TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TIỂU LUẬN
DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID
CÀ ĐỘC DƯỢC – Datura metel L.
Nhóm thực hiện: Đàm Hoàng Anh – 1501003
Lớp A5K70
Lê Minh Anh – 1501006
Trần Nhật Minh – 1501332
HÀ NỘI – 2018
Giảng viên hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng
I.
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề và mục tiêu
Cà độc dược, tên khoa học là Datura metel L., thuộc họ Cà (Solanaceae), là cây
thảo nhỏ, mọc hàng năm. Trong nền y học cổ truyền của Việt Nam cũng như nhiều nơi
khác trên thế giới, từ lâu cà độc dược đã trở thành một vị thuốc quen thuộc và phổ
biến. Bài tiểu luận này sẽ trình bày một cách tổng quan nhất về cà độc dược cũng như
giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của dược liệu này trong Y học.
2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu đã được công bố trên các
sách, báo và tạp chí khoa học.
II.
TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC
1. Vị trí phân loại và tên gọi
Cà độc dược, tên khoa học: Datura metel L., thuộc chi Datura, họ Cà
(Solanaceae), bộ Cà (Solanales), giới Thực vật (Plantae).
Tên thường gọi: cà độc dược, cà dược, cà diên, mạn đà la. Tên nước ngoài:
devil’s trumpet, metel (tiếng Anh).
2. Đặc điểm thực vật
Căn cứ vào màu sắc của hoa và thân cây người ta chia ra thành nhiều dạng cà
độc dược. Ở nước ta có 3 loại cà độc dược: cây cà độc dược với hoa trắng thân xanh,
cành xanh (Datura metel L. forma alba), cây cà độc dược với hoa đốm tím, cành và
thân tím (Datura metel L. forma violacea) và dạng lai của 2 dạng trên.
Các dạng cà độc dược đều là những cây thảo nhỏ, mọc hang năm, cao tầm 12m. Tồn thân gần như nhẵn, có nhiều bì khổng. Cành non và các bộ phận non có
nhiều lơng tơ ngắn. Thân cây có màu xanh hoặc màu tím tùy theo dạng. Lá đơn, mọc
cách nhưng gần đầu cành trơng như mọc đối hay mọc vịng. Phiến lá hình trứng dài 910cm, rộng từ 4-9cm, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hai bên của đáy lá khơng
đều nhau. Mép lá ít khi ngun, thường lượn song hay hơi xẻ răng cưa (độ 3-4 răng
cưa). Mặt lá màu xanh xám, mặt dưới màu xanh nhạt, gân chính và phụ màu xanh hoặc
tím tùy theo dạng. Cuống lá dài 4-8cm, mặt lá non có nhiều lơng, sau rụng dần.
Hoa to, mọc riêng ở kẽ lá, cuống hoa dài 1-2cm, đài hoa hình ống có 5 gân nổi
lên rõ rệt, dài 5-8cm, rộng 1.5-2cm. Khi hoa héo, một phần cịn lại trưởng thành với
quả giống hình cái mâm. Tràng to, hình phễu có màu trắng hoặc tím. Loại hoa tím có
đốm tím ở trên. Quả hình cầu, mặt ngồi có gai, đường kính chừng 3cm, khi non có
màu xanh, khi chín có màu nâu. Quả khi già nứt theo 3-4 đường hay nứt lung tung ở
phía trên. Hạt rất nhiều, hình trứng, dẹt, màu vàng đen, dài 3-5mm, dày 1mm, ở cạnh
có những vân nổi lên.
Vi phẫu: (Prabhakar & Kumar, 1994)
Phần gân lá: Biểu bì trên và biểu bi dưới gồm một lóp tế bào mang nhiều lơng
che chở có bề mặt lấm tấm, lơng tiết có đầu đa bào và chân đơn bào. Mơ dày nằm sát
biểu bì trên và biểu bì dưới. Mơ mềm cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng, hình
trịn hay đa giác khơng đều, rải rác có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat dạng cát,
Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.
Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào mang lông che
chở và lông tiết. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật, xếp vng góc với biểu bì
trên, phía dưới là mơ khuyết, rải rác có các tinh thể calci oxaỉat hinh cầu gai nằm giữa
mô giậu và mô khuyết.
Hình 2.4.2a: Vi phẫu lá Cà
độc dược
1. Biểu bì; 2. Mô mềm
giậu; 3. Mô khuyết; 4. Gỗ; 5.
Libe; 6. Libel; 7. Mơ dày; 8.
Tinh thể canxi oxalat hình cầu
gai; 9. Lông tiết chân đơn bào
đầu đa bào; 10. Lông che chở
đa bào có chấm như sạn
3. Phân bố, thu hái, chế biến [Sách giáo trình]
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam, Cam-pu-chia,
Lào, Ấn Độ, Trung Quốc,… để làm cảnh và làm thuốc. Cây thường mọc ở những nơi
đất hoang, đất mùn, hơi ẩm. Ở nước ta có nhiều ở Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An,
Thái Bình, Ninh Thuận…
Thu hái: Thu hái lá vào lúc cây sắp và đang ra hoa (Tháng 4, 5, 6 đến hết tháng
9, 10). Hoa hái vào các tháng 8, 9, 10. Hạt lấy ở những quả chín ngả màu nâu.
Chế biến: Sau khi phơi, sấy khô tán thành bột, có thể chế cao lỏng hay có khi
làm thuốc thang sắc uống
III.
DƯỢC LIỆU CÀ ĐỘC DƯỢC
Bộ phận chủ yếu dùng làm thuốc của Cà độc dược là Lá (Folium Daturae
metelis), Hoa (Flos Daturae metelis), Hạt (Semen Daturae metelis)
Đặc điểm bột dược liệu:
Lá: Bột màu lục xám, mùi hăng đặc biệt, vị đắng. Mảnh biều bì mang lỗ khí,
mang lơng tiết hoặc lông che chở. Lông che chở đa bào cấu tạo bởi 3 đến 4 tế bào
thành mỏng, bề mặt lấm tấm. Thỉnh thoảng có một sổ lơng che chở đa bào có eo thắt.
Lơng tiết đầu đa bào, chân đơn bào. Mảnh mạch xoắn. Mảnh mơ mềm hình giậu. Tinh
thể calci oxalat hình cầu gai.
Hình 2.4.2b: Một số
đặc điểm bột Cà độc dược
1. Lơng che chở đa
bào có chấm như sạn; 2.
Lơng tiết chân đơn bào đầu
đa bào; 3. Mảnh biểu bì có
lỗ khí; 4. Mảnh phiến lá
(nhìn nghiêng); 5. Tinh thể
canxi oxalat hình cầu gai; 6.
Mảnh phiến là có tiunh thể
canxi oxalat và mạch xoắn.
7. Mảnh mạch xoắn
Hoa: Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bầu dục
dài, đường kính 39 µm đến 42 µm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bề mặt có đường gân nhỏ
phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở hai cực. Lơng che chở của đài có 1 đến 3 tế
bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lơng tiết có 1 đến 5 tế bào ở đầu và 1 đến 5 tế bào ở
chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 đến 10 tế bào, thành tế bào hơi sần sùi.
Lơng che chở ở gốc chỉ nhị dày, có 1 đến 5 tế bào, đường kính chân lơng đạt tới 128
µm, đỉnh trịn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát,
lăng trụ và cụm calci oxalat.
IV.
CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DƯỢC LIỆU CÀ ĐỘC DƯỢC
Hầu hết các bộ phận của cây đều chứa alkaloid, trong đó alkaloid chính là (-) –
scopolamine (hay cịn được gọi là hyoscine), ngồi ra cịn có hyoscyamine, atropine,
norhyoscyamine.
