1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
LÊ VĂN DŨNG
Ngơ Thì Nhậm với vấn đề bang giao Đại Việt Trung Hoa trong tác phẩm Bang giao hảo thoại
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
Theo dòng lịch sử Việt Nam, các triều đại được gây dựng từ thời Hùng Vương
đến trước khi Cách mạng Tháng Tám (1945) nổ ra, đều đã để lại được những thành
tựu tiến bộ, thể hiện được tinh hoa văn hóa người Việt kết hợp với yếu tố thời đại
góp phần khẳng định và bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Làm được điều này
ngồi sức mạnh của dân tộc, cịn có sự đóng góp rất lớn của các vị anh hùng dân
tộc, nhân tài, trí sĩ u nước.
Ngơ Thì Nhậm (1746-1803) là một nhà chính trị, qn sự, ngoại giao, nhà văn.
Ơng được đánh giá là một nhân tài về lĩnh vực ngoại giao, góp phần quan trọng
giúp cho nhà Tây Sơn thực hiện chính sách bang giao với Trung Hoa lúc bấy giờ có
hiệu quả cao. Dù hai nước vừa bước ra từ một cuộc chiến và có nguy cơ nổ ra một
cuộc chiến tranh mới như Quang Trung dự đoán, nhà Thanh “sau khi bị thua một
trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ
dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” [48, 357].
Những kết quả đạt được trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam - Trung Hoa
thời bấy giờ đã thể hiện khá rõ tài ngoại giao của Ngơ Thì Nhậm. Những vấn đề về
bang giao được Ngơ Thì Nhậm thay mặt triều đình Tây Sơn chấp bút, qua các bài
“bẩm, trình, biểu”. Những “bài” này được tập hợp trong “Bang giao hảo thoại”,
phản ánh hiện thực về ngoại giao của hai nước lúc bấy giờ, “sau khi đánh tan trên
20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, để bảo vệ thành quả đã đạt được, tránh lại xảy ra
chiến tranh, Ngơ Thì Nhậm vận dụng bài học lịch sử nước nhà, hòa hoãn ngay với
nhà Thanh”[ 49, 397].
Trong khoảng thời gian 15 năm cống hiến cho triều đình Tây Sơn (1788-1793),
Ngơ Thì Nhậm đã tỏ rõ tài năng của mình, có nhiều cống hiến về vấn đề đối ngoại
để tô thêm màu sắc tươi đẹp của lịch sử dân tộc.
Ngơ Thì Nhậm là một Nho sĩ tài năng, từng được cố Tổng Bí thư Trường Chinh
đánh giá là ngơi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi.
Những cống hiến của ông sẽ mãi được ghi vào lịch sử dân tộc. Đồng chí Trường
Chinh viết: “Ngơ Quyền, qn sự học; Trần Hưng Đạo, quân sự học; Hàn Thuyên,
ngôn ngữ học; Lê Lợi, chính trị học, quân sự học; Nguyễn Trãi, quân sự học, chính
trị học và văn học; Lương Thế Vinh, toán học; Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học; Lãn
3
Ơng, y học; Lê Q Đơn, văn học, khoa học; Quang Trung, qn sự học, chính trị
học; Ngơ Thời Nhiệm, chính trị học, quân sự học, văn học; Nguyễn Du, văn học;
Phan Huy Chú, sử học” [15, 34].
Có nhận xét cho rằng “Bang giao hảo thoại là tập sách phản ánh hiện thực về
ngoại giao khá độc đáo của triều Tây Sơn, mà cơng đóng góp lớn nhất là của Ngơ
Thì Nhậm. Bang giao hảo thoại cịn là tập tư liệu hiếm hoi còn giữ lại được của
thời Tây Sơn” [49, 399]. Ngoại giao đặc sắc của nhà Tây Sơn lúc bấy giờ đã đưa
quan hệ hai nước Đại Việt - Trung Hoa tới ngưỡng cửa của quan hệ bang giao hữu
hảo, hịa bình, thân thiện, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra trang sử
mới cho sự hịa bình của hai nước kéo dài hàng thế kỷ.
