ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
LÊ ĐÌNH VĂN
THI PHÁP TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
ĐÀ NẴNG, THÁNG 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
THI PHÁP TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Người thực hiện:
Lê Đình Văn
(Khóa học: 2010 -2014)
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, dẫn chứng có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc nghiên cứu
văn học và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập, xây dựng trong
quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Đình Văn
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người
khác.Trong suốt thời gian bắt đầu học tập dưới giảng đường Đại học sư phạm
Đà Nẵng đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q
thầy cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô khoa Ngữ
Văn, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng tôi trong suốt quá trình học. Và đặc biệt trong học kì cuối đã giúp
đỡ tận tình cho chúng tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.
Nguyễn Phong Nam đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn thầy!
Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức và năng lực cịn hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cơ để luận văn này được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Đình Văn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7
Chương 1. THI PHÁP CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TIỂU
THUYẾTNỖI BUỒN CHIẾN TRANH ......................................................... 8
1.1. Cốt truyện Nỗi buồn chiến tranh- tiểu thuyết về một tiểu thuyết .............. 8
1.1.1. Hành trình của một đời lính .................................................................. 10
1.1.2. “Thân phận tình u” mờ hóa giữa cơn bão chiến tranh ...................... 17
1.2. Cách tổ chức thế giới nội tâm trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ... 22
1.2.1. Một cõi hỗn mang của ký ức ................................................................. 23
1.2.2. Những mảnh ghép của tâm trạng .......................................................... 25
Chương 2. THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾTNỖI BUỒN
CHIẾN TRANH ............................................................................................. 28
2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ...................... 28
2.1.1. Kiểu nhân vật cô đơn trong cuộc sống .................................................. 29
2.1.2. Kiểu nhân vật sám hối và nhận thức lại ................................................ 32
2.1.3. Kiểu nhân vật mất nhân cách ................................................................ 38
2.1.4. Kiểu nhân vật đối chứng ....................................................................... 41
2.2. Cách xây dựng hình tượng nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh............ 46
2.2.1. Các biện pháp mô tả nhân vật ............................................................... 46
2.2.2. Cách sắp xếp và tổ chức hệ thống nhân vật .......................................... 52
Chương 3. THI PHÁP NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN
CHIẾN TRANH ............................................................................................. 55
3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh ...................................... 55
3.1.1. Sự xuất hiện của lớp từ biểu đạt chiến tranh và tình yêu ...................... 55
3.1.2 Nhan đề Nỗi buồn chiến tranh và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ... 58
3.2. Giọng điệu nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh .................................... 62
3.2.1. Giọng buồn- gam giọng chủ đạo ........................................................... 62
3.2.2. Đan xen nhiều giọng điệu ..................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau năm 1975 đất nước rời khỏi chiến tranh bước sang giai đoạn hậu
chiến với vơ vàn khó khăn về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội. Dù trên mỗi bước đi gặp khơng ít khó khăn, thử thách nhưng mỗi bước đi
là một lần tiến bộ. Văn học cũng vậy, trong giai đoạn này tiếp tục vận động
phát triển, tuy nhiên vẫn bị chi phối về nhiều mặt, phải đến giữa những năm
80, bước vào thời kì đổi mới thì văn học mới có bước phát triển vượt bậc. Với
nhiều cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị
Hoài...xuất hiện, đã làm văn học Việt Nam giai đoạn này có một diện mạo
mới.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng di chứng của nó có lẽ sẽ
rất lâu mới hàn gắn được. Nó như một nỗi ám ảnh của những người đã đi qua
cuộc chiến và những nỗi buồn ẩn ức của những con người khi nhìn lại cái
được và mất trong cuộc chiến này. Điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, một tác phẩm đã tái hiện trung thực nỗi
đau khổ của người lính khi bước ra từ cuộc chiến. Hình ảnh người lính giờ
đây khơng cịn bị chi phối bởi cảm hứng sử thi mà thay vào đó là miêu tả họ ở
đằng sau những mảng khuất về tâm hồn.
Trải qua một chặng đường dài với vô vàn thử thách Nỗi buồn chiến tranh
vẫn được bạn đọc đón nhận một cách trân trọng và đề cao. Tất cả những điều
đó chứng tỏ rằng đây là một tác phẩm khá phức tạp trên nhiều phương diện.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi bổ sung kiến thức, nâng cao khả
năng nghiên cứu khoa học. Điều đó rất bổ ích trong việc học tập và công việc
sau này.
2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhắc tới Bảo Ninh người ta nghĩ ngay tới tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh, sở dĩ có điều đó cũng dễ hiểu vì tác phẩm này có một tầm ảnh hưởng
khơng nhỏ trên văn đàn từ khi ra đời cho đến nay.
Hơn 20 năm kể từ ngày bạn đọc biết đến Nỗi Buồn chiến tranh, đã có rất
nhiều ý kiến nhận định, đánh giá của độc giả, giới nghiên cứu xoay quanh tác
phẩm này ở trong và ngoài nước:
Nguyễn Quang Thiều cho rằng: "Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu
số chung của nhân loại- đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình
u và chiến tranh...chỉ có những tác phẩm như vậy mới thực sự được đón
nhận và sẻ chia" [11, tr.321].
Vương Trí Nhàn đã chỉ ra "cái may của Nỗi buồn chiến tranh là ở chỗ nó
ra đời vào thời hội nhập. Nhiều khách phương xa đặt chân đến đây với cuốn
truyện của Bảo Ninh. Trong chừng mực mà ở nhiều nơi, hai tiếng Việt Nam
mới có nghĩa một cuộc chiến tranh- nó đã trở thành người đại sứ duy nhất của
văn học mời gọi người ta đến với sứ sở này để khám phá tiếp" [11, tr.323].
