Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng việt và tiếng pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN TUẤN ĐĂNG

HIỆN TƯỢNG MƠ HỒ NGHĨA CÂU
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN TUẤN ĐĂNG

HIỆN TƯỢNG MƠ HỒ NGHĨA CÂU
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN

Phản biện độc lập:
1. GS. TS. LÊ QUANG THIÊM


2. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG ĐỨC

Phản biện:
Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Phản biện 2: PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN
Phản biện 3: TS. NGUYỄN HỒNG TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tơi trang trọng bày tỏ lịng tri ân vô hạn đối với GS. TS. Nguyễn Đức
Dân, người Thầy đáng kính đã tận tụy hướng dẫn tơi trong những năm qua để
hơm nay tơi có thể đạt được những thành quả khoa học của luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng Đánh giá Luận án đã cho tơi những
ý kiến góp ý sâu sắc về luận án này.
Nguyễn Tuấn Đăng


CAM ĐOAN
Tơi cam đoan tồn bộ những kết quả nghiên cứu khoa học được trình
bày trong nội dung của luận án này là thuộc quyền tác giả của tôi và chưa từng
có bất kỳ ai khác cơng bố trước đó.
Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Đăng

Nguyễn Tuấn Đăng

Nguyễn Tuấn Đăng



CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu / Thuật ngữ viết tắt

Ý nghĩa / Thuật ngữ đầy đủ

S

Câu

CL

Mệnh đề

NP

Danh ngữ

DP

Danh ngữ được lượng từ hóa

VP

Động ngữ

ADJP

Tính ngữ


ADVP-S

Trạng ngữ của câu

PP

Giới ngữ

N

Danh từ chung

N(R)

Danh từ riêng

V

Động từ

V(I)

Động từ nội động

V(T)

Động từ ngoại động

V.conj


Động từ ở hình thức được chia

V(I).conj

Động từ nội động ở hình thức được chia

V(T).conj

Động từ ngoại động ở hình thức được chia

PN(A)

Đại từ hồi chỉ

ADJ

Tính từ

ADJ-O

Tính từ chỉ thứ tự

ADV

Phụ từ (tiếng Việt)
Trạng từ (tiếng Pháp)

Q


Lượng từ


P

Giới từ

C

Liên từ

x.

xem

MH.i.V

Cấu trúc cú pháp mơ hồ thứ i trong tiếng Việt

MH.i.P

Cấu trúc cú pháp mơ hồ thứ i trong tiếng Pháp


i

MỤC LỤC
DẪN NHẬP ........................................................................................................... 1
1.


Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................... 1

2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2

3.

Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 3

4.

Ý nghĩa khoa học của luận án ....................................................................... 3

5.

Bố cục của luận án ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ MƠ HỒ NGHĨA CÂU ................................ 6

1.1

Lịch sử nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ .................................................... 6

1.2

Quan điểm của luận án về “câu” và “nghĩa của câu” ................................... 9


1.2.1

Câu theo quan điểm ngữ pháp ........................................................... 9

1.2.2

Nghĩa của câu theo logic nội hàm (R. Montague 1973) ................... 9

1.3

Mơ hồ hay không mơ hồ ............................................................................. 11

1.4

Tiểu kết ....................................................................................................... 15

CHƯƠNG 2.

MƠ HỒ TỪ VỰNG VÀ MƠ HỒ CÚ PHÁP TRONG TIẾNG VIỆT

VÀ TIẾNG PHÁP ............................................................................................... 16
2.1

Tác động của mơ hồ từ vựng đối với nghĩa của câu ................................... 16


ii

2.1.1


Mơ hồ về ranh giới của hình vị và từ .............................................. 16

2.1.2

Mơ hồ do đồng âm .......................................................................... 17

2.1.3

Mơ hồ do đa nghĩa .......................................................................... 19

2.1.4

Mơ hồ do chữ viết ........................................................................... 20

2.2

Tác động của mơ hồ cú pháp đối với nghĩa của câu ................................... 20

2.2.1
2.2.1.1

Mơ hồ giữa cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ với cấu trúc danh ngữ ............................. 23

2.2.1.2

Mơ hồ về ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ ......................................................... 28

2.2.1.3

Mơ hồ về trạng ngữ của câu ................................................................................ 32


2.2.2

2.3

Mơ hồ cấu trúc câu .......................................................................... 22

Mơ hồ cấu trúc ngữ đoạn ................................................................ 39

2.2.2.1

Mơ hồ trong các cấu trúc danh ngữ .................................................................... 40

2.2.2.2

Mơ hồ trong các cấu trúc động ngữ .................................................................... 51

2.2.2.3

Mơ hồ trong các cấu trúc tính ngữ ...................................................................... 55

Tiểu kết ....................................................................................................... 59

CHƯƠNG 3.

