Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tác động của giá vàng đến thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 111 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH HỮU HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG ĐẾN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Huy Hoàng

Người phản biện 1: TS. Bùi Hữu Phước

Người phản biện 2: TS. Đồn Văn Đính

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 09 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Hồ Thủy Tiên – Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Bùi Hữu Phước – Phản biện 1
3. TS. Đồn Văn Đính – Phản biện 2
4. TS. Nguyễn Trung Trực - Ủy Viên
5. TS. Phạm Ngọc Vân – Thư ký



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Trịnh Hữu Hạnh

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:

31/01/1993

Tài Chính – Ngân Hàng

MSHV:

16083691


Nơi sinh:

Gia Lai

Mã chuyên ngành: 60340201

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Tác Đợng Của Giá Vàng Tới Thị Trường Chứng Khốn: Bằng Chứng Thực Nghiệm
Tại Việt Nam
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tìm hiểu tác động giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đến thị trường
chứng khoản tại Việt Nam.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ..................................................................................
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ................................................................
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Huy Hồng
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Phó GS. TS Trần Huy Hồng đã tận tình giúp đỡ, định hướng phương pháp khoa
học và chỉ dẫn tơi xun suốt q trình thực hiện luận văn.
Quý Thầy cô Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Sau Đại
học đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập
tại trường.
Cuối cùng xin chẩn thành cảm ơn gia đình, bạn bè lớp Cao Học Tài Ngân 6B của
trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, ủng hợ, đợng
viên và khích lệ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã nỗ lực học hỏi, xin ý kiến đóng góp của Q
Thầy cơ và bạn bè, tìm hiểu các tài liệu liên quan, song chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót do kiến thức có hạn. Rất mong nhận được những thơng tin đóng góp và sự
góp ý chân thành của Q Thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu tìm hiểu “Tác động của giá vàng tới thị trường chứng khoán: bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam” nhằm đưa ra các gợi ý chính sách cho Nhà
nước đối với thị trường vàng, thị trường chứng khốn. Ngồi ra nghiên cứu cũng là
nguồn tham khảo đối với các nhà đầu tư trong việc dự kiến xu hướng biến đợng của
thị trường chứng khốn khi tham chiếu sự biến động của giá vàng trong nước và
quốc tế.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng kết hợp mơ hình VAR trên
phần mềm STATA để xem xét tác động của giá vàng thế giới và giá vàng trong
nước đến chỉ sổ VNINDEX giai đoạn từ 01/2007 đến 12/2017. Các kiểm định được
thực hiện trong nghiên cứu như kiểm định tính dừng thơng qua kiểm định nghiệm
đơn vị Dickey – Fuller, các kiểm định liên quan đến mơ hình VAR bao gồm: kiểm
tra hiện tượng tự tương quan, kiểm định sự ổn định của mơ hình, phân tích tác đợng

phản ứng đẩy (IRF) giữa giá vàng trong nước, giá vàng quốc tế và VNINDEX, kiểm
định đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu.
Kết quả cho thấy có sự tác đợng giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đến
thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Cụ thể hơn là giá vàng thế giới có tương quan
cùng chiều với đợ trễ là 06 tháng trong khi đó giá vàng trong nước có tương quan
ngược chiều với đợ trễ là 04 tháng đối với chỉ số VN- INDEX của thị trường chứng
khốn Việt Nam. Kết quả này góp phần phản ánh tốc độ phản ứng của thị trường
Việt Nam với các biến động về giá cả trên thị trường quốc tế.

ii


ABSTRACT
The research "The impact of gold prices on the stock market: empirical evidence in
Vietnam" to provide policy implications for the State for the gold market and the
stock market. In addition, the study is also a reference source for investors in
anticipating the volatility trend of the stock market when referring to the fluctuation
of domestic and international gold prices.
The research topic uses monthly time series data to combine VAR model on
STATA software to consider the impact of world gold price and domestic gold price
to VNINDEX index from 01/2007 to 12/2017. Tests carried out in research such as
stop test through Dickey - Fuller unit test, tests related to VAR model include:
checking autocorrelation, stability testing model, analyze the impact impulse
response (IRF) between the domestic price, the international gold price and the
VNINDEX, an examination on the links between the variables in the research
model.
The research results show that there is an impact between domestic gold price and
international gold price to the stock market in Vietnam. More specifically, the world
gold price is positively correlated with a lag of 06 months while the domestic gold
price is negatively correlated with a lag of 4 months for the VNINDEX of Vietnam

stock market. This result contributes to reflect the reaction speed of the Vietnamese
market

with

fluctuations

in

prices

iii

in

the

international

market.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Học viên
(Chữ ký)