Nỗi buồn chiến tranh từ khi ra đời đã gây được một tiếng vang lớn, tác
phẩm được chuyển ngữ, giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới và được nhận
nhiều giải thưởng (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991, Giải thưởng
Châu Á 2011) vì vậy nó được bạn đọc đánh giá cao với một cách nhìn khách
quan. Trên tờ Sunday Timescho rằng: "cuốn tiểu thuyết này, của một nhà văn
cựu chiến binh quân đội Bắc Việt Nam, đã rất thành công trong việc tôn vinh
tầm nhân văn của dân tộc mình, một dân tộc mà trước đây thường bị ngộ nhận
là vô cảm như những rô- bốt." [11, tr.321].
Bên cạnh những ý kiến đánh giá về tác phầm thì có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về tác phẩm này trên nhiều phương diện, có thể tóm lược như sau:
3
Trong Thi pháp học hiện đại, Đỗ Đức Hiểu có bài viết riêng về Nỗi buồn
chiến tranh. Tác giả đã đối chiếu mơ hình tiểu thuyết của Bảo Ninh với một
số tiểu thuyết châu Âu thế kỷ XX như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel
Prourt.
Trong cuốn Dấu tích văn nhân, Nguyễn Phong Nam qua bài viết Chiến
tranh và nỗi buồn trong Thân phận tình yêucho rằng: “Ở tác phẩm này, dường
như tác giả không nhằm miêu tả, dựng lại, tái hiện lại, dù chỉ một phần chân
dung của cuộc chiến tranh như ta thường gặp ở các cuốn sách khác. Nói đúng
hơn, cái anh chú trọng khơng phải là nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh chiến tranh
mà là hiệu ứng của tất cả những điều ấy, hoặc riêng lẻ, hoặc tổng cộng trong
tâm hồn của người lính trong và sau chiến tranh” [8, tr.150].
Thụy Khuê với bài nghiên cứu Sóng từ trường, Nỗi buồn chiến tranh đã
lí giải tựa đề của tác phẩm, đồng thời đã chỉ ra những mâu thuẫn trong tác
phẩm, ông cho rằng “một trong những khía cạnh bi quan và lạc quan nhất của
Nỗi buồn chiến tranh là đối lập bản chất tự tôn, anh hùng của người nam với
tiềm năng tự tại, nhẫn nhục nơi người nữ, Bảo Ninh đã đạt tới những mâu
thuẫn cao độ trong cùng một tác phẩm” [18].
Trong cuốn Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử, có bài viết của
Nguyễn Đăng Điệp về Kỹ thuật dòng thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh đã khẳng định rằng: “Ở Việt Nam cũng từng có một số nhà văn miêu tả
dòng ý thức của các nhân vật một cách khá tinh tế như Nguyễn Khải, Nguyễn
Minh Châu, Ma Văn Kháng…Nhưng với những cây bút này kĩ thuật dòng ý
thức chỉ tồn tại như một thủ pháp nghệ thuật có tính cục bộ. Phải đến Nỗi
buồn chiến tranh thì kĩ thuật dịng ý thức mới được vận dụng một cách triệt
để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác
phẩm. Trong ý thức nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại kí ức, có sự chen
lấn của nhiều tiếng nói, có sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện. Bởi thế
4
khi tiếp xúc với Nỗi buồn chiến tranh ta như chạm vào, nhập vào dòng ý thức
của nhân vật, “xem trộm” những bí mật của anh ta. Các scene trong Nỗi buồn
chiến tranh được xây dựng theo lối lắp ghép khá hiện đại. Nhìn qua, ngỡ như
đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý thức của nhân vật
chính. Người đọc lắm khi khơng phân biệt mình đang đọc tiểu thuyết hay
những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó” [13, tr.399].
Trần Xn An cũng có bài viết nghiên cứu về Thủ pháp dòng ý thức với
ám ảnh về sự thật trong Nỗi buồn chiến tranh. Ông cho rằng:“Khi đọc xong
Nỗi buồn chiến tranh lần thứ hai, tôi cũng chỉ muốn đề cập đến thủ
pháp”dòng ý thức” đã được Bảo Ninh vận dụng thành cơng trong đó. Tuy
nhiên, giá trị của một tiểu thuyết đâu phải chỉ căn cứ vào kĩ thuật! Nếu thêm
vào nhận định về ngôn ngữ nội tâm trong cuốn tiểu thuyết, có lẽ khơng thể
khơng thấy Bảo Ninh đã rất tinh tế, tài hoa, chữ nghĩa có hồn vía, tuy vẫn cịn
sót vài hạt sạn nhỏ ( có thể do tác giả hay do người sắp chữ). Nếu đi sâu vào
những hình tượng nhân vật, hẵn có nhiều điều đáng ngẫm ngợi hơn.”[17].
Phạm Xuân Thạch trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh, viết về chiến
tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút
phápnhận định rằng "Nhân vật chính trong tiểu thuyết của anh không phải là
một con người hành động, anh không mô tả, kể, tái hiện lại đời sống xã hội
của một con người (tồn tại trong xã hội, tiếp xúc với những nhân vật khác,
xung đột và giải quyết xung đột…) để từ đó khái quát những vấn đề nhân
sinh. Trái lại, anh tái hiện lại một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức
(trong đó có cả những ẩn ức tình dục - một yếu tố cho đến thời điểm đó khơng
phải là quen thuộc đối với văn học Việt Nam), những hồi ức và những ám
ảnh. Toàn bộ thiên truyện được xây dựng trên một tình huống giả định về một
tự sự hai lần hư cấu" [21].
