Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đặc điểm các thành tạo pegmatit vùng thanh ba, tỉnh phú thọ và lựa chọn phương pháp thăm dò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
------------------------------------

NGUYỄN HỮU TUỆ

ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO PEGMATIT
VÙNG THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ

Chuyên ngành:
Mã số:

Địa chất khống sản và thăm dị
60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGSTS. Nguyễn Văn Lâm

Hà Nội - năm 2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu,
kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tuệ


3

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mở đầu

6

Chương 1: Đặc điểm địa chất khoáng sản vùng Thanh Ba, Phú Thọ

10

1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa lý tự nhiên

10

1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản vùng Thanh Ba

12


1.3. Khái quát đặc điểm địa chất - khoáng sản vùng Thanh Ba

13

Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương
pháp thăm dị từ nguồn thơng tin địa chất nhận được
ở khu mỏ pegmatit Dốc Kẻo
2.1. Công tác nghiên cứu đã tiến hành và chủng loại thông tin nhận

34

34

được ở mỏ pegmatit Dốc Kẻo
2.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ Dốc Kẻo

38

2.3. Đặc điểm hình dạng, thế nằm và cấu trúc thân pegmatit

43

2.4. Đặc điểm biến đổi các thông số địa chất thân pegmatit

48

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp thăm dò

55


Chương 3: Lựa chọn phương pháp thăm dò pegmatit
vùng Thanh Ba, Phú Thọ
3.1. Cơ sở phương pháp luận về phân chia nhóm mỏ thăm dị

57

3.2. Phân chia nhóm mỏ thăm dị pegmatit vùng Thanh Ba

60

3.3. Xác lập mạng lưới thăm dò và lựa chọn các cơng trình thăm dị

61

57

pegmatit vùng Thanh Ba
3.4 Lấy mẫu nghiên cứu chất lượng pegmatit

63

3.5. Nghiên cứu địa chất thuỷ văn – địa chất cơng trình

65

3.6. Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng và tài ngun khống sản

65

3.7. Các yêu cầu phải đạt được trong công tác thăm dị pegmatit


73

Kết luận và kiến nghị

76

Danh mục cơng trình nghiên cứu của tác giả

78

Tài liệu tham khảo

79

Phụ lục

81


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số

Nội dung

Trang

Bảng 2.1 Độ sâu nóc, đáy thân pegmatit số 1 và các đặc trưng thống kê


48

Bảng 2.2 Chiều dày thân pegmatit và các đặc trưng thống kê

49

Bảng 2.3 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng K2O

50

Bảng 2.4 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng Na2O

51

Bảng 2.5 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng K2O + Na2O

52

Bảng 2.6 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng Fe2O3

52

Bảng 2.7 Kết quả xử lý thống kê hàm lượng CaO

53

Bảng 2.8 Đặc trưng thống kê của các thông số đặc trưng cho chất

54


lượng pegmatit
Bảng 2.9 Hàm lượng trung bình của các thơng số đặc trưng cho chất

54

lượng pegmatit các thân số 2, 3, 4, 5, 6
Bảng 3.1 Mật độ mạng lưới thăm dò pegmatit vùng Thanh Ba

63

Bảng 3.2 Kết quả tính tài nguyên pegmatit bằng phương pháp khối địa

72

chất
Bảng 3.3 Kết quả tính tài nguyên pegmatit bằng phương pháp mặt cắt
song song

72


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ số

Nội dung

Trang


Hình vẽ số 1.1

Bản đồ vị trí giao thơng vùng Thanh Ba, tỷ lệ 1:200.000

11

Hình vẽ số 1.2

Bản đồ địa chất và khống sản vùng Thanh Ba, tỉnh Phú

26

Thọ, tỷ lệ 1 : 100.000
Hình vẽ số 2.1

Mơ hình mặt cắt địa vật lý bằng phương pháp đo điện trở

36

liên hợp, đo phổ gamma và mặt cắt địa chất tuyến 5, tỷ
lệ 1 : 1.500
Hình vẽ số 2.2

Mặt cắt địa chất – địa vật lý tuyến 5, tỷ lệ 1 : 2.000

37

Hình vẽ số 2.3


Bản đồ địa chất và khoáng sản mỏ pegmatit Dốc Kẻo, Hạ

42

Hồ, Phú Thọ, tỷ lệ 1 : 12.000
Hình vẽ số 2.4

Bản đồ địa chất thân pegmatit 1 mỏ pegmatit Dốc Kẻo,

44

Hạ Hồ, Phú Thọ, tỷ lệ 1 : 5.000
Hình vẽ số 2.5

Mặt cắt tuyến 3 và 4 cắt qua thân pegmatit 1, tỷ lệ 1 :

