Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

de cuong ly 10 hk1 tu luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.38 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Mộc Hóa - Tổ: Vật lý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 10 - NĂM HỌC 2012-2013 A. Lý thuyết: Câu 1. Chuyển động thẳng biến đổi đều: định nghĩa, đặc điểm của gia tốc, các công thức về vận tốc, quãng đường, công thức liên hệ và phương trình chuyển động. Câu 2. Sự rơi tự do: định nghĩa; phương, chiều , tính chất chuyển động và các công thức. Câu 3. Phát biểu định luật I, II, III Niutơn, quán tính, đặc điểm lực và phản lực. Câu 4. . Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 5. Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc đối với lò xo. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 6. Lực ma sát trượt: sự xuất hiện, đặc điểm của lực mst. Câu 7. Định nghĩa momen lực, phát biểu qui tắc momen lực và công thức, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 8. Phát biểu qui tắc hợp lực song song cùng chiều và công thức,nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. B. Bài tập: - Chuyển động thẳng biến đổi đều, rơi tự do, chuyển động ném ngang. - Ba định luật Niu tơn + lực ma sát, bài toán động lực học trên mp ngang - Chuyển động của vật trên mp nghiêng, hệ vật ( Nâng cao) - Hợp lực song song cùng chiều, qui tắc momen lực ( Cơ bản) BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1. Một vận động viên điền kinh tăng tốc từ vận tốc 3 m/s lên vận tốc 5 m/s trên quãng đường dài 100 m. Tính : a) Gia tốc của người đó. b) Thời gian người đó chạy trên đoạn đường nói trên. Câu 2. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga A, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,05m/s2. a) Sau 3 phút 20 giây, kể từ lúc xuất phát, đoàn tàu có vận tốc là bao nhiêu. b) Tìm quãng đường mà tàu đã đi được sau thời gian trên. c) Vào thời điểm tàu bắt đầu rời ga, một ô tô đi qua địa điểm B cách ga A 0,5 km, hướng về ga A trên đường thẳng song song với đường tàu. Biết khi đi qua B ô tô có vận tốc 54 km/h và đang chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,25 m/s2. Xác đinh vị trí mà ô tô gặp tàu? Câu 3. Tính quãng đường vật rơi tự do đi được trong giây thứ 5. Lấy g = 10 m/s2. Câu 4. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g=10m/s2. Tính: a) Quãng đường rơi trong 2giây đầu tiên? b) Vận tốc của vật khi chạm đất? c) Quãng đường mà vật rơi trong 2 giây cuối cùng Câu 5. Một chiếc xe đang có vận tốc 32 m/s, chuyển động chậm dần đều, sau 8 s thì dừng lại. Quãng đường vật đi được trong thời gian này là ? Câu 6. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Khi chạm đất có vận tốc là 70m/s, cho g=10m/s2. a.Xác định độ cao của vật trước khi rơi ? b.Thời gian chuyển động của vật ? Câu 7. Một vật có khối lượng 100g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và đi được 80 cm trong 4 giây. a.Tính độ lớn lực kéo biết lực cản bằng 0,02N. b.Sau 4 giây chuyển động, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật chuyển động từ lúc ngừng tác dụng lực kéo đến lúc dừng lại. Câu 8. Hai quả cầu chuyển động ngược chiều trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt là 1m/s và 0,5m/s. Sau va chạm cả hai bị bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Hãy xác định khối lượng quả cầu 2..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 9. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s 2. Khi ô tô chở hàng hóa thì khởi hành với gia tốc 0,2 m/s2 . Hãy tính khối lượng của hàng hóa. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. F theo phương Câu 10. Một cái hòm khối lượng 20kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực ⃗ ⃗ ngang . Hòm chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực F . Cho hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3 và g = 10 m/s2 . Câu 11. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu? Câu 12. Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì bị hãm. Sau khi bị hãm, ô tô chạy thêm được 50 m thì dừng hẳn. Tính lực hãm. Câu 13. Một xe tải có khối lượng 1 tấn, khởi hành chuyển động trên đường nằm ngang. Lực kéo động cơ là 2500N. Hệ số ma sát là 0,1. tìm vận tốc của xe khi nó đi được 100m và thời gian đạt được vận tốc aáy? Câu 14. Một xe điện đang chạy với vận tốc là 36km/h thì hãm phanh đột ngột. Kể từ lúc hãm phanh, xe điện còn đi bao xa thì dừng hẳn? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g=10m/s 2. Câu 15. Từ một điểm ở độ cao 80 m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu là 20 m/s. a) Mô tả quỹ đạo của quả cầu. b) Xác định tầm xa của quả cầu và vận tốc của nó lúc chạm đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Câu 16. Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là mA = 2kg, mB = 1kg, tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là  = 0,2. Lấy g = 10m/s 2. Hãy tính gia tốc chuyển động của hệ và lực mà sợi dây tác dụng vào mỗi vật. Câu 17. Haõy xaùc định gia tốc của một vật trượt từ mặt phẳng nghiện xuống? Cho biết góc nghiêng 30 0, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3, lấy g=9,8m/s2. Câu 18. Một vật chuyển động không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nhiệng cao1,5m với vận tốc 0,5m/s. Sau 5s thì vật đến chân mặt phẳng ngiệng? lấy g=10m/s2. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiệng. Câu 19. Một vật bắt đầu trượt xuống từ đỉnh mặt phẳng nghiệng cao 4m, dài 20m. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiệng. Sau bao lâu thì vật đến chân mặt phẳng nghiệng? Câu 20. Hai vật có khối lượng m1=5kg và m2=2kg được nối với nhau bằng dây nhẹ, không giãn và vắt qua ròng rọc gắn ở đỉnh một mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng 30 0. Vật m1 nằm trên mặt phẳng nghiêng, hệ số ma sát là 0,1, bỏ qua khối lượng và ma sát ở ròng rọc, g=10m/s 2. Tính lực căng dây và gia tốc chuyển động của hệ. Câu 21. Cho hai lực F1=4N, F2=6N song song cùng chiều, khoảng cách của hai giá của hai lực là 20cm. Tìm hợp lực của chúng (vẽ hình) Câu 22. Hai lực song song cùng chiều đặt tại hai đầu thanh dài AB có chiều dài 40cm. Hợp lực đặt tại O cách A là 24cm và có độ lớn bằng 20N. Tìm F1 và F2.(vẽ hình) Câu 23. Thanh AB dài 10cm, trọng lượng của thanh không đáng kể, Hai đầu thanh treo hai vật lần lượt là 10N và 40N. Hỏi phải treo AB tại điểm nào để thanh cân bằng ngang? Câu 24. Thanh đồng chất AB =1,2m có trọng lượng P=10N. Người ta treo vào đầu A một vật có trọng lượng 9N. Hãy tìm trọng lượng của vật phải treo ở đầu B để giữ cho thanh cân bằng? Biết trục quay O cách đầu a là 0,5m. ------Hết------Tổ Lý.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×