5
Trên phương diện thời gian nghệ thuật, Đào Duy Hiệp trong cuốn Phê
bình văn học từ lí thuyết hiện đại, có bài viết Thời gian trong Thân phận tình
u đã làm rõ một số vấn đề về nghệ thuật thời gian như thời gian niên biểu,
sự sai triệt niên biểu, lối quay ngược, lối đón trước. Đào Duy Hiệp khẳng
định: “ Chính những thủ pháp sai triệt, ngối lại, đón trước ở đây đã dệt nên
trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể được “xem như
một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai” [4, tr.267].
Gần đây trong cuốn Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận Lê Huy
Bắc đã có bài viết về Tiểu tự sự trong Nỗi buồn chiến tranh đã chỉ ra tác
phẩm có một lối kể siêu hư cấu, xây dựng hồi ức của nhân vật Kiên như một
mê lộ. Lê Huy Bắc cho rằng: “Xuất phát từ hai cảm quan chủ của hậu hiện
đại là hỗn độn và trò chơi, Bảo Ninh đã đưa vào tác phẩm nhiều biến thể trần
thuật đương đại, khiến tác phẩm của ông vừa là bản tổng hợp tuyệt vời vừa là
sự sáng tạo độc đáo trong mọi khả năng sáng tạo của tiểu thuyết gia Việt: lối
kể hậu hiện đại của Bảo Ninh” [1, tr.291] .
Ngoài những bài viết nghiên cứu của những chuyên gia về tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh thì cũng có một số Luận văn nghiên cứu về tác phẩm
này như luận văn của Vũ Thị Thúy Vân bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn với đề tài: “Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh” (Qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây khơng có gì lạ của Erich
Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Basbusse) đã nhận định
rằng: “Chiến tranh – cho đến nay vẫn là một đề tài lớn mang tầm vóc nhân
loại. Nó từng có bề dài và bề dày trong tiến trình của lịch sử văn học thế giới.
Ở Việt Nam, chiến tranh vẫn là đề tài có tính thời sự vì nó gắn liền với số
phận đau thương của dân tộc. Đặc biệt, đến với nền văn học hậu chiến, ta như
sống lại với cả một quá khứ hào hùng nhưng cũng đầy bi cảm. Nỗi buồn chiến
6
tranh của Bảo Ninh là tác phẩm được đánh giá là đỉnh cao của văn học thời kì
đổi mới” [25]
Dù rằng đã có nhiều bài viết,cơng trình nghiên cứu về “Thi pháp tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”, thế nhưng vẫn còn rất nhiều vấn
đề liên quan đến tác phẩm này còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ,
cần được tiếp tục tìm hiểu sâu sắc hơn. Chính vì vậy, với tấm lịng u mến
văn học và mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình để sáng tỏ tác phẩm
hơn trên lĩnh vực thi pháp, đã đưa tôi đến với đề tài“Thi pháp tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là "Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này chỉ dừng trên 4 phương diện: Thi
pháp cốt truyện và kết cấu; Thi pháp nhân vật; Thi pháp ngôn từ. Trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
4. Mục đích nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu đề tài "Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh", chúng tơi mong muốn tìm hiểu, khám phá, làm rõ về
các phương diện thi pháp làm nên sự thành cơng chung của tác phẩm. Qua đó
thấy được tài năng và chiều sâu mà tác giả phản ánh trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các số liệu trong chương 3.
7
+ Phương pháp so sánh dùng để đối chiếu các vấn đề trong cả quá trình
nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích chúng tơi cũng sử dụng rất nhiều để làm rõ
những vấn đề, khía cạnh trong q trình nghiên cứu.
+ Phương pháp tiểu sử giúp chúng tôi nắm bắt được tiểu sử của tác giả
để thấy được quá trình trải nghiệm hiện thực trong cuộc chiến tranh Việt Nam
để đối chiếu với cách xây dựng nhân vật, tái hiện những khung cảnh chiến
trận trong Nỗi buồn chiến tranh.
6. Bố cụccủa khóa luận
Đề tài gồm có ba phần là phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Ngồi ra cịn có phần mục lục và tài liệu tham khảo. Ở phần nội dung có 3
chương:
Chương 1: Thi pháp cốt truyện và kết cấu trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh
Chương 2: Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Chương 3: Thi pháp ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
8
Chương 1
THI PHÁP CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
1.1. Cốt truyện Nỗi buồn chiến tranh- tiểu thuyết về một tiểu thuyết
Mỗi tác phẩm có một cốt truyện khác nhau, vì vậy tác phẩm có độc đáo
và thành cơng hay khơng thì phụ thuộc vào khả năng xây dựng của chính tác
giả. Vậy cốt truyện là gì, theo Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi
thì cốt truyện “là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện
các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những
thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ
thuật của nhà văn” [2,tr.99].
Cũng theo các nhà nghiên cứu này thì “Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều
trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy,
mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn, phát
triển, đỉnh điểm và kết thúc. Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào
cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy” [2,tr.99]. Trong Nỗi nuồn
chiến tranh cũng thế, Bảo Ninh không hề đi theo một trình tự thời gian tuyến
tính thơng thường mà nhà văn đã có những bước đi khác, cốt truyện của tác
phẩm là dòng hồi tưởng bấn loạn của một người lính xun suốt trong tác
phẩm. Trong cơng trình nghiên cứu của Đào Duy Hiệp đã đưa ra mơ hình về
trình tự thời gian trong tác phẩm mà chúng tôi cho rằng là khá chính xác:
A2 - B4 - C3 - D5 - E1 -F6 - G7-H8
1975 ~1980 1985 1965
~1990
Trong đó thứ tự chữ cái in hoa là theo thứ tự các chương cịn các số thứ
tự là trình tự thời gian tuyến tính. Từ mơ hình trên sẽ dễ nhận thấy rằng cốt
9
truyện trong tác phẩm gần 25 năm(1965-1990) trên tổng số 310 trang. Nhưng
mạch thời gian thì có sự chuyển dịch, tác giả hồi tưởng về quá khứ rồi từ đó
hướng về quá khứ gần rồi đến quá khứ xa nhất và dần hướng về lại hiện tại.
