ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TH
VĂN XI Ở ĐƠ THỊ NAM BỘ 1945-1954
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH XÃ HỘI HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TH
VĂN XI Ở ĐƠ THỊ NAM BỘ 1945-1954
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 62223401
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
2. PGS. TS. Võ Văn Nhơn
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS. TS. Trần Văn Minh
2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp
PHẢN BIỆN:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Kha
2. PGS. TS. Bùi Thanh Truyền
3. TS. Nguyễn Lâm Điền
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án tiến sĩ Văn xi ở đơ thị Nam Bộ 1945-1954 từ góc nhìn
phê bình xã hội học là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tồn văn cơng trình chưa
từng được cơng bố ở bất kỳ nơi nào khác. Mọi nội dung tham khảo và trích dẫn trong
luận án đều trung thực và được ghi chú xuất xứ rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Tác giả luận án
năm 2020
QUY ƯỚC
1. Tài liệu tham khảo phục vụ luận án và những trích dẫn từ các tài liệu này
được trình bày theo Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành
kèm theo Quyết định số 02/QĐ-XHNV-TTPC-SHTT ngày 19/01/2018.
2. Tài liệu tác phẩm văn xuôi là đối tượng nghiên cứu được thống kê trong
Phụ lục 1 của luận án. Quy cách trình bày mỗi đơn vị tác phẩm và các trích dẫn lấy
từ những tác phẩm này cũng được trình bày theo Quy định đã nêu ở mục 1. Trong
dòng thơng tin của mỗi đơn vị tác phẩm, ngồi các yếu tố như đã nêu trong Quy định,
tác giả luận án cịn cung cấp thêm thơng tin về tên thể loại được in trên bản in gốc
của tác phẩm và tên nhóm sách (nếu có). Mỗi đơn vị tác phẩm được kèm theo phần
tóm tắt ngắn gọn nội dung để người đọc dễ tham khảo và đối chiếu với phần phân
tích và nghiên cứu trong chính văn của luận án.
3. Tên riêng hoặc thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngồi (phương
Tây) được trình bày theo (các) hình thức được chấp nhận trong tiếng Anh. Trong
trường hợp bàn về một ấn phẩm cụ thể (bản tiếng nước ngoài hoặc bản dịch tiếng
Việt), tên riêng được trình bày như cách nó được in trên ấn phẩm.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài ....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................24
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................26
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..........................................................28
6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................29
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT ...........................31
1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội, văn hố ở Sài Gịn 1945-1954 .........................31
1.1.1. Những biến động chính trị ......................................................................31
1.1.2. Những vấn đề xã hội, văn hoá.................................................................39
1.2. Khái lược về phê bình xã hội học................................................................53
1.2.1. Khái niệm “phê bình xã hội học” ...........................................................53
1.2.2. Quá trình vận động của phê bình xã hội học ..........................................55
1.3. Khả năng ứng dụng phê bình xã hội học trong nghiên cứu văn xi ở đô
thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 ........................................................................65
1.3.1. Mức độ phù hợp của phương pháp phê bình và đối tượng nghiên cứu ..65
1.3.2. Phê bình xã hội học: những tiêu điểm nghiên cứu của luận án .............68
Tiểu kết .................................................................................................................71
CHƯƠNG 2: VĂN XI Ở ĐƠ THỊ NAM BỘ 1945-1954 TỪ PHÊ BÌNH XÃ
HỘI HỌC VĂN CẢNH ..........................................................................................73
2.1. Nhìn từ hoạt động chính trị - xã hội: hai chặng đường văn học ..............73
2.1.1. Từ 1945 đến 1950: khuynh hướng văn học tranh đấu ............................73
2.1.2. Từ 1950 đến 1954: đa dạng khuynh hướng văn học ...............................80
2.2. Nhìn từ hoạt động báo chí và xuất bản: mối quan hệ biện chứng giữa thị
trường và nghệ thuật ..........................................................................................86
2.2.1. Báo chí chính trị hố và thương mại hoá thị hiếu thẩm mỹ....................87
2.2.2. Nhà xuất bản trong sự tương tác giữa thị hiếu và nghệ thuật ................92
2.3. Nhìn từ cơng chúng và tác giả: một vùng văn học hướng ngoại, thiên về
hành động ...........................................................................................................102
2.3.1. Công chúng mang nét địa văn hoá đặc thù...........................................102
2.3.2. Tác giả và những chiến lược sử dụng vốn trong trường văn học .........114
Tiểu kết ...............................................................................................................126
CHƯƠNG 3: VĂN XUÔI Ở ĐÔ THỊ NAM BỘ 1945-1954 TỪ PHÊ BÌNH XÃ
HỘI HỌC VĂN BẢN ............................................................................................128
3.1. Nhìn từ đặc điểm thể loại: tư duy dung hợp mang ý nghĩa xã hội ........128
3.1.1. Nhận thức thể loại của nhà văn ............................................................129
3.1.2. Đặc trưng báo chí của văn xi nghệ thuật ..........................................138
3.2. Nhìn từ thế giới nhân vật: sự dung hoà giữa nhu cầu của nhà văn và công
chúng ..................................................................................................................142
3.2.1. Nhân vật công thức với thế giới lý tưởng của nhà văn và nhu cầu của công
chúng ...............................................................................................................143
3.2.2. Nhân vật tâm lý với nhu cầu chia sẻ, khám phá của nhà văn ...............156
3.3. Nhìn từ ngơn từ nghệ thuật: những khuôn mẫu mang ý nghĩa xã hội .167
3.3.1. Ngơn từ biểu hiện diễn ngơn chính trị-xã hội .......................................168
3.3.2. Từ ngôn ngữ ước lệ đến ngôn ngữ tả chân ...........................................182
Tiểu kết ..........................................................................................................................................192
KẾT LUẬN ............................................................................................................194
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................199
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ VÀ TĨM TẮT TÁC PHẨM VĂN XI Ở ĐÔ THỊ
NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945-1954 ...........................................................................1
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN TÁC GIẢ VĂN XUÔI Ở ĐÔ THỊ NAM BỘ GIAI
ĐOẠN 1945-1954 ...................................................................................................173
1
DẪN NHẬP
1. Lý do nghiên cứu đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, văn học Nam Bộ từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1954
thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước, giúp bổ khuyết
và hoàn thiện bức tranh chung của văn học Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử
đặc biệt. Nhiều tác phẩm được sưu tầm và tái bản, nhiều tác giả được tìm hiểu lại và
nghiên cứu kỹ hơn, làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện và khách quan hơn văn
học Việt Nam trong những giai đoạn đã từng bị bỏ quên, bỏ qua, hoặc từng bị nhận
định có phần phiến diện. Cơng trình Sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học Nam Bộ
1945–1954 do Võ Văn Nhơn chủ nhiệm hoàn thành năm 2012 đã bao quát các tác
phẩm xuất bản công khai ở đô thị lẫn tác phẩm ra mắt ở vùng kháng chiến, đánh giá
lại đóng góp của một số tác giả tiêu biểu. Với phạm vi rộng như vậy, cơng trình chủ
yếu hệ thống lại những tài liệu sưu tầm được và mô tả khái quát, mở đường cho những
nghiên cứu sâu hơn về từng đối tượng, vấn đề trong giai đoạn văn học này. Sách
Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kỳ 1865-1954 do Nguyễn Thị
Thanh Xuân chủ biên (2018) dành dung lượng đáng kể cho giai đoạn 1945-1954, gợi
ý một góc nhìn đối với hoạt động sáng tác văn học ở Nam Bộ giai đoạn này trong mối
quan hệ với lý luận, phê bình văn học, xem xét sáng tác văn học dưới sự chi phối của
các quy luật phát triển nội tại, bổ sung cho góc nhìn đã phổ biến bấy lâu xem văn học
giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là cơng cụ đấu tranh chính trị. Do vậy,
văn học 1945-1954 xuất bản công khai ở khu vực đô thị Nam Bộ – nơi cả nhà văn lẫn
độc giả vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những sự kiện chính trị xã hội vừa thưởng
thức văn học vì những nhu cầu cá nhân – cần được nghiên cứu sâu hơn với những
công cụ phù hợp.