46

2.000
Hình vẽ số 2.6

Mặt cắt các tuyến cắt qua các thân pegmatit 3 và 4, tỷ lệ

47

1 : 2.000
Hình vẽ số 2.7

Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng K2O


51

Hình vẽ số 2.8

Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng Na2O

51

Hình vẽ số 2.9

Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng Na2O + K2O

52

Hình vẽ số 2.10

Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng Fe2O

53

Hình vẽ số 2.11

Biểu đồ phân bố thống kê hàm lượng CaO

53


6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Pegmatit là một trong những nguyên liệu khoáng được sử dụng rộng rãi
trong nhiều ngành công nghiệp như gốm sứ, sản xuất giấy, sơn, thuỷ tinh và các
mục đích khác. Chỉ riêng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong
giai đoạn từ 2011 đến 2020 cần phải tăng thêm sản lượng khai thác 1,7 triệu tấn
nguyên liệu pegmatit. Để đáp ứng u cầu như dự báo thì cơng tác tìm kiếm, thăm
dò các mỏ pegmatit mới để chuẩn bị đưa vào khai thác phải đi trước một bước.
Trong phạm vi lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam đã phát hiện nhiều mỏ và điểm
pegmatit phân bố chủ yếu trong đới cấu trúc Sơng Hồng và Phan Xi Păng, trong
đó có vùng Thanh Ba - Phú Thọ. Mặc dù cơng tác thăm dị pegmatit ở nước ta đã
được tiến hành trong nhiều năm, song chủ yếu áp dụng quy phạm thăm dò của
Liên Xô. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn để lựa chọn phương pháp thăm dò hợp lý là hết sức cấn thiết. Đề tài
“Đặc điểm các thành tạo pegmatit vùng Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và lựa chọn
phương pháp thăm dị” được đặt ra nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu nêu
trên.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đới cấu trúc Sông Hồng trong vùng
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pegmatit.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, hình thái, kích
thước, điều kiện thế nằm và sự biến đổi các thông số địa chất thân khoáng theo tài
liệu nghiên cứu chi tiết tại mỏ Dốc Kẻo làm cơ sở đề xuất phương pháp thăm dò
hợp lý pegmatit vùng Thanh Ba và các mỏ có điều kiện dịa chất tương tự.
4.Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ đặc điểm biến đổi các thông số địa chất của các thân
pegmatit tại khu mỏ Dốc Kẻo.



7

- Nghiên cứu, xác định các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương
pháp thăm dò pegmatit trong vùng.
- Xác lập mạng lưới và lựa chọn các cơng trình thăm dị pegmatit.
- Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên pegmatit và áp dụng
trong vùng Thanh Ba.
5. Các phương pháp nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp tiệm cận có hệ thống kết hợp với phương pháp địa
chất truyền thống để nhận thức bản chất của đối tượng nghiên cứu.
- Áp dụng phương pháp mơ hình hình học mỏ để nghiên cứu cấu trúc địa
chất mỏ, đặc điểm phân bố và mối quan hệ của các thân pegmatit với đá vây quanh.
- Áp dụng phương pháp toán thống kê để mơ tả đặc điểm biến hố của các
thơng số địa chất thân khống có ý nghĩa quyết định đến lựa chọn phương pháp
thăm dò.
6. Những điểm mới trong luận văn
- Các mỏ pegmatit vùng Thanh Ba thuộc nhóm mỏ loại II và yếu tố chính
gây khó dễ cho thăm dị là quy mơ, hình thái, kích thước và mức độ biến đổi của
chiều dày thân pegmatit; thứ yếu là mức độ biến hố của hàm lượng, độ cao nóc
và đáy thân pegmatit.
- Đối với nhóm mỏ đã xác lập, mạng lưới cơng trình thăm dị hợp lý nhất là
bố trí theo tuyến song song. Khoảng cách tuyến, cơng trình trên tuyến và được
lựa chọn tương ứng với nhóm mỏ thăm dò và yêu cầu về cấp trữ lượng cần đạt
được như đã đề cập trong luận văn.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: góp phần hồn thiện phương pháp luận thăm dị, đặc
biệt là phương pháp nghiên cứu và đánh giá định lượng các yếu tố quyết định đến
lựa chọn phương pháp thăm dò hợp lý pegmatit.
* Giá trị thực tiễn: kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị khi
tiến hành thăm dị pegmatit khơng chỉ ở vùng Thanh Ba, mà cịn có thể cho các



8

vùng khác có đặc điểm địa chất – khống sản pegmatit và bối cảnh kiến tạo tương
tự.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở thu thập, tổng hợp tài liệu địa chất
khu vực, kết quả nghiên cứu về pegmatit của tác giả và các nhà địa chất khác, cụ
thể:
- Báo cáo kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng - n Bình (Hồng Thái Sơn, 1997. Lưu trữ Địa
chất).
- Báo cáo kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Thanh Ba - Phú Thọ (Hoàng Thái Sơn, 2000. Lưu trữ Địa chất).
- Báo cáo kết quả đánh giá felspat khu Yên Kiện, Đoàn Hùng, Phú Thọ (Lê
Quang Hồ, 2002. Lưu trữ Địa chất).
- Báo cáo kết quả đánh giá nguyên liệu sứ gốm (pegmatoid, kaolin) vùng
Hạ Hoà - Thanh Ba, Phú Thọ (Nguyễn Hữu Tuệ, 2003. Lưu trữ Địa chất).
- Báo cáo kết quả đánh giá nguyên liệu sứ gốm vùng Văn Yên - Trấn Yên,
Yên Bái (Lê Quang Hồ, 2005. Lưu trữ Địa chất).
- Báo cáo kết quả đánh giá triển vọng quặng pegmatit vùng Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai (Dương Hữu Luật, 2007. Lưu trữ Địa chất).
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm bản thuyết minh và các bản vẽ kèm theo.
Bản thuyết minh gồm các nội dung chính như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa chất vùng Thanh Ba, Phú Thọ
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp
thăm dị từ nguồn thơng tin nhận được ở khu mỏ pegmatit Dốc Kẻo

Chương 3: Lựa chọn phương pháp thăm dò pegmatit vùng Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ.
Phần kết luận.


9

Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGSTS.
Nguyễn Văn Lâm.
Trong q trình hồn thành luận văn, tác giả ln nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ
mơn Tìm kiếm - Thăm dị, Bộ mơn Khống sản, Bộ mơn Ngun liệu khống;
Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; sự giúp đỡ và tạo điều kiện của
Lãnh đạo Liên đoàn Địa chất Tây Bắc; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày, cô giáo, các bạn
đồng nghiệp, lãnh đạo các cơ quan đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện
cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.


