MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Có một thời, chúng ta thường có tâm lý chủ quan cho rằng bạo lực học đường là
một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến, ở xã hội giàu truyền thống "tôn
sư trọng đạo" và coi trọng các giá trị về gia đình như ở xã hội Việt Nam. Các
phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang đưa tin ồ ạt về tình trạng bạo lực
học đường. Chúng ta đã khơng thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ
và sự phát triển của xã hội. Có thể nói, hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế
không mới nhưng hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần
đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học
đường đang là một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn gây nhức nhối lịng người. Nó
khơng chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc, mà còn ảnh hưởng tới cả một thế
hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của dân tộc. Theo Phùng Khắc Bình,
ngun Vụ trưởng Vụ Cơng tác HS-SV của Bộ GD - ĐT thì theo báo cáo của 38/61
Sở GD - ĐT, từ năm 2003 đến năm 2020 có hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau,
bị xử lý kỷ luật. Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường khơng chỉ tăng về số
lượng mà cịn tăng về mức độ nguy hiểm của nó, và lan rộng ra nhiều địa phương.
Những con số này đang gióng lên hồi chuông báo động cho chúng ta về thực trạng
lối hành xử bạo lực, thiếu lành mạnh của các em học sinh
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là
giai đoạn phát triển cao về thể chất sinh lý, tâm lý và xã hội. Trong đó có những
biến chuyển tâm lý hết sức là phức tạp. Chính yếu tố phát triển tâm lý cũng như thể
chất và nhân cách chưa hoàn thiện khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay
bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch so với yêu
cầu và chuẩn mực xã hội. Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quan tâm
của tồn xã hội, địi hỏi các cấp chính quyền cũng như các ban ngành phải có những
biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên nhằm thiết lập một môi trường học
đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hội. Từ góc độ yêu
cầu lý luận, có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đề cập đến thực trạng
bạo lực học đường, thái độ của học sinh tới bạo lực học đường một số yếu tố ảnh
hưởng tới tình trạng trên.
Từ những lý do trên chúng tôi xin chọn đề tài “bạo lực học đường ở TP.HCM “
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.1.1 Nguyên tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng
động chủ quan.
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mac - Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy
tính năng động chủ quan.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế
hoạch, mục
tiêu, chúng ta đều xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiêu
đề vật chất hiện có. Phải tơn trọng và hành động theo quy luật khách quan,
nếu không làm như vậy chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại
khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô
hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó
khơng có. Văn kiện Đại hội XII chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, phản
ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật,, nói rõ sự thật. Nhận thức, cải tạo sự
vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện
tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó. Cần
phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật
tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố
con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ,
thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trị của ý thức; coi trọng công tác tư
tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mac –
Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình
độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh
trí tuệ, kinh tế tri thức, tồn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn, rèn
luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa
nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan, chúng ta cịn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các
quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi
ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học,
không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.
1.1.2 Ngun tắc tồn diện
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với
nhau; do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn
diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng
khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt
động nhận thức và thực tiễn như sau.
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các
mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao qt và nghiên cứu tất cả
các mặt, tất cả mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong
chỉnh thể thống nhất của “mối tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật
ấy với các sự vật khác”(V.I. Lenin)
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có
như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan
với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối
tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián
tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối
liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đốn cả tương lai của
nó.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại
xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật
ngụy biện ( đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược
lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái
ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến ).
1.1.3 Nguyên tắc phát triển
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn
nắm được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật , hiện
tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ,
trì trệ,. Nguyên tắc này yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát triển xu
hướng biến đổi của nó để khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà
cịn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm
hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát
triển đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết
kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới. Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển
của đối tượng nghiên cứu cần ”phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự
vận động… trong sự biến đổi của nó”.
