Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Tìm hiểu quá trình phát triển trái và sự tích lũy dầu trong phần cơm trái ở cây dừa (cocos nucifera l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN KIM BÚP

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI
VÀ SỰ TÍCH LŨY DẦU TRONG PHẦN CƠM TRÁI
Ở CÂY DỪA (Cocos nucifera L.)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

TP. Hồ Chí Minh – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN KIM BÚP

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI
VÀ SỰ TÍCH LŨY DẦU TRONG PHẦN CƠM TRÁI
Ở CÂY DỪA (Cocos nucifera L.)

Chuyên ngành: Sinh lý học Thực vật
MÃ SỐ: 62 42 30 05

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Hòa
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
Phản biện 3: TS. Nguyễn Hữu Hổ
Phản biện độc lập 1: TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
Phản biện độc lập 2: TS. Huỳnh Hữu Đức



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Bùi Trang Việt
2. PGS.TS. Lê Thị Thủy Tiên

TP. Hồ Chí Minh – 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Kim Búp


LỜI CẢM ƠN
ực hiệ

ự ỗ tr

ổ chứ


- UBND Tỉnh Đồng Tháp, Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa SP Hóa – Sinh
– Kỹ Thuật Nông Nghiệp, Trường Đại học Đồng Tháp đã hỗ trợ kinh phí cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
- Ban



iệu, h ng Đ

tạ

u đại học,

h

Sinh lý Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhi n T

inh học v

N

M đã tạ

,

n

ọi điều kiện

thuận ợi, gi p đ t i tr ng uá tr nh học tập v h n th nh uận án

- PGS.TS. Bùi Trang Việt, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, TP. Hồ Chí
Minh, Thầy đã tận t nh hướng dẫn, hết

ng gi p đ , đ ng viên và tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
- PGS.TS. Lê Thị Thủy Tiên, Trường Đại học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh, Cô
đã tận t nh hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, luôn tạ điều kiện v đ ng viên tôi trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành luận án.

Xin chân thành c
-



ng viên, hỗ tr và t

ều kiện c a:

PGS.TS. Nguyễn Du Sanh, PGS.TS. Võ Thị Bạch Mai, ThS. Phan Ngô Hoang,
TS. Trần Th nh ương, N

Trịnh Cẩ

T ,T

Đỗ Thường Kiệt, NCS. Trần

Thị Thanh Hiền, ThS. Huỳnh Thị Xuân Quỳnh, CN. Trần Thanh Thắng, B
môn Sinh lý Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, TP. Hồ Chí Minh.

-

Các thầy, cơ, các bạn đồng nghiệp Khoa SP Hóa Sinh Kỹ thuật Nông Nghiệp,
Trường Đại học Đồng Tháp đã u n đ ng vi n, gi p đ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

-

Th

Ng Thị

dầu d i ng y v

iều Dương,
n

ồ Thị M i cùng các nh, chị ở

n ây có

ng nghệ dầu bé v phân tích, Viện nghi n cứu dầu


v cây có dầu T

ồ hí Minh, đã đ ng vi n, gi p đ t i tr ng uá tr nh thực

hiện uận án
-


hị Nguyễn Thị Thủy, giá

đốc Trung tâ

Dừ Đồng

tạ điều kiện tr ng uá tr nh tôi thực hiện các thí nghiệ
ùi Văn Nhân, h ng ế h ạch

Đồng

học v

ng nghệ, Trung Tâ

Anh h nh, ấp 2, xã Lương

Cả

Dừ

ng i vườn dừ
,

uyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre đã nhiệt

t nh gi p đ tơi trong q trình thực hiện các thí nghiệ
-


ở ến Tre

, nh đã nhiệt t nh gi p đ tr ng suốt uá tr nh thực hiện các thí

nghiệ
-

h

, chị đã gi p đ v

ơn các e

ng i vườn dừ

sinh vi n đã nhiệt t nh gi p đ tơi trong q trình thực hiện

luận án.
Xin trân tr ng c



nhiệt tình c a các h tr ng dừa:

i đ nh anh Nguyễn Văn ùng, gi đ nh nh Nguyễn Quốc ưng v gia đ nh nh
Nguyễn Văn

iệp ấp 2, xã Lương

,


uyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre, đã ch phép

và tạ điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệ

tr ng vườn dừa.

Lời s u cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân th nh tới bạn bè v gi đ nh đã
luôn bên tôi, kịp thời cổ vũ v đ ng viên trong những

c khó khăn để tơi có thể vượt qua

và hồn thành tốt luận án.
Xin trân trọng cả

ơn tất cả sự gi p đ quý báu này.


MỤC LỤC
Các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x


Danh mục các ảnh

xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Cây dừa (Cocos nucifera L.)

3

1.1.1. Vị trí phân loại

3

c iểm sinh học của cây dừa
1.1.3. Phân biệt các giống dừa
1.1.4.