10

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG THANH BA, PHÚ THỌ
1.1 . Vị trí địa lý và đặc điểm địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu có diện tích 350km2, thuộc địa phận huyện Thanh Ba,
một phần thuộc huyện Phù Ninh, huyện Hạ Hoà và huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ; được giới hạn bởi toạ độ địa lý:
Từ 21030’ đến 21040’ vĩ độ Bắc

Từ 105000’ đến 105015’ kinh độ Đông;
Bao gồm địa bàn huyện Thanh Ba và một phần của các huyện Phù Ninh,
Hạ Hoà, Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Trong vùng Thanh Ba có ba loại địa hình chính là địa hình thung lũng, đồi
bát úp và núi thấp.
- Địa hình thung lũng có độ cao tuyệt đối dưới 50m; tập trung dọc theo hệ
thống sơng, suối và có đặc điểm là bề mặt khá bằng phẳng. Cấu thành nên kiểu
địa hình này là các trầm tích bở rời có thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, cát, sét.
- Địa hình đồi bát úp chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu có độ cao
tuyệt đối 50 - 100m. Đặc điểm chung của kiểu địa hình này là đỉnh trịn, sườn
thoải; mức độ lộ đá gốc thấp.
- Địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối 100 - 300m, gồm dải Núi Buộm ở
phía tây bắc với đỉnh cao nhất là Núi Buộm (270m) và dải Núi Mản ở phía đơng
bắc với đỉnh cao nhất là Núi Mản (307m). Đặc điểm chung của kiểu địa hình này
là đỉnh tương đối trịn, sườn thoải; mức độ lộ đá gốc tương đối tốt.
Vùng Thanh Ba nằm giữa hai sông lớn là sông Hồng ở phía tây nam và
sơng Lơ ở phía đơng bắc. Trong vùng nghiên cứu hệ thống suối tương đối phát
triển, gồm hệ thống suối có hướng chảy chung từ đơng bắc đến tây nam và hệ
thống suối có hướng chảy chung từ tây nam đến đơng bắc. Ngồi ra cịn có hệ
thống hồ chứa nước với quy mô từ nhỏ đến lớn phân bố rải rác khắp vùng.


11


12

Vùng Thanh Ba có điều kiện giao thơng khá thuận lợi; gồm quốc lộ 2 đi
qua phía đơng của vùng và hệ thống các đường liên tỉnh 311, 312 đường liên

huyện, liên xã.
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa; hàng
năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ từ
18 - 39 0C; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ từ 5 280C.
Đây là vùng có nền kinh tế mới phát triển; người dân chủ yếu là người
Kinh và một số ít người dân tộc Dao, sống tập trung thành các làng nhỏ rải rác
dọc theo hệ thống đường giao thơng và các dạng địa hình trũng thấp. Nghề nghiệp
chính của người dân là trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày và
chăn nuôi nhỏ lẻ. Về sản xuất cơng nghiệp, trong vùng có một số cơ sở chế biến
sản phẩm nông nghiệp nhỏ lẻ và 2 cơ sở khai thác chế biến quặng felspat và
kaolin quy mô nhỏ.
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản vùng Thanh Ba
1. Giai đoạn trước năm 1954
Trong giai đoạn này đã có các cơng trình nghiên cứu địa chất khu vực của
các nhà Địa chất người Pháp như R.Zeiller (1882), R.Bourret (1915-1922),
J.Fromaget (1941-1952) với các cơng trình thành lập bản đồ địa chất khu vực các
tỷ lệ từ 1:2.000.000 đến 1:500.000, trong đó đã xác lập các phân vị địa tầng, các
phức hệ magma xâm nhập, các yếu tố kiến tạo mang tính chất khu vực; vấn đề
khoáng sản chưa được đề cập.
2. Giai đoạn sau năm 1954
Trong giai đoạn này đã có các cơng trình nghiên cứu địa chất khống sản
bao trùm hoặc nằm trong phạm vi vùng Thanh Ba như sau:
- Bản đồ địa chất phần Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do A.E
Dovjicov chủ biên (1965).
- Bản đồ địa chất tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1:200.000 do Phạm Đình Long chủ
biên (1986); trong cơng trình này, ngồi việc nghiên cứu cấu trúc địa chất chung


13


của vùng, các tác giả cũng đã đề cập đến một số thể pegmatit chứa felspat trong
vùng có thể sử dụng làm nguyên liệu sứ gốm, song chưa có số liệu đánh giá về
quy mô cũng như chất lượng của chúng.
- Năm 1964 Đoàn Địa chất 29 đã phát hiện và tiến hành thăm dò mỏ kaolin
Phương Viên. Kết quả đã phát hiện nhiều thân kaolin có giá trị với tổng trữ lượng
cấp C1 + C2 đạt 623.000 tấn kaolin dưới rây.
- Cơng trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khống sản tỷ lệ 1:50.000
nhóm tờ Thanh Ba - Phú Thọ (Hoàng Thái Sơn, 2000). Trong cơng trình này,
ngồi việc phân chia và khoanh định cấu trúc địa chất của vùng, các tác giả đã
phát hiện và tiến hành điều tra chi tiết khá nhiều điểm quặng, biểu hiện quặng như
pegmatit, kaolin, graphit, barit, corindon,…
- Công trình đánh giá felspat khu Yên Kiện, Đoan Hùng, Phú Thọ do Lê
Quang Hồ chủ biên (2002); đã phát hiện 22 thân pegmatit giàu felspat với tài
nguyên cấp C2 + P1 là 1.283.000 tấn.
- Cơng trình đánh giá ngun liệu gốm sứ (pegmatoid, kaolin) vùng Hạ Hoà
- Thanh Ba, Phú Thọ do Nguyễn Hữu Tuệ chủ biên (2003). Kết quả là đã phát
hiện 9 thân pegmatit giàu felspat với tài ngun cấp C2 + P1 là 5.393.000 tấn.
- Cơng trình đánh giá tiềm năng quặng barit vùng Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
do Trịnh Xuân Cam chủ biên (2008). Đã phát hiện 4 thân quặng barit tại khu
Ngọc Quan với tổng tài nguyên cấp 333 + 334a đạt 559.000 tấn.
1.3. Khái quát đặc điểm địa chất - khoáng sản vùng Thanh Ba
1. Đặc điểm địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng Thanh Ba gồm các đá biến chất khu
vực thuộc hệ tầng Núi Con Voi và Ngòi Chi; các đá trầm tích lục nguyên, lục
nguyên carbonat thuộc các hệ tầng Đồng Giao, Văn Lãng, Cổ Phúc.
GIỚI ARKEI
LOẠT SÔNG HỒNG (AR?sh)
HỆ TẦNG NÚI CON VOI (AR?nv)
Hệ tầng Núi Con Voi (AR?nv) do Nguyễn Vĩnh và Phan Trường Thị xác
lập năm 1973 khi đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Yên Bái. Trên cơ sở tài



