BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HỌC
CAO HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Giang
………………………………………………………………………………………..
Người phản biện 1: TS. Ngô Quang Huân
………………………………………………………………………………………...
Người phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng
………………………………………………………………………………………...
Luận văn cao học được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 09 năm 2019
Thành phần hợi đồng đánh giá luận văn cao học gồm:
1 TS. Nguyễn Thành Long - Chủ tịch hội đồng
2. TS. Ngô Quang Huân - Phản biện 1
3. PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng - Phản biện 2
4. TS. Bùi Văn Quang - Ủy viên
5. TS. Nguyễn Quang Vinh - Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA QTKD
TS. Nguyễn Thành Long
TS. Nguyễn Thành Long
BỘ CƠNG THƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
MSHV: 17000381
Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1988
Nơi sinh: Hải Dương
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã chuyên ngành: 60340102
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến
ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đề x́t mợt số hàm ý quản trị cho Trường Đại học
Công nghiệp TP.HCM nói chung và Phịng Quản lý Sau đại học nói riêng nhằm làm
tăng ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại trường.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo QĐ số 477/QĐ-ĐHCN ngày 23/01/2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/08/2019
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Phạm Xuân Giang
TP. HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TRƯỞNG KHOA QTKD
PGS.TS. Phạm Xuân Giang
TS. Nguyễn Thành Long
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Quý Thầy
Cô của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, đặc biệt là Quý Thầy Cô của Khoa
Quản trị kinh doanh và Phòng Quản lý Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi học tập.
Đặc biệt, tôi cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS. Phạm Xuân Giang đã nhiệt tình
hướng dẫn tơi hồn thành phần bài luận văn này.
Sẽ thật là thiếu sót nếu khơng gửi lời cảm ơn nồng hậu tới gia đình, bạn bè và các
Anh/chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn đúng thời hạn.
Học viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của
sinh viên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng việc dựa theo mơ hình gốc TPB của Ajzen (1991) cùng với việc tham khảo
nhiều nguồn nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả đã xây dựng mơ hình bao
gồm 05 ́u tố: Thái độ đối với học cao học, Chuẩn chủ quan, Sự kiểm soát hành vi
được cảm nhận, Danh tiếng và Chương trình đào tạo. Nghiên cứu thực hiện thơng
qua việc khảo sát thực tế với 270 sinh viên thuộc 04 ngành Kinh tế thuộc Trường.
Thông qua nhiều bước phân tích, cả 05 ́u tố bao gồm: Thái đợ đối với học cao học,
Chuẩn chủ quan, Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận, Danh tiếng của Trường và
Chương trình đào tạo đã được xác định là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định học
cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một vài hàm ý quản trị dành cho Trường
nói chung và Phịng Quản lý Sau đại học nói riêng như: tăng cường quảng bá tuyển
sinh, tiếp tục cải thiện và duy trì chất lượng đào tạo, nâng cao nhận thức của sinh
viên về năng lực của bản thân, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để cập nhật chương
trình theo hướng ứng dụng thực tế…Bằng cách thực hiện được những điều này thì
khuynh hướng mới trong sinh viên mới được hình thành nhằm làm nảy sinh việc
theo học cao học tại Trường.
ii
ABSTRACT
The study aims to identify factors affecting the intention to continue to study at
Master level of economics students at the Industrial University of Hochiminh city.
By relying on the TPB model of Ajzen (1991) and many domestic and foreign’s
researches, the author has built a model that includes 05 elements: Attitude towards
the intention to continue studying at Master level, Subjective norms, Perceived
Behavior Control, School's Reputation and Academic program. The study was
conducted through a survey with 270 students from 04 economic sectors of the
university.
Through many analytical steps, all 05 elements including: Attitude towards the
intention to continue to study at Master level, Subjective norms, Perceived Behavior
Control, School's Reputation and Academic program which affected the intention to
study Master level of graduated students.
