Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.25 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:. Một tiết dạy Tập đọc nhạc (TĐN) trong môn Âm nhạc lớp 5 chỉ đạt hiệu quả cao khi người giáo viên không chỉ nắm đầy đủ quy trình tiến hành đối với phân môn này mà còn phải có năng lực thị tấu (đàn) tốt trước học sinh ngay trên lớp học. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghệ tin học (CNTH) vào dạy học. Việc áp dụng CNTH để hỗ trợ tiết dạy là hết sức cần thiết, giúp học sinh có được những giờ học hứng thú, sôi động và đặc biệt là sự phát huy tối đa hiệu quả âm thanh trong âm nhạc khi có sự góp mặt của CNTH vào tiết dạy TĐN nói riêng và dạy Âm nhạc nói chung. Chính vì thế, tôi soạn một chương trình nhằm để hỗ trợ cho những tiết dạy TĐN lớp 5 cho giáo viên chuyên nhạc, những giáo viên có năng khiếu và kể cả giáo viên dạy đại trà (không chuyên) cũng có thể sử dụng chương trình này. Chương trình hỗ trợ tiết dạy TĐN lớp 5 giúp cho giáo viên hạn chế được những lúng túng trên lớp khi phải tiếp xúc trực tiếp với nhạc cụ, giúp loại bỏ dần những tiết dạy “chay” kém hiệu quả. Hiện nay, Tổ bộ môn (TBM) Âm nhạc tỉnh thuộc Hội đồng bộ môn cấp tỉnh dự kiến mở rộng loại hình này nhằm giúp giáo viên chuyên, không chuyên có được sự hỗ trợ từ phía CNTH, giúp giáo viên tự tin hơn khi đứng lớp và giúp học sinh có được những tiết học chính xác, hiệu quả. Chương trình này ra đời đáp ứng được sự mong mỏi bấy lâu nay của giáo viên dạy nhạc, chương trình hỗ trợ đắc lực và lâu dài trong những năm tiếp theo khi mà các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành giáo dục đã và đang hướng dẫn chỉ đạo việc áp dụng CNTH vào trong từng tiết dạy, bài dạy nhằm hướng tới một môi trường học tập thân thiện, tích cực, nhiều màu sắc và hiệu quả cao..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. TÍNH KHOA HỌC: 1. Thực trạng ban đầu: Hiện nay, môn Âm nhạc cấp tiểu học phần lớn do giáo viên chủ nhiệm lớp đảm trách. Số lượng giáo viên chuyên chưa đáp ứng được nhu cầu, chủ yếu là lực lượng giáo viên có năng khiếu được bồi dưỡng trong hè hoặc học 1 tháng tại trường ĐHAG do trường Suối nhạc TP. HCM liên kết tổ chức. Vì thế, khả năng sư phạm âm nhạc, khả năng thị tấu còn rất nhiều hạn chế trong khi tiết dạy TĐN mà không đạt được hiệu quả âm thanh thì đồng nghĩa với một tiết dạy “chay” kém chất lượng. Số liệu giáo viên chuyên nhạc tỉnh An Giang năm học 2008-2009 trong tổng số 394 trường tiểu học:. SỐ LƯỢNG 192. Đại học 8. TRÌNH ĐỘ ÂM NHẠC Cao đẳng Trung cấp 4 7. Bồi dưỡng hè 173. Chính vì vậy, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp thường không dạy phân môn TĐN này. Còn giáo viên chuyên (hệ bồi dưỡng hè) đa số rất ngán ngại khi dạy phân môn này vì đây là phân môn cần phải đảm bảo độ chính xác cao từ khâu xác định thang âm, xác định cao độ, hình tiết tấu cho đến khâu thị phạm (thị tấu), hướng dẫn luyện thang âm, tập đọc từng câu, từng đoạn, ghép phần lời với giai điệu … thì không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện tốt, đầy đủ và hiệu quả đối với quy trình này. Từ những thực trạng trên, một chương trình hỗ trợ phân môn TĐN lớp 5 ra đời là yêu cầu hết sức cần thiết cho giáo viên dạy tiểu học hiện nay mà đặc biệt là giáo viên dạy chuyên môn Âm nhạc tiểu học..