14

liệu thực tế của nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình tỷ lệ 1:50.000, Hồng Thái Sơn
chia hệ tầng thành 2 tập.
Trong phạm vi vùng Thanh Ba chỉ thấy lộ ra tập trên (AR?nv2) phân bố
thành dải kéo dài theo phương tây bắc - đơng nam, có thành phần gồm gneis
silimanit (± biotit, granat), gneis biotit granat (± silimanit) xen các lớp mỏng đá
phiến thạch anh silimanit (± biotit, granat), đá phiến thạch anh biotit (± silimanit,
granat), và quazit. Trong các đá trên thường gặp các biểu hiện của siêu biến chất
(migmatit hoá, granit hoá) với các mức độ khác nhau.
Theo thành phần thạch học, tập này được chia thành 3 hệ lớp theo thứ tự từ
dưới lên gồm:
- Hệ lớp 1: gneis biotit - granat có xen kẹp các lớp mỏng đá phiến thạch anh
- silimanit. Chiều dày >110m.
- Hệ lớp 2: đá phiến thạch anh biotit - silimanit (±granat) bị migmatit hoá
mạnh, xen các lớp mỏng gneis biotit. Chiều dày 50m.
- Hệ lớp 3: gneis biotit (±silimanit, granat) xen lớp mỏng quarzit. Các thấu
kính quarzit thường bị felspat hố và có khống hố graphit từ thưa đến dày.
Chiều dày 90m.
Đặc điểm thạch học của các đá thuộc hệ tầng
- Gneis biotit - granat dạng phân dải, hạt nhỏ, kiến trúc hạt vảy biến tinh,
cấu tạo gneis. Thành phần khoáng vật gồm oligoclas, orthoclas, thạch anh, biotit
và granat.
- Gneis biotit - granat - silimanit dạng phân dải, hạt nhỏ, kiến trúc ban biến
tinh, cấu tạo gneis. Thành phần khoáng vật gồm orthoclas, oligoclas, thạch anh,
biotit, silimanit và các khoáng vật phụ.
Đặc điểm thành phần hoá học của các đá (%): SiO2: 65,50 - 70,90;
Al2O3:14,46 -15,53; K2O:1,85 -3,49; Na2O: 0,69 -3,13; Fe2O3: 1,25 - 4,64; FeO:

2,05 -3,07.
Đặc điểm địa vật lý của các đá:
- Độ từ dư trung bình ( Jn ) = 2,84.10-6CGSM.


15

- Độ từ cảm trung bình ( x ) = 17,8.10-6CGSM.
- Mật độ trung bình (  ) = 2,45g/cm3.
Ranh giới dưới của hệ tầng không quan sát được; ranh giới trên chuyển tiếp
lên trên các đá thuộc hệ tầng Ngịi Chi.
HỆ TẦNG NGỊI CHI (AR?nc)
Hệ tầng Ngịi Chi do Trần Xuyên và nnk (1988) xác lập trên cơ sở đo vẽ
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Bắc Quang - Mã Quan. Các đá của hệ
tầng phân bố rộng khắp trong vùng ghiên cứu. Thành phần thạch học chủ yếu
gồm các đá phiến thạch anh - silimanit (±granat), đá phiến thạch anh - biotit
(±silimanit, granat) có xen các lớp, thấu kính quarzit, gneis silimanit, đá hoa cacit.
Các đá trên thường bị migmatit hoá và khoáng hoá graphit với các mức độ khác
nhau.
Dựa vào đặc điểm thạch học và vị trí địa tầng, hệ tầng được chia thành hai
tập gồm:
+ Tập dưới (AR?cn1) có thành phần thạch học gồm đá phiến thạch anh
silimanit - biotit (±granat) xen đá phiến thạch anh - biotit - silimanit (±granat) và
thấu kính amphybolit, thấu kính quarzit biotit (± felspat). Chiều dày của tập
khoảng 1.000m.
+ Tập trên (AR?cn2) có thành phần thạch học gồm chủ yếu là đá phiến
thạch anh - biotit - silimanit (±granat) xen đá phiến thạch anh - silimanit - biotit
(±granat) và quarzit biotit. Chiều dày của tập khoảng 500-700m.
Đặc điểm thạch học của các đá thuộc hệ tầng
- Đá phiến thạch anh - silimanit - biotit (±granat) màu xám sẫm, cấu tạo

phân phiến mỏng, kiến trúc vảy sợi biến tinh. Thành phần khoáng vật gồm thạch
anh, silimanit, biotit và các khoáng vật phụ.
- Đá phiến thạch anh - biotit - silimanit (±granat) màu xám nâu, cấu tạo
phân phiến mỏng, kiến trúc vảy sợi biến tinh. Thành phần khoáng vật gồm thạch
anh, biotit, silimanit và các khoáng vật phụ.


16

- Quarzit biotit màu xám sẫm, cấu tạo phân phiến, kiến trúc hạt biến tinh.
Thành phần khoáng vật gồm thạch anh, ít felspat và biotit.
- Các đá gneis gồm gneis biotit, gneis migmatit, plagiogneis. Đá cấu tạo
dạng gneis, kiến trúc vảy hạt biến tinh. Thành phần khoáng vật gồm plagioclas,
orthoclas, thạch anh, biotit và các khoáng vật phụ khác.
Đặc điểm thành phần hoá học của các đá (%): SiO2: 63,22 - 78,76;
Al2O3:9,58 -17,71; K2O:1,57 -2,55; Na2O: 0,13 -0,31; Fe2O3: 2,31- 2,62; FeO:
2,73 -5,97.
Đặc điểm địa vật lý:
Các đá của tập dưới hệ tầng Ngịi Chi có tham số địa vật lý sau:
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 5,37 x 10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 7,61 x 10-6CGSM
- Mật độ trung bình (  ) = 2,31g/cm3
Các đá tập trên của hệ tầng Ngịi Chi có tham số địa vật lý sau:
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 5,05 x 10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 18,113 x 10-6CGSM
- Mật độ trung bình (  ) = 2,24g/cm3
Đặc điểm biến chất và biến đổi nhiệt dịch:
- Hầu hết các đá phiến của hệ tầng đều bị biến đổi migmatit hoá ở các mức
độ khác nhau: Migmatit (felspat + thạch anh) sáng màu tạo thành các dải hoặc ổ
với kích thước từ vài mm đến vài chục cm tiêm nhập theo mặt phân phiến của đá.