From the research’s results, the author has given some administrative implications
for the school in general and the Post-graduate management office in particular such
as: promoting the recruitment events, continuing to improve and maintain the quality
of teaching program, raise students' awareness of their own capacity, understand the
market's needs to update the program ... The result of those actions will create the
intention of students to study Master level after graduating from school.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh
viên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thơng tin đều được trích dẫn đầy đủ, minh bạch.
Học viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
iv
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................4
1.7 Kết cấu của luận văn .........................................................................................4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................5
2.1 Mợt số khái niệm liên quan ...............................................................................5
2.1.1 Khái niệm về ý định .......................................................................................5
2.1.2 Khái niệm về ý định học và ý định học cao học ............................................5
2.1.3 Mối quan hệ giữa ý định và quyết định hành vi ............................................6
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu ...................................................6
2.2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết nền tảng ...............................................................6
2.2.2 Các mơ hình nghiên cứu ý định học trong nước và ngồi nước .................10
2.3 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................21
2.3.1 Ý định học cao học.......................................................................................22
2.3.2 Thái độ đối với học cao học ........................................................................22
2.3.3 Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) ...........................................................23
2.3.4 Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận (Perceived Behavioural Control) ....24
2.3.5 Danh tiếng của trường.................................................................................24
2.3.6 Chương trình đào tạo ..................................................................................25
2.3.7 Biến kiểm soát ..............................................................................................25
2.4 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................26
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..........................................................27
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................27
3.2 Xác định các biến quan sát trong mô hình ......................................................29
v
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30
3.3.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................30
3.3.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................32
3.4 Biến quan sát còn lại và mã hóa thang đo .......................................................32
3.5 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin ................................................34
3.5.1 Kich thước mẫu và phương pháp chọn mẫu khảo sát .................................34
3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .....................................................34
3.5.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ......................................................34
3.6 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng ...........................................................35
3.6.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................................35
3.6.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA) ...............................................................35
3.6.3 Phân tích tương quan ..................................................................................36
3.6.4 Phân tích hồi quy .........................................................................................37
3.6.5 Kiểm định giả thuyết ....................................................................................37
3.6.6 Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan ..............37
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................39
4.1 Tổng quan về trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ...........39
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường ....................................................39
4.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và đội ngũ giảng viên tại Trường ................39
4.1.3 Giới thiệu về ngành Kinh tế tại IUH ...........................................................41
4.1.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của SV ngành
Kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM ...............................................42
4.2 Kết quả khảo sát định lượng sơ bộ ..................................................................44
4.2.1 Mẫu nghiên cứu sơ bộ .................................................................................44
4.2.2 Kết quả kiểm định sơ bộ Cronbach’s Alpha ................................................45
4.3 Kết quả khảo sát định lượng chính thức .........................................................47
4.3.1 Mẫu và cơ cấu mẫu nghiên cứu chính thức .................................................47
4.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................................51
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................54
4.3.4 Phân tích hồi quy .........................................................................................59
4.3.5 Kiểm định giả thuyết ....................................................................................66