1.1.4 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có đặc trưng cơ bản là muốn nắm được bản chất
sự vật, hiện tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó
trong điều kiện, mơi trường, hồn cảnh vừa trong q trình lịch sử, vừa ở
từng giai đoạn cụ thể của q trình đó, tức “xem xét mỗi vấn đề theo quan
điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế
nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và
đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành
như thế nào; bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng
trong sự vận động, trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng ấy.Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể
được V.I.Lenin nêu rõ và cô đọng “ xem xét sự vật hiện tượng trong sự xuất
hiện, trong sự tự vận động... trong sự tự biến đổi của nó”. Nói như vậy khơng
có nghĩa ngun tắc lịch sử chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê những giai đoạn phát
triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã qua, mà còn đòi hỏi chủ thể nhận
thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn
nhau của các khách thể nhận thức ( do khách thể nhận thức chuyển hóa từ
dạng này sang dạng khác ), đặc biệt là phải tách ra được, “ cái cơ bản nhất
trong chiều hướng phát triển, hay trong cái dây xích phát triển “ của khách
thể nhận thức. V.I.Lenin viết “trong mỗi thời kì đặc biệt, cần phải tìm cho ra
cái mắt xích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra để nắm lấy để giữ
vững được tồn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích
kề bên; hơn nữa, trình tự nối tiếp, hình thức, mối liên hệ của (chúng) và
những đặc điểm khác nhau của (chúng) trong… những biến cố lịch sử không
đơn giản… “ . Qua đoạn trích này, V.I.Lenin nhắc nhở rằng, nhận thức về
một khách thể nào đó, nhất là trong lĩnh vực xã hội, dù cho nhận thức đó đã
là chân lý, cúng khơng phải là một cái gì cứng nhắc, ln ln đúng trong
mọi biến cố của lịch sử.
1.2 Tiếp cận vấn đề bạo lực học đường từ góc nhìn duy vật biện chứng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của bạo lực học đường
BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói hành vi mang tính miệt thị đe doạ khủng bố
người khác ( Thường xảy ra giữa trò và trò, thầy và trò, và ngược lại... trong nhà
trường ) để lại những thương tích trên cơ thể thậm chí gây tử vong. Nhưng đặc biệt
là gây tổn thương về tư tưởng, tâm hồn tạo nên những cú sốc tâm, sinh lí cho những
đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo bất chấp cơng lí và pháp luật gây tổn
thương về thân thể và tinh thần diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà cịn có cả học sinh nữ, kể
cả giữa học sinh với giáo viên và ngược lại. Qua đó, ta có thể thấy rằng, tình trạng
trên đang là vấn đề vơ cùng nhức nhối nhức nhối và có mức độ gia tăng mỗi ngày,
hậu quả của nó ngày càng khơng thể đốn trước được điều gì.
1.2.2 Ngun nhân của bạo lực học đường
a) Thay đổi tâm sinh lí
Chúng ta biết rằng, lứa tuổi học sinh đặc biệt từ 14 tuổi đến 18, đây là quá trình con
người dần hoàn thiện về cả thể xác và tinh thần. Bởi vậy lứa tuổi này cũng chính là
thời kì tâm sinh lí có nhiều thay đổi. Độ tuổi này giúp phát triển và hình thành nhân
cách của lứa vị thành niên đặc biệt là tâm sinh lí đang phát triển theo chiều hướng:
thích thể hiện bản thân, thích được mọi người quan tâm chú ý, đặc biệt nhất là trong
độ tuổi này trẻ đã bắt đầu ý thức mình khơng cịn là trẻ con, muốn được độc lập,
muốn tôn trọng. Đặc biệt có những hành vi mang tính khẳng định bản thân như hút
thuốc, đánh nhau.
Nhất là khi những vấn đề bức xúc cá nhân học sinh không được giải quyết thoả
đáng, hay không được chấp thuận theo mong muốn, hay bị những đối tượng khác
khiêu khích, cố ý xúc phạm đến danh dự, bất đồng ý kiến với đám đông... Những
điều này tác động đến tâm lí của trẻ làm xảy ra những hành vi khơng kiểm sốt
được bản thân.
b) Từ phía gia đình
Một phần ngun nhân to lớn là từ phía gia đình vì " Gia đình là tế bào của xã hội,
là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách " Do sự giáo dục, quan tâm không đúng cách hoặc
thiếu cả luôn sự giáo dục, quan tâm. Gia đình chỉ quan tâm về vật chất khơng quan
tâm điều hướng thích hợp cho con, nghĩ là cho con về học vấn mà quên chăm chút
về mặt tinh thần, không tâm sự chia sẻ, không quan tâm đến cách thức giao tiếp,
ứng xử, giao tiếp,
cách tiếp thu của con để có cách giáo dục, góp ý, xây dựng cho phù hợp. Có thể gia
đình của học sinh đang trong tình trạng bạo lực nên học sinh dễ dàng bị xâm nhiễm
ý thức, dễ dàng học theo và coi việc bạo hành người khác là chuyện hiển nhiên,
tương tự. Hoặc hoàn cảnh bị chính gia đình bạo hành nên tác động xấu đến suy
nghĩ, hành động và ý thức.
