TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
------------
SỰ BÓC LỘT TRONG LAO ĐỘNG VA
HẬU QUẢ CỦA NÓ
GVHD: Lê Hồng Ngọc Bích
Sinh viên: NGUYỄN THUYÊN
LỚP: Đ13NL3
MSSV: 1313404041147
TP HCM, tháng 10 năm 2016
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết:
Ngày nay, trong Quản trị nhân lực nói chung quan tâm nhiều hơn về việc chăm lo về
yếu tố con người, ngoài việc thúc đẩy tính tích cực làm việc, nhu cầu sinh tồn, chế độ
sở hữu cịn kích thích ham ḿn tạo ra nhiều hoặc có nhiều giá trị, nhiều của cải trong
mỗi con người. Hai trạng thái tâm lý cũng dần hình thành và x́t hiện là tính tích cực
và tính ham ḿn xuất hiện và biểu rõ rệt trong mối quan hệ quản lý này.
Tính tích cực đem đến nhiều lợi ích, làm gia tăng của cải, nâng cao đời sống cá nhân
và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Còn ham muốn của cải vật chất và cuộc sống đầy đủ
tiện nghi có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực lao động, nhưng cũng có thể thúc
đẩy sự tham lam, muốn được chia nhiều hơn, muốn chiếm đoạt được nhiều của cải
trong xã hội. Nhưng khi ham muốn lớn hơn hết thảy, đặc biệt là đối với giới chủ, trạng
thái bóc lột sẽ ra đời. Cịn khi ham ḿn được sở hữu giá trị cao hơn khả năng tạo ra
thì sự ham muốn thúc đẩy sự hình thành các thủ đoạn hòng chiếm được nhiều giá trị,
nhiều của cải của người khác hoặc của chung. Sự ham muốn là quý giá khi nó thúc đẩy
mỗi người không chỉ làm giàu cho mình mà còn cho toàn xã hội và nó trở thành tội lỗi
khi nó biến con người thành những kẻ vì lợi ích riêng của mình mà làm tổn hại đến
người khác và tổn hại cho xã hội.
Như vậy, để hạn chế những giá trị xấu sản sinh trong lao động, tức là giảm thiểu và
loại trừ đi những yếu tố bóc lột trong lao động, việc quan trọng là cần phải hiểu về bóc
lột, thấy và làm rõ những hậu quả mà bóc lột mang lại trong lao động. Từ đó đề ra các
hướng đi mới trong quản lý nhân viên.
* Tính ứng dụng:
Hiểu về bản chất của bóc lột là hiểu rõ nguồn gốc xuất phát cơ bản của nó, tính hạn
chế mà nó mang lại, từ đó giúp các doanh nghiệp có được hệ thống lý luận căn bản để
hoàn thiện hơn về công tác quản trị và loại trừ bóc lột lao động.
Ngoài ra, bản chất của bóc lột còn xuất phát điểm từ sự ham muốn. Như vậy, một sự
phân biệt rất quan trọng và cần được nhận thức rõ, đó là sự phân biệt giữa ham muốn
và tư lợi. Ham muốn là một khái niệm rộng và bao hàm nhiều ý nghĩa, có cả những ý
nghĩa tốt đẹp và ý nghĩa xấu. Có những ham ḿn mưu cầu lợi ích riêng nhưng khơng
làm tổn hại đến lợi ích chung, có những ham ḿn mưu cầu lợi ích riêng từ việc làm
tổn hại đến người khác, có ham muốn về sự đầy đủ vật chất, có những ham muốn được
thoả mãn hoặc yên ổn về tinh thần và cũng có khơng ít ham muốn được hy sinh vì
người khác, được xả thân vì một ý nghĩa cao cả. Trong khi đó tư lợi là sự mưu cầu lợi
ích cho cá nhân từ lợi ích chung. Phân biệt rõ nguồn gốc của chúng để làm rõ những
mặt lợi và hại của bóc lột trong lao động.