4.3.6 Kiểm định Durbin – Watson ........................................................................70
4.3.7 Kiểm định giả định vi phạm phân phối chuẩn của phần dư và giả định vi
phạm quan hệ tuyến tính ........................................................................................71
4.4 Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh
viên ngành Kinh tế ....................................................................................................73
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................74
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................77
5.1 Kết luận ...........................................................................................................77
vi
5.2 Một số hàm ý quản trị .....................................................................................77
5.2.1 Đối với yếu tố Chuẩn chủ quan ...................................................................78
5.2.3 Đối với yếu tố Danh tiếng của Trường ........................................................80
5.2.4 Đối với yếu tố Chương trình đào tạo...........................................................81
5.2.5 Đối với yếu tố Sự kiểm sốt hành vi được cảm nhận ..................................82
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................83
5.3.1 Hạn chế ........................................................................................................83
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................84
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA HỌC VIÊN ............................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86
PHỤ LỤC ..................................................................................................................91
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................124
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Thút hành đợng hợp lý ............................................................................ 8
Hình 2.2 Thuyết hành vi được hoạch định .................................................................. 9
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu các ́u tố tác động đến ý định theo học cao học của
sinh viên Trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM (IUH) ......................................... 11
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu các ́u tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại
học Kinh tế TP.HCM của học sinh Trung học Phổ thơng ........................................ 12
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chương
trình theo học có ́u tố nước ngồi ở Đại học Kinh tế, Đại học Huế ...................... 13
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu về các ́u tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên về
việc tiếp tục theo học chương trình cao hơn tại Malaysia ........................................ 14
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu về các ́u tố ảnh hưởng đến ý định học lên tiến sĩ tại
Malaysia .................................................................................................................... 16
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu về các ́u tố ảnh hưởng đến ý định theo học tại
trường đại học công lập của sinh viên nước ngồi tại Malaysia ............................... 17
Hình 2.9 Mơ hình nghiên cứu về các ́u tố Hình ảnh và Sự kỳ vọng vào chương
trình của các trường Đại học ở Nam Phi và Malaysia sẽ ảnh hưởng ra sao đến việc
chọn trường đại học tại 02 quốc gia này ................................................................... 18
Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu Haur. L về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học lên
cao hơn của học sinh Malaysia ................................................................................. 19
Hình 2.11 Mơ hình nghiên cứu đề x́t.................................................................... 22
Hình 4.1 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí giới tính ............................................................ 48
Hình 4.2 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí ngành học ......................................................... 49
Hình 4.3 Cơ cấu mẫu theo tiêu chí mức thu nhập gia đình ...................................... 50
Hình 4.4 Mơ hình sau kết quả phân tích EFA .......................................................... 58
Hình 4.5 Mơ hình chính thức ................................................................................... 63
Hình 4.6 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram .......................................... 71
Hình 4.7 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P – P Plot ......................................... 72
Hình 4.8 Biểu đồ Scatter Plot ................................................................................... 72
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu về ý định học cao học ....................................... 19
Bảng 2.2 Các yếu tố tác động đến ý định học cao học của sinh viên IUH .............. 21
Bảng 3.1 Biến quan sát và nguồn trích dẫn.............................................................. 29
Bảng 3.2 Biến quan sát và mà hóa thang đo ............................................................ 33
Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các yếu tố độc lập
và phụ thuộc ảnh hưởng đến ý định học cao học (thang đo sơ bộ) ........................... 46
Bảng 4.2 Thông tin về mẫu theo tiêu chí giới tính................................................... 47
Bảng 4.3 Thơng tin về mẫu theo tiêu chí ngành học................................................ 48
Bảng 4.4 Thơng tin về mẫu theo tiêu chí mức thu nhập gia đình ............................ 50
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của 05 thang đo độc lập ............................. 51
