Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.73 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Ngọn Đèn đứng gác
“ Nửa đêm thức dậy, thấy ngoài trời đầy sao, một ngọn đèn le lói trên
đỉnh núi cao. Ơ kìa nhà ai đấy đêm nào cũng thức khuya, đêm nào em thức
dậy cũng thấy sáng. Ngọn đèn! Đèn trên đồn biên giới, canh phịng gìn giữ
nước non, Giữ n cho em giấc ngủ, em biết ơn nhiều các chú công an”
Thời gian trôi khơng bao giờ trở lại, những kí ức của tuổi thơ trong em
cũng dày theo năm tháng. Mỗi mùa phượng vĩ, khi tiếng ve sầu gọi hè, kỉ
niệm xưa lại ùa về trong em day dứt ...
Ngày ấy, cô về với mái trường, với đàn em thơ lam lũ bên dịng sơng
Đá Trắng. Em chưa đủ lớn để nhớ để nhớ họ, tên đầy đủ của cô, quê cô…
Em chỉ nhớ tên cô là Hạnh và cô từ vùng xuôi lên đây, dạy lớp 2 chúng em.
Cả tường chỉ có 5 lớp. Cơ dáng người nhỏ nhắn, hiền dịu. Cũng như bao
thầy cô giáo, cô về đây ươm những chồi non. Hành trang là sách cùng trái
tim đang độ căng tràn của tuổi hai mươi.
Hôm nay giờ học hát, em cịn nhớ như in bài cơ dạy “ Ngọn đèn đứng
gác”
Lời bài hát thật ngắn gọn, súc tích có tính giáo dục như một bài đạo
đức. Hình ảnh ngọn đèn đứng gác gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ nơi
biên cương lung linh như trong câu truyên cổ… Chúng em hát say sưa theo
cô, bài hát như có hồn, bay cao, bay xa vào khơng gian của chiều hè năm
ấy. Đôi mắt cô sáng long lanh, nhìn xa xăm vào đồi hoa sim tím …
Khu tập thể chiều nay của các thầy cô im lặng khác thường. Lớp em
chờ mãi, chờ mãi không thấy cô vào lớp. Hồng hơn bng dần trên đồi
sim, trên cánh rừng thông, trên hàng phượng vĩ, trên những đôi mắt đầy lo
âu của các thầy cơ...
Cả lớp khóc ồ khi đươc tin cô khi đi qua ngầm Yên Lập bị lũ về đột
ngột cuốn trôi! Nhưng đứa nghịch nhất ngày thường cũng khóc nức nở.
Sau giây phút bàng hồng, chúng em đứa ngồi góc lớp, đứa đứng ơm cột
ngoài hiên, tất cả chờ… Thời gian từng giây, từng phút, từng giờ trơi đi…
Vẫn chưa tìm được thi thể cô.
Một đêm trôi qua, rồi ngày hôm sau mới tìm thấy cơ. Em nhớ như in
khi các thầy cơ mở chiếc hịm gỗ cũ, nơi cất giữ hành trang của cơ. Mọi
người bật khóc khi nâng đơi gối trắng, đôi gối cô tự thêu để chờ ngày hạnh
phúc… và những lá thư của người chiến sĩ biên phịng ... tất cả cịn đây,
vẹn ngun, tinh khơi nhưng thật lạnh lùng…
Cô được đưa về quê yên nghỉ. Chúng em thẫn thờ, ngây ngô kết
những chùm hoa sim tím đặt lên bàn, nơi mà hàng ngày cơ đứng đó dạy
chúng em những bài học đầu đời.
Đôi gối trắng… những lá thư.... những chùm hoa sim tím… và bài hát “
Ngọn đèn đứng gác” lại ùa về trong em.
Chiều nay, nơi vùng cao xa xôi, ngôi trường em đang công tác, mùa
Xuân đang đánh thức những chồi non ngủ muộn… Mưa Xuân giăng giăng
khiến con đường dốc đá trơn nhầy nhụa … Học sinh của em từ các khe bản
về đây ở nội trú, áo quần lấm đất … những chiếc răng sún… những ánh
mắt long lanh … những đôi chân trần … đã đưa em trở lại với tuổi thơ ngày
xưa.
Ngày ấy… Có cơ và ” Ngọn đèn đứng gác” soi đường cho em tới
tương lai!
Họ và tên: Lưu Hải Yến
Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1962