Tác phẩm được mở ra bằng việc đi tìm hài cốt đồng đội của nhân vật Kiên
trong năm hịa bình đầu tiên của đất nước, cứ ngỡ người lính sẽ có một cuộc
sống hịa bình thật hạnh phúc nhưng tác giả đã mở ra một kía cạnh khác sau
bước chân người lính ấy. Đó chính là những dư âm và nổi ám ảnh về một thời
binh lửa đã qua. Từ việc mở đầu như vậy nó thật sự gây được một sự tị mị và
đặt ra khơng ít câu hỏi khi độc giả cùng hịa nhịp khám phá tác phẩm. Và
ngay cả chính Bảo Ninh cũng đã từng chia sẻ: “chương cuối là chương tơi nói
nhiều, chủ yếu là kể ra nỗi buồn của chiến tranh sẽ thấm vào tâm khảm người
đọc lại chính nằm ở chương một”[16,tr.24].
Nhưng thật ra nét độc đáo của cốt truyện khơng đơn thuần nằm ở đó, bạn
đọc sẽ thật bất ngờ khi cùng tác giả về cuối tác phẩm. Với Nỗi buồn chiến
tranh Bảo Ninh đã xây dựng cốt truyện không chỉ là việc xáo trộn thời gian
mà tiểu thuyết của ơng cịn là sự triển khai theo lối “tiểu thuyết về một tiểu
thuyết”. Trên con đường khám phá tác phẩm người đọc cứ nghĩ rằng cốt
truyện viết về cuộc đời của nhân vật Kiên nhưng không phải vậy, về cuối tác
phẩm thì mọi điều dần hé mở. Cốt truyện của tác phẩm là một sự đan cài lồng
ghép. Cốt truyện thứ nhất kể về quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà văn
phường- Kiên và sự cố gắng của tác giả khi đi sắp xếp những bản thảo ấy
thành một tác phẩm, nó như một nguyên do, một nền tảng cho cốt truyện
chính trong lịng nó, cốt truyện ấy chính là cuộc đời người lính của nhân vật
Kiên. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là hai cốt truyện có hai người kể chuyện
xưng “tơi”, hai người kể chuyện tơi này rất ít lộ diện trong tác phẩm mà thay
vào đó là lời của người kể ngơi thứ ba thuật lại lời Kiên: “Mắt mờ đi, Kiên
mở khóa và đẩy cửa ra. Bầu khơng khí trong căn phòng đã nhiều năm trời hầu
10
như thường xuyên khép kín ùa ra, bao bọc lấy anh như làn hơi thở cuối cùng
của cuộc đời yêu dấu xa xưa”[11,tr.78]. Nó là ngơi thứ ba của chính Kiên tự
chuyển đổi kể về cuộc đời mình sang “tơi” độc thoại. Đó như một sự chuyển
dịch, tạo sự khách quan cho tác phẩm.
Sự đan cài, lồng ghép hai cốt truyện ấy đã tạo nên những nét đặc sắc cho
tác phẩm, dù là hai cốt truyện nhưng vẫn chỉ là một nhân vật và cuộc đời của
nhân vật ấy. Đó là câu chuyện của nhà văn phường khi đang dày công cố
gắng tạo nên tác phẩm về cuộc chiến đã qua. Nhưng tác phẩm ấy lại không
phát triển một cách tự nhiên mà được tạo nên trong một tâm trí rối bời bởi
những kí ức bấn loạn. Vì thế mà “mỗi buổi tối, trước khi ngồi vào bàn giở bản
thảo ra bao giờ Kiên cũng gắng chuẩn bị cho mình một tâm trạng thích hợpanh cố tách bạch từng cảm xúc, cố định hình các vấn đề phức
tạp”[11,tr.61].Những trang bản thảocủa Kiên được viết nên một cách khó
khăn và gạch xóa liên tục, như một cơng trình khơng biết hồi kết“anh viết ra
dường như chỉ để mà hủy. Nỗi xót xa tiếc rẻ cơng sức và tâm lực bị phí hoài
cùng nỗi lo sợ mãi mãi giẫm chân tại chỗ khơng thắng nổi bệnh cầu tồn đầy
oan nghiệt. Gạch, xóa, gạch, xóa, và xé, xé sạch, rồi lại cặm cụi viết, nhích
dần từng chữ như thể một gã i tờ đang học đánh vần”[11,tr.62].
Một cuộc chiến đã qua đi, để lại quá nhiều dư âm và nỗi ám ảnh trong
tâm trí Kiên, cuộc sống giờ đây của Kiên nó khơng cịn được “hịa bình” như
khi Kiên từng mơ ước trong những ngày cầm súng nữa. Và liệu chặng đường
đã qua của người lính ấy đã mất đi những gì và tình u của họ đã đổ vỡ ra
sao. Đó vẫn mãi là một khía cạnh mà bạn đọc sẽ mãi suy ngẫm!
