Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức công ty thế giới di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 45 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
-------------------------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN, NGUỒN
VỐN VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
MƠN HỌC : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
LỚP

: CQ56/11.1LT1

NHĨM

:1

Nguyễn Giang Anh (Nhóm trưởng)
Ngơ Thị Vân Anh
Phạm Thị Ngọc Anh
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Nguyễn Thị Cẩm Hà

Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Thị Minh Anh
Nguyễn Thị Giang
Đỗ Thị Thu Hà

HÀ NỘI, NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2021
1




Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
I. Sự cần thiết và mục đích của đề tài ................................................................................ 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
III. Kết cấu của đề tài........................................................................................................ 2
Phần 1: Lý luận chung về việc đánh giá cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức
của công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ................................................................ 3
1. Khái niệm ..................................................................................................................... 3
1.1. Tài sản và cơ cấu tài sản ........................................................................................ 3
1.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn............................................................................ 3
1.3. Cổ tức và chính sách cổ tức ................................................................................... 3
2. Nội dung ....................................................................................................................... 4
3. Chỉ tiêu đánh giá ........................................................................................................... 6
3.1. Cơ cấu tài sản ........................................................................................................ 6
3.2. Cơ cấu nguồn vốn.................................................................................................. 7
3.3. Chính sách cổ tức .................................................................................................. 7
4. Nhân tố ảnh hưởng........................................................................................................ 8
4.1. Cơ cấu tài sản ........................................................................................................ 8
4.2. Cơ cấu nguồn vốn.................................................................................................. 8
4.3. Chính sách cổ tức ................................................................................................ 12
Phần 2: Thực trạng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức của công ty CP
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ...................................................................................... 14
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thế giới di động ........................................... 14
1. Thông tin tổng quan ............................................................................................... 14
2. Lịch sử hình thành, các hoạt động kinh doanh. ....................................................... 14
3. Ngành nghề kinh doanh .......................................................................................... 16
4. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 17
II. Thực trạng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức của công ty CP Đầu

tư Thế Giới Di Động (MWG) ......................................................................................... 18
1. Bảng cân đối kế toán ............................................................................................ 18
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 20
3. Phân tích cơ cấu tài sản của cơng ty .................................................................... 21
4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của cơng ty.............................................................. 26
5. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ............................................................... 31
5.1. Hệ số tự tài trợ..................................................................................................... 31
5.2. Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) ......................................................................... 31
6. Đánh giá chính sách cổ tức của công ty ............................................................... 32

2


III. Đánh giá chung về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức của cơng ty CP
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ...................................................................................... 33
1. Về cơ cấu tài sản ................................................................................................... 33
2. Về cơ cấu nguồn vốn ............................................................................................ 35
3.Về chính sách cổ tức .............................................................................................. 36
IV. Hạn chế ......................................................................................................................... 36
V. Nguyên nhân .................................................................................................................. 37
Phần 3: Một số đề xuất, khuyến nghị ................................................................................... 38
I. Đề xuất, khuyến nghị ................................................................................................... 38
II. Kết luận ..................................................................................................................... 40

CHI TIẾT PHÂN CÔNG CƠNG VIỆC
Họ và tên

Cơng việc
Phân cơng cơng việc, tổng hợp bài, chỉnh sửa, bổ


Nguyễn Giang Anh

sung và hoàn thiện bài.
Lời nói đầu; mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn; Đề xuất, khuyến nghị.

Ngô Thị Vân Anh

Giới thiệu khái quát về công ty

Phạm Thị Ngọc Anh

Đánh giá chung, hạn chế

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

Phân tích cơ cấu tài sản

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Kết luận
Lý luận chung về việc đánh giá cơ cấu tài sản, cơ

Nguyễn Thị Hoa

cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức của công ty
CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)

Nguyễn Thị Ngân


Đánh giá chung, nguyên nhân

Nguyễn Thị Minh Anh

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguyễn Thị Giang

Phân tích chính sách trả cổ tức

Đỗ Thị Thu Hà

Đánh giá chung, hạn chế

3


LỜI NĨI ĐẦU
I. Sự cần thiết và mục đích của đề tài
Với lợi thế là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP ở nhóm cao nhất trong
khu vực, cùng quy mô dân số lớn và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, ngành
bán lẻ tại Việt Nam thật sự là ngành có triển vọng bậc nhất cho giới đầu tư. Khơng
những vậy, các doanh nghiệp bán lẻ cịn có ưu điểm khá nhạy bén, sẵn sàng gia
nhập vào các lĩnh vực mới, mang lại biên lợi nhuận cao thay vì chỉ tập trung vào
một vài sản phẩm truyền thống vốn đã bị bão hòa hoặc đang bị cạnh tranh với
biên lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất
trong đại dịch COVID-19. Từ một ngành đang phát triển sôi động với sự gia tăng
mạnh mẽ cả về tổng lượng bán lẻ, số lượng và quy mô của các chủ thể gia nhập
thị trường bán lẻ trong năm 2019, ngành bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề trong năm

