Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE DAP AN KIEM TRA CHAT LUONG GI AO VIEN MON LICHSU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.42 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN PHỔ YÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: LỊCH SỬ. ĐỀ CHÍNH THỨC. A. PHẦN KIỂM TRA VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày mục đích việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở cần phải đạt những yêu cầu cơ bản nào ? B. PHẦN KIỂM TRA VỀ KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN Câu 2 (2,0 điểm). Nêu những thành tựu nổi bật của văn hóa, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến Câu 3 (3,0 điểm). Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lí (1075 - 1077). Hãy chọn và phân tích một đặc điểm anh (chị) cho là độc đáo nhất của cuộc kháng chiến này. Câu 4 (2,0 điểm). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: a. Hoàn chỉnh bảng sau: BẢNG TÓM TẮT DIỄN BIẾN CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 STT 1 2 3. Tên chiến dịch. Tóm tắt diễn biến. Ý nghĩa. b. Theo anh (chị) chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? Vì sao ? ----------------------------HÕt------------------------. Hä vµ tªn thÝ sinh:…………………………………………Sè b¸o danh……………………..... UBND HUYỆN PHỔ YÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. PHẦN KIỂM TRA VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày mục đích việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở cần phải đạt những yêu cầu cơ bản nào ? 1.1. Mục đích việc kiểm tra đánh giá - Xác định thực trạng mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh so với mục tiêu và chuẩn chương trình. (0,25 điểm). - Giúp HS nhận ra tiến bộ cũng như hạn chế của mình, khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của học sinh. (0,25 điểm). - Tìm ra nguyên nhân của mức độ chất lượng học sinh đạt được; phán đoán những khả năng phát triển về kiến thức, kĩ năng mà HS có thể đạt được trong giai đoạn tiếp theo. (0,25 điểm). - Giúp GV và cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy và học cho phù hợp, tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học (0,25 điểm) 1.2. Yêu cầu đối với việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở - Quán triệt đặc trưng của môn học.... (0,50 điểm). - Đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học, trung thực.... (0,25 điểm). - Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ môn học để làm căn cứ kiểm tra.... (0,50 điểm. - Phải có sự phân hóa mức độ cho từng loại đối tượng HS khác nhau... (0,25 điểm) - Đổi mới công cụ kiểm tra, đánh giá.... (0,25 điểm). - Phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra đánh giá.... (0,25 điểm). B. PHẦN KIỂM TRA VỀ KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN Câu 2 (2,0 điểm). Nêu những thành tựu nổi bật của văn hóa, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến 2.1. Văn hóa - Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.... (0,50 điểm). - Văn học: Thơ Đường và tiểu thuyết chương hồi thời Minh-Thanh với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu (dẫn chứng).... (0,50 điểm). - Sử học: Tiêu biểu là bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nghệ thuật: Đạt trình độ cao, phong cách độc đáo thể hiện trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công, mĩ nghệ (dẫn chứng).... (0,50 điểm). 2.2. Khoa học-kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng được đánh giá là làm thay đổi bộ mặt của thế giới như giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng. Từ những vật dụng cho cuộc sống bình thường như đồ gốm, sứ, vải lụa... đến kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái và buồm nhiều lớp, kể cả kĩ nghệ luyện sắt, khai dầu mỏ, khí đốt... đều có đóng góp của người Trung Quốc. (0,50 điểm). Câu 3 (3,0 điểm). Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời Lí (1075 - 1077). Hãy chọn và phân tích một đặc điểm anh (chị) cho là độc đáo nhất của cuộc kháng chiến này. 3.1. Tóm tắt diễn biến - Giai đoạn 1 (1075): Trước âm mưu xâm lược của Nhà Tống nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. Lý Thường Kiệt đã ra sức luyện tập quân đội; thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc; đem quân đánh Champa để ổn định mặt nam; thực hiện chủ trương “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” bằng việc chủ động đem quân đánh sang đất Tống phá các căn cứ Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu sau đó rút quân về nước đề chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.... (1,00 điểm). - Giai đoạn 2 (1076 - 1077): Khi đại quân Tống vượt qua biên giới LTK đã cho đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng và sau đó tổ chức trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Cuối mùa xuân 1077, nhà Lý mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến quân địch khiến quân địch “mười phần chết đến năm, sáu”. Giữa lúc ấy LTK chủ động “giảng hòa” để kết thúc chiến tranh.... (1,00 điểm). 3.2. Điểm độc đáo nhất: Tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bên ngoài lãnh thổ Tổ quốc thông qua việc chủ động tiến công vào đất Champa và đất Tống.... (1,00 điểm). Câu 4 (2,0 điểm). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975... 4.1. BẢNG TÓM TẮT DIỄN BIẾN CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 STT 1. Tên chiến dịch Chiến dịch Tây Nguyên (0,5 điểm) -. Tóm tắt diễn biến - 10/3/1975: Ta đánh Buôn Ma Thuột. Ý nghĩa Đập tan Quân đoàn 2. mở màn chiến dịch. của địch. Chuyển từ. - 12/3/1975: Địch tổ chức phản công để. cuộc tiến công chiến. chiếm lại BMT nhưng thất bại. lược thành cuộc Tổng. - 14/3/1975: Địch rút chạy khỏi Tây. tiến công và nổi dậy. Nguyên ta tiến hành truy kích.. trên toàn miền Nam.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (0,50 điểm) -. 3. - 24/3/1975: Tây Nguyên hoàn toàn GP - 21/3/1975: Ta đánh vào căn cứ của. Đập tan Quân đoàn 1. địch ở Huế. của địch. Báo hiệu sự. - Ngày 25/3/1975, tiến vào cố đô Huế. sụp đổ không thể tránh. và ngày 26/3/1975 giải phóng toàn tỉnh. khỏi của ngụy quân,. Thừa Thiên. ngụy quyền. -. - Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành. Chiến dịch Hồ Chí Minh-. phố Đà Nẵng - Ngày 26/4/1975: Quân ta vượt qua. (0,5 0 điểm). Kết thúc thắng lợi cuộc. tuyến phòng thủ vòng ngoài để tiến vào Tổng tiến công và nổi trung tâm thành phố Sài Gòn -. dậy Xuân 1975. - 11g 30 ngày 30/4/1975: Chiến dịch toàn thắng. 4.2. Chiến dịch có ý nghĩa quyết định nhất: Chiến dịch Hồ Chí Minh vì nó đánh vào cơ quan đầu não của địch, buộc ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện.... -------------------------------------HÕt------------------------------------------------. (0,50 điểm).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×