TRỊNH HỮU HẠNH

iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1

1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4


1.5

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................5

1.7

Giới thiệu kết cấu luận văn ............................................................................6

CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 8

Tổng quan về thị trường chứng khoán ...........................................................8

2.1.1

Khái niệm ................................................................................................8

2.1.2

Chức năng, vai trò và các chủ thể tham gia của TTCK ..........................8

2.2


Tổng quan về vàng .......................................................................................10

2.2.1

Khái niệm vàng .....................................................................................10

2.2.2

Đặc điểm của vàng ................................................................................11

2.2.3

Vai trò của vàng trong nền kinh tế ........................................................11

2.3

Tác động của giá vàng đến thị trường chứng khốn....................................11

2.4

Các nghiên cứu về tác đợng của giá vàng và TTCK ...................................13

2.4.1

Các nghiên cứu trên Thế giới ................................................................13

2.4.2

Các nghiên cứu trong nước ...................................................................16


2.4.3

Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước ................................................17

v


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22

3.1

Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................22

3.2

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................22

3.3

Xác định các biến .........................................................................................23

3.4

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................25

3.4.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................25


3.4.2

Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................25

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35

4.1

Thực trạng tác động của giá vàng đến TTCK..............................................35

4.2

Nghiên cứu và đo lường ..............................................................................38

4.2.1

Mô tả bộ dữ liệu ....................................................................................38

4.2.2

Kết quả kiểm định tính dừng.................................................................41

4.2.3

Kiểm định đồng liên kết ........................................................................41

4.2.4


Phân tích mơ hình VAR ........................................................................42

4.3

Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................45

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 47

5.1

Kết luận ........................................................................................................47

5.2

Gợi ý chính sách ..........................................................................................47

5.2.1

Đối với thị trường vàng .........................................................................48

5.2.2

Đối với thị trường chứng khoán ............................................................49

5.3

Hạn chế của nghiên cứu ...............................................................................50


DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA HỌC VIÊN ............................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 52
PHỤ LỤC 1

LỆNH STATA ............................................................................... 52

PHỤC LỤC 2

KIỂM NGHIỆM TỰ TƯƠNG QUAN .......................................... 69

PHỤ LỤC 3

TÁC ĐỘNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI LỊCH SỬ ĐẾN GIÁ

CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN HIỆN TẠI .............................................. 70

vi


PHỤ LỤC 4

TÁC ĐỘNG GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC LỊCH SỬ ĐẾN GIÁ

CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN HIỆN TẠI .............................................. 71
PHỤ LỤC 5

TÁC ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC LỊCH SỬ

ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN HIỆN TẠI ............................. 72


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tổng lượng vàng dữ trữ của cá quốc gia quý I/ 2019…………………….2
Hình 4.1 Thực trạng tiêu thụ vàng tại Việt Nam và so sánh với các nước trong khu
vực năm 2017………………….………………….………………….…………….36
Hình 4.2 Giá vàng thế giới giai đoạn 2007-2017.………………….…………........37
Hình 4.3 Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2007-2017.…………………. …………...37
Hình 4.4 Biểu đồ biến đợng của chỉ số VNINDEX trong giai đoạn 2007-2017
…………………………….………….………….………….………….…...……...40
Hình 4.5 Kết quả khảo sát hiện tượng sự tương quan …………………………......44

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mợt số mơ hình điển hình nhất trên Thế giới về tác đợng của giá vàng ...18
Bảng 2.2 Mợt số mơ hình điển hình tại Việt Nam về tác động của giá vàng ...........19
Bảng 3.1 Các nguồn thu nhập dữ liệu .......................................................................23
Bảng 3.2 Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu ............................................24
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong chuỗi dữ liệu gốc ......................................38
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong chuỗi dữ liệu đã chuyển hóa Logarit .......39
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định tính dừng .....................................................................41
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết ................................................................42
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình VAR ..............................................................43

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARCH

Phương sai thay đổi có điều kiện tự hồi quy: Autoregression
Conditional, Heteroskedasticity:

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTV

Thị trường vàng

VAR

Vector tự hồi quy: Vector Autoregression:

VECM

Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số: Vector Error Correction Model

