UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THỊ VÂN
NGUYỄN THỊ VÂN
TRUYỆN NGẮN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH
TRUYỆN NGẮN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ VĂN NHƠN
BÌNH DƢƠNG - 2018
UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THỊ VÂN
MỤC LỤC
TRUYỆN NGẮN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ VĂN NHƠN
BÌNH DƢƠNG - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tƣ từ tác phẩm văn học sang điện ảnh là cơng trình nghiên cứu của tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của thầy PGS.TS Võ Văn Nhơn. Cơng trình này chƣa đƣợc
cơng bố và khơng trùng lặp với bất cứ một cơng trình nào trƣớc đây. Những ý
kiến tham khảo, trích dẫn của các tác giả đều có nguồn gốc và chú thích cụ thể,
rõ ràng.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Bình Dương, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn PGS.TS Võ Văn Nhơn. Thầy
khơng chỉ hƣớng dẫn, góp ý trao đổi về phƣơng pháp luận, nội dung nghiên cứu
và các hƣớng dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ đảm bảo cho luận
văn của tơi hồn thành có chất lƣợng.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn,
Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập nghiên cứu
và hồn thành luận văn của tơi.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè
đồng nghiệp đã ln động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu chữ viết tắt
Chữ viết tắt
1
NXB
Nhà xuất bản
2
Tp
Thành phố
3
Tr
Trang
iv
Trang phụ bìa...........................................................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................ .....ii
Lời cảm ơn... .................................................................................................... .iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... .iv
Mục lục ........ ...................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .... .......................................................................................................1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .........................................................12
1.1. Một số vấn đề chung về chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh .... 13
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh............................................... 13
1.1.2. Quan niệm về chuyển thể .................................................................... 17
1.1.3. Những điểm cần chú ý khi chuyển thể ................................................ 20
1.2. Nhân vật trong tác phẩm văn học và nhân vật trong tác phẩm điện ảnh 22
1.2.1. Khái niệm và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ................ 22
1.2.1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học ................................ 22
1.2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học ............................... 24
1.2.2. Khái niệm và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh ..................... 25
1.2.2.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm điện ảnh .................................... 25
1.2.2.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh .................................. 26
1.3. Kết cấu trong tác phẩm văn học và kết cấu trong tác phẩm điện ảnh ..... 27
1.3.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học ....................................................... 27
1.3.2. Kết cấu trong tác phẩm điện ảnh .......................................................... 29
1.4. Cốt truyện trong tác phẩm văn học và cốt truyện trong phim điện ảnh ... 31
1.4.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học .............. 31
1.4.1.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học .............................. 31
1.4.1.2. Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học ............................. 32
1.4.2. Khái niệm và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh............... 33
1.4.2.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh............................... 33
1.4.2.2. Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh .............................. 34
1.5. Không gian - thời gian trong tác phẩm văn học và điện ảnh .................. 36
1.5.1. Không gian - thời gian trong tác phẩm văn học .................................. 36
1.5.2. Không gian - thời gian trong tác phẩm điện ảnh ................................. 37
1.6. Tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ cùng truyện ngắn Cánh đồng bất tận và đạo
diễn Nguyễn Phan Quang Bình cùng phim truyện Cánh đồng bất tận ...... 38
v
1.6.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ và truyện ngắn Cánh đồng bất tận .............38
1.6.2. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và tác phẩm điện ảnh Cánh đồng
bất tận ............................................................................................................40
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT TÁC PHẨM VĂN
HỌC CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN SANG TÁC PHẨM ĐIỆN
ẢNH CÙNG TÊN
2.1. Hệ thống nhân vật: tiếp thu, bổ sung và chuyển thể ............................... 44
2.2. Tính cách nhân vật: tiếp thu, bổ sung và chuyển thể.............................. 47
2.2.1. Nhân vật Út Võ ....................................................................................47
2.2.2.Nhân vật vợ của Út Võ..........................................................................55
2.2.3. Nhân vật Sƣơng ....................................................................................58
2.2.4. Nhân vật Nƣơng ...................................................................................65
2.2.5. Nhân vật Điền ......................................................................................69
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN
HỌC CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
CÙNG TÊN ............................................................................... 74
3.1. Mở đầu và kết thúc: bổ sung và chuyển thể .......................................... 74
3.2. Đƣờng dây cốt truyện chính: bổ sung và chuyển thể ............................. 79
3.3. Chi tiết nghệ thuật: bổ sung và chuyển thể ........................................... 84
3.4. Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức không gian - thời gian .................... 96
3.4.1. Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức không gian ...................................96
3.4.2. Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức thời gian .................................... 106
KẾT LUẬN ................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 115
PHỤ LỤC
vi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng
cao về vật chất và tinh thần, từ đó nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời ngày một thay
đổi, cụ thể là “món ăn tinh thần” của nghệ thuật thứ 7 đòi hỏi sự chắt lọc kĩ
lƣỡng, tỉ mỉ về chất lƣợng. Vì vậy, một bộ phim khơng chỉ dừng lại phản ánh tính
hiện thực, ý nghĩa của nhân văn, truyền tải thông điệp, chủ đề tƣ tƣởng của tác
phẩm điện ảnh mà còn là cả sự trau chuốt về từng khung hình, âm thanh, ánh
sáng, nhạc phim, bối cảnh, đạo cụ, phục trang, thiết kế mỹ thuật,… Cho nên địi
hỏi đạo diễn ngồi sự chun nghiệp, phong cách cá nhân, kinh nghiệm riêng thì
cịn phải hết sức nghiêm túc, có tâm và bền bỉ theo đuổi mục đích xây dựng một
bộ phim có chất lƣợng về nội dung phim và đầu tƣ bài bản về kĩ thuật dựng
phim. Vì thế, trƣớc khi khởi quay một bộ phim đòi hỏi đạo diễn, nhà biên kịch
phải hết sức cẩn trọng, tính tốn kỹ lƣỡng, chắc chắn kịch bản sẽ thành cơng đáp
ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, đem lại sự mãn nhãn cho ngƣời xem và lợi nhuận
cho nhà đầu tƣ. Từ đó, đánh dấu sự thăng hoa, tên tuổi, vị trí của đạo diễn, biên
kịch, diễn viên và cả đồn làm phim. Đồng nghĩa bộ phim đó sẽ thành công và
mở ra một bƣớc tiến mới, tên tuổi cho đạo diễn nối tiếp thành công ở những bộ
phim sau.