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Biện pháp tổ chức tiến hành: Trước tiên là phần biên soạn chương trình hỗ trợ, đây là khâu rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác từ khâu xác định thang âm, xác định cao độ, hình tiết tấu cho đến khâu thị phạm (thị tấu), hướng dẫn luyện thang âm, tập đọc từng câu, từng đoạn, ghép phần lời với giai điệu kèm theo những hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung mỗi bài … Sắp xếp sao cho hiệu quả âm thanh, hình ảnh được phát huy tối đa, sinh động nhằm thu hút học sinh cùng tham gia một tiết học thoải mái, chủ động với các hoạt động của bài học, tránh được được sự nhàm chán khi phải học một tiết nhạc “chay”, nhiều học sinh phải ngồi bên lề lớp học, tiết học hoàn toàn không có hiệu quả vì bởi giáo viên còn lúng túng thì hệ quả từ phía học sinh tức nhiên phải là con số tỉ lệ thuận. Sau khi chương trình đã hoàn tất, lưu vào đĩa. Tôi tiến hành giới thiệu với TBM Âm nhạc cấp tỉnh về nguyên nhân ra đời của chương trình này. Hướng dẫn các thành viên trong TBM Âm nhạc tỉnh cách sử dụng chương trình theo quy trình và các thao tác hiệu chỉnh âm thanh cho hiệu quả. (Kèm theo phụ lục Quy trình thực hiện và sử dụng chương trình; Cách cài fonts nhạc vào máy tính) Chúng tôi bắt đầu thực hiện mẫu trong những phiên họp TBM Âm nhạc thông qua phần mềm trình chiếu PowerPoint để thực hiện một tiết dạy Âm nhạc lớp 5 mà trong tiết này có phân môn TĐN. (Kèm theo phụ lục Trình chiếu và 2 đĩa chương trình gồm: Hình ảnh giới thiệu bài và các slides trình chiếu từ bài 1 đến bài 8, âm thanh, Font nhạc, các bài TĐN trên Word, hướng dẫn sử dụng …) Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi ngồi lại phân tích những điểm mạnh của chương trình và góp ý những phần cần bổ sung điều chỉnh nhằm làm cho chương trình dễ sử dụng hơn, càng hiệu quả hơn nữa. Đa số thành viên TBM Âm nhạc cấp tỉnh đều rất đồng tình và hoan nghênh đối với chương trình này và mong mỏi được giới thiệu với TBM âm nhạc cấp huyện để sớm phổ biến đại trà trên diện rộng cho các giáo viên chuyên lẫn không chuyên ở cơ sở..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong năm học vừa qua, TBM Âm nhạc cấp tỉnh đã phổ biến đến TBM Âm nhạc cấp huyện và cùng thực hiện gói gọn trong các thành viên TBM Âm nhạc để thử nghiệm chương trình, bên cạnh đó cũng thực hiện thử nghiệm đối với một số giáo viên không thuộc TBM Âm nhạc nhằm để rút ra tính hiệu quả của chương trình mang lại đến mức nào, những gì cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Đây chính là mấu chốt rất quan trọng không chỉ riêng cho bản thân tôi mà đó còn là điều mong muốn của cả TBM Âm nhạc cấp tỉnh. Đến cuối năm học này, năm học 2008-2009 các thành viên TBM Âm nhạc cấp tỉnh và cấp huyện tương đối hoàn tất thử nghiệm chương trình này và cũng mạnh dạn đưa vào một số chuyên đề cấp huyện. Theo kế hoạch, TBM Âm nhạc cấp tỉnh sẽ tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm lần nữa để chuẩn bị phổ biến đại trà cho tất cả giáo viên chuyên nhạc kể cả giáo viên dạy đại trà trong tỉnh vào đầu năm học 2009-2010, vì đây là chương trình nhỏ, gọn được lồng vào phần mềm PowerPoint trên đĩa CD độc lập và có thể chép bằng USB một cách dễ dàng, tiện lợi để giáo viên sử dụng khi dạy phân môn TĐN trong chương trình Âm nhạc lớp 5. TBM Âm nhạc cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm mở các chuyên đề tiếp theo nhằm giúp cho những giáo viên mới tiếp xúc lần đầu biết cách sử dụng hiệu quả chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 này ngay ở lớp học mình, trường học mình. 3. Kết quả đạt được: Sau quá trình thử nghiệm chương trình, kết quả đạt được đầu tiên là sự thành công của chương trình đối với