DIỄN DỊCH NGHĨA CÂU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

TRONG LOGIC NỘI HÀM ................................................................................ 63
3.1


Ngữ pháp Montague và logic nội hàm ........................................................ 63

3.1.1

Ngoại diên và kiểu ngoại diên của các lớp cú pháp truyền thống .. 65

3.1.2

Kiểu ngoại diên của các lớp cú pháp trong logic nội hàm .............. 68

3.1.3

Nội hàm và kiểu nội hàm ................................................................ 70


iii

3.1.4

Nguyên lý hợp tố trong logic nội hàm ............................................ 72

3.2

Các quy tắc diễn dịch cú pháp trong logic nội hàm .................................... 77

3.3

Các quy tắc diễn dịch nội hàm trong logic nội hàm ................................... 80

3.4


Mở rộng logic nội hàm cho tiếng Việt và tiếng Pháp ................................. 82

3.4.1

Mở rộng một số quy tắc diễn dịch cú pháp ..................................... 83

3.4.2

Mở rộng các quy tắc diễn dịch nội hàm ........................................ 106

3.5

Tiểu kết ..................................................................................................... 108

CHƯƠNG 4.

THUYẾT GIẢI MƠ HỒ NGHĨA CÂU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG

PHÁP TRONG LOGIC NỘI HÀM .................................................................. 110
4.1

Cơ sở lý luận cho việc thuyết giải mơ hồ nghĩa câu ................................. 110

4.2

Thuyết giải mơ hồ nghĩa câu trong logic nội hàm .................................... 111

4.2.1


Thuyết giải những mơ hồ nghĩa do cấu trúc câu ........................... 112

4.2.2

Thuyết giải những mơ hồ nghĩa do cấu trúc ngữ đoạn ................. 143

4.3

Tiểu kết ..................................................................................................... 181

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 187


1

DẪN NHẬP

1.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1

Lý do chọn đề tài:
Luận án này được dẫn nhập bằng cách nêu lại một câu hỏi cổ điển: “Có hay

khơng có mơ hồ trong các ngơn ngữ tự nhiên?” Theo quan điểm của luận án, để có
thể trả lời câu hỏi trên một cách khoa học thì bất cứ cơng trình nghiên cứu nào cũng
phải quan tâm đầy đủ đến hai vấn đề then chốt sau đây: 1) Những hiện tượng ngôn

ngữ nào được định nghĩa là mơ hồ? 2) Những hiện tượng mơ hồ đó có thể được phân
tích và thuyết giải dựa trên những lý thuyết ngơn ngữ học nào?
Từ rất lâu trong lịch sử, ngay cả khi chưa có những định nghĩa chính xác và
đầy đủ về “mơ hồ” thì những hiện tượng “được xem là mơ hồ” cũng đã được đặc biệt
chú ý trong lĩnh vực ngôn ngữ học cũng như trong nhiều lĩnh vực khoa học khác như
triết học, văn học, … (x. [29], [30]). Dù vậy, nếu so với nhiều chủ đề khác trong ngơn
ngữ học thì những cơng trình nghiên cứu chun khảo về các hiện tượng mơ hồ cũng
không nhiều, đặc biệt là trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Nhìn chung, những cơng trình
nghiên cứu trước đây thường dựa trên các quan điểm truyền thống như từ vựng, ngữ
âm, ngữ pháp hay ngữ dụng khi phân tích và giải thích các hiện tượng mơ hồ trong
các ngôn ngữ (x. [9], [15], [16], [29], [30], [31], [33], [45], [54], [56], [70], [72], [74],
[76], [78], [79], [80], [81], [82], [84], [85], [86], [88], [89], [90], [91], [92], [93], [94],
[95], [100], [101], [102], [104], [106], [107], [108], [111], [112], [113], [118], [128]).
Cho đến nay, các hiện tượng mơ hồ rất ít khi được dựa trên cơ sở của các lý thuyết
ngữ nghĩa học để nghiên cứu. Do đó, luận án nhận thấy rằng việc vận dụng các lý


2

thuyết ngữ nghĩa học để nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ là một hướng tiếp cận mới,
mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu những biểu hiện hình thức, nguyên nhân và cơ chế của

các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trên cơ sở đó, luận
án sẽ thuyết giải các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu dựa trên logic nội hàm trong lý
thuyết ngữ pháp của R. Montague [62].