1.2. Trong sáng tác văn học ở đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954, văn xi có
vẻ chiếm số lượng áp đảo và gây tiếng vang hơn so với thơ, căn cứ những tác phẩm
còn lưu lại được đến ngày nay và các mơ tả, nhận xét trong những cơng trình nghiên
cứu về giai đoạn này. Trong danh sách liệt kê của Nguyễn Văn Sâm (1972), văn
2
chương tranh đấu ở đơ thị 1945-1950 có 94 quyển sách thuộc thể loại truyện nhưng
chỉ có 12 tập thơ/truyện thơ (tr. 263-275). Truyện ngắn và truyện dài kỳ (feuilleton)
vẫn xuất hiện trên khắp các báo. Hầu hết tác giả được giới nghiên cứu về sau xem là
tiêu biểu của giai đoạn này đều chỉ viết hoặc chủ yếu viết văn xuôi. Hơn nữa, văn
xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết, vẫn được xem là thể loại trung tâm của văn học hiện đại
vì tính chất phi điển lệ và khả năng bao quát hiện thực đa dạng phong phú. Đó là nơi
các nhà văn thể hiện trực tiếp quan điểm, tư tưởng và chia sẻ tâm sự, cảm xúc về
những vấn đề dân tộc và thời đại, cũng như phản ánh hiện thực văn hoá, xã hội, lịch
sử. Khi cần thu hẹp vùng quan tâm trên bức tranh rộng lớn của văn chương ở đô thị
Nam Bộ 1945-1954, văn xuôi là một lựa chọn ưu tiên hợp lẽ.
1.3. Trong giai đoạn lịch sử 1945-1954 ngắn ngủi nhưng nhiều biến động, người
dân Việt Nam khó ai có thể đứng ngồi những tác động chính trị-xã hội. Giới văn
nhân nghệ sĩ vốn nhạy cảm hơn với cuộc đời lại càng khó tránh khỏi việc thể hiện
dấu ấn thời đại trong tác phẩm theo cách này hoặc cách khác. Nam Bộ từng được biết
đến là vùng đất cởi mở, tiên phong, nơi con người được gợi cảm hứng tương tác,
hướng ngoại mạnh mẽ và văn chương có mối quan hệ mật thiết với thế giới ngồi
trang sách. Thật khó để đọc văn chương Nam Bộ nói chung và văn học ở đơ thị Nam
Bộ giai đoạn 1945-1954 nói riêng mà khơng xem xét tính chất xã hội của nó. Mức độ
phù hợp của phương pháp phê bình xã hội học với đối tượng nghiên cứu sẽ được trình
bày kỹ hơn ở Chương 1 của luận án.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu “Văn xuôi ở đô thị Nam
Bộ 1945-1954 từ góc nhìn phê bình xã hội học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu tổng hợp về văn học Nam Bộ 1945-1954
2.1.1. Nghiên cứu trong nước trước 1975
2.1.1.1. Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900-1956 (1960) của Thế Phong
Bộ cơng trình Lược sử văn nghệ Việt Nam của Thế Phong gồm 4 tập:
3
Tập 1: Nhà văn tiền chiến 1930-1945
Tập 2: Văn nghệ kháng chiến 1945-1950, trong đó chia ra hai phần “Phần A:
Nhà văn kháng chiến chủ lực” và “Phần B: Nhà văn miền Nam 1945-1950”
Tập 3: Nhà văn hậu chiến 1950-1956
Tập 4: Tổng luận sáu mươi năm văn nghệ Việt Nam 1900-1956.
Cả bộ được Đại Nam Văn hiến Xuất bản Cục của chính tác giả Thế Phong cho
in ronéo (khơng xin giấy phép xuất bản) trong khoảng thời gian 1959-1960, đến năm
1974 được NXB Vàng Son tái bản. Tập 4 được dịch giả Đàm Xuân Cận dịch sang
tiếng Anh với tựa A Brief Glimpse at the Vietnamese Literary Scene (1900-1956).
Đến năm 2007, tồn bộ 4 tập của cơng trình được tác giả đồng ý công bố trên website
Newvietart.com. Quyển 2 phần B: Nhà văn miền Nam 1945-1950 và quyển 3 Nhà
văn hậu chiến 1950-1956 là phần mà luận án này quan tâm. Người viết luận án chỉ
có thể tiếp cận bản online của quyển sách.
Đây là cơng trình nghiên cứu tổng hợp sớm nhất về văn học Nam Bộ 19451954. Trước đó chỉ có những bài báo đơn lẻ của người đương thời nhận định một
cách chung chung về hiện tình văn học mà họ đang trải qua, có tính chất phê bình
nhiều hơn là nghiên cứu. Căn cứ vào mốc thời gian và tiêu đề trên các tập, có thể thấy
Thế Phong xác định cuộc kháng chiến chống Pháp – và giai đoạn văn học kháng chiến
trong cả nước – chỉ diễn ra từ 1945 đến 1950 dù mãi đến năm 1954 thì Pháp mới thua
trận ở Điện Biên Phủ và hồn tồn rút khỏi Việt Nam. Theo ơng, sau 1950, kháng
chiến ở Nam Bộ đã khơng cịn như trước. Ngoài ra, trong phần A của tập sách, Thế
Phong cũng cho rằng Nam Bộ chỉ là mặt trận văn nghệ kháng chiến bổ sung cho mặt
trận chủ lực ở miền Bắc, miền Trung.
Ở tập 2, Thế Phong phân chia các nhà văn miền Nam thành 3 nhóm: nhóm Lý
Văn Sâm chuyên về sáng tác gồm có Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà và
Dương Tử Giang; nhóm Chân Trời Mới chuyên về lý luận Marxist gồm Tam Ích,
Thiên Giang, Thê Húc; nhóm các nhà văn độc lập khác gồm có Hồng Tấn, Bình
Ngun Lộc, Anh Huy, Việt Quang, Bách Việt, Hợp Phố, Sơn Khanh, Phi Vân, Vũ
4
Xuân Tự, Quốc Ấn, Nguyễn Bảo Hoá, Trúc Khanh, Hồ Hữu Tường… Ông viết theo
kiểu giới thiệu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác, trích dẫn một vài đoạn văn, thơ
của mỗi tác giả kèm nhận xét về phong cách và đóng góp của tác giả. Mỗi tác giả
được phân tích kỹ lưỡng hay sơ sài tuỳ vào đánh giá của Thế Phong về mức độ quan
trọng của tác giả ấy trong giai đoạn văn học. Những phần về Vũ Anh Khanh, Lý Văn
Sâm, Thẩm Thệ Hà, Tam Ích được ơng viết dài hơn hẳn, trích dẫn và phân tích tác
phẩm khá kỹ, trong khi những tác giả khác chỉ được dành cho vài đoạn văn, có người
cịn khơng được phân tích tác phẩm, chỉ có nhận định chung chung. Các nhà văn ở
nhóm 1 và nhóm 2 đều được ông dành các mục riêng để giới thiệu hoặc phân tích,
nhưng nhóm 3 ơng chỉ viết riêng về Hồng Tấn, Bình Ngun Lộc, Hồng Tố
Ngun, Quốc Ấn, Sơn Khanh, Vũ Xuân Tự, Phi Vân và Nguyễn Bảo Hoá, trong đó
3 tác giả đầu danh sách này được ơng cho là điển hình hơn những người cịn lại.