Bên cạnh đó, tác phẩm văn học là cả một kho tàng văn chƣơng nghệ thuật,
từ bao đời nay từ những câu chuyện văn học dân gian, thần thoại cho đến những
tác phẩm bất hủ, tuyệt tác, kinh điển. Tất cả hịa chung tạo thành một “khối vàng
rịng” có giá trị khơng bị bào mịn bởi năm tháng. Ngƣợc lại, những “khối vàng
ròng” này lại nhƣ viên ngọc sáng giá, quý báu càng mài giũa lại càng thêm tỏa
sáng lấp lánh, đẹp đẽ từ những trang viết đến từng khn hình, thƣớc phim trên
màn ảnh nhỏ.
Nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn đều là những con ngƣời làm nghệ thuật,
sản sinh nghệ thuật, yêu quý trân trọng nghệ thuật, nâng niu và gìn giữ, bảo lƣu
cái đẹp, những tâm hồn cao quý ấy đã gặp gỡ, đồng điệu, giao hòa và trở thành
1
tri âm tri kỉ qua những tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh. Đó chính là sự
chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Từ con đẻ nghệ thuật
của ngôn từ, câu chữ sang một thế giới điện ảnh với hình ảnh, âm thanh nhƣng ở
đó ngƣời ta vẫn bắt gặp đƣợc cái hồn cốt, bóng dáng, hình hài của tác phẩm văn
học mặc dù tác phẩm đó đã có một đời sống tái sinh mới.
Văn học là cái nôi sáng tác và truyền cảm hứng, khởi nguồn của bao nhiêu
nhạc sĩ, hoạ sĩ sau này là bộ môn nghệ thuật thứ 7 - điện ảnh, truyền hình. Có thể
nói, chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã và đang là hiện
tƣợng hết sức phổ biến và phát triển rộng lớn trong đời sống văn hoá nghệ thuật
ở Việt Nam và trên thế giới. Do vậy, chuyển thể tác phẩm văn học từ những tác
phẩm nổi tiếng đã đƣợc khán giả biết đến rộng rãi. Từ cuối thế kỷ XIX, từ khi
điện ảnh ra đời, văn học và điện ảnh vẫn luôn đi song hành, hỗ trợ cùng nhau trên
con đƣờng nghệ thuật. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh đã trở thành quan
hệ cộng sinh khi mà thơng qua nó, giá trị của các tác phẩm văn học và điện ảnh
càng đƣợc khẳng định, nhân lên và phát huy thế mạnh độc lập của riêng mình.
Tuy có những đặc trƣng riêng biệt nhƣng văn học đã tự nhiên đi vào thế giới điện
ảnh để tỏa sáng. Cho nên, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học
đến điện ảnh nhƣ một chiếc cầu nối để đƣa hai ngành nghệ thuật này gắn kết tạo
thành mối tơ duyên. Từ đó, ngƣời viết mong muốn đóng góp một phần nhỏ đƣa
tác phẩm văn học lên màn ảnh với giá trị thực tiễn cao hơn cho sự phát triển của
thế giới nghệ thuật thứ 7 đƣợc thăng hoa và cất cánh bay cao.
Trải qua bao thời kì biến đổi của hoàn cảnh lịch sử xã hội và truyền thống,
văn học Nam Bộ nhƣ một dòng suối mát rƣợi từ bao đời nay, ấp ủ bao tâm hồn
của những ngƣời con hào sảng, ngay thẳng nghĩa hiệp, bình dị, đằm thắm đậm
chất Nam Bộ. Từ đó, sinh ra những cây đại thụ tiên phong, đặt nền móng cho tiểu
thuyết Nam Bộ nhƣ nhà văn Nguyễn Trọng Quản, Phú Đức, Hồ Biểu Chánh, Phi
Vân, Bình Nguyên Lộc và những nhà văn giữ lửa nhƣ Đoàn Giỏi, Sơn Nam,…
đã dày công vun đắp cho văn học phƣơng Nam trở thành huyết mạch không thể
thiếu đƣợc của nền văn học nƣớc nhà. Độc giả đã từng say mê các tác phẩm văn
học Nam Bộ chắc hẳn không thể nào quên đƣợc sắc thái riêng của vùng đất
2
phƣơng Nam ngọt ngào, chân chất, mộc mạc mang hƣơng vị sơng nƣớc Cửu
Long Giang, mát rƣợi của những dịng sơng chở nặng phù sa. Ở đó có những câu
chuyện về con ngƣời Nam Bộ với tấm lòng thơm thảo, giàu tình nghĩa, hi sinh
đầy cao thƣợng, thƣơng ai thƣơng hết lịng, chịu phần thiệt về mình mà khơng
một lời hờn trách. Đó cịn là cả một bức tranh miệt vƣờn thiên nhiên, xanh mƣớt
của ruộng đồng, chân chất rơm rạ, mùi mặn phèn chua cùng những món ăn dân
dã đậm đà hƣơng vị miền sông nƣớc không nhầm lẫn vào đâu đƣợc tạo nên một
nét văn hóa đậm màu sắc Nam Bộ. Tất cả hồn hậu, mộc mạc và nghĩa tình ấy
chúng ta bắt gặp, tìm thấy ở nhà văn trẻ đƣơng thời Nguyễn Ngọc Tƣ. Nguyễn
Ngọc Tƣ là sự tiếp nối của thế hệ trẻ, của những ngƣời con sinh ra và lớn lên gắn
bó, sâu nặng với vùng đất Nam Bộ.
Nguyễn Ngọc Tƣ sinh tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và
là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc coi nhƣ một
“Đặc sản Nam Bộ” (Trần Hữu Dũng, 2004), vẫn cái giọng văn mềm mại, đặc sệt
chất Nam Bộ, chị nhƣ cây đƣớc bình dị mà quý báu của làng văn vùng sông nƣớc
miền Tây, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thu hút sự chú ý rất nhiều đến các nhà
văn và đông đảo bạn đọc. Nhƣng khi tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra đời
tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tƣ mới thật sự đƣợc biết đến rộng rãi và gây tiếng
vang lớn và trở thành hiện tƣợng văn học trong cả nƣớc và lan rộng cả nƣớc
ngoài. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ đạt giải thƣởng
của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006. Năm 2010 Cánh đồng bất tận đƣợc dựng
thành phim cùng tên bởi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và dành đƣợc nhiều
giải thƣởng. Đặc biệt năm 2018, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ đoạt
giải văn học tại Đức.