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy của yếu tố phụ thuộc ................................. 53
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các yếu tố độc lập
và phụ thuộc ảnh hưởng đến ý định học cao học ...................................................... 54
Bảng 4.8 Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett đối với thang đo của 05 yếu tố độc
lập……………………………………………………………..……………………55
Bảng 4.9 Ma trận nhân tố đã xoay khi phân tích EFA ............................................. 55
Bảng 4.10 Thành phần thang đo của 05 ́u tố đợc lập và được mã hóa sau phân
tích EFA .................................................................................................................... 56
Bảng 4.11 Chỉ số KMO, kiểm định Bartlett và ma trận nhân tố đối với thang đo của
yếu tố phụ thuộc ........................................................................................................ 57
Bảng 4.12 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập ...................... 60
Bảng 4.13 Hệ số xác định ........................................................................................ 60
Bảng 4.14 Phân tích phương sai của mơ hình hồi quy ............................................. 61
Bảng 4.15 Các hệ số hồi quy trong mơ hình hồi quy ............................................... 62
Bảng 4.16 Thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập đối với yếu tố phụ
tḥc .......................................................................................................................... 64
Bảng 4.17 Kết quả phân tích kiểm định T – test đối với tiêu chí giới tính .............. 68
Bảng 4.18 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với tiêu chí ngành học ............ 68
Bảng 4.19 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với tiêu chí mức thu nhập gia
đình ............................................................................................................................ 69
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 70
Bảng 4.21 Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa .................................................. 73
Bảng 4.22 Điểm trung bình thang đo của các biến quan sát ................................... 74
Bảng 4.23 So sánh luận văn của tác giả và Bài báo Hồ Trúc Vi và Phan Trọng
Nhân (2018) .............................................................................................................. 75
Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo và tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
ix
độc lập đối với yếu tố phụ thuộc trong mô hình hồi quy ......................... 78
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Bộ GD&ĐT
Bộ giáo dục & đào tạo
ĐH
Đại học
KTKT
Kế toán Kiểm toán
IUH
Industrial University of
Trường Đại học Cơng nghiệp
HoChiMinh City
Thành phố Hồ Chí Minh
QĐ
Qút định
QTKD
Quản trị Kinh doanh
TCNH
Tài chính Ngân hàng
TMDL
Thương mại Du Lịch
TPB
Theory of Planned Behaviour Lý thuyết hành vi được hoạch
định
TRA
Theory of Reasoned Action
Lý thút hành đợng hợp lý
Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM
xi
CHƯƠNG 1
1.1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Một số sinh viên nói chung, sinh viên ngành Kinh tế của Trường Đại học Cơng nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) nói riêng sau khi tốt nghiệp có nhu cầu học lên bậc
cao học. Việc họ muốn học lên bậc cao hơn có thể vì nhiều lý do, cụ thể như: để có
thêm kiến thức, để dễ tìm kiếm việc làm, để có bằng cấp cao hơn, hay vì u cầu của
gia đình, sự lơi kéo của bạn bè…
Theo thống kê của Bợ GD&ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước có 180 cơ
sở đào tạo trình đợ Cao học với quy mô 105.801 học viên (tăng 12,8% so với năm
học 2015-2016) (Lê Văn, 2017). IUH là trường Đại học tự chủ tài chính đầu tiên ở
thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với quy mô đào tạo hàng năm khoảng 40,000 sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Trường cũng đang từng buớc xây dựng và
phát triển để trở thành trường trọng điểm của Bộ Công Thương. Năm 2010, Bộ
GD&ĐT đã ban hành QĐ 5661/QĐ-BGDĐT cho phép đào tạo 02 ngành cao học đầu
tiên là Quản lý môi trường và Công nghệ môi trường. Thời gian đầu, từ năm 20102015, Trường chỉ tập trung tuyển sinh cho ngành Quản lý môi trường và Công nghệ
môi trường với số lượng học viên nhập học rất khả quan (114 học viên trong năm
2010-2011). Đến năm 2015, khi đã đủ điều kiện mở thêm các ngành khác, Trường
tuyển sinh thêm 04 ngành (Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Hóa học, Khoa học Máy tính
và Quản trị Kinh doanh). Năm đầu tiên tuyển sinh các ngành khác, số lượng nhập học
rất khả quan (283 học viên) (Số liệu nợi bợ Phịng Quản lý Sau đại học, 2016). Tuy
vậy, việc tuyển sinh trong những năm gần đây của IUH đã xảy ra tình trạng là số
lượng thí sinh dự tuyển vào bậc đại học của trường tăng cao nhưng số học viên cao
học và nghiên cứu sinh lại có khuynh hướng giảm. Thậm chí, gần đây có ngành khơng
tuyển sinh được học viên nào. Đa số các ngành này thuộc ngành Kỹ thuật. Ngành
Kinh tế là ngành có lượng học viên đăng ký dự tuyển vào trường cao nhất, chiếm
bình quân (70%) nhưng số lượng này qua các năm gần đây cũng giảm sút, chỉ khoảng
10-20 học viên cao học/lớp (Số liệu nội bợ Phịng Quản lý Sau đại học, 2018). Đăc
1
biệt hơn, trong những năm gần đây, mục tiêu phát triển của IUH là tập trung vào chất
lượng đào tạo để nâng cao vị thế và danh tiếng của Trường. Tuy nhiên, số lượng học
viên đăng ký học cao học trong 02 năm gần đây lại có khuynh hướng giảm rõ rệt. Tuy
đây là khuynh hướng chung của các Trường đào tạo cao học trong những năm gần
đây nhưng việc tìm hiểu ngun nhân là mợt việc làm hết sức cần thiết. Do đó, việc
tìm hiểu ý định học lên bậc cao học của sinh viên năm cuối ngành Kinh tế tḥc IUH
thực sự là cần thiết để từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm làm tăng ý định và sau
đó là quyết định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại trường.