Nguyễn Văn Sâm (1969) nhận định rằng Thế Phong khơng nói lên được đầy đủ
sự thật về nền văn học kháng chiến Nam Bộ 1945-1950 vì hai nguyên nhân: tài liệu
thiếu thốn và đánh giá chưa chính xác những tài liệu đã có (tr. 10-12). Tập 2 này (gồm
cả phần A và phần B) là tập mỏng nhất trong cả bộ sách 4 tập nhưng lại bao quát toàn
bộ văn học kháng chiến cả nước trên nhiều thể loại thơ, văn xuôi, lý luận phê bình,
biên khảo... Số tác giả mà Thế Phong nhắc đến lẫn giới thiệu riêng đều ít ỏi, các phần
viết rất ngắn, chỉ có thể xem là nét phác thảo.
Tập 3 Nhà văn hậu chiến dừng lại ở mốc thời gian 1956 vì đó là năm Thế Phong
viết xong bộ sách. Trong danh sách các tác giả miền Bắc có một số cái tên mà tác giả
luận án nhận thấy có xuất hiện trên báo chí trong Nam cùng giai đoạn như Vĩnh Lộc
(nhóm lãng mạn bng lỏng), Thanh Nam (nhóm tâm tình tiến bộ) và Hồng Cơng
Khanh (nhóm lãng mạn đấu tranh).
Nhìn chung, nghiên cứu của Thế Phong về văn học Nam Bộ 1945-1950 xuất
hiện sớm, mức độ bao quát cao so với thời điểm ra đời của nó, giới thiệu được nhiều
cây bút tiêu biểu của văn chương kháng chiến miền Nam 1945-1950, tuy chỉ ở mức
tóm lược tiểu sử nhà văn, liệt kê văn phẩm và nhận xét chung về phong cách, đóng
5
góp văn chương. Điều đáng tiếc là Thế Phong khơng chú ý đến mối quan hệ tương
tác giữa các nhà văn với nhau và giữa nhà văn với môi trường xã hội, dù đầu mỗi tập
sách ông đều dành vài trang để giới thiệu bối cảnh lịch sử. Thế Phong cũng không đề
cập đến những tác phẩm văn học ở miền Nam những năm từ 1950 đến 1954.
2.1.1.2. Văn chương tranh đấu miền Nam (1969) của Nguyễn Văn Sâm
Năm 1969, Nguyễn Văn Sâm, khi ấy là giảng sư Đại học Văn Khoa Sài Gịn,
đã cho ra mắt cơng trình Văn chương tranh đấu miền Nam do Kỷ Nguyên xuất bản.
Công trình dày 466 trang phân tích, bình luận tác phẩm và đánh giá vai trị, đóng góp
của 24 tác giả Nam Bộ giai đoạn 1945-1950 là Triều Sơn, Nguyễn Bảo Hố, Phạm
Thu Cảnh, Võ Hồ Khanh, Sơn Khanh, Liên Chớp, Nguyễn Xuân Mỹ, Hoàng Tấn,
Hoàng Mai, Việt Tha, Thẩm Thệ Hà, Bùi Nam Tử, Vũ Xuân Tự, Dương Tử Giang,
Nghiêm Lang, Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Quốc Ấn, Hợp Phố, Phi Vân, Hồ Hữu
Tường và 3 đại diện của nhóm Chân Trời Mới là Tam Ích, Thê Húc và Thiên Giang
được xếp vào cùng một mục.
Thế Phong gọi văn chương 1945-1950 là “văn chương kháng chiến” trong hệ
thống phân kỳ tiền chiến - kháng chiến - hậu chiến (định danh gắn với phân kỳ lịch
sử), trong khi Nguyễn Văn Sâm gọi nó là “văn chương tranh đấu” – một cách định
danh quan tâm hơn đến tinh thần và nội dung văn học của đối tượng. Do định danh
văn học dựa vào phân kỳ lịch sử nên Thế Phong đã đưa vào tập sách kháng chiến của
mình những nhà văn có sáng tác gây chú ý trong giai đoạn này, kể cả người không
thể hiện ý hướng kháng chiến trong tác phẩm, chẳng hạn như Bình Nguyên Lộc.
Ngược lại, Nguyễn Văn Sâm loại Bình Nguyên Lộc khỏi danh sách. Trong cơng trình
xuất bản năm 1972, Nguyễn Văn Sâm xếp Bình Ngun Lộc vào nhóm nhà văn đứng
ngồi trào lưu.
Cũng giống Thế Phong, Nguyễn Văn Sâm xác định văn chương tranh đấu miền
Nam chỉ kéo dài đến năm 1950 chứ không phải đến 1954 vì ơng quan sát thấy thực
tiễn sáng tác và xuất bản văn chương tranh đấu từ sau những năm 1950 đã hao hụt,
xuống dốc so với những năm trước đó. Lý giải cho điều này, bên cạnh việc đồng ý
6
với nhận định của Thế Phong rằng ý niệm “kháng chiến toàn dân” khi ấy đã tan vỡ,
chiến tranh chống giặc ngoại xâm bắt đầu nhuốm màu sắc chiến tranh ý thức hệ khiến
nhiều nhà văn mất hứng thú với đề tài này, Nguyễn Văn Sâm còn chỉ ra rằng việc lập
lại lệnh kiểm duyệt đã khiến nhiều nhà văn tranh đấu hàng đầu rút về chiến khu, đồng
thời chính phủ Quốc gia Việt Nam có vẻ giành được nhiều quyền độc lập hơn từ tay
Pháp sau Hiệp định Élysée 8/3/1949 khiến nhiều nhà văn ở lại thành cảm thấy nguội
dần ý hướng kháng Pháp.
Trong Phần dẫn nhập, Nguyễn Văn Sâm dựa vào phần trọng yếu trong sự
nghiệp của mỗi tác giả mà phân chia họ thành 3 nhóm: nhóm lý thuyết gồm Chân
Trời Mới, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà, Hồ Hữu Tường, Triều Sơn; nhóm thiên
về xã hội có Bùi Nam Tử, Phi Vân, Sơn Khanh, Hồng Tấn, Lý Văn Sâm, Vũ Xuân
Tự, Hoàng Mai, Nguyễn Xuân Mỹ, Hợp Phố; nhóm hướng về đường lối quốc gia có
Vũ Anh Khanh, Quốc Ấn, Việt Tha, Võ Hoà Khanh, Liên Chớp, Phạm Thu Cảnh.
Nhóm xã hội có khuynh hướng mơ tả đời sống khốn cùng của người Việt dưới sự cai
trị của thực dân, cịn nhóm có khuynh hướng quốc gia lại kêu gọi người dân lên đường
tranh đấu. Nguyễn Văn Sâm cho rằng đó là hai cánh tay của nền văn chương tranh
đấu, một tay lột mặt nạ kẻ thống trị, tay kia trao vũ khí cho người dân bị trị vùng lên
cởi ách tháo xiềng, cịn nhóm lý thuyết đóng vai trị bộ não của nền văn chương này.