Nhiều tác phẩm văn học của Nguyễn Ngọc Tƣ đã đƣợc dựng thành phim
nhƣ Cải ơi và Biển đời mênh mông chuyển thể thành phim Cải ơi. Truyện ngắn
Hiu hiu gió bấc chuyển thể thành phim Gió bấc, Đời như ý chuyển thể từ tác
phẩm cùng tên, Nước gì như nước mắt chuyển thể thành phim Nước 2030.
Nhƣng có thể nói bộ phim điện ảnh Cánh đồng bất tận là bộ phim thành công
nhất trong những tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học của Nguyễn Ngọc Tƣ
3
sang điện ảnh nói riêng và là một thành cơng mới của điện ảnh Việt Nam nói
chung với một nội dung gây xúc động cùng những khung hình đẹp nhƣ tranh, âm
thanh giàu cảm xúc và diễn xuất tâm huyết của dàn diễn viên.
Từ nhỏ, ngƣời viết đã có niềm say mê yêu mến hai lĩnh vực văn học và
điện ảnh, hơn nữa đƣợc sinh ra, tắm mát giữa những trƣa hè trên dịng sơng Vàm
Cỏ Tây cả một tuổi thơ êm đềm và thời thanh xuân tƣơi đẹp lớn lên và gắn bó
học tập ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Vì vậy, ngƣời viết có một sự đồng cảm
dành nhiều tình cảm và sự trân trọng đến những sáng tác của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tƣ. Đặc biệt khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận đƣợc chuyển thể thành
phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, đƣợc quay trên
chính q hƣơng của ngƣời viết lại càng thôi thúc ngƣời viết khao khát đi sâu
khám phá, tìm hiểu vào “lãnh thổ” của thế giới điện ảnh này nhƣ một món quà
dành tặng cho quê hƣơng cũng nhƣ để bổ sung cho ngƣời viết cùng những ngƣời
yêu văn học và tác phẩm điện ảnh có thêm cái nhìn sâu sắc thấu đáo, đa chiều về
vấn đề chuyển thể văn học lên màn ảnh. Từ đó, ngƣời viết phát hiện ra vẻ đẹp
tiềm ẩn còn ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh. Bên cạnh đó, ngƣời
viết cũng mong muốn khám phá ra những hƣớng đi mới mẻ, bắt nhịp với xu
hƣớng chung của điện ảnh đem lại những món ăn tinh thần có giá trị chất lƣợng
về nội dung tƣ tƣởng, sự đầu tƣ bài bản gọt dũa, trau chuốt phần cảm thụ thẩm
mỹ hình thức nghe nhìn, để phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh ngày càng gặt hái thành công hơn, đặc biệt là phƣơng diện nhân vật và
kết cấu phim.
Từ những lý do trên, ngƣời viết đã quyết định chọn đề tài: “Truyện ngắn
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư - Từ tác phẩm văn học sang điện ảnh”
cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học và điện ảnh có mối quan hệ mật thiết, đa chiều. Văn học là nguồn
chất liệu trực tiếp, phong phú và vô cùng quan trọng trong điện ảnh. Chính vì vậy,
mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh là một thực tế sống động không thể
phủ nhận. Ngay từ những ngày đầu văn học - điện ảnh đã có mối quan hệ đặc biệt
4
gắn bó, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về việc
chuyển thể này. Tiếp nhận và thừa kế từ những cơng trình nghiên cứu và bài báo
viết về vấn đề chuyển thể văn học sang điện ảnh, ngƣời viết đã đi tìm hiểu một số
cơng trình nghiên cứu dƣới đây nhằm học hỏi, bổ sung kiến thức để luận văn của
mình đƣợc hồn chỉnh hơn:
Luận văn thạc sĩ Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh (Từ góc nhìn tự sự) của Đỗ Thị Ngọc Điệp (2010) đã nghiên cứu vấn đề
chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh từ góc nhìn tự sự, vận dụng
lý thuyết tự sự để tìm hiểu và lý giải quá trình chuyển thể tác phẩm văn học thành
phim điện ảnh. Tác giả chú ý đến cấu trúc tự sự, kết cấu của tầng bậc trần thuật,
mơ hình trần thuật, ngơn ngữ tự sự, loại hình cốt truyện điện ảnh. Từ đó làm sáng
tỏ vấn đề cơ bản: những yếu tố tự sự nào của tác phẩm văn học có thể đi vào môi
trƣờng điện ảnh, những yếu tố tự sự nào sẽ bị lƣợc bỏ hoặc phải biến đổi cho phù
hợp với ngôn ngữ biểu đạt của điện ảnh trong q trình chuyển thể và tác giả
cũng lí giải nghệ thuật điện ảnh đang ảnh hƣởng đến cách viết, cách kể chuyện,
cách cấu trúc tác phẩm,… của nhiều nhà văn hiện đại nhƣ thế nào.
Cuốn dẫn luận và nghiên cứu“Điện ảnh và văn học” của Timothy
Corrigan (2011) đã chỉ ra khá nhiều điểm tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt giữa
văn học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các phong tục
văn hoá và phƣơng pháp phê bình. Tuy nhiên, xét về phƣơng diện nhân vật và cốt
truyện trong việc chuyển thể dƣờng chƣa đƣợc ngƣời viết chú trọng.
Quyển sách kỉ yếu Những lằn ranh văn học - Kỉ yếu hội thảo quốc tế
(2011) đã có hai bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh nhƣ: bộ
phim truyện chuyển thể Cánh đồng bất tận và cuộc đối thoại giữa văn học - điện
ảnh của Lê Thị Dƣơng, Nhìn lằn ranh giữa văn học và điện ảnh qua Sắc, Giới
của Phan Thu Vân.
Luận án tiến sĩ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát
việc chuyển thể truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học
và điện ảnh Việt Nam) của Phan Bích Thủy (2012) đã đề cập một cách căn bản
và chi tiết về mối quan hệ giữa văn học - điện ảnh, chỉ ra những điểm tƣơng đồng
5
và khác biệt của hai loại hình này. Từ đó, tác giả đánh giá những ảnh hƣởng tác
động to lớn và tích cực của lý luận văn học và tác phẩm văn học trong việc xây
dựng kịch bản văn học điện ảnh và phim truyện chuyển thể điện ảnh. Đồng thời,
tác giả phân tích sự tƣơng đồng gần gũi và khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn
học và phim truyện điện ảnh để từ đó thấy đƣợc q trình sáng tạo nghệ thuật
trong văn chƣơng và điện ảnh đều vơ cùng vất vả, địi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải có ý
thức, tinh thần trách nhiệm cao.
