Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.65 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỘI THI OLYPIC TIN HỌC TRẺ TỈNH BẮC GIANG NĂM 2012. ĐỀ THI PHẦN THỰC HÀNH BẢNG B - THCS Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 30-03-2012. YÊU CẦU CHUNG: - Nếu thí sinh không sử dụng tệp dữ liệu vào ra, có thể nhập dữ liệu từ bàn phím và xuất kết quả ra màn hình. - Tạo thư mục với tên theo quy định C2_SBD trong ổ D:\ (trong đó SBD là số báo danh của thí sinh). Các bài làm của thí sinh phải lưu trong thư mục này. - Sử dụng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal để viết chương trình. Đặt tên các bài làm và tên tệp dữ liệu theo quy định trong bảng sau: Stt Bài Quy định đặt tên tệp Quy định tên tệp Quy định tên tệp chương trình dữ liệu vào dữ liệu ra 1 Bài 1 Bai1.Pas DATABAI1.INP KQBAI1.OUT 2 Bài 2 Bai2.Pas DATABAI2.INP KQBAI2.OUT 3 Bài 3 Bai3.Pas DATABAI3.INP KQBAI3.OUT 4 Bài 4 Bai4.Pas DATABAI4.INP KQBAI4.OUT Bài 1: (20 điểm): Viết chương trình tính tổng S= 1+1.2+1.2.3+…+1.2.3…N (N<=30) Dữ liệu vào: Lấy từ tệp DATABAI1.INP gồm 1 dòng ghi số nguyên dương N Kết quả ra: ghi tổng S vào tệp KQBAI1.OUT Ví dụ: DATABAI1.INP KQBAI1.OUT 4 33 Bài 2: (20 điểm): Số chính phương là một số nguyên có căn bậc hai là một số nguyên (ví dụ: 9 là số chính phương vì √ 9 =3). Viết chương trình tìm, đếm và tính tổng các số chính phương có trong dãy số nguyên dương gồm N phần tử A1, A2, …, AN. Dữ liệu vào: lấy từ tệp DATABAI2.INP gồm 2 dòng: Dòng đầu ghi số nguyên dương N (N<=10000), dòng tiếp theo ghi N số nguyên dương (mỗi số cách nhau một dấu cách). Kết quả ra: ghi vào tệp KQBAI2.OUT gồm 3 dòng: - Dòng 1 ghi các số chính phương của dãy giữ nguyên thứ tự xuất hiện (mỗi số cách nhau một dấu cách). - Dòng 2 ghi số lượng số chính phương trong dãy. - Dòng 3 ghi tổng của các số chính phương trong dãy. Ví dụ: DATABAI2.INP KQBAI2.OUT 7 4 100 25 36 11 4 100 5 25 36 10 4 165 Bài 3: (20 điểm).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Viết chương trình phân tích một số nguyên dương ra thừa số nguyên tố. Dữ liệu vào: lấy từ tệp DATABAI3.INP gồm 1 dòng ghi số nguyên dương N Kết quả ra: ghi vào tệp KQBAI3.OUT Ví dụ: DATABAI3.INP KQBAI3.OUT 100 100│2 50│2 25│5 5│5 1│ Bài 4: (20điểm) Có M phần thưởng chia cho N học sinh giỏi được xếp hạng thứ 1 đến N. Tính số cách chia phần thưởng sao cho thỏa các điều kiện sau: - Số phần thưởng của học sinh hạng i phải lớn hơn hoặc bằng số phần thưởng của học sinh hạng j nếu j>i - Tất cả các phần thưởng đều phải được thưởng hết cho học sinh. Dữ liệu vào: lấy từ tệp DATABAI4.INP gồm 2 dòng: dòng đầu tiên ghi số M (M>=1), dòng tiếp theo ghi số N (N<=50). Kết quả ra: Ghi các cách chia vào tệp KQBAI4.OUT (mỗi cách chia ghi trên một dòng. Mỗi dòng có N giá trị, mỗi giá trị là số phần thưởng nhận được tương ứng của từng học sinh được xếp hạng từ 1 đến N. Các giá trị ghi trên một dòng cách nahu ít nhất một dấu cách). Dòng cuối cùng ghi số cách chia phần thưởng tìm được. Ví dụ: DATABAI4.INP KQBAI4.OUT 7 700 3 610 520 511 430 421 331 322 8 ------------Hết------------.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>