TBM Âm nhạc cấp tỉnh vì thành viên TBM Âm nhạc tỉnh đa số là giáo viên dạy chuyên nhạc vừa là tổ trưởng TBM Âm nhạc các huyện, thị, TP. Tổ bộ môn cấp tỉnh nhận định rằng: chương trình đem lại hiệu quả khá cao cho tiết học có phân môn TĐN mà đặc biệt là hiệu quả âm thanh, độ chính xác về thang âm, cao độ, trường độ và nhịp gõ tiết tấu theo một cấu trúc liên tiến dễ sử dụng. Nhờ vào chương trình, giúp giáo viên sắp xếp và chủ động được thời gian đối với phân môn này. Bởi lẽ trong tiết âm nhạc có TĐN thường là nội dung khá nhiều, nếu không khéo sắp xếp thì dễ dàng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> “cháy” giáo án, không kịp giờ để dạy mà đây lại là chuẩn kiến thức và kĩ năng, là phần cốt lõi của tiết dạy, không thể bỏ bớt hay rút gọn nữa. Kết quả thứ hai là sự thành công từ TBM Âm nhạc cấp huyện, thị, TP. Sau khi bản thân tổ trưởng thực hiện và đưa vào thành chuyên đề cấp huyện. Chương trình nhanh chóng phổ biến ngay trong các thành viên TBM cấp huyện và hiệu quả tương ứng với kết quả của TBM cấp tỉnh đạt được. Hầu hết các TBM Âm nhạc các huyện, thị, TP đều ủng hộ và hứng thú với chương trình hỗ trợ phân môn TĐN lớp 5 này, xem đây là một tiện ích nhằm giúp giáo viên có được chỗ dựa tin cậy với mức độ chính xác cao nhờ vào CNTH, không còn lung túng khi đứng lớp đặc biệt đối với những giáo viên dạy chuyên nhạc nhưng chỉ được đào tạo ngắn hạn trong hè (173 giáo viên hệ BD hè / 192 giáo viên chuyên nhạc trong tỉnh / 394 trường tiểu học). TBM Âm nhạc cấp huyện, thị, TP cho rằng: nếu tổ chức thêm một số chuyên đề nữa thì có thể sẽ giúp cho tất cả 173 giáo viên chuyên và cả giáo viên không chuyên thực hiện khi cần cho phân môn TĐN lớp 5 trên lớp, điều đó sẽ giúp cho tay nghề giáo viên dần được nâng lên. Về phía học sinh, các em cảm thấy rất phấn khởi khi được học với chương trình này (tuy chỉ mới là những tiết thử nghiệm) vì chính chương trình thực sự giúp cho các em được tham gia nhiều vào hoạt động học tập như: được luyện thang âm, luyện đọc và gõ tiết tấu, biết xác định được cao độ đặc biệt là phần xướng âm theo sự hỗ trợ của chương trình một cách chính xác, nhịp nhàng, hiệu quả. Riêng phần ghép lời có cả nhạc đệm và phần hát mẫu do chương trình mang lại. Cứ mỗi tiết học trôi qua, sự tiến bộ của học sinh mỗi lúc một nâng lên rõ rệt về sự nhạy bén định âm, thạo dần về các loại tiết tấu và nhịp của bài TĐN mà việc quan trọng nhất, xem là thành công nhất từ chương trình đã giúp cho lớp học trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn, giúp các em cảm nhận tốt hơn về âm nhạc là môn học vốn yêu thích của hầu hết các học sinh. Nhiều học sinh TB yếu vẫn có thể tham gia học tập nhờ sự trợ giúp của chương trình, các em cảm thấy tự tin, không lo sợ phải đọc nhạc (xướng âm), đọc và gõ tiết tấu, ghép lời vào giai điệu. Có lẽ sau một tiết học nhạc, học sinh cảm thấy sảng khoái hơn, góp phần tích cực để phát triển những môn học khác và hình thành tính năng động cho các em, bởi lẽ chính âm nhạc giúp cho con người có thêm niềm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> phấn chấn và yêu cuộc sống hơn như J.Amstrong đã nói: “Âm nhạc làm thăng hoa niềm vui sướng, làm vơi bớt nỗi sầu khổ, xua đi mọi bệnh tật, xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẩn uất”. Tức nhiên hiệu quả từ phía học sinh cũng chính là hiệu quả của nhà trường, của TBM các cấp và cũng là hiệu quả chung đối với ngành giáo dục như đã mong muốn. Giúp cho người quản lý yên tâm hơn đối với một môn học cần