Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu về lễ hội hang bua ở xã châu tiến huyện quỳ châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.25 KB, 70 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HểA - NGH THUT
**************

KHểA LUN TT NGHIP
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Đề tài:
Tìm hiểu về lễ hội hang bua
x châu tiÕn, hun q ch©u,
tØnh nghƯ an
Giảng viên hướng dẫn

: TS. Cao Đức Hải

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Việt Linh

Lớp

: QLVH 8A. Khóa học 2007-2011

HÀ NỘI – 2011


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI THÁI Ở XÃ CHÂU TIẾN,
HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ...................................................... 8
1.1 Đôi nét về huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ................................................. 8
1.2 Người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ................. 10
1.3 Các đặc điểm về người Thái xã Châu Tiến, Huyện Quỳ Châu,
tỉnh Nghệ An ................................................................................................... 12
1.3.1 Kinh tế người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu,
tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 12
1.3.2 Văn hóa của người Thái xã Châu Cường, huyện Quỳ Châu,
tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 16
Chương 2: KHẢO SÁT LỄ HỘI HANG BUA ........................................... 31
2.1 Truyền thuyết về Hang Bua ...................................................................... 31
2.2 Miêu tả diễn trình của lễ hội Hang Bua xưa ............................................. 38
2.3 Miêu tả diễn trình của lễ hội Hang Bua nay ............................................. 40
2.3.1 Phần nghi lễ .................................................................................... 40
2.3.2Một số các trò chơi dân gian trong phần hội .................................. 46
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI HANG BUA ............................ 54
3.1 Đánh giá giá trị văn hóa của lễ hội Hang Bua ......................................... 54
3.1.1 Chức năng của lễ hội Hang Bua với đời sống xã hội .................... 54
3.1.2 Vai trò của lễ hội Hang Bua đối với văn hóa nghệ thuật .............. 56
3.1.3 Vai trò của lễ hội đối với kinh tế .................................................... 57
3.2 Một số ý kiến về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

của lễ hội Hang Bua ........................................................................................ 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa, theo Hồ Chí Minh có vai trị to lớn trong đời sống của mỗi
quốc gia dân tộc, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng,
văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa
của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân
tộc của văn hóa.
Ngày nay, tồn cầu hóa khơng cịn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu
thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay khơng cũng đều chịu sự tác
động của nó. Tồn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta. Lối
sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín,
cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi
mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.mặt
khác nó cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới nền văn hóa.
Nó làm thay đổi nhận thức và cái nhìn của một số bộ phận người dân trong xã hội.
Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong sự nghiệp xây dừng văn
hóa Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn, kế thừa, phát huy các di sản văn
hóa, các giá trị văn hóa truyền thống. Nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp giáo dục
sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp thông qua di sản văn hóa phong phú do
cha ơng để lại, đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân ta.
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng phổ biến và
đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật
thể, là sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong

quá trình lịch sử; có giá trị đặc biệt trong sự cố kết cộng đồng ngày càng bền
chặt hơn; đồng thời, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là hình thức giáo
dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được cơng lao của tổ tiên, tỏ lịng tri


4
ân công đức của các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có cơng dựng
nước, giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc tổ chức lễ hội truyền
thống cịn góp phần tích cực trong giao lưu với các nền văn hóa thế giới, tạo
nền tảng vững chắc cho văn hố Việt Nam có sức mạnh chống lại sự ảnh
hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt cộng đồng được tổ chức theo phương
pháp cảnh diễn hóa (sân khấu hóa) với nhiều nội dung, hình thức phong phú
nhằm vừa tôn vinh những giá trị thiêng liêng, vừa thỏa mãn các nhu cầu văn
hóa tinh thần của con người và góp phần thắt chặt các quan hệ xã hội. Là một
hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố lễ
và hội, tương ứng với các mặt: tinh thần, tơn giáo -tín ngưỡng, linh thiêng là
yếu tố lễ; vật chất, văn hóa-nghệ thuật, đời thường là yếu tố hội, cả hai yếu tố
gắn bó, hịa quyện với nhau khơng thể bỏ đi một yếu tố nào mà khơng làm
mất đi bản thân nó. Lễ và hội hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con
người lại với nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một
nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ.
Lễ hội là hoạt động phán ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hố của
một cơng đồng cư dân trong một không gian cụ thể và là môi trường tốt nhất
để lưu giữ những giá trị truyền thống qua các thời đại. Mỗi vùng miền đều có
những nét văn hóa độc đáo riêng taọ nên một tổng thể nền văn hóa Việt Nam
phong phú và đa dạng mang đậm tính dân tộc.
Nghệ An là một vùng đất được biết đến với nhiều truyền thống tốt đẹp.
Chính vì vậy ở Nghệ An có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác ở
nhiều địa phương. Mỗi lễ hội đều thể hiện được những nét độc đáo riêng của

văn hóa vùng miền đó. Nhắc tới lễ hội ở Nghệ An thì khơng thể khơng nhắc
tới lễ hội Hang Bua một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nghệ An. Lễ hội
Hang Bua là một sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng, biểu hiện rõ nét


5
sắc thái của địa phương và là nơi lưu giữ những gía trị văn hố truyền thống,
là dịp để con người gửi gắm bao ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an
và hạnh phúc.
Nghiên cứu về lễ hội Hang Bua nhằm làm rõ vai trị và vị trí của nó
trong đời sống văn hố của cư dân trong vùng. Đối với mỗi người dân tộc
Thái, đây luôn là nơi hướng về trong tâm thức, cúng tế thần linh, tạ ơn những
vị thần đã giúp người dân mùa màng bội thu… với các nghi lễ phồn thực, nơi
nam thanh nữ tú tụ hội hẹn hò nhau kết duyên vợ chồng. Khơng những thế lễ
hội Hang Bua cịn là sân chơi để người dân có dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau
và là nơi để thu hút sự quan tâm của khách du lịch cũng như là để quảng bá
tới khắp mọi miền những nét văn hóa đặc sắc của người Thái nói chung và
người Thái ở huyện Quỳ Châu nói riêng.
Chính vì những lý do trên tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “ tìm hiểu về lễ
hội Hang Bua ở xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An” làm đề tài cho
luận văn cử nhân cua mình. Mong rằng, qua bài luận văn này sẽ làm rõ thêm
những nét văn hóa đặc sắc ở trong lễ hội Hang Bua của người Thái huyện
Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Văn Huy, Cầm Trọng(2003), Bức tranh văn hóa các dân tộc
Việt Nam có 6 trang viết về dân tộc Thái ở Việt Nam nhưng khơng nói rõ là
người Thái ở vùng đất cụ thể nào .
Đào Đăng Hy( 1938), Địa danh Nghệ An. Xuât bản ở Vinh viết về mảnh
đất và con người Nghệ An.
Lê Sỹ Giáo(2002), Giao thoa văn hóa và việc xây dựng đời sống văn hóa

