Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai 5Phuong phap trong tai nhay xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.25 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 5</b>


<b> PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÀI NHẢY XA</b>


I<b>. Phương pháp trọng tài nhảy xa</b>


Trong thi đấu thể thao, trọng tài là những người trực tiếp thay mặt Ban tổ
chức điều hành việc thi đấu của VĐV. Trách nhiệm của trọng tài (TT) là phải tổ
chức thi đấu đúng luật hiện hành và cả những điều bổ sung của từng giải.


<b>1. Phân công trọng tài: </b>Chức danh và trách nhiệm.


<b>- </b>01 tổ trưởng trọng tài nhảy xa: Quyết định các lần nhảy thành công hoặc
phạm quy của VĐV, giám sát việc đo và quyết định thành tích.


<b>- </b>03 trọng tài viên.<b> </b>


+ Số 1; Hỗ trợ bắt phạm vi, đo thành tích và sửa ván phủ chất dẻo để bắt
phạm quy.


+ Số 2: Theo dõi đánh dấu điểm rơi, đo thành tích.
+ Số 3: Xới và san cát sau mỗi lần nhảy.


(Khi thi đấu ở cơ sở, chỉ cần 2 trọng tài viên, khi đó các trọng tài tự giác
làm thêm việc).


- 02 thư kí:


+ 01 người điểm danh, ghi kết quả và bấm giờ theo dõi thời gian từ khi
gọi tên VĐV đến khi VĐV nhảy để phát hiện trường hợp trì hỗn lần nhảy.



+ 01 người theo dõi đối chiếu thực tế thi đấu với biên bản và công bố kết
quả (khi thi đấu ở cơ sở, chỉ cần 1 thư kí).


<b>2. Bố trí trọng tài trên sân:</b> Vị trí của các trọng tài trên sân được bố trí như
sau:


T.kí


Trưởng TT


Biển TT


TT viên


TT viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3. Dụng cụ</b>: bàn và 2 ghế cho thư kí.


- Biên bản thi đấu (theo mẫu quy định do BTC phát).
- 1 đồng hồ bấm giây.


- 1 thước dây 10 – 20m (nên là thước dây kim loại).
- 1 cờ đỏ và 1 cờ trắng cho tổ trưởng trọng tài.
- 1 hoặc vài ván phủ chất dẻo để bắt phạm vi.
- 1 cờ nhỏ để đánh dấu mốc kỉ lục.


- 1 bảng thơng báo thành tích.
- Các vật để VĐV đánh dấu.


- Trong các cuộc thi lớn cần công nhận kỉ lục, phải có máy đo tốc độ gió và


xác định hướng gió.


<b>4. Trình tự tiến hành</b>: Đến giờ thi đấu (theo lịch đã công bố) thư ký tập trung
VĐV điểm danh, thứ tự điểm danh cũng chính là thứ tự nhảy của VĐV. Tổ trưởng
nhắc về luật, sau đó trọng tài và VĐV về vị trí của mình để thi đấu bắt đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vào chung kết. Phải cơng bố ngay danh sách đó để các VĐV chuẩn bị hoặc yên
tâm về nghỉ ngơi chờ đến ngày thi chung kết. Việc công bố phải do Tổ trưởng đảm
nhiệm, nhưng cũng có khi do thư kí thực hiện.


Trong các cuộc thi với số lượng VĐV khơng nhiều thì thi loại và chung kết
thường được tiến hành trong buổi.


Nếu số lượng VĐV dự thi chỉ từ 8 VĐV trở lại thì tất cả các VĐV đều được
nhảy 6 lần và lấy thành tích cao nhất của 6 lần đó để xếp loại (theo Luật).


Thi đấu chung kết được tiến hành như khi thi loại nhưng thứ tự nhảy của
VĐV sẽ theo quy định: Người có thành tích thấp hơn phải nhảy trước.


Tổ chức thi xong, tổ trưởng và thư kí thống nhất kết quả (xếp hạng VĐV theo
thành tích), kí vào biên bản và nộp kết quả cho BTC.


<b>II. Một số điểm cơ bản trong luật Điền kinh</b>
<b>1. Thi đấu</b>


- Nếu vì lí do nào đó khi nhảy VĐV bị cản trở thì trọng tài giám sát có
quyền cho VĐV đó nhảy lại.


- Trì hỗn lần nhảy: Nếu VĐV cố tình trì hỗn lần nhảy sau khi trọng tài
đã gọi sẽ mất lần nhảy và bị coi là phạm quy. Thời gian được phép là 1 phút.