Tuy phân nhóm như vậy, nhưng trong phần chính của cơng trình, Nguyễn Văn
Sâm khơng khảo sát các tác giả theo nhóm mình đã phân chia (cũng khơng rõ ơng
xếp các tác giả theo trật tự nào). Ơng phân tích kỹ tác phẩm của từng tác giả để tìm
ra đặc trưng chủ đề, phong cách, đóng góp của họ vào nền văn chương tranh đấu. Bài
viết thường đi theo trình tự liệt kê tác phẩm, tóm tắt tác phẩm tiêu biểu và phân tích,
nhận xét. Mỗi tác giả đều được ơng rút ra một đặc trưng có tính khái qt và nêu luôn
ở đầu bài viết, chẳng hạn “Phạm Thu Cảnh nhà văn kháng chiến truyền thống Tự Lực
Văn đoàn”, “Võ Hoà Khanh và sự tranh đấu trong tù” “Nguyễn Xuân Mỹ và con
đường nhập thế cứu nước”, “Hoàng Tấn và niềm khổ đau tranh đấu dở dang”, “Thẩm
Thệ Hà và diễn trình ý thức cách mạng”, “Vũ Anh Khanh và hai thế giới mâu thuẫn”,
“Lý Văn Sâm và con người cố thoát ra khỏi sự vây hãm của thành thị u buồn”… Đặt
7
các nhà văn này bên cạnh nhau, Nguyễn Văn Sâm có sự khen chê rất rõ ràng ở cả
khía cạnh nội dung và nghệ thuật, tuy căn cứ đánh giá chủ yếu của ơng vẫn là nội
dung tư tưởng. Ơng đi tìm suy nghĩ, thái độ của nhà văn trước thời cuộc và đánh giá
cách nhà văn chuyển tải thái độ ấy đến độc giả thông qua phương tiện nghệ thuật
cũng như tính hợp lý và khả năng thành cơng của cách thức chuyển tải ấy.
Cơng trình này của Nguyễn Văn Sâm mang đến một bức tranh phong phú và
chi tiết về văn chương tranh đấu miền Nam 1945-1950, khắc phục những hạn chế tư
liệu mà cơng trình của Thế Phong trước kia vấp phải. Số lượng tác giả, tác phẩm
nhiều hơn đáng kể giúp nhà nghiên cứu khắc hoạ lại các chân dung văn học một cách
rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bản thân Nguyễn Văn Sâm lại chưa hoàn tồn hài lịng với
thành tựu này. Ơng cho rằng cơng trình này “tách rời văn học ra khỏi chánh trị bằng
cách chỉ nhìn mỗi nhà văn như một hệ thống tư tưởng khép kín ít dính dáng tới thời
đại, với tư tưởng của người chung quanh” (Nguyễn Văn Sâm, 1972, tr. XI) và khắc
phục thiếu sót đó bằng quyển Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950.
2.1.1.3. Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950 (1972) của Nguyễn
Văn Sâm
Tự đánh giá cơng trình năm 1969 cịn những thiếu sót như đã nêu ở trên, năm
1972 Nguyễn Văn Sâm xuất bản tiếp cơng trình Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng
Pháp 1945-1950 để phân tích văn học Nam Bộ 1945-1950 với một phương pháp
khác. Thay vì khảo sát tác phẩm theo tác giả để đưa ra nhận định về phong cách sáng
tác và đóng góp của cá nhân nhà văn vào sự nghiệp tranh đấu, ơng đi tìm các khía
cạnh chống Pháp trong các sáng tác văn học và hệ thống lại thành các nhóm vấn đề.
Cơng trình gồm hai phần. “Phần 1: Văn chương Nam Bộ và ý hướng kháng
Pháp” trình bày bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội những năm 1945-1950 đồng thời
giới thiệu và phân loại các tác phẩm văn học thời kỳ này theo hai tiêu chí: căn cứ trên
địa bàn/phương thức phổ biến và căn cứ theo nội dung. Theo địa bàn/phương thức
phổ biến có loại văn chương ở bưng, ở thành, và tác phẩm chuyền tay; theo nội dung
có (1) tác phẩm lớp dưới chỉ a dua theo thị hiếu thấp kém của quần chúng và không
8
có giá trị nghệ thuật, (2) tác phẩm đi ngồi trào lưu mô tả những vấn đề văn chương
muôn thuở chẳng liên quan gì đến trào lưu tranh đấu và (3) tác phẩm cổ vũ kháng
chiến. Nguyễn Văn Sâm chỉ khảo sát loại ở thành và cổ vũ kháng chiến và cho rằng
nó tiêu biểu cho văn học Nam Bộ 1945-1950 vì chúng có số lượng áp đảo, chất lượng
cao và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong quần chúng. Trong phần 1, tác giả cũng dành
một chương để trình bày về ý hướng kháng Pháp của văn chương Nam Bộ, trong đó
ơng trích dẫn và phân tích lời lẽ của các nhà văn, nhà lý luận, phê bình thời kỳ này
trong các bài phỏng vấn, bài phê bình, lời giới thiệu sách và cả trong các sáng tác văn
học để cho thấy ý thức dùng văn nghệ làm công cụ đấu tranh chống Pháp của họ.
Trong “Phần 2: Những đóng góp của văn chương Nam Bộ vào cuộc kháng Pháp
1945-1950”, Nguyễn Văn Sâm tìm kiếm những biểu hiện của ý thức kháng Pháp đã
phân tích ở phần 1 trong tác phẩm văn học thông qua việc đọc kỹ tác phẩm, lọc ra
các chi tiết mang nội dung chống Pháp và hệ thống lại thành 4 nội dung lớn tương
ứng với 4 chương: Văn chương Nam Bộ tố cáo và buộc tội chánh sách cai trị của
người Pháp ở Việt Nam, Văn chương Nam Bộ trình bày những đau khổ tinh thần và
thân xác của người dân dưới thời Pháp thuộc, Chế độ lao tù bất nhân của người Pháp
ở Việt Nam và Văn chương Nam Bộ góp phần vào cuộc kháng Pháp. Ở đây, Nguyễn
Văn Sâm đi tìm hiện thực được phản ánh vào trong tác phẩm văn học ở khía cạnh chủ
đề và nội dung, quan tâm đến cả những thơng tin xác thực có tính sử liệu. Ơng khơng
tìm hiểu hay phân tích cách thức nhà văn nhào nặn chất liệu hiện thực để tạo nên một
thế giới nghệ thuật riêng khép kín và có sự độc lập tương đối với thế giới hiện thực.
Trong chương 1, Nguyễn Văn Sâm hệ thống các hậu quả mà chế độ cai trị của Pháp
để lại ở Nam Bộ ở cấp độ xã hội như cờ bạc công khai, đĩ điếm lan tràn, cướp giật
hoành hành, và cấp độ cá nhân con người như việc chế độ cai trị khiến con người
khơng thể nhìn ra khỏi bản thân mình, khơng thể suy nghĩ sâu xa và trở nên ác độc
nông nổi do dốt nát. Những luận điểm này đều được làm rõ bằng các dẫn chứng từ
các tác phẩm văn học đương thời, từ chủ đề của tác phẩm, hành động và suy nghĩ của
nhân vật chính, nhân vật phụ, các thơng số báo cáo… Tương tự như vậy, chương 2
trình bày đau khổ của người dân dưới thời Pháp thuộc qua các luận điểm như khổ sở
9
về mặt tinh thần: lo sợ súng đạn vơ tình, phập phồng tai ương dễ đến, con người xa
lạ và lạc lõng, tuyệt vọng; cho đến về mặt thể xác như thợ thuyền sống không ra con
người, phu cạo mủ biến thành người máy, người dân bị chủ điền và chức dịch bóc lột
ức hiếp. Chương 3 trình bày chế độ lao tù bất nhân thơng qua mơ tả chính sách lao tù
như đánh đập tù nhân, biến người tù thành con vật, hành hạ người tu hành và phụ nữ,
khủng bố tinh thần; mô tả cách tổ chức nhà tù khơng hợp lý khiến tham nhũng hồnh
hành, nhiều người thụ hình nặng hơn sự quy định của luật pháp; từ đó dẫn đến các
hậu quả tâm lý như méo mó tình cảm và hậu quả thân xác như chết chóc, tật nguyền.
