Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Những đặc trưng văn hóa hàn quốc từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

Tác giả : PGS-TS. Trần Thị Thu Lương
Nguyễn Thị Phương Mai
Lê Hiền Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1............................................................................................................... 5
VĂN HÓA, ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÀ.......................................................... 5
NHỮNG YẾU TỐ QUY ĐỊNH ĐẶC TRƯNG VĂN HĨA................................. 5
1.1. Khái niệm văn hóa và đặc trưng văn hóa ................................................. 5
1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành và biến đổi đặc trưng văn
hóa ....................................................................................................................14
Chương 2..............................................................................................................18
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRIỀU TIÊN TRUYỀN THỐNG............18
(từ đầu đến thế kỷ XIX).......................................................................................18
2.1. Đó là một nền văn hóa nơng nghiệp giàu tính nhân văn.........................18
2.2. Văn hóa tơn ti, trọng lễ nghi, trọng danh ................................................26
2.3. Ý thức cộng đồng và lịng tự tơn dân tộc cao...........................................35
2.4. Văn hóa Hàn thấm đẫm yếu tố tâm linh..................................................38
Chương 3..............................................................................................................44
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC THỜI HIỆN ĐẠI ...............................44
3.1. Những biến đổi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hàn Quốc thời
hiện đại.............................................................................................................44


3.2. Những đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc hiện đại ..................................56
KẾT LUẬN ..........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................70


MỞ ĐẦU

1. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài
1. Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang phát triển mạnh mẽ trong hai thập
niên qua và đã vươn tới tầm đối tác chiến lược. Trong bối cảnh đó người Việt Nam
cần hiểu biết văn hóa Hàn Quốc để làm cơ sở định hướng các chính sách, các hành
vi ứng xử, tạo nên sự bền vững trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất, thương mại
xuất khẩu lao động, hôn nhân, du học, phát triển du lịch, v.v.. với các đối tác Hàn
Quốc. Trong việc hiểu biết văn hóa này việc nắm bắt các đặc trưng văn hóa Hàn
Quốc là kiến thức thiết yếu nhất. Do vậy một nghiên cứu có tính chất tổng quan đúc
kết các đặc trưng văn hóa Hàn Quốc là một nghiên cứu cần thiết.
Hàn Quốc học là một ngành khoa học ngày càng được quan tâm ở nhiều nước
trên thế giới bởi vì trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa hiện nay những mối liên
kết giữa các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Trước thực tiễn phát triển quan
hệ Việt Nam - Hàn Quốc, ngành Hàn Quốc học từ sau năm 1992 đã lần lượt thành
lập và phát triển tại các trường Đại học ở Việt Nam trải khắp Bắc - Trung - Nam.
Ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở đào tạo Hàn Quốc học như vậy, đã ra
đời và phát triển mạnh mẽ trong 15 năm qua. Mặc dù vậy ngành Hàn Quốc học của
Việt Nam nói chung, của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn là một ngành non trẻ và cần thiết phải có nhiều
nghiên cứu, nhiều giáo trình, sách tham khảo hơn nữa để phục vụ cho việc đào tạo.
Đề tài Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại hướng tới việc
tổng kết các đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc trong một cái nhìn lịch sử từ truyền
thống đến hiện đại, chuẩn bị cho việc biên soạn một giáo trình văn hóa Hàn Quốc

góp phần phục vụ đào tạo sinh viên ngành Hàn Quốc học là đề tài rất đáng thực
hiện.

1


3. Khi nói đến Hàn Quốc hoặc văn hóa Hàn Quốc cần chú ý đến hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp là chỉ quốc gia Đại Hàn Dân Quốc được thành lập từ 1948 nằm ở
phía nam bán đảo Triều Tiên. Những thay đổi mạnh mẽ đa dạng của kinh tế, văn
hóa, xã hội của Hàn Quốc được đề cập, nghiên cứu và thảo luận nhiều hiện nay là
nằm trong phạm vi khơng gian của Đại Hàn Dân Quốc.
- Trong khi đó nghĩa rộng của Hàn Quốc lại là một cộng đồng dân cư đã sống
trên bán đảo Triều Tiên với lịch sử lâu đời. Do vậy Hàn Quốc theo nghĩa rộng sẽ có
quy mơ khơng gian bao gồm cả Bắc và Nam Triều Tiên, thời gian bao gồm cả thời
kỳ cổ đại và tiền cận đại.
Do đặc tính lịch sử của văn hóa mà nhiều đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc đã
được hình thành từ rất lâu trong quá trình sinh sống lâu dài của người Hàn Quốc
trên bán đảo Triều Tiên trong một cộng đồng chính trị thống nhất với những kinh
nghiệm lịch sử và tính nhất thể văn hóa giữa hai miền.
Do vậy văn hóa trong xã hội Đại Hàn Dân Quốc hiện đại mang tính hai mặt và là
một sự cộng tồn, hỗn dung giữa truyền thống và hiện đại.
Thực vậy, Hàn Quốc đã từng chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo, Nho giáo và
văn hóa các nước phương Đông trong một thời gian dài. Cho đến bây giờ nó vẫn là
một xã hội phương Đơng với đầy đủ các dấu ấn trong mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Tuy nhiên, đồng thời Đại Hàn Dân Quốc hiện nay lại là một quốc gia năng động
vào loại nhất thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Kitô và văn minh phương
Tây.
Đề tài Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại hướng tới việc
tiếp cận văn hóa Hàn Quốc theo phương pháp nghiên cứu cấu trúc động trong đó
cấu trúc đồng đại (đặc trưng văn hóa của xã hội Hàn Quốc ở Đại Hàn Dân Quốc

hiện đại) sẽ được phân tích từ cái nhìn lịch đại (văn hóa Hàn Quốc truyền thống).
Việc tiếp cận văn hóa Hàn Quốc như vậy sẽ tránh được sự phiến diện hoặc chỉ dừng
lại ở các yếu tố truyền thống hoặc chỉ nhấn mạnh tới yếu tố hiện đại. Điều đó cho
thấy tính mới của đề tài nghiên cứu, đồng thời tăng cao tính thực tiễn khi kết quả
nghiên cứu của đề tài mang đến những kiến thức khoa học, chân thực, cơ bản và
hữu dụng cho nhiều đối tượng trong xã hội.

2


2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài hướng tới mục tiêu biên soạn một giáo trình văn hóa Hàn Quốc trong đó
diễn giải, phân tích, tổng kết đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc với những biến đổi
của nó từ truyền thống đến hiện đại.
Tuy nhiên do đề tài hiện nay chỉ ở quy mô cấp trường, thời gian và kinh phí chưa
đủ để thực hiện mục tiêu trên. Vì vậy mục tiêu cụ thể của đề tài này là một nghiên
cứu phác thảo, bước đầu xây dựng kết cấu, đề xuất các ý tưởng, tập hợp tư liệu như
một đề cương chi tiết để chuẩn bị cho việc thực hiện mục tiêu biên soạn giáo trình
văn hóa Hàn Quốc đã nêu.
Mặc dù xác định mục tiêu như một nghiên cứu phác thảo nhưng tinh thần của nó
khơng có nghĩa là nơng cạn, đơn giản và sơ lược. Nó phải cung cấp một cái nhìn
tổng quan và cơ bản về sự biến đổi văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại
với một số đặc trưng nổi bật nhất.
3. Nhiệm vụ của đề tài`
1. Tổng kết các đặc trưng văn hóa truyền thống của Hàn Quốc đã được đề cập
trong nhiều nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc và Việt Nam.
2. Trên cơ sở những biến đổi mạnh mẽ của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của
Đại Hàn Dân Quốc từ thời kỳ cận đại đến nay để phân tích những biến đổi ở một số
lĩnh vực quan trọng của văn hóa Hàn Quốc hiện đại.
3. Xác định và giới thiệu một cách tổng quan các đặc trưng văn hóa Hàn Quốc

hiện đại.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa và lịch sử nói chung ln là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa
học xã hội nhân văn vì thế bản thân quốc gia đó hay những đối tượng bên ngoài khi
nghiên cứu về quốc gia đó đều chú trọng quan tâm nghiên cứu đến văn hóa và lịch
sử. Với Hàn Quốc cũng như vậy.
Trong phạm vi hiểu biết của mình chúng tơi tập trung một danh mục tài liệu tham
khảo về nghiên cứu lịch sử và văn hóa Hàn Quốc ở phần phụ lục để người đọc tiện
tìm hiểu và tra cứu lịch sử nghiên cứu vấn đề. Danh mục này cho thấy việc nghiên
cứu văn hóa Hàn Quốc đã được các học giả trong và ngoài Hàn Quốc chú trọng.