1.1.1. Hành trình của một đời lính
Xun suốt tác phẩm là hồi ức về cuộc đời của nhân vật Kiên, một nhân
vật cô đơn và chịu nhiều mất mát. Vì thế mà Kiên đã viết, viết bằng nỗi đau,
như một sự sẻ chia của “một đứa con mồ côi– đứa con dại dột vô
11
tình”[11,tr.28]. Kiên gửi gắm vào những trang bản thảo ấy những nỗi niềm
của một người trở về từ cõi chết, với hình ảnh ra đi của những người đồng
đội, những cuộc chiến tang thương, những mối tình đổ vỡ. Nên trong tâm trí
anh ln đầy rẫy sự ám ảnh, dằn vặt. Dù mỗi đêm anh đều cầm bút, nhưng
anh không hề có suy nghĩ rằng sẽ đưa đứa con tinh thần của mình đến với bạn
đọc. Bởi những trang văn ấy cũng đã từng có chung số phận giống như những
bức tranh của cha Kiên, anh đã từng thực hiện “một nghi thức cuồng tín và
man dại, dấy loạn”; “lửa trong lị cháy khơng đều, bùng lên rồi nhỏ lụi xuống
rồi lại bùng lên, cứ thế mãi…Anh giật tờ trên cùng ra khỏi tập, xé đôi nhúng
từng tờ một vào lửa trong lò”[11,tr.124]. Cái tâm trạng bấn loạn của Kiên và
những trang bản thảo vật vờ dường như chỉ có mình Kiên mới thấu hiểu được
tất cả, nó cũng một sự mơ hồ của một người con người mấp mé bờ vực.
Nhưng may thay, cuộc sống luôn ẩn chứa những sự linh cảm diệu kì, đứa con
tinh thần của Kiên đã được giữ lại bởi sự xuất hiện đúng lúc của người đàn bà
câm.
Kiên đã viết, viết rất nhiều, viết như để trải lịng, như để qn đi. Và thật
khó để người đọc hiểu hết được tâm trạng của một người lính trở về sau một
cuộc chiến tang thương như vậy. Vì thế mà bố cục của tác phẩm khơng có sự
mạch lạc, lộn xộn, ngổn ngang phó mặc cho sự ngẫu hứng cũng dễ hiểu. Điều
đó thật sự rất phù hợp cho tâm trạng rối bời, bấn loạn, xót xa của Kiên mà
chính tác giả cũng thừa nhận “mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, trang nào cũng
hầu như trang đầu, trang nào cũng hầu như trang cuối”[11,tr.279]. Mạch
truyện khơng ngừng đứt gãy, từ đầu đến cuối khơng có một tuyến chung, một
bề mặt đại khái nào mà hoàn tồn là những hình khối[11,tr.279].
Mỗi cuộc đời, mỗi số phận, Kiên cũng vậy, anh có những nỗi niềm riêng,
như một sự chia sẻ Kiên cho rằng “trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ,
tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày
12
khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm rịng? Nhiều hơm
khơng đâu giữa phố xá đông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh”
[11,tr.58]. Có lẽ người lính trở về khơng cịn niềm vui của sự chiến thắng mà
trong ba lô hành trang ấy chỉ mang một nỗi buồn vô tận, một sự chua xót tràn
trề.
Ngay từ khi cịn thơ ấu Kiên đã mang trong mình mộtnỗi buồn về một
gia đình đỗ vỡ, với những người thân khó hiểu và khơng cảm nhận được tình
yêu, tình thương ấy. Bởi lẽ mẹ Kiên đã bỏ cha con Kiên từ khi Kiên còn rất
nhỏ và những kỉ niệm về mẹ cũng nhạt dần theo thời gian“thậm chí ngày mẹ
ra đi mình có buồn khơng, có nhớ khơng, anh cũng chả nhớ nổi
nửa”[11,tr.155] .Nếu có cũng chỉ là đôi lời mẹ dặn: “Bây giờ con đã là đội
viên thiếu niên, nay mai vào đoàn, trở thành người đàn ơng thực thụ rồi cịn
gì. Nên cứng rắn dần lên con ạ”[11,tr.155]. Mẹ anh ra đi vì khơng chịu được
một người chồng ma quỷ, một người họa sĩ lạc lồi chỉ đi theo niềm đam mê
chứ khơng lo toan cuộc sống, Kiên cho rằng “Hình như bà coi đấy là nỗi
nhục, là bằng chứng về sự suy đồi và về sự thất bại vô phương cứu vãn của
cuộc đời cha anh”[11,tr.154]. Còn với cha anh, anh cũng chả có mấy kỉ niệm,
để rồi sau này hối hận và nghĩ rằng: “nhớ đến cha bao giờ Kiên cũng cảm
thấy ân hận, dường như anh đã u thương, tơn kính cha chưa đủ mức một
người con, anh đã biết quá ít, hầu như khơng biết gì cả những năm tháng cuộc
đời cha” [11,tr.110].
Trên con đường bước vào cuộc chiến Kiên đã mang trong mình những
suy nghĩ như một sự hội tụ của cha và mẹ. Kiên đã bỏ hết những khát vọng
của bản thân, bỏ lại người cha già, người u đầu đời khi mối tình cịn rất đẹp,
để cầm vững cây súng như bao bạn đồng niên để chiến đấu, chiến đấu một
cách anh dũng và hào hùng. Nhưng than ôi! Cái cuộc chiến ấy đã mất đi
13
những gì, Kiên dường như khơng thể kể hết, mà nó chỉ hiện về lúc thì dồn hập
khi thì dừng lại như một nỗi đau, đau mãi ngấm vào tim người lính ấy.
Vào quân đội năm mười bảy tuổi Kiên được bố trí vào cánh quân trinh
sát. Trên chiến trường anh được tiếp xúc với nhiều người, có cả đồng chí và
ngay cả qn thù.Đơi khi Kiên nghĩ trong chiến tranh anh được hưởng nhiều
may mắn hơn thời bình vì anh được sống, chiến đấu, trưởng thành bên những
người đồng chí tốt. Tuy nhiên cái “giá của sự may mắn ấy là anh đã lần lượt
mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội chí thiết nhất. Họ bị
giết ngay trước mắt Kiên hoặc là đã chết ngay trong vòng tay anh. Nhiều
người đã chết để gỡ cho tính mạng Kiên. Nhiều người hy sinh bởi lỗi lầm của
anh” [11,tr.241]. Vì thế mà tác giả đã cho rằng “rất ít người cầm bút đương
thời nào chứng kiến nhiều cái chết và thấy phải nhiều xác chết đến như Kiên.
