Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.86 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hồn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn
tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ
cuối năm 2008. Thơng qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật
thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, suy giảm
tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2010 xuất phát từ Mỹ có nguồn gốc
từ sự tập trung thái quá đầu tư với lãi suất rẻ và cho vay thế chấp dưới chuẩn vào
thị trường bất động sản đồng thời có sự bùng nổ các công cụ nợ phát sinh trên thị
trường này nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội. Khi thị trường bất động sản đảo
chiều, trì trệ, bất động sản xuống giá các khoản nợ đáo hạn mất khả năng thanh
toán dẫn đến những đổ vở tín dụng và dẩn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào
suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Cơ quan quốc gia về nghiên cứu kinh tế Mỹ
(NBER) dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm
2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu
đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện
thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua
dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều
này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh
tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng
xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng
chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động
nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản
đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các
nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái. Anh, Pháp, Tây Ban
Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ,
nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi
giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu
giảm khi kinh tế thế giới xấu đi
Mở cửa kinh tế và hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nhưng
đồng thời cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi xảy ra biến
động. Tác động của cuộc khủng hoảng này có tính hai mặt, song chủ yếu là tác
động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do hội nhập ngày càng
sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới nên Việt Nam cũng chịu những tác động nhất
định, tuy không trực tiếp.
- Tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế:
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố ngày 8/10/2008 của IMF, tốc
độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại và thất nghiệp gia tăng. Dự kiến lúc đầu
tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã
được Quốc hội thông qua là 7%. Tuy nhiên, thực tế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt
6,23%, mức thấp nhât trong 9 năm qua. Khủng hoảng tác động tới mọi tầng lớp
dân cư của Việt Nam, trong đó tầng lớp cơng nhân lao động chịu ảnh hưởng trực
tiếp. Sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút.
Những quan điểm ban đầu về tác động của khủng hoảng đến FDI vào Việt
Nam: Nghiên cứu tình hình FDI vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, về ngắn
Tuy nhiên, cũng có ý kiến to ra lo ngại hơn về nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Thứ nhất, do nguồn tín dụng của thế giới đang dần trở nên cạn kiệt, nên các hoạt
động đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam
sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, nên việc giải ngân FDI sẽ
chậm lại đáng kể.Theo ý kiến một số chuyên gia, trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn
FDI vào Việt Nam đã tăng bất thường, không có cơ sở chắc chắn: Việt Nam khơng
thể tiêu thụ quá 5 tỷ đôla/năm với hạ tầng, môi trường kinh doanh như hiện nay.
Bởi vậy trong tương lai, chính Việt Nam sẽ không thể tiếp nhận nhiều vốn FDI
hơn những gì đã diễn ra.
Trái với tất cả nhiều dự đốn ban đầu, nếu nhìn trên các con số, tình hình thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 đã tăng cao kỷ lục trong
hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI. Kết thúc năm 2008,
theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì tổng số vốn
FDI đăng ký tại Việt Nam tính đến ngày 19/12/2008 đạt hơn 64 tỷ USD, tăng
199,9% so với năm 2007. Vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
- Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam:
Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất
khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ
trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ
24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008.
Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quan hệ Trung
Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Sức tiêu dùng
của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng Trung Quốc xuất sang
Mỹ. Tiêu dùng tại Mỹ giảm, khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn và cạnh tranh hơn với
hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời, khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ
giảm đi, nó chuyển hướng sang các thị trường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào
tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn, gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu
quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu
dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong
khi năm 2007 là 18%.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế cũng đã gây ra những biến
động chưa từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường
thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ
cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thị trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái
trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9/2008. Theo đó, xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng.
Những biến động của giá cả trên đã đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của
Tình hình trên đã đưa đến kết quả là xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt khoảng 64
tỉ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Xuất khẩu đã giảm không chỉ về số lượng
các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp trong
nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do tiêu thụ hàng hóa
giảm và thiếu vốn đầu tư.
<b>STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước</b>
01 Quốc hữu hóa tồn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân
02 Kiểm soát các quỹ đầu tư
03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính
04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài
05 Hạ lãi suất cơ bản
06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế
07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng lớn
trong 02 năm.
08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém
10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản
11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài
12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng
13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ
3.2 Việt Nam<b>:</b>
Chính phủ Việt Nam đã đề ra 05 nhóm giải pháp cơ bản như sau:
- Giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu
- Giải pháp đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng
- Phối hợp tốt trong tổ chức chỉ đạo, điều hành.
Thứ nhất, là bài học về giám sát tài chính và sự thận trọng trong chạy theo thời
cuộc và “thời thượng”. Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc xây dựng tốt
những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính (như khn
khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế
đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai sàn
giao dịch chứng khốn...). Hiện tại, thơng tin minh bạch và sự phân công, phối
hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.
Thứ hai là bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi
sự đỗ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng.
Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một cơng cụ kiểm sốt là bảo hiểm tiền
gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm
tin của cơng chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn,
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2010 đã tác động sâu rộng vào