2020 khi dịch COVID-19 bùng phát. Sức mua và doanh số sụt giảm, sự thay đổi
trong hành vi người tiêu dùng và thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và đứt gãy chuỗi
cung ứng là bốn khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt dưới
tác động của đại dịch COVID-19. Mặc dù doanh thu mua sắm trực tiếp giảm,
nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương
mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng. Ngồi ra nhìn về dài hạn,
bán lẻ Việt Nam vẫn luôn được đánh giá nhiều tiềm năng phát triển với thị trường
gần 100 triệu dân, mức thu nhập ngày càng cao nhờ kinh tế phát triển ổn định, sự
gia tăng của tầng lớp trung lưu, cùng xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới. Một yếu
tố hỗ trợ thị trường này nữa là Hiệp định EVFTA (đã có hiệu lực) được đánh giá
sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận
thị trường Việt Nam thuận lợi hơn.
Đề tài “Đánh giá cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, chính sách cổ tức
của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG)” được lựa chọn nghiên
cứu nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư có cái
1


nhìn có thêm một góc nhìn cụ thể, xác đáng trên nhiều phương diện qua các thơng
số tài chính của cơng ty, để từ đó đưa ra quyết định quản trị và quyết định đầu tư
hợp lý.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản,
chính sách cổ tức.
Khách thể nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG)
III. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 43 trang, 03 bảng, và phụ lục. Ngoài phần mở đầu
và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu
thành 3 mục như sau:
Phần 1: Lý luận chung về việc đánh giá cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn

và chính sách cổ tức của cơng ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
Phần 2: Thực trạng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức
của công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
Phần 3: Một số đề xuất, khuyến nghị

2


Phần 1: Lý luận chung về việc đánh giá cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và
chính sách cổ tức của công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
1. Khái niệm
1.1. Tài sản và cơ cấu tài sản
Tài sản: là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm sốt, nắm giữ và có
thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Cơ cấu tài sản: là tỷ trọng của các loại tài sản mà một công ty hiện đang nắm
giữ, thể hiện trong bản tổng kết tài sản. Các cơng ty thuộc ngành nghề khác nhau
với trình độ cơ giới hóa khác nhau có cơ cấu tài sản khác nhau. Chẳng hạn các
công ty công nghiệp lớn, hiện đại có tỉ trọng tài sản cố định cao hơn các công ty
bán lẻ; ngược lại các công ty bán lẻ có tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn.
1.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn: là những quan hệ tài chính mà thơng qua đó đơn vị có thể khai
thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị.
Cơ cấu nguồn vốn: là tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một cơng ty.
Cơng ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán
hay vốn vay dài hạn. Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỉ trọng của các loại vốn khác
nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định
tỉ lệ vốn vay và vốn sở hữu.
1.3. Cổ tức và chính sách cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành cho việc chi trả cho cổ
đơng của nó.

Chính sách cổ tức: thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so
với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho nhà đầu
tư một nguồn tang trưởng lợi nhuận trong tương lai thông qua tái đầu tư, trong
khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau

3


thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm
được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
2. Nội dung
Trong một doanh nghiệp, cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn quyết định đáng
kể sự ổn định tài chính.
- Về cơ cấu tài sản: ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kì so với đầu kì cịn
phải xem xét tỉ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản hiện có
của doanh nghiệp và xu hướng biến động của chúng để thấy được với mục tiêu
xem xét tình hình biến động của từng khoản mục tài sản cụ thể, đánh giá tính hợp
lí của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại ( kì phân tích ), hoặc là sự biến động
của cơ cấu nguồn vốn. Qua đó thấy được mức độ đảm bảo trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Sau khi huy động được đủ vốn để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, một công việc rất quan trọng đối với doanh
nghiệp là phân bổ, sử dụng số vốn đó một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Hay
nói cách khác, đó là việc đầu tư vào những loại tài sản nào cho phù hợp với đặc
điểm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong cả
ngắn hạn và dài hạn hay chưa? Và việc sử dụng vốn đã huy động thể hiện đang
đầu tư về chiều rộng hay chiều sâu cho hoạt động kinh doanh? Một cơ cấu tài sản
được coi là tối ưu khi và chỉ khi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng
tối đa vào phục vụ cho các hoạt động. Bởi vậy, phân tích cơ cấu tài sản và sự biến
động về cơ cấu tài sản sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cho người sử dụng
thông tin có cơ sở tin cậy để đánh giá tình hình sử dụng vốn và mức độ phù hợp