hiện nay ở các vùng người Thái
Lê Ngọc Thắng(1990) Nghệ thuật trang phục Thái


6
Ngồi ra cịn có những tư liệu khác được biết đến qua một số tạp chí
chun ngành văn hóa dân gian, tạp chí dân tộc và miền núi, tạp chí văn hóa
nghệ thuật
Các trang web: www.dulichviet.info
www.thanglongtours.com/
đều có giới thiệu về địa điểm du lịch là lễ hội Hang Bua.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu , phân tích và làm rõ những tài liệu lien quan
nhằm hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc Thái ở huyên Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.
Mong muốn tìm ra được những giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa
Giới thiệu về lễ hội Hang Bua một cách sâu sắc và rõ ràng hơn để hy
vọng tìm được những sự quan tâm từ tất cả các ban nghành , tổ chức, …
Góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là lễ hội Hang Bua ở xã Châu Tiến, huyện
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An gồm có những nội dung sau:
Truyền thuyết gắn liền với lễ hội
Nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Thái huyện Quỳ Châu, tỉnh
Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu là nơi diễn ra lễ hội – xã Châu Tiến, huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài có sử dụng những phương pháp như: mơ tả, so sánh, phân tích
tổng hợp, thơng kê, phỏng vấn; xem xét phương pháp tiếp cận lien nghành

như địa lý học, sử học, văn hóa dân gian, xã hội học.


7
6. Đóng góp của đề tài
Tìm hiểu về Nghệ An nói chung và dân tộc Thái nói riêng.
Tăng thêm nhận thức về lễ hôi đặc biệt là lễ hội Hang Bua. Một lễ hôi cổ
truyền của dân tộc Thái xã Châu Tiến, huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An.
Khẳng định tầm quan trọng của lễ hội và lễ hội Hang Bua trong xã hội
hiện nay.
Từ những kết quả nghiên cứu, đưa ra những giải pháp cần thiết để bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Hang Bua.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khóa luận chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An
Chương 2: khảo sát lễ hội Hang Bua
Chương 3: một số ý kiến về giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa của lễ hội hang Bua


8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI THÁI
Ở XÃ CHÂU TIẾN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
1.1 Đôi nét về huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
Huyện Qùy Châu là một huyện vùng cao nằm ở thểm lục địa cổ của tỉnh
Nghệ An, có con sơng hiếu trù phú và quốc lộ 48 chảy qua. Vì trí địa lí của
huyện Qùy Châu giáp với các huyện như sau:
• Phía tây giáp với Huyện Tương Dương

• Phía đơng giáp với Tỉnh Thanh Hóa
• Phía nam giáp với Huyện Qùy Hợp
• Phía bắc giáp với Huyện Quế Phong
Với vì trí như vậy Qùy Châu có thể giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hóa,
xã hội… với các huyện và Tỉnh lân cận.
a.Địa Hình
Qùy Châu có địa hình phức tạp hiểm trở nằm trong thềm lục địa cổ, độ
cao so với mặt nước biển trên 200m. có nhiều ngọn núi cao trên 1000m nằm
dọc theo biên giới Thanh hóa – Qùy châu nghệ an. Đặc biệt có di tích khảo cổ
lâu đời đó là Hang thăm ổm phát hiện ra hóa thạch người vườn cổ sống cách đây
1.4 triệu năm, bên cảnh đó cịn có Hang bua cảnh quan thiên nhiên du lịch.
Huyện Qùy châu cách trung tâm thành phố Vinh 150km vầ phía tây, diện
tích tự nhiên là 1056,76km2. trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 7,446 ha,
đất lâm nghiệp chiếm đến 416 nhìn ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 23,334
ha. Đất chưa sử dụng 320 ha đó là đất trống đồi trọc phần lớn là đất đất terit
vàng nằm ở độ cao 300-700m.
b,Khí hậu
Khí hậu ở Huyện Quỳ Châu là khí hậu ẩm nhiệt đới. Có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường xuyên mưa nhiều gay tình trạng ngập


9
úng, sạp lở đất, mùa khơ nắng nóng đặt biệt chịu ảnh hưởng của gió Lào. Mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung
bình từ 23oc đến 26oc, lượng mưa trung bình 1700mm. Cao nhất vào tháng 8
và tháng 9, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2.
Chế độ gió: Quỳ Châu chịu ảnh hưởng của gió tây nam vào khoảng
tháng 5 đến tháng 8 thường gây nóng khơ. Độ ẩm trung bình 86%, khơ nhất
vào tháng 1 và tháng 3 ( 18%), ẩm nhất là tháng 7 và tháng 8 ( 90% ).
c,Thủy Văn

Hệ thống sông suối Quỳ Châu dày đặc, mật độ từ 5 đến 7 km/km2, trong
đó con sơng lớn nhất là Sơng Hiếu, Con Sơng có tầm cỡ cung cấp nước tưới
tiêu, lượng phù sa cho vùng lúa trồng đường của Huyện, ngồi ra cịn hàng
chục con suối, khe lẫn nhỏ đan xen nhau thành mạng lưới dẫn nước vào các
Bản Làng trong Huyện. Hệ thống sông suối này cũng là giao thông vận
chuyển đường thủy giữa các Huyện, ngồi ra cịn có Thác Đũa lớn nhất trên
Sông Hiếu, Thác mang lại vẻ đẹp tự nhiên là tiềm ẩm lẫn trong du lịch. Hệ
thống sông suối ngồi việc tưới tiêu và sinh hoạt ra cịn cung cấp nguồn thực
phẩm cho người dân.
d,Tài nguyên Đất
Nhờ sự tác động của khí hậu nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ dày
đặc nhiều tầng, trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý như lim, sến, tấu, lát gù,
de, pơ mu và nhiều loại tre, nứa, gian, ngồi ra cịn nhiều loài cây đặc sản như
sa nhân, nấm hương và động vật quý hiếm như Hươu, Nai, Khỉ, Gấu, Nhím.
e, Khống sản
Quỳ Châu là mảnh đất có nhiều lồi khống sản phong phú về chủng loại
như đá đỏ, vàng, thiếc, quặng ….. Tiềm năng phát triển cơng nghiệp khai
thác.
Tóm lại, điều kiện địa lý và tài nguyên thiên nhiên Quỳ Châu thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt Nó có nhiều nét đặc thù làm cho