2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1

Phạm vi nghiên cứu của luận án:
-

Các hiện tượng mơ hồ nghĩa được nghiên cứu ở cấp độ nghĩa của câu.

-

Luận án giới hạn nghiên cứu trong những hiện tượng mơ hồ nghĩa câu do các
nguyên nhân từ vựng và cú pháp.

-

Nghĩa của câu và việc thuyết giải mơ hồ nghĩa câu được nghiên cứu dựa trên
cơ sở logic nội hàm trong lý thuyết của R. Montague [62].

-

Luận án nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng Việt và tiếng
Pháp nhưng không so sánh hai ngôn ngữ (do luận án thuộc chuyên ngành lý
luận ngôn ngữ).

2.2

Đối tượng nghiên cứu của luận án:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những hiện tượng mơ hồ nghĩa câu do

các nguyên nhân từ vựng và cú pháp trong tiếng Việt và tiếng Pháp.


3

3.

Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1

Ngữ liệu:
Ngữ liệu nghiên cứu được luận thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các

báo chí điện tử, các trang thơng tin trực tuyến, các tác phẩm văn học và trích dẫn lại
các thí dụ của những tác giả khác.
Phương pháp nghiên cứu:

3.2
-

Luận án sử dụng phương pháp “phân tích cấu trúc ngữ đoạn” để phân tích cấu
trúc cú pháp của các ngữ liệu mơ hồ được khảo sát trong tiếng Việt và tiếng
Pháp.

-

Luận án vận dụng các nguyên lý trong logic nội hàm của R. Montague [62] để

mở rộng một số quy tắc diễn dịch cú pháp và quy tắc diễn dịch nội hàm để áp
dụng cho tiếng Việt và tiếng Pháp.

-

Luận án vận dụng logic nội hàm để thuyết giải nội hàm các cấu trúc cú pháp
mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Pháp.

Ý nghĩa khoa học của luận án

4.
-

Luận án đã phân tích biểu hiện hình thức của các hiện tượng mơ hồ từ vựng
và mơ hồ cú pháp, đồng thời giải thích sự tác động của chúng đối với nghĩa
của câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Kết quả nghiên cứu này là một đóng
góp mới của luận án cho chuyên ngành nghiên cứu về mơ hồ.

-

Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên thực hiện việc mở rộng một số quy
tắc diễn dịch cú pháp và quy tắc diễn dịch nội hàm trong lý thuyết logic nội


4

hàm của R. Montague [62] để nghiên cứu nghĩa của câu trong tiếng Việt và
tiếng Pháp. Kết quả nghiên cứu này là một đóng góp mới của luận án đối với
chuyên ngành ngữ nghĩa học, đặc biệt là ngữ nghĩa học hình thức.
-


Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết logic nội hàm
của R. Montague [62] để thuyết giải các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và
tiếng Pháp. Với kết quả nghiên cứu này, luận án đã bổ sung thêm những cơ sở
lý luận mới cho chuyên ngành nghiên cứu về mơ hồ.

5.

Bố cục của luận án
Ngoài trang các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt, luận án gồm có phần dẫn nhập,

bốn chương chính, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Dẫn nhập: Phần này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Các nội dung
được trình bày trong phần này gồm: lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi và đối tượng nghiên cứu, ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu, những đóng góp
khoa học mới của luận án và bố cục luận án.
Chương 1: Tổng quan về mơ hồ nghĩa câu. Chương này giới thiệu lịch sử
nghiên cứu về các hiện tượng mơ hồ, xác định quan điểm nghiên cứu của luận án về
“nghĩa của câu” và “mơ hồ nghĩa câu” và trình bày các cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu các hiện tượng mơ hồ.
Chương 2: Mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp trong tiếng Việt và tiếng
Pháp. Chương này khảo sát các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong ngữ liệu nghiên
cứu, sau đó phân tích và phân loại chúng. Nội dung của chương này tập trung vào
việc giải thích các tác động của những hiện tượng mơ hồ từ vựng và mơ cú pháp đối
với nghĩa của câu tiếng Việt và tiếng Pháp.


5

Chương 3: Diễn dịch nghĩa câu tiếng Việt và tiếng Pháp trong logic nội

hàm. Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết của logic nội hàm, từ đó mở rộng một
số quy tắc diễn dịch cú pháp và quy tắc diễn dịch nội hàm để áp dụng cho tiếng Việt
và tiếng Pháp.
Chương 4: Thuyết giải mơ hồ nghĩa câu tiếng Việt và tiếng Pháp trong
logic nội hàm. Chương này vận dụng logic nội hàm để thuyết giải các mơ hồ nghĩa
câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp dựa trên một số quy tắc đã được mở rộng cho logic
nội hàm ở chương 3.
Kết luận: Phần này tổng kết các nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án,
từ đó xác định những đóng góp mới của luận án về mặt khoa học và thực tiễn, cuối
cùng nêu lên những vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.