Do tình cảm gia đình đổ vỡ dẫn đến con nhỏ buồn bã, rối loạn tâm lí nên có những
hành vi nơng nỗi , thiếu kiểm sốt, khơng tự chủ được bản thân.
c) Từ phía nhà trường
Vấn đề này cũng có một phần từ nhà trường cịn nặng về kiến thức văn hố, lý
thuyết. Chỉ chú trọng thành tích mà quên giáo dục nhân cách, lối hành xử, ứng xử.
Cách truyền tải kiến thức khô khan thiếu liên hệ thực tế về các tình huống, cách
điều hồ tiết chế cảm xúc với lối suy nghĩ, hạnh động để học sinh nhận thức, hiểu rõ
nhằm giảm thiếu tối đa nguy cơ dẫn đến bạo lực trong môi trường học tập Chưa
thực sự quan tâm đến việc chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức về tình trạng này
để hs nhìn nhận và nằm bắt kịp thời.
1.2.3 Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến đời sống xã hội
a) Ảnh hưởng đến bản thân học sinh cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực
đều có hậu quả khơng hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, khơng ít những vụ
bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là
những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh
viện điều trị. Tồi tệ hơn khi khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những
học sinh vơ tội để lại sự thiệt thịi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần
cho học sinh và gia đình. -Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần,
bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy
sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể
khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em
khơng dám ra ngồi chơi hoặc đến trường,
khơng thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh
hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu
thấy những kẻ gây ra bạo lực khơng hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng
có thể hùa theo số đơng, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có
hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những
em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra
các em nên làm gì đó nhưng đã khơng dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên
quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm
người vơ cảm trước những bất cơng hay nỗi đau của người khác.
b) Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ
huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn
nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi
mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ
gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha
mẹ và con cái. Khơng khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ
lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Khơng ai chịu nhận lỗi về mình, vợ
chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những
hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình
phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần
đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của
những em học sinh vơ tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng khơng thể bù
đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng
của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Khơng chỉ lo lắng cho việc học mà
cịn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của
con mình.
CHƯƠNG 2
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THƠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1 Sơ lược về sự phân bố các trường trung học phổ thơng tại Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Trong số đó có những mơi trường đào ra nhiều thế hệ vàng son cho nước nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú tiếp giáp với phía Nam
của miền Đơng Nam Bộ và rìa Bắc của miền Tây Nam Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh ( cịn được gọi là Sài Gòn) được coi là thành phố lớn nhất
tại Việt Nam. Đây được coi là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
và giáo dục tại Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình phát triển và hội nhập còn được
coi là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Diện tích TP Hồ Chí
Minh hơn 2.095.239 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với
322 phường-xã. Theo đà phát triển của kinh thì là dân số ngày một tăng cao thì nhu
cầu giáo dục cũng ngày được nâng cao và chú trọng. Những năm qua, giáo dục phổ
thông Thành phố Hồ Chí Minh khơng ngừng đổi mới các chính sách tăng cường
đầu tư xây dựng trường học, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm 2018-2019,
ngành giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với UBND 24 quận, huyện và các sở
ban ngành TP tăng cường đầu tư xây dựng trường học Hiện nay nếu tính trên địa
bàn khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 120 ngôi trường THPT công lâp và
khoảng 90 trường THPT ngồi cơng lập trải dài khắp TP Hồ Chí Minh.
2.2/ Đặc điểm của bạo lực học đường ở các trường THPT tại TP HCM hiện nay:
Bạo lực học đường vấn nạn phổ biến ở học sinh THPT có thể tồn tại ở nhiều hình
thức khác nhau có thể là bạo lực về thể chất đánh đập,tra tấn,hành hạ, chà đạp nhân
phẩm của nhau bạo lực về xã hội như là xa lánh,tẩy chay,bạo lực về internet dùng
làm internet làm công cụ để chửi bới, đe doạ hoặc làm nhục nhau trên mạng xã hội.
Bạo lực học đường ở học sinh THPT tạo ra tổn hại về thể chất nổi ám ảnh về tin
thần và nhìn chung tâm lí sợ hãi,lo âu,bất an và bị ám ảnh mà hầu hết các bạn học
sinh bị bạo lực phải trải qua.2.3 Nguyên nhân và ảnh hưởng của bạo lực học đường
ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2.3.1 Nguyên nhân
* Từ chính bản thân học sinh:
Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Giai đoạn từ
12-17 tuổi, các học sinh sẽ có sự chuyển biến tâm lý nhưng không ổn định. Trong
giai đoạn này, các em học sinh sẽ hình thành biểu tượng “cái tơi”.