10
mối quan hệ con người trong vùng chịu ảnh hưởng và tạo nên nét riêng biệt
nhất là về văn hóa mang tính tộc người tính địa phương.
1.2 Người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
a . Nguồn gốc
Người Thái xã Châu Tiến đã có mặt từ rất lâu, nhưng để nói cụ thể về
nguồn gốc của họ thì có hai nguồn tin do các bậc cao tuổi trong xã kể lại, đó
là một phần họ di cư từ Nước Lào sang, một phần từ Tây Bắc xuống. do vậy

người Thái ở xã Châu Tiến có nhiều dòng họ khác nhau, như họ lo, họ vi, họ
lang, họ sầm, họ lữ. những dòng họ nay ở Tây Bắc cũng có và ở Lào cũng có.
Họ di cư từ các vùng sang do nhiều nguyên nhân khác nhau về lịch sử
địa lí nguồn tài nguyên, cuộc sống mưu sinh nên họ đã có mặt tại vùng này từ
rất sớm. họ sống trong các thung lũng, lòng chào, chân núi tạo thành các bản
làng và hiện nay diện tích của vùng đã được mở rộng cũng như sự phát triển
dân số nên có sự phân bố rộng hơn.
b, Dân số
Tổng dân số của xã theo điều tra của ban dân số đã thống kê năm 2009
Dân số toàn xã là 10290 khẩu với 1103 hộ. trong xã có hai dân tộc Thái và
kinh, dân tộc Thái chiếm 86%.
Trong những năm qua vấn để dân số của xã đã được quan tâm hàng đầu
về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình phải sinh đẻ có kế
hoạch, dựng lại từ một đến hai con. Do vậy tốc độ tăng trưởng dân số từ nhiên
trong những năm gần đây đã giảm bớt hơn trước. hiện nay trong xã khơng cịn
tình trạng di dân tái định cư, họ đã biết chú trọng hơn trong việc trồng trọt,
làm ăn buôn bán.
Nguồn lao động của xã rất dồi dào, lịch sản xuất nông nghiệp rất nông
nhàn, chỉ sản xuất theo thời vụ vì thế một phần thanh niên trong làng thường
đi lao đồng ở vùng khác như đi xuât khẩu lao đồng, ra các thành phố lớn để


11
vào làm công nhân ở các công ty. Người phụ nữ ở xã chủ yếu là nghề dệt thổ
cẩm tăng thu nhập cho gia đình phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt đảm bảo
hơn.
c, Phân bố dân cư
Người Thái ở xã Châu Tiến sống trong các bản làng ở chân núi, gần
ruộng nước, các thung lũng, gần sơng suối vì thế thuận lời cho cuộc sống như
trồng trọt, săn bắt hái lượm...các nhà ở thường hướng ra ruộng, quay lưng vào

núi, nhìn chung người dân Thái thường sống gần gũi với nhau tạo thành một
cộng đồng đông đảo ở trong vùng.
Trong các bản làng người Thái ở xã Châu Tiến thường có nhiều hộ gia đình,
mối làng phải có ít nhất khoảng 200 hộ gia đình, trong đó thường có nhiều dòng
họ sống xen kẽ nhau nhưng ho biết yêu thương, đùm bọc lớn nhau.
Mảnh đất Châu tiến là nơi “ giao hòa”, gặp gỡ của non và nước, núi và
sơng, cỏ cây hoa lá chim mng. Họ đã tìm đến mảnh đất này để rồi quyết
định cư và lạp bản, lập làng, và đem đến nơi đây một kho tang văn hóa của
người Thái Trắng.
Cũng như người Thái Trắng sống ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An
nói riêng, thì người Thái ở Châu Tiến, huyện Quỳ Châu cũng là một trong
những cư dân làm ruộng nước là chính. Bởi vậy, bản mường của họ định cư
khá bền vững ở các thung lũng gần sông như sông Hiếu, đủ nước để người
Thái ở đây cày cấy và sinh hoạt. Từ xa xưa người Thái đã biết dẫn thủy nhập
điền trong việc trơng lúa nước: Mương, Phai, Lái, Lín.
Mương là các co mương dẫn nước vào ruộng.
Phai: Đập ngăn nước do cả cộng đồng người làm bằng cách ken gỗ, tre,
nứa, đất đê dâng nước dong sông, suối đổ vào mương để dẫn tới ruộng


12
Lái: Gồm những phai của hệ thống con nước( lốc hay cọn) những kè đập
ngăn đắp để chống sạt lở trên những dòng suối dẫn nước chảy qua những
chướng ngại vật to như: tảng đá, cây cối…
1.3 Các đặc điểm về người Thái xã Châu Tiến, Huyện Quỳ Châu,
tỉnh Nghệ An
1.3.1 Kinh tế người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
a, Nghề trồng trọt.
Người Thái ở Quỳ Châu cũng như các tộc Thái khác, đã biết làm ruộng
lúa nước từ rất lâu đời. Những cánh đồng lúa nước được đồng bào khai phá,

mở ra từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, đã mang lại cho họ cuộc sống khá ổn
định. Trên những ruộng lúa nước đó, đồng bào trước đây thường chỉ làm được
một vụ (chờ nước mưa là chính), bởi thế mà có những cánh đồng được khai
khẩn ra nhưng bị thiếu nước quanh năm, nhưng sau khi đắp được các phai,
làm được pặt (cọn nước), chủ động được nước tưới, đồng bào đã làm được hai
vụ lúa. Có những cánh đồng lúa nước khá bằng và rộng tới ba bốn trăm.
Những cánh đồng bậc thang ở những thung lũng rộng và dài, diện tích cũng
ngót nghét từ một đến vài trăm ha... Ruộng đất hồi ấy đa số là ruộng quan
(thành ngữ Đín phạ, ná quản, nghĩa là “Đất của trời, ruộng của quan”). Chúa
đất lớn và nhỏ chiếm hầu hết ruộng đất, kể cả ruộng công. Dưới chúa đất là
các chủ đất và các tạo bản. Nông dân tự do chỉ được lĩnh một số ruộng nhỏ
cày cấy, tự túc lương thực, nhưng phải nộp thuế cho chúa đất với thuế má rất
cao, cho nên đời sống của đồng bào ln đói khổ, làm việc quần quật ngoài
đồng, nhưng lại sống nhờ núi rừng là chính.
Bên cạnh ruộng lúa nước, người Thái cũng làm nương rẫy theo trình tự
ln canh, bỏ hố. Một mảnh nương thường chỉ làm 2 vụ đến 3 vụ là cùng, sa
đó bỏ hoang một vài vụ rồi mới quay trở lại canh tác tiếp, do đó có tình trạng
định cư nhưng du canh. Tình trạng ấy vẫn còn kéo dài cho đến vài năm gần


