữa, uốn nắn 1 số em thực hiện chưa đúng động tác. - Cho một vài em thực hiện lên trình diễn lại kỹ thuật động tác, giáo viên cùng học sinh khác quan sát, nhận xét, đánh giá. - Tổ chức thi đua mỗi tố cử 1 đại diện thi xem ai thực hiện động tác đẹp nhất và đúng kỹ thuật và đạt thàng tích cao nhất. d. Phối hợp chạy, nhảy, mang, vác: + Tư thế chuẩn bị: Khi đến lượt tiến vào vị trí xuất phát, đứng chân trước sát vạch xuất phát. Chân sau kiễng gót, mũi chân cách gót chân trước khoảng một bàn chân, thân trên hơi ngã ra trước, hai tay buông tự nhiên hoặc hơi gập ở khuỷu. + Động tác: Khi có lệnh em số 1 chạy nhanh về phía trước, rồi nhảy qua chướng ngại vật, đến ôm bóng của vòng tròn 1, chạy đến hết vòng 2, sau đó đặt một chân vào vòng tròn 2 chạy ngược lại, đặt bóng vào vòng tròn 1, nhảy qua chướng ngại.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> vật, chạy về vạch xuất phát đưa tay chạm tay bạn số 2, đi về tập hợp ở cuối hàng, bạn thứ hai thực hiện giống bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết..  Phương pháp dạy: - Giáo viên sử dụng tranh vẽ vừa cho học sinh quan sát vừa giải thích kỹ thuật động tác để cho các em nắm bắt các điểm then chốt của động tác, từ đó giúp học sinh dễ hình thành cách thực hiện ngay từ đầu. - Một học sinh lên thực hiện minh họa động tác. - Giáo viên điều khiển cho cả lớp thực hiện. - Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện nhằm phát hiện những em làm sai để có biện pháp sữa chữa, uốn nắn kịp thời. - Tổ chức tập luyện dưới dạng thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau hoặc thi đua giữa các cá nhân với cá nhân nhằm nâng cao chất lượng luyện tập một cách có hiệu quả.  Một số lỗi thường gặp và cách sửa: + Sai: - Chạy gót chân chạm mặt đất, chạy lệch hướng. - Khi nhảy không duỗi hết chân. - Không chùng chân khi tiếp đất. - Để bóng rơi khi đang chạy. + Cách sửa: - Chỉ dẫn cho học sinh thế nào là chạy đặt chân bằng gót bàn chân chạy lệch hướng, không chùng chân khi chân tiếp đất khi nhảy. - Các bài tập rèn luyện bước chạy. - Hướng dẫn học sinh cách cầm bóng và giữ bóng khi chạy. e. Di chuyển chuyển (hoặc tung) và bắt bóng:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 đội, mỗi đội chia làm 2 nhóm đứng theo hàng dọc sau vạch chuẩn bị, nhóm 1 đứng sau vạch chuẩn bị A, nhóm 2 đứng sau vạch chuẩn bị B, em số 2 của mỗi đội cầm bóng. + Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, hai tay buông tự nhiên mặt hướng theo hướng chạy, riêng em có bóng, cầm bóng bằng hai tay hoặc một tay ( tay thuận). + Động tác: Khi có lệnh, em số 1 ở nhóm 2 của mỗi đội cầm bóng chạy đến vạch giới hạn, tung bóng bằng hai tay cho bạn số 1 của nhóm 2, sau đó đi hướng về tập hợp ở cuối hàng. Em số 1 của nhóm 1 bắt bóng bằng 2 tay rồi chạy đến vạch giới hạn, tung bóng bằng 2 tay cho bạn số 2 của nhóm 2. Cách tập cứ lần lượt như vậy cho đến hết, nếu bóng rơi nhặt bóng lên để tiếp tục tập..  Phương pháp dạy: - Giáo viên chỉ dẫn trên tranh kết hợp giảng cho học sinh quan sát. - Cho 1 nhóm lên thực hiện minh họa giáo viên kết hợp chỉ dẫn cách thực hiện, một cách ngắn gọn, chính xác những điểm then chốt của bài tập. - Nếu học sinh đã nắm được cách tập giáo viên tiến hành điều khiển cho các em tập luyện. Trong quá trình tập luyện như vậy nếu thấy còn một số em thực hiện sai sót giáo viên phải kịp thời sửa chữa, uốn nắn sai sót cho các em. - Tổ chức thi đua trò chơi tiếp sức đánh giá và tăng thêm hiệu quả luyện tập và mang tính hấp dẫn sinh động thêm.  Một số lỗi thường gặp và cách sửa: + Sai: - Cầm không đúng bóng - Chuyền (tung) bóng không đúng đích.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Tư thế hai bàn tay bắt bóng không đúng, không biết cách thu bóng về để giảm dần tốc độ bay của bóng. + Cách sửa: - Giáo viên làm mẫu kết hợp giải thích, chỉ dẫn tư thế hai bàn tay cầm bóng đúng sai, cho học sinh tập cách cầm bóng, giáo viên kiểm tra uốn nắn. - Tập đứng cố định chuyền hoặc chuyền bóng về đích, khi thấy học sinh chuyền tương đối mới tập di chuyển chuyền bóng. - Chỉ dẫn tư thế hai bàn tay khi tiếp xúc với bóng và cách co dần tay để giảm tốc độ của bóng, đứng tại chỗ tập bắt bóng do bạn tung hay chuyền đến. 2/. Biện pháp áp dụng : - Học sinh khi tham gia luyện tập nhất thiết phải được đảm bảo vệ sinh, an toàn. Tránh trường hợp không đảm bảo vệ sinh, và chấn thương. Như vậy là đi ngược với mục đích phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. - Bên cạnh đó cơ sở vật chất và phương tiện cũng là yếu tố cần thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao phát triển tố chất vận động. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ thật đầy đủ trước khi lên lớp và tổ chức torng quá trình tập luyện cho học sinh . - Đối với bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản khi giảng dạy giáo viên đưa ra các biện pháp giảng dạy cho phù hợp với khả năng vận động của các em, có sức khỏe tốt, có sức khỏe yếu, hay bệnh tật... để có hình thức bồi dưỡng luyện tập khác nhau. - Trước hết giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chúng ta giới thiệu tên bài tập, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác kết hợp thực hành mẫu bài tập, để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh để minh họa làm tăng sự chú ý của các em. - Sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện. Đối với bài tập ôn có thể cho một học sinh thực hiện, sau đó giáo viên nhận xét góp ý thêm để cả lớp rút kinh nghiệm chung. - Tổ chức đội hình sao cho hợp lý, nghiêm túc, tổ chức tập luyện với nhiều hình thức để lôi cuốn, tăng sự thu hút luyện tập của học sinh. - Chia tổ, nhóm tập luyện, phân công từng thành viên trong tổ, nhóm với những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình luyện tập và đảm bảo an toàn. Quá trình luyện tập giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn kịp thời những động tác sai của học sinh để lần sau thực hiện tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trong tiết học không nhất thiết phải tuân thủ theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dẽ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thường, tăng độ khó. - Trong suốt tiết học, giáo viên nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện.. - Một điều đáng chú ý và không thể lãng quên được là trước mỗi bài tập người giáo viên nên cho học sinh khởi động các cơ khớp để tránh tình trạng chấn thương trong quá trình luyện tập của các em. B/. KẾT QUẢ:. - Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học. Giúp cho học sinh học tập tích cực, say mê hứng thú lĩnh hội tri thức, khộng khí lớp học sôi nổi, học sinh nắm được kỹ thuật động tác, chủ động tập luyện. Bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp này vào giảng dạy cho học sinh và kết quả thu được rất khả quan, cụ thể ở các bài sau học sinh thực hiện đúng, thành thạo và nhanh, các em thường trông đến tiết học thể dục. Đặc biệt về nhà thường xuyên luyện tập TDTT vào buổi sáng sau khi thức dậy, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Vì vậy môn thể dục không những là một môn phụ mà thực sự là một môn học có tác dụng thể chất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Và kết quả đạt khả quan hơn so với những năm học trước: Năm học. TSHS. Khối. 2012-2013 2013-2014. 46 56. 4 4. HTT TS Tỉ lệ 12 26,09 18 32,14. HT TS Tỉ lệ 34 73,91 38 37,86. CHT TS Tỉ lệ. Qua bảng thống kê cho thấy cho thấy kết quả giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cho học sinh khối 4 của trường so với năm học trước tăng lên rõ rệt số lượng hoàn thành tốt tăng lên. Với kết quả trên, khẳng định việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục ở trường Tiểu học. C/. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:. Với cách dạy học và việc hướng dẫn tổ chức tập luyện cho học sinh trong những năm trước đây, tôi hạn chế sử dụng nhiều phương pháp nên khả năng học sinh chưa nắm bắt kỹ và kịp thời, luyện tập chưa chính xác của từng bài tập..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hiện nay nhờ tìm tòi, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân nhóm, tổ tập luyện và đã vận dụng các phương pháp giảng dạy khoa học phù hợp với từng nội dung của bài tập đảm bảo được tính chính xác đầy đủ nội dung, yêu cầu của bài dạy. Giáo viên phân tích kỹ thuật và làm mẫu động tác chính xác rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. Kịp thời sửa chữa, uốn nắn học sinh khi thự hiện động tác sai. Học sinh nghiêm túc tích cực tập luyện và đảm bảo an toàn. Có ý thức biết tự luyện tập thường xuyên để giữ gìn thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, có nếp sống vui tươi, lành mạnh. * Từ những kinh nghiệm trên đã giúp cho học sinh ham thích, hăng sai trong quá trình tập luyện. Đây cũng là bước khởi đầu góp phần rèn luyện tư thế, tác phong nhanh nhẹn, khéo léo. Nên hàng năm các em đạt được những kết quả rất khả quan