Trong các mạch migmatit thường thấy thạch anh có kích thước lớn hơn thạch anh
trong đá vây quanh và thường tạo thành các bao thể nằm trong felspat. Hiện tượng
migmatit phát triển nhiều hơn tại các vị trí gần với các thân khống pegmatit.
Ngồi ra, trong các đá thuộc hệ tầng Ngịi Chi cũng có các biến đổi nhiệt
dịch khác như sericit hoá, clorit hoá song ở mức độ yếu và ít phổ biến.
Ranh giới dưới của hệ tầng có quan hệ khớp đều với hệ tầng Núi Con Voi
(AR?nv), ranh giới trên có lẽ bị phủ bởi hệ tầng Đồng Giao (T2đg) và các trầm
tích Neogen. Chiều dày của hệ tầng khoảng 1.500m.


17

GIỚI MEZOZOI
HỆ TRIAS, THỐNG TRUNG
HỆ TẦNG ĐỒNG GIAO (T2đg)
Hệ tầng Đồng Giao do A.Jamoida và Phạm Văn Quang xác lập năm 1965
tại mặt cắt chuẩn ở vùng Đồng Giao (trong cơng trình Bản đồ địa chất tỷ lệ
1:500.000 phần Miền Bắc Việt Nam). Trong phạm vi vùng Thanh Ba các đá của
hệ tầng Đồng Giao lộ ra tạo thành 3 diện nhỏ phân bố ở phía tây nam của vùng.
Theo thành phần phạch học và quan hệ địa tầng, các đá của hệ tầng được
chia thành 2 phần:
- Phần dưới: gồm chủ yếu là đá vôi vi hạt, đá vôi bị dolomit hoá, màu xám
sẫm, phân lớp dày; xen kẹp các lớp mỏng đá vơi sét, thấu kính bột kết màu nâu
tím. Chiều dày 290m.
- Phần trên: gồm chủ yếu là đá vơi vi hạt, đá vơi bị dolomit hố màu xám
sáng, bị cà ép mạnh. Chiều dày 190m.
Đặc điểm thạch học của các đá thuộc hệ tầng
- Đá vôi vi hạt màu xám sáng đến xám đen, kiến trúc vi hạt, cấu tạo khối.
Thành phần khoáng vật của đá gồm calcit, dolomit và một vài hạt thạch anh.
- Đá vôi dạng dăm kết, đá vôi bị phá huỷ kiến tạo (dăm kết hoá) gồm các

mảnh dăm với cỡ hạt từ nhỏ đến lớn và được gắn kết bởi bột vôi bị nghiền nát vụn
từ đá vôi vi hạt.
Đặc điểm địa vật lý:
Các đá của hệ tầng Đồng Giao có các tham số vật lý sau:
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 4,98.10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 2,57. 10-6CGSM
- Mật độ trung bình (  ) = 2,39g/cm3
- Cường độ phóng xạ I trung bình = 1018 R/h.
Ranh giới dưới khơng quan sát được, thường gặp quan hệ kiến tạo; ranh
giới trên bị phủ bởi các đá của hệ tầng Văn Lãng (T3n-rvl).
HỆ TRIAS, THỐNG THƯỢNG, CÁC BẬC NORI - RETI
HỆ TẦNG VĂN LÃNG (T3n-rvl)


18

Hệ tầng Văn Lãng do Tạ Hoàng Tinh và Phạm Đình Long xác lập (1986)
trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Tuyên Quang.
Trong phạm vi vùng Thanh Ba, các đá thuộc hệ tầng lộ ra thành một số
diện lộ nhỏ ở phía tây nam của vùng.
Theo thành phần thạch học và quan hệ địa tầng, các đá thuộc hệ tầng được
chia thành các hệ lớp theo thứ tự từ dưới lên như sau:
- Hệ lớp 1: cát kết, cát kết chứa sạn có xen lớp mỏng bột kết. Chiều dày
50m.
- Hệ lớp 2: cát bột kết xen kẽ bột sét, sét bột kết. Chiều dày 110m.
- Hệ lớp 3: sạn kết, cát kết chứa sạn và cát kết. Chiều dày 40m.
- Hệ lớp 4: bột kết xen lớp mỏng cát kết, đá silic. Chiều dày 120m.
Đặc điểm thạch học các đá thuộc hệ tầng
- Sạn kết đa khoáng: màu xám nâu với các hạt sạn đen, trắng xám, cấu tạo
khối trạng. Thành phần hạt vụn chủ yếu là thạch anh, bột kết thạch anh; xi măng

gồm silic + thạch anh vi hạt.
- Sạn kết thạch anh: màu trắng phớt nâu, cấu tạo khối trạng. Thành phần hạt
vụn là thạch anh; xi măng là silic + thạch anh vi hạt, sét.
- Cát bột kết thạch anh: màu nâu nhạt, phớt vàng, kiến trúc psamitoalơrit,
cấu tạo định hướng yếu. Thành phần hạt vụn gồm thạch anh, turmalin, zircon; xi
măng là silic + thạch anh vi hạt, hydrosericit + sericit.
- Bột kết thạch anh: màu vàng, nâu nhạt, cấu tạo định hướng yếu. Thành
phần hạt vụn gồm thạch anh, turmalin, zircon; xi măng lấp đầy, tiếp xúc là silic +
thạch anh vi hạt, sericit.
- Đá phiến sét silic: màu xám, kiến trúc pelit đến ẩn tinh, cấu tạo phiến
trạng. Thành phần khoáng vật gồm sét, silic.
GIỚI KAINOZOI
HỆ NEOGEN, THỐNG MIOXEN TRÊN
HỆ TẦNG CỔ PHÚC (N13cp)
Hệ tầng Cổ Phúc do Trịnh Dánh xác lập năm 1995 trên cơ sở mặt cắt chuẩn
tại vùng Cổ Phúc, Yên Bái.