của hoạt động đầu tư tài sản có thích hợp với lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hoạt
động và quy mô kinh doanh hay khơng.
- Về cơ cấu nguồn vốn: ngồi việc so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn
vốn ở cuối kì so với đầu kì cịn phải đối chiếu từng loại nguồn vốn ở cuối kì với
đầu kì qua đó đánh giá tính hợp lí của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại
(hay kì phân tích). Cơng viêc này được thực hiện bằng cách tính tỉ trọng của từng
4


bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn rồi so sánh cơ cấu nguồn vốn
hiện tại với cơ cấu nguồn vốn kì gốc. Và căn cứ vào tình hình biến động của cơ
cấu nguồn vốn để để giá tính hợp lí của xu hướng biến động của cơ cấu nguồn
vốn và đánh giá tính hợp lí về cơ cấu nguồn vốn hiện hành và khả năng tự tài trợ
về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh
doanh và an ninh tài chính lẫn chính sách huy động, chính sách sử dụng địn bẩy
tài chính hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
- Chính sách cổ tức: chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ
đơng. Việc trả cổ tức hay khơng trả, tỷ lệ, hình thức thì phụ thuộc hồn tồn vào
kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách cổ tức của cơng ty và do đại hội đồng
cổ đông của công ty quyết định. Chính sách cổ tức có vai trị là cơng cụ đảm bảo
lợi ích cho cổ đơng: đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty đều mong được trả
cổ tức. Vì vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của
các cổ đông. Viêc cơng ty duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, đều đặn
hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị cổ phiếu
của cơng ty. Ngồi ra, nó cịn là cơng cụ tác đọng đến sự tăng trưởng và phát triển
của cơng ty. Chính sách cổ tức liên quan đến việc xác định lượng tiền mặt dùng
trả cổ tức cho các cổ đơng. Vì vậy nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài
trợ và chính sách đầu tư của công ty. Việc phân chia lợi tức cổ phần quyết định
số lợi nhuận lưu giữ ít hay nhiều. điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn bên trong tài
trợ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.

Việc trả cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữa lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu huy động vốn từ bên ngồi của cơng ty.
Như vậy, mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ cung cấp
thơng tin về chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp
huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), và cuối cùng là đưa ra quyết định
thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thơng qua việc đánh
giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản và nguồn vốn. Chính sách cổ
tức có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cổ đơng và sự phát triển công ty. Cần
5


xem xét vào tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và xu thế phát triển của
cơng ty vì chính sách cổ tức có liên quan đến việc sử dụng nguồn tiền mặt của
cơng ty, vì vậy cần lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp.
3. Chỉ tiêu đánh giá
3.1. Cơ cấu tài sản
- Tiền/ tổng tài sản: nếu chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp
đang có khả năng thanh tốn rất tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có nhiều
tiền/tổng tài sản thì chứng tỏ rẳng doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều tiền, và
đây là một lãng phí rất lớn đối với nguồn vốn, bởi tiền trong dự trữ sẽ không thể
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thêm được doanh thu và lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho/ Tổng tài sản: Nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp
đang tích trữ rất nhiều hàng tồn kho. Đây cũng là một biểu hiện của việc lãng phí
vốn, bởi vốn nằm trong hàng tồn kho thì khơng thể ln chuyển quay vòng để
phát sinh doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm tích cực của
việc có lượng lớn hàng tồn kho, là giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ “cháy
kho” và luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng mất
khách hàng do không đủ nguồn hàng cung ứng cho khách
- Nợ phải thu/ tổng tài sản: nếu tỉ lệ này cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị

khách hàng của mình chiếm dụng nguồn vốn. Tuy nhiên nếu nợ phải thu cao,
doanh nghiệp đang áp dụng chính sách bán hàng rất linh hoạt đối với khách hàng,
và đây cũng là cách để doanh nghiệp tăng doanh thu của mình
- Tài sản cố định/ tổng tài sản: nếu tỉ lệ này cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp
đang có sự đầu tư ổn định cho tương lai, đồng nghĩa với việc đòn bẩy kinh doanh
tương đối cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định nhiều, thì
doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro kinh doanh khá lớn.