3
5

c iểm sinh thái của cây dừa


6

1.1.5. Tầm quan trọng kinh tế của cây dừa

8

1.1.6. Cây dừa và các nghiên cứu liên quan

10
10

1.2. Sự phát triển trái dừa
1.2.1. Nguồn gốc và cấu tạo trái

10

1.2.2. Sự ậu trái và phát triển trái

13

1.2.3. Sự phát triển của trái dừa

13

1.3. Vai trò của các hormone trong quá trình phát triển trái

17

1.4. Mối quan hệ xuất – nhập (source – sink)


20

1.5. Lipid và sinh tổng hợp lipid ở thực vật

23

1.5.1. Khái niệm chung về lipid

23

1.5.2. Lipid dự trữ ở thực vật

24

1.5.3. Sự sinh tổng hợp lipid ở hột cây lấy dầu

27

1.6. Điều hòa sinh tổng hợp lipid ở hột lấy dầu

33

1.6.1. Yếu tố di truyền

33

1.6.2. Ảnh hưởng của nguồn carbon

33


1.6.3. Ảnh hưởng của hệ thống enzyme tham gia tổng hợp lipid

36

i


1.6.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

37

Chƣơng 2.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu

41

2.2. Phƣơng pháp

41

2.2.1. Theo dõi sự ra hoa, ậu trái và rụng trái non

41

2.2.2. Quan sát sự thay ổi hình thái của trái

44

2.2.3. Khảo sát sự tăng trưởng trái


44

2.2.4. Khảo sát các thành phần trong nước và cơm dừa

45

5

o hoạt tính của các chất iều hịa tăng trưởng

50

6

o cường ộ quang hợp và hơ hấp

54

2.2.7. Khảo sát ảnh hưởng của chất iều hòa sinh trưởng thực vật lên

56

cơm dừa in vitro
2.2.8. Xử lý các chất iều hịa sinh trưởng trên trái dừa

58

2.2.9. Phân tích thành phần acid béo trong dầu dừa

60


2.2.10. Xử lý thống kê

61

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

62

3.1. Kết quả

62

3.1.1. Sự ra hoa, ậu trái và rụng trái non

62

3.1.2. Sự thay ổi hình thái của trái

66

3.1.3. Sự hình thành nội nhũ và giọt dầu

70

3.1.4. Sự tăng trưởng trái

75

3.1.4.1. Sự thay ổi kích thước trái và các thành phần của trái


75

3.1.4.2. Sự thay ổi về khối lượng trái và các thành phần của trái

77

3.1.5. Sự thay ổi hình thái phơi trong q trình phát triển trái

81

3.1.6. Sự thay ổi các thành phần trong nước và cơm dừa

87

3.1.6.1. Sự thay ổi các thành phần trong nước dừa

87

3.1.6.2. Sự thay ổi các thành phần trong cơm dừa

87

3

7 Cường ộ quang hợp và cường ộ hô hấp của lá và cơm dừa

3.1.8. Sự thay ổi hoạt tính các chất iều hịa sinh trưởng thực vật nội sinh
ii


92
95


trong nước, cơm và phôi dừa
3.1.9. Ảnh hưởng của chất iều hịa sinh trưởng thực vật lên cơm dừa ni

98

cấy in vitro
3.1.10. Ảnh hưởng của NAA, BA và GA3 lên sự tăng trưởng và tích lũy

103

lipid trong cơm dừa ở các ộ tuổi khác nhau
3.1.10.1. Ảnh hưởng của NAA, BA và GA3 lên sự tăng trưởng và

103

tích lũy lipid trong cơm dừa ở các ộ tuổi khác nhau sau 1 tháng xử lý
3.1.10.2. Ảnh hưởng của NAA, BA và GA3 lên sự tăng trưởng và

107

tích lũy lipid trong cơm dừa ở các ộ tuổi khác nhau vào giai oạn
thu hoạch
3.1.11. Ảnh hưởng của ethrel và các chất iều hòa sinh trưởng thực vật

110


riêng lẻ hay phối hợp ến sự tăng trưởng và tích lũy lipid trong cơm dừa
3.1.11.1. Ảnh hưởng của ethrel riêng lẻ ến sự tăng trưởng và tích

110

lũy lipid trong cơm dừa của trái 10 tháng tuổi
3.1.11.2. Ảnh hưởng của NAA, BA và GA3 phối hợp với ethrel ến

112

sự tăng trưởng và tích lũy lipid trong cơm dừa của trái 10 tháng tuổi
3.1.12. Ảnh hưởng của NAA và GA3 phối hợp với ethrel lên sự tăng

115

trưởng và tích lũy lipid trong cơm dừa ở giai oạn trái 8 và 10 tháng tuổi
3.1.13. Sự thay ổi thành phần và tỷ lệ acid béo trong cơm dừa sau các xử

120

lý phối hợp các chất iều hòa sinh trưởng thực vật
3.2. Thảo luận

123

3.2.1. Sự ra hoa, ậu trái và rụng trái non

123

3.2.2. Mối liên hệ giữa sự thay ổi hình thái ngoài và các thành phần bên


126

trong trái
3.2.3. Sự phát triển của phôi và các thành phần của trái

128

3.2.4. Sự tăng trưởng trái và tích lũy các chất dự trữ trong nội nhũ

129

3.2.5. Sự quang hợp, hô hấp của lá và nội nhũ rắn ở giai oạn trái trưởng

133

thành ến chín
3.2.6. Hormone nội sinh và sự tăng trưởng, tích lũy lipid trong trái dừa
iii

137


3.2.7. Mối liên hệ giữa sự tăng trưởng và sự tích lũy lipid trong cơm dừa ở

138

trái Dừa Ta Xanh
3.2.8. Các biện pháp xử lý giúp tăng trưởng và tích lũy lipid trong cơm dừa