Quyển sách Chuyển thể văn học – điện ảnh (Nghiên cứu liên văn bản) của
Lê Thị Dƣơng (2016) đã tiếp cận vấn đề chuyển thể từ lí thuyết liên văn bản. Từ
đó, tác giả đi sâu vào chuyển thể từ những góc nhìn đa dạng khác nhau nhƣ
chuyển thể trung thành và chuyển thể tự do kiến tạo trong văn học qua những tác
phẩm chuyển thể tiêu biểu. Qua đó, tác giả cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ của
liên văn bản trong phim chuyển thể từ tác phẩm văn học.
Luận văn thạc sĩ Phim truyện chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh, thành công và hạn chế của Lê Anh Tuấn (2016) đã phân tích mối quan
hệ giữa văn học và điện ảnh. Từ đó, đƣa ra những thành công và hạn chế của
phim truyện đƣợc chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dựa
trên tiêu chí về tính sáng tạo của tác phẩm điện ảnh và giữ đƣợc tinh hoa của tác
phẩm văn học.
Cơng trình nghiên cứu Chân trời của hình ảnh Từ văn chương đến điện
ảnh qua trường hợp Kurosawa Akir của Đào Lê Na (2017) đã cho độc giả một
cái nhìn mới mẻ về cải biên. Trƣớc đây, mọi ngƣời vẫn thƣờng dùng khái niệm
chuyển thể, phóng tác, phỏng theo và cho rằng khi chuyển thể tác phẩm văn học
sáng tác phẩm điện ảnh thì nó vẫn ảnh hƣởng nhiều đến tác phẩm gốc. Nhƣng với
tác giả Đào Lê Na lại cho rằng: tác phẩm điện ảnh phải có đời sống mới, cải biên,
sáng tạo theo dụng ý của đạo diễn và xã hội đƣơng thời. Vì vậy, tác phẩm điện
ảnh có một cuộc sống mới hồn tồn. Bên cạnh đó, tác giả soi chiếu cụ thể vào
loại hình nghệ thuật điện ảnh, góc nhìn mới về mối liên hệ văn hoc và điện ảnh.
Từ những lý thuyết đó tác giả soi chiếu vào trƣờng hợp của Kurôsawa Akira một nhà làm phim ngƣời Nhật. Ông đƣợc coi là một trong những nhà làm phim
6
quan trọng nhất và có ảnh hƣởng trong lịch sử điện ảnh. Đây là một cơng trình có
sự đầu tƣ bài bản và am hiểu kĩ lƣỡng về loại hình nghệ thuật thứ 7 cũng nhƣ có
cái nhìn mới mẻ từ phƣơng diện liên văn bản, văn học, luận giải,… tƣơng quan
với điện ảnh.
Bên cạnh những cơng trình khoa học mà ngƣời viết tìm hiểu và đề cập
trên thì ngƣời viết cũng đã tiếp cận thêm rất nhiều bài báo, chuyên luận về vấn đề
chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh, mối liên hệ của hai ngành nghệ
thuật này:
Trong bài viết Xem, cảm nhận và ngẫm về Cánh đồng bất tận của Thu
Hiền (2010), tác giả dành nhiều lời khen ngợi cho phim điện ảnh Cánh đồng bất
tận. Theo tác giả, bộ phim đã dựng đƣợc một khung cảnh sông nƣớc miền Tây
quá sinh động và quá đẹp với những nét đặc trƣng của sông nƣớc miền. Ngồi ra,
tác giả cịn đánh giá kết cấu phim chặt chẽ, nút thắt mở hợp lý, các nhà làm phim
đã rất tôn trọng những nét hay nét đẹp của tác phẩm thổi hồn cho tác phẩm điện
ảnh, diễn xuất của các diễn viên đáng ngạc nhiên. Tác giả kết luận, đây là tác
phẩm điện ảnh đẹp từ nội dung đến hình ảnh, rất đáng xem và đáng trân trọng.
Một bộ phim của ngƣời Việt Nam, chuyển thể từ tác phẩm của ngƣời Việt Nam
mang đậm nét Việt Nam khiến chúng ta có thể tự hào về con ngƣời Việt Nam.
Bài viết Cảm nhận Cánh đồng bất tận của Trần Luân Kim (2010) đƣa ra
những cảm nhận về bộ phim, bộ phim đã gây đƣợc chú ý dƣ luận với rất nhiều ý
kiến khen cũng nhiều và chê cũng khơng ít. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng
nguyên tác đƣợc chuyển thể gần nhƣ trọn vẹn, từ cốt truyện, nhân vật, từ mâu
thuẫn trung tâm đến hình tƣợng tác phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa truyện
và phim là tần suất thể hiện mâu thuẫn trên phim gây cấn và dồn dập hơn, so với
truyện ngắn. Từ đó, tác giả mổ xẻ những thành công, hạn chế của diễn viên khi
hóa thân vào nhân vật và những hạn chế về góc quay bối cảnh.
Bài viết Văn học - điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh của Tiểu Quyên (2010)
chỉ ra mối quan hệ văn học và những áp lực của nhà làm phim trƣớc áp lực từ phía
khán giả khi chuyển thể một bộ phim từ tác phẩm văn học nổi tiếng. Bài viết Tiếc
nuối từ phim Cánh đồng bất tận của Anh Thƣ (2010) đƣa ra quan điểm của mình
7
đó là khơng nên so sánh giữa truyện và phim vì nó là hai món riêng biệt, hai sản
phẩm độc lập. Thế nhƣng, phim đƣợc dựng từ truyện mà truyện thì đã gây ấn
tƣợng q sâu trong lịng những ai đã đọc qua. Phim dựng theo ý tƣởng của
truyện và lại mang cùng tên nên khi xem phim, nên khán giả khơng thể khơng
nhớ tới truyện. Từ đó, tác giả phân tích những mặt hạn chế mà phim khơng
chuyển thể hết cái “hồn” của truyện nhƣ: xây dựng hình tƣợng nhân vật, xây
dựng bối cảnh cho đến bỏ qua những chi tiết đắt giá của truyện. Tác giả cũng đặt
ra câu hỏi: có cần kết thúc lạc quan hay khơng?