6


3.2. Cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ =

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛

Nếu hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng địn bảy tài chính
cao và đồng thời rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng cao hơn bởi doanh nghiệp
phải gồng gánh một khoản nợ tương đối nhiều
Nếu hệ số thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng địn bảy tài chính thấp.
Tuy nhiên tính độc lập tài chính rất cao vì đa phần nguồn vốn donh nghiệp sử
dụng đều là vốn chủ sở hữu.
𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Hệ số tài trợ =

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏


Chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang có rủi ro tài chính cao và sẽ phải
chịu chi phí lãi vay cao hơn và ngược lại.
3.3. Chính sách cổ tức
Cổ tức một cổ phần: chỉ tiêu này phản ánh mức trả cổ tức tính trên một cổ
phần phổ thơng mà cổ đơng nhận được trong năm.
Cổ tức 1 cổ phần (DPS) =

𝑳𝑵𝑺𝑻 𝒅à𝒏𝒉 𝒕𝒓ả 𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄𝒉𝒐 𝒄ổ đô𝒏𝒈
𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉

Tỷ suất lợi tức cổ phần thường:
D/P =

𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒎ô𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒏ă𝒎
𝒈𝒊á 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈

Hệ số trả cổ tức: phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ tức cổ đông thường
nhận được so với thu nhập của một cổ phần thường. Chỉ tiêu này cho biết công
ty đã dành bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập của một cổ phần để trả cổ tức cho
cổ đông.
Hệ số trả cổ tức =
7

𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝟏 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝟏 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏


Trong đó thu nhập 1 cổ phần được xác định:
Thu nhập 1 cổ phần (EPS) =


𝑳𝑵𝑺𝑻 − 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒅à𝒏𝒉 𝒕𝒓ả 𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄𝒉𝒐 𝒄ổ đô𝒏𝒈 ư𝒖 đã𝒊(𝒏𝒄)
𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉

Hệ số cổ tức càng cao chứng tỏ công ty đã sử dụng đại bộ phận LNST để chi
trả cổ tức cho các cổ đơng, đồng thời chỉ có 1 phần nhỏ lợi nhuận được sử dụng
để tái đầu tư và ngược lại. Những nhà đầu tư muốn tìm kiếm thu nhập cho tiêu
dùng cá nhân từ cổ tức và khơng muốn thử vận may của q trình tái đầu tư
thường thích hệ số trả cổ tức cao. Ngược lại những nhà đầu tư muốn công ty giữ
lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng giá trị thị trường của cổ phần lại thích hệ số
chi trả cổ tức thấp.
4. Nhân tố ảnh hưởng
4.1. Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn: bao gồm tiền mặt và các khoản thu ngắn hạn khác và nó có
vai trị quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản trong hoạt động hàng ngày
và chi trả các chi phí phát sinh
Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi
trên 12 tháng, nó được sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ đó sẽ mang lại đến lợi ích và hiệu quả sử dụng cho doanh
nghiệp.
4.2. Cơ cấu nguồn vốn
Nhân tố bên trong:
- Sự ổn định về doanh thu và lợi nhuận: doanh thu và lợi nhuận ảnh hưởng
trực tiếp đến qui mô của nguồn vốn huy động. Thông thường khi doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp ổn định sẽ tạo điều kiện lập quỹ trả nợ đến hạn, kết
quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn tài chính để bù đắp lãi vay. Trong trường hợp