Biểu tượng “cái tơi” trong giai đoạn này chưa thật sự rõ nét. Cách đánh giá về bản
thân khơng ổn định và có tính mâu thuẫn. Các em học sinh thường có xu hướng cho
rằng bản thân hơn người. Nếu gặp người giỏi hơn, các em thường dễ sinh ra nghi
ngờ
và ham muốn được khẳng định cái tơi của mình. Nếu như khơng có định hướng tâm
lý chính xác, cái tơi được hình thành quá lớn lại không sử dụng đúng cách sẽ gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến các em học sinh.
* Từ phía bạn bè:
Giai đoạn lứa tuổi các em học sinh khơng chỉ hình thành “cái tơi” mà cịn nảy sinh
cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân. Thực tiễn cho thấy, đây là một
trong những yếu tố tâm lý làm bất ổn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đồng
thời nhu cầu giao tiếp với bạn cùng lứa tăng lên.
Có câu “Chọn bạn mà chơi”.
Nếu như các em học sinh chơi với những người bạn xấu, các em có thể bị rủ rê, xúi
giục, bị ảnh hưởng từ những hành vi xấu của họ. Tệ hơn là có thể tiếp tay cho
những việc đó.
* Từ phía nhà trường:
Trường học đặt nặng vấn đề giảng dạy kiến thức văn hóa mà quên mất cái cốt lõi
chính là đạo đức, xem nhẹ việc giảng dạy lễ nghĩa cho các em. Ngoài ra, khơng chỉ
có học sinh bạo lực học đường bạn học, mà thậm chí cịn có một số trường hợp giáo
viên bạo lực lên các em học sinh. Một số giáo viên gặp áp lực trong công việc,
trong cuộc sống, ức chế từ những áp lực trên sẽ tích tụ lại. Và khi họ gặp những học
sinh bướng bỉnh, họ sẽ xả hết sự ức chế này lên những em học sinh đấy, đánh mất
đạo đức nghề nghiệp của mình.
* Từ phía gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi cá nhân. Giai đoạn lứa tuổi các em học
sinh là giai đoạn cần nhiều sự quan tâm để ý từ phía gia đình. Chỉ cần một tác động
xấu cũng đủ để gây nên thương tổn khó chữa lành.
Theo xã hội phát triển, các bậc phụ huynh vì phải chạy theo đồng tiền nên ít khi
quan tâm đến con cái. Thậm chí vì cơng việc mà gặp áp lực, chọn xả hết bực bội
căng thẳng lên gia đình. Nếu bạo hành người thân ngay trước mặt con cái, hành
động này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho các em cho mãi về sau. Nếu như phụ huynh
bạo hành lên chính con mình, các em sẽ bị tổn thương sâu sắc, khơng chỉ về mặt thể
xác mà cịn về mặt tinh thần.
Những đứa trẻ bị bạo hành đó sẽ khó hịa nhập được với trường lớp, với xã hội. Tệ
hơn là có thể vì thế mà bị cơ lập, bị bắt nạt. Bởi vì lớp trẻ ngày nay ai cũng muốn
làm người đứng đầu, ít để ý đến cảm thụ của người khác, không quan tâm đến kẻ
yếu, người thất bại
* Từ phía xã hội:
Một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường ở những năm gần đây là
do ảnh hưởng từ văn hóa và các phương tiện truyền thơng có tính bạo lực như: phim
ảnh, sách truyện, đồ chơi mang tính bạo lực,... và đặc biệt là các game online đang
thịnh hành thời nay.
Các em học sinh thường nhập vai vào các nhân vật trong game, không phân biệt rõ
thật và ảo. Các em dễ dàng bị ảnh hưởng và có xu hướng hành xử bạo lực, học theo
và làm theo các nhân vật trong game.
2.4 Ảnh hưởng
* Ảnh hưởng đến bản thân các em học sinh:
- Những ảnh hưởng trước mắt mà bạo lực học đường gây ra là những tổn thương về
thể xác lẫn tinh thần cho các em học sinh.
- Tổn thương nhất là những em học sinh bị bạo lực học đường. Tâm lý các em sẽ bị
ảnh hưởng xấu, dẫn đến nhiều căn bệnh tâm lý. Thường xuyên nghe thấy nói nhất là
trầm cảm. Khi mắc bệnh trầm cảm, các em sẽ có nhiều hành vi tiêu cực, đau lịng
nhất là khi hầu hết các em đều chọn cách kết liễu đời mình. Việc các em chọn cách
giải quyết tiêu cực này sẽ để lại nhiều mất mát đau thương cho những người ở lại.
