Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.8 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Hồnh phi cịn gọi là “hồnh biển”, “biển ngạch”... là những bức đại tự thường được treo ngang
nên được gọi là hoành (ngang) - Câu đối còn gọi là “đối liễn”, “doanh liễn”... thường được treo
thẳng đứng theo các thân cột, tường...
<b> Từ xa xưa hoành và liễn đã được xem như là một phần “linh hồn không thể thiếu” </b>
<b>của bất cứ một di tích cổ xưa nào, trước khi xây dựng các cơng trình người ta cũng </b>
<b>đều chú ý đến phải treo câu có nội dung gì, treo ở đâu...</b>
Hồnh phi - câu đối không chỉ là những vật treo để tăng thêm vẽ thẩm mỹ, vẻ trang nghiêm cho
di tích mà bản thân nó cịn thể hiện sự mong ước của các thế hệ sinh sống trong ngôi nhà. Đồng
thời đó là một trong những nguồn tư liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về phong tục tập quán -
nề nếp gia phong của một gia đình - dịng họ. Thậm chí thơng qua đó cịn có thể phần nào đánh
giá được những giai đoạn lịch sử của xã hội, những nhân vật liên quan...
<i>của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên - Tôn Trung Sơn); Vương Vân Ngũ (nhà biên soạn từ điển nổi </i>
<i>tiếng); Uông Triệu Tinh...</i>
Chủ nhân của những ngôi nhà cổ ở Hội An chủ yếu là tầng lớp thương nhân, nên những bức
hoành mà họ treo trong nhà thường là các bảng hiệu bn, số cịn lại là những hồnh phi nơi từ
đường của các dịng tộc. Câu đối cũng chủ yếu là những câu chữ Hán được thể hiện trên gỗ với
nhiều hình thức như chạm nổi, chạm chìm rồi sơn son thếp vàng hay cẩn ốc xà cừ, chạm hoa
văn phụ trợ. Đôi khi câu đối khơng nhất thiết phải hồn tồn bằng chữ mà được làm theo dạng
nhất thư nhất họa (vừa có chữ viết, vừa có tranh vẽ), bên cạnh đó cịn có nhiều câu đối được thể
hiện trên kính rồi nhụ màu để tăng vẽ lộng lẫy. Thể chữ được sử dụng phổ biến là chữ
chân (khải thư), ngoài ra còn các thể chữ khác như chữ triện (triện thư), chữ lệ (lệ thư), chữ
hành (hành thư) và chữ thảo (thảo thư).
Những vẻ đẹp lỗng lẫy mô tả trên đây chỉ là những vẻ đẹp “bề ngoài” của các bức hồnh phi -
<i><b>công” (cần cù là có ích); “sáng nghiệp duy nan” (sáng lập cơ nghiệp là rất khó khăn, nên đời </b></i>
<i>sau phải biết trân trọng, giữ gìn); “hữu chí cánh thành” (có chí sẽ thành cơng). Hay những câu </i>
cách ngơn mang tính giáo dục về đạo đức như: “minh đức duy hinh” (chỉ có đức sáng mới để
<i>lại tiếng thơm); “tích đức di tơn” (nên tích đức để lại cho con cháu)... Đặc biệt là hệ thống câu </i>
đối trong nhà như là những lời cách ngôn, những “khuôn vàng thước ngọc” của các thế hệ đi
trước treo lên đó để cầu chúc, tự răn mình và nhắc nhở cháu con. Dân ta ln coi trọng cội
nguồn, gốc tích nên bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được bày nơi trang trọng nhất trong nhà và
được trang hoàng khá trang nghiêm, lộng lẫy; Sự trang nghiêm lộng lẫy đó rất dễ thấy ở các nhà
cổ ở Hội An đó là được chạm trổ tinh vi, kèm theo là có treo nhiều hồnh phi - câu đối. Thơng
qua câu đối này người ta gởi gắm tấm lòng thành kính đến ơng và tổ tiên, nguyện cầu nhận
được sự phù hộ để con cháu dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức làm rạng
rỡ tơng mơn, những câu thường gặp đó là:
“Thụ thảo phùng xuân chi diệp mậu; Tổ tơng tích đức tử tơn vinh” tạm dịch là “Cây cỏ
<i>chào xuân cành lá thắm; Tổ tiên tích đức cháu con vinh”.</i>
Hay những câu có ý nghĩa giáo dục, mong ước cho con cháu ln đồn kết, tương thân tương
trợ, kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhau vượt mọi khó khăn để tạo dựng cuộc sống ngày càng phát
triển và cùng đồng lòng tri ân tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên như:
“Mộc xuất thiên chi do hữu bổn; Thủy lưu vạn phái tố tùng nguyên” tạm dịch là “Cây chung
<i>ngàn nhánh sinh từ gốc; Nước chảy mn dịng phát tại nguồn”.</i>
Đời trước mở đường, lớp sau kế tiếp phát huy nề nếp gia phong, gìn giữ bản sắc đó cũng là
Bên cạnh những câu liễn mang nội dung thờ gia tiên thì người thương gia luôn mong ước
được mua may bán đắt, sinh tài sinh lợi, vàng ngọc đầy nhà nên họ cùng thường treo các câu
đối mang nội dung ấy tại phòng khách như:
“Môn nghinh xuân hạ thu đông phước; Hộ nạp đông tây nam bắc tài” tạm dịch là “Cửa đón
<i>xn hạ thu đơng phúc; Nhà tiếp đơng tây nam bắc tài” </i>
Hoặc câu “Tài nguyên quảng tấn lợi hanh thông; Ngũ phúc lâm môn vạn sự hưng” tạm dịch
là “Nguồn tài rộng mở lợi hanh thông; Ngũ phúc đến nhà muôn sự hưng”...