6

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ MƠ HỒ NGHĨA CÂU

1.1

Lịch sử nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ

1.

Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, các tác giả thường

quan tâm đến những hiện tượng mơ hồ từ vựng hay những hiện tượng mơ hồ xuất
hiện trong các hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ nói hoặc viết (x. [79], [88], [89],
[96], [100], [102]). Mặc dù các tác giả trong giai đoạn này cũng dựa trên những quan
điểm của ngữ pháp truyền thống để nghiên cứu các hiện tượng mơ hồ nhưng ngữ

pháp cũng chỉ được xem như là một phương tiện thứ yếu so với ngữ nghĩa (mặc dù ở
thời kỳ đó khái niệm “ngữ nghĩa” vẫn chưa được lý thuyết hóa một cách hồn chỉnh).
Nhìn chung, đến nửa cuối thế kỷ 20 thì các hiện tượng mơ hồ mới bắt đầu được
nghiên cứu một cách tường tận trong các lý thuyết ngữ pháp. (x. [72]).
2.

Dấu ấn của ngữ pháp trong các nghiên cứu về mơ hồ đã được ghi nhận khá rõ

nét kể từ khi N. Chomsky (1957) công bố cuốn “Syntactic Structures” [38]. Nicolas
Ruwet (1967) có lẽ là tác giả đầu tiên tiến hành phân tích một cách thấu đáo những
mơ hồ cú pháp trong ngữ pháp tạo sinh cải biến [70]. Khái quát hơn, J. Lyons (1968)
đã bàn luận về nhiều khía cạnh có liên quan đến các mơ hồ cú pháp trong tiếng Anh
và tác giả này đã phân chia mơ hồ cú pháp thành mấy tiểu loại: mơ hồ do “cấu trúc
thành tố”, mơ hồ do “sự phân bố về lớp cú pháp của các thành tố” và mơ hồ do việc
áp dụng các quy tắc cải biến vào cấu trúc sâu [23]. Cơng trình của J. Lyons (1968)
cho thấy vào thời điểm đó ngữ pháp hình thức đã làm thay đổi một cách căn bản cách
thức nghiên cứu truyền thống và các tác giả đã bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng mơ
hồ dưới quan điểm của ngữ pháp hình thức.


7

3.

Từ các nghiên cứu khởi đầu về ngữ nghĩa của J. J. Katz và J. A. Fodor (1963),

J. J. Katz và P. M. Postal (1964), N. Chomsky (1965) đã xây dựng lý thuyết chuẩn
(“Standard Theory”). Từ lý thuyết chuẩn, N. Chomsky (1972) đã tiếp tục giải quyết
vấn đề ngữ nghĩa bằng cách điều chỉnh và bổ sung thêm các quy tắc “diễn dịch nghĩa”
để phát triển nó thành lý thuyết chuẩn mở rộng (“Extended Standard Theory”). Ngoài

N. Chomsky, giai đoạn 1960-1970 cũng ghi lại nhiều dấu ấn của các trường phái ngữ
nghĩa học như: ngữ nghĩa học tạo sinh (“Generative Semantics”) của G. P. Lakoff và
P. Postal (1971), ngữ nghĩa học diễn dịch (“Interpretive Semantics”) của R.
Jackendoff (1972), ngữ nghĩa học hình thức (“Formal Semantics”) của R. Montague
(1968, 1970a, 1970b, 1970c, 1973). Sự phát triển của các trường phái ngữ nghĩa học
trong hai thập niên này dường như không ảnh hưởng nhiều đến phương pháp nghiên
cứu mơ hồ bởi vì hầu như khơng có một lý thuyết ngữ nghĩa học nào được vận dụng
một cách có hệ thống vào những mục đích nghiên cứu như vậy. Thế nhưng các nhà
ngữ nghĩa học lại quan tâm đến các hiện tượng mơ hồ để nhằm một mục đích khác:
họ muốn phân tích và giải thích các hiện tượng mơ hồ để thơng qua đó kiểm chứng
năng lực của các lý thuyết ngữ nghĩa học. [8], [12], [39], [40], [42], [44], [49], [50],
[51], [62], [67], [68], [119], [120], [121].
4.

Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, ngôn ngữ học cũng đã ghi nhận được một

số nghiên cứu chuyên khảo về các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Pháp, chẳng hạn như
các cơng trình của W. J. M. Levelt and W. Zwanenburg and G. R. E. Ouweneel
(1970), Philippe Barbaud (1971), Danièle Fleury (1971), Louis Morice (1972),
Harald Weydt (1972), Jean-Paul Confais (1977). Đặc biệt, C. P. Miller (1973, 1976)
có thể được ghi nhận như là tác giả đầu tiên vận dụng ngữ pháp tạo sinh cải biến của
N. Chomsky (1957, 1965) vào việc giải thích các mơ hồ về các cấu trúc câu và cấu
trúc mệnh đề trong tiếng Việt. Tuy nhiên, C. P. Miller đã không đề cập đến những
loại mơ hồ khác trong các nghiên cứu của mình. [55], [56].


8

5.


Trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước đã xuất hiện một số cơng trình

nghiên cứu về các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Pháp, chẳng hạn như các cơng trình
của Marc Bertrand (1983), Michel Galmiche (1983), Marc Wilmet (1991), Sylvain
Bouyer (1998), A. Emma Sopeña Balordi (1999). Ngoài ra, C. Fuchs (1988) và một
số tác giả khác cũng đã cơng bố nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị về các hiện tượng
mơ hồ trong tiếng Pháp [93].
Trong giai đoạn này, đáng chú ý nhất là cuốn sỏch Les ambiguùtộs du
franỗais ca C. Fuchs (1996). Cun sỏch này có thể được xem như là một trong
những cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh nhất từ trước đến nay về mơ hồ. Trong cuốn
sách này, C. Fuchs (1996) đã đề cập một cách có hệ thống về nhiều vấn đề: khái niệm
về mơ hồ, phân định mơ hồ với các hiện tượng ngôn ngữ khác, bản chất của mơ hồ,
phân loại mơ hồ, mơ hồ theo quan điểm của người nói và người nghe trong giao tiếp
ngơn ngữ, mơ hồ trong dịch thuật ... C. Fuchs (1996) phân biệt mơ hồ cú pháp thành
tiểu hai loại: mơ hồ do phân giới các ngữ đoạn và mơ hồ về chức năng ngữ pháp.
Ngoài mơ hồ cú pháp, C. Fuchs (1996) cịn phân biệt nhiều loại mơ hồ sau: mơ hồ
hình thái học và từ vựng, mơ hồ liên quan đến việc xác định vị từ và các tham tố, mơ
hồ ngữ nghĩa (thực chất là mơ hồ về logic ngữ nghĩa) và mơ hồ ngữ dụng. [94].
6.

Lần đầu tiên, các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt đã được nghiên cứu một

cách hệ thống và toàn diện trong cuốn sách “Câu sai và câu mơ hồ” của Nguyễn Đức
Dân và Trần Thị Ngọc Lang (1993). Các tác giả này đã phân chia những hiện tượng
mơ hồ trong tiếng Việt thành [9]: mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp, mơ hồ logic và mơ
hồ ngữ dụng.
7.

Một số nghiên cứu khác về mơ hồ trong tiếng Việt cũng đã được thực hiện


trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây. Dựa trên cơng trình của C. Fuchs (1996),
Nguyễn Tuấn Đăng (2005) đã so sánh các hiện tượng mơ hồ trong tiếng Pháp và tiếng


9

Việt dựa trên lý thuyết cấu trúc ngữ nghĩa câu của W. L. Chafe (1970) để thuyết giải
các hiện tượng mơ hồ trong cả hai ngôn ngữ [15]. Trần Thủy Vịnh (2006) đã so sánh
các kiểu mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp trong câu tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời
cũng đề cập đến một số phương pháp loại bỏ mơ hồ trong ngôn ngữ [29].

1.2

Quan điểm của luận án về “câu” và “nghĩa của câu”