trong những kỳ thi hội khỏe phù đổng do PGD Huyện tổ chức: + Năm học : 2011-2012 - Một học sinh đạt giải II môn cầu lông nam. + Năm học : 2012-2013 - Một học sinh đạt giải III môn cầu lông nữ. + Năm học 2013 – 2014 - Một học sinh đạt giải III môn cầu lông nam. - Một học sinh đạt giải I môn cầu lông nữ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> C/. KẾT LUẬN  BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua thời gian áp dụng đề tài” Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy một số bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh khối lớp 4”. Tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực, say mê hứng thú lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, học sinh nắm được kỹ thuật động tác, chủ động tập luyện. Sự phát triển về sức khỏe, thể lực của học sinh tăng rất rõ rệt, đặt biệt tính chất mềm dẻo, khéo léo, và khả năng hoạt động trong đời sống: đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang, vác… Tạo cho các em tư thế đúng, đẹp trong học tập, lao động, nếp sống lành mạnh vui chơi có tổ chức kỷ luật tạo tiền đề hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Từ những ý nghĩa tác động trên, bản thân tôi là giáo viên qua nhiều năm giảng dạy bộ môn thể dục ở trường, tôi nghiên cứu bài dạy chu đáo để tìm tòi và áp dụng các phương pháp phù hợp, tập trung vào sự phát huy tính tích cực của học sinh, tạo không khí vui tươi, các em tích cực tập luyện. Muốn đạt được những kết quả như thế chúng ta cần nắm vững các bước sau: - Luôn đóng vai trò chủ đạo truyền đạt cho học sinh những kiến thức nội dung cơ bản ngắn gọn, dễ hiểu. - Đưa ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp, linh hoạt, sáng tạo trong từng bài giảng, với lứa tuổi tâm sinh lý của học sinh. - Giải thích và làm mẫu chính xác, đảm bảo kỹ thuật tạo hứng thú cho học sinh tập luyện, đưa ra lượng vận động phù hợp có hiệu quả. - Cần chú trọng nhiều đến học sinh có tố chất yếu, kém bộ môn. - Chia tổ, nhóm cho các em tập luyện. - Tích cực hướng dẫn, sửa chữa những sai sót mà các em thường mắc phải. - Tổ chức tập luyện dưới dạng thi đua nhằm nâng cao chất lượng tập luyện. - Cuối mỗi bài tập cần nhận xét, đánh giá kết quả học sinh thực hiện được, đồng thời ta phải tuyên dương cá nhân học sinh hay tập thể tổ, nhóm đã thực hiện tốt bài tập.  HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Từ những giải pháp đã nêu và kết quả đạt được rất khả thi tôi sẽ phổ biến rộng rãi cho tất cả anh (chị) em đồng nghiệp trong xã cũng như trong toàn Huyện áp dụng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>  HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI: Kế hoạch tới đây tôi vẫn nghiên cứu tiếp đề tài này, tìm ra những phương pháp hay hơn nữa để chất lượng giảng dạy ngày càng nhẹ nhàng mà vẫn mang tính hiệu quả cao nhằm thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất phát triển mạnh cả lượng và chất.  Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã tích cực thực hiện ở Trường Tiểu học Xóm Mới. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để việc hướng dẫn học sinh tham gia luyện tập các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản ở mỗi tiết học đạt hiệu quả phong phú và sâu sắc hơn. Xóm Mới, ngày 05 tháng 03 năm 2014 Người thực hiện. Dư Văn Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tài liệu tham khảo .   Sách thể dục khối 1, 2, 3, 4, 5 dành cho giáo viên.  Đĩa CD lớp 1, 2, 3, 4, 5 do Bộ Giáo dục Đào Tạo cấp.  Sách 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục năm 1997 )..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 1/. Cấp trường ( Đơn vị )  Nhận xét: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................  Xếp loại: ......................................................................................................................................... 2/. Cấp phòng ( Huyện, thị )  Nhận xét: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................  Xếp loại: .........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(19)</span> MỤC LỤC A. Phần mở đầu:. Trang: 4. 1/. Lý do chọn đề tài.. Trang: 4. 2/. Đối tượng nghiên cứu.. Trang: 5. 3/. Phạm vi nghiên cứu.. Trang: 5. 4/. Phương pháp nghiên cứu.. Trang: 5. B. Nội dung:. Trang: 6. 1/. Cơ sở lý luận.. Trang: 6. 2/. Cơ sở thực tiễn.. Trang: 6. 2/. Nội dung vấn đề.. Trang: 6 - 14. C. Kết luận:. Trang: 15.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×