142

3.2.8.1. Ảnh hưởng của chất iều hịa sinh trưởng thực vật lên sự

142

tăng trưởng và tích lũy lipid của cơm dừa in vitro
3.2.8.2. Ảnh hưởng của chất iều hòa sinh trưởng thực vật lên sự

143

tăng trưởng và tích lũy lipid của cơm dừa khi xử lý lên trái trên cây
3.2.8.3. Ảnh hưởng của các chất iều hòa sinh trưởng thực vật ến

148

thành phần và hàm lượng acid béo trong lipid
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

152

4.1. Kết luận

152

4.2. Kiến nghị

153

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

155

PHỤ LỤC

iv


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1,3PG

:

1,3-bisphosphoglycerate

2PGA

:

2-phosphoglycerate

3PGA

:

3-phosphoglycerate


6PG

:

6-phosphogluconate

6PGL

:

6-phosphogluconolactone

ABA

:

acid abscisic

ACC

:

acetyl-CoA carboxylase

AcCoA

:

acetyl-coenzyme A


ACL

:

ATP-citratelyase

BA

:

benzyladenine

C HSTTV

:

chất iều hòa sinh trưởng thực vật

CIT

:

citrate

DAG

:

diacylglycerol


DGAT

:

1,2-diacylglycerol-sn acyltransferase

DHAP

:

dihydroxyacetone-3-phosphate

E4P

:

erythrose-4-phosphate

ENR

:

enoyl-ACP reductase

ER

:

lưới nội chất nhám (endoplasmic reticulum)


F1,6P

:

fructose-1,6-bisphosphate

F6P

:

fructose-6-phosphate

FA

:

acid béo (fatty acid)

FAE

:

sự kéo dài acid béo (fatty acid elongation)

FAS

:

fatty acid synthase


FATA

:

acyl-ACP thioesterase A

FATB

:

acyl-ACP thioesterase B
v


G6P

:

glucose-6-phosphate

GA3

:

acid gibberellic

GAP

:


glyceraldehyde-3-phosphate

HmACC

:

homomeric acetyl-CoA carboxylase

IAA

:

acid β-indoleacetic

ICT

:

isocitrate

KAR

:

β-ketoacyl-ACP reductase

KASI

:


β-ketoacyl ACP synthase I

KASII

:

β-ketoacyl ACP synthase II

KASIII

:

β-ketoacyl ACP synthase III

KG

:

alpha-ketoglutarate

LACS

:

long-chain acyl-CoA synthetase

LPAAT

:


lysophosphatidic acid acyltransferase

MaCoA

:

malonyl-coenzyme A

MAL

:

malate

MCFA

:

acid béo chuỗi trung bình (medium chain fatty acids)

MDH

:

NAD-dependent malate dehydrogenase

ME

:


enzyme malic

MS

:

Murashige và Skoog

NAA

:

α-naphthalene acetic acid

OAA

:

oxaloacetate

OPPP

:

con

ường pentose phosphate oxi hóa (oxidative pentose

phosphate pathway)

PA

:

acid phosphatidic

PAP

:

PA phosphatase

PDC

:

phức hợp pyruvate dehydrogenase
vi


PEP

:

phosphoenolpyruvate

PEPC

:


phosphoenolpyruvate carboxylase

PGA

:

phosphoglycerate

Pk

:

khối lượng khô

PKp

:

plastidial pyruvate kinase

PRK

:

phosphoribulokinase

Pt

:


khối lượng tươi

PYR

:

pyruvate

R5P

:

ribose-5- phosphate

Ru1,5P

:

ribulose-1,5-bisphosphate

Ru5P

:

ribulose-5-phosphate

RuBisCO

:


ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase

S7P

:

sedoheptulose-7-phosphate

T3P

:

triose-phosphate

TCA

:

acid tricarboxylic

V

:

thể tích (volume)

VLCFA

:


acid béo chuỗi rất dài (very long chain fatty acids)

W

:

trọng lượng (weight)

Xu5P

:

xylulose-5-phosphate

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Những

c iểm phân biệt giữa nhóm dừa cao và dừa lùn

6

Bảng 1.2. Thành phần acid béo phổ biến trong dầu dừa

17

Bảng 1.3. Một số acid béo thường g p


24

Bảng 2.1. Thành phần các chất iều hòa sinh trưởng thực vật ược xử lý
riêng lẻ hay phối hợp khi trái 8 và 10 tháng tuổi

60

Bảng 3.1. Thời gian phát triển của các pha ực và pha cái trên cùng phát hoa
và thời gian giữa pha cái và pha ực của phát hoa kế tiếp

63

Bảng 3.2. Tỷ lệ rụng trái non ở Dừa Ta Xanh

63

Bảng 3.3. Tỷ lệ phần trăm lipid trong mẫu cấy cơm dừa 8 - 10 tháng tuổi sau
1 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung chất iều hòa sinh trưởng thực vật

99

Bảng 3.4. Tỷ lệ khối lượng khô và lipid trong mẫu cấy cơm dừa 10 tháng
tuổi sau 1 tuần nuôi cấy trên môi trường nước dừa bổ sung chất iều hòa
sinh trưởng thực vật

100

Bảng 3.5. Khối lượng tươi, khối lượng khô cơm của trái dừa ở các ộ tuổi
sau 1 tháng xử lý với chất iều hòa sinh trưởng thực vật