Từ hiện thực có giá trị tố cáo được phản ánh vào tác phẩm văn học đã phân tích ở 3
chương trên, chương 4 trình bày cách thức văn chương Nam Bộ góp phần vào cuộc
tranh đấu chống Pháp thông qua các luận điểm kêu gọi lên đường, kêu gọi mọi người
phục vụ quốc gia theo điều kiện cá nhân và mô tả người hùng cách mạng hành động
dứt khốt, khơng sợ gian nan và có tinh thần cao đẹp.
Nguyễn Văn Sâm giới thuyết rõ ở phần mở đầu rằng cơng trình này cốt tìm hiểu
sự đóng góp của văn chương Nam Bộ vào cuộc kháng Pháp, nghĩa là đi tìm ý nghĩa
chính trị của các tác phẩm văn học thời này, xem chúng như công cụ tranh đấu, nên
ơng khơng khai thác tác phẩm ở khía cạnh nghệ thuật, cũng không đánh giá tư tưởng
của cá nhân nhà văn. Đồng thời, Nguyễn Văn Sâm cũng cho rằng mình có hai lựa
chọn, một là từ hiểu biết lịch sử xã hội của bản thân về thời đại ấy mà đi tìm dẫn
chứng từ tác phẩm, hai là từ những điều được ghi lại trong tác phẩm mà tổng kết các
nội dung tranh đấu thể hiện trong đó, và ông chọn cách thứ hai để đảm bảo khách
quan. Từ việc áp dụng phương pháp ấy, ông đi đến kết luận văn chương Nam Bộ
1945-1950 có giá trị lớn về mặt tranh đấu, góp phần vào việc cởi bỏ ách thống trị của
người Pháp ở Việt Nam nhưng ông không đưa ra một mẫu số chung nào cho xã hội
tương lai về mặt chính trị, đồng thời khẳng định các sáng tác thời này tạo nên một
dòng văn học tranh đấu nối dài truyền thống văn học tranh đấu ở Nam Bộ đã có từ
thời cuối thế kỷ 19 với những chí sĩ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Huỳnh
Mẫn Đạt…
10
Cũng giống như Văn chương tranh đấu miền Nam, công trình này khảo sát cả
thơ lẫn văn xi và cho thấy sự áp đảo về mặt số lượng tác phẩm cũng như uy tín của
tác giả văn xi so với thơ ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954. Cơng trình có đính kèm
một phụ lục liệt kê các tác phẩm căn bản của văn chương Nam Bộ 1945-1950 ở các
thể loại truyện ngắn, truyện dài, truyện dịch, thơ, luận thuyết, khảo cứu, hồi ký… Chỉ
có 12 tập thơ trong khi có đến 94 tập truyện ngắn và tác phẩm truyện dài. Phụ lục này
chỉ có các tác phẩm in sách, khơng có tác phẩm đăng báo và ơng cũng khơng khảo
sát tác phẩm đăng báo trong phần chính văn (nhưng có ghi chú một vài tác phẩm
truyện được đăng báo trước hoặc sau khi in sách). Một số tác phẩm được nhắc đến
trong chính văn như các truyện của Nguyễn Đạt Thịnh khơng xuất hiện trong phụ lục,
có lẽ vì ơng cho rằng nó khơng tiêu biểu, chỉ thuộc nhóm văn phẩm “lớp dưới”.
Cả 3 chuyên khảo vừa nêu đều được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu sống
và sinh hoạt văn nghệ, khoa học ở khu vực thành thị nên các cơng trình bao qt rộng
và sâu diện mạo và đặc điểm văn học thành thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1950, nhưng
vẫn gần như bỏ trống giai đoạn 1950-1954. Ngoài ra, mảng văn học này cũng được
nhắc đến trong sách giáo khoa trung học, chẳng hạn như quyển Văn học sử Việt Nam
cho các lớp trung học đệ nhị cấp (1967) của Bùi Đức Tịnh, được trình bày theo kiểu
điểm qua thành tựu của cá nhân nhà văn trong từng giai đoạn văn học.
2.1.2. Nghiên cứu ở trong nước sau 1975
2.1.2.1. Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1988) của Hoài Anh, Thành
Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp và Địa chí văn hố Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 2: Văn học
(1988) do Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Nguyễn Cơng Bình chủ biên
Sau 1975, vì nhiều lý do, văn học ở khu vực thành thị Nam Bộ 1945-1954 không
được ưu tiên đề cập hay nghiên cứu trong suốt mười mấy năm. Nhiều cơng trình do
Viện Văn học chỉ đạo biên soạn về văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống
Pháp như Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Cách mạng,
kháng chiến và đời sống văn học (tập 1 và 2) xuất bản năm 1986 tuy có đề cập văn
11
học vùng chiến khu Nam Bộ (Khu 8) nhưng không nhắc đến sáng tác văn học ở vùng
đô thị.
Mãi đến năm 1988, văn học đô thị Nam Bộ mới xuất hiện trở lại trong hai cơng
trình nghiên cứu có tính chất tổng hợp, cụ thể là “Phần II: Văn học Nam Bộ sau Cách
mạng tháng Tám” của Thành Nguyên và Hồ Sĩ Hiệp trong sách Văn học Nam Bộ từ
đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) và “Thơ văn yêu nước cơng khai ở Sài Gịn trong
30 năm cách mạng và kháng chiến” của Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phương, Hồ
Sĩ Hiệp trong sách Địa chí văn hố Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 2: Văn học. Hai
cơng trình này giống nhau cơ bản vì có chung hai tác giả chủ lực là Thành Nguyên
(Nguyên Thanh) và Hồ Sĩ Hiệp, lại xuất bản gần như cùng thời điểm (1988). Thành
Nguyên từng góp mặt trong hoạt động đấu tranh bằng văn chương, báo chí ở đơ thành
Sài Gịn suốt giai đoạn 1945-1954 nên ơng có trải nghiệm của người trong cuộc.
Phần viết về văn học giai đoạn 1945-1954 trong sách Văn học Nam Bộ từ đầu
đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) dài hơn 100 trang, dày dặn và chi tiết hơn so với
phần viết tương tự trong sách Địa chí văn hố Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 30
trang), nhưng đều triển khai bố cục như nhau, đứng trên lập trường kháng chiến của
Đảng Cộng sản, xem các tổ chức hoạt động cách mạng đương thời là nền tảng và trụ
cột của nền văn học tranh đấu yêu nước, từ đó khảo sát thể loại và tác phẩm, cuối
cùng là nhận định về mặt giá trị của bộ phận văn học này. Trong Địa chí văn hố
Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đánh giá vắn tắt rằng bộ phận văn học này (1)
có khả năng cảm hố và giáo dục tư tưởng rất lớn, (2) xuất hiện kịp thời trong cuộc
đấu tranh chính trị của nhân dân Nam Bộ, (3) khơi lên truyền thống quật cường của
dân tộc Việt Nam, (4) tố cáo có hệ thống đủ các mặt tội ác của chế độ thực dân Pháp
và (5) phản ánh chân thực cuộc chiến đấu của nhân dân thành phố. Phần viết trong
sách Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) mô tả và đánh giá chi
tiết hơn các đặc điểm của bộ phận văn học đơ thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 về
tính chất, nội dung, sắc thái và tổ chức hoạt động, từ đó nhận định về thành tựu văn
học ở từng thể loại cụ thể.