8


này, tỉ trọng nợ vay trong tổng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp sẽ cao và

ngược lại.
- Các nhân tố về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: doanh
nghiệp thuộc ngành sản xuất hàng hóa thường có chu kì sản xuất dài, sử dụng
nhiều vật tư máy móc thì cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng về sử dụng vốn chủ sở
hữu nghĩa là hệ số nợ thấp. Và ngược lại, doanh nghiệp trong ngành thương mại
dịch vụ có chu kì sản xuất ngắn, vịng quay vốn nhanh thì các khoản vay thường
chiếm tỉ trọng lớn.
- Mối quan hệ giữa tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản
(BEP) với lãi suất huy động: nếu doanh nghiệp có BEP lớn hơn lãi suất huy động
vốn thì sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng ROE. Do đó. Khi có nhu cầu vốn
người ta thường quyết định cơ cấu nguồn vốn theo hướng sử dụng địn bẩy tài
chính lớn hơn.
- Địn bẩy kinh doanh: phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định kinh trong
trong tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
có địn bẩy kinh doanh thấp cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay hơn,
bởi các doanh nghiệp này cần ít vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định so với
doanh nghiệ có địn bẩy kinh doanh cao.
- Chu kì sống và giai đoạn phát triển của kinh doanh: các giai đoạn trong vịng
đời kinh doanh: hình thành, tăng trưởng, phát triển ổn định và suy thoái. Doanh
nghiệp cầ dựa vào giai đoạn phát triển của mình để quyết định tổ chức cơ cấu
nguồn vốn hợp lí, đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế các rủi ro.
- Quyền kiểm soát của doanh nghiệp: doanh nghiệp mới thành lập hoặc coi
trọng quyền kiểm soát doanh nghiệp sẽ rất thận trọng trong việc phát hành cổ
phiếu mới ra công chúng để huy động thêm vốn.
- Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp
- Khả năng sinh lời

9



- Quy mô của doanh nghiệp: là nhấn tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn thường có rủi ro phá sản thấp và
chi phí phá sản thấp, cơng ty sẽ có dịng tiền ít biến động và dễ dàng tiếp cận với
thị trường tín dụng. Do vậy, cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này thường
nghiêng về hệ số nợ
- Cơ cấu tài sản: nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn.
- Khả năng thanh toán: có ảnh hưởng khác nhau tới cơ cấu nguồn vốn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao hơn có thể đảm bảo hệ
số nợ cao hơn do doanh nghiệp có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng các nghĩa
vụ nợ đến hạn.
- Yếu tố năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản trị: nhân tố này cũng có tác động
rất lớn đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Để xây dựng một cơ cấu nguồn
vốn tối ưu, đòi hỏi phải am hiểu các nhân tố tác động đến chi phí sử dụng vốn:
lãi suất thịt trường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro .... Nếu năng lực yếu thì việc
xây dựng cơ cấu nguồn vốn sẽ khơng hợp lí, khơng phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị khơng dám chấp nhận mạo hiểm
thì thường lựa chọn cơ cấu nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu
chấp nhận mạo hiểm thì gia tăng việc sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn để hy
vọng làm tăng ROE hay thu thập một cổ phần thường nhưng kèm theo đó là ảnh
hưởng đến khả năng thanh tốn cũng như mức độ an tồn về tài chính của doanh
nghiệp.
Nhân tố bên ngoài:
- Triển vọng phát triển của thị trường vốn: sự phát triển của thị trường tài chính
với các hoạt động của hệ thống trung gian tài chính là nhân tố quan trọng tác động
đến công tác huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến cơ
cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thị trường tài chính phát triển sẽ tạo thêm kênh
huy động vốn đa dạng cho doanh nghiệp đặc biệt với hoạt động hiệu quả của
TTCK doanh nghiệp có thể tìm được các nguồn tài trợ trung và dài hạn thông qua
10