105

Bảng 3.6. Tỷ lệ phần trăm lipid và lượng lipid trong cơm dừa của trái ở các
giai oạn tuổi sau 1 tháng xử lý với chất iều hòa sinh trưởng thực vật

106

Bảng 3.7. Khối lượng tươi, khối lượng khô cơm dừa của trái ở giai oạn thu
hoạch (11 tháng tuổi) sau khi ược xử lý chất iều hòa sinh trưởng thực vật
vào các giai oạn tăng trưởng khác nhau (7 - 10 tháng)

108

Bảng 3.8. Tỷ lệ phần trăm lipid và hàm lượng lipid trong cơm dừa của trái ở
giai oạn thu hoạch (11 tháng tuổi) sau khi ược xử lý chất iều hòa sinh
trưởng thực vật vào các giai oạn tăng trưởng khác nhau (7 - 10 tháng)

109

Bảng 3.9. Sự thay ổi khối lượng tươi, khối lượng khô và hàm lượng lipid
trong cơm của trái dừa 10 tháng tuổi sau 1 tháng xử lý ethrel ở các nồng ộ
khác nhau

111
viii


Bảng 3.10. Sự thay ổi khối lượng tươi, khối lượng khô và hàm lượng lipid
trong cơm của trái dừa 10 tháng tuổi sau một tháng xử lý phối hợp ethrel với
chất iều hòa sinh trưởng thực vật


113

Bảng 3.11. Sự thay ổi khối lượng tươi, khối lượng khô và hàm lượng lipid
của cơm dừa sau xử lý phối hợp NAA, GA3 và ethrel lên trái ở giai oạn 8
và 10 tháng tuổi

116

Bảng 3.12. Thành phần acid béo trong cơm dừa sau xử lý phối hợp các chất
iều hòa sinh trưởng thực vật lên trái

121

Bảng 3.13. Mối liên hệ giữa hoạt ộng biến dưỡng và sự thay ổi hàm lượng
các chất iều hòa sinh trưởng thực vật trong sự tăng trưởng và tích lũy ở trái

140

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các xử lý chất iều hòa sinh trưởng thực vật lên
sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở trái Dừa Ta Xanh

ix

151


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Nguồn gốc của trái và hột


12

Hình 1.2. Sơ ồ sự phát triển của ba kiểu nội nhũ

12

Hình 1.3. Sơ ồ mơ tả các giai oạn phát triển phơi của cây dừa

16

Hình

4 Sơ ồ mơ tả sự phát triển không ều của tử diệp ở cây dừa

16

Hình

5 Con ường sinh tổng hợp acid béo

29

Hình 1.6. Các phản ứng trong quá trình sinh tổng hợp acid béo và lắp ráp
TAG ở các hột chứa dầu

30

Hình 1.7. Sự sinh tổng hợp lipid ở thực vật

31


Hình 1.8. Các protein gắn trên lớp ơn lipid óng gói TAG

32

Hình

9 Sơ ồ mô tả các con ường trao ổi chất trung tâm ở hột chứa dầu

trưởng thành
Hình

34

0 Sơ ồ mơ tả các nguồn ATP và chất khử từ các nguồn khác nhau

cung cấp cho sự sản xuất các chuỗi acyl béo trong hột chứa dầu

35

Hình

Ly trích và phân oạn chất iều hịa sinh trưởng thực vật

52

Hình

Sơ ồ mơ tả vị trí thu các lá chét ( oạn giữa) của các lá mang trái


ể o quang hợp và hơ hấp

55

Hình 3.1. Sự thay ổi ường kính trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

75

Hình 3.2. Sự thay ổi kích thước các thành phần của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

76

Hình 3.3. Sự thay ổi kích thước phơi của trái dừa ở các ộ tuổi khác nhau

76

Hình 3.4. Sự thay ổi khối lượng tươi của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

78

Hình 3.5. Sự thay ổi khối lượng của vỏ trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

79

Hình 3.6. Sự thay ổi khối lượng nước của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

79

Hình 3.7. Sự thay ổi khối lượng cơm của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái


80

Hình 3.8. Sự thay ổi khối lượng phơi của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

80

Hình 3.9. Sự thay ổi lượng glucose trong nước của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

88

Hình 3.10. Sự thay ổi lượng tinh bột trong nước của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

89

Hình 3.11. Sự thay ổi lượng lipid trong nước của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

89

Hình 3.12. Sự thay ổi lượng glucose trong cơm của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

90

x


Hình 3.13. Sự thay ổi lượng tinh bột trong cơm của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

90

Hình 3.14. Sự thay ổi lượng nitrogen trong cơm của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái


91

Hình 3.15. Sự thay ổi lượng lipid trong cơm của trái Dừa Ta Xanh theo tuổi trái

91

Hình 3 6 Cường ộ quang hợp của lá chét (ở oạn giữa) của các lá mang
trái 7 - 11 tháng tuổi

94

Hình 3 7 Cường ộ hơ hấp của lá chét (ở oạn giữa) của các lá mang trái 7
- 11 tháng tuổi và cường ộ hô hấp cơm của các trái 7 – 11 tháng tuổi

94

Hình 3.18. Sự thay ổi hoạt tính IAA nội sinh trong nước, cơm và phơi dừa
theo tuổi trái

96

Hình 3.19. Sự thay ổi hoạt tính zeatin nội sinh trong nước, cơm và phơi
dừa theo tuổi trái