1.2.1 Câu theo quan điểm ngữ pháp
Về định nghĩa “câu”, một lý thuyết ngữ pháp có ảnh hưởng rất sâu sắc trong
ngơn ngữ học hiện đại, kể từ F. de Saussure, đã được L. Bloomfield (1933) công bố
trong tác phẩm kinh điển “Language” [34]. Theo L. Bloomfield, sở dĩ câu có một
“vị thế tối thượng” (“absolute position” [34, tr. 170]) trong ngữ pháp là vì nó khơng
bao giờ xuất hiện với tư cách là thành tố của bất kỳ một “dạng thức ngôn ngữ nào lớn
hơn nó” (thuật ngữ “dạng thức ngơn ngữ”: “linguistic form” [34, tr. 170]).
Trong đề tài này, luận án sẽ chấp nhận cách giải thích của J. Lyons về quan
điểm về “câu” của L. Bloomfield (1933) để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu:
“câu là đơn vị lớn nhất của miêu tả ngữ pháp” [23]. (x. [20], [21]).
1.2.2 Nghĩa của câu theo logic nội hàm (R. Montague 1973)
Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, các công trình của J. J. Katz và J. A. Fodor
(1963), J. J. Katz và P. M. Postal (1964) đã bắt đầu tiếp cận vấn đề “nghĩa của câu”
dựa trên quan điểm ngữ pháp. Tiếp sau đó, các trường phái ngữ nghĩa học tạo sinh và
ngữ nghĩa học diễn dịch cũng đã xây dựng các hệ thống lý thuyết của họ dựa trên

cách tiếp cận “miêu tả” hay “biểu diễn” nghĩa của câu [67, tr. 1-16]. Cách tiếp cận
“miêu tả” nghĩa của câu cũng là cơ sở cho các lý thuyết về “cấu trúc nghĩa của câu”,


10

được phát triển từ L. Tesnière, C. J. Fillmore, W. Chafe, … đến M. A. K. Halliday.
(x. [21]).
Theo một quan điểm tiếp cận khác dựa trên logic triết học, trường phái ngữ
nghĩa học điều kiện chân lý (“Truth-Conditional Semantics”) đã tiếp cận vấn đề
“nghĩa của câu” dựa trên một định đề: “Để biết được nghĩa của một câu (trần thuật)
thì cần phải xác định xem nó sẽ đúng trong những thế giới như thế nào?” [42]. Điều
đó cũng có nghĩa rằng một câu có thể có chân trị khác nhau ở những thế giới khác
nhau và nghĩa của một câu có thể được xác định nếu như có thể xác định được tất cả
chân trị của nó ở mọi thế giới.
Theo ngữ nghĩa học điều kiện chân lý, những thế giới mà ở đó chân trị của
một câu được xác lập có thể là những thế giới thực hoặc những thế giới giả định. Ngữ
nghĩa học điều kiện chân lý cho rằng những thế giới đó có thể được mơ hình hóa bằng
cách xác định các điều kiện chân lý của chúng. Theo ngữ nghĩa học điều kiện chân
lý, “nghĩa của câu” chính là “nội hàm” của nó và những chân trị của nó ở các thế giới
chính là những “ngoại diên” của nó. Mối liên hệ giữa một câu với những chân trị của
nó ở các thế giới chính là mối liên hệ giữa nội hàm (nghĩa) và ngoại diên của nó. Do
vậy, ngữ nghĩa học điều kiện chân lý có khả năng giải thích được các mối quan hệ
giữa nội hàm với ngoại diên của câu. [24], [42], [67], [97], [98], [105], [115], [119],
[120], [121].
Trong luận án này, vấn đề “nghĩa của câu” sẽ được nghiên cứu dựa trên các
cơ sở lý luận của ngữ nghĩa học điều kiện chân lý, thông qua logic nội hàm của R.
Montague (1974). Do đó, các hiện tượng mơ hồ nghĩa câu cũng sẽ được luận án thuyết
giải dựa trên cơ sở nội hàm.



11

1.3

Mơ hồ hay không mơ hồ

1.

C. Fuchs (1987) đã định nghĩa các hiện tượng mơ hồ như sau: “Mơ hồ là một

biểu đạt có nhiều ý nghĩa” [93]. Sau đó, định nghĩa trên đã được C. Fuchs (1996) phát
biểu lại một cách rõ ràng hơn: “Mơ hồ là một biểu đạt ngơn ngữ có nhiều ý nghĩa
phân biệt và nó có thể được người tiếp nhận hiểu theo nhiều cách khác nhau” [94].
Định nghĩa của C. Fuchs (1987, 1996) về “mơ hồ ngôn ngữ” cũng tương đồng với
định nghĩa của các tác giả khác trước và sau đó, như Brendan S. Gillon (1990),
Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang (1993), v.v.
C. Fuchs (1996) đã xác định rõ ràng phạm vi của những hiện tượng ngôn ngữ

2.

được gọi là “mơ hồ” và loại ra khỏi phạm vi nghiên cứu những hiện tượng “không
mơ hồ”. Theo C. Fuchs, những trường hợp sau đây không phải là mơ hồ trong tiếng
Pháp [94]: sai nghĩa, thiếu thông tin, nghĩa tổng thể, nghĩa mờ, nghĩa áng chừng,
nghĩa hàm ý, nghĩa của các từ chế (“mot-valise”), chơi chữ. Luận án nhận thấy những
trường hợp mà C. Fuchs đã nêu như trên cũng có hiệu lực tương tự đối với tiếng Việt.
• Sai nghĩa1:
(1-1)

Căn nhà trịn trĩnh nằm bên đường.

