Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Du ký của phạm quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.77 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THỊ KIỀU TRANG

DU KÝ CỦA PHẠM QUỲNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hồ Thị Kiều Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 1
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn............................................................................. 8
CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN PHẠM QUỲNH TRONG TIẾN TRÌNH VẬN
ĐỘNG CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX......... 9
1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ............................................................... 10
1.1.1. Vài nét về cuộc đời ...................................................................... 10
1.1.2. Sự nghiệp văn chương ................................................................. 12
1.2. DU KÝ CỦA PHẠM QUỲNH TRONG MẠCH VẬN ĐỘNG CỦA THỂ
TÀI DU KÝ VIỆT NAM ............................................................................. 15
1.2.1. Khái lược về du ký đầu thế kỉ XX................................................ 15
1.2.2. Vai trò của Phạm Quỳnh đối với du ký ........................................ 22
CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA

TRONG DU KÝ CỦA

PHẠM QUỲNH.......................................................................................... 30
2.1. CHÂN DUNG PHẠM QUỲNH TRONG TƯ CÁCH MỘT DU KHÁCH,
MỘT VĂN NHÂN....................................................................................... 31
2.1.1. Chân dung Phạm Quỳnh trong tư cách một du khách................... 31
2.1.2. Chân dung Phạm Quỳnh trong tư cách một văn nhân................... 38
2.2. BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG DU KÝ CỦA PHẠM QUỲNH 46
2.2.1. Cảnh quan trong cảm nhận của một lữ khách............................... 46
2.2.2. Chân dung cuộc sống và con người qua cái nhìn của tác giả ........ 54



CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRONG THỂ TÀI
DU KÝ CỦA PHẠM QUỲNH................................................................... 63
3.1. KẾT CẤU DU KÝ ................................................................................ 63
3.1.1. Kết cấu theo mạch hành trình trải nghiệm của lữ khách ............... 63
3.1.2. Sử dụng các phần xen .................................................................. 67
3.2. SỰ DUNG HỢP CỦA CÁC THỂ LOẠI TRONG DU KÝ
PHẠM QUỲNH........................................................................................... 73
3.2.1. Những biểu hiện của sự dung hợp thể loại ................................... 73
3.2.2. Hiệu quả nghệ thuật của sự dung hợp thể loại .............................. 78
3.3. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ DU KÝ PHẠM QUỲNH ......................... 80
3.3.1. Ngơn ngữ chính xác, sinh động.................................................... 80
3.3.2. Ngơn ngữ giàu tính biểu cảm, hình tượng .................................... 83
3.4. NÉT ĐẶC SẮC TRONG GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT..................... 85
3.4.1. Sự đan xen giữa thuật kể và suy ngẫm, bình luận......................... 85
3.4.2. Giọng điệu phù hợp với điểm nhìn của người lữ khách................ 89
KẾT LUẬN................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 94
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam bước vào giai đoạn giao
thời với xu hướng vận động, dịch chuyển theo hướng hiện đại hóa. Sự biến
động của hồn cảnh xã hội – lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến văn học làm
thay đổi tư duy nghệ thuật, đặc biệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nhiều thể loại văn học mới, trong đó có du ký. Đây được coi là một thể

loại văn học đóng vai trị tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa
văn học vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho cơng chúng một nhu cầu mới đó
là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học.
Là một thể tài văn học ra đời từ thời trung đại nhưng du ký thực sự phát
triển và trở thành một dòng chảy liên tục với những trang du ký của Phạm
Quỳnh đăng trên Nam Phong tạp chí. Những sáng tác du ký của ông không
chỉ cung cấp kiến thức và tư liệu về nhiều lĩnh vực mà còn được đánh giá là
một lối viết văn theo hướng hiện đại. Sự cách tân trong nghệ thuật của du ký
Phạm Quỳnh đã đóng góp một phần quan trọng vào q trình hiện đại hóa nền
văn học dân tộc.
Phạm Quỳnh là một nhân vật lịch sử được giới nghiên cứu đánh giá rất
khác nhau. Do nhiều nguyên nhân, cho đến nay việc đánh giá vị trí cũng như
đóng góp của ơng đối với nền văn học nước nhà cũng chưa thực sự thỏa đáng.
Với mong muốn góp phần nhận thức lại vấn đề, nhằm khẳng định những đóng
góp khơng thể phủ nhận của Phạm Quỳnh về lịch sử, văn hóa, văn học, đề tài
này đi sâu tìm hiểu du ký, một trong những thành tựu đáng kể của ông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm du ký của Phạm
Quỳnh. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu khá rộng với nhiều khía cạnh, nhiều
vấn đề vì vậy, ở luận văn này, chúng tôi xin giới hạn ở việc đi sâu tìm hiểu


2

những đặc điểm nổi bật về nội dung và những nét đặc trưng về nghệ thuật
trong các tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh. Các tác phẩm này được in trong
cuốn Phạm Quỳnh, Tuyển tập du ký do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên
soạn, NXB Tri Thức, năm 2014.
3. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành khảo sát và nghiên cứu các tác phẩm du ký của nhà văn