3


Những nghiên cứu, tổng kết về văn hóa Hàn Quốc và đặc trưng, tính cách của người
Hàn, của những người đi trước là hết sức quan trọng và quý giá. Tuy nhiên trên thực
tiễn tình hình của Việt Nam thì:
1- Các đặc trưng văn hóa Hàn Quốc đã được đề cập, nghiên cứu trong nhiều cơng
trình nhưng chưa được cơ đúc tổng kết trong một cơng trình chun khảo.
2- Do Hàn ngữ cịn xa lạ với số đơng người Việt và việc dịch thuật có nhiều hạn
chế nên kết quả nghiên cứu sâu sắc của các học giả Hàn Quốc bằng tiếng bản ngữ
về lĩnh vực này chưa tới được với đa số những người Việt Nam đang cần có kiến
thức văn hóa Hàn Quốc để học tập lao động, hơn nhân, v.v..
Chính vì vậy một đề tài có tính tổng kết cô đúc các nghiên cứu về đặc trưng văn
hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại, cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết
yếu nhất về các đặc trưng này, phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng Việt Nam
hiện nay là một đề tài rất nên thực hiện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do bản thân văn hóa Hàn Quốc hiện đại là sự cộng tồn đặc sắc truyền thống và
hiện đại với những chuyển biến lịch sử xã hội đặc biệt nên chúng tôi chú trọng

phương pháp tiếp cận cấu trúc động. Theo đó diện mạo và đặc trưng văn hóa Hàn
Quốc vừa có lát cắt theo đồng đại (diện mạo đặc trưng thời truyền thống/diện mạo
đặc trưng thời hiện đại) vừa được dẫn dắt phân tích theo lịch đại (biến đổi từ truyền
thống đến hiện đại). Vì vậy chúng tơi sẽ vận dụng nhiều phương pháp liên ngành,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp. Các
phương pháp này sẽ được vận dụng linh hoạt và nhấn mạnh tùy theo từng nội dung
nghiên cứu. Tuy nhiên do yêu cầu hướng tới tính giáo khoa và phổ cập sử dụng nên
sẽ không chú trọng sử dụng phương pháp chuyên sâu.

4


Chương 1
VĂN HÓA, ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÀ
NHỮNG YẾU TỐ QUY ĐỊNH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

Phần xác định nội hàm các khái niệm cơng cụ văn hóa và đặc trưng văn hóa là
cần thiết vì tính đa tầng đa nghĩa của các khái niệm này có ảnh hưởng trực tiếp đến
nội dung nghiên cứu của đề tài. Do vậy chúng tơi sẽ trình bày rõ quan niệm của
mình về các khái niệm cơ bản có liên quan đó.
1.1. Khái niệm văn hóa và đặc trưng văn hóa
Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều phương diện và bình diện khác
nhau ở những khu vực khác nhau và trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ở phương Tây, quan niệm văn hóa được đề cập khá sớm với tinh thần căn bản là
sự “trồng trọt tinh thần gắn với từ latinh cultura chỉ sự “cày cuốc” “làm đất”. Nói
khác đi đó là sự tác động của con người làm thay đổi thiên nhiên với tư cách là môi
trường sống. Chính trong khái niệm này chứa đựng một nội hàm sâu sắc của văn
hóa là sự tạo lập một thiên nhiên thứ hai của con người – một phương thức hoạt
động sống đặc biệt so với các phương thức tổ chức sự sống trước đây trên trái đất.
Trong ngôn ngữ cổ của Trung Quốc Văn là một từ dùng để chỉ vẻ ngồi, hóa là

dạy dỗ giáo hóa. Từ Văn theo cách giải thích của Tuân Tử (thế kỷ VI trước Công
nguyên) là ngụy. Ngụy là cái con người làm thêm, khơng phải tự nhiên. Theo đó con
người được giáo hóa, dạy dỗ để trở nên đẹp đẽ hơn để có thể sửa đổi cái tự nhiên
thành cái có Văn hơn. Chính theo cách hiểu đó từ Văn hóa được dùng để dịch từ
Culture của Châu Âu thời cận đại khi các Tân thư từ phương Tây vào Nhật Bản,
truyền qua Trung Quốc rồi vào Việt Nam.
Tuy được đề cập đến từ lâu nhưng văn hóa chỉ được khảo cứu như một đối tượng
của khoa học từ thế kỷ XIX. Định nghĩa của nhà nhân học nổi tiếng người Anh
Edward Burnett Tylor (18332-1917) trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive
culture) xuất bản năm 1871 ở London được xem như là định nghĩa khoa học sớm
nhất về văn hóa văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học
có nghĩa là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng, nghệ thuật,

5


đạo đức, luật lệ phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt
được với tư cách là một thành viên trong xã hội.
Định nghĩa này được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhiều thế hệ tham khảo như
một điểm xuất phát để tán thành hoặc thêm, bớt theo quan niệm của họ.
Cùng với sự phát triển của việc nghiên cứu văn hóa, có rất nhiều định nghĩa văn
hóa được đưa ra sau định nghĩa của E. B. Taylor, số lượng các định nghĩa lên đến
hàng trăm. Năm 1952 vấn đề định nghĩa văn hóa đã được hai nhà nhân học người
Mỹ A. L. Kroeber và A. C. Kluckholm dành hẳn một cuốn sách Văn hóa: tổng quan
về khái niệm và định nghĩa để giới thiệu gần 200 định nghĩa văn hóa. Cuốn sách có
tiếng vang lớn, từ đó những định nghĩa về văn hóa khơng ngừng tăng lên và cho đến
nay, thật khó đưa ra một con số chính xác về số lượng các định nghĩa này.
Sự phong phú của định nghĩa khoa học về văn hóa trước hết cho thấy bản thân
văn hóa là một hiện tượng đa dạng và phức tạp và sau nữa, đó là sự đa dạng về góc
độ nhìn nhận của các tác giả nghiên cứu văn hóa.

Nhà khoa học người Pháp Dominique Volton đã tổng kết ba cách hiểu khái niệm
văn hóa trong một số ngơn ngữ chính của phương Tây: i) văn hóa theo nghĩa cổ của
tiếng Pháp chỉ sự sáng tạo ; ii) văn hóa trong tiếng Đức bao hàm các giá trị các biểu
tượng và di sản được công nhận và chia sẻ trong một cộng đồng người nhất định ;
iii) trong tiếng Anh văn hóa mang tính nhân học hơn và bao gồm cả lối sống phong
cách cư xử thường ngày1
Ở Việt Nam các nhà khoa học cũng có những nhận thức khác nhau về văn hóa.
Trong cơng trình Việt Nam văn hóa sử cương xuất bản lần đầu tiên năm 1938 học
giả Đào Duy Anh đã định nghĩa văn hóa là cách sinh hoạt của con người vì thế,
theo ơng nghiên cứu xem sự sinh hoạt về các phương diện kinh tế, xã hội, tri thức
của một dân tộc xưa nay chuyển biến như thế nào là nghiên cứu lịch sử văn hóa của
dân tộc ấy.