VNINDEX Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam

x


CHƯƠNG 1
1.1


GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

TTCK (thị trường chứng khốn) là mợt trong những kênh đo lường sự phát triển về
kinh tế đối với một quốc gia và cũng được xem là rất hiệu quả khi giá chứng khốn
được điều chỉnh rất nhanh chóng khi các thông tin mới về thị trường được công bố.
Bên cạnh đó, TTCK cũng phát huy vai trị quan trọng của mình đối với lĩnh vực huy
đợng vốn trong và ngồi nước của Việt Nam kề tư khi chính thức bắt đầu hoạt động
vào tháng 7/2000, với hơn 15 năm thăng trầm, bất kỳ sự thay đổi tích cực hay tiêu
cực trong chỉ số chứng khốn khơng chỉ tác đợng bởi yếu tố tâm lý mà cịn chịu sự
tác đợng điều tiết các chính sách của chính phủ và các biến số kinh tế vĩ mô của nền
kinh tế.
Vàng sở hữu các tình chất tương tự như chứng khốn ở chỗ nó là mợt sự dự trữ giá
trị, phương tiện trao đổi và mợt đơn vị thanh tốn (Goodman, 1956; Solt and
Swanson, 1981). Vàng cũng đóng vai trị quan trọng như là mợt kim loại q với
các tính chất giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư mợt cách đáng kể (Ciner, 2001).
Vàng được sử dụng trong công nghiệp, làm đồ trang sức, là một tài sản đầu tư và tài
sản dự trữ. Vàng được dự trữ trong các ngân hàng trung ương và trong các tổ chức
tài chính quốc tế ngày càng tăng. Theo báo cáo của the World Gold Council thì số
vàng được các ngân hàng trung ương mua vào năm 2018 tăng đến 74% qua từng
năm.
Tính đến tháng 03 năm 2019 thì trữ lượng vàng của các quốc gia có nền kinh tế phát
triển bậc nhất thế giới ln vượt xa những nước cịn lại như trữ lượng vàng của Mỹ
là hơn 8.400 tấn theo thống kê cuối q 1 năm nay (Hình 1.1). Điều đó phần nào
chứng minh được tầm quan trọng của vàng đối với các cường quốc kinh tế trên thế
giới.

1



Hình 1.1 Tổng lượng dữ trữ vàng của các quốc gia
Nguồn: statista.com

2


Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên
tâm lý sử dụng vàng như mợt cơng cụ chống lạm phát vì vàng ln là kênh trú ẩn an
toàn nhất của đại đa số người Việt Nam đã dẫn đến mức tiêu thụ vàng trong nước
ngày càng tăng (Tapchitaichinh.vn, 2017). Với mức tang vọt trong nhu cầu về vàng
nhưng thị trường vàng lại bị kiểm sốt chặt chẽ của Chính phủ dẫn đến việc cung
không đủ cầu khiến cho giá vàng Việt Nam luôn cao hơn giá vàng thế giới. This
paper is trying to explore the relationship between Indian stock exchange and gold
prices.Bài viết này đang cố gắng khám phá tác động giữa giá vàng thế giới và giá
vàng trong nước đến thị trường chứng khốn Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.
Giá vàng chính vì thế là nhân tố có tác đợng rất sâu rợng về hoạt đợng tài chính
cũng như rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây
phần lớn tìm hiểu về tác đợng của giá vàng thế giới đến TTCK tại Việt Nam mà cịn
đang bỏ ngỏ đến sự tác đợng của giá vàng trong nước đến thị trường này. Do vậy,
việc tìm hiểu sự tác động của cả hai yếu tố này đến TTCK tại Việt Nam là một vấn
đề mới và không thể thiếu đối với việc phát triển TTCK trong thời gian sắp tới. Các
lý do trên cũng chính là nguyên nhân để tác giá thực hiện đề tài “Tác động của giá
vàng tới thị trường chứng khoán: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”
1.2

Mục tiêu nghiên cứu


-

Thứ nhất, kiểm định tác động của giá vàng thế giới đến TTCK tại Việt Nam.

-

Thứ hai, kiểm định tác động của giá vàng trong nước đến TTCK tại Việt Nam.

-

Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị đối với các Nhà
đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thúc đẩy sự phát triển TTCK tại
Việt Nam trong thời gian tới.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài cẩn trả lời các câu hỏi sau:
-

Mức độ tác động của giá vàng thế giới đến TTCK tại Việt Nam như thế nào?

3


-

Mức độ tác động của giá vàng trong nước đến TTCK tại Việt Nam như thế nào?