Hàm lượng alkaloid toàn phần ở lá: 0,10 – 0,60%, rễ: 0,10 – 0,20%, hạt: 0,20 –
0,50%, quả: 0,12%, hoa: 0,25-0,60%. Hàm lượng alkaloid thay đổi tùy theo thời kỳ
sinh trưởng của cây và cách trồng trọt chăm sóc, thường cao nhất vào lúc cây ra hoa.
Khi quả chính các alkaloid di chuyển từ vỏ quả vào trong hạt. Việc bón phân đạm đã
làm tăng hàm lượng alkaloid tồn phần. Nếu tỉa bớt cành hoặc cắt ngọn thì lượng
alkaloid sẽ giảm.
Bảng 1: Hàm lượng alkaloid của cây cà độc dược trồng tại Hà Nội
(Theo Viện Dược liệu)
Bộ phận cây
Alkaloid toàn phần
Scopolamine
Hyoscyamine
(%)
(%)
(%)
Rễ
0,20
0,04
0,15
Thân
0,09
0,04
0,03
Lá
0,25
0,10
0,10
Hoa
0,80
0,50
0,11
Vỏ quả
0,09
0,04
0,004
Hạt
0,40
0,27
0,01
Trong cà độc dược, ở lá, rễ cịn có flavonoid, saponin, coumarin, tanin, với hàm
lượng thấp; ở hạt còn có chất béo (khoảng 14,72%)
V.
KIỂM NGHIỆM
1. Các phương pháp định tính:
1.1.
Định tính: hoa
Phương pháp sắc kí lớp mỏng
- Bản mỏng: Silica gel G.
- Hệ dung môi khai triển: ethyl acetat – methanol - amoniac đậm đặc (17: 2: 1).
- Dung dịch thử: Lấy 1g bột dược liệu, thêm 1 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn
kỹ, thêm 25ml chloroform (TT) khuấy kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến
khơ. Hịa tan cặn trong 1ml cloroform (TT), được dung dịch thử.
- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan atropin sulfat chuẩn và scopolamin
hydrobromid chuẩn trong methanol để được dung dịch có chứa mỗi chất 4mg/ml. Nếu
khơng có 2 chất chuẩn trên, dùng 1g bột hoa Cà độc dược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết
như dung dịch thử.
- Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 10 µl. Triển
khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, phơi khơ ngồi khơng khí, phun thuốc thử
Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá
trị Rf với các vết atropin và scopolamin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng hoa Cà độc
dược để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết
cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
1.2.
Định tính: lá
Lấy khoảng 3g bột dược liệu cho vào một bình nón khơ có nút mài dung tích
100 ml. Thấm ẩm bằng vừa đủ amoniac đậm đặc (TT). Thêm 15 ml hỗn họp ether
cloroform (3:1). Để yên từ 45 phút đến 1 giờ; thỉnh thoảng lắc đều. Lọc dịch chiết
ether -cloroform vào một bát sứ nhỏ, lấy bã dược liệu chiết như trên 2 lần nữa, gộp các
dịch chiết ether-cloroform vào một bát sứ nhỏ, bốc hơi trên nồi cách thủy tới khơ. Hịa
tan cắn với 3 giọt đến 5 giọt acid nitric (TT) rồi bốc hơi trên nồi cách thủy đến khơ,
cắn có màu vàng. Để nguội, nhỏ vào cắn 5 gìọị aceton (TT) và 1 đến 2 giọt dung dịch
kaỉi hydroxyd 10 % trong ethanol 90 % (TT) vừa mới pha sẽ xuất hiện màu tím khơng
bền.
2. Một số phương pháp định lượng:
-
Phương pháp đo thể tích.
-
Phương pháp đo acid trong môi trường khan. (mấy cái này ở Dược đỉn VN
4).
VI.