Bài viết Xem Cánh đồng bất tận: Cái “khó” của đoạn kết phim? của tác
giả Kim Ửng (2010) đã bàn luận rằng ƣu thế của ngôn ngữ điện ảnh sẽ đa nghĩa
hơn khi chọn cách thể hiện hình ảnh, khơng gian, thời gian nghệ thuật. Chính vì
vậy, đoạn kết phim q nhanh, không đúng với tâm lý của một cô bé vừa rời khỏi
tuổi vị thành niên. Tác giả nhấn mạnh nhà làm phim cần mạnh dạn phát huy ƣu
thế của ngơn ngữ điện ảnh và suy nghĩ về tình ngƣời mang tính cộng đồng, hơn
là lờ đi cái ác. Phải chăng đó cũng là cái “khó” của một đoạn kết phim?
Bài viết Vấn đề cải biên từ các tác phẩm văn học Việt Nam sang điện ảnh
của tác giả Hoàng Anh (2011) cho rằng sự cải biên có thể khiến cho tác phẩm
điện ảnh mang tầm nghĩa sâu hơn tác phẩm văn học nguyên gốc. Tác giả dẫn
chứng qua những bộ phim chuyển thể tiêu biểu. Bài viết Những tác phẩm văn
học Việt chuyển thể phim gây chú ý của tác giả Lam Thu (2015) đề cập về nội
dung của những tác phẩm chuyển thể và đánh giá những thành công mà các bộ
phim chuyển thể đạt đƣợc. Bài viết Tác phẩm văn học - Kho vàng của điện ảnh
Việt của tác giả Hoài Hƣơng (2016), đƣa ra ý kiến về tác phẩm văn học là kho
vàng của điện ảnh Việt và tác giả đƣa ra những dẫn chứng về các bộ phim nổi
tiếng đã đƣợc chuyển thể. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, không phải bộ
phim nào chuyển thể cũng thành công.
Bài viết Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học: Cần sự cộng hưởng
của tác giả Mai Hồng Hồng (2017), có ý kiến muốn chuyển thể thành công,
tâm hồn của khán giả rung lên thổn thức khi sự cộng hƣởng giữa văn học và điện
ảnh. Đồng thời, sự thành cơng cịn phụ thuộc vào tài năng và tâm huyết của
8
những ngƣời làm nghệ thuật thứ bảy. Bài viết Làm phim chuyển thể: Tưởng dễ
hóa khó của tác giả Minh Khuê (2017) cho rằng: Tuy nỗ lực nhƣng nhiều ngƣời
trong giới nhận định phim chuyển thể Việt chƣa thành công trong việc mang hơi
thở cuộc sống hôm nay vào tác phẩm. Chuyển thể vẫn cịn nặng tính an tồn,
bám sát tác phẩm gốc, chƣa dám bứt phá, sáng tạo. Bài viết “Chuyển thể” hay
“cải biên” của tác giả Mai Quỳnh Nga (2017) đặt ra vấn đề về thuật ngữ “chuyển
thể” vốn đƣợc sử dụng phổ biến giờ đây bị cho là làm sai lệch bản chất và vị thế
của tác phẩm sinh sau đẻ muộn đúng hay sai? Bài viết Hướng đi chung của văn
học, điện ảnh của tác giả Tƣờng Vi (2017), cho rằng: sau thành công của một số
tác phẩm chuyển thể vừa qua, cả điện ảnh lẫn văn học Việt đang tìm đƣợc một
hƣớng đi chung.
Mỗi cơng trình nghiên cứu hay bài báo của các tác giả dù ở góc độ nào
cũng là những tài liệu quý giá, cần thiết để ngƣời viết có cách nhìn tổng thể, trọn
vẹn và sâu sát hơn về vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một phạm trù phức tạp và rộng
lớn. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là cơng việc địi hỏi trình
độ chun mơn cao, kiến thức hiểu biết rộng. Hơn nữa, ngƣời viết khơng có tham
vọng tìm hiểu tất cả những vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Vì vậy, trong khả năng của mình, ngƣời viết luận văn chỉ nghiên cứu nghệ
thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh từ phƣơng diện nhân
vật và kết cấu là đối tƣợng nghiên cứu chính. Để làm rõ nội dung của hai đối
tƣợng trên, ngƣời viết khảo sát qua trƣờng hợp: Chuyển thể truyện ngắn Cánh
đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ sang bộ phim cùng tên của đạo diễn
Nguyễn Phan Quang Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong luận văn:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phân tích những nghiên cứu về nhân vật
và kết cấu. Từ đó, ngƣời viết tổng hợp và đƣa ra những ý kiến đánh giá riêng
9
nhằm làm rõ một cách hệ thống những tƣơng đồng và khác biệt của những tác
phẩm văn học và phim chuyển thể trong quá trình thực hiện việc chuyển thể.
Phƣơng pháp kết hợp liên ngành các khoa học lý thuyết và lịch sử (lịch sử
văn học, lịch sử điện ảnh, lịch sử văn hóa …) nhằm tìm hiểu lịch sử mối quan hệ
giữa hai ngành nghệ thuật văn học và điện ảnh khi chuyển thể từ văn học sang
điện ảnh.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: phân tích tác phẩm gốc và tác phẩm
chuyển thể. Nhằm làm rõ những thế mạnh của hai loại hình nghệ thuật văn học
và điện ảnh, tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt. Từ đó, phân tích giá trị
của những tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh.
Phƣơng pháp hệ thống, thống kê: nhằm giúp ngƣời nghiên cứu làm rõ một
cách hệ thống những tƣơng đồng và khác biệt của tác phẩm văn học và phim
chuyển thể trong quá trình thực hiện việc chuyển thể.
5. Đóng góp mới của luận văn
Từ sự kế thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc đây cùng kiến thức, vốn
hiểu biết và kinh nghiệm của ngƣời viết về hai loại hình nghệ thuật văn học và
điện ảnh, ngƣời viết đã đi sâu và tìm hiểu những khía cạnh cùng một số vấn đề
mà chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập và đi khai thác sâu. Từ đó, ngƣời viết
tìm ra những đóng góp mới mẻ, sáng tạo có ý nghĩa cho mối quan hệ giữa văn
học và phim chuyển thể.