Trong thí dụ (1-1), “trịn trĩnh” khơng thể dùng với “nhà”. Đây là cách dùng

từ sai nghĩa.
• Thiếu thơng tin2:
(1-2)

1
2

Ơng ấy mới đi Pháp.

Theo C. Fuchs [94].
Theo C. Fuchs [94].


12

Trong thí dụ (1-2), câu khơng có đề cập thơng tin chi tiết về “chuyến đi Pháp
của ơng ấy”.
• Nghĩa tổng thể3:
(1-3)

Cơ ấy đã đọc rất nhiều sách.
Trong thí dụ (1-3), “sách” có nghĩa tổng thể, khơng cần phân biệt rõ loại sách

gì.
C. Fuchs (1987) cho rằng trường hợp sau đây khơng có mơ hồ trong tiếng
Pháp bởi vì nó thuộc trường hợp “nghĩa tổng thể” (“cumul de sens”) [93].
(1-4)


“la photo de Pierre”

(C. Fuchs [93])

C. Fuchs (1987) cho rằng danh ngữ trong thí dụ (1-4) có “nghĩa tổng thể” cho
nên khơng có mơ hồ giữa “ảnh chụp Pierre”, “ảnh của Pierre sở hữu” hay “ảnh do
Pierre chụp” [93].
• Nghĩa mờ4:
(1-5)

Cơ ấy đàn rất hay.
Trong thí dụ (1-5), từ “hay” có nghĩa mờ và có tính tương đối.

• Nghĩa áng chừng5:
(1-6)

3

Chiều mai, cô ấy đi Mỹ.

Theo C. Fuchs [94].
Theo C. Fuchs [94].
5
Theo C. Fuchs [94].
4


13

Trong thí dụ (1-6), từ “chiều” có nghĩa ánh chừng, khơng xác định rõ thời

gian vào lúc mấy giờ.
• Nghĩa hàm ý6: bao gồm tiền giả định và hiểu ngầm.
(1-7)

Cô ấy đang chơi đàn.
Trong thí dụ (1-7), các tiền giả định của câu là “cô ấy biết đàn” và “cô ấy có

ít nhất một cây đàn”.
• Nghĩa của các từ chế (“mot-valise”)7:
(1-8) “Brexit”
Trong thí dụ (1-8), “Brexit” được xem là một từ chế.
• Nghĩa của các từ được dùng theo kiểu chơi chữ8:
(1-9) Nhân duyên tiền định
Trong thí dụ (1-9), “tiền định” được dùng với nghĩa chơi chữ là “nhân duyên
do tiền bạc định đoạt”.
3.

C. Fuchs (1996) có sự phân biệt rõ ràng “mơ hồ ảo” và “mơ hồ thực” [94]. Sự

phân biệt này chỉ có hiệu lực trong phạm vi câu.
• Theo C. Fuchs (1996), “mơ hồ ảo” là mơ hồ chỉ có trên nguyên tắc và những
mơ hồ loại này sẽ không tồn tại nếu chúng được đặt trong những câu cụ thể.

6

Theo C. Fuchs [94].
Theo C. Fuchs [94].
8
Theo C. Fuchs [94].
7



14

(1-10)

“le lit”
Trong thí dụ (1-10), “le lit” có nghĩa là cái giường nếu xem nó là một danh

ngữ gồm có một mạo từ và một danh từ chung. Tuy nhiên, nếu xem xét câu “Il le lit”
thì “le lit” gồm có một đại danh từ nhân xưng “le” và một động từ “lit” (được chia
ở ngơi thứ ba, số ít, thì hiện tại, mệnh lệnh cách) và có nghĩa là “đọc nó”. Như vậy,
khi “le lit” được đặt trong ngữ cảnh câu thì nó khơng có mơ hồ.
• Theo C. Fuchs (1996), “mơ hồ thực” là mơ hồ tồn tại trong câu mà ngữ cảnh
nội tại của câu lại không giải tỏa được mơ hồ. Đây là những đối tượng được
luận án quan tâm nghiên cứu.
(1-11)

Il a trouvé sa tente/tante.
Trong thí dụ (1-11), do các từ “tente” và “tante” đồng âm cho nên trong khi

nói khơng thể phân biệt được: “nó đã tìm thấy cái lều của nó” hay “nó đã tìm thấy
dì của nó”. Đây là một trường hợp “mơ hồ thực”.
Tương tự như thí dụ trên, những từ đa nghĩa cũng có thể gây ra các hiện tượng
“mơ hồ thực” mà ngữ cảnh của câu không thể loại bỏ mơ hồ trong ngơn ngữ nói lẫn
viết.
4.