96

Hình 3.20. Sự thay ổi hoạt tính GA nội sinh trong nước, cơm và phơi dừa
theo tuổi trái


97

Hình 3.21. Sự thay ổi hoạt tính ABA nội sinh trong nước, cơm và phơi dừa
theo tuổi trái
Hình 3

97

Sơ ồ mơ tả sự nở hoa của các phát hoa kế tiếp trên cùng một cây

Dừa Ta Xanh

123

Hình 3 3 Các giai oạn hình thành và phát triển của các thành phần của trái
Dừa Ta Xanh

127

xi


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 2.1. Cây Dừa Ta Xanh ược trồng trên liếp ơn ở Xã Lương Hịa, huyện
Giồng Trơm, Tỉnh Bến Tre

43

Ảnh 2.2. Phần ngọn cây Dừa Ta Xanh ang cho trái ổn ịnh


43

Ảnh

3

oạn giữa của lá chét trên lá mang buồng trái ược cô lập ể o

quang hợp và hô hấp

55

Ảnh 2.4. Mẫu cơm dừa của trái 10 tháng tuổi ược cắt ể tiến hành nuôi cấy in vitro

57

Ảnh 3.1. Phát hoa dừa ã mở mo

64

Ảnh 3.2. Hoa dừa ực nở hoàn toàn cho thấy các bộ phận của hoa

64

Ảnh 3.3. Hoa dừa cái nở sau khi pha ực kết thúc

64

Ảnh 3.4. Lát cắt ngang bầu noãn hoa dừa cái cho thấy 3 lá nỗn dính nhau tạo
nên 3 tâm bì


65

Ảnh 3.5. Lát cắt ngang trái dừa 2 tháng tuổi cho thấy sau khi ậu trái chỉ có
một lá noãn phát triển thành hạt

65

Ảnh 3.6. Sự trùng pha giữa pha ực của phát hoa thứ (n+1) với pha cái của
phát hoa thứ n trên cây Dừa Ta Xanh

65

Ảnh 3.7. Sự hư hỏng ở phần vỏ trong của trái Dừa Ta Xanh giai oạn trái 0 –
4 tháng tuổi khi trái rụng

67

Ảnh 3.8. Sự thay ổi màu sắc vỏ trái Dừa Ta Xanh theo các giai ọan phát
triển của trái

67

Ảnh 3.9. Trái Dừa Ta Xanh 0 – 6 tháng tuổi

68

Ảnh 3.10. Trái Dừa Ta Xanh 7 - 12 tháng tuổi

68


Ảnh 3.11. Sự thay ổi ộ dày cơm của trái dừa 8 – 12 tháng tuổi

68

Ảnh 3.12. Khí khổng ở m t dưới lá nuôi trái Dừa Ta Xanh 10 tháng tuổi

69

Ảnh 3.13. Khí khổng ở vỏ ngồi trái Dừa Ta Xanh mở rộng

69

Ảnh 3.14. Thể nhân tự do trong nước của trái dừa 6 tháng tuổi dưới kính hiển
vi quang học

71

Ảnh 3.15. Tế bào tự do trong nước của trái dừa 6 tháng tuổi dưới kính hiển vi quang học

71

Ảnh 3.16. Tế bào tự do của nước dừa 6 tháng tuổi dưới kính hiển vi huỳnh
xii


quang sau khi nhuộm calcofluor white

71


Ảnh 3.17 Cơm dừa của trái 5 tháng tuổi dưới kính hiển vi quang học

72

Ảnh 3.18. Lát cắt ngang cơm dừa ở vùng chứa phôi của trái dừa 6 tháng tuổi

72

Ảnh 3.19. Lát cắt ngang cơm dừa ở vùng trợ cầu của trái dừa 6 tháng tuổi

72

Ảnh 3.20. Lát cắt ngang tế bào cơm dừa của trái 7 tháng tuổi cho thấy có sự
phân chia tế bào trong giai oạn này

73

Ảnh 3.21. Các giọt dầu trong nước của trái dừa 8 tháng tuổi ược nhuộm
Sudan III và quan sát dưới kính hiển vi quang học

73

Ảnh 3.22 – 3.27. Lát cắt dọc cơm dừa của trái 7 – 12 tháng tuổi dưới kính
hiển vi quang học sau sự nhuộm Sudan III

74

Ảnh 3.28. Sự thay ổi hình thái phôi của trái Dừa Ta Xanh giai oạn trái từ 7
- 12 tháng tuổi


81

Ảnh 3.29. Lát cắt dọc qua vị trí phơi của trái Dừa Ta Xanh 2 tháng tuổi cho
thấy phơi ở giai oạn hình thành cơ quan

82

Ảnh 3.30. Lát cắt dọc qua vị trí phơi của trái Dừa Ta Xanh 5 tháng tuổi cho
thấy sự tăng trưởng không ồng ều của tử diệp, phần trên tăng trưởng mạnh
hơn phần dưới

82

Ảnh 3.31 – 3.36. Lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 7 – 12 tháng tuổi
ược quan sát dưới kính hiển vi soi nổi

83

Ảnh 3.37. Một phần lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 7 tháng tuổi

84

Ảnh 3.38. Một phần lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 8 tháng tuổi