Kể cả khi các em học sinh đã thoát khỏi bạo lực học đường, những tổn thương về
tâm lý không thể phục hồi. Các em thường sẽ cảm thấy lo âu, sợ hãi, ám ảnh, dẫn
đến khó hịa nhập với xã hội sau này. Tình trạng này có thể kéo dài suốt đời nếu như
các em không được nhận trị liệu tâm lý hợp lý.
- Bên cạnh đó, những học sinh có hành vi bạo lực và tâm lý lệch lạc, nếu không
được điều chỉnh kịp thời rất có thể sẽ dính dáng đến nhiều tội ác hơn. Đặc biệt là
các tệ nạn xã hội đang gây nhức nhối cho xã hội hiện nay như ma túy, cờ bạc,...
- Nhìn chung, bạo lực học đường gây những ảnh hưởng xấu lâu dài đối với các em
học sinh, khiến cho tương lai các em mịt mù, không mấy sáng sủa.
VD: Nam sinh lớp 8 ở Yên Bái tự tử sau khi bị bạn đánh và đăng clip lên mạng.
* Ảnh hưởng đến gia đình:
- Bạo lực học đường làm khơng khí gia đình bị xáo trộn hồn tồn. Các gia đình
phải tốn chi phí lớn để giải quyết hậu quả nghiêm trọng và hàn gắn vết thương từ
bạo lực học đường. Tệ hơn, bạo lực học đường đã gây ra bao cái chết thương tâm
cho các em học sinh bị bạo lực học đường. Đó là nỗi mất mát không thể bù đắp.
- Một số bậc phụ huynh luôn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì con bị bạo lực học
đường mà không hề nghĩ đến cảm thụ của con cái, không chịu cùng nhau nghĩ cách
giải quyết, làm cho sự tình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí cịn dẫn đến gia
đình đổ vỡ.
VD: Khi thấy con mình cùng bạn học đánh nhau, phụ huynh thường cho là đùa
giỡn, nếu là mâu thuẫn để chúng tự giải quyết. Đến lúc phát hiện ra là sự tình đã trở
nên nghiêm trọng.
* Ảnh hưởng đến nhà trường:
- Bạo lực học đường làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục trong sáng lành
mạnh,. Các bậc phụ huynh sẽ ln bất an mỗi khi đưa con mình đến trường, sợ con
gặp bạo lực học đường. Trường học xảy ra bạo lực học đường sẽ đánh mất danh
tiếng cũng như uy tín mà mình đã dày cơng xây dựng nên.
- Đối với các học sinh khác trong trường học có bạo lực học đường, ngơi trường đã
khơng cịn là nơi an toàn để học tập đối với các em. Các em học sinh sẽ luôn sợ hãi,
bất an, lo sợ mình có thể là nạn nhân tiếp theo.
VD: Cô giáo Thủy trường THCS Duy Ninh bắt cả lớp tát bạn đến mức nhập viện.
* Ảnh hưởng đến xã hội:
- Bạo lực học đường xảy ra báo hiệu cho sự xuống dốc của đạo đức và sự lệch lạc
hành vi trong xã hội hiện đại ngày nay. Những bài học đạo đức quý giá mà ông cha
ta để lại ngày càng bị lu mờ khi mà ngày càng có nhiều hành vi trái ngược với
chuẩn mực đạo đức như: thầy cơ bạo hành học trị, học trị cãi lại thầy cơ, con cái
mắng chửi cha mẹ,... Thậm chí chỉ vì một chút mâu thuẫn mà dẫn đến bạo lực, đánh
nhau đến vỡ đầu chảy máu.
Hành vi bạo lực học đường cịn xảy ra ngay cả bên ngồi khn viên trường học,
làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của những người xung
quanh. Nếu khơng có biện pháp đúng đắn để ngăn chặn kịp thời, bạo lực học đường
sẽ còn tiếp diễn và dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu về sau mà không ai mong muốn.
VD: Nữ sinh lớp 8 trường THCS Trung Mầu bị bạn chặn đánh đến chấn thương cột
sống ở ngoài đường.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP
3.1 Đối với học sinh
Cần nâng cao ý thức về hành động bạo lực, trong tập thể cần tổ chức nhóm bạn
đồng hành tương tự như hình thức đơi bạn cùng tiến khắc phục lẫn nhau.