Vì thế sách anh đầy rẫy tử thi”[11,tr.109].Trong chiến tranh, những cái chết là
điều không thể tránh khỏi nhưng với Kiên mỗi cái chết của đồng đội là một
nỗi ám ảnh khơng bao giờ vơi cạn trong tâm trí anhvà nó sẽ hiện về trong
những đêm đen của hồi tưởng. Bởi lẽ sự ra đi của họ chỉ trong nháy mắt là có
thể bước sang cõi bên kia, nó như một sự nối tiếp nhau và chỉ có thể chấm dứt
khi được nhìn lại q hương sau ngày hịa bình. Dường như cái chết rất đơn
giản với họ, họ chấp nhận một quy luật của chiến tranh: “mình chết thì bạn
mình sống”[11,tr.241]. Những người đồng đội đã xả thân khơng chỉ vì hịa
bình mà suy nghĩ những người lính khi đứng mấp mé bờ vực ấy là xả thân vì
Kiên. Ngay từ khi bước vào cuộc chiến Kiên đã chứng kiến những điều đó và
thật thương tâm thay cho những cái chết, khi giờ đây chỉ cịn ít giờ nữa thơi,
đất nước đã được hịa bình rồi, một cái chết mà có lẽ đậm nỗi ám ảnh nhất với
Kiên đó chính là cái chết của Từ, người đội viên trinh sát cuối cùng còn chiến
đấu với Kiên tới giờ phút chót. Anh đã hy sinh vì sự dũng cảm, vì quy luật mà
mỗi người lính và cịn vì sự chần chừ, chậm trễ của Kiên. Một cái chết như
14
cịn đọng lại trên khn mặt Kiên, “dịng máu đặc sệt của Từ vọt tóe vào mặt
Kiên thay cho một tiếng thét, thay cho một lời giục giã…” nó như nỗi buồn
xen lẫn hạnh phúc trong cái ngày hịa bình ấy. Và cũng chính trong những
ngày tháng cận kề Kiên liên tiếp mất đi những người đồng chí đã dũng cảm
hy sinh để đồng đội của mình được sống như Cừ, Thịnh “nhớn”, Tâm. Có lẽ
khi tiếng chng báo hiệu hịa bình đã đến thì cũng chính là thời khắc mà
Kiên đã đánh mất đi tất cả, mất đi cuộc sống, mất đi người đồng đội cuối cùng
trong nhóm trinh sát của anh.
Người ta thường nói tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con
người, nhưng mười năm thanh xuân của Kiên lại rong ruổi nơi chiến trường,
có đẹp chăng cũng chỉ là tình cảm của người động đội, sự trưởng thành của
Kiên trong mơi trường ấy. Cịn lại chiến trường của Kiên có vơ vàn những
điều kinh dị và những cái chết thê lương. Họ mong sao sớm tới ngày trở về để
được phụng dưỡng mẹ già, được sống trong mái nhà ấm êm, đôi khi những
người lính chỉ ước được trở về gia đình 1 tuần, rồi chết cũng được như lời
Can nói: “Thành thật là tơi rất muốn sống. Đã sống gì đâu. Nhưng tơi sẵn
sang mất tuốt chỉ để có một tuần ở ngồi Bắc”[11,tr.27]. Can không sợ chết,
nhưng anh nghĩ “cứ bắn mãi giết mãi thế này thì chết hoại tình người. Dạo
này đêm nào tơi cũng mộng thấy mình chết và bơi ra khỏi xác biến thành con
ma cà rồng đi hút máu người. Anh cịn nhớ trận Plây-cần năm 72 khơng. Có
nhớ cảnh thây người la liệt trong khu gia binh không? Máu tới bụng chân, lội
lõm bõm…Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê, nhưng mà quen
tay mất rồi”[11,tr.28]. Chứng kiến những cái chết quá nhiều, họ thấy đó như
một điều bình thường, nhưng dần dà nó trở thành nỗi ám ảnh, bởi những câu
hỏi trong thâm tâm hiện về hỏi họ đã đánh mất nhân tính hay chưa? Đó chính
là một sự sẻ chia của những người đồng đội. Kiên hiểu họ và cảm thông một
cách sâu sắc.
15
Không chỉ chứng kiến những cái chết trên con đường hành quân mà
Kiên còn gặp phải những chuyện man rợ, mà chỉ có thể xuất hiện trong thời
chiến. Một cảm giác Kiên nếm trải chân thực hơn bao giờ hết, ấy là lần Thịnh
“con” bắn được một con vật béo xệ với niềm vui là sẽ có một bữa ăn ngon
cho tiểu đội của mình, sau khi cạo sạch lơng thì cả đội của anh mới ta hỏa “Ơi
giời ơi con vật hiện ra nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa
xám nửa trắng hếu, mắt trợn ngược”[11,tr.13]. Một khung cảnh man rợ hiện
ra, họ như bị lạc vào một thế giới khác. Hoảng loạn, kinh hãi có lẽ là cảm giác
của họ lúc đó: “Cả lũ bọn Kiên thất kinh, rú lên, ú té, quẳng tiệt cả nồi niêu
dao thớt”[11,tr.14]. Cịn gì kinh khủng hơn khi phát hiện ra mình đã bắn chết
đồng bào vơ tội và st tí nữa họ đã ăn thịt người đàn bà hủi ấy. Chiến tranh
quả thật quá đáng sợ, nó làm cho người chết ra đi cũng khơng thanh thản mà
người trở về cũng mang theo nỗi buồn, niềm chua xót khơn ngi. Một chặng
đường mười năm với vơ vàn những kí ức khó phai nó sẽ mãi là một chuỗi
những ám ảnh tra tấn Kiên trong màng đêm.