việc phát hành cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với sự phát
triển hệ thống các trung gian tài chính khơng chỉ có tác dụng hơi nguồn vốn từ
nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà còn giúp doanh nghiệp có thể hạ thấp các chi
phí huy động vốn. Do vậy cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp theo hướng gia
tăng các nguồn vốn dài hạn và đa dạng hóa được các nguồn tài trợ để đảm bảo
kết cấu nguồn vốn tối ưu.
- Chính sách kinh tế của nhà nước:
+ Chính sách đầu tư: thơng qua các chính sách về đầu tư các quy hoạch vùng
lãnh thổ cơ cấu đầu tư từng thời kỳ nhà nước có thể định hướng đầu tư trong nền
kinh tế và các lĩnh vực mũi nhọn tạo ra chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo mục tiêu
phát triển doanh nghiệp nói riêng của ngành vùng mặt hàng nói chung trên cả thị
trường trong nước và quốc tế do vậy chính sách đầu tư của nhà nước có tác dụng
thúc đẩy hay kìm hãm đầu tư của doanh nghiệp, do vậy sẽ làm thay đổi cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ Chính sách tiền tệ: Nếu chính sách tiền tệ của nhà nước ổn định lãi suất thấp
chi phí sử dụng vốn vay giảm giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh huy động vốn
điều kiện vay vốn dễ dàng và thuận lợi khi đó cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
sẽ nghiêng về sử dụng vốn. Ngược lại nếu chính sách tiền tệ không ổn định lãi
suất cho vay tăng doanh nghiệp sẽ giữ mức an tồn và chủ động tài chính bằng
việc sử dụng vốn chủ sở hữu
+ Chính sách thuế: thuế là một công cụ rất quan trọng của nhà nước để điều
kiện nền kinh tế nếu doanh nghiệp hiểu và biết cách vận dụng linh hoạt thì sẽ tận
dụng được những tác động tích cực của thuế trong việc xây dựng cơ cấu nguồn
vốn
- Thái độ của người cho vay: Thơng thường người cho vay thích các doanh
nghiệp có cơ cấu nguồn vốn nhưng vốn chủ sở hữu, bởi cấu trúc này hứa hẹn an
toàn cho các nguồn tài trợ của họ nếu hệ số nợ của doanh nghiệp quá cao thì sẽ
gây hoang mang cho chủ nợ và khó thuyết phục họ trong việc cho vay thêm vốn
11



4.3. Chính sách cổ tức
Nhóm nhân tố khách quan:
- Những quy định pháp lí: Việc phân chia cổ tức phải tuân thủ những quy định
pháp lý nhất định. Những nguyên tắc sau đây có tính chất thơng lệ được nhiều
nước sử dụng:
+ Nguyên tắc: “Lợi nhuận ròng đã thực hiện”
+ Ngun tắc: “Bảo tồn vốn”
+ Ngun tắc: “Tài chính lành mạnh”
- Thuế TNCN: Do thuế thu nhập cá nhân thường đánh thuế theo biểu thuế luỹ
tiến hoặc có sự khác nhau về thuế suất giữa cổ tức và lãi vốn, nên nhiều cơng ty
căn cứ vào sự khác biệt đó để xác định mức trả cổ tức. Chẳng hạn, nếu như thuế
suất cổ tức thấp hơn thuế suất lãi vốn thì cổ đơng thích trả cổ tức hơn và ngược
lại.
- Tâm lí nhà đầu tư: những nhà đầu tư khơng thích mạo hiểm, rủi ro thì thích
cổ tức hiện tại hơn là lãi vốn hứa hẹn trong tương lai. Còn nhà đầu tư thích mạo
hiểm, rủi ro thì muốn tái đầu tư lợi nhuận mong đợi một sự tăng trưởng lớn trong
tương lai.
- Chi phí giao dịch
- Chi phí phát hành cổ phiếu mới
Nhóm nhân tố chủ quan
- Cơ hội đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư: Nếu công ty có những cơ hội đầu tư
hứa hẹn khả năng tăng trưởng cao thì cơng ty có xu hướng giữ lại phần lớn lợi
nhuận ròng tái đầu tư.
- Nhu cầu hồn trả nợ vay: cơng ty sử dụng nhiều nợ, công ty phải chuẩn bị
một lượng tiền mặt lớn cho việc trả nợ
12



- Vịng đời của cơng ty: mỗi cơng ty sẽ trải qua 4 giai đoạn: hình thành, tăng
trưởng, phát triển ổn định và suy thoái. Với mỗi giai đoạn sẽ có đặc điểm khác
nhau. Điều này ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
- Quyền kiểm sốt cơng ty: Nếu các cổ đơng của cơng ty muốn duy trì quyền
quản lý và kiểm sốt. Cơng ty thì thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận ròng để tái
đầu tư và ngược lại.
- Mức độ ổn định của lợi nhuận doanh nghiệp: Nếu cơng ty có mức lợi nhuận
tương đối ổn định hoặc chắc chắn tăng trong tương lai thì cơng ty có thể dành
phần lớn lợi nhuận ròng để chi trả cổ tức và ngược lại.
- Khả năng thâm nhập thị trường vốn: Những cơng ty lớn, có thời gian hoạt
động lâu, có lợi nhuận tương đối ổn định, có uy tín cao… thường có khả năng dễ
dàng huy động vốn trên thị trường tài chính. Vì vậy, các cơng ty này có thể dành
tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức và ngược lại
- Tình hình dịng tiền của công ty: nhiều công ty khi thực hiện hoạt động kinh
doanh thu được lợi nhuận rất cao. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là cơng ty có
thể thành tồn bộ số lợi nhuận đó để trả cổ tức. Bởi lẽ số lợi nhuận đạt được đó
mới chỉ ghi nhận trên sổ sách vấn đề là cơng ty có đủ nguồn tiền để chi trả cổ tức
hay không. Nếu công ty xác định trả cổ tức cao nhưng muốn tiền dư thừa ngồi
hoạt động kinh doanh lại thấp thì cơng ty không thể thực hiện được do vậy một
trong những vấn đề cần xem xét khi xác định mức trả cổ tức thì cần phải xem xét
quy mơ nguồn tiền nhàn rỗi có thể đáp ứng được nhu cầu chi trả cổ tức của công
ty.