CƠNG DỤNG CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC
Cơng dụng trong dân gian/ y học cổ truyền: Cà độc dược được sử dụng như một
tác nhân có khả năng an thần, chống co thắt và giãn đồng tử. Toàn cây, đặc biệt là lá
và hạt, có tác dụng gây mê, gây ảo giác, chống hen, chống co thắt, giãn phế quản, giảm
ho, gây ngủ và giãn đồng tử. Ở Ấn Độ, cà độc dược được dùng trong điều trị động
kinh, cơn hysteria, tâm thần, bệnh tim, sốt, tiểu chảy, và các bệnh về da. Lá cây giã rồi
đắp lên vết thương có thể làm giảm đau. Ở Việt Nam, hoa và lá khô được cắt nhỏ và
được nhồi thành thuốc chữa hen dạng điếu. Khoảng 3-5g cao hoa có thể dùng gây mê
đường uống, có thể khởi mê trong vịng 5 phút và tác dụng kéo dài 5-6 giờ. Hoa còn
được dùng trong điều trị đau, viêm phế quản mạn và hen. Ngồi ra cịn dùng trị bỏng
(Lal Ratan, 2011).
VII.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ ỨNG DỤNG.
1. Kháng vi sinh vật
Kháng vi khuẩn: Dịch chiết methanol và dịch chiết ethyl acetate của Datura
metel khi được thử nghiệm tác dụng với các vi sinh vật gây bệnh trong nhiễm trùng cơ
hội khi mắc HIV cho kết quả ức chế tốt Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella
pneumonia, Escheriachia coli, Staphylococcus aureus và Salmonella typhi (Bharathi B,
2010). Hoạt chất chiết xuất từ lá cà độc dược có khả năng ức chế Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabis, Salmonella typhi, Bacillus subtilis
và Klebsiella pneumonia nhưng khơng có tác dụng trên Escherichia coli (Okwu DE,
2009).
Kháng nấm: Khi thử tác dụng với Aspergillus fumigatus, A. niger và A. flavus,
trong các dịch chiết hexane, methanol, chloroform và acetone của cà độc dược thì dịch
chiết chloroform cho tác dụng kháng nấm tốt nhất (không thấy nấm phát triển bằng
mắt thường) còn các dịch chiết khác chỉ cho kết quả bất hoạt nấm. Dù hiệu lực kháng
nấm của dịch chiết chloroform kém 9.2 lần so với amphotericin B nhưng lại có độc
tính đối với tế bào thấp hơn 117.8 lần, hứa hẹn có thể phát triển thuốc kháng nấm mới
từ Datura metel (Rajesh, 2002).
Kháng virus: Khả năng kháng virus của atropine được đánh giá với virus
Herpes, virus cúm, virus bệnh New Castle, Sindbis, Vaccinia, Adenovirus và virus
viêm não Nhật Bản. Atropine chỉ ức chế sự phát triển của virus có vỏ độc lập với phần
acid nucleic trong nó và đồng thời ức chế sự glycosyl hóa protein của virus Herpes,
ảnh hưởng đến việc tạo hạt virus mới (Alarcon B, 1984) (Yamazaki Z, 1980).
2. Chống viêm, giảm đau, hạ sốt
Chống viêm: Dịch chiết ethanol và ethyl acetate của rễ cà độc dược được thử
nghiệm với chân chuột phù nhồi carrageenan. Trong đó dịch chiết ethanol cho tác
dụng tốt hơn với liều đáng kể là 200mg/kg so với 10mg/kg của indomethacin
(Nivedhitah S, 2010).
Giảm đau: Dịch chiết nước của lá và hạt cà độc dược được đánh giá về khả
năng giảm đau trên chuột làm đau bằng acid acetic và thử nhiệt độ cao bằng đĩa nóng.
Kết quả cho thấy liều 400 hoặc 800mg/kg theo đường uống có tác dụng giảm đau
(Abena AA M. L., 2003).
Hạ nhiệt: Dịch chiết lá có khả năng hạ nhiệt ở trực tràng và tăng lượng nước
nhập (Abena AA M. L.-A., 2004).