phải có đội ngũ giáo viên chuyên thực sự năng khiếu, có khả năng thị phạm tốt mà trong giai đoạn hiện nay thực sự chưa được đáp ứng xứng tầm thì sự ra đời của chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 là vô cùng cần thiết cho ngành, cho TBM Âm nhạc, cho nhà trường, giáo viên và học sinh chúng ta.. 4. Nguyên nhân thành công và tồn tại: a. Nguyên nhân thành công:. Do đây là mối quan tâm hàng đầu của bản thân tôi về đội ngũ giáo viên chuyên nhưng chưa “hồng” hiện nay. Vì tôi là tổ trưởng TBM Âm nhạc cấp tỉnh, tôi có dịp đi đến cơ sở thăm lớp, dự giờ, khảo sát tình hình học tập môn Âm nhạc của giáo viên và học sinh qua các đợt khảo sát chuyên đề ở xã Vĩnh Trường huyện An Phú, Vĩnh Khánh huyện Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, … và qua các lần dự giờ thăm lớp, chấm chọn giáo viên dạy giỏi Âm nhạc cấp huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy rằng: quả thực đội ngũ giáo viên chuyên nhạc như số liệu đã nêu ở phần trên còn hết sức mỏng manh, khả năng sư phạm âm nhạc hết sức hạn chế. Cho đến thời điểm này GVDG môn Âm nhạc cấp tỉnh chỉ vỏn vẹn được 5/192 giáo viên chuyên nhạc tên toàn tỉnh / 394 trường tiểu học (Chợ Mới: 01, Thoại Sơn: 01, Tịnh Biên: 03). Vả lại, tiết dạy khó thường rơi vào những tiết có TĐN. Chính vì lẽ đó, tôi bắt tay biên soạn chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 cho giáo viên. Bên cạnh đó là nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ của những thành viên trong TBM cấp tỉnh (đa số điều là giáo viên chuyên nhạc) áp dụng thử nghiệm đối với bản thân và phổ biến trong TBM Âm nhạc cấp huyện để.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> cùng thử nghiệm nhằm thống nhất cách thực hiện và cùng nhau góp ý cho chương trình thêm hoàn chỉnh, vì đây là lực lượng trực tiếp đứng lớp giảng dạy âm nhạc cho học sinh tại các trường tiểu học như một cánh tay nối dài với TBM Âm nhạc cấp tỉnh. Giúp tôi thực hiện chương trình trên chính đối tượng giáo viên và học sinh tại cơ sở. Chương trình tương đối dễ sử dụng, màu sắc, hiệu quả âm thanh tốt (đã xử lý trên đàn Yamaha 2100 và kết nối với máy tính để hoàn thiện), được đưa vào trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint sinh động, hấp dẫn học sinh. Mỗi bài TĐN được thiết kế theo một trình tự dễ sử dụng, hình ảnh minh họa phù hợp với từng nội dung, gắn kết học sinh với những yếu tố lịch sử, cuộc sống, học tập, sinh hoạt và thế giới xung quanh … b. Tồn tại:. Do hiện nay, mạng lưới máy vi tính được trang bị cho các trường tiểu học chưa nhiều, đa số các trường chưa có máy chiếu (projector) hay phòng nghe nhìn, giáo viên hiểu biết và sử dụng tin học còn hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát huy của chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5. Vì thế, chương trình chỉ được thực hiện ở một số trường có điều kiện như có phòng nghe nhìn, có máy chiếu (projector) hay bộ phận kết nối máy tính với Tivi (TV) mà hiện nay hầu hết các trường tiểu học trong tỉnh đều có TV màng hình phẳng lớn do Sở cấp. Tuy nhiên trong điều kiện như thế, tôi cũng đã chuyển chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 trên đĩa CD bằng file Audio và Mp3 sử dụng bằng máy đọc đĩa CD dân dụng, tiện dụng cho những trường chưa có đủ thiết bị để trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint qua máy chiếu. Từ đó, chương trình tồn tại ở 2 dạng: trình chiếu trên PowerPoint bằng máy chiếu (projector) hay sử dụng bằng máy đọc đĩa CD dân dụng mà hầu hết các trường tiểu học đều có. Tức nhiên, hiệu quả khi sử dụng bằng máy đọc đĩa CD sẽ không cao..