Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận Lý thuyết thất nghiệp của Samuelson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 18 trang )

Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản trị kinh doanh
**************

BÀI TIỂU LUẬN

Samuelson và Lý thuyết thất nghiệp

Môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lớp: D01
GVHD: Hà Văn Dũng
Thực hiện: Nhóm 15

Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2020


Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................ 3
Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản của trường phái Chính hiện đại ................. 4
Sơ lược về P.A.Samuelson .................................................................................... 5
Một số lý thuyết kinh tế của trường phái Samuelson ............................................ 7
Lý thuyết thất nghiệp của Samuelson.................................................................. 10
Kết luận ............................................................................................................... 17

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - Nguyễn Văn Trình – NXB Đại
học Quốc Gia TPHCM, năm 2012
2. “Kinh tế học” – Paul Samuelson – NXB Thống kê, năm 2002
3. Paul Samuelson - />
2



Lời mở đầu
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội hết sức phức tạp. Đây không chỉ là
vấn đề lớn được các nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu, mà còn là mối quan tâm
đặc biệt của các quốc gia, dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Trong xã hội tư bản, thất nghiệp chính là nguồn dự trữ sức lao động dùng để mở
rộng sản xuất. Đồng thời, nhà tư bản lợi dụng nạn thất nghiệp để tăng cường bóc lột
cơng nhân nhằm mục đích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư, qua đó củng
cố địa vị thống trị của mình.
Nạn thất nghiệp đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân và
người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày thêm cực khổ. Từ đó càng làm
tăng mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Đây là một dấu
hiệu rõ ràng chứng tỏ sự lỗi thời, lạc hậu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Trong xã hội chủ nghĩa như hiện nay, thất nghiệp vẫn ln được tồn xã hội quan
tâm sâu sắc. Có thể nói, đây là một nhân số ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc qia. Chính vì vậy, nó phải được nhận thức,
xem xét, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Trên cơ sở ấy, chúng
ta mới có thể đưa ra những giải pháp và hành động đúng đắn để giải quyết nạn thất
nghiệp trong thực tiễn.
Từ những phân tích trên cho thấy: việc tìm hiểu, phân tích và lý giải các lý thuyết
về thất nghiệp của các nhà kinh tế học trong lịch sử là một việc làm hồn tồn có ý
nghĩa và cần thiết. Một trong những lý thuyết mang vai trò to lớn ấy đó chính là lý
thuyết thất nghiệp của Samuelson – đại diện cho trường phái Chính hiện đại.

3


Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản của
trường phái Chính hiện đại
Các lý thuyết của trường phái Tân cổ điển đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế

thị trường tự do cạnh tranh. Trong khi đó, trường phái Keynes và Keynes mới lại đề
cao vai trò điều tiết của nhà nước và phê phán những khuyết tật của thị trường. Nền
kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như quá đề cao vai trò của thị trường hay
vai trò của nhà nước. Sự phê phán giữa các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau
giữa hai chiều hướng và hình thành nên trường phái Chính hiện đại (giai đoạn từ
những năm 60,70 của thế kỷ XX).
Đặc điểm phương pháp luận nổi bật của kinh tế học “trường phái Chính hiện đại”
là trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của trường phái Tân cổ điển, trường phái Keynes
mới và các quan điểm kinh tế của các xu hướng trường phái kinh tế học khác để đưa
ra lý thuyết kinh tế của mình làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động của doanh nghiệp
và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản.
Những tư tưởng của trường phái Chính hiện đại thể hiện khá rõ nét trong tác phẩm
“Kinh tế học” của P.A.Samuelson và tác giả cũng chính là đại biểu nổi bật của
trường phái này.

4


Sơ lược về P.A. Samuelson
Paul Anthony Samuelson (1915-2009) là một nhà kinh
tế học người Mỹ. Năm 1923, gia đình ơng chuyển đến
sống ở Chicago và ông đã theo đại học tại Đại học
Chicago khi mới 16 tuổi, học cao học và tiến sĩ tại Đại
học Harvard.
Tại Harvard, ông theo đuổi lĩnh vực kinh tế học. Ông là người đã thành lập ra Khoa
Kinh tế học của Đại học Kỹ thuật Massachusetts (MIT), là nơi dành cho những
người đã tốt nghiệp đại học ở Chicago và Harvard. Ngồi ra, ơng cịn là một nhà sư
phạm thành công, bằng chứng là cuốn sách bán chạy nhất của ông với tiêu đề “Kinh
tế học” đã được vô số nhà xuất bản ấn hành. Ơng là nhà lý luận có nhiều cơng trình
đóng góp to lớn, với gần 400 bài báo khoa học.