-

Các khuyến nghị đối với các Nhà đầu tư và Ủy ban chứng khoán Nhà nước để
thực đẩy sự phát triển của TTCK tại Việt Nam cụ thể là gì?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4

 Đối tượng nghiên cứu: giá vàng (trong nước và thế giới), thị trường chứng
khốn Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu tác động của giá vàng tại thị
trường London (thế giới) và giá vàng SJC (trong nước) tới các cổ phiếu được
niêm yết tại sàn chứng khoán Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu:
Giá vàng thế giới được chọn là giá vàng tại thị trường London, được thu thập từ
trang web gold.org - một trang của Hội đồng vàng thế giới vào các ngày giao dịch
cuối tháng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2017.
Giá vàng trong nước được chọn là giá vàng SJC (Công ty TNHH Một thành
viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - Saigon Jewelry Holding Company) cũng đồng thời
là thương hiệu vàng Quốc gia tại Việt Nam. Số liệu được thống kê vào ngày giao
dịch cuối tháng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2017.
Chỉ số chứng khoán là chỉ số chứng khoán tại Sàn Giao Dịch Chứng khoán
TP.HCM (VNINDEX) trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm
2017.
1.5

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng và dữ liệu
chuỗi thời gian để phân tích dữ liệu, chạy hồi quy và kiểm định các biến trong bài
nghiên cứu.

Phân tích thống kê dựa trên các bảng biểu, biểu đồ để kiểm tra, đánh giá và so sánh
dữ liệu đầu vào cũng như các kết quả thu được.

4


Phân tích dữ liệu chuỗi thời gian theo các bước:
-

Kiểm định tính dừng của mơ hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian thông qua
kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller

-

Kiểm định đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu. Nếu tồn tại đồng liên kết thì sẽ
sử dụng mơ hình VECM, ngược lại nếu khơng tồn tại đồng liên kết sẽ sử dụng
mơ hình VAR.

-

Kiểm định các khuyết tật cũng như đợ phù hợp của mơ hình.

-

Kiểm tra sự tác động giữa các biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đến
chỉ số chứng khoán VNINDEX.

Thêm vào đó, tác giả cũng sử dụng định tính để phân tích, nhận xét, tổng hợp các
cơng trình nghiên cứu trước, các số liệu thu thập được, từ đó đưa ra các gợi ý chính
sách sau nghiên cứu.

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học, trên cơ sở hệ thống hóa và tổng quan lý thuyết, vận dụng mơ hình
của các nghiên cứu ứng dụng trên thế giới đã đưa ra, đưa ra kết luận về sự tác động
của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đến TTCK tại Việt Nam thông qua các
kiểm định và đo lường. Ngồi ra, tính mới của đề tài đó là căn cứ vào lý thuyết và
các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đề tài sẽ kiểm định sự tác động đồng thời
giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đến TTCK VN do vậy nên có ý nghĩa
khoa học cao.
Về mặt thực tiễn, dựa vào kết quả nghiên cứu, tạo ra bằng chứng thực nghiệm tại
VN nên cũng mang tính thực tiễn và cấp thiết, nghiên cứu đưa ra các gợi ý chính
sách cho các ban ngành liên quan để thúc đẩy sự phát triển của TTCK tại Việt Nam.

5


Thơng qua q trình thực hiện nghiên cứu này cũng mang lại cho bản thân những
kiến thức quý giá về phương pháp nghiên cứu làm nền tảng cho những nghiên cứu
sau thiết thực hơn.
1.7

Giới thiệu kết cấu luận văn

Luận văn chia thành 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nhiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

6


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Bài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tổng quan về tác động của giá vàng trong nước
và thế giới tác động đến TTCK – chỉ số chứng khoán VNIDEX ở Việt Nam giai
đoạn năm 2007 đến 2017. Để tiến hành nghiên cứu, tác giả nghiên cứu chọn dữ liệu
theo ngày quan sát tương ứng với thời gian nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm
2007 tới ngày 31 tháng 12 năm 2017 với số liệu từ nhiều nguồn uy tín như Hợi đồng
vàng gold.org, Cơng ty TNHH Mợt thành viên Vàng bạc đá q Sài Gịn - Saigon
Jewelry Holding Company và Tổng Cục Thống Kê. Tác giả cũng sử dụng phương
pháp định lượng thông qua phần mềm Stata kết hợp định tính để phân tích, nhận
xét, tổng hợp và phân tích tác đợng của giá vàng trong nước và quốc tế đến TTCK
tại Việt Nam. Kết cấu luận văn gồm năm chương với mục tiêu nghiên cứu là xác
định sự tác động của hai yếu tố từ đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp ở Việt Nam.