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh
tế tại IUH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh
tế thuộc IUH.
− Đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định học cao học.
− Đề xuất một số hàm ý quản trị cho IUH nhằm tăng cường ý định học cao học của
sinh viên ngành Kinh tế tại trường.
1.3
Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
− Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế
tại IUH?
− Từng yếu tố này có mức đợ tác đợng ra sao đối với ý định học cao học của sinh
viên ngành Kinh tế tại IUH?
− Những hàm ý nào làm tăng ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại
IUH?
2
1.4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại IUH.
Đối tượng khảo sát: sinh viên năm 4 đại học của ngành Kinh tế có ý định học cao học
tại IUH.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH).
Phạm vi thời gian:
− Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2016 – 2019).
− Dữ liệu sơ cấp đuợc điều tra và xử lý từ tháng 04 đến tháng 05/2019.
1.5
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu:
(1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng. Cụ thể:
− Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến đợc lập
có tác động đến biến phụ thuộc ý định học cao học, đồng thời kiểm tra và hoàn
thiện bảng hỏi. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sơ bợ thang đo các khái
niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính
được thực hiện tháng 04/2019 bằng phương pháp thăm dò và thảo luận với 05
chuyên gia: 04 giảng viên ngành Kinh tế và có kinh nghiệm ít nhất 10 năm đứng
lớp và 01 chuyên viên Phòng Quản lý Sau đại học; 04 sinh viên: 01 sinh viên cho
mỗi khoa thuộc ngành Kinh tế của IUH.
− Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua 02 bước. Bước một là nghiên
cứu định lượng sơ bộ: phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi trên quy mô hẹp với mẫu
là 30 sinh viên. Bước hai là nghiên cứu định lượng chính thức: Nghiên cứu định
lượng chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật khảo sát lấy ý kiến 270 sinh viên
thơng qua bảng câu hỏi chính thức sau khi làm khảo sát sơ bộ.
3
1.6
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã tìm ra 05 yếu tố cụ thể làm ảnh hưởng lên ý định học cao học của sinh viên
ngành Kinh tế đồng thời chỉ ra chiều hướng và mức tác động của từng yếu tố. Qua
đó, nghiên cứu này có thể giúp cho Phịng Quản lý Sau đại học nói riêng hay Trường
Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói chung có thêm những thơng tin
cần thiết nhằm làm gia tăng ý định rồi đi đến quyết định học cao học của sinh viên.
Nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cá nhân, những tổ chức
giáo dục nào muốn nghiên cứu ý định của người học.
1.7
Kết cấu của luận văn
Bố cục trình bài của luận văn bao gồm 5 chương:
− Chương 1: Giới thiệu đề tài.
− Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
− Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
− Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
− Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cũng được chỉ
rõ nhằm làm tiền đề cho các chương tiếp theo. Tiếp theo, chương 2 sẽ đi vào phần cơ
sở lý thút và mơ hình nghiên cứu
4
CHƯƠNG 2
2.1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm về ý định
Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen (2002) là hành động của con người
được hướng dẫn bởi sự cân nhắc 03 yếu tố: niềm tin vào hành vi, niềm tin vào chuẩn
mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định thực hiện
hành vi càng lớn. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu ý học của sinh
viên ngành Kinh tế tại IUH.
2.1.2 Khái niệm về ý định học và ý định học cao học
2.1.2.1 Ý định học
Trên thực tế, khái niệm ý định học không được miêu tả và nghiên cứu nhiều. Chỉ có
lý thuyết của Ajzen là có thể cho chúng ta 01 cái nhìn tổng thể về khái niệm ý định
và từ đó suy ra khái niệm ý định học. Ý định đại diện các thành phần đợng lực của
mợt hành vi, đó là mức đợ nỗ lực có ý thức rằng mợt người sẽ thực hiện mợt hành vi
(Ajzen, 1991). Do đó, có thể nói ý định học là ý muốn và sự sẵn lòng của một cá nhân
vào kế hoạch mà họ nghĩ rằng họ sẽ học trong tương lai.