Ông từng là cố vấn cho Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, ngồi
ra cịn là nhà tư vấn cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Văn phịng ngân sách và Hội đồng
cố vấn kinh tế của Tổng thống. Ông cũng từng là cố vấn cho Cục Dự trữ Liên bang
Hoa Kỳ, thành viên Đoàn Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế học Hoa Kỳ năm 1961 và Hiệp
hội Kinh tế học Quốc tế từ 1965 đến 1968. Ngày 11/12/1970, ông được trao Giải
thưởng Nobel về Kinh tế học với Lý thuyết “Các nguyên lý về tối đa hóa trong Kinh
tế học phân tích”( ơng là người Mỹ đầu tiên giành được giải thưởng Nobel về kinh
tế trong thời gian dài làm việc tại Học viện Cơng nghệ Massachusetts. Ơng đã góp
phần làm cho viện này trở thành một trung tâm nghiên cứu kinh tế nổi tiếng thế
giới).
Ơng từng nói rằng : “Trong thời đại chun mơn hóa này, đơi khi tơi nghĩ mình là
“nhà tổng qt hóa” cuối cùng trong lĩnh vực kinh tế học. Sở thích thực sự của tơi
là nghiên cứu và giảng dạy...”. Công việc của ông về lý thuyết kinh tế là kinh tế học
phúc lợi hiện đại, lập trình tuyến tính, kinh tế học Keynes, động lực kinh tế, lý thuyết
5


thương mại quốc tế, lựa chọn logic và tối đa hóa. Về triết lý kinh tế, Giáo sư
Samuelson tự gọi mình là “một nhà kinh tế học hiện đại” thuộc cánh hữu của các
nhà kinh tế học theo Thỏa thuận Mới của đảng Dân chủ”.
Theo Kenneth Arrow, Samuelson là người sáng lập trường phái kinh tế học vĩ mô
tổng hợp, kết hợp kinh tế học vĩ mô cổ điển với kinh tế học Keynes. Ơng đã góp
phần to lớn để phát triển phương pháp phân tích cân bằng tổng thể trong kinh tế học.
Một số đóng góp của ơng:
_Trong kinh tế học phúc lợi, ơng đã góp phần đưa ra lý luận Điều kiện LindahlBowen-Samuelson (tiêu chí để xác định xem một hành động của một chủ thể kinh
tế có làm tăng phúc lợi hay khơng), góp phần đưa ra hàm xác suất trong phúc lợi xã
hội (hay hàm phúc lợi xã hội Bergson-Samuelson).
_Trong lý thuyết tài chính cơng, ơng có đóng góp vào lý thuyết quyết định sự phân
bổ tối ưu nguồn lực trong điều kiện tồn tại cả hàng hóa cơng cộng lẫn hàng hóa tư
nhân.

_Trong lĩnh vực kinh tế học quốc tế, ơng góp phần xây dựng hai mơ hình thương
mại quốc tế quan trọng: Hiệu ứng Balassa-Samuelson, và Mơ hình Heckscher-Ohlin
(với định lý Stolper-Samuelson).
_Trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mơ, ơng sử dụng mơ hình OLG như một cách để
phân tích hành vi của các chủ thể kinh tế qua nhiều thời kỳ.
_Trong lĩnh vực kinh tế học vi mô, ông là người tiên phong trong phát triển lý
thuyết sở thích được bộc lộ.