13
đây mới bỏ hẳn. Nương của người Thái ở Quỳ Châu nói chung, có nhiều loại:
nương lúa, nương bơng, nương sắn, có những nương chỉ trồng sắn và đu đủ,
nhưng cũng có nương trồng các loại tổng hợp gồm: lúa, ngơ, dưa, đu đủ,
chuối, chè, rau, bí... Các giống lúa được trồng ở trên nương thường là những
giống lúa chịu hạn tốt như khau chánh, khau chẳm hảo, khau chẳm nọi, khau
ngấn, chẳm đạc (là những giống lúa tẻ rất được ưa thích); các loại lúa nếp
nương có khau đẳm đòi, khau cù phang, khau cù cộn... là những giống lúa
nương rất dẻo, thơm ngon. Tuy làm nương rẫy, có khi ở rất xa bản, nhưng
cánh tay của tạo bản, tạo mường vẫn có thể vươn tới! Nương rẫy nhiều khi chỉ

là nơi đỡ đần cho hạt lúa ở dưới ruộng mà thôi...
Công cụ để tiến hành việc trồng trọt:
Người Thái đã biết sử dụng nhiều loại công cụ và sức lực của trâu bò để
tiến hành sản xuất làm ruộng lúa nước và nương rẫy của mình. Từ xưa, đồng
bào đã biết dùng trâu giẫm ruộng. Khi ruộng đã được trâu giẫm cho nhuyễn
đất, họ dùng bừa dựng (mờ phửa) hoặc một cái trục cạnh khế, bừa trục lại cho
bằng phẳng rồi cấy lúa xuống. Sau này đồng bào mới dùng bừa đạp, và đến
những năm 58- 59 của thế kỷ trước mới biết đến cày 51. Bởi ruộng đất tốt nên
đồng bào làm ruộng khơng cần bón phân mà lúa vẫn xanh tốt (bởi thế mà khi
hợp tác xã ra đời, với phương thức bón phân trên ruộng, đồng bào đã cho là
chuyện lạ).
Công cụ làm nương rẫy chủ yếu là: dao, cuốc, thuổng có nhiều loại cơng
cụ rất đơn giản nhưng phù hợp với việc làm nương rẫy như cờ vạch, chờ lè
dùng để xới cỏ; vản (rìu) dùng để chặt cây; pạ, vánh (dao) dùng để dẵn cành;
hẹp, hai dùng để gặt lúa nương. Các dụng cụ vận chuyển như pê dùng để gùi,
cuổi, chặt dùng để gánh, xạ dùng để mang... rất phù hợp với địa hình nương
rẫy có đường đi nhỏ hẹp, đi dưới tán cây, dốc cao và dài, đá gập ghềnh...


14
b, Nghề rừng.
Người Thái ở Quỳ Châu và các nơi khác ở nước ta gắn bó với rừng rất
mật thiết. Đồng bào vào rừng hái lượm, khai thác lâm thổ sản như gỗ, tre,
nứa, song, mây, củ nâu... rồi đóng bè xi xuống tận Thái Hồ (Nghĩa Đàn)
để bán hoặc đổi lấy vải vóc, muối mắm hoặc các dụng cụ lao động khác.
Rừng được coi là “vườn thiên nhiên” của đồng bào Thái. Trong rừng cịn có
các lồi chim, lồi thú, là nguồn thực phẩm tự nhiên rất phong phú và đa
dạng. Ngày xưa rừng ở sát với bản, ra khỏi bản một vài bước là đã tới ngay
cửa rừng. Ngoài khai thác lâm thổ sản, hái lượm hoa quả và củ các loại, đồng
bào cịn có tục săn bắn thú rừng, nhưng ln có ý thức giữ gìn cân bằng sinh

thái cho rừng.
c, Nghề chăn nuôi.
Người Thái xưa nay luôn gắn trồng trọt với chăn nuôi, không bao giờ
tách rời. Đồng bào chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng. Dưới các nhà
sàn xưa, khơng có nhà nào là khơng có gà hoặc vịt. Ngồi gia cầm đồng bào
cịn chăn ni gia súc nhỏ như lợn, chó, mèo..., và gia súc lớn như trâu, bò,
dê...vừa để lấy sức kéo, vừa để ăn thịt. Phương thức chăn nuôi phổ biến nhất
lúc ấy là nửa chăm sóc, nửa tự nhiên. Gia cầm và súc vật nhỏ có thể chăm sóc
một hai lần trong ngày, nhưng trâu, bị, dê thì thả rơng trong rừng có khi hàng
tháng mới tìm về chuồng một lần! Cũng cần nói thêm rằng, những gia súc gia
cầm trước đây thường ở dưới gầm sàn: phía cuối là chỗ của lợn (thường có
phên nứa rào bao quanh), phía giữa là chỗ của gà, vịt, ngan, ngỗng; phía ngồi
là chỗ buộc trâu bị- nhà sàn vì thế mà trở thành nơi sống chung của người và
súc vật, chỉ cách nhau một tấm lát sàn... Dần dần, trong quá trình đổi mới đi
lên của xã hội, súc vật mới được ni tách ra bên ngồi. Tuy nhiên, q trình
này diễn ra rất chậm chạp, cơ bản chỉ ở vùng ngoài, vùng trung tâm là nhanh,
chứ vùng sâu vùng xa cịn nhiều trì trệ.


