Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE THI HOC KY 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.75 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường PTTH Phan Bội Châu. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: Hóa Học - Khối 12 Thời gian: 45phút mã đề : 212 Cho: Fe:56, Cr: 52, Ag : 108 , Al: 27, Ca : 40 , Ba : 137, K : 39 , Na : 23, Cu : 64, Cl : 35,5 , O : 16 , N : 14, S: 32, Mn: 55 Câu 1. Dùng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để luyện thành 800 tấn gang có hàm lượng Fe là 95%. Quá trình sản xuất gang bị hao hụt 2%. Khối lượng quặng (tấn) đã sử dụng là A. 1338,68 B. 1325,35 C. 1311,92 D. 848,26 Câu 2. Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Fe, Al, Ag B. Fe, Al, Cu C. Fe, Zn, Cr D. Fe, Al, Cr Câu 3. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây A. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo . B. Gây ngộ độc nghiêm trọng khi uống trực tiếp. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 4. Tiến hành bốn thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Al vào dung dịch FeCl3 - Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 - Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 - Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng. D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. Câu 6. Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là A. +2, +4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +2, +3, +6. D. +3, +4, +6. Câu 7. Thổi 0,2 mol khí CO2 vào 300ml dung dịch NaOH 1,5M, dung dịch sau phản ứng chứa chất tan là A. Na2CO3, NaOH B. Na2CO3, NaHCO3 C. NaHCO3, NaOH D. NaHCO3,H2CO3 Câu 8. Tính chất nào sau đây không đúng khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 A. Cả 2 đều bị nhiệt phân. B. Cả 2 đều phản ứng với dung dịch CH3COOH. C. Chỉ có NaHCO3 mới tác dụng với dung dịch NaOH. D. Chỉ có dung dịch Na2CO3 mới tác dụng với CO2 . Câu 9. Tính tới thời điểm hiện nay, số lượng nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 10. Kim loại tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường là A. Bạc B. Thủy ngân C. Sắt D. liti Câu 11. Cho các hợp chất sau: FeSO4, Fe2O3, FeCl3, FeS2, Fe(OH)3, Fe(OH)2, Fe2(SO4)3. Số lượng hợp chất là hợp chất của sắt (III) là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12. Cho các thuốc thử sau : dung dịch H2SO4 loãng ,dung dịch KOH , Fe, Cu, AgNO3. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt dung dịch Fe(NO3)2 và Fe(NO)3 (không phân biệt bằng cách dựa vào màu sắc của ion sắt ) là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2 (SO4)3, Al(OH)3, NaHS, KHSO3, Cr2O3. Số chất có tính lưỡng tính là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 14. Cho 0,3 mol Magie vào 100 ml dung dịch hổn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là A. 11,2 gam. B. 13,87 gam. C. 16,6 gam. D. 12 gam. Câu 15. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6. B. 5. C. 4. D. 7..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Fe và 0,1mol FeO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 1M , khối lượng muối FeCl2 thu được sau phản ứng là A. 12,7 gam B. 25,4 gam C. 38,1 gam D. 19,05 gam Câu 17. Nguyên tắc điều chế kim loại được phát biểu ngắn gọn là A. Oxi hóa ion kim loại trong hợp chất tạo thành kim loại. B. Sử dụng chất khử là CO, H2…để khử ion kim loại ở nhiệt độ cao. C. Khử ion kim loại trong hợp chất tạo thành kim loại. D. Khai thác quặng kim loại và khử quặng thu được kim loại. Câu 18. Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu , không có khí bay ra. (Các khí đo ở đktc). Giá trị m là A. 11,2 g. B. 16,24 g. C. 16,8 g. D. 9,6 g. Câu 19. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dung dịch thu được có chất tan là . A. NaCl, NaOH B. NaCl, NaOH, AlCl3 C. NaCl, NaOH, NaAlO2 D. NaCl, NaAlO2. Câu 20. Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl , kim loại thoát ra khi điện phân hoàn toàn bám vào catot. Khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8g thì ở anot có V lít khí (đktc) thoát ra . Giá trị của V là A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 2,24 lít D. 2,8 lít Câu 21. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 4,5 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư ) thoát ra 1,26 lít (ở đktc) SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,22. B. 2,52. C. 3,78. D. 2,32. Câu 22. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng , dư. Số mol H2 thu được là A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,35 mol D. 0,45 mol 2+ + Câu 23. Dung dịch X chứa x mol CO3 ; 0,1 mol Na ; 0,25 mol NH4 ; 0,3 mol Cl . Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ . Giả sử nước bay hơi không đáng kể, các chất khí khác bay hơi hoàn toàn. Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm là A. 4,215 gam B. 5,269 gam C. 7,015 gam D. 6,761 gam Câu 24. Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 0,5M vào 200 ml dung dịch AlCl31,5M , lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Câu 25. 4 thí nghiệm được mô tả hiện tượng như sau: (1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng (2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl3 thì dung dịch chuyển thành màu vàng. (3)Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu, sau đó tan lại trong NaOH dư (4) Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa không tan . Số thí nghiệm mô tả đúng: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 26.. Số electron ở lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ. B. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì. Câu 28.: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là A. 26,4g B. 27,4g C. 29,4g D. 28,4 g Câu 29. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3? A. Fe + HNO3 đặc, nguội B. Fe + Cu(NO3)2 C. Fe + Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2 + AgNO3 Câu 30. Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A; 3,024 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn không tan. Nhỏ từ từ 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 5,46 gam kết tủa. (biết rằng nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A đầu tiên có phương trình : AlO 2- + H+ + H2O → Al(OH)3, nếu H+ còn dư sẽ có phương trình : Al(OH) 3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O). Giá trị của m là A. 7,21 gam B. 8,74 gam C. 8,2 gam D. 8,58 gam.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> .

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×