84

Ảnh 3.39. Lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 9 tháng tuổi

85


Ảnh 3.40. Lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 10 tháng tuổi

85

Ảnh 3.41. Lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 11 tháng tuổi

86

Ảnh 3.42. Lát cắt dọc qua phôi của trái Dừa Ta Xanh 12 tháng tuổi

86

Ảnh 3.43. Lá chét ở oạn giữa của các lá mang trái 7 – 11 tháng tuổi

93

Ảnh 3 44 Cơm dừa trái 10 tháng tuổi trên môi trường MS sau 1 tuần nuôi cấy

101

Ảnh 3 45 Cơm dừa trái 10 tháng tuổi trên môi trường MS bổ sung NAA 1
mg/l sau 1 tuần nuôi cấy

101
xiii


Ảnh 3 46 Cơm dừa trái 10 tháng tuổi trên môi trường MS bổ sung GA3 20
mg/l sau 1 tuần nuôi cấy


102

Ảnh 3 47 Cơm dừa trái 10 tháng tuổi trên môi trường MS bổ sung ethrel 50
mg/l sau 1 tuần nuôi cấy

102

Ảnh 3.48. Trái Dừa Ta Xanh 7 – 10 tháng tuổi sau

tháng phun nước cất có

bổ sung Tween 20 (1 mg/l)

104

Ảnh 3.49. Trái Dừa Ta Xanh 7 – 10 tháng tuổi sau 1 tháng phun NAA 1 mg/l
có bổ sung Tween 20 (1 mg/l)

104

Ảnh 3.50. Trái Dừa Ta Xanh 7 – 10 tháng tuổi sau 1 tháng phun BA 1 mg/l có
bổ sung Tween 20 (1 mg/l)

104

Ảnh 3.51.Trái Dừa Ta Xanh 7 – 10 tháng tuổi (từ trái sang) sau 1 tháng phun
GA3 20 mg/l có bổ sung Tween 20 (1 mg/l)

104


Ảnh 3.52. Trái Dừa Ta Xanh 10 tháng tuổi sau 1 tháng phun với Tween 20 (1 mg/l)

114

Ảnh 3.53. Trái Dừa Ta Xanh sau một tháng xử lý phối hợp NAA 1 mg/l, BA
10 mg/l, GA3 20 mg/l và ethrel 200 mg/l khi trái 10 tháng tuổi

114

Ảnh 3.54. Trái Dừa Ta Xanh 10 tháng tuổi sau 1 tháng xử lý phối hợp (NAA
1 mg/l, BA 10 mg/l, GA3 20 mg/l) và xử lý ethrel 200 ng/l sau xử lý phối hợp 1 tuần

114

Ảnh 3.55. Trái Dừa Ta Xanh 10 tháng tuổi sau 1 tháng xử lý phối hợp (NAA
1 mg/l, BA 10 mg/l, GA3 20 mg/l) và xử lý ethrel sau xử lý phối hợp 3 tuần

114

Ảnh 3.56. Phần ngọn cây dừa không xử lý

117

Ảnh 3.57. Phần ngọn cây dừa sau 3 tháng xử lý NAA 1 mg/l trên trái 8 tháng tuổi

117

Ảnh 3.58. Phần ngọn cây dừa sau 3 tháng xử lý GA3 20 mg/l khi trái 8 và 10
tháng tuổi


118

Ảnh 3.59. Phần ngọn cây dừa sau 3 tháng xử lý NAA 1 mg/l và GA3 20 mg/l
khi trái 8 tháng tuổi, xử lý bổ sung GA3 20 mg/l khi trái 10 tháng tuổi

118

Ảnh 3.60. Lát cắt dọc cơm của trái Dừa Ta Xanh 11 tháng tuổi sau sự nhuộm
Sudan III

119

Ảnh 3.61. Lát cắt dọc cơm của trái Dừa Ta Xanh 11 tháng tuổi sau xử lý GA3
20 mg/l khi trái 8 tháng tuổi và 10 tháng tuổi sau sự nhuộm Sudan III
xiv

119


Ảnh 3.62. Lát cắt dọc cơm của trái Dừa Ta Xanh 11 tháng tuổi sau xử lý
NAA 1 mg/l, GA3 20 mg/l khi trái 8 tháng tuổi và xử lý bổ sung GA3 20 mg/l
với ethrel 200 mg/l khi trái 10 tháng tuổi sau sự nhuộm Sudan III

xv

119


MỞ ĐẦU
Ước tính trong 50 năm nữa, năng suất cây trồng cần phải tăng gấp đôi để đáp