3. Chống oxy hóa – chất béo dọn gốc tự do
Hạt cà độc dược có chứa nhiều acid béo như acid linoleic, oleic, palmitic và
stearic cùng một số chất có hoạt tính sinh học tan trong dầu như tocopherol có khả
năng dọn gốc tự do, có tiềm năng chống oxy hóa (Ramadan MZ, 2007).
4. Ức chế cholinesterase
Lá cà độc dược có scopolamine là hoạt chất chính, có khả năng ức chế in vitro
men cholinesterase ở ruột non chuột. Chiết xuất từ rễ cây cùng với lá lại có khả năng
ức chế cao hơn nữa, gợi mở tác dụng mạnh lên cholinesterase từ rễ cà độc dược
(Prabhakar E. a., 1992).
5. Chống co thắt và gây co thắt:
Dịch chiết xuất từ lá, scopolamine, có tác dụng chống co thắt trong khi dịch
chiết xuất từ rễ, acetycholine, có tác dụng ngược lại khi thử nghiệm trên tử cung và
ruột non của chuột [15].
6. Tác dụng trên hệ thần kinh:
- Công dụng trên hệ thần kinh của chiết xuất từ lá và hạt được nghiên cứu trên
chuột. Sử dụng chiết xuất ở liều dùng 400 và 800 mg/kg làm tăng khả năng lái xe, …
Kết quả cũng cho thấy Cà độc dược có đặc tính chống trầm cảm ở liều thấp [4].
- Tiềm năng sử dụng làm chất gây mê đường miệng của chiết xuất methanol:
Chó thí nghiệm phục hồi mà khơng gặp vấn đề gì. Liều gây mê 2,4g/kg, gây tăng nhịp
tim và nhịp thở. Tác dụng gây mê tương tự như thiopentone sodium.
- Gây ảo giác khi sử dụng liều trên 100 ppm và nguy cơ tổn thương hệ thần
kinh trung ương.
7. Độc tính tế bào:
Khảo sát hóa tính của chiết xuất methanol từ hoa Cà độc dược cho ta 10
withanolide, withametelin mới. Bốn trong mười withanolide có độc tính đối với các tế
bào ung thư A549 (phổi), BGC-823 (dạ dày) và K652 (leukemia), với giá trị IC50 nằm
trong khoảng từ 0.05 – 3.5 µM [18].
8. Làm lành vết thương:
Dẫn xuất ethanol của Cà độc dược được đánh giá công dụng làm lành vết
thương trên chuột bạch Wistar, sử dụng mơ hình vết cắt. Dẫn xuất được làm dưới dạng
dược dụng là thuốc bôi, thành hai nồng độ (5% và 10% w/w). Thuốc bôi Nitofurazone
(0.2% w/w) được sử dụng làm chất chuẩn. Các thông số được sử dụng để đánh giá là
phần trăm các vết thương đã đóng, thời gian bắt đầu hình thành tế bào biểu mơ,
hydroxyproline, DNA và nồng độ protein. Kết quả cho thấy thuốc bôi nồng độ 10%
w/w từ Cà độc dược có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với chất chuẩn (Dược điển Việt
Nam IV, 2009) [6].
9. Chống tiểu đường:
- Bột từ hạt Cà độc dược được thử nghiệm khả năng làm giảm nồng độ đường
trong máu trên chuột bị tiểu đường. Sử dụng đường uống với liều 25, 50 và 75 mg/kg
khiến nồng độ glucose máu sau 8h giảm đáng kể trên cả chuột bình thường và chuột bị
tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy công dụng này phụ thuộc vào nồng độ. [10]
- Khả năng ức chế xanthin oxidase.
