Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.8 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CHƯ SÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG Số : 03 /KH-NT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BarMaih, ngày 5 tháng 9 năm. 2011. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA " XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC " NĂM HỌC 2011 - 2012 Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 và các văn bản của Sở Giáo dục và đào tạo Gia Lai, phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chư Sê về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trường Tiểu học Kim Đồng phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " Năm học 2011 -2012 với các mục tiêu, yêu cầu và nội dung cụ thể như sau: I. Mục tiêu, yêu cầu. 1. Mục tiêu. - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Yêu cầu. - Tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động, sáng tạo..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của các thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. - Đảm bảo tính tự giác trong phong trào thi đua, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của trường qua đó làm cho chất lượng gd ngày càng nâng lên. II. Nội dung hoạt động 1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức trang trí lớp học đúng qui định, có cây xanh, có trưng bày sản phẩm của học sinh, tạo môi trường lớp học sạch sẽ và thân thiện, có giỏ đựng rác hợp vệ sinh của lớp. - Trường học có bóng mát, có tường rào xung quanh trường, bố trí hố rác hợp vệ sinh trong sân trường. - Có nhà vệ sinh được giữ vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. - Tổ chức cho học sinh và giáo viên tham gia giữ gìn sạch sẽ sân trường. Mỗi tháng ít nhất 1 lần tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia tổng vệ sinh lớp học, trường học và khu vực xung quanh trường. - Có đủ bàn ghế cho học sinh ngồi học đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trang trí khẩu hiệu " Mỗi ngày đến trường là một niềm vui" ở trong lớp học. 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. - Trong giảng dạy, thầy, cô giáo thể hiện được phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, không có hiện tượng xúc phạm đến danh dự và thân thể của học sinh; Xây dựng không khí học tập nhẹ nhàng thoải mái và thân thiện, không có hiện tượng đập bàn, gõ thước gây tiếng động lớn trấn áp học sinh. - Luôn khuyến khích hs phát biểu ý kiến, đề xuất nguyện vọng của mình..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Có phòng thiết bị dạy học được sắp xếp ngăn nắp khoa học và được bảo quản tốt; Giáo viên có tủ, có thùng đựng đồ dùng dạy học trên lớp, khuyến khích giáo viên đầu tư tự làm một đồ dùng dạy học có giá trị trong một năm học. 3. Tổ chức các hoạt động tập thể. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao một cách thiết thực, khuyến khích tính chủ động, tự giác của học sinh trong trường. - Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh trong hoạt động tập thể. 4. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt. - Rèn luyện kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Xây dựng kĩ năng ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. - Hình thành thói quen làm việc theo nhóm. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các di tích cách mạng ở địa phương. - Làm tốt công tác giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa của địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Giáo dục truyền thống của trường cho tất cả học sinh. III. Tổ chức thực hiện. 1. Đối với Ban giám hiệu. - Tổ chức phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" gắn liền với kế hoạch năm học của nhà trường. - Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> quan đóng chân trên địa bàn tổ chức tốt các hoạt động trong và ngoài nhà trường cho học sinh. - Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, tổ chức các phong trào thi đua trong hệ thống công đoàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo mối quan hệ gần gũi, thân tình giữa các động nghiệp. - Tổ chức đánh giá kết quả đạt được cuối các kỳ và cuối năm học, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. 2. Đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Tổ chức phát động phong trào đến từng chi đội, từng đội viên gắn với công tác tuần, tháng. - Phát động phong trào " Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp' và phong trào " sạch trường, đẹp lớp". - Tổ chức các phong trào thi đua học tập do Hội Đồng Đội phát động. - Đội có trách nhiệm phối hợp cùng ban thi đua của nhà trường theo dõi đánh giá đúng việc thực hiện các nội dung. 4. Đối với Giáo viên. - GVCN có trách nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung của kế hoạch thông qua các tiết học giáo dục tập thể, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép giáo dục môi trường của các bài học chính khóa. - Khai thác trò chơi dân gian thực hiện tốt các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. 5. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh. - Làm tốt công tác vận động tư tưởng của các bậc phụ huynh và các tổ chức đoàn thể tham gia cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ. - Có ý kiến hay đóng góp vào việc thực hiện các nội dung của bản kế hoạch..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 6. Đối với học sinh. - Kính thầy, yêu bạn cùng nhau thực hiện những yêu cầu của kế hoạch. - Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. - Tham gia nhiệt tình vào phong trào của nhà trường. Trên đây là nội dung của kế hoạch " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Trong năm học 2011 -2012 của Trường Tiểu học Kim Đồng xã BarMaih. Nhà trường kính đề nghị các tổ chức, ban ngành liên quan phối hợp tốt để thực hiện thành công bản kế hoạch này.. HIỆU TRƯỞNG.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GD &ĐT CHƯ SÊ TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.. TUYÊN TRUYỀN VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN ATGT NĂM HỌC 2011 - 2012. 