*Mục tiêu nghiên cứu:
3
Đề ra hệ thống lý luận cơ bản về các vấn đề xoay quanh bóc lột trong lao động.
Nhận diện các hình thức bóc lột, xuất phát điểm và hệ quả của từng loại.
Hệ quả và biện pháp khắc phục.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. CÁC KHÁI NIỆM:
Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư
liệu sản xuất hoặc vào quyền hành, địa vị. (Từ điển soha.vn)
Lý luận mác xít cho rằng “Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công
nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của người công
nhân cho nhà tư bản. Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản là ở đó”
Bóc lột sức lao động là tình trạng bắt người lao động làm việc quá sức, không trong
tuổi lao động, vi phạm các quy định của Bộ luật lao động về thời gian, môi trường làm
việc...
Có thể nói: Sự bóc lột là sự chiếm đoạt lợi ích của người khác làm lợi ích của mình mà
không hoặc chỉ thực hiện hạn chế phần trách nhiệm của mình. Có thể thấy ngay rằng
sự bóc lột là yếu tố gây ra sự mất cần bằng cho các mối quan hệ xã hội nhiều nhất và
trầm trọng nhất. Nó có thể xuất hiện trong bất kỳ một mối quan hệ xã hội nào và bao
gồm cả những quan hệ hút thớng. Khơng ít trường hợp con cái địi hỏi trách nhiệm
hết mình của cha mẹ đới với mình trong khi không hề thực hiện một nghĩa vụ nào của
con cái đối với cha mẹ, họ sẵn sàng đẩy cha mẹ vào nhà dưỡng lão sau khi đã tìm cách
chiếm đoạt hết tài sản của cha mẹ. Một việc làm rất vô đạo đức tưởng không thể xảy ra
là việc có một số cặp vợ chồng lười lao động đẩy những đứa con nhỏ của mình ra
đường ăn xin để nuôi họ. Trường hợp trước là con cái bóc lột cha mẹ, còn trường hợp
sau cha mẹ bóc lột con cái. Có nhiều người con lợi dụng vấn đề đạo đức trong quan hệ
huyết thống để bóc lột người thân của mình. Nhưng sự bóc lột xảy ra trong quan hệ
huyết thống nêu trên không phải là phổ biến mà chúng chỉ là cá biệt bởi chúng bị vấn
đề đạo đức chi phối. Cái thường xuyên, cái phổ biến, cái trầm trọng của sự bóc lột dễ
xuất hiện trong các mối quan hệ khác khi trong các mối quan hệ đó không có các yếu
tố ngăn chặn hoặc ngăn chặn khơng triệt để, thậm trí chúng cịn được hợp pháp hố.
Các mới quan hệ xã hội là đa dạng và các hình thức bóc lột cũng đa dạng không kém.
Nhưng không phải các hình thức bóc lột là tương ứng với các mối quan hệ. Có thể có
nhiều hình thức bóc lột trong một mối quan hệ và ngược lại một hình thức bóc lột có
thể xuất hiện trong nhiều mối quan hệ.
Như vậy, bóc lột là một hiện tượng vừa mang tính xã hội, vừa mang tính kinh tế bởi nó
có ảnh hưởng khơng chỉ trong sự phát triển kinh tế mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề
trong sự phát triển của xã hội
4
2. SỰ BÓC LỘT TRONG LAO ĐỘNG:
I. Phân loại các hình thức bóc lột:
Trong các thời kỳ sức lao động là hàng hố, thơng qua sự trao đổi bất bình đẳng hoặc
định giá giá trị sức lao động thấp hơn giá trị thực, những người lao động rất dễ bị bóc
lột khi số lượng lao động nhiều hơn số chỗ làm việc. Cái mà họ bị bóc lột là giá trị sức
lao động của họ. Và nếu họ đã bị bần cùng hoá thì cái mà họ bị bóc lột không chỉ là
giá trị sức lao động mà có thể là mọi giá trị con người mà họ có.
Bóc lột giá trị thặng dư là sự bóc lột giá trị sức lao động có giới hạn. Sự bóc lột này
không làm thoả mãn lịng tham của chủ nghĩa bóc lột.
Bóc lột giá trị sức lao động là bóc lột không giới hạn. Hệ quả là sự vắt kiệt sức lao
động của người lao động. Người lao động không được trả lại giá trị sức lao động mà
họ đã bỏ ra, họ không có cơ hội được hưởng những sản phẩm mà họ đã góp công sức
tạo nên.
II. Phân loại theo phương thức, thủ đoạn bóc lột:
Về phương thức bóc lột thì có hai phương thức chủ yếu là bóc lột trực tiếp và bóc lột
gián tiếp. Trong thực tế hai phương thức này có thể biến đổi thành nhiều phương thức
bóc lột khác bởi các thủ đoạn bóc lột. Các thủ đoạn bóc lột có thể có rất nhiều, từ các
thủ đoạn cưỡng ép trắng trợn đến những thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Sự phát triển về
nhận thức xã hội làm cho bản chất và sự xấu xa của bóc lột ngày càng lộ rõ.
Lịch sử phát triển của loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn có sự hiện diện của
bóc lột. Có thể nói rằng sự bóc lột đã hiện diện trong phần lớn thời gian từ thời nguyên
thuỷ đến thế kỷ XXI này và có thể vẫn còn kéo dài. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có một
phương thức bóc lột chủ yếu.
+ Thời kỳ đầu khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp: có thể do nguồn của cải còn dễ
kiếm, sự phân hoá giai cấp chưa rõ ràng thì sự bóc lột cũng chưa thể hiện rõ.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ: sự phân hoá giai cấp đã rõ ràng, phương thức bóc lột là
cưỡng bức, các chủ nô thực hiện hành vi bóc lột trắng trợn sức lao động của các nô lệ
thuộc quyền chiếm hữu của họ.
+ Phong kiến: Các vua chúa, quan lại, địa chủ trong chế độ phong kiến bóc lột sức lao
động của nông dân không hoàn toàn là sự cưỡng bức mà là sự pha trộn gữa sự cưỡng
bức và các thủ đoạn lừa đảo. Sự bóc lột trắng trợn dẫn đến hệ quả tạo ra sự phản ứng
mạnh mẽ từ những người bị bóc lột.
=>Đây là một trong những nguyên nhân và là nguyên nhân chính dẫn đến việc xố bỏ
chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự bóc lột trong chế độ phong kiến không tàn bạo và trắng
trợn bằng sự bóc lột trong chế độ chiếm hữu nô lệ nên chế độ phong kiến tồn tại được
5
lâu hơn. Sự bóc lột trong chế độ tư bản được thực hiện trong nhiều phương thức khác
nhau.
+ Chế độ chủ nghĩa tư bản: phương thức bóc lột được thực hiện là bóc lột giá trị thặng
dư. Thực hiện bằng việc giới chủ chiếm đoạt phần giá trị mới do những người lao
động tạo ra cao hơn hao phí lao động của những người lao động.
Như vậy, sự thay đổi các phương thức bóc lột qua các thời đại, qua các thời kỳ phản
ánh sự chuyển mình để thích nghi với sự phát triển của xã hội của chủ nghĩa bóc lột,
cịn bản chất của sự bóc lột vẫn khơng thay đổi. Sự thay đổi nhanh chóng của các
phương thức bóc lột và các thủ đoạn bóc lột cho thấy khả năng thích nghi cao của chủ
nghĩa bóc lột và điều đó cũng cho thấy sự tồn tại dai dẳng của chủ nghĩa bóc lột. Còn
những người lao động với tâm lý muốn những nhu cầu cần thiết của họ chỉ cần đủ
nhưng được sống bình yên nên họ dễ thoả hiệp với chủ nghĩa bóc lột. Đây là những cơ
hội cho chủ nghĩa bóc lột áp dụng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi mà không bị đấu
tranh.
2- Phân loại theo nội dung bóc lột.
Nội dung bóc lột có thể được người bóc lột định trước và áp dụng các phương thức
hay thủ đoạn bóc lột thích hợp. Phân loại theo nội dung bóc lột nhằm xác định đúng
những cái mà người bóc lột thu được, từ đó chỉ ra hành vi bóc lột, tạo cơ sở cho người
bị bóc lột đấu tranh với người bóc lột.
Sự bóc lột không giới hạn là sự vắt kiệt sức lao động của người lao động. Người lao
động không được trả lại giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra, họ không có cơ hội được
hưởng những sản phẩm mà họ đã góp công sức tạo nên. Sức lao động của họ khơng
được tái tạo.
3- Phân loại theo tính chất:
a- Tính liên tục hay ngắt quãng.
Tính liên tục phán ánh sự bóc lột diễn ra trong toàn bộ hay phần lớn thời gian tồn tại
của mối quan hệ xã hội. Tính liên tục được duy trì khi mới quan hệ bị mất cân bằng
trong một giới hạn nhất định hoặc hành vi bóc lột được che dấu khéo léo, thủ đoạn bóc
lột tinh vi.
Hành vi bóc lột được thực hiện đồng thời với sự phát sinh giá trị của người bị bóc lột.
Tính liên tục của bóc lột chỉ có khi mối quan hệ giữa người bị bóc lột và người bóc lột
tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó đủ cho người bị bóc lột có nhiều lần tạo ra
giá trị.
Nói một cách đúng đắn thì khi mọi người lao động trong xã hội cùng tìm cách nâng
cao giá trị sức lao động của mình không bằng con đường nâng cao năng lực và trình độ
thì sự điều chỉnh tự nhiên sẽ trả họ về đúng giá trị thực của họ. Ngược lại, người lao
6
động bị bóc lột thực sự khi có những tổ chức sản xuất và cung ứng cho họ những sản
phẩm giá rẻ phù hợp với khả năng tài chính của họ nhưng có giá trị sử dụng thấp hơn
nhiều giá cả hoặc những sản phẩm giả. Nói chung, những người có thu nhập thấp là
những người dễ bị bóc lột, dễ bị tổn thất nhất trong xã hội.
b- Tính cơ hội.
Sự bóc lột mang tính cơ hội chỉ được thực hiện khi có cơ hội. Điều đó có nghĩa là chủ
thể bóc lột dù muốn nhưng cũng không thể bóc lột được nếu thiếu cơ hội.
c- Phổ biến hay cục bộ.
Các phương thức bóc lột thay đổi theo các hoàn cảnh xã hội, các hình thái và sự phát
triển kinh tế.
Khi chúng mang tính phổ biến có nghĩa là chúng có những cơ sở nhất định đảm bảo
cho sự tồn tại của chúng, cịn khi chúng mang tính cục bộ thì khả năng tồn tại của
chúng là khó khăn, chúng có nhiều nguy cơ bị phản đối. Khi trong một xã hội mà số
lượng người lao động nhiều hơn số chỗ làm việc thì sự bóc lột sức lao động rất dễ xảy
ra và phổ biến trong xã hội đó.
d- Theo chiều rộng hay chiều sâu.
Sự bóc lột theo chiều rộng là sự bóc lột nhiều đối tượng khác nhau. Còn sự bóc lột
theo chiều sâu là sự bóc lột chỉ nhằm vào một số đối tượng hay là các đối tượng bị bóc
lột có chọn lọc. Sự bóc lột theo chiều rộng nhằm vào nhiều đối tượng là sự bóc lột dựa
vào nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của phần lớn các đới tượng trong xã hội. Cịn sự
bóc lột theo chiều sâu nhằm vào một số nhu cầu đặc biệt của một số , một nhóm đối
tượng trong xã hội hoặc bóc lột những người có giá trị sức lao động rất cao. Khi bóc
lột theo chiều rộng, chủ thể bóc lột dễ bị phản ứng lại mạnh mẽ nếu hành vi bóc lột lộ
liễu và sự bóc lột nặng nề. Còn bóc lột theo chiều sâu thì điều này sẽ ít gặp hơn và do
đó chủ thể bóc lột cũng ít nguy hiểm hơn mặc dù kết quả bóc lột có thể là như nhau.
Để thực hiện bóc lột theo chiều rộng, chủ thể bóc lột sẽ phải đầu tư, phải chi phí nhiều
hơn, phải bỏ công sức nhiều hơn và hiệu quả bóc lột có thể thấp khi xuất hiện sự cạnh
tranh. Còn bóc lột theo chiều sâu có thể thu được siêu giá trị do chi phí ban đầu và
trong quá trình bóc lột không cao.
2- Phân loại theo quy mô.
a- Cá nhân với cá nhân là sự bóc lột được thực hiện giữa chủ thể và đối tượng là các
cá nhân.
b- Tổ chức với cá nhân. Tổ chức là một tập hợp các cá nhân hoạt động theo một mô
hình nào đó và các cá nhân hoạt động tuân theo những quy định nào đó do tổ chức
định ra. Vì vậy sự bóc lột giữa tổ chức với cá nhân là sự bóc lột mà chủ thể là nhiều cá
nhân với đối tượng bị bóc lột là các cá nhân riêng lẻ. Sự khác biệt là ở chỗ các cá nhân
7
trong tổ chức đã liên kết với nhau để có thể bóc lột được nhiều hơn và nâng cao khả
năng bảo vệ sự bóc lột của họ.
c- Cá nhân với tổ chức là hành vi bóc lột của một cá nhân với một hoặc nhiều tổ chức
và có thể là với chính tổ chức mà người đó là thành viên.
d- Tổ chức với tổ chức là sự bóc lột diễn ra giữa các tổ chức có quan hệ với nhau. Các
loại hình tổ chức do loài người thiết lập nên rất đa dạng và do đó có rất nhiều mối quan
hệ giữa các tổ chức với nhau.
e- Quốc gia và quốc tế. Sự bóc lột mang tính q́c gia là sự bóc lột diễn ra trong phạm
vi một quốc gia và do các công dân của quốc gia đó tiến hành. Cịn sự bóc lột mang
tính q́c tế vượt ra ngoài biên giới, là sự bóc lột xuyên quốc gia do công dân của
nước này bóc lột công dân nước khác, các tổ chức, chính qùn q́c gia này bóc lột
cơng dân, tổ chức và chính qùn q́c gia khác.
g- Lượng giá trị bóc lột phản ánh quy mơ và hiệu quả bóc lột. Quy mô bóc lột càng
lớn thì lượng giá trị bóc lột càng nhiều. Hiệu quả bóc lột cao thể hiện khả năng chọn
lựa các đối tượng và quy mô bóc lột. Các đối tượng có giá trị cao dễ đem lại hiệu quả
bóc lột cao. Lựa chọn quy mô bóc lột phù hợp giúp cho chi phí ban đầu giảm tới đa.
h- Thời gian thực hiện bóc lột phản ánh tính bền vững của các mới quan hệ có bóc lột.
Độ bền càng cao thì thời gian thực hiện việc bóc lột càng dài và do đó có nhiều cơ hội
thu được lượng giá trị lớn.
3- Phân loại theo đối tượng bị bóc lột.
a- Người lao động, người được thừa hưởng.
b- Người giàu, người nghèo.
c- Người được bảo vệ và khơng được bảo vệ.
d- Người có năng lực và giá trị sức lao động cao
e- Người bóc lột và tham gia bóc lột.
4- Phân loại theo mục đích.
a- Duy trì cuộc sống.
b-Làm giàu.
c- Bóc lột người giàu đem cho người nghèo.
d- Đảm bảo khả năng cạnh tranh.
e- Bảo hộ.
8
II. Nguyên nhân của sự bóc lột:
Khi trong một xã hội mà số lượng người lao động nhiều hơn số chỗ làm việc thì sự bóc
lột sức lao động rất dễ xảy ra và phổ biến trong xã hội đó. Bóc lột sức lao động là bóc
lột phổ biến trong các xã hội có sự phân chia giai cấp và sự thớng trị.