12
So với ba cơng trình của Thế Phong và Nguyễn Văn Sâm kể trên, hai cơng trình
này có tầm bao quát rộng hơn về mặt địa bàn, thể loại và phương thức xuất bản. Các
tác giả không chỉ khảo sát văn học vùng đơ thị mà cịn có cả văn học vùng chiến khu,
vốn là khu vực mà các nhà nghiên cứu trước kia chưa tiếp cận được tài liệu. Đồng
thời, các tác giả khảo sát cả hoạt động sáng tác văn học lẫn hoạt động báo chí, cả tác
phẩm văn học đăng báo lẫn in sách, trải rộng trên tất cả các thể loại thơ, truyện, ký,
biên khảo, kịch và sân khấu, lý luận phê bình. Phần viết về văn học công khai ở đô
thị là đối tượng quan tâm của tác giả luận án này.
Khác với quan điểm của Thế Phong và Nguyễn Văn Sâm cho rằng văn học tranh
đấu ở thành thị kết thúc vào năm 1950, nhóm tác giả của hai cơng trình sau này xác
định nền văn học tranh đấu kéo dài đến năm 1954, chỉ thay đổi về hình thức tranh
đấu. Trong Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954), Thành Nguyên
và Hồ Sĩ Hiệp chia giai đoạn văn học 1945-1954 thành bốn thời kỳ tương ứng với
những biến đổi của hoạt động chính trị đương thời:
1-Thời kỳ mở đầu 8/1945-11/1946: trong cao trào khởi nghĩa, trên báo chí phổ
biến các bài chính luận kêu gọi và các vở kịch thơ, kịch lịch sử.
2-Thời kỳ đấu tranh trực tiếp 12/1946-6/1950: phong trào Báo chí thống nhất,
phong trào xuất bản văn chương tranh đấu phát triển mạnh mẽ.
3-Thời kỳ tạm lắng 6/1950-6/1951: chính quyền Quốc gia Việt Nam đặt lại lệnh
kiểm duyệt, báo chí bị khủng bố, ký giả bị ám sát, phong trào sáng tác tranh đấu tạm
lắng.
4-Thời kỳ đấu tranh gián tiếp 6/1951-1954: lực lượng văn báo chuyển sang
chống văn hoá đồi truỵ.
Về mặt nội dung tác phẩm, Thành Nguyên và Hồ Sĩ Hiệp trong Văn học Nam
Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) chia văn học đô thị giai đoạn 1945-1954
thành hai trận tuyến đối lập. Một trận tuyến gồm các nhà văn “yêu nước tiến bộ”,
tham gia kháng chiến hoặc có cảm tình với kháng chiến, viết các tác phẩm thể hiện
tinh thần tranh đấu, có ảnh hướng tích cực đến quần chúng trong cuộc kháng chiến
13
chống thực dân Pháp và tay sai. Nòng cốt của trận tuyến này là các cán bộ văn hoá,
văn nghệ của Đảng. Trận tuyến còn lại được gọi là “trận tuyến phản động gồm các
nhà văn báo bồi bút, tay sai của giặc trắng trợn bôi nhọ kháng chiến” (tr. 238). Hồ
Hữu Tường, Sơn Khanh, Nguyễn Đạt Thịnh bị liệt vào nhóm này. Cũng đứng trên
lập trường của Đảng lãnh đạo kháng chiến, Thành Nguyên và Hồ Sĩ Hiệp đánh giá
giá trị của các tác giả, tác phẩm văn học thời kỳ này chỉ trên một tiêu chí duy nhất:
hiệu quả chống giặc, cổ vũ kháng chiến. Những cách viết hơi chệch khỏi đường lối
tranh đấu – chẳng hạn các truyện đường rừng, phiêu lưu, lãng mạn của Lý Văn Sâm
– cũng bị cho là khuyết điểm, là tàn dư của cái lãng mạn tiểu tư sản thời tiền khởi
nghĩa.
Cả hai cơng trình được bàn đến trong mục này khơng đào sâu phân tích tác phẩm
văn học, khơng đi tìm đặc sắc nghệ thuật hay phong cách nhà văn, mà tái hiện diễn
trình văn học sử, với lượng thơng tin ngồn ngộn, dồi dào về tác giả, tác phẩm, đặc
biệt là thông tin về các tổ chức văn nghệ do Đảng lãnh đạo hoạt động ở nội thành.
Đây cũng là hai cơng trình tổng hợp dày dặn, phong phú thơng tin nhất về văn học
Nam Bộ 1945-1954 trong suốt 35 năm sau khi thống nhất đất nước (1975-2010). Bản
thân tác giả Thành Nguyên là người trong cuộc, từng là thư ký Hội Liên hiệp Văn
nhân, bí thư chi bộ Ký giả hoạt động mạnh mẽ trong phong trào Báo chí thống nhất,
bí thư chi bộ Văn Giáo Nghệ Sĩ trong phong trào chống văn hoá đồi truỵ, viết nhiều
bài xã luận, lý luận phê bình (ký Thành Nguyên, Quốc Bửu), truyện ngắn (ký Thanh
Nhã, Thanh Huy, Thanh Bình) và tiểu thuyết (ký Vinh Châu Tử, Long Giang Tử)
đăng báo và in sách trong thời gian này, nên ông lưu trữ và cung cấp một lượng thông
tin vô cùng phong phú về hoạt động chiến đấu bằng ngòi bút của giới văn nhân, ký
giả đương thời.
Vì xác định khung thời gian khác với các cơng trình của Thế Phong và Nguyễn
Văn Sâm nên các nhóm tác giả này đã cung cấp thêm nhiều thông tin và tái hiện thêm
một đoạn diễn trình văn học sử ở đơ thị Nam Bộ mà trước đó ít nhà nghiên cứu tập
trung khai thác, đó là văn học giai đoạn 1950-1954. Tuy nhiên, do đứng trên lập
trường kháng chiến nên các tác giả chỉ tập trung mơ tả hoạt động chống văn hố đồi
14
truỵ phổ biến trên mặt báo thông qua các bài xã luận, lý luận, phê bình, và chỉ liệt kê
các tác phẩm được xem là lành mạnh. Nửa còn lại của nền văn học khi ấy – nửa bị
kết luận là lạc hậu, không lành mạnh, văn chương “hộp đêm” – bao gồm các sáng tác
của Nguyễn Đạt Thịnh, Ngọc Sơn, Nam Đình, Phú Đức, Bà Tùng Long, Hồ Biểu
Chánh… đã bị lên án hoặc bỏ qua, mặc dù xét về mặt số lượng và dung lượng, đây là
những tác giả đáng chú ý trong thời kỳ này.
2.1.2.2. Các nghiên cứu từ 1990 đến 2011
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu trong nước dần
quan tâm hơn đến văn học Nam Bộ 1945-1954, nhưng sản phẩm nghiên cứu chủ yếu
là những bài viết ngắn đăng rải rác trên tạp chí khoa học, các báo phổ thơng, hoặc
những phần nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu tổng hợp có quy mơ lớn hơn.