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Dẫu sử dụng chương trình ở dạng nào thì ít nhiều góp phần vào việc nâng cao và phát huy CNTH vào chính môi trường học tập của học sinh, giúp hiệu quả tiết dạy và chất lượng học tập của học sinh mỗi ngày được nâng lên, tạo tiền đề để xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực mà Bộ và Sở GDĐT đang phát động.. III. TÍNH THỰC TIỄN: 1. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả áp dụng: Quả thực qua hơn một năm thử nghiệm, chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 này, ý nghĩa thực tiễn đầu tiên đó chính là tay nghề giáo viên chuyên được nâng lên, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện tăng rõ rệt, số lượng giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp tỉnh được nâng lên hàng năm: năm học 2006-2007 có 01 GVDG tỉnh, năm 2007-2008 có 02 GVDG, năm 2008-2009 có 04 giáo viên đủ điều kiện đăng ký dự thi GVDG cấp tỉnh, đó là điều đáng mừng. Chương trình đã giúp cho thành viên TBM Âm nhạc cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức tốt hơn tiết dạy nhạc có phân môn TĐN lớp 5, giúp giáo viên nắm rõ quy trình của phân môn này, tham gia các chuyên đề cấp huyện để tập tành sử dụng CNTH vào tiết dạy, làm gương mẫu và vận động giáo viên ở những trường có điều kiện tham gia chương trình mang tính thực nghiệm. Điều nổi trội thu được từ hiệu quả của chương trình hỗ trợ TĐN lớp 5 là giúp mỗi giáo viên đứng lớp tự tin hơn, cảm giác phấn chấn và đầy đặn trong một tiết dạy có lồng ghép CNTH. Về phía học sinh, điều chắc chắn là cảm thấy hứng thú trong học tập, từ đó cảm nhận được ích lợi từ việc học tập với sự hỗ trợ của CNTH mà cụ thể là tiết âm nhạc có phân môn TĐN. Các em rất phấn khởi khi được học với chương trình này (tuy chỉ mới là những tiết thử nghiệm) vì chính chương trình thực sự giúp cho các em được tham gia nhiều vào hoạt động học tập như: được luyện thang âm, luyện đọc và gõ tiết tấu, biết xác định được cao độ đặc biệt là phần xướng âm theo sự hỗ trợ của chương trình một cách chính xác, nhịp nhàng, hiệu quả. Riêng phần ghép.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> lời có cả nhạc đệm và phần hát mẫu do chương trình mang lại rất sinh động, bổ ích. Cứ mỗi tiết học trôi qua, sự tiến bộ của học sinh mỗi lúc một nâng lên rõ rệt về sự nhạy bén định âm, thạo dần về các loại tiết tấu và nhịp của bài TĐN mà việc quan trọng nhất, xem là thành công nhất từ chương trình đã giúp cho lớp học trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn, giúp các em cảm nhận tốt hơn về âm nhạc là môn học vốn yêu thích của hầu hết các học sinh. Nhiều học sinh TB yếu vẫn có thể tham gia học tập nhờ sự trợ giúp của chương trình, các em cảm thấy tự tin, không lo sợ phải đọc nhạc (xướng âm), đọc và gõ tiết tấu, ghép lời vào giai điệu. Có lẽ sau một tiết học nhạc, học sinh cảm thấy sảng khoái hơn, góp phần tích cực để phát triển những môn học khác và hình thành tính năng động cho các em, bởi lẽ chính âm nhạc giúp cho con người có thêm niềm phấn chấn và thêm yêu cuộc sống. Từ đây giúp các em có được cái nhìn mới về âm nhạc và từ âm nhạc nhằm giáo dục những kĩ năng sống, giáo dục cái hay cái đẹp trong chính thiên nhiên và con người, giáo dục tình yêu quê hương đất nước … mà tất cả những điều đó gắn liền với mái trường, thầy cô, bè bạn … Bổ túc cho các em lòng đam mê nghệ thuật sau này. 2. Phạm vi tác dụng: Chương trình được thực nghiệm và mang lại tác dụng cho trước hết là các thành viên TBM Âm nhạc cấp tỉnh, đến thành viên TBM Âm nhạc cấp huyện và một số giáo viên ở những trường tiểu học có điều kiện áp dụng được chương trình này. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, chương trình không chỉ có tác dụng trên phạm vi thực hành sư phạm mà còn tác dụng mạnh mẽ trên phạm vi ý thức của giáo viên muốn đổi mới cách thức dạy học, muốn áp dụng CNTH vào bài dạy và còn là động lực thúc đẩy để giáo viên cố gắng học hỏi hơn nữa, mỗi lúc phát huy tinh thần cầu tiến của bản thân, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Bài học kinh nghiệm: Qua những kết quả đạt dược nêu trên, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: - CNTH hỗ trợ rất lớn cho mọi ngành nghề trong đó có giáo dục. - Hiệu quả của việc áp dụng CNTH vào tiết dạy sẽ cao hơn so với những tiết dạy thiếu bóng dáng của CNTH. - Đối với âm nhạc, việc áp dụng CNTH giúp tăng độ chuẩn xác, sinh động cho âm thanh, mang lại hiệu quả tốt. - Giáo viên có được chỗ dựa an toàn, tự tin cho kiến thức muốn truyền tải đến với học sinh và giờ học trở nên sinh động, không buồn chán nhạt nhẽo như những giờ học bình thường khác. - Nâng chất lượng dạy và học qua việc nâng cao tay nghề giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. - Học sinh rất hứng thú với những giờ học có sử dụng CNTH. Từ đó giúp học sinh không phải lo lắng về việc phải học với những lý thuyết mang tính giáo điều mà được thay vào đó là việc tham gia vào các hoạt động học tập sôi động. - Chương trình tạo được nề nếp học tập sinh động, tính logic cao, giúp giáo viên đỡ vất vã hơn. - Nhà trường cần tranh thủ nhiều nguồn từ kinh phí, xã hội hóa giáo dục nhằm trang bị những phương tiện tối thiểu để CNTH thực sự đi vào trường học và đời sống. Tuy chương trình hỗ trợ TĐN khá tiện dụng nhưng cần sử dụng kết hợp khéo léo, tránh lạm dụng, cần phối hợp nhịp nhàng với nghệ thuật lên lớp của mỗi giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> IV. KẾT LUẬN:. Tóm lại, ngoài sự phấn đấu trao dồi về chuyên môn âm nhạc thì mỗi giáo viên cần phải cố gắng trao dồi kiến thức – kĩ năng về tin học phổ thông. Từ đó, hòa quyện nhịp nhàng nghệ thuật của bản thân và CNTH thì hiệu quả của tiết dạy sẽ có những thay đổi bất ngờ. CNTH không làm mất đi tính sư phạm trong dạy học nếu giáo viên biết áp dụng kết hợp khéo léo thì hiệu quả sư phạm càng được nâng cao. CNTH chỉ là công cụ nhằm giúp giáo viên gieo vào tư duy của học sinh những kiến thức không còn khô cứng, lý thuyết mang tính giáo điều mà thay vào đó là những hoạt động bổ ích, những giờ học sinh động với nhiều năng động của cả thầy lẫn trò, xứng tầm với một lớp học thật sự thân thiện - học sinh tích cực như ngành giáo dục đã đề ra. Rõ ràng nếu mỗi giáo viên đều cố gắng thực hiện tốt CNTH vào bài giảng thì nhà quản lý sẽ yên tâm hơn, tin tưởng hơn sản phẩm của giáo dục làm ra. Về tương lai gần, nên áp dụng bắt buộc việc sử dụng CNTH vào bài dạy đối với những giáo viên đủ điều kiện đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc cấp tỉnh và dần dần áp dụng cho những tiết dạy bình thường trên lớp khi nhà trường đã có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Phụ lục. G. - QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH. s-. Mỗi bài Tập đọc nhạc (TĐN) được thiết kế trên phần mềm PowerPoint với 14 slide chính: -. Slide 1: Hình ảnh giới thiệu vào bài. Slide 2: Bài TĐN hoàn chỉnh, gồm tên bài, phần