Phạm Quỳnh, chúng tơi nhằm mục đích chính là để đánh giá đầy đủ hơn
những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn
mong muốn tìm ra những điểm kế thừa và cách tân trong cách viết du kí của
tác giả nhằm chỉ ra bước tiến về phương diện nghệ thuật của thể tài này trong
nền văn học dân tộc. Không những thế, thông qua những sáng tác du ký để
thấy được nhân cách, con người Phạm Quỳnh và thái độ của ông đối với dân
tộc, với thời đại lúc bấy giờ.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
* Vài nét về tình hình nghiên cứu thể tài du ký nói chung:
Xung quanh quan niệm về du ký, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
những ý kiến như sau:
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong lời giới thiệu bộ sách Du kí Việt Nam
(3 tập) đã đưa ra cách nhìn khái lược về thể tài du kí. Đầu tiên, tác giả tiến
hành lý giải cơ sở hình thành của du kí: “Nhu cầu hiểu biết, khám phá, đổi
thay khơng khí , nhu cầu xê dịch ĐI và XEM chính là tâm trạng “nơi này yêu
nơi kia” – cơ sở cội nguồn của những chuyến viễn du và hình thành nên
những trang du kí” [17,tr.11]. Với quan niệm xem du ký là một thể tài văn
học, ơng cịn lưu ý rằng: “Khi nói đến thể tài du ký cần được hiểu nhấn mạnh
hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết, chứ
không phải ở phía thể loại” [17,tr.11]. Bên cạnh đó, ơng cịn điểm qua quá


3

trình hình thành và vận động của thể tài du ký. Bài viết đã góp một tiếng nói
về thể tài du ký, một thể tài còn chưa được nghiên cứu nhiều.
Cũng tìm hiểu về thể tài du ký, tác giả Phạm Xn Ngun có bài “Du
kí như một thể tài” với nhiều luận điểm đáng chú ý. Ông đã mở rộng phạm vi
thể tài du ký với quan niệm: “Thể tài du ký có thể bao gồm một phạm vi rất
rộng. Duy danh mà nói thì du ký là tất cả những ghi chép khi đi đến một nơi

nào đó” [27]. Khi nói đến đặc điểm du ký, ơng viết: “Du kí là thể tài trung
gian giữa thực và hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn
lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn
đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như
sự tưởng tượng.” [27] Cuối cùng ông khẳng định rằng: “Đi và thấy cảnh và
người, sự và việc, rồi viết ra cảnh ấy, người ấy, sự ấy, việc ấy kèm theo nghĩ
suy, cảm xúc của mình, có khi cịn phân tích, khảo cứu, ấy là du kí” [27].
Việc mở rộng phạm vi của du ký giúp chúng ta có cái nhìn bao qt hơn
nhưng theo quan niệm này thì thơ vịnh cảnh cũng là du ký và khi cho rằng
“du ký là thể tài trung gian giữa thực và hư” thì liệu có sự nhập nhằng giữa
tiêu chí ghi chép người thật, việc thật của du ký với các thể loại khác hay
không?
Trong bài viết “Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh
Kí nhìn từ bình diện thể tài văn học” của tác giả Nguyễn Phong Nam đăng
trên tạp chí Khoa học và Giáo dục trường ĐHSP, ĐHĐN, số 6 (01) năm
2013, nhà nghiên cứu đã dành riêng một mục để định danh thể tài du ký với
tư cách là một thuật ngữ văn học. Tác giả viết: “Du kí, theo nghĩa từ nguyên
là ghi chép về “sự đi”, sự xê dịch, thưởng ngoạn cảnh quan xứ lạ. Thế nhưng
nội hàm của khái niệm du ký – một thể tài văn học thì lại khá phức tạp” [12,
tr.54]. Sau khi đưa ra những cứ liệu nhằm minh chứng cho tính chất phức tạp
này, tác giả đã đưa ra nhận định khá xác đáng và thuyết phục về nét đặc trưng


4

bản chất thể tài như sau: “Như vậy, du ký với tư cách một thể tài văn học, bao
hàm trong đó những kiểu dạng tác phẩm có hình thái rất khác nhau. Nét đặc
thù của những tác phẩm thuộc thể tài du ký chính là nhận thức của bản thân
người viết qua các cuộc viễn du, là sự trải nghiệm lữ hành.” [12, tr.54].
Trong bài viết “Một vài đặc điểm của thể loại du ký Việt Nam” đăng

trên Tạp chí Khoa học Xã hội số 4 (176) năm 2013, tác giả Võ Thị Thanh
Tùng lại cho rằng: “Du ký là một hình thức bút ký văn học thường ghi lại
bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và
suy ngẫm của tác giả khi đến những vùng đất khác nhau” [21,tr.37]
Ở đây, chúng tôi thống nhất với quan niệm của nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, theo đó du ký được định nghĩa như sau: “Du ký là một loại hình văn
học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch,
ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở
xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến” [6,tr.108].
* Tình hình nghiên cứu về Phạm Quỳnh và du ký Phạm Quỳnh
Cho đến nay, việc đánh giá, nhìn nhận về cuộc đời và sự nghiệp của
Phạm Quỳnh vẫn tồn tại những khuynh hướng khác nhau. Theo thống kê, đã
có trên 30 cơng trình nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu, học giả
thuộc nhiều thế hệ về văn nghiệp Phạm Quỳnh và vị trí của ơng trong lịch sử
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Có thể phác hoạ tổng quát mấy khuynh
hướng chính trong việc đánh giá văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh:
* Khuynh hướng phủ nhận khi nhìn nhận Phạm Quỳnh đứng trên quan
điểm chính trị. Khuynh hướng này gắn chặt con người chính trị của Phạm
Quỳnh với các hoạt động văn hố đầy mâu thuẫn của ơng, khơng thừa nhận
mảy may hiệu quả khách quan trong hoạt động báo chí, văn chương của ơng
mà áp đặt cứng nhắc với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho rằng