Năm 1990, Mã Giang Lân xuất bản chuyên khảo Văn học Việt Nam 1945-1954
trong đó dành một chương dài khoảng 20 trang viết về sáng tác văn học ở Hà Nội,
Sài Gòn 1946-1954, phần viết về Sài Gịn chiếm 10 trang. Cơng trình này thường
được sử dụng như giáo trình giảng dạy về văn học Việt Nam hiện đại ở nhiều trường
đại học, cao đẳng và đã được nhà xuất bản Giáo Dục tái bản nhiều lần, gần đây nhất
là lần tái bản thứ ba vào năm 2007. Mã Giang Lân đặt văn học ở Hà Nội và Sài Gòn
trong cùng giai đoạn ở cạnh nhau để độc giả có cái nhìn so sánh. Ông chia văn học
Hà Nội thành 4 loại: 1-loại phản động đề cao chính quyền quốc gia xuyên tạc kháng
chiến; 2-loại sáng tác đi sâu vào tình yêu, khai thác những cuộc ăn chơi hưởng lạc, sa
đoạ; 3-loại mô tả hiện thực xã hội bế tắc ngột ngạt vùng tạm chiếm; và 4-loại sáng
tác thể hiện tâm sự hướng về kháng chiến. Văn học Sài Gòn được chia thành 2 loại:
1-tố cáo tội ác của giặc; và 2-hướng về kháng chiến, kêu gọi nhân dân giúp đỡ bộ đội,
giục giã lên đường đánh giặc, bảo vệ quê hương cuộc sống của mình. Từ đó, ơng rút
ra kết luận văn học 1945-1954 ở Hà Nội và Sài Gòn “đã diễn ra trong những điều
kiện, hoàn cảnh tâm lý khác nhau, và từ đó là những bức tranh xã hội được ghi lại
theo những khả năng, ý thức khác nhau: Hà Nội mờ nhạt với những chán chường,
hoài nghi, bất lực; Sài Gịn sơi động phong phú nhiều mặt đã làm hiện lên đời sống
15
của nhân dân trong cuộc chiến đấu gian khổ và hình ảnh những người chiến sĩ cách
mạng quyết tâm bảo vệ q hương mình” (tr. 159). Những nhận định nói trên của Mã
Giang Lân chỉ phản ánh được văn học Sài Gịn những năm từ 1945 đến 1950 mà thơi,
khơng bao quát được các năm từ 1950 đến 1954.
Năm 1997 có nhiều bài viết về văn học Nam Bộ 1945-1954 như “Sức hấp dẫn
của những trang văn ấy” của Trần Hữu Tá và “Nhìn lại văn học kháng chiến chống
Pháp ở Nam Bộ 1945-1954” của Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên Bình luận văn
học Niên giám của Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh,
“Văn xuôi yêu nước và tiến bộ trong các thành thị bị tạm chiếm 1945-1954” của Võ
Văn Nhơn trên tạp chí Khoa học xã hội. Các bài viết này đều khái quát một số vấn đề
văn học 1945-1954 bị giới nghiên cứu thờ ơ trong một thời gian, nhưng cũng chỉ
dừng lại ở những nét chấm phá. Đến tận năm 2005, trên Nghiên cứu Văn học, Trần
Hữu Tá vẫn còn nhắc nhở nhu cầu cấp thiết về việc sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá
tồn diện văn học Nam Bộ nói chung và văn học trong giai đoạn 1945-1954 nói riêng
trong bài viết “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt
Nam hiện đại”.
Năm 2001, trong sách Chân dung văn học dài hơn 1.400 trang khảo cứu, phê
bình các tác giả văn học Việt Nam thế kỷ 20, Hồi Anh có dành các mục để viết về
Phi Vân, Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm và Khổng Dương – những tác giả có truyện
xuất bản cơng khai ở đô thị Nam Bộ 1945-1954, một lượng tác giả quá ít ỏi so với
văn học Nam Bộ thời đó và đây đều là những tác giả theo kháng chiến. Năm 2005,
Bùi Đức Tịnh chỉnh sửa và bổ sung quyển Văn học sử Việt Nam cho các lớp trung
học đệ nhị cấp (1967) dài 356 trang thành Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ
khởi thuỷ đến cuối thế kỷ XX dài 688 trang, bổ sung thêm rất nhiều tác giả văn học.
Liên quan đến giai đoạn 1945-1954, cơng trình này chỉ nhắc đến đến Thiên Giang,
Thẩm Thệ Hà, Lý Văn Sâm, Ái Lan, Hoàng Tấn, Khổng Dương, cũng là những tác
giả tham gia kháng chiến. Những tác giả nổi bật khác cùng thời như Vũ Anh Khanh,
Sơn Khanh, Tô Nguyệt Đình, Quốc Ấn, Việt Quang, Bùi Nam Tử, Hồ Hữu Tường…
đều không được nhắc đến.
16
Năm 2008, nhà xuất bản Văn hố Sài Gịn ra mắt bộ sách 30 tập “100 câu hỏi
đáp về Gia Định – Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh” bao quát các lĩnh vực từ địa
lý, lịch sử, chính trị, văn học, báo chí, sân khấu, điện ảnh, kinh tế… nhằm phổ biến
thông tin về thành phố đến độc giả đại chúng. Văn học ở đơ thành Sài Gịn giai đoạn
1945-1954 cũng được nhắc đến trong bộ sách này qua quyển Văn học thời kỳ 19451975 do Vũ Hạnh và Nguyễn Ngọc Phan biên soạn. Vì hướng đến độc giả đại chúng
nên sách được trình bày khá đơn giản, chỉ tập trung cung cấp thông tin dưới dạng các
câu hỏi đáp về vấn đề văn học hoặc cá nhân nhà văn. Văn học Sài Gòn 1945-1954
được dành 30 câu trong tổng số 100 câu hỏi, chiếm 138 trang trên tổng số gần 400
trang sách. Đối tượng văn học được nhắc đến ở đây có nhà văn, tác phẩm ở thành lẫn
ở chiến khu, có thơ, văn xi, nghị luận, kịch và cả văn học dịch. Tuy số lượng tác
giả, tác phẩm được nhắc đến không phong phú và chi tiết như hai cơng trình xuất bản
năm 1988, các vấn đề cũng không được xâu chuỗi một cách hệ thống theo kiểu các
cơng trình khoa học, nhưng sách này đã cung cấp thêm một số thông tin mới chưa
từng được nhắc đến ở các cơng trình trước kia, chẳng hạn hoạt động của các nhà xuất
bản, sự phổ biến của loại sách tư tưởng mới của Les editions sociales ở Sài Gịn, tình
hình sáng tác văn học thiếu nhi, đặc biệt dành riêng một câu hỏi-đáp để bàn về ảnh
hưởng của văn học nước ngoài đến nền văn chương tranh đấu. Ở đây, các tác giả đã
dùng cụm từ “đi ngược trào lưu” để chỉ các tác giả đứng ngoài dịng văn học tranh
đấu, chứ khơng phải định ngữ “bồi bút, tay sai” như đã từng xuất hiện trong các sách
năm 1988.
Năm 2011, tập phê bình, biên khảo Ấn tượng văn chương phương Nam của
Nguyễn Mẫn – con trai nhà văn Tơ Nguyệt Đình – ra mắt bạn đọc, góp thêm một
cơng trình phê bình về văn học miền Nam, trong đó có các nhà văn miền Nam giai
đoạn 1945-1954. Nguyễn Mẫn qua đời năm 2006 khi bản thảo công trình này cịn
dang dở. Dù vậy, nó vẫn được Nhà xuất bản Thanh Niên cho biên tập và xuất bản 5
năm sau đó. Tập sách này gồm những bài biên khảo, phê bình tác phẩm của 15 nhà
văn Nam Bộ, trong đó có 7 nhà văn từng có sáng tác văn xuôi công bố ở đô thị trong
giai đoạn 1945-1954, là đối tượng nghiên cứu của luận án này, gồm Tơ Nguyệt Đình,
17
Thẩm Thệ Hà, Minh Hương, Ái Lan, Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Lý Văn Sâm và
Phi Vân. Nguyễn Mẫn trình bày sơ lược thông tin tiểu sử, nhắc lại những mảnh vụn
ký ức về các tác giả và bình luận theo phong cách trực cảm về các sáng tác của họ.