7


CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về thị trường chứng khoán

2.1.1 Khái niệm
TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, có chức năng huy

đợng vốn đầu tư cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho cơng chúng, tạo
tính thanh khoản cho các chứng khốn, đánh giá hoạt đợng của doanh nghiệp và tạo
mơi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ. Giá các chứng
khốn tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại
chỉ số chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế,
TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là mợt cơng cụ quan trọng giúp
Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ.
Theo sự phát triển của thị trường hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng. Chứng
khoán được phân chia thành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư, công cụ chuyển
đổi và các cơng cụ phái sinh. Các hàng hóa này được giao dịch trên thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp.
Chỉ số chứng khoán VNINDEX là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả
cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh. Sở Giao Dịch Chứng Khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập
vào 07/2000 là mợt đơn vị trực tḥc ủy ban chứng khốn nhà nước và quản lý hệ
thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu của tất cả
các công ty niêm yết tại HOSE được gọi chung là chỉ số VNINDEX.
2.1.2 Chức năng, vai trò và các chủ thể tham gia của TTCK
 Chức năng của TTCK:
Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển kinh tế như mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh cũng như giúp Chính phủ giải quyết các vấn đề việc làm, giảm

8


tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến việc giảm tệ nạn xã hợi, ngồi ra cịn góp phần nâng cấp
các có sở hạ tầng của nước ta.
Phản ánh tình trạng của nền kinh tế: TTCK luôn là nơi phản ánh các xu hướng của
nền kinh tế mợt cách nhanh và chính xác nhất. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy
đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Ngược lại khi giá chứng

khốn giảm báo hiệu mợt nền kinh tế đang dần xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực và
đầy biến động.
cung cấp môi trường đầu tư, giúp hoà nhập nền kinh tế thế giới: Nhờ vào hệ thống
máy tính mà thị trường chứng khốn cho phép bất cứ ai, ở nơi nào trên thế giới và
mua một loại cổ phiếu của bất kỳ một công ty nào mà họ thích. Từ đó hình thành
mối liên hệ tiền tệ quốc tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển nguồn vốn giữa các nước,
thực hiện quan hệ vay mượn lâu dài trên thế giới tạo điều kiện cho việc hoà nhập
nền kinh tế thế giới.
 TTCK có mợt số vai trị như sau:
Đầu tiên là huy đợng vốn đầu tư cho nền kinh tế. TTCK sẽ huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi trong thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.
Ngồi ra, Chính phủ cịn thơng qua TTCK để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho cơ
sở hạ tầng, phát triển các tiện ích công cộng cũng như phục vụ phát triển kinh tế để
đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội.
Thứ hai là tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn thơng qua việc các nhà đầu tư
có thể chuyển đổi các chứng khoán thành tiền mặt hoặc các loại chứng khốn khác
khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là mợt trong những đặc tính hấp dẫn của chứng
khốn đối với người đầu tư; là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an tồn cho vốn. Thị
trường chứng khốn càng năng đợng và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
Thứ ba, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển. TTCK thể hiện
được quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thơng qua việc quảng bá
thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành và phân phối chứng khốn mợt

9


cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản và thu hút các nhà đầu tư bên ngồi góp
vốn vào các cơng ty cổ phần. Chính việc ra đời của các cơng ty cổ phần đã làm cho
các loại hang hóa trên phong phú và đa dạng hơn, khiến cho TTCK ngày càng sơi

đợng. Điều đó cho thấy thị trường chứng khốn và công ty cổ phần là hai loại định
chế cùng phát triển và hỗ trợ nhau, đồng thời cho thấy việc Chính phủ đang rất quan
tâm đến TTCK,
Thứ tư là đánh giá hoạt động doanh nghiệp: thông qua các chỉ số chứng khoán của
doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ có những so sánh và đánh giá khách quan về tình
hình doanh nghiệp, từ đó tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các
doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và dịch vụ để thu hút vốn đầu tư.
Thứ năm là điều tiết vĩ mơ: Thị trường chứng khốn là công cụ của Nhà nước thông
qua Ủy ban chứng khốn nhà nước, và Ngân hàng trung ương thơng qua nghiệp vụ
chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào TTCK: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ
chức có liên quan đến chứng khoán.
2.2

Tổng quan về vàng

2.2.1 Khái niệm vàng
Theo Fei và Adibe (2010): Vàng là một kim loại quý được sử dụng như mợt tài sản
an tồn, là thước đo sức mạnh kinh tế của các quốc gia và là nền tảng của chế độ
tiền tệ quốc tế.
Theo Phạm Thị Thu Hương (2014): Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng,
màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng
quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Là mợt kim loại quý, dùng để đúc
tiền. Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong
các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức.