Những câu mang tính khuyên răn con cháu phải cố gắng học hành, chăm lo cần kiệm thì sẽ vinh
hiển bản thân và được giàu sang phú quý như:
“Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân canh khả phú; Kiệm cần nhị chí, cần năng sáng
<i><b>nghiệm kiệm năng thành” tạm dịch là “Nông học đôi đường, học sớm vinh thân nông sớm phú; </b></i>
<i>Kiệm cần hai chữ, cần cù sáng nghiệp kiệm thành công”. Hoặc khuyên các chàng sĩ tử học trị </i>
hãy ra cơng gắng sức học tập mai sau gặp vận rồng mây, công danh đỗ đạt; trước là vinh hiển
tấm thân, sau làm rạng rỡ tông môn được mở mày mở mặt với bàng quan thiên hạ “Thập niên
<i><b>song hạ vô nhân vấn; Nhất cử thành danh thiên hạ tri” tạm dịch là “Mười năm đèn sách </b></i>
<i>không ai hỏi; Thi trúng thành danh thiên hạ hay”.</i>
Trong các ngơi nhà cổ ở Hội An thường có một phần nhà cầu gọi là kiều gia, đây vừa là đoạn
nhà nối liên kết giữa nhà trước và nhà sau đồng thời cũng có tác dụng như một thư phòng là nơi
đọc sách, viết chữ hay ngắm trăng, ngắm sao vào những đêm trăng thanh gió mát, nên tại đây
cũng thường bày biện trang nhã và treo các câu đối mang tính giáo dục hoặc u nhàn như là:
“Thư sơn hữu lộ cần vi kính, học hải vô nhai khổ tác chu” Tạm dịch là “núi sách có đường,
<i>biết cần cù sẽ tìm ra đường ấy; biển học vô bờ, khổ luyện sẽ là con thuyền đưa về bến thành </i>
<i>công”</i>
Hoặc: “Quân tử tâm năng khuất năng thân tùy cơ ứng biến; Thiên hạ sự vô nan vô dị
<i><b>hữu chí cánh thành”. Tạm dịch là: “Lịng người qn tử phải biết duỗi co tùy lúc và phải biết tùy </b></i>
<i>cơ ứng biến; Việc trong thiên hạ khơng khó cũng khơng dễ miễn có chí tất sẽ thành cơng”.</i>
Trên đây là một số giới thiệu khái quát về hoành phi - câu đối trong nhà cổ ở Hội An, đây mới chỉ
là một bộ phận nhỏ trong hệ thống di tích kiến trúc của địa phương. Nhưng thơng qua đó, phần
nào chúng ta cũng có thể thấy được vai trị quan trong của những bức hồnh phi - câu đối trong
di tích nói chung, nhà cổ nói riêng. Bởi vì bản thân nó khơng chỉ là vật trang trí góp phần làm tăng
vẻ thẩm mỹ, vẻ trang nghiêm cho di tích mà hồnh phi - câu đối còn chuyển tải nhiều ý nghĩa
khác như giá trị văn học, lịch sử - văn hóa, triết học, giáo dục ... Đây chính là một đề tài nghiên
cứu khá lý thú cho những nhà chuyên môn./.
<b>Tống Quốc Hưng - Trung tâm QLBT Di tích Hội An</b>
<i><b>nguồn: dtdtqnam.gov.vn</b></i>
<b>KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH</b>
<b>xem thêm</b>
Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh
Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội