Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bao cao truong chuan HPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.8 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SỐP CỘP TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG ĐỎ. Số: 39/BC-MNHPĐ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Sốp Cộp, ngày 04 tháng 4 năm 2013. BÁO CÁO Kết quả xây dựng Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ Sốp Cộp Đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012 Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ – BGDĐT ngày 16/07/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Căn cứ công văn số: 08/ĐC-KT ngày 07/03/2013 về việc thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá Trường MN Hoa Phượng Đỏ Sốp Cộp đạt chuẩn quốc gia mức độ I, giai đoạn 2010 - 2015 Đoàn kiểm tra của UBND huyện Sốp Cộp. Căn cứ vào tình hình thực tế đã đạt được của đơn vị theo 5 tiêu chuẩn trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ Sốp Cộp báo cáo kết quả xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I như sau: Phần thứ nhất ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG 1. Đặc điểm tình hình địa phương. Xã Sốp Cộp nằm trên địa bàn trung tâm hành chính huyện Sốp Cộp, gồm có 17 bản với tổng số 1.158 hộ và 6.468 nhân khẩu. Phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi… Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự nghiệp giáo dục của xã đã từng bước ổn định và phát triển mạnh về quy mô và mạng lưới trường, lớp cũng như chất lượng giáo dục. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Công tác phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, Phổ cập Trung học cơ sở được duy trì, xã đã được công nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2010 và được duy trì, công tác phổ cập xóa mù chữ luôn được xã quan tâm là địa phương đi đầu về công tác phổ cập trên địa bàn của huyện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đảm bảo. Đời sống nhân dân trong xã ngày càng được nâng lên. 2. Đặc điểm tình hình nhà trường. a. Thuận lợi. Trường Mầm non Hoa Phương Đỏ Sốp Cộp được thành lập theo Quyết định số: 128/QĐ-UBND ngày 10/ 3/ 2004 của Uỷ ban nhân huyện Sốp Cộp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT. Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đến phong trào giáo dục của nhà trường trong nhiều năm qua. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, năng nổ trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư xây dựng khang trang đủ các phòng học, khuôn viên nhà trường sạch sẽ và thoáng mát. b. Khó khăn. Khuôn viên trường còn hẹp, một số phòng học xây dựng từ nhiều năm đã bắt đầu xuống cấp, một số đồ dùng phục vụ công tác bán trú còn thiếu, nhân viên nấu ăn còn thiếu do không có quy định biên chế cho các trường mầm non. Trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân còn khó khăn, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên ảnh hưởng đến công tác xã hội hoá giáo dục. 3. Thành tích đạt được trong 3 năm gần đây. Nhà trường mới được thành lập gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh, trong nhiều năm qua nhà trường đã đạt được những thành tích sau: * Năm học: 2009 – 2010. - Tổ mẫu giáo được UBND tỉnh công nhận tổ lao động xuất sắc. - Chi bộ nhà trường được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh - 35% cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến. - 01 đ/c đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. * Năm học: 2010 - 2011. - Tổ mẫu giáo được UBND tỉnh công nhận tổ lao động xuất sắc. - Chi bộ nhà trường được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh - 51% cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến. - 01 đ/c đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Giáo viên giỏi cấp huyện: 4 đ/c. * Năm học: 2011 - 2012. - Trường được công nhận trường lao động tiên tiến. - Tổ mẫu giáo được UBND tỉnh công nhận tổ lao động xuất sắc. - Chi bộ nhà trường được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh - 50% cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến. - 03 đ/c đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở - Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 2 đ/c..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần thứ hai KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I. Căn cứ Quyết định số: 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện Kế hoạch số: 67/KH-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2010 của UBND huyện Sốp Cộp về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 – 2015. Căn cứ vào kết quả đạt được của nhà trường trong 5 năm qua và đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, nhà trường báo cáo với từng tiêu chuẩn cụ thể như sau: I. Tiêu chuẩn 1: Về công tác tổ chức và quản lý: 1. Công tác quản lý: - Trên cơ sở Kế hoạch năm học đã được duyệt tại Phòng GD&ĐT, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường bàn bạc thống nhất đề ra được Kế hoạch chỉ đạo chung của nhà trường về huy động học sinh ra lớp, số nhóm lớp, từ đó xây dựng kế hoạch từng năm, tháng, tuần. Có biện pháp, tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra đúng tiến độ. - Ban giám hiệu cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục cũng như phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng theo Điều lệ trường MN và pháp lệnh cán bộ, công chức. - Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, từng bước đổi mới công tác quản lý trong nhà trường. - Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho hoạt động dạy và học và các hoạt động giáo dục khác, từng bước trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với chương trình giáo dục, đảm bảo cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và an toàn. - Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường theo đúng quy định. - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định hiện hành như; Lương, công tác phí, chế độ dạy thừa giờ, bảo hiểm, ốm đau, thai sản và các chế độ chính sách khác theo quy định. - Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua trong nhà trường. Phát động phong trào thi đua ngắn hạn theo hai đợt, có động viên, khen thưởng kịp thời cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Nhà trường phối hợp với tổ chức công đoàn trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên tăng gia vườn rau, ao cá, chăn nuôi... để nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong nhà trường. 2. Công tác tổ chức. * Ban giám hiệu: Có 3 đ/c; 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó. 1. Hiệu trưởng: Lường Thị Kiên.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Ngày tháng năm sinh: 09 tháng 03 năm 1976. - Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường. - Hiệu trưởng đã có thời gian công tác 17 năm liên tục. Trình độ chuyên môn: Đại học. Trình độ lý luận: Trung cấp, đã qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục và làm công tác quản lý 8 năm liên tục, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn. 2. Hiệu phó 1: Trần Thị Lan Hương. - Ngày tháng năm sinh: 5 tháng 5 năm 1987 - Phụ trách chuyên môn của nhà trường. - Hiệu phó 1: Đã có thời gian công tác 6 năm liên tục và đã qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, trình độ chuyên môn: Trung cấp ( Hiện nay đang theo học lớp Đại học năm thứ 3 và học lớp Trung cấp lý luận năm thứ 2) và làm công tác quản lý 3 năm, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn. 3. Hiệu phó 2: Tòng Thị Dịn. - Ngày tháng năm sinh: 3 tháng 12 năm 1972 - Phụ trách mảng nuôi dưỡng của nhà trường. - Hiệu phó 2: Đã có thời gian công tác 16 năm liên tục và đã qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, trình độ chuyên môn: Cao đẳng, trình độ lý luận: Trung cấp và làm công tác quản lý 7 năm, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chỉ đạo chuyên môn. - Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có năng lực trong công tác quản lý và tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt được cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhân dân địa phương tín nhiệm và hàng năm đạt danh hiệu tiên tiến. 3. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong nhà trường. * Hội đồng trường: Được thành lập tháng 10 năm 2008. Hội đồng trường gồm có 9 đ/c, hội đồng trường được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non; chú trọng công tác giám sát hoạt động của nhà trường, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. * Các tổ chức, đoàn thể: - Chi bộ Đảng: Nhà trường có chi bộ độc lập. Tổng số Đảng viên trong chi bộ là 21 đ/c, chi bộ trường luôn thể hiện rõ vai trò là hạt nhân lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của nhà trường như lãnh đạo nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ chuyên môn, quản lý nhân sự của trường, công tác xây dựng Đảng, chi bộ trường 4 năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. - Tổ chức công đoàn: Công đoàn trường gồm có 34 đ/c công đoàn viên, trong đó Ban chấp hành công đoàn gồm có 5 đ/c, công đoàn trường được xây dựng và hoạt động trong từng nhiệm kỳ theo quy định của tổ chức công đoàn. Trong năm qua tổ chức công đoàn luôn thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, công đoàn đã phối kết hợp với nhà trường tổ chức tốt hội nghị công nhân viên chức hàng năm, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tham gia đầy đủ và hoạt động có hiệu quả các phong trào thi đua do các cấp các ngành phát động..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tham gia và giám sát tốt các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Đoàn thanh niên: Tổ chức Đoàn thanh niên của trường có 15 đ/c, đa số các đ/c đoàn viên là những giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, luôn gương mẫu trong mọi phong trào, trong những năm qua nhiều đ/c đoàn viên đã tham gia các hội thi như thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và đã đạt giáo viên giỏi cấp huyện 2 đ/c, giáo viên giỏi cấp tỉnh 1 đ/c. Tổ chức Đoàn thanh niên của nhà trường đang ngày một hoạt động có hiệu quả. - Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường, trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tổ chức các ngày hội, ngày lễ huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho phong trào giáo dục mầm non của địa phương. 4. Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. - Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể như: Tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, vận động đóng góp quỹ hội, tổ chức hội thi, văn nghệ,... để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non - Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng giáo dục và Đào tạo, thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên. Đánh giá tiêu chuẩn 1: Đạt II. Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên. 1. Số lượng và trình độ đào tạo. * Về số lượng: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 34 đ/c. Trong đó: CBQL: 3 đ/c; giáo viên 26 đ/c; nhân viên phục vụ 2 đ/c; Y tế 1 đ/c; Kế toán 1 đ/c; Bảo vệ 1 đ/c. * Trình độ đào tạo: Đại học 4 đ/c; Cao đẳng 10 đ/c; Trung cấp 20 đ/c. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn. Trong đó: Trên chuẩn 14/34 = 41,1%. ( vượt 21,1%) so với quy định. Nhà trường đủ biên chế theo quy định của Điều lệ trường mầm non 2 GV/1 lớp, thực hiện 2 buổi/ngày. 2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - 64,7% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu tiên tiến; trong đó 3 đ/c đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết và ý thức chấp hành kỷ luật cao . Kh«ng cã c¸n bé, gi¸o viªn, nh©n viªn bÞ kû luËt tõ h×nh thøc c¶nh c¸o trë lªn. - Nhà trường thêng xuyªn tæ chøc båi dìng n¨ng lùc nghiÖp vô chuyªn môn cho đội ngũ giáo viên. Triển khai thực hiện tốt chuẩn nghề nghiệp giỏo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. 100% giáo viên đạt loại khá và tốt theo quy định về cụng tỏc đỏnh giỏ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, không có cán bộ, gi¸o viªn bÞ xÕp lo¹i kÐm. 3. Hoạt động chuyên môn. - Nhà trường có 3 tổ khối, 1 tổ mẫu giáo có 16 đ/c, 1 tổ nhà trẻ có 10 đ/c, 1 tổ hành chớnh cú 8 đ/c, các tổ chuyên môn đợc hoạt động theo sự chỉ đạo.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> giám sát của nhà trường, các tổ chuyên môn thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nhằm thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo quy định của Điều lệ trờng mầm non. - Nhà trờng tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, thao giảng, tham quan học tập kinh nghiệm, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra nhà trờng còn tạo điều kiện cho giáo viên đợc dự giờ học tập trờng bạn để trao đổi thêm kinh nghiệm. - Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề của trờng và các hoạt động xã hội do nhà trờng và địa phơng tổ chức. - Các tổ thường xuyên tổ chức dự giờ, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt thi đua và định kỳ trong năm. Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện 4 đ/c; cấp tỉnh 3 đ/c. - Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ 8/26 = 30,7%. 4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. - Có kế hoạch phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, bồi dưỡng cán bộ kế cận. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên học nâng chuẩn. Hiện nay có 11 giáo viên đang học lớp Đại học sư phạm mầm non năm thứ 3. - Tất cả giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè và bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo. - Từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. ( Chủ yếu giáo viên bồi dưỡng qua các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức, qua hội nghị hè, tài liệu, sách báo, mạng...) Đánh giá tiêu chuẩn 2: Đạt III. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trường thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học, chương trình theo quy định, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá chất lượng trẻ đúng với các lĩnh vực phát triển. Kết quả hằng năm đạt. 1. Về đảm bảo an toàn cho trẻ: 100% trẻ được chăm sóc và bảo đảm an toàn cả về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. 2. Khám sức khoẻ theo định kỳ: 100% trẻ được khám sức khoẻ theo định kỳ và được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. 3. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt: Đối với trẻ 5 tuổi đạt 95% và 95% đối với trẻ 3-4 tuổi; 90% đối với trẻ nhà trẻ. 4. Sự tăng trưởng của trẻ: - Trẻ phát triển bình thường về cân nặng: 321/342 đạt 93,6%; - Trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 325/342 đạt 95%; - Phục hồi trẻ suy dinh dưỡng:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huy động phụ huynh phối kết hợp cùng với nhà trường nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giáo viên đặc biệt quan tâm đến những trẻ lười và biếng ăn, động viên trẻ ăn hết xuất bằng nhiều hình thức như: Giới thiệu món ăn, khen ngợi,…nên các đợt cân số trẻ bị suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm 12% (Số trẻ được phục hồi suy dinh dưỡng: 27/31 trẻ). Tỉ lệ phục hồi suy dinh dưỡng là: 87% (Vượt 7% so với qui định) - Biện pháp hạn chế trẻ suy dinh dưỡng: Động viên trẻ bán trú ăn hết xuất, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở trường. Thông báo với phụ huynh để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. 5. Sù ph¸t triÓn cña trÎ - Trẻ đạt yêu cầu theo hớng dẫn đánh giá về chuẩn phát triển trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: 90% (Vợt 5% so với qui định). Nhà trường cú 4 trẻ khuyết tật học hòa nhập trong đó; khuyết tật về trí tuệ 2 trẻ; cơ tay 1 trẻ; não 1 trẻ, trẻ khuyết tật học hòa nhập có tiến bộ. Đánh giá tiêu chuẩn 3: Đạt IV. Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị. 1. Quy mô trường, lớp, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. - Nhà trường có 1 điểm trường duy nhất tại khu trung tâm. - Nhà trường có 5 nhóm trẻ/ 114 cháu, mẫu giáo 8 lớp/ 228 cháu đã được phân chia theo từng độ tuổi và có 12/13 nhóm lớp tổ chức ăn bán trú. 2. Địa điểm trường. Nhóm lớp. Số nhóm trẻ. Số trẻ. Giáo viên. 5. 114. 10. Tổng cộng nhà trẻ. 5. 114. 10. Mẫu giáo Bé. 3. 77. 6. Mẫu giáo Nhỡ. 2. 71. 4. Mẫu giáo Lớn. 3. 80. 6. Tổng cộng trẻ MG. 8. 228. 16. Tổng toàn trường. 13. 342. 26. Nhà trẻ. - Nhà trường được đặt tại trung tâm của xã thuận lợi cho trẻ đến trường, lớp đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ và đảm bảo vệ sinh môi trường sạch, đẹp và thoáng mát. 3. Thiết kế xây dựng, sân vườn, công trình vệ sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Diên tích nhà trường hiện có 2.826 m 2/342 trẻ = 8,26 m2/1 trẻ các công trình của nhà trường đã được xây dựng kiên cố, khuôn viên trường đã có tường xây bao quanh, sân trường có lát gạch đảm bảo cho trẻ học tập và vui chơi, có vườn hoa, có biển trường, có nguồn nước sạch, có nhà vệ sinh và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh đúng theo quy định và Điều lệ trường mầm non. 4. Các phòng chức năng. a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: - Phòng sinh hoạt chung: Diện tích 55m2/1 phòng/36 trẻ/1 lớp trung b×nh 1,5 m2/1 trÎ (Đảm bảo đúng theo qui định). L¸t g¹ch mµu s¸ng, dïng lµm n¬i ¨n, ngñ cho trÎ, được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. - Phòng ngủ: Chung víi phßng sinh ho¹t chung diện tích 55m2/1 phòng đảm bảo trung bình 1,5 m2/1 trẻ - Phòng vệ sinh: Diện tích: 7,8m2/1 phòng, đảm bảo trung b×nh 0,4 m2/1 trẻ, phòng vệ sinh được xây phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thuận tiện cho trẻ sử dụng. Cã chç riªng cho trÎ trai, trÎ g¸i , có đủ nước sạch để dùng, có xà phòng rửa tay, có thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ. - Hiên chơi: Đảm bảo trung bình 0,5m 2/1 trẻ có lan can bao quanh đảm bảo cho trẻ sinh hoạt khi mưa, nắng và trường có mái tôn che ngoài sân chơi. b) Khối phòng phục vụ học tập: - Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật nhà trường ( chung phòng học ) c) Khối phòng tổ chức ăn: - Nhà bÕp cã diÖn tÝch 45m2 trung b×nh 0,3m2/mét trÎ được x©y dựng theo quy tr×nh vận hành một chiều: Nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn, đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện. - Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hµng ngµy. d) Khối phòng hành chính quản trị: - V¨n phßng trêng: Diện tích 55m2. Có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Phßng hiÖu trëng: diện tích 15m2. Có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách. - Phßng phó hiÖu trëng: diện tích 15 m2. Có đủ các phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng. - Phßng hµnh chÝnh và phòng y tế dùng chung: diÖn tÝch 15 m2. Có máy vi tính và các phương tiện làm việc, có đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ. Có bảng biểu thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ duy dinh dưỡng, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ. - Phßng b¶o vÖ, thường trực: diÖn tÝch 15 m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách. - Khu vÖ sinh cho gi¸o viªn, c¸n bé, nh©n viªn: diÖn tÝch 15 m 2, cã chç đại, tiểu tiện và rửa tay riờng. - Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái che. Diện tớch đủ cho mỗi xe 0,9m2. 5. S©n vên:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tổng diện tích sân trường là: 721 m2 Sân trường thiết kế phù hợp đảm bảo an toàn, có cây xanh, cây cảnh, thường xuyên được chăm sóc. Có bồn hoa dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây hoa và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi láng xi măng, gạch, có đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, hình dáng và màu sắc đẹp, sân vườn thường xuyên sạch sẽ. Đánh giá tiêu chuẩn 4: Đạt V. Tiêu chuẩn 5: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. 1. Công tác tham mưu phát triển giáo dục mầm non. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục, trong những năm qua nhà trường đã chủ động tham mưu với Hội đồng giáo dục xã, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ban ngành về kế hoạch và giải pháp huy động các nguồn lực tạo điều kiện phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn nhà trường được quản lý 6 bản trong xã đạt hiệu quả. Vận động phụ huynh đưa con em đến trường đối với trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi 228/228 đạt tỉ lệ 100%, trong đó; 17 trẻ là trẻ xã khác thuộc huyện Sốp Cộp học trái tuyến; nhà trẻ 114/140 đạt tỉ lệ 81%. 2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội lành mạnh. - Nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Khẩu hiệu, góc tuyên truyền, tranh ảnh, họp phụ huynh, Hội thi như; Hội thi an toàn giao thông cấp trường; Hội thi Bé mầm non dân tộc thiểu số với tiếng việt cấp trường, cấp huyện; tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục mầm non. - Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, thường xuyên hội họp phối hợp và thống nhất với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, vận động tuyên truyền phụ huynh đưa con em đến trường. Tích cực thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tạo nên sức mạnh trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - Hàng năm nhà trường phối kết hợp với các lực lượng trong cộng đồng, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tốt các hoạt động lễ hội theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địa phương. 3. Nhà trường huy động được sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. - Huy động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài huyện ủng hộ xây dựng CSVC với tổng số tiền là 350.000.000đ; phụ huynh đóng góp để phục vụ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ với tổng kinh phí là 370.710.000đ - Hàng năm đều có tổ chức Hội nghị phụ huynh 2 lần/năm nhằm xây dựng tốt mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đánh giá tiêu chuẩn 5: Đạt Phần thứ ba.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI. I. Nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở thực tế những tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn quy định. Dựa vào tính khả thi ở một số nội dung nhà trường đang có thế mạnh, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho các bước tiếp theo là: 1. Hoàn thiện hồ sơ công nhận trường chuẩn trình các cấp phê duyệt. 2. Tiếp tục hoàn thiện những tiêu chí trong các tiêu chuẩn. - Phấn đấu hoàn thành về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận cho 1đ/c phó hiệu trưởng vào năm 2013. 3. Tiếp tục duy trì và phát triển nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt trong 5 tiêu chuẩn. - Đẩy mạnh phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên. - Thực hiện từng bước đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, công tác quản lý. - Duy trì và phát triển hơn nữa kết quả công tác xã hội hoá giáo dục. - Phấn đấu hoàn thành trình độ trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên vào năm 2013 đạt 90%. 4. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo. - Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát, đánh giá mọi hoạt động trong nhà trường, trong đó đi sâu đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia trong đội ngũ giáo viên với chính quyền địa phương và cộng đồng. 5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất. - Bổ sung thiết bị, nội thất làm việc và dạy học, nhất là thiết bị dạy học để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong nhà trường. - Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp xây dựng phòng thể chất, phòng nghệ thuật, phòng y tế đảm bảo phòng chức năng đúng theo tiêu chuẩn 4. II. Các giải pháp thực hiện. 1. Nâng cao vai trò của chi bộ Đảng nhà trường, vai trò trách nhiệm của Ban giám hiệu và vai trò cá nhân lãnh đạo của tổ chức, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức mà trước hết là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sinh, phụ huynh về kết quả mà nhà trường đã đạt và mục tiêu trong bước tiếp theo. 2. Tiếp tục phát huy tốt những kết quả đã đạt, tập trung nội lực của nhà trường, khắc phục khó khăn đã và đang có để đề ra những biện pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả. 3. Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý chỉ đạo đảm bảo phù hợp theo nhiệm vụ chung. Phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế làm việc của nhà trường, thống nhất đoàn kết trong mọi hoạt động chú trọng phát hiện và bồi dưỡng tài năng, xây dựng nề nếp kỷ cương nhà trường ngày một hiệu quả. 4. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt” gắn liền với thực hiện tốt việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; phát triển số lượng và nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về GDMN, huy động sự tham gia tích cực của cha mẹ, cộng đồng và mọi nguồn lực đầu tư cùng chăm lo để phát triển GDMN. 5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tại nhà trường, nhằm thu hút mọi cấp, mọi ngành, phụ huynh vào việc xây dựng nhà trường về mọi mặt. Trên đây là báo cáo kết quả xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012 Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ Sốp Cộp. Kính mong lãnh đạo các cấp xem xét, thẩm định để công nhận nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Nơi nhận: - UBND huyện Sốp Cộp;. HIỆU TRƯỞNG. - UBND xã Sốp Cộp; - PGD&ĐT huyện Sốp Cộp; - Lưu; Nhà trường.. Lường Thị Kiên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×