15
d, Nghề thủ công.
Sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp, các gia đình người Thái ở Quỳ
Châu xưa đều biết làm một số nghề thủ cơng, có khi rất điêu luyện. Hầu hết
đàn ông đều biết làm nhà, đan lát, làm các dụng cụ giã gạo. Một số người
Thái biết nghề rèn, nghề chạm bạc, nghề làm đồ dùng trang sức v.v... Đàn bà
ai cũng biết dệt vải, may vá quần áo, thêu váy, thêu khăn. Hầu như bản nào
cũng có một người rất giỏi, kiểu nghệ nhân, vừa đan lát, vừa đan lưới và đục
đẽo rất tài.
Theo ông Lô Văn Tuyến cán bộ xã Châu Tiến: trước đây cư dân Thái ở
đây cũng biết trồng bông trồng dâu, nuôi tằm dệt vải nhưng sản lượng không

cao nên khơng làm nữa.
Cơng đoạn chính của họ là khi mua bông về, bật bông cho tơi xốp. Cán
bật bông là một cái cần làm bằng tre và dây cung. Bông bật xong được quấn
thành lọn bông nhỏ như kén tằm để tiện cho việc se sợi. Dụng cụ se là chiếc
sa quay sợi “nay pán phải”. Tay phải quay quồng, tay trái vê bông thành sợi,
sao cho sợi vừa đều, vừa săn khơng đứt. Sau khi se thành sợi, thì lắp sợi lên
khung để dệt thành vải. Tiếp đó là hồ sợi “khả phải” để cho sợi săn cứng và
bền hơn. Hồ sợi bằng cách giặt sợi, luộc cho mềm rồi đem nhúng vào nước
cháo lỗng, sau đó đem phơi khơ. Cứ khoảng 0,5kg gạo tẻ nấu cháo thì được
1kg sợi. Cuối cùng là lắp các sợi dọc lên khung để dệt. Khung dệt vải có
khung khổ rộng và khung khổ nhỏ. Khung dệt vải khổ rộng “ký phải” kiểu
chân đạp go, tay lao thoi sợi, thoe họ đây là khung dệt hiện đại hơn khung dệt
khổ nhỏ. Cứ mỗi lần lao thoi ngang qua lớp sọi dọc thì một lần kép “phưn”
dập sợi ngang về phía mình. Tiếp đó lại dừng chân điều khiển đưa các go phụ
lên xuống theo chiều ngược lại và lao thoi về vị trí cũ. Đây là dệt vải trơn
chưa có hoa văn. Nếu muốn dệt vải thổ cẩm hay vải có hoa văn thì khung dệt
phải có thêm các go phụ để cài hoa, tiếng Thái gọi là “khau dâng”.


16
Người Thái sử dụng chàm để nhuộm vải, chế biến màu để nhuộm sợi
thành các màu: chàm , đỏ, vàng, tím...
Nhìn những sản phẩm họ làm ra có thể đánh giá được sự cần cù, tài khéo
léo của người phụ nữ Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu. Hàng năm, đến
hội Hang Bua các bản của huyện Quỳ Châu mang đến lễ hội những tấm thổ
cẩm rất đẹp để dự thi.
1.3.2 Văn hóa của người Thái xã Châu Cường, huyện Quỳ Châu, tỉnh
Nghệ An
1.3.2.1 Văn hóa vật thể:
a, Nhà ở

Nhà ở của người Thái ở xã Châu Tiến . Nhà thường làm cột bằng lim,
táu, sến, vàng tâm. Các loại gỗ khác được dùng làm nhà như tre, nứa, mét; lợp
bằng tranh cọ hoặc xăng (cỏ gianh). Kết cấu thường ba gian hai chái. Nhà
giàu có thường từ 4 gian trở lên, nhà tạo mường, tạo bản thường từ 5 gian trở
lên. Nóc nhà cao 5- 6m, sàn cao từ 1,5- 2m. Trước đây cột nhà thường chôn
xuống đất. Nhà tạo chôn cột, nhưng mái được lợp bằng lá mây rừng (bớ vải
bùn) dày và chắc, có thể được từ 20- 30 năm mới rách nát. Cấu tạo bên trong
đa số các nhà sàn đều như nhau: Có gian buồng ngủ kề với bếp nấu ăn, gian
hoong noọc là gian giữa, là nơi tiếp khách và nơi đặt bàn thờ gia đình. Gian
ngồi là noọc chán, gian này có cầu thang chính lên sàn. Dưới chân cầu thang
bao giờ cũng đặt cái máng loong để giã gạo. Nhiều nhà nối thêm một gian nhỏ
ngoài chái trước nữa gọi là pải chán, hay là chán hé, gian này khơng có mái
lợp, dùng để nghỉ ngơi ban đêm và phơi phóng ban ngày là chính. Dưới sàn
thường cột trâu bị và chăn ni gia cầm. Tục này đã có từ rất lâu, tận ngày
nay mới được bãi bỏ. Ngày nay nhà sàn cịn rất ít, chủ yếu ở các bản vùng sâu
vùng cao. Tuy nhiên nhà sàn ngày nay đã có phần cải tiến, cột không chôn
xuống đất nữa mà kê trên đá phẳng, vng vức. Có những ngơi nhà sàn ngày
nay có giá tới vài trăm triệu đồng.


17
b. Các đồ dùng gia đình.
Trước hết là vật dụng để nấu ăn, gồm mo nưng và hảy. Nồi nấu ăn
thường là nồi đồng cổ, nồi gang hoặc nồi đất. Nồi nhơm thì mới có sau này.
Bát đĩa nhà nào cũng có đủ dùng, là tài sản coi như hủa hướn, khi con cái ra ở
riêng, được chia của, trong đó có mo nưng, nồi, bát, đĩa. Ngồi ra cịn có chậu
rửa mặt, ang đựng nước và ngâm gạo nếp để hông. Ngày xưa, vùng người
Thái hay sử dụng tau nặm là ống tre một lóng được gọt đẽo rất đẹp, dùng
đựng nước. Người ta ra bến múc nước với tau nặm, có khi gánh đến 6 tau
nặm. Ngồi tau nặm cịn có chờ học là ống nứa (tre, bương) dài dùng để đi

vác nước và đựng nước trong nhà. Trong nhà cịn có mâm mây, ghế mây và
hảy lau xà, là những loại chum vò sành được mua từ lâu, có cái rất cổ, để làm
rượu cần, khơng nhà nào là khơng có. Vật dụng cá nhân có chăn, chiếu, nệm;
mỗi buồng một đến hai người, thường không làm giường cao, chỉ trải nệm
xuống sạp sàn rồi mắc màn đen lên là mỗi người đã có một “buồng” riêng. Đồ
đan trong nhà có đủ chủng loại, từ rổ rá cho đến những chiếc gùi đi rừng, đủ
các hình các cỡ được ra đời từ đôi bàn tay tài hoa của người đàn ơng trong gia
đình. Trong nhà cịn có khung dệt vải, xa kéo sợi, ống cuốn sợi, bánh xe chỉ...
tất cả đều được làm từ dao, rất khéo léo. Vật dụng sản xuất có các loại dao,
rìu, thuổng, cày, bừa... Nhà nào cũng có một gác than để đựng thóc lúa và các
rau củ khác thu hoạch về chưa kịp sử dụng... Ngày nay, các đồ dùng trong nhà
của người Thái đã phong phú hơn rất nhiều và có những thứ khá đắt tiền như
giường tủ, đi văng, xe máy, ti vi, tủ lạnh...
c. Chòi, lán.
Chòi được làm như nhà sàn, nhưng nhỏ và đơn giản hơn nhiều. Lán làm
như nhà đất, nhưng tạm bợ hơn. Chòi, lán là những ngôi nhà đơn giản được
dựng lên để ở tạm khi chưa làm xong nhà to (lúc sửa sang, làm lại nhà chính)
hoặc ở canh nương rẫy, ruộng đồng. Chịi, lán là một đặc trưng về văn hố vật
thể của người Thái Qùy Châu, nó như một tục lệ, lúc đầu là tạm bợ, sau quen