1

Xem Domique Volton: Penser la communication, Paris, 1997.

6


Tiếp cận theo hướng văn hóa là sáng tạo, nhà văn hóa học Vũ Khiêu cho rằng
văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi động vật, ngày càng xóa bỏ
những đặc tính của động vật để khẳng định những đặc tính của con người1
Nhà sử học Nguyễn Hồng Phong cũng xác định văn hóa là cái do con người
sáng tạo ra, là nhân cách hóa2
Với cách tiếp cận khác nhà nghiên cứu Phan Ngọc quan niệm văn hóa là mối
quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với thế
giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình hóa theo cái mơ
hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này đó
là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của

cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người
khác3
Trần Ngọc Thêm cho rằng khái niệm văn hóa có thể quy về hai cách hiểu chính –
theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng, cịn về cách định nghĩa thì có định nghĩa miêu tả
và định nghĩa nêu đặc trưng. Trong loại định nghĩa nêu đặc trưng thì phân biệt ba
khuynh hướng: i) khuynh hướng coi văn hóa là các kết quả (sản phẩm) ; ii) khuynh
hướng coi văn hóa là các q trình ; iii) khuynh hướng coi văn hóa như những quan
hệ, những cấu trúc4
Nhìn chung mỗi cách tiếp cập, cách hiểu, cách định nghĩa trên về khái niệm văn
hóa đều có hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên hiện tượng đa dạng này làm cho việc hiểu
khái niệm văn hóa trở nên phân tán đến mức UNESCO phải khuyến cáo các nhà
khoa học không nên đưa thêm các định nghĩa văn hóa nữa. Mặc dù vậy bản thân
UNESCO cũng thấy rằng vẫn phải đưa ra được một định nghĩa về văn hóa đảm bảo
cho sự thống nhất nhận thức trong các hoạt động văn hóa trên bình diện tồn thế
giới. Vì vậy hội nghị thế giới về chính sách văn hóa UNESCO tháng 8-1982 đã
thơng qua tun bố chung trong đó nêu rõ Theo nghĩa rộng nhất của nó, ngày nay
văn hóa được xem là tồn bộ phức thể những nét nổi bật về tinh thần, vật chất, tri
1

Vũ Khiêu, Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, trang 8.
Nguyễn Hồng Phong, Báo cáo khoa học về đề tài KX.06.12 năm 1995.
3
Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, trang 19-20
4
Xem Trần Ngọc Thêm, Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
trang 17-19.
2

7



thức và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó khơng chỉ gồm
nghệ thuật, văn học mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ
thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng1
Trên tinh thần đó Federio Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã bổ sung thêm để
đưa ra một định nghĩa văn hóa trong bài Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa đăng
trên Tạp chí thơng tin UNESCO số tháng 1-1988: Văn hóa là tổng thể sống động
các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc.
Rõ ràng là định nghĩa văn hóa đã tồn tại một sự đa dạng đến mức gây bối rối cho
người sử dụng và vì vậy để hiểu và sử dụng được khái niệm văn hóa như một khái
niệm cơng cụ để nghiên cứu, chúng ta lại buộc phải lý giải được vì sao lại có q
nhiều định nghĩa văn hóa như vậy? Tìm được căn nguyên của hiện tượng này chúng
ta mới có thể chủ động lựa chọn nội hàm khái niệm văn hóa trong vô số các định
nghĩa đã được đưa ra để sử dụng. Theo chúng tơi chỉ có trở lại cách hiểu khái niệm
trong triết học mới có thể giải thích được hiện tượng nhiều khái niệm (định nghĩa)
văn hóa từ gốc rễ xuất phát của hiện tượng này.
Trong triết học khái niệm có hai thành phần là nội hàm và ngoại diên được biểu
đạt bằng định nghĩa: Nội hàm là tập hợp tất cả các thuộc tính chung của các đối
tượng được phản ánh trong một khái niệm. Do đó có thể hiểu nội hàm là khái niệm.
Ngoại diên là tập hợp tất cả các đối tượng có thuộc tính chung được phản ánh trong
một khái niệm.
Ví dụ nội hàm của khái niệm đồng hồ: Đồng hồ là công cụ đo thời gian. Vậy thì
ngoại diên của nó là tất cả các vật, cơng cụ nào có thuộc tính đo thời gian: đồng hồ
dây cót, đồng hồ điện tử, đồng hồ nước, đồng hồ cát, v.v..
Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi nội
hàm của khái niệm thu hẹp lại (bớt đi thuộc tính chung) thì ngoại diện mở rộng ra
và ngược lại. Ở ví dụ trên nếu ta bớt nội hàm khái niệm đồng hồ chỉ còn: Đồng hồ


1

UNESCO Intergovernmental Conference on cultural policies for development, Stokhom, Sweden 2 April
1998

8


là cơng cụ đo (bỏ thuộc tính thời gian) thì lập tức ngoại diên của khái niệm sẽ mở
rộng ra: Đồng hồ đo điện, đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ đo áp suất, v.v.. chứ không chỉ
là các loại của đồng hồ đo thời gian.
Trở lại việc xác định khái niệm văn hóa. Do văn hóa liên quan đến mọi mặt của
đời sống con người nên nó mang một ngoại diên rất rộng. Bất cứ một cái gì do con
người làm ra hoặc tác động vào đều có chứa thuộc tính văn hóa. Các nhà khoa học
khi nghiên cứu văn hóa đều từ xuất phát điểm của mình (nhân học, xã hội học, sử
học, văn học, triết học, ngôn ngữ học, sinh học, vật lý học, v.v..) là những khu vực
ngoại diên khác nhau để rút ra các thuộc tính chung khơng trùng khớp nhau và vì
thế mỗi sự khái quát như vậy của họ sẽ làm xuất hiện một định nghĩa văn hóa trong
đó có sự đúng đắn của một khu vực ngoại diên văn hóa nhưng chưa đủ bao quát hết
các khu vực ngoại diên khác. Cứ như vậy các định nghĩa khác nhau về văn hóa tiếp
tục ra đời.
Nếu hiểu như vậy chúng ta sẽ không quá căng thẳng để xác định định nghĩa văn
hóa nào trong vơ số các định nghĩa văn hóa đó là duy nhất đúng bởi vì tất cả các
định nghĩa đó đều đúng ở những khu vực ngoại diên nhất định của văn hóa. Vấn đề
quan trọng là từ sự khái quát của các nhà khoa học về các khái niệm văn hóa đó
chúng ta nhìn ra và xác định rõ được những thuộc tính nào là có tính khái qt cao
và làm rõ được nội hàm của khái niệm này theo hướng có thể sử dụng được để thực
hiện các thao tác nghiên cứu của văn hóa học.
Chúng tơi chọn cách tiếp cận hệ thống cấu trúc để xác định những thuộc tính bản
chất của văn hóa đã được nhiều nhà khoa học đi trước khái quát ở nhiều định nghĩa

khác nhau:
Thứ nhất xét theo phương thức hình thành, văn hóa là hoạt động sinh sống có ý
thức của con người, là cái của riêng của lồi người, khơng có ở loài vật. Đây là
điểm thống nhất tuyệt đối của tất cả các định nghĩa.
Hoạt động văn hóa diễn ra với sự hình thành và phát triển của xã hội lồi người
trong mối quan hệ con người với thế giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với
con người trong xã hội.