10. Độc tính và tác dụng phụ:
Cà độc dược có liều dùng an tồn lên đến 2000 mg/kg trọng lượng cơ thể,
không cho thấy triệu chứng ngộ độc nào cũng như tử vong. Dẫn xuất methanolic được
cho là tương đối an toàn khi thử nghiệm liều cao nhất (5000 mg/kg) trên chuột mà
không cho biểu hiện ngộ độc nào cũng như khơng có trường hợp tử vong nào được ghi
nhận. Tuy vậy, mọi phần của Cà độc dược đều độc vì có sự có mặt của tropane
anticholinergic alkaloid gây độc lên thần kinh. Các dấu hiệu của ngộ độc bao gồm
chóng mặt, sốt cao, tăng nhịp tim, da khô rát, giãn đồng tử, miệng khô, ảo giác, đau
đầu, mạch nhanh và yếu, bất tỉnh và cuối cùng là tử vong. [8] [9].
Tài liệu Tiếng Việt
[1]
[2]
Bộ Y Tế, (2009), Dược điển Việt Nam IV. 701 – 703.
GS.TS Đỗ Tất Lợi, (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học. 700 - 702.
Tài liệu Tiếng Anh
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
[15]
[16]
[17]
[18]
[19]
Abena AA, M. L. (2003). Evaluation of analgesic effect of D. fastuosa L leaves and seed
extracts. Fitoterapia, 74(5), 486-488.
Abena AA, M. L.-A. (2004). Neuropsychopharmacological effects of leaves and seeds
extracts of Datura fastuosa. Biotechnology, 3(2), 109-113.
Alarcon B, G. M. (1984). Antiherpesvirus action of atropine. Antimicrob Agents, 26(5),
702-706.
Anitha Vimal.S and Suseela L. . (2010). In vitro antioxidant activity and wound healing
activity of the alcoholic extract of the alcoholic extract of the ariel parts of Datura fastuosa
Linn. Journal of Pharmacy Research, 2(8):1176 -1179.
Bharathi B, S. R. (2010). Studies on Antibacterial Activity and Phytochemical analysis of
Datura metel L. against Bacterial Pathogens Associated with HIV. Advanced Biotech, 10(3),
21-25.
Kam PCA and Liew S. (2002). Traditional Chinese herbal medicine and anesthesia.
Anaesthesia , 57:10831089.
Ko, R. (1999). Causes, Epidemiology, and clinical evaluation of suspected herbal
poisoning. Clin Toxicol, 37(6):697–708.
Krishna Murthy B, Nammi S, Kota MK, Krishna Rao RV, Koteswara Rao N and Annapurna
A. (2004). Evaluation of hypoglycemic and antihyperglycemic effects of Datura metel (Linn.)
seeds in normal and alloxan-induced diabetic rats. J Ethnopharmacol , 91(1):95-98.
Lal Ratan. (2011). Phytochemical and pharmacological status of Datura fastuosa Linn.
International Journal of Research in Ayurveda and Pharmacy, 145-150.
Nivedhitah S, G. M. (2010). Studies on anti inflammatory activity of root. Journal of
pharmacy Research, 3(11), 2686-2688.
Okwu DE, I. E. (2009). Isolation, characterization and antibacterial activity of alkaloid
from Datura metel Linn leaves. African Journal of Pharm.and Pharmacol, 3(5), 277-281.
Prabhakar, E. a. (1992). Potentiating action of Datura metel Linn root extract on rat
intestinal cholinesterase. Phytotherapy research , 6, 160-162.
Prabhakar, E., & Kumar, N. (1994). Spasmogenic effect of D.metel root extract on rat
uterus and rectum smooth muscles. Phytotherapy Research, 8(1):52-54.
Rajesh, G. S. (2002). Studies on antimycotic properties of Datura metel . Journal of
Ethnopharmacology, 80, 193-197.
Ramadan MZ, Z. R.-S. (2007). Screening of bioactive lipids and radical of scavenging
potential of some Solanaceae plants. Food chemistry, 103, 885-890.
Xue J, Sun Y, Wei Q, Wang C, Yang B, Kuang H and Wang Q. . (2015). Chemical
composition and cytotoxicity of the essential oil from different parts of Datura metel. L. Nat
Prod Res , 29:1-3.
Yamazaki Z, T. I. (1980). Antiviral effects of atropine and caffeine. J Gen Virol , 50, 429431.