Ông bàn nhiều về giá trị nội dung – đặc biệt là nội dung tranh đấu – của các tác phẩm
thời kháng Pháp, bộc lộ những rung động trước vẻ đẹp câu chữ, thể hiện sự tri âm và
trân trọng tấm lòng của các nhà văn với đất nước và cuộc đời. Những thơng tin tiểu
sử nhà văn và hồn cảnh sáng tác mà ông cung cấp giúp người đọc rõ hơn về đời sống
văn học lúc bấy giờ.
Nhìn chung, kể từ sau khi thống nhất đất nước đến hết thập niên đầu tiên của
thế kỷ 21, nghiên cứu về văn học ở đô thị Nam Bộ hoặc thiên về cung cấp thông tin,
hoặc tản mát rời rạc, hoặc được phân tích trên lập trường ý thức hệ nên có phần chưa
bao quát đầy đủ đối tượng nghiên cứu.
2.1.2.3. Các nghiên cứu sau năm 2011
Sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, khi điều kiện nghiên cứu trong nước có
nhiều thay đổi cả về kinh tế lẫn tư tưởng, giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm trở lại
văn học Nam Bộ, trong đó có văn học ở thành thị giai đoạn 1945-1954. Để phục hồi
sức sống cho một bộ phận văn học từng ít nhiều bị bỏ qua trong quá khứ, đồng thời
giúp bổ khuyết bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại như ý kiến Trần
Hữu Tá đề cập trong bài viết công bố năm 2005, làm cân bằng nhận thức văn học
suốt nhiều thập niên bị lệch về phía miền Bắc, các nhà nghiên cứu về văn học Nam
Bộ đặc biệt tập trung vào công tác sưu tầm tài liệu tác phẩm, đồng thời thực hiện các
nghiên cứu ở cả diện và điểm, nghĩa là đánh giá một cách hệ thống diện mạo văn học
Nam Bộ và nghiên cứu sự nghiệp tác giả từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Năm 2012, Võ Văn Nhơn và cộng sự hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa
học cấp Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học
Nam Bộ 1945-1954 (chưa xuất bản). Cơng trình gồm “Phần 1: Tổng luận về văn học
Nam Bộ 1945-1954”, trình bày sự phát triển và thành tựu theo các thể loại văn học
như thơ, ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và lý luận phê bình ở cả khu vực thành thị
18
lẫn chiến khu; “Phần 2: Những tác giả tiêu biểu” lần lượt phân tích tác phẩm, đánh
giá vị trí và đóng góp của 16 nhà văn, nhà thơ Nguyễn Bính, Hồng Văn Bổn, Tơ
Nguyệt Đình, Dương Tử Giang, Đồn Giỏi, Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Bình
Nguyên Lộc, Xuân Miễn, Sơn Nam, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Văn Nguyễn, Lý Văn
Sâm, Hoàng Tấn, Phi Vân và Lê Thọ Xuân. Vẫn phân chia không gian văn học thành
đô thị và chiến khu như quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn
sáng tác giai đoạn ấy, cơng trình có một số bổ khuyết đáng kể như tìm hiểu thành tựu
dựa trên đặc trưng thể loại, đào sâu và phân tích tác phẩm của các nhà văn, điều mà
Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, Tầm Vu, Viễn Phương ít làm; phân tích văn nghiệp và
phong cách viết của các nhà văn ở vùng chiến khu mà Thế Phong, Nguyễn Văn Sâm
chưa có điều kiện tiếp cận tư liệu; đánh giá cả nền văn học và cá nhân nhà văn trên
lập trường khoa học gắn với điều kiện lịch sử cụ thể thay vì lập trường chính trị vốn
thể hiện rất rõ trong các cơng trình của Thành Ngun, Hồ Sĩ Hiệp, Tầm Vu, Viễn
Phương. Đặc biệt, cơng trình có đóng góp lớn trong việc sưu tầm lại những tác phẩm
văn học giai đoạn 1945-1954 tản mát, thất lạc. Tài liệu tác phẩm phục vụ luận án của
tôi kế thừa phần lớn từ thành tựu sưu tầm của cơng trình nghiên cứu này.
Năm 2017, Nguyễn Thị Thanh Xuân và cộng sự hoàn thành cơng trình nghiên
cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Hoạt động nghiên cứu, lý luận,
phê bình văn học Quốc ngữ ở Nam Bộ trước 1954 (Sưu tầm, khảo sát và nghiên cứu).
Cơng trình gồm 1 chuyên khảo tổng luận chia thành 3 phần, 8 chương khai thác từ
lịch sử xã hội, diễn trình sự kiện lý luận phê bình đến phân tích và đánh giá đặc điểm,
thành tựu lý luận phê bình; 1 chuyên khảo tác giả nghiên cứu sự nghiệp của 27 cây
bút lý luận phê bình; 1 mục lục phân tích tạp chí và 1 bộ văn tuyển. Chuyên khảo
tổng luận của cơng trình này được nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2018 với tựa
Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kỳ 1865-1954. Các phần viết
về hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 trong
cơng trình là đối tượng quan tâm của luận án này, giúp làm sáng tỏ hoạt động sáng
tác văn xuôi đương thời mà luận án tìm hiểu. Cơng trình cho thấy ảnh hưởng rất rõ
của phê bình vùng chiến khu, kể cả chiến khu miền Bắc, đến hoạt động phê bình và
19
sáng tác văn học ở đô thị miền Nam. Công trình cũng phân tích tác phẩm của nhiều
cây bút sáng tác văn xuôi thời này đồng thời là nhà phê bình có sách lý luận phê bình
dày dặn như Thiên Giang, Hồ Hữu Tường, Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bảo Hoá hoặc các
bài viết trên báo chí như Dương Tử Giang, Quốc Ấn, Lý Văn Sâm… Sản phẩm sưu
tầm của công trình này cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất lớn cho luận án của tơi.
Ngồi ra, hai đề tài vừa kể trên cũng đã được công bố một phần dưới dạng những
bài báo khoa học trên nhiều tạp chí như Nghiên cứu Văn học, Lý luận phê bình văn
học nghệ thuật, Khoa học Xã hội, Phát triển Khoa học và Cơng nghệ, Xưa và Nay,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn…
Năm 2015, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt bộ sách
Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh 1900-2000 tuyển
in những tác phẩm mang nội dung yêu nước, cách mạng của các nhà văn Sài Gòn –
TP. Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX, trong đó có 50 tác giả thuộc giai đoạn 1945-1954.
Đa phần các tác giả xuất hiện trong bộ sách này được giới thiệu vắn tắt tiểu sử và sự
nghiệp sáng tác từ nửa trang đến một trang. Bộ sách này cung cấp rất nhiều tài liệu
tác phẩm phục vụ luận án.
2.1.3. Nghiên cứu ở hải ngoại
Với sự thay đổi tình hình chính trị, xã hội và sự phát triển của Internet, giao lưu
nghiên cứu văn học người Việt giữa trong nước và hải ngoại đã cải thiện mạnh mẽ từ
đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21. Tuy nhiên, tác giả luận án tự ý thức rằng mình
chỉ mới tiếp cận được một phần những cơng trình nghiên cứu của giới học giả người
Việt ở hải ngoại về vấn đề liên quan đến luận án, vì khơng phải mọi tài liệu đều có
thể tìm kiếm trên Internet.
Dựa trên những tài liệu mà tác giả luận án thu thập được, có vẻ các nhà nghiên
cứu hải ngoại đặc biệt lưu tâm đến việc nghiên cứu văn học miền Nam các giai đoạn
trước năm 1945 và giai đoạn 1954-1975 mà lướt qua 9 năm ở đoạn giữa. Có rất nhiều
cơng trình đồ sộ về văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 như bộ Văn học miền
Nam (Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1989) gồm 6 tập của Võ Phiến, Văn học miền Nam 1954-