9


Thứ hai xét theo thuộc tính và đặc trưng cơ bản, văn hóa là q trình sáng tạo.
Yếu tố hàng đầu của văn hóa là tri thức đó thực sự là q trình tích lũy các hiểu
biết về quy luật vận hành của tự nhiên, xã hội để từ những bậc thang tri thức này
lồi người đã duy trì phát triển cuộc sống của con người. Những sáng tạo lớn lao
của con người được ghi nhận như những mốc đánh dấu các thời kỳ phát triển văn
hóa từ phát minh ra lửa, đồ gốm, luyện kim, chữ viết, con số ở thời kỳ đồ đá, đồ
đồng cho đến những giải thưởng khoa học cao quý ngày nay như giải nobel giành
tôn vinh cho việc phát hiện được những tri thức mới cho xã hội lồi người.
Văn hóa do vậy là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại của
con người tức là quá trình kế thừa các tri thức cũ để phát hiện ra cái mới. Đó là một
sự kế thừa có chọn lọc có phê phán để vượt qua đỉnh cao cũ vươn lên đỉnh cao mới.
Đó là sự phủ định biện chứng trong q trình sáng tạo văn hóa.
Thứ ba xét theo kết quả và vai trò định hướng cho phát triển, văn hóa là giá trị và
hệ giá trị. Giá trị to lớn nhất của hoạt động sáng tạo văn hóa là thúc đẩy sự phát
triển của xã hội loài người. Chỉ có hoạt động nào tích cực hướng tới sự có ích cho
cuộc sống con người, nâng cao trí tuệ phẩm giá của con người thì hoạt động ấy mới
là hoạt động văn hóa. Những hoạt động nào đối lập với tính chất và mục đích ấy
đều là xa lạ với khái niệm văn hóa và vơ giá trị. Trên quan điểm đó, hệ giá trị phổ
quát của văn hóa được xác định là Chân – Thiện – Mỹ.

Biểu hiện nổi bật của Chân là cái thật, là chân lý khách quan, đó là giá trị có sức
lơi cuốn con người tìm tịi phát hiện để nhận thức chân lý và hoạt động theo quy
luật. Mặt khác Chân cịn có giá trị về sự chân thực, trung thực, trung thành thuộc về
ứng xử văn hóa của con người. Đấu tranh cho sự chiến thắng của chân lý, vạch trần
phản chân lý, giả khoa học, giả đạo đức cũng nằm trong hệ giá trị Chân của văn hóa.
Biểu hiện nổi bật của cái Thiện là tính nhân bản tức là tính người và tình người
trong tất cả các mối quan hệ với đồng loại. Giá trị này giúp cho con người hướng tới
sự khoan dung, nhân ái, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, u hịa bình, căm ghét chiến
tranh, giết chóc, ghét cái ác, v.v.. Hệ giá trị này là van an toàn cho sự tồn tại của xã
hội loài người bởi vì khơng có cái thiện, lồi người có thể bị diệt vong do chính
thức những tri thức và phát minh ra nguyên tử để chế tạo nhà máy điện nguyên tử

10


phục vụ cho đời sống con người hay chế tạo ra bom nguyên tử để hủy diệt cả loài
người là tùy thuộc rất lớn vào hệ giá trị tính thiện trong văn hóa của cá nhân hay
cộng đồng nắm trong tay tri thức về nguyên tử.
Biểu hiện điển hình của Mỹ là cái đẹp. Bản chất của cái đẹp cũng là gắn với sự
sống, thăng hoa sự sống và sức sống của nhân loại trong sự khéo léo, hài hòa, bay
bổng của thẩm mỹ và trí tưởng tượng.
Như vậy xét theo hệ thống cấu trúc chúng ta có thể xác định được thuộc tính bản
chất của văn hóa là tổng thể hoạt động sáng tạo của con người trong quá khức và
hiện tại tạo nên các giá trị văn hóa phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con
người.
Tuy nhiên chỉ như vậy khái niệm văn hóa vẫn chưa cho phép bao quát được một
thuộc tính khác cũng rất cơ bản của văn hóa là thuộc tính khác nhau. Hay nói khác
đi đó là thuộc tính thuộc về bản sắc văn hóa (identité cluturelle). Sáng tạo là thuộc
tính chung của văn hóa nhưng nó lại được thể hiện ở sự đa dạng phong phú của
mn vàn hình thức khác nhau ở những chủ nhân văn hóa khác nhau.

Mỗi nền văn hóa đều phát triển trong các tham số không gian (điều kiện địa lý),
thời gian (điều kiện lịch sử, xã hội, chính trị) khác nhau và gắn bó chặt chẽ với chủ
nhân sáng tạo khác nhau. Vì vậy sẽ có các kiểu lựa chọn khác nhau (Phan Ngọc).
Xem vậy Văn hóa cịn là bộc lộ đặc thù của lối sống, hành vi ứng xử của các dân
tộc riêng biệt, phương thức cảm nhận thế giới đặc biệt của nó trong huyền thoại,
truyền thuyết, hệ thống tín ngưỡng với sự định hướng giá trị mang lại ý nghĩa cho
sự tồn tại của con người1
Ẩm thực hay trang phục là thành tựu chung của sáng tạo văn hóa nhưng mỗi
cộng đồng, mỗi dân tộc lại có một phong cách, một cách thức ẩm thực và trang
phục hoàn toàn khác biệt nhau. Sự khác nhau đó chính là bản sắc riêng của mỗi nền
văn hóa. Có thể lấy ý kiến của Nguyễn Khoa Điềm và cộng sự để diễn đạt rõ vấn đề
này Bản sắc văn hóa dân tộc phải là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản trong
sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường

1

A. A. Belik, Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội,
2000, trang 10.

11


xuyên với các điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng,
v.v.. trong quá trình vận động khơng ngừng của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa cịn là
mối liên hệ thường xun có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái
chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong q trình giao lưu
văn hóa sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung, đồng
thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa khác nhào nặn thành giá trị của
mình1.
Như vậy nội hàm khái niệm văn hóa sẽ bao gồm các thuộc tính: i) hoạt động sáng

tạo tạo ra các giá trị văn hóa phục vụ cho con người, ii) sự sáng tạo đó là khác biệt ở
từng dân tộc và đó là bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa.
Trong hoạt động nhận thức của con người có một quan hệ bất biến là quan hệ
giữa thế giới biểu tượng trong trí óc con người với thế giới tự nhiên khách quan.
Mỗi cộng đồng mỗi cá nhân qua hàng ngàn năm biểu hiện mối quan hệ này thành
những kiểu lựa chọn riêng dựa trên các quy ước xã hội thể hiện thành những quy tắc
được ấn định và tạo nên một dấu ấn riêng của mình. Bản sắc văn hóa được khái quát
từ các bộc lộ đặc thù của lối sống, hành vi ứng xử, phương thức cảm nhận thế giới
đặc biệt của các dân tộc riêng biệt với một sự định hướng của hệ giá trị mang ý
nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của con người. Hay nói khác đi, cái đó tạo nên
những nét độc đáo của mỗi nền văn hóa, khu biệt nó với nền văn hóa khác và đó
chính là bản sắc văn hóa.
Nếu hiểu bản chất của bản sắc văn hóa như vậy chúng ta có thể thấy rằng đóng
góp to lớn nhất của một nền văn hóa cho nhân loại chính là ở bản sắc độc đáo của
nó, ở những cách, những kiểu lựa chọn khiến nó khu biệt với các nền văn hóa khác.
Có thể nói rằng từ quan trọng nhất để nói đến văn hóa là từ KHÁC NHAU. Một
trong những tội ác to lớn của kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác là thi hành chính
sách đồng hóa văn hóa, cưỡng bức xóa bỏ bản sắc đặc sắc của văn hóa - thành tựu
sáng tạo hàng ngàn năm của dân tộc bị trị, áp đặt lên đó văn hóa của mình. Tuy
nhiên tùy vào nội lực văn hóa của mỗi dân tộc, khơng phải lúc nào kẻ thống trị cũng

1

Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 36.