2.1.2.2
Ý định học cao học
Ý định học cao học là ý muốn và sự sẵn lịng của mợt cá nhân vào kế hoạch mà họ
nghĩ rằng họ sẽ học trình đợ cao học trong tương lai.
Theo Vietads (2016), học vị cao học trong tiếng Anh được gọi là Master, một học vị
trên cấp cử nhân, dưới cấp tiến sĩ.
Những người có trình đợ cao học là những người có trình đợ chun ngành vững
chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được,
họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng
như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.
5
Ở Việt Nam, bậc đào tạo cao học hầu như có ở tất cả các ngành học. Các chương
trình cao học có thể có thời gian học dài, ngắn khác nhau tùy vào quy định của từng
trường và từng quốc gia.
2.1.3 Mối quan hệ giữa ý định và quyết định hành vi
Theo Tirtiroglu, E., and Elbeck, M. (2008), ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của
khách hàng trong việc mua sản phẩm. Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được
khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu
để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng (Howard và Sheth, 1969). Từ
đó, ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw, 1980;
Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975).
Tương tự vậy, ý định học cao học là cơ sở để dự báo lượng học viên dự tuyển vào
bậc học cao học của IUH.
2.2
Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết nền tảng
2.2.1.1 Mơ hình TRA (Thuyết hành động hợp lý – Theory of Reasoned Action)
Năm 1975, Fishbein và Ajzen đã đưa ra Thút hành đợng hợp lí (Theory of Reasoned
Action – TRA). Mục tiêu của thuyết TRA là để dự đoán và hiểu về hành vi của một
cá nhân. Trong mô hình TRA, thái đợ được đo lường bằng nhận thức về các tḥc
tính của sản phẩm. Tùy vào các ích lợi cần thiết và có mức đợ quan trọng khác nhau
của sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ chú ý. Tuy nhiên thuyết TRA chỉ áp dụng cho
hành vi được tiến hành trong điều kiện lý trí được hồn tồn kiểm soát bởi người ra
quyết định.
Ý định hành vi (Behavioral Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu
dùng. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thái độ đối với hành động hoặc
hành vi (Attitude towards act or behavior) và Chuẩn chủ quan (Subjective Norm).
6
Thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người
tiêu dùng đối với sản phẩm. Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được
bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể với một số mức độ.
Chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hợi (gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp…) lên cá nhân người tiêu dùng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm của họ.
Chuẩn chủ quan được đo lường thông qua cảm xúc của những người có mối quan hệ
đến cá nhân thực hiện hành vi. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng được gọi là nhóm liên quan (nhóm tham
khảo). Những thành viên trong gia đình thường là những người có ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng (Kotler và cộng sự, 2005).
Ưu điểm: Thuyết hành động hợp lý cũng đã cung cấp mợt nền tảng lý thút rất hữu
ích trong việc tìm hiểu thái đợ đối với hành đợng trong tiến trình chấp nhận của người
tiêu dùng, theo đó đã cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành
vi tiêu dùng.
Hạn chế: Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã tìm ra những điểm hạn chế của
TRA. Nghiên cứu của Sheppard và cộng sự (1988) đã chỉ ra 04 điểm hạn chế. Thứ
nhất là TRA cho rằng hành vi mục tiêu của cá nhân hồn tồn nằm dưới sự kiểm sốt
về ý chí của họ. Thứ hai là vấn đề lựa chọn bối cảnh phân tích khơng được Fishbein
và Ajzen giải thích rõ. Thứ ba là ý định của cá nhân được đo lường trong điều kiện
không đầy đủ thông tin cần thiết để hình thành. Cuối cùng là TRA chỉ tập trung vào
việc xác định hành vi đơn lẻ, trong khi đó trong điều kiện thực tế, con người thường
phải đối mặt với nhiều hành vi mua hàng như: lựa chọn cửa hàng, sản phẩm, kiểu
dáng, màu sắc,… Sự tồn tại của nhiều lựa chọn vậy sẽ làm thay đổi bản chất của quy
trình hình thành ý định và vai trị của ý định trong việc dự báo hành vi thực tế. Những
hạn chế này làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết này đối với những hành vi nhất định
(Buchan, 2005). Để khắc phục nhược điểm này, Ajzen đã cho ra đời mơ hình hành vi
được hoạch định (TPB) năm 1991.