Kiên cùng những người đồng đội họ mong muốn được hịa bình, họ chán
cái cái bắn giết nhưng khi hịa bình đến thì họ lại bàng hồng, đau đớn hơn là
mừng vui. Trong phi trường Tân Sơn Nhất họ say sưa ăn uống, đập phá như
chưa bao giờ được sống với chính mình vậy. “Ai nấy thả sức uống. Say
khướt. Phần đơng dở khóc dở cười. Có tay rống lên rồi nức nở và sặc nấc như
dậy cơn tâm thần. Hịa bình ập tới phũ phàng, chống váng đất trời và xiêu
đảo lịng người, gây bàng hồng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng
vui”[11,tr.131]. Còn Kiên, anh đã mất đi người đội viên cuối cùng, biết chia
sẻ cùng ai, anh ngồi trong căng tin, uống ly này tới ly khác, một kiểu uống
man di. Chìm trong bóng đêm cùng những ly rượu “anh cảm thấy sâu sắc cái
lặng yên ghê gớm của ban mai hịa bình đang ruổi tới ngược chiều với bóng
đêm. Và anh đột nhiên thấy tràn ngập trong lịng cảm giác cơ đơn trơ trọi từ
16
đây”[11,tr.132]. Kiên cho rằng mình sẽ khơng bao giờ được qn những kí ức
về cuộc chiến ấy: “khơng được qn, khơng được qn tất cả những gì đã xảy
ra trong cuộc chiến tranh này, số phận chung của chúng ta, cả người sống lẫn
người chết”[11,tr.133]. Những kí ức thời chiến sẽ theo Kiên và mãi là một
bản nhạc buồn.
Đó là cả một chặng đường dài về cuộc đời Kiên, một người lính sống sót
trở về sau mười năm dài chinh chiến và người đọc cứ mãi mê đi tìm kiếm,
khám phá kí ức hỗn mang ấy xem nó sẽ ra sao? Đọc tác phẩm cứ ngỡ rằng
thiên truyện này có cốt truyện viết về cuộc đời người lính Kiên nhưng dần về
cuối cốt truyện mới dần hé mở rõ rệt từ những trang 200 đến cuối ác phẩm.
Lúc ấy người kể chuyện xưng “tôi” mới xuất hiện kể trọn vẹn về câu chuyện
này, một câu chuyện không phải của tác giả mà tác giả giả chỉ dụng công giúp
cho những bản thảo của nhà văn phường- Kiên đến với tay bạn đọc. Bản thảo
của Kiên rất nhiều, không đánh số trang, trang nào cũng có thể là trang đầu, là
trang cuối. Vì vậy mà người kể đã cố gắng sắp xếp chúng sao cho hợp lí và
khẳng định một cách một cách trung thực về câu chuyện mình đang kể
“khơng hề có một chữ nào của tơi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay, vặn
vặn như người chơi Rubic vậy thơi”[11,tr.318]. Từ q trình ấy người kể
chuyện cho rằng cuốn tiểu thuyết được viết trong tâm trạng rối bời và “mạch
truyện khơng ngừng bị đứt gãy”. Và qua đó người kể chuyện cũng bày tỏ suy
nghĩ, tình cảm, sự cảm nhận của mình một cách chân tình: “Tơi và tác giả
ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng. Thậm chí tơi ngỡ rằng có quen anh
trong chiến tranh” [11,tr.222]. Sự hòa đồng ấy là nỗi lòng và sự ám ảnh của
khơng ít những người trở về sau cuộc chiến, họ như có một mẫu số chung, đó
chính là nỗi buồn về cuộc chiến. Và sự hòa đồng ấy làm cho người kể chuyện
như có trách nhiệm đưa bản thảo đến với bạn đọc. Từ đó thấy được rằng cốt
truyện của tác phẩm có sự khách quan và chân thực hơn.
17
Với cách xây dựng như vậy Bảo Ninh đã tạo nên một nét đặc biệt cho
thiên truyện của mình, mà Theo Bùi Việt Thắng, điểm đổi mới của cốt truyện
Nỗi buồn chiến tranh là “đã chuyển từ cấu trúc đơn đến cấu trúc ghép(hay có
thể diễn đạt khác đi là từ cấu trúc đóng đến cấu trúc mở)” [15,tr.36]. Tác giả
đã lôi người đọc vào một mê lộ và rồi mới dẫn lối đến cánh cửa mở ra toàn bộ
cách xây dựng của tác phẩm. Ngoài ra điểm nổi bật là hai cốt truyện có sự xen
kẽ và lồng ghép vào nhau, trong khi đó mọi tình tiết đều bị xáo trộn khơng
theo một trình tự nào nhưng vẫn tạo được sự lôi cuốn cho độc giả. Vẫn là hai
câu chuyện nhưng Nỗi buồn chiến tranh vẫn chỉ là một nhân vật, nhân vật viết
về cuộc đời của mình, đang nhìn lại một chặng đường đã qua. Từ việc xây
dựng câu chuyện với sự đan cài lồng ghép như vậy cùng với việc trình tự thời
gian bị đứt gãy, xáo trộn liên tục Bảo Ninh đã cho thấy tâm lí khủng hoảng
của lính trở về sau chiến tranh.
1.1.2. “Thân phận tình u” mờ hóa giữa cơn bão chiến tranh
Trên hành trình cuộc đời người lính Kiên, ta thấy xuất hiện một câu
chuyện tình tuyệt đẹp thời niên thiếu của anh nhưng lại đổ vỡ từ khi anh bước
vào cuộc chiến. Đó là một mối tình có nhiều điều phải suy ngẫm mà Đỗ Đức
Hiểu cho rằng Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết hay nhất về tình yêu,
một tình u xót thương. Và đây cũng chính là một mảnh cốt truyện đan cài
và xuyên suốt trong hành trình đời lính của nhân vật ấy.