ứng nhu cầu đời sống của con người do sự gia tăng dân số và sự giảm diện tích đất
canh tác (Ruan và cộng sự, 2012). Trong đó, nhu cầu về dầu thực vật sẽ tăng gấp
đôi vào năm 2030 khi dầu thực vật vừa được sử dụng trong chế biến thực phẩm vừa
là nguồn nguyên vật liệu trong chế biến công nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học
(Chapman và Ohlrogge, 2012).
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những loại cây trồng lấy dầu quan
trọng ở vùng nhiệt đới. Dừa được trồng ở hơn 93 quốc gia (Rajesh và cộng sự,
2015) và được mệnh danh là “cây của cuộc sống” vì là cây được sử dụng nhiều bộ
phận nhất so với những cây trồng khác. Các bộ phận của cây dừa được sử dụng
trong lĩnh vực thực phẩm, sản xuất dầu, vật liệu xây dựng, năng lượng và mỹ phẩm
(Persley, 1992). Mặt khác, cây dừa cịn là một trong số ít các loại cây trồng có thể
chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như
đất cát nghèo dinh dưỡng, nước mặn xâm nhập, bão tố. Cây cịn góp phần bảo vệ
mơi trường, tạo tiểu khí hậu ổn định, chắn gió, chống xói mịn, tạo cảnh quan cho
du lịch sinh thái, tham gia phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững và là cây
trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Do đó, cây dừa được xem là
cây thích nghi tích cực với các tác động của biến đổi khí hậu (Võ Văn Long, 2009;
Kumar và cộng sự, 2013; Estrera, 2014).
Dừa Ta thuộc nhóm dừa cao, là một trong những giống dừa lấy dầu được trồng
phổ biến ở Việt Nam, với trái có màu xanh hay vàng tùy theo giống. Cây Dừa Ta có
tuổi thọ dài (60 - 70 năm), trái có gáo to, cơm dừa dày chứa acid lauric với hàm
lượng cao phù hợp cho việc chế biến các sản phẩm có giá trị kinh tế như dầu dừa
tinh khiết, kẹo dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, bột sữa dừa, xà phòng, chất tẩy rửa,
tạo bọt, bơ thực vật và đặc biệt là dầu sinh học (Opik và Rolfe, 2005; Baudouin và
cộng sự, 2006; Phạm Thị Lan và cộng sự, 2010; Harries, 2012).

1


Cây dừa là một trong những cây trồng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người trồng dừa và ngành
dừa đang phải đương đầu với một trong số những thách thức là năng suất và lợi
nhuận từ cây dừa rất thấp (Koffi và cộng sự, 2013; Rajesh và cộng sự, 2015). Do
đó, việc nâng cao năng suất trái hoặc sản lượng dầu trong trái dừa để đáp ứng nhu
cầu dầu thực phẩm cũng như chế biến và đặc biệt là chế biến nhiên liệu sinh học là
việc làm cần thiết góp phần làm tăng năng suất và lợi nhuận cho người trồng dừa.
Từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành đề tài “Tìm hiểu q trình phát triển
trái và sự tích lũy dầu trong phần cơm trái ở cây dừa Cocos nucifera L.” với mục tiêu:
- Xác định được q trình tăng trưởng và sự tích lũy dầu ở trái qua khảo sát một
số chỉ tiêu về hình thái, khối lượng, các thành phần hóa sinh nội nhũ trái, cường độ
quang hợp, hô hấp của lá/cơm trái và hoạt tính các chất điều hịa sinh trưởng thực
vật nội sinh trong trái ở giống Dừa Ta Xanh.
- Xác định được phương pháp xử lý chất điều hòa sinh trưởng thích hợp làm
tăng hàm lượng lipid trái ở giống Dừa Ta Xanh.
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2015, tại Bộ môn Sinh lý
thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh và Khoa SP Hóa – Sinh – KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp. Những thí
nghiệm ngồi đồng được thực hiện tại một số vườn dừa tại huyện Giồng Trôm, Tỉnh
Bến Tre.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cây dừa (Cocos nucifera L.)
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Phạm Hồng Hộ (2003), cây dừa thuộc:
Lớp Đơn tử diệp: Monocotyledonae
Bộ: Arecales
Họ: Arecaceae (Palmae)

Chi: Cocos
Loài: Cocos nucifera L.
1.1.2. Đ c i m sinh học của cây dừa
Cây dừa mọc thẳng, không phân nhánh, thường cao 20 – 30 m. Tuy nhiên,
chiều cao cây thay đổi tùy theo giống và điều kiện môi trường. Ngọn thân mang tán
lá và đỉnh sinh trưởng. Nếu đỉnh sinh trưởng chết thì cây chết. Đặc điểm của thân là
khơng có tượng tầng do đó khơng thể tăng sinh thứ cấp (Trần Mỹ Lý và cộng sự,
1990; Võ Văn Long và cộng sự, 2008). Dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại dừa
cao và dừa lai thường có gốc phình to đến rất to (Chan và Elevitch, 2006; Nguyễn
Thị Lệ Thủy, 2009; Orwa và cộng sự, 2009; Perera và cộng sự, 2009).
Rễ dừa thuộc dạng rễ chùm, rễ bất định sinh ra liên tục ở phần gốc thân, khơng
có rễ trụ. Hệ thống rễ tập trung xung quanh thân trong vòng bán kính 1,5 – 2 m và
ăn sâu trong đất 0,75 – 1 m. Do đó, nếu mực nước thủy cấp cạn (q 1 mét) thì hệ
thống rễ khơng phát triển đầy đủ, dẫn đến tình trạng cây sinh trưởng kém. Tuy
nhiên, ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ. Rễ già sẽ
chết và rễ mới phát triển liên tục (Nguyễn Văn Dõng, 1962; Chan và Elevitch,
2006; Võ Văn Long và cộng sự, 2008; Orwa và cộng sự, 2009).
Một cây dừa có khoảng 30 - 35 tàu lá, mọc xoay vòng từ dưới lên trên. Lá rất
to, có bẹ ơm lấy thân cây và một trục mang nhiều lá chét xếp hai dãy đều đặn ở hai
bên. Mỗi tàu lá dài 5 – 6 m, gồm 2 phần: phần cuống lá không mang lá chét, lồi ở