19

Trong phạm vi vùng Thanh Ba, các đá của hệ tầng lộ ra thành hai diện nhỏ
ở phía tây nam của vùng. Theo thành phần thạch học và quan hệ địa tầng, các đá
của hệ tầng được chia thành 2 tập nhưng trong vùng Thanh Ba chỉ xuất hiện các
đá thuộc tập 1 (N13cp1) gồm hai hệ lớp theo thứ tự từ dưới lên như sau:
- Hệ lớp 1: cát kết thạch anh - felspat hạt nhỏ. Chiều dày 40m.
- Hệ lớp 2: gồm chủ yếu sét kết, sét kết chứa bột xen kẹp lớp mỏng bột kết.
Chiều dày 100m.
Đặc điểm thạch học của các đá
- Cát kết thạch anh felspat: màu xám sáng, kiến trúc psamit, cấu tạo khối
trạng. Thành phần khoáng vật gồm vật liệu vụn là thạch anh, felspat, muscovit +

biotit, ít granat; xi măng lấp đầy là silic + thạch anh vi hạt, sét + sericit.
- Sét kết: màu nâu vàng nhạt, kiến trúc pelit, cấu tạo phân lớp rất mỏng.
Thành phần khoáng vật gồm sét, thạch anh vi hạt.
Đặc điểm địa vật lý của các đá
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 8,45.10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 10,64. 10-6CGSM
- Mật độ trung bình (  ) = 2,06g/cm3
- Cường độ phóng xạ I trung bình = 1518 R/h.
Ranh giới dưới của hệ tầng thể hiện quan hệ khớp đều trên hệ tầng Văn
Yên, ranh giới trên bị phủ bởi trầm tích Đệ Tứ (Q).
Chiều dày của hệ tầng 330490m.
HỆ ĐỆ TỨ (Q)
Các thành tạo hệ Đệ tứ phân bố trong các dạng địa hình trũng thấp dọc theo
hệ thống sông, suối trong vùng. Thành phần gồm cuội, sỏi, cát, sét và mảnh vụn
đá gốc dạng bở rời. Chiều dày trầm tích hệ Đệ tứ từ 5 - 10m, đơi nơi >15m.
Ngồi ra, trên bề mặt các sườn, đáy thung lũng cịn có các thành tạo bở rời
với thành phần hỗn tạp, sắp xếp rất lộn xộn.
2. Đặc điểm magma xâm nhập


20

Trong phạm vi vùng Thanh Ba xuất lộ các khối magma xâm nhập thuộc các
phức hệ Bảo Ái, Cẩm Ân, Hương Xạ và Tân Hương.
PHỨC HỆ BẢO ÁI (Py/PR 2ba)
Phức hệ Bảo Ái do Hoàng Thái Sơn xác lập năm 1997 trong cơng trình đo
vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng
- Yên Bình. Trong phạm vi vùng Thanh Ba, các đá của phức hệ lộ ra tạo thành
nhiều thể nhỏ với chiều rộng từ vài chục mét đến 200m, chiều dài vài trăm mét.
Các thể đá xâm nhập thuộc phức hệ có quan hệ giả khớp đều với các đá vây

quanh.
Thành phần thạch học chủ yếu của phức hệ gồm các đá metalerzolit,
metawelit và metapyroxenit. Đá màu xám lục, xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, kiến
trúc hạt biến tinh không đều, cấu tạo khối đến định hướng yếu.
PHỨC HỆ CẨM ÂN (Gb/PR2?ca)
Phức Cẩm Ân do Hoàng Thái Sơn xác lập năm 1997 trong cơng trình đo vẽ
lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan Hùng n Bình. Trong phạm vi vùng Thanh Ba, các đá của phức hệ lộ ra tạo thành
nhiều thể nhỏ dạng thấu kính, với kích thước chiều rộng vài chục mét, kéo dài vài
chục đến vài trăm mét. Hầu hết các thể này có quan hệ giả khớp đều với các đá
vây quanh.
Thành phần thạch học của phức hệ gồm hai nhóm là orthoamphybolit và
metagabro.
Orthoamphybolit: đá màu lục đen đến xám đen, hạt nhỏ đến vừa, kiến trúc
hạt biến tinh không đều, cấu tạo định hướng, đôi khi có cấu tạo dạng dải. Thành
phần khống vật gồm horblen (55-60%), plagioclas (32-45%), thạch anh (0-5%)
và ít khống vật phụ, khống vật quặng.
Nhóm metagabro gồm metagabro granat, metagabro pyroxen - granat: đá
màu xám lục, đốm trắng, kiến trúc hạt biến tinh khơng đều, cấu tạo định hướng.
Thành phần khống vật gồm bitownit, granat, plagioclas, pyroxen và các khoáng
vật phụ.