5

chủ trương bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, tiếng Việt mà ông cổ xuý làm chệch
hướng đấu tranh cách mạng trực tiếp với kẻ thù.
* Khuynh hướng thận trọng và cởi mở ghi nhận những đóng góp của
Phạm Quỳnh gắn liền với các cộng sự của ơng trong nhóm Nam Phong tạp

chí. Khuynh hướng này thiên về xem xét ảnh hưởng tích cực của lập trường
dân tộc, chủ nghĩa quốc gia của Phạm Quỳnh trong thái độ trân trọng di sản
văn học dân tộc, truyền bá, dịch thuật những tác phẩm văn chương ưu tú của
nước ngồi, chăm chút ngơn ngữ tiếng Việt.
** Khuynh hướng chiết trung, biện hộ cho Phạm Quỳnh cho rằng trong
sâu xa, cơ bản ông là người yêu nước theo cách riêng. Khuynh hướng này
chứng minh những lời nói tâm huyết của ơng đối với vấn đề bảo vệ bản sắc
văn hoá dân tộc, làm sáng tỏ cái chết oan khuất của ông, chủ trương cần
xuyên qua vỏ bọc ngoài để thấy ẩn ý tốt đẹp hướng về dân tộc trong tác phẩm
của ông.
Thiết nghĩ, để đánh giá về một nhân vật lịch sử với số phận đặc biệt
như nhà văn Phạm Quỳnh cần phải có thời gian và phải được người đời sau
tiếp tục soi sáng một cách công bằng, khách quan để trả lại những giá trị đích
thực cho ơng.
Phạm Quỳnh chủ yếu sáng tác ở 3 thể loại chính đó là dịch thuật, khảo
cứu và văn du ký. Trong đó, văn du ký của ông được xem là một bảo tàng du
lịch được viết nên bằng ngơn từ nghệ thuật. Ơng được đánh giá là nhà viết du
ký xuất sắc và có những đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
của bộ phận văn du ký viết bằng chữ quốc ngữ đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, khi
tiến hành khảo sát tài liệu, chúng tơi nhận thấy những cơng trình nghiên cứu
về các sáng tác du ký của Phạm Quỳnh chưa được công bố nhiều.
Tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên đưa ra nhận xét: “Du ký của Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị


6

luận nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một
khúc đại luận về tôn giáo, rồi dọc đường chỉ thấy những lời bình phẩm, suy
xét về phong tục, tín ngưỡng của người mình. Phạm Quỳnh đã biết thuật

chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo
biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã. Nhưng từ năm 1925 trở đi,
ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn” [13]. Gần đây, có thể điểm qua
một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả về du ký của Phạm Quỳnh như
sau:
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài viết về học giả Phạm Quỳnh và
thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí như: “Thể tài du ký trên tạp chí “Nam
Phong” (1917 – 1934), “Phạm Quỳnh với du ký “Trẩy chùa Hương”, “Tuyển
tập “Du ký Việt Nam” – kho tư liệu quý giá về lịch sử, địa dư, văn hóa, phong
tục”, “Văn du ký của học giả Phạm Quỳnh”, “Du ký về vùng văn hóa Sài Gịn
– Nam Bộ trên Nam Phong tạp chí (1917 -1934)”, “Thể tài văn xuôi du ký
chữ Hán đầu thế kỷ XVIII – XIX và những đường biên thể loại” (2011).
Những bài viết này chủ yếu đưa ra những đánh giá chung về nội dung, về thể
tài du ký khi tiếp cận với những sáng tác du ký của Phạm Quỳnh.
Tác giả Âu Vĩnh Hiền với bài viết “Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp
chí, tiếp nối phát huy và trau dồi chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX”. Ở bài
viết này, tác giả đã có những nhận xét về văn nghiệp của Phạm Quỳnh, đặc
biệt chú ý đến Nam Phong tạp chí. Cịn ở bài viết “Phạm Quỳnh và những
đóng góp của ơng cho văn hóa Việt Nam” (2015), tác giả Lê Công Sự đã
điểm qua cuộc đời của Phạm Quỳnh với những bước thăng trầm của lịch sử
dân tộc nửa đầu thế kỷ XX và đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của ơng
cho văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao thoa, hội nhập văn hóa Đơng –
Tây. Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu có tính chun sâu như
báo cáo khoa học của Đặng Hồng Oanh mang tên “Nhãn quan văn hóa của


7

Phạm Quỳnh qua du ký” (2008), luận văn thạc sĩ của Phan Thị Minh với đề
tài “Đặc trưng của thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí” (2011).

Nhìn chung, các bài viết và các cơng trình trên đã chỉ ra được những
nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật viết du ký của nhà văn Phạm Quỳnh
nhưng chưa thấy được mối liên hệ giữa hiện thực được phản ánh trên hành
trình trải nghiệm của tác giả với thời cuộc xã hội nước ta lúc bấy giờ. Thêm
vào đó, các tác giả cũng chưa đặt bộ phận văn du ký của Phạm Quỳnh trong
tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc để từ đó thấy được cơng lao to lớn của
nhà văn với lịch sử văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu tiểu sử, phương pháp hệ thống làm phương pháp
nghiên cứu chính.
Ở trường hợp nhà văn Phạm Quỳnh, việc nghiên cứu tiểu sử nhà văn có
ý nghĩa quan trọng và cần thiết vì ơng là một nhân vật lịch sử chịu nhiều
luồng ý kiến từ phía dư luận xưa và nay. Hơn nữa, những sự kiện trong cuộc
đời của ông đến nay vẫn cịn nhiều điều chưa được cơng bố rõ ràng và cũng
có những yếu tố có liên quan đến việc lý giải những giá trị về mặt nội dung
trong các tác phẩm du ký. Chính vì vậy, chúng tơi quyết định lựa chọn
phương pháp nghiên cứu này.
Nghiên cứu các tác phẩm du ký Phạm Quỳnh, thiết nghĩ cần phải đặt
chúng trong mối quan hệ có tính hệ thống với những đặc điểm chung của thể
loại du ký nhằm thấy rõ sự kế thừa và những điểm cách tân của một lối viết
mới trong du ký.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện luận văn chúng tơi cịn sử dụng các
thao tác phổ biến khi nghiên cứu văn học đó là thao tác phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, mơ tả…