12


thực hiện được tội ác ấy. Bản sắc văn hóa có sức sống mãnh liệt riêng được quyết

định bởi chủ thể văn hóa. Sự tồn tại của văn hóa Việt qua hàng ngàn năm bị đồng
hóa là một ví dụ điển hình.
Văn hóa như vậy là một quyển sinh thái nhân văn và vì vậy nên tiếp cận nó như
là một cấu trúc với các mối liên hệ tương tác giữa các thành tố trong một chỉnh thể
vừa đồng nhất vừa đa dạng vừa liên tục vừa đứt đoạn.
Cấu trúc đó được xem là cấu trúc hai tầng:
a. Cấu trúc bề mặt:
Như là những biến số bao gồm tất cả những biểu hiện văn hóa trong mọi mặt của
đời sống, thường xuyên đổi mới nhất là trong tiếp xúc giao lưu văn hóa, cộng sinh
văn hóa, v.v.. (yếu tố động).
b. Cấu trúc chiều sâu:
Như là một hằng số kết tinh thành những giá trị, những nhân cách, những lý
tưởng, thẩm mĩ, những thói quen tiềm ẩn trong tâm thức mang tính liên tục ít biến
đổi (yếu tố tĩnh).
Mối quan hệ giữa cấu trúc bề mặt với cấu trúc chiều sâu là mối quan hệ biện
chứng giữa cái biến hóa (evolution) và cái tĩnh tại (statique) ; giữa cái lịch đại
(diachronie) với cái đồng đại (synchronie) giữa cái cách tân và cái truyền thống.
Mối quan hệ này diễn ra như sau: Cấu trúc chiều sâu quy định sự lựa chọn của
mỗi thành viên, mỗi cộng đồng và điều tiết sự biến đổi trên cấu trúc bề mặt. Đến
lượt mình các cách tân trên bề mặt sẽ thẩm thấu vào cấu trúc chiều sâu làm thay đổi
dần những hệ giá trị, những chuẩn mực, quan niệm và nếp sống.
Cái mà chúng ta gọi là bản sắc văn hóa chính là những nét đặc thù được khắc
họa bởi hằng số của kiến trúc chiều sâu. Đó thực chất là các hệ giá trị được tổng kết
trở thành kim chỉ nam hướng dẫn các thành viên trong cộng đồng phân biệt đúng –
sai ; thiện – ác, tốt – xấu, v.v.. Hay nói khác đi, đó là nhãn quan để các thành viên
trong cộng đồng lựa chọn những gì phù hợp với thị hiếu, lợi ích, v.v.. của mình. Từ
đó tạo thành thói quen, tập quán, nếp sống riêng và những điều đó trở thành một tín
hiệu, một sợi dây vơ hình ràng buộc, cố kết các thành viên trong cộng đồng với
nhau, tạo nên ý thức, thuộc về một cộng đồng và khác biệt với các cộng đồng khác.


13


Đặc trưng văn hóa nằm trong khái niệm bản sắc văn hóa. Đó được xem là những
tổng kết khái quát nhất về những nét riêng biệt, độc đáo của hệ giá trị mà cộng đồng
đó đã lựa chọn. Nghiên cứu bản sắc văn hóa và tổng kết lại thành các đặc trưng văn
hóa khơng chỉ là việc giới thiệu về sự lựa chọn (tức là giới thiệu đó là cái gì) mà cịn
chủ yếu ở việc giải thích được lý do của sự lựa chọn đó (tâm thức của chủ thể văn
hóa và các yếu tố tác động đến tâm thức). Muốn như vậy chúng ta cũng rất cần phải
xác định các yếu tố tác động đến việc hình thành đặc trưng văn hóa. Mặt khác cũng
phải thấy rằng những đặc trưng này có tính ổn định tương đối theo thời gian nhưng
nó vẫn ln vận động biến đổi gắn liền với quá trình vận động nội tại cũng như các
giao lưu văn hóa của cộng đồng đó trong lịch sử vì vậy cũng phải xác định được sự
biến đổi của các đặc trưng này khi các yếu tố tác động đến nó thay đổi.

1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành và biến đổi đặc trưng văn
hóa
1.2.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên được quan niệm là tổng thể các yếu tố địa mạo, địa hình,
thời tiết, khí hậu, tài ngun (khống sản, thực vật, động vật), cảnh quan, v.v.. của
một khu vực lãnh thổ mà trên đó cộng đồng dân tộc sinh sống.
Các lý luận văn hóa đã nghiên cứu đến sự tương tác giữa mơi trường tự nhiên và
văn hóa. Xét từ góc độ sáng tạo văn hóa thì quan hệ giữa con người với mơi trường
tự nhiên được thể hiện ở hai khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất
Con người là một bộ phận của tự nhiên với tư cách là một động vật – dù là động
vật duy nhất có ý thức - sống trong mơi trường tự nhiên. Do vậy sự hình thành ra
bản thân con người và quá trình sáng tạo giá trị văn hóa vật thể của con người đều ở
trong môi trường tự nhiên mà họ sinh sống. Môi trường tự nhiên là nguồn cung cấp
tư liệu, vật liệu, đối tượng tác động cho những hoạt động sinh sống có ý thức của

con người.

14


Thứ hai
Môi trường tự nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của con người về cái đẹp, cái
thiêng, cái bí ẩn tạo nên đời sống tinh thần và tâm linh cho con người.
Như vậy cả đời sống vật chất và tinh thần của con người đều gắn chặt với môi
trường tự nhiên và chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường tự nhiên.
Các lý thuyết nghiên cứu về sinh thái học văn hóa trong đó có lý thuyết sinh thái
học tộc người nghiên cứu về đặc điểm bảo đảm sự sống. Người ta chia sự đảm bảo
ấy thành hai mặt vật chất và tinh thần. Thuộc về mặt thứ nhất là sự thích nghi về thể
chất của con người với môi trường tự nhiên thông qua những yếu tố sáng tạo văn
hóa như ăn, ở, mặc, đi lại, v.v.. Mặt thứ hai chủ yếu biểu hiện ở sự thích nghi về tâm
lý của con người với môi trường tự nhiên xung quanh.
Các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất tới giả thuyết về tác động của môi trường
tự nhiên tới những đặc trưng tâm lý là có tính cách mạng, tính gián tiếp chứ khơng
phải là trực tiếp đơn tuyến như thể nguyên nhân nào kết quả ấy. Sự tác động ấy bao
giờ cũng thông qua những hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa nhằm thích ứng với
mơi trường xung quanh của những cá nhân cụ thể đặt trong mối quan hệ gắn bó với
cộng đồng ở vào một trình độ xã hội nhất định.
Thời gian càng lùi về q khứ thì ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên đối với
hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa của các cộng đồng người càng lớn. Do vậy môi
trường tự nhiên được xem là thành tố quan trọng tác động đến việc hình thành các
đặc trưng văn hóa cho dù, cùng với lịch sử phát triển của loài người các nhân tố xã
hội, kinh tế, chính trị sẽ ngày càng quan trọng hơn.
1.2.2. Những điều kiện khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị trong nước
Văn hóa chịu tác động trước hết của điều kiện kinh tế. Điều kiện này được biểu
hiện ra như toàn bộ hoạt động của con người trong quá trình sản xuất ra những tư

liệu sinh hoạt vật chất. Con người sử dụng công cụ lao động do mình sáng tạo ra để
biến đổi các sản vật tự nhiên thành thức ăn, đồ vật, v.v.. nhằm đáp ứng nhu cầu tồn
tại và phát triển của mình. Điều kiện kinh tế ở các trình độ lực lượng sản xuất khác
nhau đương nhiên quy định những khác biệt của các sáng tạo văn hóa cả về quy mơ,
phong cách và tính chất. Sự khác biệt này khơng chỉ là sự khác biệt văn hóa của
cộng đồng này với cộng đồng khác mà cịn là của chính một cộng đồng trong những