Do hệ thớng pháp luật chính sách về lao động chưa được hoàn chỉnh hay vì các yếu tố
về văn hóa, tập quán của một số quốc gia còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ động cơ cá nhân, tập thể, do các mục đích khác.
Những người cần duy trì cuộc sống trong xã hội có nhiều dạng. Họ có thể là những
người không có khả năng lao động và không có sự tài trợ, bảo trợ hay giúp đỡ. Họ có
thể là những người có khả năng lao động nhưng không có cơ hội lao động và không có
nguồn đảm bảo sự sống nào. Những đối tượng cần duy trì sự sống và thực hiện các
hành vi bóc lột để duy trì sự sống là những đối tượng còn có sức lao động để thực hiện
hành vi bóc lột. Với mục đích duy trì sự sớng, những người thuộc đối tượng này có thể
sử dụng bất kỳ phương thức hay thủ đoạn bóc lột nào, tận dụng bất kỳ cơ hội nào để
thực hiện hành vi bóc lột khi có cơ hội.
Làm giàu là mục đích của sớ đơng các chủ thể bóc lột, mục đích bóc lột để làm giàu
thường là quan niệm phổ biến kho bàn về bốc lột.
Sự bóc lột người giàu có thể thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu bằng các
hình thức thu thuế với nhiều sắc thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt với những mặt hàng
mà chỉ có những người giàu mới tiêu thụ, thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho những
người có thu nhập cao, áp dụng giá luỹ tiến với một số mặt hàng thiết yếu mà người
giàu có khả năng tiêu thụ nhiều. Việc bóc lột những người giàu mà tài sản của họ từ
bóc lột mà có thực chất là việc lấy lại những giá trị không do sức lao động của những
người đó tạo ra, nhưng do các quy định về quyền lợi và quyền sở hữu mà có thể tạo ra.
Bảo hộ là một chính sách giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua việc đặt
thuế để đảm bảo nền kinh tế thị trường.
IV. Hệ quả của sự bóc lột:
“ Bóc lột không bao giờ đơn thuần chỉ là phạm trù kinh tế mà ln ln là phạm trù
chính trị – xã hội. Hơn nữa, quá trình bóc lột khơng chỉ mang ́u tớ kinh tế, ́u tớ
chính trị mà mang cả ́u tớ văn hố. Con người lạc hậu về mặt tư tưởng trong một
thời gian dài sẽ trở nên khô héo về tinh thần, trở nên tụt hậu với đời sống thực tiễn và
kéo theo đó là sự lạc hậu của cả xã hội. Đến lượt mình, mỗi nền văn hoá lạc hậu đều
cản trở quá trình nhận thức và tìm ra những giá trị mới, và do đó, nó thủ tiêu sức cạnh
tranh và cả sự sáng tạo. Nói tóm lại, bóc lột hiện hữu không chỉ trong các quan hệ kinh
tế mà còn trên tất cả các mảng khác nhau của đời sống.”
9
- Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ
nghĩa
Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy quyền
lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của cải
xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu của mọi
xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng
sự phân cực xã hội với hình thức biểu hiện kinh tế của nó là sự phân hóa giàu – nghèo
trong các xã hội nô lệ và phong kiến, mặc dù các chế độ bóc lột siêu kinh tế này biểu
hiện ra là dã man, tàn bạo, nhưng là có hạn độ.
- Sự phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư bản.
- Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội: Người trực tiếp lao động tạo ra của cải vật
chất lại là những người chịu cuộc sống cực khổ hơn.
- Suy đồi đạo đức xã hội: Mối quan hệ của con người với con người là sự bóc lột lẫn
nhau.
- Kìm hãm sự phát triển của con người: Người ta chỉ chú trọng đến cách nào để tăng
năng suất lao động một cách tốt nhất và nhanh chóng vì vậy họ chỉ cải tiến máy móc
thiết bị để đạt được điều đó mà không chú trọng đến ́u tớ con người.