8

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn triển
khai theo 3 chương như sau:
Chương 1: Nhà văn Phạm Quỳnh trong tiến trình vận động của văn học hiện
đại Việt Nam đầu thế kỷ XX
Ở chương 1, chúng tơi tìm hiểu vài nét về cuộc đời và văn nghiệp của
nhà văn Phạm Quỳnh, đặc biệt quan tâm đến những sáng tác du ký của ơng
đặt trong dịng chảy chung của du ký đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, chúng tơi
cịn dành riêng một mục để nhìn nhận về vai trị, vị trí của ơng đối với tiến
trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỉ XX.
Chương 2: Nhãn quan văn hóa trong du ký của Phạm Quỳnh.
Ở chương 2, chúng tơi tiến hành phân tích những giá trị nổi bật về mặt
nội dung những tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh để từ đó thấy được nhãn
quan văn hóa của ông, đồng thời từng bước khám phá bức tranh cuộc sống
nhiều màu sắc được khắc họa sinh động trong từng trang du ký.
Chương 3: Những đặc trưng nghệ thuật trong thể tài du ký của Phạm Quỳnh
Ở chương 3, chúng tôi đi vào nghiên cứu những giá trị về mặt nghệ
thuật của những tác phẩm du ký Phạm Quỳnh theo những đặc trưng cơ bản
của thể tài. Đó là các phương diện nghệ thuật như kết cấu, ngôn ngữ, giọng
điệu và sự dung hợp giữa các thể loại được sử dụng khéo léo, linh hoạt, hiệu
quả.


9

CHƯƠNG 1

NHÀ VĂN PHẠM QUỲNH TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc và mạnh mẽ.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tác động đến mọi mặt của đời sống,

đặc biệt làm nảy sinh tầng lớp công chúng mới của văn học đó là tầng lớp thị
dân với nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ cũng rất mới. Lúc này, văn học với tư
cách là một hình thái xã hội đặc thù phải đứng trước nhu cầu đổi mới hết sức
cấp thiết. Tư tưởng, học thuật phương Tây cùng với sự trưởng thành của đội
ngũ sáng tác với quan niệm mới về văn chương đã từng bước mở ra cánh cửa
cho nền văn học dân tộc tiến vào quỹ đạo chung của văn học thế giới, thoát ra
khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại đi vào giai đoạn văn học hiện đại.
Đáng chú ý là sự đổi mới về thể loại, trong đó có du ký, một thể loại bắt rễ từ
văn học truyền thống nay được hồn thiện hơn nhờ luồng gió mới mẻ của văn
học phương Tây. Cùng với phóng sự và tùy bút, thể du ký đã gia nhập vào đời
sống văn học và giúp cho q trình vận động đưa văn xi tiến dần vào vị trí
trung tâm, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của nền văn học
hiện đại Việt Nam.
Nằm trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại đầu thế
kỉ XX, nhà văn Phạm Quỳnh và những tác phẩm du ký của ông được đánh giá
là có giá trị cao cả về nội dung lẫn hình thức. Cụ Phạm là một nhân vật đặc
biệt, một cây bút tầm cỡ với vốn kiến văn uyên bác, sáng tác ở ba thể loại bao
gồm dịch thuật, khảo cứu và văn du ký. Mỗi tác phẩm du ký của ông không
chỉ là bức tranh về cảnh sắc thiên nhiên nơi ơng đặt chân đến mà cịn để lại
dấu ấn bởi chất trí tuệ thể hiện rõ ở tư duy của người nghệ sĩ, đi và kể, vừa kể
lại vừa bàn luận, suy ngẫm. Đó phải chăng là nét riêng làm nên sức hấp dẫn


10

cho những trang du ký Phạm Quỳnh. Từ đó, làm nên vị trí quan trọng của ơng
trong nền văn học quốc ngữ nói chung và văn du ký nói riêng đầu thế kỉ XX.
1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1. Vài nét về cuộc đời
Phạm Quỳnh (1892 - 1945) tên hiệu là Thượng Chi, bút danh là Hoa

Đường, Hồng Nhân. Ông sinh tại số nhà 17, phố Hàng Trống, Hà Nội trong
một gia đình Nho học. Quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc
Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng quê có truyền thống khoa
bảng, hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, Phạm
Quỳnh côi cút được bà nội ni ăn học.
Là một người có tư chất thơng minh, Phạm Quỳnh học rất giỏi, đỗ đầu
bằng Thành chung Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là
trường Thông ngôn).
Năm 1908, chàng thanh niên Phạm Quỳnh lúc đó mới 16 tuổi đã được
vào làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội. Từ năm 1916, ông tham
gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời, đặc biệt làm chủ bút kỳ cựu
của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932. Cũng
trong thời kỳ 1924 -1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.
Sau đó, ơng tham gia nhiều hoạt động báo chí và chính trị như sáng lập và là
tổng thư ký Hội Khai trí Tiến Đức và sau đó làm hội trưởng Hội Trí tri Bắc
Kỳ năm 1919. Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ơng
sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị
và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục. Năm 1924, ông được
mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường
Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine. Từ năm 1925 - 1928, Phạm
Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư
vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính


11

Đông Dương. Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi
người Pháp phải thành lập hiến pháp để quy định rõ ràng quyền căn bản của
nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ. Năm 1931,
ơng được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức

Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ. Ngày 11 tháng 11 năm 1932,
sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ơng được triều đình nhà Nguyễn
triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, ơng thơi khơng làm chủ bút
Nam phong Tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ơng làm việc tại Ngự tiền Văn
phịng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng
thư Bộ Lại (1944 – 1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng
Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sơng
đào Phủ Cam, Huế. Ơng bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và
giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau đó cùng với ngun Tổng đốc
Quảng Nam Ngơ Đình Khơi (anh ruột Ngơ Đình Diệm) và Ngơ Đình Hn
(con trai của Ngơ Đình Khơi). Di hài ơng được tìm thấy năm 1956 trong khu
rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong
khuôn viên chùa Vạn Phước.
Phạm Quỳnh là một nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa và là quan đại
thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc
ngữ và dùng tiếng Việt thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên
cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan
nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khơi phục quyền
hành của triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ
của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập
hiến.