Luận văn có những đóng góp mới nhƣ sau:
- Phân tích những tƣơng đồng gần gũi và khác biệt cơ bản giữa tác phẩm
văn học và tác phẩm điện ảnh, làm sáng tỏ vấn đề cơ bản: những yếu tố, chi tiết
nào của tác phẩm văn học có thể đi vào môi trƣờng điện ảnh, những yếu tố, chi
tiết nào sẽ bị lƣợc bỏ hoặc phải biến đổi cho phù hợp với ngôn ngữ biểu đạt của
điện ảnh trong quá trình chuyển thể.
- Soi chiếu cụ thể, chi tiết vào phim Cánh đồng bất tận. Từ đó, ngƣời viết
phát hiện những điểm sáng những yếu tố, chất liệu có sẵn của truyện ngắn Cánh
đồng bất tận tạo nên thành công khi chuyển thể sang phim điện ảnh ở phƣơng
diện nhân vật và kết cấu.
10
- Từ việc đi sâu nghiên cứu phƣơng diện nhân vật và kết cấu, ngƣời viết lý
giải những yếu tố thành công của một tác phẩm chuyển thể và tác động “ngƣợc trở
lại” của nó đối với tác phẩm văn học, giúp nhà văn hiện đại có góc nhìn khi xây
dựng nhân vật, kết cấu.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết
luận. Phần Nội dung gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Những vấn đề chung
Giới thuyết về những khái niệm và tóm tắt ngắn gọn tác giả, tác phẩm văn
học và tác giả, tác phẩm điện ảnh Cánh đồng bất tận.
Chƣơng 2. Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ
nhân vật - trƣờng hợp phim Cánh đồng bất tận.
Ngƣời viết đi vào nghiên cứu phƣơng diện tiếp thu, bổ sung và chuyển thể
nhân vật trong phim điện ảnh Cánh đồng bất tận.
Chƣơng 3. Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ
kết cấu trong phim điện ảnh Cánh đồng bất tận.
Ngƣời viết đi vào nghiên cứu phƣơng diện bổ sung và chuyển thể kết cấu
trong phim điện ảnh Cánh đồng bất tận.
Ngồi ra, cịn có những phần phụ khác nhƣ lời cam đoan, lời cảm ơn, danh
mục viết tắt, phần mục lục, phụ lục.
11
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Thế kỉ XIX đánh dấu một bƣớc ngoặt đối với “gia đình nghệ thuật” đó là
sự ra đời của bộ môn nghệ thuật thứ 7, sự ra đời của khoa học kĩ thuật phát triển
về hình ảnh và âm thanh. Điện ảnh xuất hiện khi những loại hình nghệ thuật khác
nhƣ điêu khắc, hội họa, văn chƣơng, âm nhạc, múa, sân khấu đã rất phát triển và
gặt hái đƣợc rất nhiều thành tựu. Vì vậy, điện ảnh có rất nhiều thuận lợi cơ hội
vận dụng những thành tựu nghệ thuật sẵn có, đồng thời phát triển bắt nhịp với
nhu cầu thƣởng thức món ăn nghệ thuật mới của đại chúng. Cho nên, điện ảnh
phải tạo ra cho mình một bƣớc đi đột phá mới mẻ hiện đại, phong phú, đa dạng
nhiều màu sắc.
Hơn một thế kỉ trôi qua, rất nhiều tác phẩm điện ảnh ra đời và gây tiếng
vang lớn cùng những thành công rực rỡ để lại những dấu ấn đặc sắc sâu đậm
trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến những tác phẩm văn
học chuyển thể góp phần tạo nên những thành công cho nền điện ảnh. Điện ảnh
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, phim truyện nƣớc nhà đã gặt hái rất nhiều
thành công với những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học nhƣ Vợ chồng A
Phủ của nhà văn Tơ Hồi, Chị Dậu của nhà văn Ngô Tất Tố, Mẹ vắng nhà của
nhà văn Nguyễn Thi, Làng Vũ Đại ngày ấy chuyển thể từ ba tác phẩm văn học
nổi tiếng của nhà văn Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc và Giăng sáng. Nối tiếp
đó là những bộ phim nổi tiếng nhƣ: truyện dài Một chuyện dài chép ở bệnh viện
của nhà văn Anh Đức chuyển thể thành phim Chị Tư Hậu của đạo diễn Phạm Kì
Nam, truyện ngắn Câu chuyện một bài ca của nhà văn Nguyễn Văn Thông
chuyển thể thành phim Con chim vành khuyên của đạo diễn Trần Vũ, tiểu thuyết
Bến không chồng đƣợc chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dƣơng
Hƣớng, truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và phim cùng
tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. Đặc biệt, phim Thời xa vắng của đạo diễn
Việt kiều Hồ Quang Minh chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu là một
12
trong những tác phẩm đƣợc giới làm phim ở trong nƣớc đánh giá cao và đƣợc
khán giả yêu mến.
1.1. Một số vấn đề chung về chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Từ lâu, văn học đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với điện ảnh. Văn học
có thể đƣợc coi là mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn cho nhiều ngành nghệ thuật khai
thác trong đó có điện ảnh. Đối tƣợng của cả hai loại hình nghệ thuật đó đều là
con ngƣời, cuộc sống. Bởi vậy, có rất nhiều tác phẩm đã đƣợc chuyển thể thành
công và thăng hoa. Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung cấp
cho điện ảnh những mẫu hình tƣợng nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động
từ diện mạo lẫn tính cách. Vì vậy, các loại hình nghệ thuật tuy khác nhau song
giữa chúng ln có sự giao thoa, cộng hƣởng và nhiều điểm chung tƣơng đồng.