15


thời gian lịch sử khác nhau với những biến đổi khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau.
Điều kiện xã hội thường được nhìn nhận từ các quan hệ giữa con người trong xã
hội, các hình thái cơ cấu xã hội bao gồm:
- Cơ cấu xã hội giai tầng, giai cấp
- Cơ cấu xã hội nghề nghiệp
- Cơ cấu xã hội tộc người
- Cơ cấu xã hội dân cư
- Cơ cấu xã hội tôn giáo, v.v..
Điều kiện xã hội tác động đến đặc trưng văn hóa khơng tách rời điều kiện chính
trị vốn xuất hiện, tồn tại và phát triển trên nền tảng của các điều kiện kinh tế xã hội
ấy.
Theo nghĩa chung nhất, điều kiện chính trị là tổng thể những hoạt động có liên
quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội xoay quanh vấn đề giành
lấy, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước. Nhà nước nằm trong tay ai, phục vụ cho
lợi ích nào, bằng những phương thức nào là những phức hợp tạo thành nét đặc thù
điều kiện chính trị được phản ánh tập trung ở hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng
chính trị của giai cấp thống trị thường có ảnh hưởng rất mạnh đến các hình thái ý
thức xã hội khác và tất nhiên cũng tác động tới đặc trưng văn hóa làm biến đổi đặc
trưng này ở những thời kỳ chính trị khác nhau với các hệ tư tưởng chính trị khác

nhau.
Những biến thể tổng hợp đa dạng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị ln in
các dấu ấn riêng của chúng trong tư tưởng, tâm hồn, đạo lý, thị hiếu, thẩm mỹ của
các cộng đồng khác nhau hoặc của một cộng đồng trong những thời kỳ khác nhau.
1.2.3. Yếu tố tâm linh và tơn giáo
Lựa chọn tín ngưỡng và tơn giáo là một lựa chọn có tác động cực kỳ quan trọng
đối với đời sống văn hóa của một cá nhân hay cộng đồng. Tâm thức dân tộc bao
gồm cả trí tuệ và tâm linh. Yếu tố tâm linh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo
nên linh hồn văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên sự tác động của tâm linh rất khó
nhận diện, nhiều khi chỉ có thể cảm nhận mà khơng thể phân tích. Do vậy cần phải

16


chú trọng đến đời sống tâm linh đúng mức để nhận thấy sự thẩm thấu qua đó những
nét khu biệt, độc đáo của đặc trưng văn hóa.
1.2.4. Những mối quan hệ với bên ngồi
Khơng thể nói đến văn hóa mà khơng có giao lưu tiếp xúc văn hóa. Giao lưu và
tiếp xúc văn hóa là một nhu cầu tự nhiên và là một điều kiện của phát triển của tiến
hóa văn hóa. Vì vậy tác động của ảnh hưởng văn hóa bên ngồi rất quan trọng đối
với việc hình thành và biến đổi các đặc trưng văn hóa. Xét về thực chất đây là mối
quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình phát triển của mỗi
dân tộc. Mối quan hệ này thường diễn ra đồng thời và đan xen phức tạp. Tùy theo
mức độ tác động của yếu tố ngoại sinh và nhất là tùy theo sự tiếp nhận và cải biến
của chủ thể văn hóa mà các yếu tố ngoại sinh sẽ để lại dấu ấn riêng trong các yếu tố
cấu thành bản sắc văn hóa của dân tộc ấy.
Phát hiện được đặc trưng văn hóa của một dân tộc, giải mã được thế giới biểu
tượng, quy luật hình thành tâm thức thơng qua kiểu lựa chọn của họ là nhiệm vụ của
văn hóa học. Kết quả nghiên cứu văn hóa học sẽ cho ta biết đặc trưng văn hóa của
tộc người đang nghiên cứu, hiểu được tâm thức, bản chất của sự lựa chọn ứng xử

của họ. Từ đó nắm được chìa khóa để bước vào khung trời văn hóa của dân tộc đó
với những tri thức hiểu biết – nền tảng vững chắc cho việc xây dựng thành công và
bền vững mối quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai bên.
Đó là lý do chúng tơi thực hiện đề tài Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền
thống đến hiện đại để hy vọng giúp người đọc hiểu biết được những đặc điểm đặc
trưng của văn hóa Hàn Quốc qua một cái nhìn lịch sử từ truyền thống đến hiện đại.
Các kiến thức này là hành trang văn hóa cần thiết cho những thành viên tham gia
vào quan hệ hợp tác, giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Hàn trong một thực tiễn
đã và đang diễn ra sơi động trên nhiều bình diện kinh tế, văn hóa, xã hội của cả hai
quốc gia.

17


Chương 2
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRIỀU TIÊN1 TRUYỀN THỐNG
(từ đầu đến thế kỷ XIX)

2.1. Đó là một nền văn hóa nơng nghiệp giàu tính nhân văn
Nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước cổ truyền của Korea nảy sinh và phát triển trên
những đặc điểm tự nhiên đặc thù của bán đảo này
Về địa hình, bán đảo Triều Tiên trải dài 1000 km từ Bắc tới Nam. Tổng diện tích
đảo là 221.336 km 2, diện tích đất canh tác chiếm khoảng 30% cịn lại là núi và đá
sỏi. Phía Bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Ba mặt của bán đảo là biển,
Biển Đơng ở phía đơng ngăn cách với Nhật Bản và Biển Vàng (Hoàng hải) ở phía
Tây và phía Nam ngăn cách với Trung Quốc.
Ngồi bán đảo chính cịn hơn 4198 đảo nhỏ mà phần lớn là đảo đá. Đông bắc bán
đảo Triều Tiên nhiều núi cao. Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía
Đơng nơi nhưng con sóng của biển Đơng đập mạnh vào núi tạo ra các vách đá dốc
và các bãi đá. Sườn phía Tây và phía Nam bán đảo bằng phẳng hơn tạo thành những

dải đồng bằng hẹp, nhiều đảo ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ.
Dãy núi lớn nhất là dãy Changback có đỉnh Baekdusan cao 2750 mét so với mực
nước biển là nơi bắt nguồn hai dịng sơng lớn nhất phía Bắc. Đỉnh Baekdusan của
dãy Changback chính là miệng núi lửa lớn đã ngừng hoạt động. Ở đây có hồ nham
thạch Cheonji, người Hàn gọi là Hồ Thiên Đường, là nơi lưu giữ một kho tàng động
vật quý hiếm cũng như những bí ẩn thiên nhiên chưa được khám phá. Ngọn núi này
được coi là biểu tượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc.
Phía Nam dãy Changback là bốn dãy núi hiểm trở khác chiếm khu vực phía Bắc
bán đảo. Vùng đất kết nối bốn dãy núi này là cao nguyên Gaema và Bujeon mà
người Hàn tự hào gọi là mái nhà của đất nước. Chạy dọc theo bán đảo này có nhiều
đỉnh núi và phong cảnh ngoạn mục như ngọn núi Geumgang cao hơn 1685m,

1

Triều Tiên trong chương này là dùng chỉ toàn bộ bán đảo Korea trong thời kỳ chưa bị chia cắt thành hai
quốc gia.