Mối liên hệ giữa mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp đã được một số tác giả đề


cập. Các tác giả như Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang [9], Trần Thủy Vịnh
[29], C. Fuchs [94] cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp phân tích những ảnh hưởng của
mơ hồ từ vựng đối với mơ hồ cú pháp trong những ngôn ngữ được các tác giả nghiên
cứu.


15

1.4

Tiểu kết

1.

Trong chương này luận án đã sơ lược qua lịch sử nghiên cứu các hiện tượng

mơ hồ trong ngôn ngữ học. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, ngữ pháp hình thức đã có
những ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm nghiên cứu về mơ hồ. Đặc biệt, ngữ pháp
tạo sinh cải biến của N. Chomsky (1957, 1965) đã cung cấp những cơ sở lý luận quan
trọng để giải thích các mơ hồ về cấu trúc ngữ đoạn và những mơ hồ do quá trình cải
biến từ cấu trúc chìm lên cấu trúc nổi [23], [103].
2.

Trước đây, các nghiên cứu về mơ hồ thường tập trung chủ yếu vào những

nguyên nhân từ vựng, cú pháp, ngữ âm và ngữ dụng. Đây cũng là những loại mơ hồ
mà hầu hết các tác giả nghiên cứu đều đề cập đến. Ngoài ra, từ thập niên 60 của thế
kỷ trước đến nay, các lý thuyết ngữ nghĩa học rất ít khi được vận dụng trong những
nghiên cứu chuyên khảo về mơ hồ mặc dù các hiện tượng mơ hồ đã từng được nhiều
nhà ngữ nghĩa học quan tâm nghiên cứu và dùng chúng như là một phương tiện để

kiểm chứng năng lực của các lý thuyết ngữ nghĩa học.
3.

Những quan điểm của C. Fuchs (1996) về định nghĩa “mơ hồ” và phân định

ranh giới giữa “mơ hồ” với “không mơ hồ” đã cung cấp những cơ sở lý luận hoàn
chỉnh cho chuyên ngành nghiên cứu. C. Fuchs (1996) đã minh định được nhiều hiện
tượng vốn không phải mơ hồ nhưng thường bị nhầm lẫn với mơ hồ. Đặc biệt, sự phân
biệt của C. Fuchs (1996) về “mơ hồ ảo” và “mơ hồ thực” cho phép nhận diện những
mơ hồ trên lý thuyết và những mơ hồ có thực trong ngữ cảnh (nội tại) của câu.
Trong luận án này, các hiện tượng “mơ hồ thực” sẽ là đối tượng nghiên cứu
của luận án.


16

CHƯƠNG 2.

MƠ HỒ TỪ VỰNG VÀ MƠ HỒ CÚ PHÁP
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Trong chương này, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu vào việc khảo sát và phân
tích các hiện tượng mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp để nhằm giải thích tác động của
chúng đối với nghĩa của câu trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Cấu trúc cú pháp của các
thí dụ mơ hồ trong chương này sẽ được phân tích một cách chi tiết. Các thí dụ này sẽ
được thuyết giải mơ hồ trong chương 4.

2.1

Tác động của mơ hồ từ vựng đối với nghĩa của câu

Trong khi những hiện tượng mơ hồ từ vựng trong tiếng Pháp đã được nhiều

tác giả chú ý nghiên cứu từ thập niên 60 của thế kỷ trước thì trong tiếng Việt chúng
mới bắt đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Theo những nghiên cứu trước đây, các hiện tượng mơ hồ từ vựng thường chịu ảnh
hưởng trực tiếp và cũng phản ánh những đặc thù của loại hình ngôn ngữ. (x. [9], [29],
[30], [31], [32], [88], [89], [90], [91], [92], [94], [95], [96], [100], [101], [102], [106],
[107], [108], [112]).
2.1.1 Mơ hồ về ranh giới của hình vị và từ
• Tiếng Việt:
Bởi vì tiếng Việt là một ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập – âm tiết tính cho
nên âm tiết trong tiếng Việt trùng với hình vị và từ [3], [18], [20], [21]. Do đó, các
hiện tượng mơ hồ về ranh giới hình vị khơng xuất hiện trong tiếng Việt. Tuy nhiên,


×