Theo sách Kỷ lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động
đầu tiên còn đƣợc biết tới ngày nay là đoạn phim đƣợc quay với tốc độ 12 khung
hình trên giây tại Anh năm 1888. Đây là thử nghiệm của nhà phát minh ngƣời
Pháp Louis Le Prince. Sau đó 5 năm, năm 1893 tại Hội chợ thế giới tổ chức tại
Hoa Kỳ, Thomas Edison đã giới thiệu với công chúng hai phát minh mang tính
đột phá là một dạng máy ghi lại hình chuyển động và một thiết bị bao gồm các
cuộn phim. Năm 1895, anh em nhà Louis và Augustr Lumière cho chiếu ra mắt
công chúng môn ảnh động đầu tiên và ngày đó đƣợc coi là ngày khai sinh ra
nghệ thuật điện ảnh thứ 7. Ngôn ngữ điện ảnh tuy cũng có khả năng phản ánh
giống văn học nhƣng bị một số hạn chế bởi đặc trƣng của loại hình nghệ thuật
điện ảnh, nên khơng thể chuyển thể tất cả những gì văn học miêu tả lên phim, mà
phải chọn lựa những chi tiết phù hợp. Chuyển thể thành công một tác phẩm văn
học lên màn ảnh là điều không hề đơn giản nhƣng chúng ta phải cộng nhận rằng
đã có rất nhiều bộ phim điện ảnh thế giới đã thành công rực rỡ nhƣ những pho
tƣợng đài trong thế giới điện ảnh từ các tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể nhƣ:
Chiến tranh và hịa bình là một trong những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh
Nga do đạo diễn huyền thoại Sergey Bondarchuk dàn dựng. Đây là bộ phim đầu
tiên của điện ảnh Nga đƣợc trao giải Oscar cho phim nói tiếng nƣớc ngồi hay
13
nhất. Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936,
đây là cuốn tiểu thuyết lãng mạn mang về giải thƣởng danh giá Pulitzer về lĩnh
vực văn học và báo chí cho nữ nhà văn Margaret Mitchell vào năm 1937. Cuốn
truyện này đƣợc chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 1937 và nhanh
chóng trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển. Tác phẩm điện ảnh kinh điển
này giành tới 10 giải Oscar, chinh phục khán giả trên toàn thế giới. Cho tới ngày
nay, bộ phim Gone with the Wind vẫn luôn đứng vững trong top những bộ phim
tình cảm chuyển thể hay nhất mọi thời đại, là món ăn tinh thần của rất nhiều
ngƣời hâm mộ. Bố già của nhà văn Mario Puzzo đã là một best-seller với hàng
triệu bản đƣợc bán ra. Bộ phim chuyển thể Bố già với cốt truyện hay cùng dàn
diễn viên vô cùng tài năng đã nhanh chóng đem về nhiều giải thƣởng điện ảnh
danh giá. Đến nay, bộ phim Bố già vẫn là một trong những bộ phim hay chuyển
thể từ những tác phẩm văn học kinh điển. Tác phẩm văn học kinh điển Oliver
Twist của nhà văn nổi tiếng Charles Dickens đƣợc chuyển thể thành bộ phim điện
ảnh bởi đạo diễn Roman Polanski, những đoạn nhạc kịch trong Oliver Twist cho
đến nay vẫn đƣợc coi nhƣ kho báu của văn hóa Anh. Bộ phim tiểu thuyết The
Great Gatsby đƣợc viết bởi nhà văn nổi tiếng F. Scott Fitzerald, chuyển thể thành
phim cùng tên The Great Gatsby. Bộ phim Kiêu hãnh và định kiến đƣợc xây
dựng dựa trên tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nữ nhà văn Jane Austen. Bên
cạnh đó Đồi gió hú là cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của nữ nhà văn ngƣời
Anh Emily Bronte. Đồi gió hú nhanh chóng đƣợc chuyển thể thành tác phẩm
điện ảnh đen trắng cùng năm với bộ phim Cuốn theo chiều gió. Tiếng chim hót
trong bụi mận gai là tác phẩm văn học kinh điển, đƣợc chuyển thể thành phim
truyền hình ngắn tập vào năm 1983 và đã trở thành một bộ phim truyền hình có tỉ
lệ ngƣời xem cao xếp thứ hai trong lịch sử truyền hình nƣớc Mỹ. Bộ phim Vũ
điệu cuồng say đã giành tới 8 giải Oscar trong đó giải có đạo diễn xuất sắc. Bộ
phim Những người khốn khổ đƣợc chuyển thể từ bộ tiểu thuyết lẫn nhạc kịch
kinh điển cùng tên của đại thi hào Victo Hugo. Bộ phim Những người khốn khổ
quy tụ dàn diễn viên vô cùng xuất sắc và nổi tiếng của Hollywood. Đây cũng
chính là bộ phim nhạc kịch đột phá bậc nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
14
Chính vì nắm bắt đƣợc thế mạnh của phim chuyển thể từ văn học, đạo diễn nổi
tiếng Trƣơng Nghệ Mƣu từng phát biểu: “Một bộ phim hay không thể tách rời
khỏi tiểu thuyết hay, đó là quan điểm mà tơi ln kiên trì” (Lê Đình Tiến, 2017).
Vì thế, những bộ phim của ông đa phần đƣợc chuyển thể từ văn học đều thành
công gây đƣợc tiếng vang trong nƣớc và quốc tế.
Ở Việt Nam, loại hình nghệ thuật thứ 7 có mặt từ cuối những năm 1890.