18


Seorak cao 1708m, Taebaek cao 1567m, v.v.. Từ Taebaek có một số dãy núi khác
phân nhánh về phía Tây có ngọn Jiri cao 1916,77m.
Con sông dài nhất của bán đảo là con sông Amnokgang (Yalu river) dài 790 km
và Dumangang (Jumen river) dài 521 km đều bắt nguồn từ ngọn Backdusan, lần
lượt đổ xuống theo hướng Tây và Đông, tạo nên biên giới tự nhiên với Trung Quốc
và Nga. Hai con sông lớn khác là Nakdongang dài 513,5 km và sơng Hàn
(Hangang) dài 497,5 km là hai con sơng chính cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất
công nông nghiệp cho Hàn Quốc ngày nay.
Về khí hậu, bán đảo Hàn Quốc nằm ở giữa 33 độ vĩ bắc đến 38 độ vĩ bắc, kinh độ
126 đến kinh độ 137. Ba mặt giáp biển do nằm trong vành đai gió mùa Đơng Á, kết

hợp giữa khí hậu lục địa và khí hậu biển nên Triều Tiên có bốn mùa rõ rệt xuân, hạ,
thu, đông và sự chuyển đổi giữa các mùa cũng diễn ra rõ ràng. Mùa xuân và mùa
thu ngắn, thời tiết mát mẻ. Vào đầu mùa xuân thường có gió bụi vàng từ các sa mạc
phía Bắc của Trung Quốc thổi tới, bước sang tháng 4 là những làn gió ấm từ
phương Nam. Đến giữa tháng 4 khơng gian tràn ngập hương hoa cỏ mùa xuân. Đây
là lúc đầu vụ mùa gieo hạt hàng năm. Mùa xuân kéo dài hết tháng năm và có lượng
mưa khơng đáng kể.
Mùa hè nóng ẩm bắt đầu từ tháng 6 kéo dài hết tháng tám. Mùa hè thời tiết nóng
ẩm, nhiều trận mưa lớn. Nhiệt độ tùy vùng có thể từ 30oC – 34oC.
Mùa thu nắng vàng trời trong xanh phong cảnh đẹp khác thường với nhiều màu
sắc rực rõ của cỏ cây hoa lá. Đây là mùa gợi nhiều thi hứng và là mùa đẹp nhất
trong năm. Mùa thu bắt đầu từ tháng 9 đến gần cuối tháng 11. Mùa thu là mùa thu
hoạch và cũng là mùa của lễ hội dân gian. Mùa đơng bắt đầu với những đợt gió lạnh
do ảnh hưởng của áp suất lạnh từ Xibiri thổi tới. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến
đầu tháng 3. Tháng giêng là tháng lạnh nhất, nhiệt độ phía Bắc thường dưới 0oC, có
lúc tới -15 oC. Phía Nam ấm hơn, phía cực Nam như đảo Jeju có khí hậu bán nhiệt
đới. Ở miền Bắc tuyết rơi nhiều, miền Nam ít hơn và ở cực Nam khơng có tuyết.
Như vậy điều kiện địa hình của bán đản Hàn Quốc là khơng mấy thuận lợi cho
phát triển nơng nghiệp vì diện tích và đá sỏi lớn (hơn 60%), đồng bằng khơng lớn,
tập trung chủ yếu ở phía nam. Tuy nhiên, bù lại bán đảo này lại có một lượng sơng

19


suối tương đối nhiều cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào và tạo nên một hệ
thống đường thủy, thuận lợi cho sinh hoạt. Đồng thời khí hậu bốn mùa khá thuận
hòa để đảm bảo việc gieo trồng và canh tác nông nghiệp quanh năm. Trong các điều
kiện thiên nhiên đó từ thời tiền sử con người đã có mặt ở bán đảo này.
Người ta cho rằng tổ tiên của người Hàn hiện nay là các cư dân thời kỳ đồ đá mới
đã di cư đến bán đảo Hàn Quốc trong ba giai đoạn chính từ năm 6000 đến 2000

Trước Công nguyên (TCN).
Đơn vị xã hội cơ bản của họ là thị tộc theo chế độ mẫu hệ, phương thức sản xuất
là săn bắt hái lượm rồi dần phát triển nơng nghiệp đã có vài sự trao đổi kinh tế diễn
ra giữa các bộ lạc.
Thời kỳ đồ đồng của Hàn Quốc kéo dài từ thế kỷ XX TCN đến thế kỷ VI TCN.
Người thời kỳ đồ đồng sống trong những hầm cạn trên các triền dốc hoặc vùng cao.
Vào thời kỳ này nông nghiệp trồng lúa vốn từ vùng Đông Nam Á cổ qua sông
Trường Giang vào lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc và xâm nhập vào bán
đảo Hàn Quốc. Từ đó nơng nghiệp trồng lúa trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trên
bán đảo Hàn Quốc trong suốt thời kỳ lịch sử dài hàng ngàn năm sau và thực tế là
cho đến tận trước thời kỳ cơng nghiệp hóa, năm 1955 hơn 70% dân số của Hàn
Quốc vẫn là nông dân1.
Đất canh tác được chia làm hai loại: đất ruộng để trồng lúa và đất rẫy để trồng
rau củ. Đất ruộng thì thường bằng phẳng, có mương cung cấp nước tưới là loại đất
có giá trị nhất, đất rẫy là nơi khơng có nước tưới thường xuyên, thường dùng để
trồng rau củ. Do địa hình nhiều núi và đá sỏi nên chỉ 2/5 diện tích canh tác là đất
ruộng trồng lúa còn lại là đất rẫy trồng rau củ. Vì vậy rau củ ở bán đảo Hàn Quốc
rất phong phú: bắp cải, củ cải, ớt, dưa gang, các loại bí ; các loại ngũ cốc: đậu
(nhiều loại), vừng (mè), lúa mạch, lúa mì, kê, khoai tây, bắp, v.v.. được trồng khắp
trên các vùng đất rẫy khắp bán đảo Hàn Quốc.
Bữa ăn của người Hàn Quốc vì vậy là bữa ăn của văn hóa nơng nghiệp gồm cơm,
rau, các loại đậu, dưa, cá và thịt của các loại gia cầm như gà, heo, trứng, v.v.. Do ba

1

Theo nghiên cứu của Seo Kwanmo, Xã hội Hàn Quốc thời hiện đại, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, trang
110.

20



mặt là biển nên thức ăn của người Hàn Quốc cịn có thêm rong biển. Rong biển
cũng là nguồn thức ăn cung cấp protein dồi dào cho người Hàn Quốc. Rong biển
màu nâu (miyeok) nấu thành súp với mè, còn loại màu xanh (gim) được ép rất mỏng
quấn với cơm thành một món ăn rất đặc trưng và được ưa thích.
Trên nền tảng của nền văn hóa nơng nghiệp lúa và củ quả hàng ngàn năm ấy mà
Hàn Quốc nổi tiếng tồn thế giới về món Kim Chi. Kim Chi truyền thống là món ăn
được làm từ rau cải trắng muối với ớt bột, tỏi và nhiều gia vị để tạo ra hương vị rất
đặc trưng. Kim Chi hầu như không bao giờ vắng mặt trong các bữa ăn của người
Hàn. Ngồi rau cải trắng, Kim Chi cịn được làm với hầu hết các loại rau củ khác và
do vậy có tới hàng trăm loại Kim Chi cho các bữa ăn của cư dân Hàn quanh năm,
nhất là vào mùa đơng giá lạnh khi khơng thể thường xun có rau tươi.
Tính nơng nghiệp của văn hóa Hàn Quốc cịn được thể hiện ở hệ thống lễ tết dân
gian của người Hàn. Là cư dân nông nghiệp nên lễ tết của người Hàn thường tập
trung vào các mục đích cầu nơng, cầu ngư, cầu bình an may mắn, tạ ơn tổ tiên, tạ ơn
thần linh vào các dịp đầu năm (tết Nguyên đán – Seollal ; tết Đoan ngọ - Dano ; tết
Trung thu – ChuSeok ; tết Đơng chí – Dongji).
Các món ăn truyền thống trong các dịp lễ tết lớn như bánh canh Tteok1 trong dịp
tết Nguyên đán, bánh Songpyeon trong dịp lễ Trung thu2 và hầu hết các món ăn trên
bàn cúng tổ tiên đều chủ yếu là làm từ gạo và các loại rau củ được người nơng dân
Hàn thu hoạch trên ruộng rẫy của mình.
Các trị chơi dân gian trong lễ tết cũng mang đậm chất nơng nghiệp, nơng thơn
như trị chơi làm giả bị (ở Việt Nam con trâu là đầu cơ nghiệp thì ở Hàn Quốc bị
đóng vai trị như thế), làm giả rùa, kéo co, đấu vật, v.v.. đều nhằm củng cố mối quan
hệ gia đình, cộng đồng làng xã trong cấu trúc xã hội nơng nghiệp cổ truyền. Ngồi
mục đích giải trí, các trị chơi thường cịn chứa đựng những tín ngưỡng liên quan
đến sản xuất nơng nghiệp. Chẳng hạn trị chơi kéo co, một trò chơi dân gian rất phổ
biến ở khắp vùng phía nam bán đảo Hàn Quốc nơi có nhiều diện tích đất canh tác
nơng nghiệp và lực lượng nơng dân đơng đảo nhất. Kết quả của trị chơi này liên
1


