Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 - 2021 THPT Đinh Tiên Hoàng | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.94 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II KHỐI LỚP: 11 Bài : 17, 19, 20, 21 Câu trúc bài kiểm tra: TỰ LUẬN gồm : - 3 câu lý thuyết ( 8 điểm ) - 1 câu bình luận tranh ảnh , sự kiện dạng mở ( 2 điểm ).. NỘI DUNG ÔN TẬP Câu 1 : Hội nghị Muy-ních trong hoàn cảnh nào, diễn biên và hâu quả là gì ?, Theo em sự kiện này được nhìn nhận và đánh giá như thê nào ? TL: 1. Hội nghị Muy ních a. Hòan cảnh lịch sử : - Tháng 3- 1938, sau khi sáp nhập Áo vào Đức, Hitle gây ra vụ Xuy-đét để chiếm Tiệp khắc. b. Nội dung hội nghị: - Ngày 29- 9 - 1938 , hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại biểu 4 nước Anh, Pháp, Đức, Ý. - Anh- Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét cho Đức và Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm châu Âu . c. Hậu quả: Sau hội nghị,Đức thôn tín toàn bộ Tiệp Khắc. 2. Nhìn nhận và đánh giá: a. Nhận định : - Cho thây Chính sách thỏa hiệp, dung dưỡng phát xít của Mỹ, Anh, Pháp nhằm hướng Đức tấn công Liên Xô. - Âm mưu gây chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, Ý, Nhật để chia lại thế giới. B. Đánh gía: Nhưng chính sách trên là nguyên nhân trực tiếp làm bùng ổn Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2 : Cuộc tấn công của phát xít Đức vào Liên Xô đã diễn ra như thế nào ?, kết quả ra sao ? TL: 1.- Cuộc tấn công + 22 / 6 / 1941, Đức tấn công Liên xô bằng chiến thuật “ Chiến tranh chớp nhoáng” theo ba hướng , đã hình thành “ Mặt trận Xô – Đức” - Bắc : bao vây Lê-nin-gárt. - Trung tâm : đến ngoại vi Mát-xcơ-va. - Nam : chiếm đến Ki-ép và phần lớn Ucraina + Tháng 12 / 1941, Liên Xô đẩy Đức ra khỏi Mát-xcơ-va. Chiến lược “ Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản 2. Từ hậu quả của cuộc chiên tranhThế giới thứ hai, hãy rút ra bài học gì ? . + Chiến gây rạ sự chết chóc đổ nát cho nhân loại, đặc biệt khi vũ khí huỷ diệt hàng loạt, như 2 quả bom nguyên tử ném vào 2 thành phố Hirôshima và Nagaski, đã trở nên phổ biến. + Xu thế chung cuảthế giới hiện nay là : Hoà bình, hợp tác, cùng phát triển. Lực lượng yêu chuộng hoà bình đang thắng thế, vì thế, ta phải cố gắng bảo vệ nền hoà bình, tránh xung đột nhưng phải luôn cảnh giác trước những âm mưu xâm lược. Câu 3: Hãy nêu tình hình Việt Nam vào giữa TKXIX , trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp . TL: + Giữa TK XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến Việt Nam đã bị khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng : - Nông nghiệp : sa sút. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên . - Công thương nghiệp: bị đình đốn do chính sách “ Bế quan tỏa cảng ” - Quân sự : lạc hậu - Đối ngoại: sai lầm nhất là việc “ cấm đạo ” đã làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc. - Xã hội : nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra . 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 4: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẳng làm mục tiêu tấn công đâu tiên. Quân dân ta đã phản ứng ra sao ? Em có nhận xét gì? TL: 1. Âm mưu: Pháp muốn chiếm Đà Nẵng làm căn cứ , rồi tấn công Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. 2. Diễn biến : + 1- 9- 1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà ( Đà nẵng) + Quân dân ta chống trả và thực hiện “ vườn không nhà trống” đã kềm chân địch 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. 3. Ý nghĩa: Bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh ” của Pháp. Nhận xét : - Tinh thần yêu nước của quân dân ta. - Làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh ” của Pháp.. Câu 5: Hãy trình bày về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Gia Định từ 1859 đến 1862? Em có nhận xét gì về những cuộc kháng chiến này ? TL: 1. Kháng chiến ở Gia Định - 17 / 2 / 1859, Không thể chiếm được Đà Nẳng. Pháp đánh thành Gia Định . Quân triều đình tan rã nhanh chóng nhưng dân binh vẫn chiến đấu dũng cảm, Pháp buộc phải rút xuống các tàu chiến và chuyển sang kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ “ . - Năm 1860, Pháp gặp khó khăn về lực lượng nhưng Triều đình vẫn phòng ngự. Chỉ có nghĩa quân do Dương Bình Tâm chỉ huy đã chủ động tấn công Pháp ở đồn Chợ Rẫy ( 7 -1860 ). - Pháp bị sa lầy ở Gia Định. - 23/ 2 / 1861, Pháp đánh Đại đồn Chí Hòa . Thừa thắng Pháp chiếm luôn Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn . Nổi bật là : Nguyễn Trung Trực, Trương Định … - Giữa lúc phong trào kháng chiến đang dâng cao, Triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất ( 5 / 6 / 1862 ), giao 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ cho Pháp và ra lệnh giải tán nghĩa binh nhưng phong trào chống Pháp ở miền Đông vẫn tiếp tục . 