7
Niềm tin đối với những
tḥc tính sản phẩm
Thái đợ
Đo lường niềm tin
đối với những tḥc tính
của sản phẩm
Niềm tin về những
người ảnh hưởng sẽ nghĩ
rằng tôi nên hay không
nên mua sản phẩm
Sự thúc đẩy làm theo ý
muốn của những người
ảnh hưởng
Xu hướng
hành vi
Hành vi
thực sự
Chuẩn
chủ quan
Hình 2.1 Thút hành đợng hợp lý
Nguồn: Fishbein và Ajzen (1975)
2.2.1.2 Mơ hình TPB (Thuyết hành vi được hoạch định – Theory of Planned
Behaviour)
Mơ hình hành vi được hoạch định (Theory of Planed Behavior – TPB) là sự mở rợng
của mơ hình TRA. Mơ hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm
vào mợt biến nữa là sự kiểm sốt hành vi được cảm nhận (Perceived Behavior
Control) (Ajzen, 1991). Kiểm soát hành vi được cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay
khó khăn thực hiện mợt hành vi và hành vi đó có bị kiểm sốt hay khơng. Nó đại diện
cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc bất kỳ (Ajzen,
1991). Thành phần của sự kiểm soát hành vi được cảm nhận phản ánh việc dễ dàng
hay khó khăn khi thực hiện hành vi. Điều này phụ tḥc vào sự sẵn có của các nguồn
lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (kỹ năng, tiền bạc, thời gian, sức lực…).
Theo Ajzen (1991), niềm tin vào sự kiểm sốt có tác đợng trực tiếp đến sự kiểm sốt
hành vi được cảm nhận và ơng cũng cho rằng với niềm tin về những yếu tố đặc biệt
nào đó sẽ làm cho ý định để thực hiện mợt hành vi trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn
hơn.
8
Thái độ đối với hành vi
Ý định
hành vi
Quy chuẩn chủ quan
Hành vi
thực sự
Sự kiểm sốt hành vi được
cảm nhận
Hình 2.2 Thút hành vi được hoạch định
Nguồn: Ajzen (1991)
Mơ hình TRA có mợt giới hạn là dự báo việc thực hiện các hành vi mà con người
khơng kiểm sốt được. Trong trường hợp này, các yếu tố về thái độ đối với hành vi
thực hiện và các chuẩn mực chủ quan của người đó khơng đủ giải thích cho hành
đợng của họ.
Ưu điểm: Ajzen đã hồn thiện mơ hình TRA bằng cách đưa thêm yếu tố sự kiểm soát
hành vi được cảm nhận vào mơ hình TPB. Mơ hình TPB được xem như tối ưu hơn
đối với TRA trong việc dự đốn và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng
mợt nợi dung và hồn cảnh nghiên cứu.
Hạn chế: Thứ nhất, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin
Kok, 1996). TPB đánh giá dựa trên những kỳ vọng, khi một trong số những kỳ vọng
thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi. Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định
ý định thì khơng giới hạn thái đợ, ảnh hưởng xã hợi và kiểm sốt hành vi (Ajzen,
1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý
định của hành vi có thể được giải thích bằng TPB (Ajzen, 1991, Werner, 2004). Nghĩa
là, có thể mở rợng các ́u tố khác cũng có ảnh hưởng đến ý định hành vi.