18
dần; tới nay vẫn còn rất nhiều người ở chòi lán, vẫn bắt gặp nhiều chòi lán
trên đất Quỳ Châu. Có nhiều hộ làm chịi lán gần nhau, theo thời gian đã phát
triển thành bản mới. Ngày nay không chỉ có người già ở chịi lán mà cả những
người trẻ tuổi, họ đi làm nương rẫy xa, làm chòi và ở lại, có khi hàng tháng
mới trở về nhà.
d.Về trang phục.
Trang phục chính là nét văn hóa đặc sắc giúp phân biệt giữa các dân tộc
với nhau.

Đàn ông mặc áo “xửa” bằng vải chàm đen, cổ áo tròn dứng cao, quanh
cổ áo được lót một miếng vải trịn bên trong cho cổ áo phẳng bền, áo mở
ngực, ở hai thân áo trước “tang nả” có hai túi dưới,áo có bốn khuy để cài hai
vạt với nhau. Thân áo sau “tang lăng” được ghép bằng hai khổ vải, đường
ghép ở giữa sống lưng, áo xẻ tà để mặc thoải mái và thoáng. Quần cũng may
bằng vải chàm đen, theo kiểu bổ đũng. Cạp quần liền với quần, và được thắt
lại bằng dải rút.
. Trang phục của đà bà cầu kỳ hơn, ở tấm váy và chiếc khăn piêu, cũng
như thắt lưng bao (xải hượt bọc). Váy “Xin” truyền thống của người phụ nữ
Thái là váy màu đen truyền thống, dài chấm gót chân. Khi mặc thân váy được
thắt lại ngang eo bằng chiếc thắt lưng vải “xải cỏm” hoặc tơ lụa nhuộm màu
xanh lá mạ hay màu tím. Tấm váy chỉ trang trí gần gấu váy như hoa ban, chim
, hổ, và đặc biệt là hươu được phụ nữ Thái xã Châu Tiến rất thích trang trí.
Phần trang trí này nằm ngang cao khoảng 20cm, cách gấu váy 10cm. Áo cuả
người phụ nũ Thái ở đây là chiếc áo ngắn còn gọi là “ xửa cóm” áo có cổ trịn,
viền nhỏ, xẻ thêm hai bên vai để dễ chui đầu vào. Những ngày lễ tết, họ mặc
áo có hàng cúc bướm bang bạc trông rất sáng, và để tô điểm thêm cho bộ
trang phục của mình cổ tay các cơ gái còn đeo 2-3 vòng bạc, ở thắt lưng trái
là chum dây xà tích bạc uốn lượn bên hơng.


19
Người Thái sử dụng khăn Piêu để đội đầu, có thể xem lạ một đặc trưng
văn hóa của người Thái. Chiếc khăn được phụ nữ Thái dày công theo thùa.
Khi thêu khăn thì mỗi vùng có cách thêu khác nhau nhưng ở đâu thì cùng
khơng thể thiếu các cặp đường chỉ àu song song, những nút thắt ở góc piêu
làm thành từng chùm. Hoa văn trên chiếc khăn piêu thường là hình voi, hình
chim, cá hình tam giác, hoặc hai hàng tam giác đối đỉnh với nhau tạo thành
mơ típ hoa văn rau cỏ bợ “phắc ven”. Khăn Piêukết hợp được sự hài hòa các
đường nét, màu sắc núi đồi hoa lá. Khăn Piêu không chỉ đơn thuần là vật

trang trí, mà cịn là biểu tượng tham gia vào đời sống nghi thức lệ tục.
Bộ y phục trong tang ma của người Thái ở đây phù hợp với tập tục riêng
cảu họ. bộ tang phục bằng vải trắng và khi nhà có tang mọi người trong gia
đình khơng được đeo bất kỳ một loại trang sức nào.
Con trai trưởng mặc quần áo trắng, chít khăn trắng, thắt lưng trắng, áo xổ
gấu, không cài cúc mà được buộc bằng dây vải. Riêng áo đính thêm một
miếng vải trắng xẻ làm ba gắn vào sau lưng áo. Các em trai, cháu trai ruột chỉ
mặ quần áo trắng và chit khăn trắng. riêng con rể phải mặc quần áo trắng,
khăn và dây lưng trắng để phục dịch trong quá trình làm ma chay. Tất cả phụ
nữ đều mặc quần áo trắng xổ gấu, đầu quấn khăn trắng hoặc xõa tóc.
e . Văn hố ẩm thực.
* Đồ ăn: Thường ngày, người Thái Quỳ Châu ăn rất đơn giản, họ dùng
gạo nếp, ngô khoai là chính, gạo tẻ và sắn mãi sau này mới có. Mỗi ngày có
ba bữa ăn, bữa trưa và tối là bữa chính.
* Thức ăn: Người Thái Quỳ Châu ăn được nhiều loại thức ăn, kể cả động
vật và thực vật. Cách nấu của họ cũng đơn giản, gia vị chỉ có muối, ớt cay,
mạc khèn là chính. Họ thường ăn gỏi và làm chua các loại thịt cá. Dù ăn canh
thì trong mâm, mỗi thành viên vẫn có một bát riêng, giữa mâm chỉ để một đĩa
muối ớt. Các ép xơi thì đặt bên cạnh mâm để ăn chung. Ngồi nấu canh, làm