6


Một số lý thuyết kinh tế của trường phái
Samuelson
1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
Về mặt lịch sử, lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” có từ cuối thế kỉ XIX khi chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước.
Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do
mới, với đặc điểm nổi bật “thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn”. Đặc
biệt quan điểm này được phát triển, hoàn thiện và trở thành phổ biến trong kinh tế
học của Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus.
Nếu các nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển và tân cổ điển đề cao “bàn tay vơ
hình” và “Cân bằng tổng quát”, hoặc trường phái Keynes nhấn mạnh “vai trị điều
tiết kinh tế của nhà nước”, thì trong lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” chủ trương muốn
phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay là thị trường vả nhà nước. Paul A.
Samuelson cho rằng điều hành một nền kinh tế khơng có chính phủ lẫn thị trường
thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay- chúng ta khơng thể vỗ tay, nếu chỉ có
một bàn tay. Đây là tư tưởng trung tâm của lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp”.
2. Lý thuyết “giới hạn khả năng sản xuất” và tăng trưởng kinh tế
Theo Samuelson: do tính chất hạn chế của tồn bộ tài ngun có thể sản xuất ra

hàng hóa buộc xã hội chỉ được lựa chọn trong số hàng hóa tương đối khan hiếm để
sản xuất. Chọn sản xuất lương thực và máy móc (Tăng 1 đơn vị lương thực, giảm 1
đơn vị máy móc)

7


Khả năng

Lương thực

Máy móc

A

0

150

B

10

140

C

20

120


D

30

90

E

40

50

F

50

0

+ Có 6 phương án lựa chọn sản
xuất với các nguồn lực có sẵn.
+ Nếu tập trung nguồn lực sản
xuất mặt hàng này thì phải bỏ
việc sản xuất mặt hàng khác.

Về thực chất, lý thuyết lựa chọn nhằm đưa ra các mơ hình số lượng cho người tiêu
dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó dự đốn nhu cầu của xã hội.
Thuyết “Các vịng luẩn quẩn” và “Cú hch từ bên ngồi” của Samuelson. Theo
ơng, để tăng trưởng kinh tế cần có bốn nhân tố là: Nhân lực lao động, tài nguyên,
cấu thành tư bản và kỹ thuật công nghệ. Ở các nước kém phát triển thì bốn yếu tố

trên và việc kết hợp chúng đang gặp nhiều trở ngại lớn. Khó khăn càng tăng thêm
trong “một vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ. Để phá vỡ cần có “cú huých từ bên
ngồi” về vốn, cơng nghệ, chun gia... vì thế phải có đầu tư nước ngồi, phải tạo
điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngồi.
3. Lý thuyết lạm phát
Theo Samuelson và các nhà kinh tế học trường phái chính hiện đại trong nền kinh
tế hiện đại hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách
kinh tế vĩ mơ. Từ đó họ nghiên cứu các vấn đề về liên quan đến lạm phát như sau:
+ Các khái niệm về lạm phát
+ Nguồn gốc của lạm phát
+ Tác động của lạm phát
8


+ Những biện pháp kiểm soát lạm phát.
4. Lý thuyết ngân hàng và chính sách tiền tệ
Các nội dung cơ bản được nghiên cứu là:
+ Lý thuyết tiền tệ: Vấn đề quan trọng trong lý thuyết tiền tệ hiện đại là xác định
thành phần của mức cung tiền tệ.
+ Ngân hàng: Trong lý thuyết kinh tế học quan tâm đến “sự mở rộng nhiều lần của
tiền gửi ngân hàng hay quá trình tạo nguồn tiền gửi ngân hàng.

9


Lý thuyết thất nghiệp của Samuelson
Theo Samuelson, thất nghiệp là vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Mức thất
nghiệp cao, có nghĩa là khơng tận dụng hết nguồn lực và thu nhập của dân chúng.
Điều này làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản thêm sâu sắc dễ dẫn đến
bùng nổ xã hội. Samuelson cho rằng, xét về mặt kinh tế thì thất nghiệp gây ra thiệt