13


Phần 2: Thực trạng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức
của cơng ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thế giới di động
1. Thông tin tổng quan

- Tên giao dịch: CTCP Thế Giới Di Động
- Tên tiếng anh: Mobile World JSC
- Mã chứng khoán: MWG
- Thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp số 0306731335 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình
Dương cấp ngày 16 tháng 1 năm 2009.
- Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2019): 12.143.592.194.353 đồng.
- Người sáng lập: Trần Lê Quân
Nguyễn Đức Tài
Đinh Anh Huân
Điêu Chính Hải Triều
Trần Huy Thanh Tùng
- Địa chỉ trụ sở chính: 222 Yersin, Phường Phú Cường, Thành phố Thử
Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam và văn phịng hoạt động tại Tịa
nhà MWG, Lơ T2-1.2, Đường D1, Khu cơng nghệ cao, Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Trụ sở chính: Tịa nhà MWG – Lơ T2 -1.2, đường D1, Khu công nghệ
cao, P. Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử hình thành, các hoạt động kinh doanh.
2004

Khi thành lập Thế giới di động lựa chọn mơ hình thương mại
điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin sản phẩm và

14


3 cửa hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ - thành phố Hồ Chí
Minh để giao dịch.
2007


Tiếp nhận đầu tư của Quỹ MeKong Capital, chuyển đổi sang
hình thức cơng ty cổ phần
Siêu thị Thế giới di động liên tiếp ra đời trên khắp mọi miền đất

2010

nước.
Cuối năm 2010, hệ thống chuyên bán lẻ các thiết bị gia dụng
Điện Máy Xanh ra đời.
Cuối năm 2012, Thế giới di động có tổng cộng 220 cửa hàng

2012

tại Việt Nam. Trở thành hệ thống bán lẻ thiết bị di động đầu
tiên và duy nhất có mặt tại 63 tỉnh thành.
Thế giới di động nhận đầu tư của Robert A. Willett-

2013

cựu CEO BestBuy International và công ty CDH Electric Bee
Limited.
Niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE)

2014

Số lượng siêu thị Thế giới di động tăng 60%, lợi nhuận sau thuế
tăng 160% so với năm 2013.
Công ty cổ phần Thế giới di động tiến hành phi vụ sáp nhập và
mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh.

Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2017, Công ty Thế giới di động
đã

2017

mở

thêm 668 siêu thị mới,

với 117 siêu thị

thegioididong.com, 351 siêu thị Điện Máy Xanh và 200 siêu thị
Bách hóa Xanh. Kết quả này đưa tổng số siêu thị đang hoạt động
của công ty lên 1.923 siêu thị, tăng hơn 50% so với thời điểm
đầu năm. Cũng trong 11 tháng của năm 2017, doanh thu của hệ
thống đạt gần 59.000 tỷ đồng.

15


Tháng 3/2018. Thế giới Di Động mua lại 40% vốn của chuỗi
dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó đổi tên Thành Nhà Thuốc
An Khang.
2018

Bên cạnh đó, con số tổng cửa hàng đã lên đến 2.160 cửa hàng,
có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành.
Thế giới di động và Điện máy xanh thống lĩnh thị trường VIệt
Nam với 45% thị phần điện thoại và 35% thị phần điện máy.
Bách hóa xạnh đạt điểm hịa vốn EBITDA ở cấp cửa hàng.

Cơng bố chuỗi Điện máy xanh đã vượt mốc 1000 siêu thị trên cả
nước. Đồng thời mơ hình ĐIện máy xanh mini được nâng cấp

2019

với khả năng tối ưu diện tích.
Bách hóa xanh đứng thứ hai về số cửa hàng trong các chuỗi bán
lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng.

3. Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG là mua bán, bảo hành, sửa chữa:
thiết bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại,máy ảnh, camera,
thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử, điện gia dụng và các phụ kiện liên quan; và
bán lẻ tại các Nhóm cơng ty bao gồm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực
phẩm từ thịt, rau quả.
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG) hiện đang vận hành các
chuỗi bán lẻ bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi
Thế giới di động (thegioididong.com). Điện tử, điện lạnh và gia dụng với điện
máy xanh (dienmayxanh.com) (bao gồm chuỗi Trần Anh). Thực phẩm và hàng
tiêu dùng với Bách hóa xanh (bachhoaxanh.com). Chuỗi bán lẻ thiết bị di động
ở thị trường nước ngoài với 10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnom Pênh,
Campuchhia (bigphone.com)

16


4. Cơ cấu tổ chức
Lĩnh vực kinh doanh chính

Tên cơng ty con


Công ty TNHH MTV Công Nghệ Thông Công nghệ thông tin
Tin Thế Giới Di Động
CTCP Thế giới di động

Thương mại điện tử sản phẩm

CTCP Thương mại Bách hóa xanh

Thương mại thực phẩm

CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG)

Thương mại sản phẩm

Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế Hoạt động tư vấn quản lý
giới Bán lẻ
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG)

Thương mại điện tử sản phẩm

CTCP Thế giới di động

Thương mại điện tử sản phẩm

CTCP Bán lẻ An Khang

Thương mại sản phẩm

17



II. Thực trạng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và chính sách cổ tức của
cơng ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)
1. Bảng cân đối kế toán

18


19


2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

20


3. Phân tích cơ cấu tài sản của cơng ty
Bảng phân tích cơ cấu tài sản:

(ĐVT: triệu đồng)

Số cuối năm
Chỉ tiêu

Tỷ
Số tiền

A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN

I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương
đương tiền
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
1. Đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn
của khách hàng
2. Trả trước cho người
bán ngắn hạn
3. Phải thu về cho vay
ngắn hạn

Số đầu năm

trọng

Chênh lệch

Tỷ
Số tiền

trọng

Số tiền


Tỷ lệ
(%)

Tỷ
trọng

(%)

(%)

37.317.234 81,07

35.011.897 83,95

2.305.337

6,58

-2,88

7.347.857

19,69

3.115.237

8,90

4.232.620


135,87

10,79

2.243.274

30,53

2.024.348

64,98

218.926

10,81

-34,45

5.104.583

69,47

1.090.889

35,02

4.013.694

367,93


34,45

8.057.319

21,59

3.137.000

8,96

4.920.319

156,85

12,63

8.057.319

100

3.137.000

100

4.920.319

156,85

0,00


1.595.251

4,27

1.815.085

5,18

-219.834

-12,11

-0,91

196.394

12,31

262.268

14,45

-65.874

-25,12

-2,14

287.913


18,05

195.017

10,74

92.896

47,63

7,30

80.000

5,01

80.000

21

(%)

5,01


4. Phải thu ngắn hạn
khác

1.030.944


64,63

1.357.800

74,81

-326.856
-

-24,07

-10,18

-24,56

-21,49

-23,93

0,00

IV. Hàng tồn kho

19.422.177 52,05

25.745.428 73,53

1. Hàng tồn kho


19.926.363 100

26.195.935 100

-504.186

-2,60

-450.507

-1,75

-53.679

11,92

-0,85

894.629

2,40

1.199.146

3,42

-304.517

-25,39


-1,03

563.786

63,02

487.030

40,61

76.756

15,76

22,40

326.091

36,45

709.225

59,14

-383.134

-54,02

-22,69


0,53

2.891

0,24

1.861

64,37

0,29

8.713.646

18,93

6.696.199

16,05

2.017.447

30,13

2,88

439.493

5,04


374.563

5,59

64.930

17,33

-0,55

439.493

100

374.563

100

64.930

17,33

0,00

7.294.962

83,72

5.403.777


80,70

1.891.185

35,00

3,02

7.267.319

99,62

5.375.279

99,47

1.892.040

35,20

0,15

2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn
khác
1. Chi phí trả trước
ngắn hạn
2. Thuế GTGT được
khấu trừ


6.323.251
6.269.572

3. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà 4.752
nước
B.TÀI

SẢN

DÀI

HẠN
I. Phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn
khác
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu
hình

22


×