nhạc, phần lời và âm thanh của giai điệu chạy trên nhạc đệm; có phần nhạc dạo (intro) và phần nhạc kết (ending). Slide 3: Tìm hiểu bài, thông thường cho học sinh tìm hiểu về: nhịp và sắc thái, cao độ, hình nốt, so sánh câu nhạc. Slide 4: Luyện cao độ (thang âm) của bài, gồm thang âm trên khuông nhạc và âm thanh giọng Đô trưởng (C Dur) theo chiều đi lên và đi xuống. Slide 5: Luyện tiết tấu, gồm hình tiết tấu của bài TĐN và âm thanh gõ tiết tấu bằng phách. Slide 6: Phát hiện và nêu tên nốt nhạc và cao độ của bài TĐN trên khuông nhạc. Slide 7: Tập đọc nhạc (xướng âm) câu 1, gồm câu một của bài TĐN trên khuông nhạc và phần âm thanh câu một. Slide 8: Tập đọc nhạc nhạc (xướng âm) câu 2, gồm câu hai của bài TĐN trên khuông nhạc và phần âm thanh câu hai. Slide 9: Phần ghép cả hai câu, gồm hai câu của bài TĐN trên khuông nhạc và phần âm thanh của cả hai câu. Slide 10: Phần ghép lời câu 1, gồm phần câu nhạc, phần lời và âm thanh của câu 1. Slide 11: Phần ghép lời câu 2, gồm phần câu nhạc, phần lời và âm thanh của câu 2. Slide 12: Phần ghép lời cả 2 câu, gồm phần câu nhạc, phần lời và âm thanh của cả 2 câu. Slide 13: Phần kết thúc, gồm giáo dục, nhận xét, dặn dò. Slide 14: Giới thiệu khác (nếu cần)..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> s- Cách sử dụng chương trình: -. -. -. Slide 1: Nhằm để giới thiệu bài. Slide 2: Giới thiệu bài TĐN (tác giả, trích từ tác phẩm …), âm thanh bài TĐN được trình bày 3 lần. Slide 3: Cho học sinh nhận ra nhịp, sắc thái, các cao độ và hình nốt trong bài; so sánh câu nhạc với nhau. Slide 4: Học sinh nhận biết cao độ trên thang âm, âm thanh được trình bày 3 lần theo chiều đi lên và đi xuống của thang âm (sau mỗi lần nghỉ 2 phách để bắt giọng vào câu tiếp theo). Lần 1 nghe, 2 lần sau học sinh xướng theo qua lời bắt giọng của giáo viên. Slide 5: Học sinh tìm hiểu tiết tấu khó, âm thanh tiết tấu được trình bày 3 lần. Lần 1 nghe, lần 2 sau học sinh đọc tiết tấu theo qua lời bắt giọng của giáo viên, lần 3 vừa đọc tiết tấu vừa gõ tiết tấu theo (đọc tiết tấu theo hình nốt, ví dụ: bài một “đơn đơn đơn đơn / đen đen / đơn đơn đơn đơn / trắng). Slide 6: Học sinh nêu tên và cao độ từng nốt hoặc một số nốt trong bài. Slide 7: Học sinh tập xướng âm câu 1, âm thanh câu 1 được trình bày 3 lần. Lần 1 nghe, 2 lần sau xướng âm theo. Slide 8: Học sinh tập xướng âm câu 2 (thực hiện như câu 1). Slide 9: Ghép 2 câu, âm thanh cả 2 câu được trình bày 3 lần. Mỗi lần cho 1 dãy thực hiện. (tùy vào sắp xếp của giáo viên) Slide 10: Ghép lời câu 1, (thực hiện tương tự Slide 7). Slide 11: Ghép lời câu 2, (thực hiện tương tự Slide 8). Slide 12: Ghép lời cả 2 câu, (thực hiện tương tự Slide 9). Slide 13: Kết thúc bài, tùy tình hình cho học sinh củng cố lại, giáo dục, nhận xét, dặn dò tập chép bài TĐN ở nhà. Slide 14: (dành cho giáo viên muốn giới thiệu gì khác nếu cần).. * Lưu ý: Trước khi cho chạy chương trình Hỗ trợ Tập đọc nhạc lớp 5 cần cài 4 Fonts âm nhạc vào máy vi tính bằng cách đơn giản: copy 4 fonts âm nhạc trong file “FontsNhac” gồm: Anastasia (An), MusiQwik, MusiQwikB, MusiSync; kế tiếp click Start – vào Settings – vào Contol panel – vào Fonts rồi chép (paste) 4 fonts nhạc này vào. (File “FontsNhac”, có sẵn trong đĩa chương trình)..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> CÁCH CÀI FONTS NHẠC. Mở File. 1. . Open. Copy . 4. 3. . Paste 5. . 2.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Khi sử dụng trình chiếu, đầu tiên mở File “Tong hop 1-8” trong thư mục “TDN P.Point”, kế tiếp mở rộng màng hình bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng ở góc trái của máy tính (hoặc nhấn F5). . Nhấp chuột trái để mở rộng màng hình. Sau đó, muốn dạy bài nào thì nhấp chuột vào bài đó. Mỗi bài có 12 đến 14 slides theo thứ tự của quy trình dạy Tập đọc nhạc, có cả âm thanh đi kèm.. .