- Kìm hãm sự sáng tạo: Người lao động cảm thấy công sức họ bỏ ra không được trả
xứng đáng khiến cho họ thực hiện công việc được giao đúng theo nhiệm vụ theo mức
tiền mà họ được hưởng.
- Người lao động bị bần cùng hóa và bị vắt kiệt sức lao động.
3. BAN LUẬN
Như vậy, sự bóc lột trong thực tế là rất đa dạng. Sự bóc lột hiện diện khắp mọi nơi, ở
bất kỳ thời điểm nào, trong mọi thời kỳ của sự phân chia giai cấp. Có những mối quan
hệ mà gianh giới giữa chủ thể bóc lột và đối tượng bị bóc là rất hẹp đến mức họ dễ đổi
chỗ cho nhau như trong mối quan hệ giữa kẻ mua người bán.
Có những sự bóc lột để rồi bị bóc lột như sự bóc lột của những nhà sản xuất hàng xuất
khẩu chịu thuế xuất cao. Sự bóc lột có thể được che đạy bởi sự thoả thuận trong quan
hệ hợp tác khi hai đối tác có giá trị sức lao động như nhau nhưng có kẻ thu được nhiều
lợi ích hơn đối tác của mình.
Có những đối tượng bị bóc lột nhưng không dám phản đối bởi sự yếu thế của mình. Có
những chủ thể thực hiện hành vi bóc lột mà không nhận thức được rằng mình đang bóc
lột bởi xã hội chưa có những kiến giải cụ thể về sự bóc lột.
10
Vai trị của lao động đới với sự sớng, đới với sự phát triển xã hội và phát triển của con
người là điều dễ nhận thấy, nhưng một số vai trò của sự bóc lột trên bình diện này là
khó nhận ra và càng khó được những người bị bóc lột chấp nhận bởi quan niệm bóc lột
là một việc làm xấu xa, phi đạo đức. Sự nhận thức đầy đủ cần chỉ ra được mọi yếu tố
tiêu cực, xấu xa của sự bóc lột, đồng thời cũng chỉ ra được những ́u tớ tích cực của
nó. Sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về lao động và bóc lột là cơ sở xác định đúng đắn
giá trị sức lao động, khuyến khích lao động phát triển, đồng thời tránh được những
hành vi bóc lột do thiếu nhận thức. Mục đích ći cùng là chấm dứt sự tồn tại của bóc
lột trong xã hội. Nhà nước có vai trò to lớn trong vấn đề lao động và bóc lột.
C. KẾT LUẬN:
Bóc lột xuất phát từ nhiền nguyên nhân, có nhiều hình dáng và đa dạng, phong phú vô
cùng, vì thế cần phải nắm rõ bản chất của bóc lột, xác định điểm xuất phát của bóc lột
là từ nguyên nhân nào để có biện pháp loại bỏ các yếu tố gây hạn chế.
Có thể dựa vào một số đề xuất dưới đây để hạn chế bóc lột trong lao động:
Sớm cải cách căn bản chế độ tiền lương, phụ cấp theo lương để người lao động đủ
nuôi sống bản thân và gia đình, toàn tâm toàn ý với công việc, nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
Phát triển những quan điểm mới về xã hội học lao động. Trong đó đề cao vai trò con
người và quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp.
Phát huy tối đa nguồn nhân lực mà con người với trí tuệ, bản lĩnh, văn hố. Tính sáng
tạo của người lao động cần được đãi ngộ thoả đáng.
TAI LIỆU THAM KHẢO
1) Lê Thanh Hà (2012),Giáo trình QTNL (Tập I,II), NXB LĐ-XH, Hà Nội.
2) Bộ GDĐT (2013), Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin, NXB Chính trị q́c gia, Hà Nội.
3) Pierre Teilhard de Chardin (1951),'Hiện tượng con người', Đặng Xuân Thảo
dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Tri thức ấn hành tháng 6/2014, 564
trang.
11