12

1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Phạm Quỳnh là tác giả và dịch giả của nhiều bài viết, sách văn học,
triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy
bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ơng đều đăng trên tạp chí Nam Phong.

Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đơng Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản.
Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba bộ phận:
a. Dịch thuật
Bộ phận dịch thuật trong văn nghiệp Phạm Quỳnh bao gồm các tác
phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn...
Trong đó, ơng chọn dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu
thiên về triết học, như triết học của Descartes. Ngoài ra, ông cũng có dịch một
số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille.
Các tác phẩm dịch thuật tiêu biểu có thể kể đến như: Ơi thiếu niên
(G.Courteline), Ái tình, Chuyện trên xe lửa (Guy de Maupassant), Cái buồn
của một tên gù già, Thương hão (Loti), hài kịch Chàng ngốc hóa khơn vì tình
của Marivaux, Tuồng Lơi Xích (Le Cid), Tuồng Hòa Lạc (Horace) của
P.Corneille …
Đối với Phạm Quỳnh, dịch thuật không chỉ là công việc chuyển ngữ
thông thường mà là chuyển một mẫu hình cho hoạt động phỏng tác, sáng tác
về sau của các nhà văn Việt Nam. Do vậy, ông rất cẩn trọng khi chọn tác
phẩm dịch.
b. Khảo cứu
Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác
phẩm khảo cứu. Ông nghiên cứu trong các sách chữ nho, sách tiếng Pháp, và
viết lại những bài chun khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ơng chú trọng là:


13

- Các học thuyết Âu Tây như trong Văn minh luận, Khảo về chính trị nước
Pháp, Lịch sử và học thuyết của Rousseau, Lịch sử và học thuyết
của Montesquieu, Lịch sử và học thuyết của Voltaire…
- Học thuật Á Đông, những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như Phật giáo
lược khả, Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng…

- Văn hóa Việt Nam với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi
ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào.
Nhiều tác phẩm của ông liên kết những học thuật Âu Tây và phân tích,
so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam. Như trong
bài Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng ơng có phần phân
tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người “chính
nhân” (là chữ ơng dùng cho l'honnête homme) trong văn hóa Pháp. Hay như
ơng có những bài Văn hóa Pháp đối với tiền đồ nước Nam hoặc Công cuộc
chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam.
Ơng có một loạt cơng trình biên khảo, nghiên cứu về văn học Pháp:
Văn học nước Pháp và khảo về tiểu thuyết (Nam phong tùng thư, 1929), Pháp
văn thi thoại: Baudelaure tiên sinh (Nam phong số 6, tháng 12 /1917), Một
nhà danh sĩ nước Pháp: ông Pierre Loti (Nam phong số 72, tháng 6/ 1929),
Một nhà văn hào nước Pháp: ông Anatole France (Nam phong số 161, tháng
4/ 1931) … Những bài biên khảo trên chẳng những có tác dụng quảng bá, làm
tăng sự hiểu biết về nền văn học vĩ đại như nền văn học Pháp mà qua đó cung
cấp mẫu hình cho thể loại tự sự. Đặc biệt, tác phẩm Tục ngữ ca dao được
đánh giá là một cơng trình khảo cứu mẫu mực về cả kiến văn lẫn hành văn.
Bên cạnh những tác phẩm khảo cứu, ông cịn có các bài bình luận: Bàn về văn
Nơm của ông Nguyễn Khắc Hiếu (Đông Dương tạp chí, số 120, năm 1915),
Bình phẩm “Một tấm lịng” của Đồn Như Kh (Nam phong số 2, tháng 8/


14

1917), Mộng hay mị? (phê bình Giấc mộng con của Tản Đà, Nam phong số 7,
tháng 1/ 1918)…
c. Văn du ký
Do ý thức được tầm quan trọng của việc phải mở mang tầm mắt quốc
dân, Phạm Quỳnh đã mở ra mục du ký trên tạp chí Nam phong, đây cũng là

một kênh để rèn luyện chữ quốc ngữ. Với bảy tác phẩm du ký in trong cuốn
Phạm Quỳnh - Tuyển tập du ký do Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, ông đã đóng
góp những trang du ký thú vị, có giá trị nhiều mặt về văn học, văn hóa, lịch
sử, phong tục. Nó góp phần dựng lên chân dung của một nhà văn, nhà báo,
nhà văn hóa có tầm đã có những đóng góp quan trọng vào cơng cuộc hiện đại
hóa văn chương Việt Nam. Ông viết nhiều du ký ghi lại những điều quan sát,
nhận định, nghị luận trong các chuyến du lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt
Nam như: Mười ngày ở Huế (1918), Một tháng ở Nam Kỳ (1919), Pháp du
hành trình nhật ký (1922).
Nhìn chung, các tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh đã mở ra trước mắt
người đọc cảnh sắc của thiên nhiên, đất nước ở nhiều vùng miền với những
nét phong tục tập quán riêng cùng với lối viết văn hiện đại rất hấp dẫn, lơi
cuốn.
Tóm lại, sự nghiệp văn chương Phạm Quỳnh có thể kể đến các tác
phẩm chính như: Văn minh luận, Ba tháng ở Paris, Văn học nước Pháp,
Chính trị nước Pháp, Khảo về tiểu thuyết, Lịch sử thế giới, Lịch sử và học
thuyết Voltaire, Phật giáo đại quan, Cái quan niệm của người quân tử trong
Đạo Khổng, Thượng Chi văn tập gồm 5 quyển, Nhà xuất bản Alexandre de
Rhodes Hanoi ấn hành năm 1943. Về sách in sau này ở Việt Nam có: Mười
ngày ở Huế, NXB Văn học – 2001, Luận giải Văn học và Triết học, NXB
Thông tin, 2001, Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004,
Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007, Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007,