2.2.1.3 Lý thuyết của Taylor và Todd
Taylor và Todd (1995) đã xây dựng thang đo ý định dẫn đến hành vi bao gồm 09 yếu
tố: Ý định hành vi, Thái độ đối với hành vi, Chuẩn chủ quan, Sự kiểm soát hành vi
được cảm nhận, Ý kiến của những cá nhân quan trọng, Lợi ích khi sử dụng sản phẩm,
9
Sự phức tạp khi sử dụng sản phầm, Dễ sử dụng, Điều kiện thuận lợi khi sử dụng.
Thang đo này được phát triển dựa trên các lý thuyết về hành vi của Ajzen (1991),
Compeau và Higgins (1991), Moore and Benbasat (1992).
2.2.2 Các mơ hình nghiên cứu ý định học trong nước và ngoài nước
2.2.2.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về ý định chọn trường học nhưng lại có khá ít
nghiên cứu về ý định học, nhất là ý định học cao học.
a. Nghiên cứu của Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018) về các yếu tố tác động
đến ý định theo học cao học của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Kết quả nghiên cứu:
− Đóng góp chính của nghiên cứu này là đã phát triển Lý thuyết TPB bằng cách bổ
sung yếu tố trung thành thương hiệu trong nghiên cứu ý định tiếp tục chương trình
cao học của sinh viên do chính ngơi trường họ đang học. Mặt khác, nghiên cứu
còn kiểm định mối quan hệ giữa trung thành thương hiệu và ý định thực hiện hành
vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định hành vi theo học cao học tại IUH của sinh
viên Trường có mối tương quan dương với bốn yếu tố: Thái độ dẫn đến hành vi,
Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Trung thành thương hiệu.
− Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng để thúc đẩy ý định hành vi học cao học của sinh
viên, Trường cần quan tâm đến những yếu tố trên khi hoạch định các hoạt động
chiêu sinh và đào tạo hệ cao học. Cụ thể, Trường cần chú tâm đến việc cung cấp
đầy đủ những thông tin cần thiết đối với việc đăng ký dự thi, nộp hồ sơ, hình thức
dự thi… để học viên cảm thấy dễ dàng và thuận tiện nhất trong quy trình đăng ký
dự tuyển và theo học sau đó. Trường cũng cần lưu ý đến hoạt động đào tạo đối với
các sinh viên hiện đang theo học các hệ đại học chính quy và hệ vừa làm vừa học.
Đây là nguồn học viên tiềm năng rất lớn cho chương trình đào tạo cao học vì cảm
giác gắn kết, hài lịng với chương trình đào tạo họ đã từng theo học cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến lòng trung thành thương hiệu.
10
Hạn chế:
− Bên cạnh những phát hiện nêu trên, nghiên cứu này cịn tồn tại mợt số hạn chế về
đối tượng khảo sát là có tới 68 bảng trả lời bị loại do có q nhiều ơ trống và đa
phần là sinh viên ngành kỹ thuật do chưa nắm rõ kỹ thuật và phương pháp trả lời.
Tỷ lệ này chiếm tới gần 14% trong tổng số bảng hỏi phát ra. Vì vậy, việc áp dụng
phương thức người phỏng vấn trực tiếp giải thích bảng câu hỏi để tránh trường hợp
người được khảo sát bỏ trống nội dung trong bảng khảo sát có thể được xem xét
và áp dụng.
− Phạm vi nghiên cứu cũng là 01 hạn chế của đề tài này khi chỉ nghiên cứu cho
trường hợp cụ thể tại IUH.
Thái độ dẫn đến hành vi
Chuẩn chủ quan
Ý định
hành vi
Nhận thức kiểm sốt hành vi
Trung thành thương hiệu
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu các ́u tố tác đợng đến ý định theo học cao học của
sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)
Nguồn: Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018)
b. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
chọn trường Đại học Kinh tế TP.HCM của học sinh Trung học Phổ thông
Kết quả nghiên cứu: Mẫu khảo sát là 400 học sinh lớp 12 đang theo học tại các
trường Trung học phổ thông. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 06 yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn
trường Đại học Kinh tế TP.HCM của học sinh Trung học Phổ thông: Môi trường của
trường Đại học Kinh tế TP.HCM (Danh tiếng, Chương trình đào tạo và Cơ sở vật
11