2. Nhận xét : - Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của quân và dân ta. - Cho thấy sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn trước âm mưu xâm lược nước ta của Pháp. Câu 6 : Trình bày về cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862. TL: 1. Hoàn cảnh lịch sử : + Sau khi ký hiệp ước 1862, Triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh nhưng phong trào chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến 2. Những cuộc kháng tiêu biểu của nhân dân Nam kỳ: + Phong trào “ tị địa ”. + Khởi nghĩa Trương Định ( 1862 ) ở Gò Công với lá cờ “ Bình Tây Đại Nguyên Soái ” - 1967, Pháp ép Phan Thanh Giản giao thành Vĩnh Long rồi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ gồm : Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên .Nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục chống Pháp. Những cuộc kháng chiến tiêu biểu là: + Cuộc kháng chiến của Trương Quyền ở Tây Ninh , phối hợp với Pu-côm-pô (Cam-pu-chia) + Năm 1867, Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm với căn cứ Ba Tri ( Bến Tre ). +Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông ( Rạch Giá ). + Nguyễn Hữu Huân lập căn cứ ở Tân An, Mỹ Tho. - Do tương quan lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ nên phong trào đều bị đàn áp và thất bại. - Ý nghĩa : Thể hiện lòng yêu nước và ý chí chống ngoại xâm bất khuất của nhân dân ta. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 7 : Thực dân Pháp đã đánh chiếm bắc Kỳ lần thứ hai ( 1882 – 1883 ) như thế nào ? quân và dân ta chống lại cuộc xâm lược này như thế nào ? TL: 1. Thực dân Pháp đã đánh chiếm bắc Kỳ lần thứ hai ( 1882 – 1883 a. Nguyên nhân : 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc. 3. Diễn biến : - 3- 4- 1882, đai tá Ri-vi-e bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. - 25- 4- 1882, Pháp chiếm thành Hà Nội lần hai. Tổng đốc Hoàng Diệu phải tự vẩn . - Tháng 3- 1883, Pháp chiếm các mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên … 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến. - Các sỹ phu, văn thân vẫn tiếp tục kháng chiến : Hoàng Tá Viêm, Quang Đản ở Sơn Tây, Bắc Ninh…… - Nhân dân siết chặt vòng vây quanh Hà Nội, không bán lương thực cho giặc. - 19 / 5 / 1883, quân ta đã phục kích giết Ri-vi-e ở Cẩu Giấy . 3. Ý nghĩa: Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân . Câu 8: Vì sao Pháp đưa quân vào Gia Định ( 1859 ) sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng ? TL: - Gia Định và Nam kỳ là vựa lúa củaViệt Nam. Chiếm được Nam kỳ, chiếm Nam kỳ sẽ cắt con đường tiếp tế lương thực cho triều đình Huế. - Gia Định và Nam kỳ có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi để sang Campuchia và Đông Nam Á - Gia Định xa kinh thành Huế nên việc tiếp viện của triều đình Huế sẽ chậm chạp hơn. Câu 9 : Bức tranh dưới đay mô tả sự kiện gì ? Anh ( Chị ) hãy trình bày hiểu biết của mình về sự kiện này.. TL: - Bức tranh mô tả cảnh Trương Định được nhân dân phong Bình Tây Đại nguyên soái . - Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), đánh thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè... Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với Nguyễn Tri Phương. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định - Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Ngày 5 / 6 / 1862 , Triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ cho Pháp và ra lệnh giải tán nghĩa binh, Ông bị điều ra Phú Yên, nhưng không chấp hành nên bị cách chức hàm. Vì thế, Ông được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy Gò Co0ong ( Tiền Giang ) làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày 19 / 8 / 1864, do tên Huỳnh Công Tấn phản bội đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. rương Định bị trọng thương và hy sinh. Khi ấy, ông 44 tuổi. - Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài: Trong Nam, tên họ nổi như cồn Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn Câu 10 : Bức tranh dưới đay mô tả sự kiện gì ? Anh ( Chị ) hãy trình bày hiểu biết của mình về sự kiện này.. TL: - Mô tả cảnh Nguyễn Trung Trực đốt tàu Espériance ( Hi vọng ) của Pháp ở vàm Nhật Tảo trên sông Vàm cỏ ( Long An ) - Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Pháp chiếm Định Tường thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra Một trong số đó là chiếc tiểu hạm L'Espérance (Hi Vọng), án ngữ nơi vàm Nhật Tảo ( Long An). Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực tổ chức đám cưới giả phục kích đốt cháy chiến hạm L'Espérance. Nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra. - Câu thơ liên quan đến Ông : Hoả hồng Nhật Tảo , kinh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần.. Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×