Tham gia tích cực các phong trào sân chơi dành cho học sinh.
Chấp hành thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Lên án tố cáo nếu thấy hiện tượng bạo lực trong nhà trường để kịp thời giải quyết
và xử lý.
Tích cực rèn luyện kỹ năng sống lành mạnh, ngoan ngỗn, lễ phép với ơng bà, ba
mẹ, thầy cơ giáo.
3.2 Đối với nhà trường và giáo viên.
Nhà trường cần chủ động trao đổi thơng tin với gia đình các em học sinh và chính
quyền địa phương để nắm tình hình kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học
sinh.
Nhà trường cần chú trọng, coi trọng việc dạy các môn giáo dục công dân, giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức
đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và yêu thương nhau.
Nhà trường cần chủ động công tác tuyên truyền vấn đề bạo lực học đường và có
biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực
đối với học sinh.
Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể nhằm tăng sự tương
tác của các học sinh.
Giáo viên cần chủ động nắm bắt tình hình diễn biến của từng học sinh khơng để các
hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra.
Giáo viên cần tạo ra sự tích cực và liên kết của học sinh với học sinh, học sinh với
giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy.
3.3 Đối với gia đình.
Gia đình cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương con cái.
Thường xuyên trao đổi với nhà trường, giáo viên để nắm bắt được tình của con.
Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành, không nên tạo cho con một vỏ bọc quá
cứng nhắc sẽ gây nên tâm lý ỷ lại dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ.
3.4 Đối với chính quyền địa phương
Cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm phát huy hết vai
trị của mình trong phịng ngừa bạo lực học đường.
Hồn thiện thể chế triển khai cơng tác phịng chống bạo lực học đường.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cơng tác phịng chống bạo lực học đường tại các
cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục.
KẾT LUẬN
Từ lâu bạo lực học đường (BLHĐ) đã được xem là vấn nạn nhức nhối trong nhà
trường nói chung và xã hội nói riêng. Thơng qua việc tìm hiểu về vấn đề bạo lực
học đường ở TP HCM chúng tôi đã nắm bắt được nguyên nhân, thực trạng và kết
quả không thể lường trước được do bạo lực học đường gây ra; từ đó có thể tìm ra
những biện pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này. Không ai biết BLHĐ xuất
hiện từ khi nào, nguyên nhân cụ thể, từ lòng đố kị, ganh ghét, từ cậy đông hiếp yếu,
lối tư duy lệch lạc và định hướng sai về vị trí của bản thân. Trong những năm qua
nền GD & ĐT TP HCM đã triển khai nhiều biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng
BLHĐ trên địa bàn TP. Tuy nhiên, BLHĐ vẫn tồn tại, với những vụ việc mang tính
chất phức tạp. Những nạn nhân của bạo lực học đường không chỉ chịu những tổn
thương về thể xác, mà quan trọng hơn cả là những di chứng về mặt tinh thần và tâm
– sinh lí của các em. BLHĐ đang là một vấn đề mang tính chất báo động cao và
đang từng ngày huỷ hoại đi thế hệ tương lai những nhân tài của đất nước. Vậy nên
chúng ta cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề BLHĐ để gìn giữ được những thế
hệ mai sau những người có thể giúp cho đất nước của chúng ta ngày càng phát triển
và vững mạnh hơn. Cha mẹ cần phải quan tâm đến cảm xúc của con cái nhiều hơn
và thầy cơ chủ nhiệm cần dung hồ các tính cách khác nhau trong một lớp học để
tạo nên một mơi trường thân thiện. Bên cạnh đó nhà trường cần liên kết với phía gia
đình học sinh để bảo vệ quyền lợi của các em. Chỉ khi có một mơi trường học tập
lành mạnh và tốt đẹp thì những “ mầm non “ của đất nước mới có cơ hội toả sáng và
phát huy hết được những tài năng của bản thân mình. Ơng bà ta từ xưa đã có câu “
Phịng bệnh hơn chữa bệnh “ vì vậy chúng ta cần phải ngăn ngừa BLHĐ diễn ra dù
dưới bất kỳ một hình thức nào để bảo vệ cho tương lai của đất nước và vì một đất
nước phát triển vững mạnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình triết học Mác-Leenin, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
2 Dự thảo đề cương các văn kiện trình đại hội lần thứ XIII của Đảng
3 />4 />fbclid=IwAR0x2HOvoKrvJDGFhfy5iO1F3_2NvSNOa2lcGjDznh1aXmbRf27gO2wdtk
5 />view=1
6 />