Từ cốt truyện về hành trình đời lính của Kiên, ta thấy anh cịn viết về câu
chuyện tình với Phương, một cơ gái dám dấn thân để làm những điều mình
muốn. Song hành cùng nhịp đập của cuộc đời người lính, mối tình của
Phương và Kiên đã làm rõ thêm những đổ vỡ mất mát của người lính trong
cuộc chiến tranh ấy.
Muộn hơn so với Kiên, nhân vật Phương xuất hiện từ trang 19 qua sự hé
mở trong giấc mơ của Kiên: “Anh mơ thấy Phương đang cùng ở trên thuyền
18
thoi với anh, tóc vờn trước gió, trẻ trung xinh đẹp, khơng một nét sầu thương”
[11, tr.19]. Rời tiếp đó là những lời nói của Phương như một sự ám ảnh cả
cuộc đời Kiên vậy: “Hai đứa mình có khi chết đi vẫn cịn trong trắng…vậy
mà chúng mình u nhau đến chừng nào…” [11,tr.39]. Và từ đấy chính là lúc
mà tác giả dần hé mở về một cái gì đó đau đớn, xót xa để rồi tiếp đó là hình
ảnh:“Phương đã bỏ ra đi từ đầu mùa đơng. Khơng có tin tức gì cả, chẳng thư
từ gì hết như thể là nàng đã quyết một đi không trở lại. Cửa giả bên buồng
nàng im lìm khóa trái, có vẻ như sẽ khơng bao giờ cịn mở ra nữa. Ấy là lần
đầu tiên kể từ ngày gặp lại nhau sau chiến tranh Phương đã dứt khỏi anh mà
đi theo kiểu như thế, đột ngột, đau đớn và độc địa như thế”[11,tr.84].
Và từ thời điểm hiện tại những kí ức về tình yêu với Phương dần hiện về
trong tâm trí Kiên. Nhưng khơng phải hiện về một cách liên tục mà nó có
những khoảnh khắc và bị đứt đoạn liên tục cũng giống như hành trình đời lính
của Kiên vậy. Chi tiết đầu tiên mà tác giả miêu tả về tình yêu của họ chính là
khi họ gặp lại nhau sau mười năm chinh chiến. Một cảm giác hạnh phúc, họ
gọi tên nhau trong vòng tay yêu thương: “Nàng bứt khỏi ngưỡng cửa, ngả
người, bước lướt tới. Kiên hơi cúi xuống. Rất nhanh, mềm mại, tuyệt trần, hai
cánh tay nàng choàng quấn lấy cổ anh.
-Kiên
-Phương…Em!” [11,tr.99]
Được trở về, được đồn tụ có lẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất của người
lính. Kiên hạnh phúc biết bao khi được gặp lại Phương, họ đã dành cho nhau
nụ hôn, một nụ hôn thắm thiết “cái hôn bất tuyệt thấu vào tim, cái hôn mà mãi
mãi mỗi người trong họ còn phải nhớ bởi chưa bao giờ và sẽ khơng bao giờ cả
hai cịn được hưởng một cái gì tột đỉnh cuộc đời đến như thế nữa”[11; tr99].
Họ mừng vui vì khơng ngờ cịn được gặp lại người mình yêu, Kiên thì thào
19
vào tai Phương nhưng lời nói xúc động: “Phương ơi… Vậy mà, Kiên thì thàoMười năm qua anh nghĩ em khơng cịn sống.
-Vậy ra… chúng mình đã thành hồn ma trong nhau… bởi em cũng nghĩ
thế…
- Nhưng, thôi thế là từ nay khơng bao giờ chúng mình rời xa nhau nữa,
phải khơng em?” [11, tr.99]
Cái cảm giác hạnh phúc chống ngợp vô bờ ùa về trong Kiên rất nhanh
rồi vụt đi và giáng xuống một sự xót xa, phũ phàng “anh đã thống thấy một
bóng người đứng ở bên trong cánh cửa phòng Phương hé mở. Gương mặt
Phương trắng bệch, cái nhìn như lả đi. Nàng bước theo anh. Nhưng chỉ một
bước thôi, một giây thôi, Kiên cảm thấy Phương đang trì ngón chân xuống
ngưỡng cửa. Anh bng nàng ra. Cúi xuống, anh nhặt cái ba lô ở ngach cửa
rồi một mình bước vào phịng. Khép cửa lại”[11,tr.100]. Như một lâu đài
đang sụp đổ trước mắt. Mọi suy nghĩ, khát vọng như đang tang biến và vụt
mất điều đó làm cho anh cảm thấy cái ý nghĩa của sự chiến thắng, nền hịa
bình như khơng cịn ý nghĩa. Vì vậy mà mỗi lần nhớ về nó, nhớ về cái đêm
đầu tiên trở về sau cuộc chiến, anh cảm thấy đau đớn,chua xót mà khơng thể
rên lên.
Cuộc sống như đang cướp đi tất cả những thứ mà Kiên có, từ gia đình,
đồng đội đến người con gái anh yêu từ thuở học trị. Có chăng cũng chỉ là
những giằng xé nội tâm, nỗi ám ảnh và những mộng mị hão huyền. Điều đó
làm anh cảm thấy rằng “mình đang sống mà là đang mắc kẹt lại trên cõi đời
này”[11,tr.102]. Dù vẫn có những ngày tháng đồn tụ cùng Phương sau chiến
tranh nhưng đó chỉ là những nỗi đau của tình u, sự đổ bể tâm hồn. Và giờ
đây Kiên không chỉ mang trên mình nỗi buồn của chiến tranh nữa mà nó cịn
chất chứa khơng nhỏ nỗi buồn của tình u. Mọi thứ dường như điều đã sụp
đổ, cuộc sống của Kiên trở nên cô độc, vô vị hơn bao giờ hết. Cuộc sống thực