21

PHỨC HỆ HƯƠNG XẠ (G/PR3hx)
Phức hệ Hương Xạ do Hoàng Thái Sơn xác lập năm 2000 trong cơng trình
đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Thanh
Ba - Phú Thọ. Trong phạm vi vùng Thanh Ba; các đá thuộc phức hệ lộ ra tạo
thành các thể nhỏ dạng thấu kính, với kích thước chiều rộng vài chục mét, chiều
dài vài chục mết đến vài trăm mét. Các thể xâm nhập của phức hệ có quan hệ giả

chỉnh hợp với các đá vây quanh.
Theo thành phần thạch học, phức hệ được chia thành hai pha là pha 1 và
pha 2.
- Pha 1 có thành phần thạch học gồm granit biotit - granat, monzogranit
biotit.
- Pha 2 có thành phần thạch học gồm pegmatit và aplit. Đây là một trong
những đối tượng khoáng sản được nghiên cứu trong vùng.
Đặc điểm thạch học chủ yếu của một số loại đá thuộc phức hệ
- Monzogranit biotit: màu trắng đục xen các dải trắng trong, hạt vừa đến
lớn, kiến trúc porphyr trên nền hạt bán tự hình, cấu tạo dạng gneis, dạng mắt.
Thành phần khoáng vật gồm plagioclas (29-30%), orthoclas (26-33%), thạch anh
(27-29%), biotit (5-7%).
- Granit biotit (± granat): màu trắng đục xen các dải màu xám đen, hạt vừa
đến lớn, kiến trúc ban tinh trên nền hạt nhỏ đến bán tự hình, cấu tạo gnies đặc
trưng. Thành phần khoáng vật gồm orthoclas (35-36%), plagioclas (25-27%),
thạch anh (30-32%), biotit (4-5%), granat (0-3%).
- Pegmatit biotit: màu trắng đục, hạt lớn với các dải, đám biotit màu nâu
đen, kiến trúc hạt bán tự hình, cấu tạo định hướng hoặc định hướng yếu. Thành
phần khoáng vật gồm orthoclas (40-50%), plagioclas (19-25%), thạch anh (2830%) và biotit (3-5%).
Đặc điểm địa vật lý của các đá
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 1,15.10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 6,98. 10-6CGSM


22

- Mật độ trung bình (  ) = 2,46g/cm3
- Cường độ phóng xạ I trung bình = 2528 R/h.
PHỨC HỆ TÂN HƯƠNG (pG/T3nth)
Phức hệ Tân Hương do Hoàng Thái Sơn xác lập năm 1997 trong cơng trình

đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan
Hùng - n Bình. Trong phạm vi vùng Thanh Ba, các đá thuộc phức hệ này lộ ra
thành nhiều thể với quy mô từ nhỏ đến lớn, phân bố rải rác khắp vùng. Quan hệ
với đá vây quanh của các thể xâm nhập thuộc phức hệ này là giả chỉnh hợp.
Theo thành phần thạch học, phức hệ được phân chia thành hai pha là pha 1
và pha 2
- Pha 1: gồm các đá granit biotit, granit có granat.
- Pha 2: pegmatit.
Đặc điểm thạch học chủ yếu của một số loại đá thuộc phức hệ
- Granit biotit: màu trắng đục, lấm chấm nâu đen, hạt nhỏ đến vừa, kiến
trúc hạt bán tự hình, cấu tạo khối, đơi chỗ có dạng định hướng yếu. Thành phần
khống vật gồm orthoclas (36-38%), plagioclas (24-26%), thạch anh (30-31%) và
biotit (7-8%).
- Granit có granat: màu trắng đục, lấm chấm các điểm (các đám) màu tím
nhạt; hạt vừa đến nhỏ, kiến trúc hạt bán tự hình, cấu tạo khối đơi chỗ có cấu tạo
định hướng yếu. Thành phần khoáng vật gồm orthoclass (40-54%), plagioclas
(16-25%), thạch anh (27-30% và granat (3-6%).
Đặc điểm địa vật lý của các đá
- Độ từ dư trung bình ( J n ) = 1,79.10-6CGSM
- Độ từ cảm trung bình (  ) = 9,47. 10-6CGSM
- Mật độ trung bình (  ) = 2,64g/cm3.
3. Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo
Vùng Thanh Ba thuộc đới tướng cấu trúc Sông Hồng (A.E Dovjicov,
1965), khối cấu trúc Minh Lương - Vân Cơ (Hoàng Thái Sơn, 2000). Khối cấu


23

trúc này có cấu tạo dạng tuyến kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, được giới
hạn bởi các đứt gãy sâu Sơng Hồng ở phía tây nam và đứt gãy sâu Sơng Chảy ở

phía đơng bắc.
Cấu thành nên khối cấu trúc này gồm các phức hệ thành hệ kiến trúc Arkei,
phức hệ thành hệ kiến trúc Trias giữa - Trias muộn và phức hệ thành hệ trầm tích
lục địa Neogen.
- Phức hệ thành hệ kiến trúc Arkei gồm:
+ Thành hệ gneis tuổi Arkei chiếm vị trí thấp nhất trong mặt cắt địa tầng
của vùng, có diện phân bố trùng với diện phân bố của hệ tầng Núi Con Voi, với tổ
hợp đá đặc trưng là gneis biotit - granat, đá phiến thạch anh - silimanit (±granat)
và quarzit silimanit (±granat).
+ Thành hệ silimanit - biotit có diện phân bố trùng với diện phân bố của các
đá thuộc hệ tầng Ngòi Chi, được đặc trưng bởi tổ hợp đá phiến thạch anh silimanit (±biotit, granat), đá phiến thạch anh - biotit (±silimanit, granat) và
plagiogneis biotit - granat.
+ Thành hệ quarzit silimanit: gồm các vỉa, lớp hoặc thấu kính quarzit
silimanit, quarzit biotit có chiều dày rất khác nhau nằm trong các thành hệ gneis
và thành hệ silimanit biotit.
+ Thành hệ metaultra mafic: bao gồm các thể metalerzolit, metapyroxenit
và metawerlit thường có dạng thấu kính hoặc khối nhỏ nằm trong các đá vây
quanh thuộc các thành hệ gneis, thành hệ silimanit biotit.
+ Thành hệ metamafic: gồm các thể đơn lẻ các đá metamafic nằm trong các
đá vây quanh thuộc các thành hệ gneis, thành hệ silimanit biotit.
+ Thành hệ granit migmatit: gồm các thể granit biotit - granat, monzogranit
(±granat) và các thể tiêm nhập sáng màu (pegmatit, aplit). Đây là các thể đá phân
bố rộng rãi trong các đá thuộc hệ tầng Núi Con Voi và hệ tầng Ngòi Chi.
- Phức hệ thành hệ kiến trúc Trias giữa - Trias muộn gồm:
+ Thành hệ đá vơi, đá vơi bị dolomit hố tuổi Trias trung thuộc hệ tầng
Đồng Giao.