hại rất nặng nề, bởi vì nó làm cho một sản lượng lớn không được sản xuất ra.
Theo Samuelson, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với
toàn bộ lực lượng lao động.
Lực lương lao động bao gồm: người có cơng ăn việc làm và những người bị thất
nghiệp.
Người thất nghiệp là người khơng có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc
đang chờ được trở lại làm việc.
Theo ông, những người nằm ngoài lực lượng lao động bao gồm: người đi học, trơng
coi nhà cửa, về hưu, q đau ốm. Đó là nhóm người khơng có việc làm nhưng khơng
tìm việc làm.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao, các lý thuyết về việc làm và thất
nghiệp của Keynes và các nhà kinh tế học trước đó đã tỏ ra bất lực trước tình trạng
thất nghiệp ngày càng gia tăng mà các biện pháp nêu trong các lý thuyết của họ đã
không khắc phục được. Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những lý thuyết mới về thất
nghiệp, phân tích các nguyên nhân và các tác động kinh tế và tác động xã hội của
thất nghiệp. Một trong số các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết mới về thất nghiệp đó là
Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ. Samuelson đã phân tích cung-cầu về lao
động để thấy rõ bản chất của thất nghiệp. Từ đó ơng đã phân ra một số dạng thất
nghiệp như:

10


-

Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): Là những người lao động
có nhu cầu làm việc nhưng lại khơng muốn làm việc với mức lương thịnh
hành trên thị trường lúc đó.

-


Thất nghiệp khơng tự nguyện (involuntary unemployment): Là những người
khơng có việc làm, muốn làm việc với mức lương đang thịnh hành nhưng
khơng thể tìm được việc làm do cầu về lao động thấp.

-

Thất nghiệp tự nhiên: Chỉ mức thất nghiệp mà ở đó các nhân tố làm tăng,
giảm giá cả và tiền lương nằm ở thế cân bằng

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: là tỷ lệ trong đó những tác động lên xuống đối với giá cả
và tiền lương ở thế cân bằng, Samuelson chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn
phải lớn hơn không.
Theo Samuelson, gắn với sự phát triển kinh tế của các nước, tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng là thêm số thanh
thiếu niên, phụ nữ vào lực lượng lao động. Mặc khác, do tác động của chính sách
(như trợ cấp bảo hiểm) làm cho số cơng nhân thất nghiệp khơng tích cực tìm việc
làm và nguyên nhân khác nữa là do thay đổi cơ cấu sản xuất hay đổi mới công nghệ
sản xuất... Điều này phần nào đã được thực tiễn lịch sử phát triển của chính phủ chủ
nghĩa tư bản minh chứng.
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, Samuelson đề nghị nhà nước cần phải:
- Cải thiện, mở rộng dịch vụ thị trường lao động
- Mở các lớp đào tạo nghề, có chính sách tạo việc làm
- Loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ để có thể hạn chế việc gây ra
thất nghiệp...
Sau khi phân tích những biến động của thị trường lao động và các biến động của
nền kinh tế, Samuelson còn phân ra 3 loại thất nghiệp, đó là:

11



- Thất nghiệp tạm thời: Là dạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng
của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc
sống. Ông cho rằng trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, nhưng vẫn có thể ln
có một bộ phận người lao động di chuyển từ nơi này sang nơi khác do nhu cầu của
cuộc sống và chưa thể có việc làm ngay.
- Thất nghiệp có tính cơ cấu: Là dạng thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa
cung và cầu lao động. Trong một nền kinh tế biến động, cầu về một loại lao động
nào đó tăng lên, trong khi mức cầu về một loại lao động khác lại giảm đi, nhưng
mức cung lao động lại không được điều chỉnh đồng thời nên xảy ra tình trạng thất
nghiệp cơ cấu.
- Thất nghiệp chu kỳ: Là dạng thất nghiệp xảy ra khi mức cầu chung về lao động
thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, thất nghiệp sẽ tăng lên ở khắp mọi nơi
trong toàn bộ nền kinh tế. Khác với thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu, thất
nghiệp chu kỳ phản ánh sự rệu rã, suy thoái của một nền kinh tế.
Phân loại thất nghiệp theo cung-cầu lao động:

Các lý thuyết về thất nghiệp tuy từ các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều cho thấy
một điều cơ bản đó là trong một nền kinh tế hồn hảo thì vẫn có một bộ phận người
12


lao động khơng có việc làm, nhưng khơng tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp cao
hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết việc làm của các chính phủ và
sự đấu tranh của giai cấp cơng nhân đối với giới chủ.
Tác động của thất nghiệp:
Cùng với việc đưa ra khái niệm, các loại thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên,
trong kinh tế học Samuelson còn đề cập đến sự tác động, ảnh hưởng của thất nghiệp
trong đời sống kinh tế - xã hội.
Ông cho rằng, thất nghiệp là một vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Mức thất

nghiệp cao là thời kỳ thu nhập quốc dân bình quân đầu người thực tế thấp hơn mức
tiềm năng của nó. Theo đó, thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản lượng bị bỏ
đi, gây lãng phí các nguồn lực tài nguyên, nhân lực, vốn... và làm cho sản xuất giảm
sút, đình trệ.
Về mặt xã hội, do khơng có việc làm nên người lao động khơng có thu nhập, đời
sống cùng cực, khó khăn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tình cảm, từ đó nảy sinh
nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội, làm giảm sút lòng tin.
Trên đây là quan niệm về vấn đề thất nghiệp của Samuelson được trình bày trong
cuốn “Kinh tế học”.
Những đánh giá chung về lý thuyết thất nghiệp của Samuelson:
 Ưu điểm:
Trên cơ sở có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của các trường
phái trong lịch sử, Samuelson đã xây dựng lý thuyết thất nghiệp theo cách hiểu riêng
của mình, thể hiện sự khác biệt và hơn hẳn so với nhiều nhà kinh tế học tư sản trong
lịch sử.

13


Cụ thể, các học giả của chủ nghĩa xã hội không tưởng mặc dù đều thấy được thất
nghiệp là “bệnh hoạn” của chủ nghĩa tư bản, nhưng lại sai lầm khi đưa ra các nguyên
nhân dẫn tới hiện tượng đó:
-

Saint Simon thì cho rằng, dưới chủ nghĩa tư bản sự bóc lột diễn ra q bạo
lực và lừa bịp, chính phủ không chú ý tới đời sống người lao động, nên thất
nghiệp xảy ra

-


Charles Fourier thì lại cho là thương nghiệp là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
thất nghiệp

-

Các học giả của trường phái tiểu tư sản (Sismondi, Proudhon,...) cho rằng
thất nghiệp lại là một trong 4 mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, ngun nhân
của nó chính là do sự phát triển của máy móc.

-

Trường phái tân cổ điển thì lại cố tình lờ đi hiện tượng thất nghiệp trong quá
trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế cũng như trong quá trình tồn tại và phát
triển của chủ nghĩa tư bản.

-

Còn các học giả của chủ nghĩa tự do mới khi đề cập đến thất nghiệp lại cho
rằng nguyên nhân của nó là cơ chế thị trường...

Rõ ràng, hiện tượng thất nghiệp mới chỉ được các nhà kinh tế học nghiên cứu một
cách hời hợt bề ngoài trong phạm vi của xã hội tư bản, nhưng lại thiếu tính chính
xác và cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, đối với Samuelson, ông đã thấy được thất nghiệp là một vấn đề lớn, phức
tạp của các xã hội hiện đại nói chung, trong chủ nghĩa tư bản nói riêng - tức là nó đi
liền với xã hội hiện đại. Trên cơ sở ấy xác định cho mình phương pháp tiếp cận, lý
giải và phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh. Theo đó, thất nghiệp được xem xét một
cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ hơn với ý nghĩa là một lý thuyết kinh tế.
Samuelson đã:
- Đưa ra các khái niệm cơ bản có liên quan (thất nghiệp, lực lượng lao động, tỷ lệ

thất nghiệp...) và có sự phân loại về thất nghiệp theo các tiêu chí nhất định.
14


- Chỉ ra các nguyên nhân hình thành của từng loại thất nghiệp ấy (do mức lương
thấp, sự thay đổi về cơ cấu chu kỳ sản xuất...). Điều này chứng tỏ ơng khơng chỉ
dừng lại quan sát bề ngồi mà đã đi vào tìm hiểu bên trong của hiện tượng thất
nghiệp, cố gắng tìm ra những nhân tố tác động, ảnh hưởng và chi phối đến nó.
Những đánh giá về tác động của thất nghiệp đến kinh tế xã hội của Samuelson mặc
dù chưa đầy đủ, nhưng khá chính xác. Đặc biệt là ông đã đưa ra một số giải pháp
nhằm hạn chế mức tăng cao của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đối với chính phủ trong
q trình quản lý kinh tế xã hội.
 Hạn chế:
Lý thuyết thất nghiệp cùng với các lý thuyết kinh tế khác trong kinh tế học của
Samuelson đã trở thành một trong những cơ sở lý luận cho các hoạt động của doanh
nghiệp và Nhà nước ở các quốc gia tư bản phát triển; giúp các quốc gia đó giành
được một số thành tựu kinh tế xã hội nhất định. Tuy nhiên, lý thuyết thất nghiệp của
Samuelson cịn tồn tại và chứa đựng khơng ít những hạn chế xét ở nhiều phương
diện như:
-

Do chưa có được phương pháp nghiên cứu thực sự cách mạng và khoa học
mà chủ yếu dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để phân tích hiện tượng kinh tế,
chính vì vậy mà vấn đề đưa ra chưa được giải quyết một cách triệt để và có
tính thuyết phục cao.

-

Samuelson chưa chỉ ra được bản chất của hiện tượng thất nghiệp trong xã hội
– cái cốt lõi của vấn đề nghiên cứu, từ đó chưa vạch ra được một cách chính

xác, có căn cứ các ngun nhân dẫn đến hiện tượng này trong xã hội hiện đại
nói chung, dưới chủ nghĩa tư bản nói riêng.

-

Ngay cả các khái niệm mà Samuelson đưa ra cũng chưa đầy đủ, thậm chí cịn
chưa đúng, điều này chứng tỏ ông cũng vẫn chỉ dừng lại ở nghiên cứu hiện
tượng bề ngoài của thất nghiệp.

15


-

Bên cạnh đó, mặc dù Samuelson đã có sự đánh giá và phân loại thất nghiệp
theo các tiêu chí cụ thể, nhưng nhìn chung, sự phân loại ấy vẫn chưa phù
hợp, trên thực tế, đó chỉ là các hình thức biểu hiện cụ thể của thất nghiệp mà
thôi.

-

Những giải pháp nhằm khắc phục tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên mà Samuelson
đưa ra bề ngồi tưởng chừng là tích cực, nhưng đó là một sự lừa dối, thực
chất là một sự mị dân mà thơi. Bởi vì, chủ nghĩa tư bản sẽ khơng bao giờ làm
được điều đó và cũng chẳng dại gì mà tư bản lại tự xóa đi cái cơ sở tồn tại
của chính mình.

Trên thực tế, những luận điểm này đã bị tồn bộ q trình phát triển của chủ nghĩa
tư bản bác bỏ, nạn thất nghiệp không những khơng giảm xuống mà cịn tăng lên và
trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội tư bản.

Và như vậy chúng ta có thể thấy được rằng, những hạn chế cơ bản mà các nhà kinh
tế học tư sản trong lịch sử đã mắc phải khi xem xét hiện tượng thất nghiệp vẫn chưa
được Samuelson khắc phục, giải quyết. Ơng vẫn chưa thốt ra khỏi được cái vịng
luẩn quẩn mà bấy lâu nay luôn bám riết các nhà kinh tế học tư sản.
Những hạn chế này của Samuelson cũng như của các học giả tư sản không chỉ bị
giới hạn bởi phương pháp nghiên cứu thiếu tính khoa học, mà cịn bị giới hạn bởi
chính lợi ích giai cấp của mình. Tất cả các vướng mắc này chỉ được khắc phục một
cách triệt để trong kinh tế chính trị Mác Lênin.

16


Kết luận
Lý thuyết thất nghiệp là một trong những nội dung rất cơ bản của Samuelson được
thể hiện trong cuốn “Kinh tế học”, bằng cách vận dụng một cách tổng hợp các lý
thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử, kết hợp với sử
dụng nhiều cơng thức tốn học và đồ thị, Samuelson đã tiếp cận và lý giải hiện tượng
thất nghiệp theo cách riêng của mình khá chi tiết. Mặc dù cịn nhiều điểm hạn chế,
nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy trong 1 giới hạn nhất định, Samuelson cũng
có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn so với các nhà kinh
tế học tư sản trong lịch sử.

17


18




×