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THAM GIA LUẬT LỆ ATGT. Hiện nay ATGT là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Mỗi ngày ở nước ta bình quân hơn 31 người chết do tai nạn. Tai nạn giao thông còn làm nhiều người bị thương tật suốt đời, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của gia đình xã hội. Nguyên nhân chính để gây ra tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Như vậy tất cả mọi người dân đều chấp hành tốt các quy định của luật giao thông đường bộ thì sẽ giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông. Năm học 2011 – 2012 trường tiểu học Kim Đồng gồm có 36 CBGV và 609 học sinh đều phải có trách nhiệm cao trong công tác tuyên truyền và thực hiện tốt an toàn giao thông. 2. NỘI DUNG PHÁT ÐỘNG - Tất cả cán bộ, gv và học sinh trong nhà trường khi đi xe gắn máy trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. - Đội mũ BH khi tham gia điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường và đến nơi công sở. - Không chở quá số người cho phép, chỉ được chở 01 người phía sau và 01 trẻ em dưới 7 tuổi. Hoặc 2 người lớn nếu do về điều kiện sức khỏe. - Không đi xe vào đường ngược chiều và các khu vực và đường có biển báo cấm. - Không đi dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, không được buông thả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. - Không được bám, kéo, đẩy xe khác hoặc các phương tiện khác..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Không được phóng nhanh vượt ẩu hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông, cấm rẽ bất thường trước xe cơ giới. - Không được điều khiển xe khi tình trạng sức khỏe không tự điều khiển được tốc độ. - Không điều khiển xe trên đường khi có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80 mg/ 100 ml máu hoặc 40 mg/ 1lít khí thở và các chất kích hoạt khác. - Phải có đầy đủ các loại giấy tờ xe theo quy định khi tham gia điều khiển các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy. - Khi đi bộ đi bên lề đường và đi bên tay phải. - Tuyệt đối không tham gia đua xe trái phép. - Nghiêm cấm đi xe máy, đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông trên đường giao thông, ném đất đá theo các loại xe đang chạy. Phụ huynh đưa đón con không được chở 03 người chở lên. 3. Biện pháp xử lý. a. Đối với giáo viên : - Viết bản kiểm điểm, đưa ra Hội đồng kỷ luật nếu vi phạm ở mức độ nặng. - Không xét thi đua khen thưởng, không nâng lương. b. Đối với học sinh : - Hạ bậc Hạnh kiểm đối với tất cả học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ. - Nếu học sinh tái phạm hoặc cố tình vi phạm sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật. Trên đây là toàn bộ nội dung tuyên truyền bản cam kết của trường tiểu học Kim Đồng với CB,GV,NV và HS của trường trong năm học 2011 – 2012. BarMaih, ngày 5 tháng 9 năm 2011. HIỆU TRƯỞNG. ĐẠI DIỆN GIÁO VIÊN. ĐẠI DIỆN HỌC SINH.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> UBND HUYỆN CHƯ SÊ UBND XÃ BARMAIH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHÁT ĐỘNG THÁNG KHUYẾN HỌC Kính thưa:………………………………… Hiếu học, khuyến học một truyền thống quý báu, một đạo lý và nghĩa tình của dân tộc ta. Truyền thống hiếu học, khuyến học là một dòng chảy liên tục từ đời này đến đời khác, góp phần giữ vững sự trường tồn và phát triển của đất nước. Từ phong trào quần chúng tự nguyện làm công tác khuyến học, khuyến tài. Hội khuyến học Việt Nam đã ra đời nhằm tập hợp lực lượng thống nhất về tổ chức và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, vì sự nghiệp trồng người. Một nguồn lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cũng từ thực tiễn và yêu cầu của phong trào khuyến học, khuyến tài sâu rộng, đa dạng, có hiệu quả trong các làng xã, cơ quan trường học. Cùng chung với khí tế chăm lo, vun đắp cho công tác giáo dục chung của cả nước, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Chư Sê, Hội kuyến học huyện Chư Sê, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chư Sê, sự quan tâm của cấp Ủy, chính quyền địa phương. Hôm nay trong không khí tưng bừng của ngày hội “ Toàn dân đưa trẻ đến trường”. Tôi thay mặt cho UBND xã, Hội khuyến học xã BarMaih phát động tháng khuyến học, khuyến tài từ 2/9/2011 đến 2/10/2011 với những nội dung sau: 1. Nhà trường hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch giáo dục đề ra. 2. Duy trì giữ vững phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. 3. Toàn thể cán bộ công chức trong nhà trường được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 4. Xây dựng các phong trào thi đua khuyến học trong địa bàn dân cư như “ Gia đình khuyến học, dòng họ khuyến học”. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 5. Huy động nguồn vốn đóng góp của địa phương, phụ huynh, cán bộ giáo viên trong trường để xây dựng quỹ khuyến học. Toàn bộ số tiền quyên góp được sử dụng để khen thưởng cho học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh nghèo vượt khó. 6. Mọi hoạt động và thu chi của hội đều phải được thực hiện công khai, dân chủ. 7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong cán bộ và nhân dân là nhiệm vụ của mỗi chúng ta, tuyên truyền giáo dục thông qua nhiều hình thức phong phú như đưa công tác khuyến học, khuyến tài vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của các đoàn thể, thôn làng, tổ chức.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> tuyên truyền sâu rộng thường xuyên về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để mọi người dân nhận ra tầm quan trọng của phong trào nhằm tạo sự đồng thuận và hưởng ứng. Ngày nay chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Người dạy chúng ta “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Làm theo lời dạy của Người chúng ta phải phát huy truyền thống “ Hiếu học và tôn sư trọng đạo, khuyến học và quý trọng hiền tài” của quê hương, đẩy mạnh toàn diện các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ta sớm giàu mạnh. Thay mặt UBND xã, Hội khuyến học xã BarMaih tôi xin phát động phong trào kuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã nhà. Cuối cùng xin kính chúc các quý vị đại biểu, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh sức khỏe và thực hiện tốt tháng khuyến học! BarMaih, ngày 5 tháng 9 năm 2011 HỘI KHUYẾN HỌC XÃ. HIỆU TRƯỞNG. CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG. HỘI CHA MẸ HỌC SINH.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>