15

Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007 (gồm
những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932).
Với một số lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều lĩnh vực đòi hỏi vốn kiến văn rộng
lớn chứng tỏ Phạm Quỳnh là một tác giả có bút lực dồi dào, một nền tảng học

vấn uyên thâm, rất đáng ngưỡng mộ.
1.2. DU KÝ CỦA PHẠM QUỲNH TRONG MẠCH VẬN ĐỘNG CỦA
THỂ TÀI DU KÝ VIỆT NAM
1.2.1. Khái lược về du ký đầu thế kỉ XX
Cơng cuộc khai thác thuộc địa với những chính sách về chính trị, kinh
tế, văn hóa của thực dân Pháp đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc
trong xã hội. Sự phân hóa giai tầng, giai cấp cùng với việc du nhập phương
thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa đang khiến cho xã hội từng bước chuyển
mình.
Văn học là một hình thái xã hội nên cũng chịu sự tác động của những
thay đổi đó. Trong bối cảnh xã hội thành thị Việt Nam đang tư sản hóa cùng
với sự xuất hiện của tầng lớp thị dân, khi văn hóa nước ta giao lưu mạnh mẽ
với văn hóa Phương Tây, chủ yếu là với văn hóa Pháp, một tầng lớp trí thức
Tây học ra đời thay thế cho tầng lớp trí thức Nho học đang tàn tạ thì vấn đề
đổi mới văn học, đưa văn học vào quỹ đạo chung của văn học thế giới đã trở
thành vấn đề cấp bách. Văn học Việt Nam lúc đó đứng trước hai khả năng
phát triển: hoặc cách tân dần dần văn học truyền thống để đi đến văn học hiện
đại, hoặc học tập văn học phương Tây, theo hệ thống thể loại văn học ấy để
nhanh chóng xây dựng nền văn học hiện đại của nước nhà. Cùng với đó là sự
phát triển mạnh của cơng tác dịch thuật, biên khảo, nghiên cứu, phê bình văn
học làm cho văn học Việt Nam tiếp xúc rộng rãi với văn học thế giới, giới
thiệu với công chúng Việt Nam nhiều thể loại mới, làm phong phú vốn từ ngữ
và trau dồi câu văn Việt Nam. Làn gió rất mới của nền văn học Phương Tây


16

nhờ đó được thổi vào văn học Việt Nam một cách tự nhiên, mới mẻ và hấp
dẫn. Sự xuất hiện của cái mới ngay lập tức được đón nhận và dần tạo ra
những bước chuyển biến đáng kể đối với nền văn học dân tộc về nhiều

phương diện. Thật vậy, chính sự tiếp xúc với văn học phương Tây đã tạo cơ
hội cho nền văn học dân tộc bắt đầu hình thành và thử nghiệm ở những thể
loại mới như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký…Giới nghiên cứu gọi văn học
giai đoạn này là văn học giao thời. Đó là thời điểm tiếp nối, chuyển hóa giữa
phong kiến và tư bản, giữa cổ điển và hiện đại, giữa phương Đông và phương
Tây đang diễn ra trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Lúc này, các nhà
văn Việt Nam trên cơ sở tiếp thu thành tựu của văn học phương Tây đã sáng
tạo tác phẩm với những kỹ thuật viết mới, góp phần đưa văn học Việt Nam
tiến dần vào quỹ đạo của một nền văn học hiện đại về sau.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến vai trò quan trọng của sự ra đời chữ
quốc ngữ và những nỗ lực của các nhà văn trong việc quảng bá sử dụng phổ
biến chữ quốc ngữ đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nền văn
xuôi Việt Nam giai đoạn này. Có thể nói, đây là chặng đường quan trọng
trong quá trình vận động để chuyển đổi văn học từ phạm trù trung đại sang
phạm trù hiện đại. Những quan niệm mới về thế giới và con người đã đặt ra
cho văn học chức năng tiếp cận đời sống một cách đa dạng và không ngừng
biến đổi. Cái nhìn mới về hiện thực và con người đã từng bước làm thay đổi ý
thức sáng tác của nhà văn, giúp họ phá bỏ những rào cản mang tính chất
khn mẫu bằng cách tìm kiếm những phương thức thể hiện mới. Sự đổi thay
của văn học thể hiện ở nhiều mặt như lực lượng sáng tác, phương pháp sáng
tác, quan niệm sáng tác. Trước hết về lực lượng sáng tác, đáng chú ý hơn cả là
sự xuất hiện của lực lượng trí thức Tây học. Ðây là những người trí thức được
đào tạo ở các trường Pháp - Việt, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn hóa,
văn học phương Tây. Phần lớn trong số họ bắt đầu từ cơng việc làm báo, có