3


mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi
rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân; phần mang lá chét với 90 – 120 lá chét mỗi bên,
các lá chét không đối xứng hẳn qua sống lá mà một bên này sẽ nhiều hơn bên kia
khoảng 5 - 10 lá chét (Chan và Elevitch, 2006; Võ Văn Long và cộng sự, 2008;
Orwa và cộng sự, 2009). Đỉnh sinh trưởng cho lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên
tán thì một phác thể lá xuất hiện trong chồi và một lá già rụng đi. Nếu bên ngồi có

30 – 35 tàu lá thì bên trong cũng có từng ấy lá hình thành. Một cây dừa, mỗi năm ra
12 - 14 lá. Một tàu lá dừa ln có đời sống 5 năm, gần như không đổi (Edward và
Craig, 2006).
Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu. Bơng mo (buồng hoa) ở nách lá trong
một lá bắc (còn gọi là mo), phân nhánh nhiều thành bông, mỗi bông mang hoa đực
ở trên và hoa cái ở dưới. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 20 - 40 hoa trên
mỗi phát hoa tùy theo giống. Hoa đực có 6 mảnh bao hoa màu vàng, 6 nhị và 1
nhuỵ lép. Hoa cái lớn hơn, có 6 mảnh bao hoa, 3 lá nỗn nhưng chỉ có 1 lá nỗn
phát triển thành trái hạch mang 1 hột. Thời gian từ khi tượng đến khi nở hoa trung
bình 30 - 40 tháng (Esau, 1967; Periplus, 2001; Chan và Elevitch, 2006).
Trái dừa thuộc loại trái có nhân cứng. Vỏ trái gồm ba phần là ngoại quả bì
(phần vỏ bên ngồi được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì (gáo dừa).
Trái có hột to, nội nhũ đặc biệt gồm nội nhũ lỏng (nước dừa) ở trong và nội nhũ rắn
(cùi/cơm dừa) ở ngoài (Winton, 1901; Chan và Elevitch, 2006; Rudall, 2007).
Trong giới thực vật, dừa là một trong những lồi có kích thước hột lớn. Hột dừa
không trải qua thời kỳ tiềm sinh mà chín liên tục rồi nảy mầm, điều này gây khó
khăn cho việc bảo quản hột để nhân giống (Assy Bah, 1986; Engelmann,1997)
Phơi của trái dừa trưởng thành có hình trụ, nằm trong cơm dừa, dưới lỗ mầm.
Khi nảy mầm, chồi mầm và rễ mầm chui ra ngồi, phần cịn lại bên trong trái sẽ
phát triển thành một khối gọi là giác mút hay phổi dừa. Giác mút có vai trị hấp thu
chất dinh dưỡng để ni cây con. Đó là một thể xốp, phát triển thể tích rất nhanh
theo sự phát triển của chồi (Trần Mỹ Lý và cộng sự, 1990; Nguyễn Thị Minh
Nguyệt và Đồng Thị Thanh Thu, 2004).
4


1.1.3. Phân biệt các giống dừa
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, cây dừa được chia thành hai nhóm
chính chủ yếu dựa trên cách thức thụ phấn cũng như đặc điểm hình thái và nơng
học: nhóm dừa cao (typica) và nhóm dừa lùn (nana). Các giống dừa ở các vùng

khác nhau được gọi tên theo nhóm kèm tên quốc gia và đặc điểm màu sắc trái. Ví
dụ như dừa cao Tây Phi, dừa cao Sri Lanka, dừa cao Mã Lai, dừa cao hay dừa lùn
Mã Lai, dừa lùn xanh Sri Lanka, dừa lùn vàng Mã Lai… (Perera và cộng sự, 2009;
Ngô Thị Lam Giang và cộng sự, 2012) (Bảng 1.1). Ngồi hai nhóm dừa cao và dừa
lùn cịn có nhóm dừa lai giữa hai nhóm này:
 Nhóm dừa cao được trồng phổ biến cho việc khai thác thương mại, có chiều
cao thân tối đa 20 - 30 mét. Nhóm này chủ yếu thụ phấn chéo.
 Nhóm dừa lùn đạt chiều cao tối đa 10 - 15 mét và chủ yếu là tự thụ phấn.
 Nhóm dừa lai là nhóm dừa được lai tạo giữa giống dừa cao và dừa lùn nên
mang đặc tính trung gian của hai nhóm giống nói trên. Ưu điểm nổi bật của giống
dừa lai là ra hoa sớm, năng suất cao, hàm lượng dầu cao và có khả năng thích nghi
với một số điều kiện bất lợi của môi trường.
 Một số giống dừa ƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay
-

Nhóm dừa cao có Dừa Ta (Xanh, Vàng), Dừa Dâu (Xanh, Vàng), Dừa Lửa,
Dừa Giấy và Dừa Sáp.

-

Nhóm dừa lùn có Dừa Xiêm (Xanh, Đỏ), Dừa Tam Quan, Dừa Ẻo và Dừa Dứa.
Trong nhóm dừa cao, Dừa Ta và Dừa Dâu là các giống dừa công nghiệp cho

năng suất cao, chủ yếu được dùng để ép lấy dầu và được trồng phổ biến. Trong
nhóm dừa lùn, Dừa Dứa là những giống có giá trị kinh tế cao hiện được nơng dân
ưa thích (Ngơ Thị Lam Giang và cộng sự, 2002).

5



×