24


+ Thành hệ trầm tích lục nguyên tuổi Trias muộn, bậc Nori - bậc Reti thuộc
hệ tầng Văn Lãng, với tổ hợp đá đặc trưng là cát kết, cát kết chứa sạn, bột kết và
sét kết.
- Phức hệ thành hệ trầm tích lục địa Neogen: là thành hệ trầm tích lục địa
hạt vừa đến mịn thuộc hệ tầng Cổ Phúc, với tổ hợp đá đặc trưng là cát kết, bột kết
và sét kết.
a. Đặc điểm uốn nếp
Hầu hết các đá trong vùng có phương kéo dài là tây bắc - đơng nam,
nghiêng về đơng bắc hoặc tây nam với góc dốc từ 20 - 800, phổ biến từ 30 - 600;
gần vị trí các đứt gãy đá thường có thế nằm thay đổi khá mạnh (với các trầm tích
biến chất cổ thường bị vò nhàu, uốn nếp mạnh mẽ); thường tạo nên các nếp uốn
có quy mơ từ nhỏ đến lớn.
Có thể nêu một số đặc điểm của các nếp uốn lớn trong vùng như sau:
- Nếp lồi Ngọc Quan - Trạm Thản được xếp vào nếp uốn cấp 1, có chiều
dài khoảng 18km, chiều rộng khoảng 7km. Phần trung tâm của nếp uốn được cấu
thành bởi các đá gneis biotit - granat thuộc tập 2 hệ tầng Núi Con Voi (AR?nv2);
hai bên cánh là các đá phiến thạch anh - silimanit, quarzit thuộc tập 1 hệ tầng
Ngòi Chi (AR?nc1). Trục nếp uốn có phương tây bắc - đơng nam, cánh tây nam có
thế nằm 210-26030-80, cánh đơng bắc có thế nằm 30-8050-80.
- Nếp lồi Cáo Điền - Đào Giã được xếp vào nếp uốn cấp 1, có chiều dài
khoảng 16km, chiều rộng khoảng 3km. Phần trung tâm của nếp uốn được cấu
thành bởi các đá phiến thạch anh - silimanit, quarzit thuộc tập 1 hệ tầng Ngòi Chi;
hai bên cánh là các đá phiến thạch anh - biotit thuộc tập 2 hệ tầng Ngịi Chi. Trục
nếp uốn có phương tây bắc - đơng nam, cánh phía tây nam các đá có thể nằm
chung là 210-25020-60; cánh phía đơng bắc có thế nằm chung là 30-7015-40.
Ngồi ra cịn có các nếp uốn cấp 1 khác như nếp lõm Cáo Điền - Thái Ninh,
nếp lõm Ấm Hạ - Hanh Cù; các nếp uốn cấp 2 như nếp lồi tây nam Minh Lương,
nếp lồi Ấm Thượng,…
b. Đặc điểm đứt gãy



25

Vùng Thanh Ba thuộc khối cấu trúc Minh Lương - Vân Cơ (đới tướng cấu
trúng Sông Hồng) được giới hạn bởi hai đứt gãy sâu phân đới là đứt gãy Sơng
Hồng (ở phía đơng nam) và đứt gãy Sơng Chảy (ở phía tây bắc). Trong nội vùng
phổ biến chủ yếu là hệ thống các đứt gãy cấp 3 có phương kéo dài tây bắc - đông
nam, đông bắc - tây nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến. Trong đó hệ thống đứt gãy
phương tây bắc - đông nam (gồm các các đứt gãy thuận và đứt gãy nghịch) chiếm
ưu thế về số lượng, đóng vai trị khống chế bình đồ cấu trúc địa chất của vùng.
Các hệ thống còn lại (hầu hết là các đứt gãy thuận) có quy mơ nhỏ và chỉ làm
phức tạp hố thêm bình đồ cấu trúc địa chất chung của vùng.
Sau đây là một số đặc điểm của các đứt gãy chính trong vùng.
- Đứt gãy sâu Sơng Hồng phân bố ở phía tây nam và cắt qua vùng nghiên
cứu từ Ấm Thượng đến Vĩnh Chân với chiều dài khoảng 9km. Đứt gãy này đóng
vai trị phân cách giữa hai đới tướng cấu trúc Sông Hồng và Phan Xi Păng. Dọc
theo đứt gãy phát triển các địa hào hẹp và được lấp đầy bởi các trầm tích Neogen.
Ngồi ra trong các đá cịn phát triển các hiện tượng biến đổi như kataclazit hoá,
milonit hoá, các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch như thạch anh hố, sericit hố,
clorit hố,… Đứt gãy có phương kéo dài là tây bắc - đông nam, nghiêng về đông
bắc với góc dốc 700, biên độ dịch chuyển thẳng đứng khoảng 1,8-2km và thuộc
loại đứt gãy nghịch.
- Đứt gãy sâu Sông Chảy, phân bố ở phía đơng bắc và cắt qua vùng nghiên
cứu từ Quế Lâm đến Vân Đồn với chiều dài khoảng 22km. Đứt gãy này đóng vai
trị phân cách giữa hai đới tướng cấu trúc là đới Sông Hồng và đới Sông Lô. Dọc
theo đứt gãy các đá bị vò nhàu, siết ép mạnh mẽ; phát triển các địa hào hẹp và
được lấp đầy bởi các trầm tích Neogen. Ngoài ra trong các đá xung quanh bị ảnh
hưởng của đứt gãy khá phổ biến các biểu hiện dăm kết kiến tạo, kataclazit hoá,
milonit hoá, finolit hoá cùng các biến đổi nhiệt dịch như sericit hoá, clorit hoá,
thạch anh hoá,… Đứt gãy có phương kéo dài là tây bắc - đơng nam, nghiêng về

đơng bắc với góc dốc khoảng 70-750, biên độ dịch chuyển thẳng đứng khoảng 34km và thuộc loại đứt gãy thuận.


×