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ở mỗi slide cuối bài có dấu để quay lại slide đầu tiên (slide 1). Điều này nhằm giúp cho giáo viên dễ trở lại và liên kết ôn tập với bất cứ bài nào đã học.. Nhấp chuột. . Để màng hình thu nhỏ lại (như hình 1) để chỉnh sửa khi cần, nhấn phím “Esc” ở góc trên, bên trái bàn phím. Ngoài ra, trong đĩa có phần âm thanh của tất cả các bài tập đọc nhạc, có riêng từng câu nhạc, gõ tiết tấu của từng bài. Giáo viên có thể dùng để tổ chức trò chơi cho học sinh “Nghe nhạc hoặc tiết tấu đoán bài”. Chương trình gồm 2 đĩa: * Đĩa 1, đĩa chương trình, có đủ các Files hỗ trợ như: 1. Các Slides trình chiếu của từng bài và tổng hợp 8 bài (bằng PowerPoint). Sử dụng font Unicode (kiểu chữ Tahoma, Arial, Times New Roman và 4 fonts nhạc), 2. FontsNhac (4 fonts nhạc) để hỗ trợ, 3. Tất cả các files âm thanh có liên quan (dạng Mp3), 4. Các bài TĐN, thang âm, tiết tấu (soạn trên trang Word) nhằm để giúp giáo viên soạn giáo án dễ dàng. 5. File Hướng dẫn sử dụng..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Đĩa 2, sử dụng bằng máy đọc đĩa dân dụng mà hầu hết các trường học đều có. Được sắp xếp theo từng bài và theo quy trình của mỗi bài, thay cho nhạc cụ rất chuẩn xác (Áp dụng cho những trường chưa có đủ điều kiện để trình chiếu bằng máy tính và máy chiếu (projector)). Đối với đĩa CD AUDIO, gồm 80 tracks. Mỗi bài có 9 tracks : + Track1 : Bài Tập đọc nhạc hoàn chỉnh, + Track2 : Thang âm của bài Tập đọc nhạc, + Track3 : Tiết tấu của bài Tập đọc nhạc, + Track4 : Câu 1 bài Tập đọc nhạc, + Track5 : Câu 2 bài Tập đọc nhạc, + Track6 : Ghép 2 câu bài Tập đọc nhạc, + Track7 : Ghép lời câu 1 bài Tập đọc nhạc, + Track8 : Ghép lời câu 2 bài Tập đọc nhạc, + Track9 : Ghép lời 2 câu bài Tập đọc nhạc hoàn chỉnh. Như vậy, 8 bài Tập đọc nhạc có tổng cộng 72 tracks. Từ track 73 đến track 80 là thứ tự chỉ riêng các bài Tập đọc nhạc hoàn chỉnh từ 1 đến 8, tiện cho giáo viên liên kết ôn tập.. LƯU Ý: Các bài trong thư mục TDN Bai 1-8.P.Point đã được đóng gói hoàn chỉnh. từ font chữ, font nhạc, file hình ảnh, file âm thanh. Có thể copy sang bất cứ máy vi tính nào và bất cứ chương trình PowerPoint nào cũng có thể mở và sử dụng được. Vào thư mục này, bạn sẽ thấy các file TDN từ số 1 cho đến 8 và file Tổng hợp 1-8, bạn chỉ cần mở file Tổng hợp 1-8 để sử dụng.. Trong Đĩa CD1 (đĩa Chương trình), đã có lưu sẵn File CD2 AUDIO, file. CD2 này đã được sắp xếp theo quy trình của 8 bài Tập đọc nhạc, nhằm giúp cho giáo viên có thể chép sang đĩa CD bất cứ lúc nào để lưu trữ hoặc phổ biến cho đồng nghiệp ở những nơi chưa có điều kiện trình chiếu. * Cách chép ra đĩa CD:. Mở file CD2 AUDIO, chờ cho chương trình chạy xong, bấm vào biểu tượng trên thanh công cụ, đưa đĩa CD vào ổ đĩa, bấm Next, đặt tên cho CD tùy thích vào ô Title (CD TEXT), bấm Burn, chờ cho máy chép vào đĩa vài phút, sau khi có bảng báo thành công bấm OK, bấm Next, đĩa sẽ tự động bật ra, thao tác cuối cùng là thoát chương trình Nero Burn (Nero StartSmart). Như vậy, bạn đã có một đĩa CD Audio dùng được cho bất cứ đầu đọc đĩa dân dụng nào..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> G.
<span class='text_page_counter'>(19)</span>