Ngay từ thời kỳ đầu điện ảnh Việt Nam cũng đã nắm bắt lợi thế của việc chuyển
thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh. Mặc dù, khơng tạo nên một dịng
chảy liên tục, mạnh mẽ nhƣng đã để dấu ấn trong lịng khán giả u phim Việt
qua các thời kì: cột mốc cho sự ra đời của nền điện ảnh Việt Nam là năm 1923,
khi xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên: Kim Vân Kiều do Cơng ty Chiếu bóng
Đơng Dƣơng thực hiện, dựa trên tác phẩm bất hủ Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du. Tiếp nối phải kể đến đóng nổi bật của những bộ phim đƣợc chuyển
thể từ tác phẩm văn học: Lục Vân Tiên (1957, phỏng theo truyện Nơm Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), Vợ chồng A Phủ (1961, chuyển thể từ truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ Hồi), Chim vành khun (1962, dựa trên truyện
ngắn Câu chuyện một bài ca của Nguyễn Văn Thơng). Ngồi ra cịn phim chuyển
thể khác nhƣ: Chị Tư Hậu (1963, chuyển thể từ tác phẩm Một chuyện chép ở
bệnh viện của nhà văn Bùi Đức Ái), Loan mắt nhung (1970, dựa theo truyện
Loan mắt nhung của Nguyễn Thuỵ Long), Trống mái và Gánh hàng hoa (1971,
dựa theo tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đồn), Điệu ru nước mắt và Vết thù
trên lưng ngựa hoang (1971, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn
Duyên Anh), chuyển thể từ tiểu thuyết Chân trời tím của Văn Quang). Giai đoạn
sau có những bộ phim chuyển thể để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng khán giả và
giới phê bình nhƣ: Đời cát (1999, chuyển thể từ truyện ngắn Ba người trên sân
ga của Hữu Phƣơng), Thời xa vắng (2004, chuyển thể từ tiểu thuyết Thời xa vắng
của nhà văn Lê Lựu), Mê Thảo - Thời vang bóng (2003, chuyển thể từ tác phẩm
Chùa đàn của Nguyễn Tuân), Mùa len trâu (2004, dựa theo 2 truyện ngắn: Một
cuộc bể dâu và Mùa len trâu của nhà văn Sơn Nam), Chuyện của Pao (2007,
chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng đàn môi bên bờ rào đá của nhà văn Đỗ Bích
15
Thúy), Trăng nơi đáy giếng (2008, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nữ
nhà văn Trần Thùy Mai), Cánh đồng bất tận (2010, chuyển thể từ truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ). Hương Ga (2014, chuyển thể từ tiểu
thuyết Phiên bản của Nguyễn Đình Tú), Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ( 2015,
chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh). Thương nhớ ở
ai (2017 chuyển thể tiểu thuyết nổi tiếng Bến không chồng của nhà văn Dƣơng
Hƣớng)
Văn học và điện ảnh đều là các bộ mơn nghệ thuật mang tính tổng hợp
nhƣng nếu nhƣ văn học là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp gián tiếp
thì điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp trực tiếp. Văn học sử
dụng ngơn từ làm chất liệu, nó nhƣ là một điểm giao thoa của nhiều loại hình
nghệ thuật khác. Điện ảnh khác với văn học, điện ảnh vừa có khả năng tái hiện
đời sống một cách khách quan, chân thực thơng qua hệ thống âm thanh, hình ảnh
sống động, ánh sáng,… tác động trực tiếp đến các giác quan thị giác, thính giác
của ngƣời xem vừa có khả năng biểu hiện đời sống nội tâm phong phú của con
ngƣời. Chuyển thể là một quá trình lao động và sáng tạo tích cực của các nhà làm
phim.
Hiện nay, giới chuyên môn, khán giả và ngay cả tác giả cha đẻ của tác
phẩm văn học cũng có cái nhìn “thơng thống” so với phim chuyển thể và cho
rằng: phim khơng phải minh họa tác phẩm văn học. Tác giả Mỹ Trân trong bài
viết Chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh: Khó để so sánh,
trong bài phỏng vấn của mình cơ đã có cuộc trao đổi với các nhà văn Nguyễn
Văn Thọ, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú. Tác giả đặt câu hỏi: cảm xúc của nhà
văn ra sao sau khi xem tác phẩm văn học của mình chuyển thể lên phim? Các nhà
văn đều trả lời có quan điểm giống nhau. Họ ln coi điện ảnh là một tác phẩm
độc lập, điện ảnh là một giá trị khác biệt. Và các nhà văn cũng hy vọng tác phẩm
sẽ đƣợc nhìn bằng thứ ánh sáng khác. Vì vậy, sự tranh cãi có sự khác biệt lớn
giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh là điều hồn tồn khơng cần thiết.
Khán giả hãy hịa mình vào phim bằng hình ảnh và âm thanh, màu sắc đang hiện
16
hữu chứ không phải xem phim với tâm thế mang không gian tƣởng tƣợng nằm
trên trang giấy ra so sánh” (Mỹ Trân, 2015).
Sợi dây kết nối giữa điện ảnh với tác phẩm văn học có thể tạo nên những
đột biến, diện mạo mới cho điện ảnh nƣớc nhà nói chung, giới làm phim nói
riêng. Từ những hiệu ứng tích cực kể trên, công chúng tin rằng khi điện ảnh song
hành, gắn kết với tác phẩm văn học sẽ tạo ra những trái ngọt vừa để phục vụ
khán giả, đồng thời mở ra hƣớng đi mới cho giới trong nghề khi nguồn kịch bản
hay rất khan hiếm. Một tác phẩm văn học đƣợc đƣa lên màn ảnh, một lần nữa trái
tim, tâm hồn của khán giả lại đƣợc rung lên, thổn thức thì có nghĩa sự chuyển thể
thành cơng. Vì vậy, cần sự cộng hƣởng, giao thoa, chung sức giữa văn học và
điện ảnh, đồng thời còn phụ thuộc vào tài năng và tâm huyết của những ngƣời
làm nghệ thuật thứ bảy.
1.1.2. Quan niệm về chuyển thể
Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã và đang là hiện
tƣợng phổ biến trong đời sống nghệ thuật thế giới và Việt Nam. Khó có thể thống
kê đƣợc con số chính xác những tác phẩm văn học đã đƣợc chuyển thể thành
phim. Văn học ln là nguồn “khống sản” dồi dào cho điện ảnh. Ngay từ khi bắt
đầu hình thành, điện ảnh Việt Nam đã tựa lƣng vào văn học để có những bƣớc
tiến vững chắc. Càng ngày số lƣợng phim chuyển thể từ văn học ngày càng
phong phú và đa dạng. Có thể nói, việc chuyển thể văn học sang điện ảnh là một
phƣơng thức tiếp nhận và tái hiện nghệ thuật, có rất nhiều tác phẩm đã để lại dấu
ấn trong lòng khán giả. Thời kỳ nào cũng có những tác phẩm văn học đặc sắc
đƣợc chuyển thể sang điện ảnh. Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều
thành tựu đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức, đây cũng là lúc nhiều tác phẩm
văn học đƣợc chuyển thể nhất và tạo ấn tƣợng tốt đối với ngƣời xem. Thế nhƣng,
tới nay quan niệm về chuyển thể vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận, tranh cãi chƣa đi
đến đƣợc thống nhất.
Chuyển thể hay cải biên, cải tác (Adap/ Adapter) là một thuật ngữ đƣợc sử
dụng rộng rãi hiện nay khi bàn về các tác phẩm điện ảnh đƣợc sáng tạo trên nền
tác phẩm văn học. Bàn luận về khuynh hƣớng chuyển thể, tại Pháp quốc gia có
17