Xúp nấu từ những lát bột gạo trắng hình bầu dục đựng trong bát đất nung
Vỏ bánh làm từ bột gạo tẻ, muối, cây ngải, hạt dành dành, nước ép hoa quả ; nhân bánh làm từ hạt dẻ,
đường, đậu, vùng, mật ong, bột quế, lá thông, dầu mè, v.v..
2

21


quan đến việc dự báo kết quả của sản xuất, vì vậy ở trị chơi này, nếu đội phía tây
thắng nghĩa là vụ mùa sẽ bội thu, đội phía đơng thắng là vụ mùa sẽ thất bát1.
Trên nền tảng nền văn hóa nơng nghiệp trồng lúa và rau quả đó, văn hóa Hàn
Quốc truyền thống thấm đẫm chất nhân văn với các đặc trưng khá nổi bật: trọng
tình, hịa hợp với thiên nhiên, mẫn cảm và tinh tế.
Trọng tình trước hết là trọng gia đình. Người Hàn rất coi trọng gia đình, quan
niệm phổ biến nhất vẫn là có gia đình = hạnh phúc ; độc thân = bất hạnh. Sách
giáo khoa cho học sinh phổ thông Đại Hàn Dân Quốc biên soạn năm 1963 đã viết
về giá trị gia đình như sau: Xưa nay người khơng có gia đình thường cơ đơn, đau
khổ. Nếu như chúng ta khơng có gia đình, chúng ta sẽ buồn khổ, bất hạnh, khơng
cảm thấy hạnh phúc. Có người viện cớ là tơi khơng thể lập gia đình, hay tơi khơng
thích hợp với cuộc sống gia đình đó là người ích kỷ, chỉ biết đến mình, mang tư
tưởng chủ nghĩa cá nhân, khơng biết chăm sóc gia đình và hạnh phúc của người
khác2. Tình cảm máu thịt nhất, thắm thiết và thiêng liêng nhất là tình cảm của các
mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh/chị em ruột thịt, tình ơng/bà
đối với con cháu, v.v.. Tất cả các tình cảm đó đều được người Hàn chú trọng và xếp
chúng vào hệ giá trị đạo đức của văn hóa Hàn và do đó chúng thấm đẫm trong văn
học, thơ ca, điện ảnh, âm nhạc, v.v.. của Hàn Quốc từ truyền thống và hiện đại.
Tình cảm gia đình mở rộng ra là quan hệ họ hàng, thân tộc. Dù cùng với thời gian
và q trình cơng nghiệp, di dân, quan hệ họ hàng có thu hẹp lại nhưng từ trong
truyền thống quan niệm họ hàng ngang hàng với quan niệm cùng một gia đình vẫn

cịn bám rễ sâu sắc và vẫn tồn tại mối tương quan mạnh mẽ của sự tượng trợ giúp
đỡ nhau.
Nhà xã hội học nổi tiếng người Trung Quốc Phí Hiếu Thơng đã đưa ra khái niệm
xã hội thục nhân (xã hội được hình thành bởi những người có sự quen biết lẫn nhau).
Ơng cho rằng đại bộ phận nông dân Trung Quốc sống cả cuộc đời ở một ngôi làng,
quan hệ xã hội của họ là cấu trúc mở theo thứ tự bắt đầu từ gia đình, đến họ hàng,

1

Theo Lê Quang Thiêm, Văn hóa văn minh và yếu tố văn hóa truyền thống Hàn, Nxb. Văn học, Hà Nội,
1998, trang 264.
2
Dẫn theo Hayongchul, Sự biến đổi của gia đình Hàn Quốc, bản dịch tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Tp. HCM,
2007, trang 69.

22


bạn bè, người quen biết giống như những vòng tròn sóng khi chúng ta ném một viên
đá xuống ao. Quan hệ càng gần về phía trung tâm thì càng thân thiết và độ tin cậy
càng cao1. Chúng ta cũng có thể xem đó như một mơ hình về quan hệ xã hội của cư
dân nông nghiệp sống trong cộng đồng làng xã ở Châu Á truyền thống, trong đó có
Hàn Quốc. Gia đình quả là nằm trong tâm điểm và của mối quan hệ nông nghiệp cổ
truyền Hàn Quốc và vì vậy nó đã được hết sức chú trọng. Mối quan hệ này mở ra
trong quan hệ cộng đồng làng trở thành cội rễ sâu sa của mối quan hệ người – người
và làm cho văn hóa Hàn Quốc thấm đẫm chất trọng tình.
Nho giáo xâm nhập vào Hàn Quốc khá sớm từ thế kỷ thứ IV. Nho giáo có một
ảnh hưởng rất sâu sắc, đã lọt vào hệ giá trị hay nói khác đị là đã nằm trong cấu trúc
chiều sâu của văn hóa Hàn. Thế giới quan của nho giáo là thế giới quan chủ yếu
được quy chiếu từ quan hệ gia đình vào các chuẩn mực ứng xử trong xã hội: cha mẹ

- con cái ; vợ - chồng ; anh – em. Do vậy luân lý đạo đức của Hàn Quốc cũng như
các quốc gia văn hóa nho giáo đều rất coi trọng sự hiếu thảo, bổn phận và trách
nhiệm với gia đình.
Việc tiếp nhận nho giáo một cách sâu sắc ở Hàn Quốc ngoài các ngun nhân
chính trị xã hội cịn có ngun nhân do hệ quy chiếu gia đình của nho giáo rất phù
hợp với tâm thức trọng gia đình của văn hóa Hàn. Mặt khác chính nho giáo cũng đã
củng cố và khắc họa đậm nét yếu tố trọng gia đình để nó tồn tại như một đặc trưng
rất đáng lưu ý của văn hóa Hàn.
Sống trong mơi trường thiên nhiên đa dạng và hùng vĩ có núi cao, sơng dài, biển
rộng, thiên nhiên bốn mùa đa sắc trữ tình với một khung trời văn hóa nơng nghiệp
gần gũi với thiên nhiên, người Hàn Quốc có một tâm hồn tinh tế, mẫn cảm và một
văn hóa sống hịa hợp với thiên nhiên.
Tâm hồn một dân tộc không thể không in dấu trong văn hóa ẩm thực và chúng ta
cũng có thể dễ dàng cảm nhận được sự tinh tế của văn hóa Hàn qua ẩm thực Hàn.
Trước hết các món ăn Hàn Quốc được chế biến với tính pha trộn cao. Người Hàn
dùng rất nhiều gia vị: tương ớt, muối mè, quả thông, hành, gừng, tỏi, tương đậu, v.v..

1

Dẫn theo Léc Jae - yeol, Quan hệ xã hội của người Hàn Quốc trong Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Sđd, trang
231.

23


×