17

những nhà cựu học viết bằng chữ Hán. Dần dần, theo con đường dịch thuật,
phỏng tác, họ chuyển từ viết báo sang viết truyện ngắn, kịch nhằm nhanh

chóng đáp ứng được địi hỏi của cơng chúng thành thị. Khác với các nhà nho
cấp tiến, họ chú trọng đến văn hóa hơn là chính trị. Nhìn chung, họ là những
người mạnh dạn đến với cái mới. Tuy nhiên ở họ không tránh khỏi những dằn
vặt, trăn trở khi chọn cho mình một hướng đi phù hợp với sự phát triển của
thời đại. Về quan niệm sáng tác văn học cũng có sự thay đổi khi chứng kiến
sự xuất hiện của những quan niệm mới. Quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ
ngơn chí” của các nhà nho trong thời kỳ trung đại chuyển sang quan niệm văn
học phục vụ chính trị. Chính vì ý thức được văn học phục vụ chính trị đã
khiến nhà văn phải quan tâm đến đối tượng cơng chúng là tồn thể nhân dân,
trong đó có cả quần chúng lao động. Người sáng tác phải tìm mọi cách để lưu
truyền phổ biến tác phẩm của mình. Cho nên văn học khơng cịn bị giới hạn
về phạm vi mà đã được cơng bố rộng rãi bằng nhiều hình thức. Giờ đây người
ta tìm cách in ấn và sử dụng in ấn để xuất bản tác phẩm văn học. Khi đã có
xuất bản thì văn chương khơng cịn là của riêng ai hay của một giai cấp nào,
mà được xem là những giá trị văn hóa của tồn xã hội. Quan niệm về thể loại
cũng khác trước, tiểu thuyết và kịch giờ đây đã được công nhận là một thể
loại văn học. Nếu như thời kì trước, lớp nhà nho chuộng thơ, ưa bộc bạch tâm
sự chí khí bằng thơ thì lớp nhà văn mới lại lựa chọn văn xuôi bởi khả năng
phản ánh đa dạng, chân thật cuộc sống của nó. Tập trung vào vấn đề phản ánh
hiện thực, đề cao tính chân thực trong sáng tác là tiêu chí mới của văn xi
giai đoạn giao thời. Về nhân vật, nếu như văn học trung đại sùng cổ, trọng
quá khứ, nhân vật lý tưởng của nó là những trang tài tử giai nhân hoặc anh
hùng cái thế thì trong văn học mới, nhân vật lại là những con người rất bình
thường, bao gồm đủ mọi thành phần trong xã hội. Nói chung nhân vật trong
văn học mới rất đa dạng, vượt ra khỏi mọi khuôn khổ chật hẹp của văn học


18

phong kiến. Ðây cũng là một giai đoạn xuất hiện quan niệm mới, xem việc

sáng tác văn chương là một nghề kiếm sống. Về phương pháp sáng tác, văn
chương thời trung đại là sản phẩm của những cá nhân riêng lẻ nhưng vẫn
mang một đặc trưng chung về ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, nhân vật... Đến đầu
thế kỉ XX, người sáng tác khơng cịn tn thủ theo một hệ thống phương pháp
sáng tác duy nhất mà đã có sự phân hóa rõ rệt. Một số nhà nho đã chọn con
đường cách tân nghệ thuật trong sáng tác. Một số người thuộc lực lượng trí
thức tân học thì chọn con đường học theo phương Tây để sáng tác. Họ bắt đầu
từ công việc dịch thuật, qua phỏng tác và cuối cùng là sáng tác. Trong lịch sử
văn học Việt Nam đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen hai yếu tố
cũ và mới thể hiện trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác
phẩm. Hai yếu tố cũ và mới được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên
khắp các thể loại tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn
học trung đại, mà cũng chưa thể công nhận đó là một tác phẩm của nền văn
học hiện đại. Nói tóm lại, giai đoạn đầu thế kỉ XX là giai đoạn mở đầu cho
q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung và hiện đại hóa văn xi
nói riêng.
Tiền đề tiếp theo cho sự ra đời và phát triển của thể tài du ký đầu thế kỉ
XX là sự mở rộng không gian sinh sống của con người. So với các nước trên
thế giới, thể tài du ký ở nước ta xuất hiện khá muộn. Điều này xuất phát từ
đặc trưng văn hóa vì nước ta có một nền văn minh nơng nghiệp lúa nước lâu
đời, không gian sống nhỏ hẹp sau lũy tre làng. Tâm lý của người lao động
mang tính chất ổn định, bất biến, khơng thích sự xê dịch, ngại thay đổi và
cũng một phần do thiếu phương tiện đi lại nên thể du ký khơng được ưa
chuộng. Chính vì thế, suốt trong mười thế kỉ của nền văn học trung đại, dù đã
được định hình và có bước phát triển nhưng thể du ký vẫn chưa đạt đến sự
hoàn thiện. Các tác phẩm du ký có thể kể đến là Thượng kinh kí sự của Lê


19


Hữu Trác, Tây hành kiến văn kỉ lược của Lý Văn Phức, Hải trình chí lược của
Phan Huy Chú, Tam Kiều nguyệt dạ du ký của Ngơ Thì Hồng… Khi thực
dân Pháp xâm chiếm nước ta thì giao thơng được xây dựng quy mô đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nhu cầu ĐI và XEM của người nghệ sĩ. Họ khơng chỉ
có cơ hội được đến những miền đất đẹp của đất nước mà còn được bước ra
thế giới để ngắm nhìn, mở rộng tầm mắt. Đặc biệt là giới trẻ, họ say sưa với
sự đi và hành trình trải nghiệm để chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người
để từ đó nhận thức về chính mình. Cảm hứng “xê dịch” vì thế có sức lan tỏa
và bùng cháy mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi bao nhiêu rào cản, kiềm tỏa trước
đó được phá tung, ý thức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn được thăng hoa để
có thể cho ra đời những trang du ký đặc sắc. Hơn nữa, khả năng bao quát hiện
thực trên những chiều kích rộng lớn về không gian và thời gian được xem như
đặc trưng của thể tài du ký sẽ giúp người nghệ sĩ thỏa mãn khát vọng chinh
phục của mình. Cả không gian và thời gian trong du ký đều không bị giới hạn.
Khơng gian thưởng ngoạn có thể được mở rộng đến tối đa, khơng kể biên
giới. Cịn thời gian cũng được kéo dài, có thể là một ngày, một tháng, cũng có
khi một năm hay vài năm. Nhờ sự kéo giãn về không gian và thời gian sẽ giúp
cho nhà văn có điều kiện trải nghiệm nhiều hơn và những mảng màu cuộc
sống được khám phá sẽ phong phú, đa dạng hơn.
Tiền đề cuối cùng là sự xuất hiện và khẳng định ngày càng mạnh mẽ
của ý thức cá nhân đã làm nảy sinh những tác phẩm du ký. Nói đến ý thức cá
nhân là nói đến con người xét trong những mối quan hệ cụ thể, con người với
những nhu cầu vật chất, tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ riêng. Tuy nhiên, trong
thời kì trung đại, con người cá nhân không được hiện diện và lên tiếng từ đó
làm nên tính chất phi ngã của văn chương. Sang đầu thế kỉ XX, những đổi
thay của lịch sử khi bước chân của thực dân Pháp đặt lên đất nước ta đã tạo
tiền đề trực tiếp cho sự xuất hiện và sau này là bùng nổ của cái Tôi cá nhân.