- Thứ tự nhảy – thực hiện theo kết quả rút thăm.


- Khi số VĐV nhiều hơn 8 người, mỗi VĐV chỉ được nhảy 3 lần. 8 người
có thành tích cao nhất sẽ được nhảy thêm 3 lần nữa theo thứ tự ngược với thành
tích. Khi chọn VĐV vào chung kết nếu có trường hợp thành tích bằng nhau thì xét
thành tích cao thứ 2; nếu vẫn bằng nhau thì xét thành tích cao thứ 3 và dưới nữa.


Khi chỉ có 8 (hoặc ít hơn) VĐV dự thi thì mỗi VĐV đều được nhảy 6 lần.
- VĐV sẽ phạm lỗi nếu:


a. Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất cứ bộ
phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm nhảy.


b. Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía sau hay
phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

d. Sử dụng bất kì hình thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc trong hành
động giậm nhảy.


e. Trong quá trình tiếp đất, VĐV chạm vào phần phía bên ngồi hố gần vạch
giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát.


f. Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần vạch
giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi xuống, bao gồm
bất kì điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn toàn trong hố cát nhưng gần
vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu tiên lúc rơi xuống.


- Nếu VĐV giậm nhảy ở vị trí trước khi đạt tới ván giậm thì sẽ khơng bị
coi là phạm lỗi.



- Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kì bộ phận
nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo
dài của vạch giậm nhảy. Việc đo phải tiến hành vng góc với vạch giậm nhảy
hoặc đường kéo dài của vạch này.


- Mỗi VĐV được tính thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả
các lần nhảy để quyết định vị trí đầu tiên khi có sự bằng nhau.


<b>2. Đường chạy đà</b>


Đường chạy đà phải dài tối thiểu là 40m và có độ rộng 1,22m +<sub> 0,01m và</sub>
được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5cm. Độ dài tối đa của đường chạy đà
phải là 45 m và được đo từ vạch giậm nhảy có liên quan tới cuối của đường chạy
đà.


<b>3. Ván giậm nhảy (bục giậm nhảy)</b>


- Giậm nhảy được thực hiện trên ván giậm được chôn ngang mức với đường
chạy đà và bề mặt của khu vực rơi (hố cát). Cạnh của ván giậm gần với khu vực rơi
được gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất
dẻo để giúp cho trọng tài xác định phạm quy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố cát) phải có
độ dài tối thiếu 10m.


- Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của khu vực rơi từ 1-3m.


- Cấu trúc: Ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ hoặc liệu
cứng phù hợp khác có chiều dài từ 1,22m +<sub> 0,01m, chiều rộng 20cm (</sub>+<sub>2mm) và</sub>


chiều cao (sâu) 10cm. Mặt trên ván giậm nhảy được sơn màu trắng.


- Ván phủ chất dẻo để xác định phạm quy: Ván này gồm một thanh cứng rộng
10cm (+<sub>2mm) và dài 1,22m </sub>+<sub> 0,01m bằng gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào phù hợp. Ván</sub>
này sẽ được gắn vào khoản trống hoặc giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm
nhảy gần phía khu vực rơi. Mặt trên ván cao hơn mặt ván giậm nhảy 7mm (+<sub>1mm)</sub>
hai cạnh bên có mặt vát với góc 300 <sub>và mặt vát hướng về phía đường chạy được</sub>
phủ một lớp chất dẻo có độ dày 1mm. Nếu mặt ván được tách riêng thì khi ghép
vào phải đủ chắc để chấp nhận được toàn bộ lực của chân VĐV.


Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh giầy VĐV
bám chắc chứ không bị trượt.


Lớp phủ chất dẻo có thể được làm nhẵn bằng cách lăn hoặc miết để tạo hình
phù hợp cho mục đích xóa, tẩy vết chân VĐV in trên lớp phủ.


Ghi chú: Nên có nhiều tấm ván phủ chất dẻo để thay nhanh, không để VĐV
phải chờ lâu.


<b>4. Khu vực rơi xuống</b>


- Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2,75m và tối đa là
3,00m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>BIÊN BẢN THI ĐẤU MÔN NHẢY XA</b>


Tên gọi cuộc thi đấu:……….


Ngày …..tháng……năm…..



Thứ
tự


Họ và tên
VĐV


Đơn


vị đeoSố


Thành tích Thành
tích
cao
nhất


Thứ


hạng Ghichú
1 2 3 4 5 6


Thư kí Tổ trưởng trọng tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

×