10


2.2.2 Đặc điểm của vàng

Vàng có rất nhiều đặc điểm và đặc điểm quan trọng nhất là trong nền kinh tế: Vàng
được sử dụng là phương tiện trao đổi tiền tệ trong suốt lịch sử thay vì các chất liệu
khác như bạc, muối và đồng. Vào đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, những quốc gia
tham chiến thiết lập một tiêu chuẩn vàng, tăng giá trị đồng tiền để đổ tiền vào các
cuộc chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, vàng được thay thế bằng tiền tệ có
khả năng chuyển đổi sau hệ thống Bretton Woods. Rất nhiều người tích trữ vàng
như là mợt chất đảm bảo an toàn chống lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế. Tên
viết tắt thống nhất của vàng là XAU.
2.2.3 Vai trò của vàng trong nền kinh tế
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về vàng và những nhà nghiên cứu đã
rút ra kết luận rằng vai trò của vàng rất quan trọng trong nền kinh tế như:
Nghiên cứu của Baur và McDermott (2010) đưa ra kết luận rằng: Vàng đồng thời là
mợt kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phịng ngừa rủi ro cho phần lớn các TTCK châu Âu và
châu Mỹ. Vàng có thể tạo sự ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm bớt
các khoản thua lỗ khi thị trường đối diện với nhưng cú sốc tiêu cực.
Baur và Lucey (2010) cũng đưa ra những bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ và Anh
về việc vàng là mợt kênh trú ẩn an tồn cho chứng khốn, nhưng trong một thời
gian hạn chế - cụ thể là chỉ trong 15 ngày giao dịch của thị trường. Còn trong dài
hạn, vàng khơng cịn là mợt kênh trú ẩn an tồn cho TTCK.
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận, vàng có vai trị là mợt kênh trú ẩn
chống lạm phát, biến động tỷ giá và bất ổn kinh tế - chính trị. Ngồi ra, vàng cũng
có thể đóng vai trị là mợt kênh trú ẩn ngắn hạn - phòng ngừa rủi ro cho TTCK.
2.3

Tác động của giá vàng đến thị trường chứng khoán

Vàng được xem như là mợt tài sản đảm bảo an tồn. Do đó, khi nền kinh tế trở nên
suy thối thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển qua kênh đầu tư vào vàng. Những
bất ổn kinh tế hiện nay nhà đầu tư đáng lo ngại là khủng hoảng kinh tế toàn cẩu và


11


sự bất ổn về tình hình chính trị đang diễn ra tại các nước Trung Đông cũng như
vùng Biển Đông châu Á. Vàng khơng chi là mợt hàng hóa cơng nghiệp mà cịn là
mợt tài sản đầu tư mà thường được gọi là mợt “nơi trú ẩn an tồn” để tránh nguy cơ
ngày càng Vàng được xem như là một tài sản đảm bảo an tồn. Do đó, khi nền kinh
tế trở nên suy thối thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển qua kênh đầu tư vào vàng.
Những bất ổn kinh tế hiện nay nhà đầu tư đáng lo ngại là khủng hoảng kinh tế toàn
cẩu và sự bất ổn về tình hình chính trị đang diễn ra tại các nước Trung Đông cũng
như vùng Biển Đông châu Á. Vàng khơng chi là mợt hàng hóa cơng nghiệp mà cịn
là mợt tài sản đầu tư mà thường được gọi là mợt “nơi trú ẩn an tồn” để tránh nguy
cơ ngày càng tăng trong thị trường tài chính (Sari và Ctg, 2010). Vàng được sử
dụng như một công cụ quản lý rủi ro trong bảo hiểm rủi ro và đa dạng hóa danh
mục đầu tư.
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản
cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng
đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có TTCK. Các nhà đầu tư có thói
quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu
tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường
có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng của TTCK.
Tóm lại có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão”
giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các
thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế
này, giá vàng tăng mạnh khi chỉ số chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức đợ tác đợng
mạnh yếu có thể khác nhau.

12



×