20


Sự xuất hiện của nó đã làm thay đổi đối tượng phản ánh và chủ thể phản ánh
trong văn học. Lúc này, cái đời thường trong cuộc sống hằng ngày trở thành
vấn đề mà các nhà văn quan tâm, phản ánh. Đối với chủ thể phản ánh, ý thức
cá nhân bộc lộ rõ nhất ở cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó bao gồm tất cả
hệ thống các quan điểm, nhận thức, thói quen, sở thích, gu thẩm mĩ thuộc về
nhà văn. Vì thế, cùng một đối tượng nhưng với các tác giả khác nhau lại có
những cách cảm nhận rất khác nhau, thậm chí trong cùng một tác phẩm của
một nhà văn cũng có nhiều màu sắc vì bản thân người nghệ sĩ khơng muốn
lặp lại chính mình trong sáng tác. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn là sự trỗi
dậy của ý thức cá nhân với những biểu hiện rất mới của nó đã làm thay đổi
hoàn toàn quan niệm của người nghệ sĩ cũng như cơng chúng tiếp nhận. Nó
làm nảy sinh ở họ nhu cầu được đi, được xem và được trông thấy những điều
mới lạ. Chính vì thế, việc khám phá những vùng đất mới đã thôi thúc những
nhà văn sáng tác những trang du kí sinh động, hấp dẫn. Đó là con đường mở
ra cho họ nhìn ra thế giới để từ đó chiêm nghiệm và nhận thức chính bản thân
mình. Ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân trong cuộc đời với nhiều biến động,
đổi thay sẽ giúp họ từng bước nhận ra những giá trị đích thực và mới mẻ. Có
lẽ đó cũng là điều tích cực mà văn hóa, văn học phương Tây góp phần làm
bùng cháy lên ngọn lửa âm ỉ của cái Tôi vốn đã bị kìm nén suốt cả một thời kì
dài trước đó. Đến giai đoạn này, con người cá nhân không chỉ lên tiếng đấu
tranh cho quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc mà hơn trên hết là
ý thức muốn khẳng định giá trị bản thân mình và cũng có ý thức tự chịu trách
nhiệm về chính mình. Cái tơi cá nhân được giải phóng, thốt ra khỏi những lễ
giáo phong kiến là tiền đề có ý nghĩa quan trọng cho việc mở rộng phạm vi
phản ánh cũng như cách thức sáng tác của thể du ký.
Như vậy, cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây cùng với sự mở rộng
phạm vi đời sống và đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân đã tạo



21

điều kiện cho sự phát triển của thể tài du ký đầu thế kỉ XX. Gắn liền với tiến
trình phát triển chung của lịch sử văn học dân tộc, chịu sự chi phối của bối
cảnh lịch sử và đời sống văn hóa xã hội, thể du ký quốc ngữ đầu thế kỉ XX đã
có dịp nở rộ những tác phẩm thực sự có giá trị.
*

*
*

Nghiên cứu về thể tài du ký, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng du
ký là một thể loại văn học thuộc loại hình ký vì vậy khi nói đến sự phát triển
của du ký thiết nghĩ cần điểm qua lịch sử của thể ký. Ký là một thể loại có sự
giao thoa giữa báo chí và văn học, giữa truyện ngắn và ghi chép, giữa tiểu
thuyết và phóng sự nên du ký cũng mang những đặc điểm này.
Văn chương trung đại đã xuất hiện các thể thơ, văn rất gần với du ký
như thơ vịnh cảnh, vịnh vật, những tác phẩm kí sự, khảo cứu, nhật kí hành
trình… bằng chữ Hán. Thoạt đầu, du ký được viết ở dưới dạng các bài thơ đề
vịnh phong cảnh, thơ đi sứ. Các vị quan, các nhà nho mỗi lần lên kinh ứng thí
hay nhậm chức thường có nhã hứng viết về cảnh sắc dọc đường đi và nơi
mình đến. Các thi sĩ mỗi lần đăng cao, cất bước thăm thú non sông cũng cho
ra đời những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên, đất trời. Hay các sứ thần đi cơng
cán cũng có những bản ghi chép tỉ mỉ về đất nước, con người nơi mình đến
với những đoạn miêu tả ngoại cảnh độc đáo. Như vậy, dù hình thức cịn sơ
khai, chưa định hình rõ ràng nhưng thời trung đại cũng đã có nhiều sáng tác
mang dáng dấp của thể tài du ký. Tuy nhiên, các sáng tác thời kỳ này chủ yếu
được viết bằng văn vần như các tác phẩm: Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền
Quang Lý Đạo Tái, Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Thông, An Bang
phong thổ của Trần Thánh Tông… Sang thế kỉ XVIII – XIX, ra đời các tác

phẩm du ký với dung lượng lớn như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Tây
hành kiến văn sử lược của Lý Văn Phức, Giá Viên biệt lục của Phạm Phú


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×