20
chua, đồng bào Mường Ham cịn thích ăn các thức ăn nướng và nấu dạng sệt
như cháo. Ngày lễ, ngày tết, đồng bào cũng làm nhiều món ăn rất cơng phu
với những đặc sản khá độc đáo.
* Đồ uống: Đồ uống thường là nước chè đâm, nước lã và nước đun sôi
để nguội. Đồng bào Thái ở đây trước đây chỉ có một loại rượu cần. Muốn
uống rượu cất (rượu siêu) thì vốc rượu cần trong chum ra, đem chưng cất lên,
sẽ được lau xà xiểu, uống ngon như rượu nấu bây giờ. Rượu cần là thứ rượu
đặc biệt, không chỉ để uống cho vui và đãi khách quý, mà cịn có nhiều việc

liên quan đến tâm linh. Khi đã cắm cần vào chum rượu, có nghĩa là gia đình
đã có việc trọng...
1.3.2.2 Văn hóa phi vật thể:
Người Thái ở huyện Quỳ Châu thuộc nhóm Hàng Tổng, do đó có một
kho tang văn hóa phi vật thể khá phong phú và đa dạng, thông qua phong tục
tập quán, ca dao, tục ngữ , lễ hội và quan hệ giao tiếp…
Người Thái ở đây ngoài lễ hội Hang Bua là lễ hội chính, hàng năm họ
cịn có rất nhiều lễ hội khác mang tính chất gia đình, bản, mường:
Người Thái ở đây khác với người xuôi, ngày tổ chức cơm mới khơng
thống nhất chung cho các gia đình mà tùy thuộc vào hoàn cảnh của người
được cắt cử làm lễ. Sauk hi chuẩn bị chu đáo mọi gia đình chủ chọn ngày lành
tháng tốt để tổ chức lễ ăn cơm mới” khảu mờ”. Lễ cơm mới dẫu chỉ diễn ra
một ngày một đêm và bó hẹp trong sự quần tụ của một dịng họ nhưng ngày
đó là niềm vui trọn vẹn nhất của nhà trong họ, trong mường sau một năm làm
ăn vất vả để nghỉ ngơi vui chơi. Ngày ấy là khoảng khắc giao cảm, của mùa
cũ và mùa mới, giao cảm giữa trời và đất. giao cảm giữa cõi sống và cõi
chết..Hiện nay lễ cơm mới và tết của người Thái Huyện Quỳ Châu nói chung


21
và xã Châu tiến nói riêng đã nhập với nhau làm một nhưng trong ký ức về
ngày tết “Khau Mờ” trước đây vẫn khắc sâu trong tâm trí của họ.
Bản mường người Thái là một cụm cư dân định cư, có tổ chức vừa theo
lề thói phong tục, tập quán dân tộc vừa theo phép nước. Nó thể hiện trong tín
ngưỡng về một lực lượng siêu nhiên nào đó đã trở thành thần che chở cho
bản. Sự thờ cúng thổ thần, thổ cơng có lien quan đến thấn chủ, được quy về
một người đứng đầu một họ có cơng lập bản.
Tục thờ vật tổ cũng được người Thái ở đây quan tâm thường xuyên.
Những truyện kể về đời sống sinh hoạt của người Thái ở đây cũng đã mang
nhiều yếu tố tơn giáo tín ngưỡng ngun thủy. Ví dụ như truyện “Chim tăng

lo” một trong những vật tổ của họ Lo Kảm vì chim đã giúp họ này tìm được
giống lúa giữa lúc dân bản đang cận kề cái chết.
Dân tộc Thái cịn có tục uống rượu cần mừng tiếng sấm đầu xuân. Tiếng
sấm đầu xuân có ý nghĩa đặc biệt đối với cư dân nơng nghiệp. Đó là dấu hiệu
của sự thay đổi mùa vụ, là dấu hiệu báo cho mọi người biết “ ông trời đã về”,
mùa gieo trồng đã đến. Tiếng sấm đầu xuân được người Thái coi như là thời
điểm quan trọng. Đối với người Thái khi có tiếng sấm “ pha hoong” đầu tiên
dù đêm hay ngày, mọi người đều gõ vào cột bếp để thức ma bếp dậy lo cho
bếp luôn đỏ để hông xơi, nướng thịt. Chủ nhà đến bịch thóc và vỗ vào bịch
thóc cho hồn lúa thức dậy. Lúc này khắp nơi trong bản nhà nào cũng uống
rượu cần mừng sự khởi đầu của cơng việc đồng áng trong vịng một năm. Một
điều đáng chú ý ở đây là khi có tiếng sấm, người Thái ở đây còn lấy nước vo
gạo nếp để gội đầu. Hay khi có hồn ma của người khác trú ngụ trong người
mình hoặc khi đi đám ma về người ta cũng thường dùng nước vo gạ gội đầu
để xua đuổi tà ma.


22
a, Dân ca:
Người Thái thích ca hát, chăm lao động, yêu bản mường thiết tha, gắn bó
với cộng đồng dân tộc an hem, có niềm tin vững mạnh, điều đó thể hiện qua
dân ca với các làn điệu “Nhuôn” ”Xuôi” ”Lăm” “Khắp”.
- Nhuôn: thường dùng cho trai gái hát đối đáp nhau trong các cuộc vui,
cuộc rượu cần, các lễ hội lớn. Khi hát nhuốn thường có sáo pì nhuốn đệm
theo. Các ông mo khi cúng thường dùng thể hắp nhưng nhiều khi cũng dùng
tới thể loại này.Nhuốn là thể loại dân ca rất phổ biến ở khắp các bản làng
Mường Ham. Bản nào cũng có người biết hát nhuốn rất giỏi.
- Xuối: đúng ra, đây là một loại ngâm vịnh, có thể có sáo pì đệm, mang
tính tự sự là chủ yếu. Người ta thường xuổi trong các dịp vui, hội hè, mừng
nhà mới. Xuổi cũng thường được cất lên một mình trên nương rẫy, khi làm

đồng, lúc lấy củi, hái măng... Nhiều người nhờ xuổi đối đáp nhau mà nên vợ
nên chồng. Chuộng xuổi nhất là trai gái đang tuổi yêu đương và những người
đàn bà còn son trẻ, nuối tiếc thời con gái, họ thường xuổi trên rừng là chính.
- Lăm: lăm là một điệu hát gần na ná như xuổi, nhưng âm vực hẹp hơn,
trầm và sâu lắng hơn. Khi lắm phải có khèn bè đệm, lăm thường sử dụng khi
có cuộc vui trong bản hoặc trong nhà. Điệu lăm rất phổ biến ở Mường Ham,
nhưng cịn ít nhiều mang tính nghệ sỹ, do đó khơng phải ai cũng biết lắm như
là nhuốn, xuổi. Người Tày Thanh cịn có các làn điệu khắp hay khơng kém
các làn điệu dân ca của người Tày Mường. Chính các làn điệu dân ca ấy, khi
hát đối đáp giữa trai và gái, là ngọn nguồn sáng tạo nên gia tài ca dao của
người Thái ở Quỳ Châu, mà chúng ta cịn chưa có điều kiện để sưu tầm cho
hết được.
- Khắp: thì có “Khắp xứ” nhạc điệu khắp xứ êm đềm, thướt tha, mượt
mà, quyến rũ làm cho người nghe xao xuyến , rung động đến tận đáy lòng. Là


23
điệu hát kể chuyện cho vui, thường được cất lên trong khung cảnh tĩnh lặng,
khởi cảm nhớ nhung của những cặp nam nữ đang yêu.
Khắp ồi khi đi rừng, làm rẫy, làm việc một mình thì hát.
Khắp ọt èo là điệu hát tình ca dành riêng cho nam nữ thanh niên thổ lộ
tâm tình.
Khắp phả ái khi uống rượu đã say, muốn thơi thì họ hát điệu này để xin
mọi người đừng bắt uống thêm nữa.
Có thể nói dân ca Thái rất phong phú và được diễn xướng bằng nhiều làn
điệu để thổ lộ những tâm tình khác nhau. Đặc biệt,người Thái cịn có rất nhiều
bài ca dao ca ngợi trong lao động sản xuất, trong quan hệ gia đình và tình u
đơi lứa.
b, Dân nhạc
Âm nhạc của ở đây là thứ âm nhạc dân gian cổ truyền, ngày nay vẫn cịn

thơng dụng, như nhạc trong đám cưới, nhạc trong đám tang, nhạc trong các
trò vui hội hè, nhạc trong ngày tết, trong các đám việc của ông mo... Với khả
năng hiểu biết về âm nhạc có hạn, chúng tơi chỉ xin nêu về mấy loại nhạc
chính:
- Nhạc trong đám cưới: chủ yếu là cồng chiêng, trống và kèn. Người
Thái Quỳ Châu thường đánh cồng (cỏng) là chủ yếu. Người ta đánh cồng
trước, trong và sau đám cưới. Từ buổi sáng của ngày đón dâu, dàn cồng đã
được mắc lên, gồm bốn chiếc: cồng mẹ, cồng chị, cồng em gái thứ hai và
cồng em gái út. Có hai cơ gái ngồi đánh cồng, mỗi người đánh hai chiếc, và
một chàng trai đánh trống giữ nhịp. Cách đánh chủ yếu là tỉ cỏng bộ (đánh cả
bộ), đánh từ chiếc lớn thì theo thứ tự 1- 3- 2- 4. Cứ thế, giai điệu khơng đổi,
người ngồi nghe có vẻ đơn điệu, nhưng với người Thái thì thấy rất say sưa
và xao lịng. Trong đám cưới, vẫn kiểu đánh ấy nhưng khi có kèn đệm theo,


24
khiến cho rượu cần như ngọt hơn, nồng hơn và khiến cô dâu chợt nhớ nhà
chốc lát. Nếu người ta xải cỏng nữa thì đám cưới càng thêm vui vẻ.
- Nhạc trong ngày tết, ngày lễ: Cơ bản cũng là cồng chiêng và trốngngồi ra cịn có pì, khèn bè, đàn môi, kèn lá... Mỗi thứ được sử dụng tuỳ
trường hợp cụ thể. Riêng cồng, trống và khèn là rộn ràng nhất. Ban đầu người
ta đánh cồng theo kiểu 1- 3- 2- 4 như trên đã nói, nhưng cuộc vui dần chuyển
sang náo nhiệt hơn. Tiếng trống bắt đầu nhanh dần và tiếng cồng bắt đầu
chuyển sang cách đánh khác, nghe rộn ràng hơn. Đó là những cách đánh theo
kiểu 3- 2- 3- 4; 4- 2- 3- 1 hoặc 3- 4- 2- 4... Cứ thế, cồng và trống dồn nhịp
bước chân người, cuộc vui ngày càng rôm rả hơn bởi tiếng cồng. Theo những
kiểu dánh cồng này thì khơng có kèn đệm, bởi cách đánh rất linh hoạt, chuyển
đổi không tuân theo tiếng kèn mà tuân theo tiếng trống và sự náo nức của
người nhảy...
- Nhạc trong đám ma: Đối với người Thái ở Quỳ Châu, xưa cũng như
nay, khi có người chết nằm xuống, khơng thể thiếu nhạc tang. Nhạc cụ chủ

yếu là cồng, gồm hai chiếc số 2 và 3, trống, 1 cồng số 1 treo phía đầu quan
tài- chiếc này chỉ thỉnh thoảng đánh để báo cho hồn người chết biết khi đọc
bài cúng hoặc viếng tang. Phường nhạc tang của người Thái (cù xù) còn sử
dụng thêm các “nhạc cụ” khác như cống là một cái cồng rất bé, cốc là một cái
mõ tự tạo bằng tre, có thể có cả các loại khác như chập cheng, xênh tiền...
Trong tất cả các nhạc cụ đó, quan trọng nhất là trống và kèn. Mỗi lượt đánh
nhạc của phường cù xù kéo dài khoảng độ vài phút.
c, Tri thức dân gian
Người Thái Quỳ Châu có những tri thức dân gian khá phong phú. Đó là
những kinh nghiệm xem thời tiết, kinh nghiệm đối nhân xử thế hàng ngày…
Những tri thức đó thường được đúc kết thành văn vần để mọi người dễ
nhớ, dễ thuộc, ví dụ:


25
Ca dao nhận định thời tiết:
Đặm tỉn phạ
Hùng cảng hảo
Noọng xảo pó tang nhá váng bớ cọ
Dịch ra:
Đen chân trời
Sáng ngời từng không
Em đi đường đừng quên lá cọ
Hay:
Một chiền xảy hưn có cộn
Phơn tủa mướng bổn
Dịch:
Kiến chuyển trứng lên cồn
Mưa khắp mường trời.
Ca dao trong lao động sản xuất:

Lục chạu lục còn quái
Lục xải lục còn cáy
Lục má đày ưa lày tò pé
Dịch ra:
Dậy sớm dậy trước trâu
Dậy trưa dậy trước gà
Em ra đứng trước sàn trước
Em bước lên khung dệt vải dệt tơ.
Ca dao nói về tình u nam nữ:
Ai hày tha á noọng
Hơ đây xíp múa khâu cò hang


×