“Ơn cố tri tân” tìm hiểu về lịch sử dân tộc là một việc làm cần thiết. Học hỏi, kế
thừa những sáng tạo, điểm hợp lý mà thế hệ đi trước để lại, vận dụng một cách sáng
tạo và linh hoạt vào thời đại mới là công việc quan trọng đối với mọi thời đại, mọi
đất nước.
Trong quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Hoa suốt chặng đường lịch sử cũng
đã có những bước thăng trầm. Thời Tây Sơn với tài ngoại giao của Ngơ Thì Nhậm
được xem như một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Sự xuất hiện của Ngơ
Thì Nhậm lúc bấy giờ cùng với tài năng của ông là một trong những nguyên nhân
đem lại nhiều thắng lợi trong quan hệ bang giao tốt đẹp của hai nước.
Hiện nay quan hệ ngoại giao quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp, xu thế hội
nhập, đối thoại ngày càng trở thành xu thế chính. Ở Việt Nam quan hệ đối ngoại
luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, đặc biệt là quan hệ với Trung Hoa nước có bề dày trong quan hệ lịch sử. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập (1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ
Việt Nam - Trung Hoa đã bước sang trang sử mới được hơn 60 năm kể từ ngày hai
nước chính thức quan hệ ngoại giao với nhau (18-1-1950), đã có những bước thăng
trầm. Vì vậy, việc học hỏi những kinh nghiệm của thế hệ cha ông trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước ln là việc làm có ý nghĩa, quan trọng, nhất là khi
Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập với các nước trên thế giới.
4
Vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Ngơ Thì Nhậm với vấn
đề bang giao Đại Việt - Trung Hoa trong tác phẩm Bang giao hảo thoại” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Trung Hoa đã có nhiều
lãnh đạo và nhà khoa học đề cập, ở những góc độ khác nhau. Vấn đề bang giao Đại
Việt - Trung Hoa dưới triều đại Tây Sơn (1788-1802) cũng có nhiều tài liệu liên
quan. Có thể chia làm 3 nhóm loại cơng trình như sau :
* Nhóm thứ nhất, là những cơng trình chung, tiêu biểu là các cơng trình sử học
của các sử gia phong kiến Việt Nam có đề cập đến diễn biến lịch sử trong đó có đề
cập đến bang giao Đại Việt - Trung Hoa dưới thời Tây Sơn như Đại Nam thực lục
tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ của Quốc sử quan triều Nguyễn; các cơng trình sử học tư nhân như Lịch triều
tạp kỷ (1975) của Ngô Cao Lãng, Quốc sử di biên (2009) của Phan Thúc Trực, Việt
sử cương mục tiết yếu của Nguyễn Thông, Một chuyến du hành đến Nam Hà 17921793 (2011), của thương nhân người Anh John Barrow, Việt sử mông học (1998)
của Ngô Quốc Dung, Đại Nam quốc sử diễn ca (2007) của Lê Ngô Cát và Phạm
Đình Tối do Nguyễn Khắc Thuần dịch, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam 3 tập,
Danh tướng Việt Nam - Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và
phong trào Tây Sơn (2008) của Nguyễn Khắc Thuần, Lịch sử và văn hóa Việt Nam
- Những gương mặt trí thức, tập 1 (1998) của Trung tâm Unesco thơng tin tư liệu
lịch sử và văn hóa Việt Nam, Minh đơ sử của Lê Trọng Hàm và nhóm Nam Việt
đồng thiên hội trình bày lịch sử Đại Việt từ năm 1762-1822, cung cấp nhiều tư liệu
về vương triều Tây Sơn và quan hệ bang giao Tây Sơn và nhà Thanh,...
Ngơ gia văn phái: Hồng Lê nhất thống chí (2006), ghi lại giai đoạn lịch sử
trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII, có nguyên tên là An Nam nhất thống chí.
Cuốn sách viết về một giai đoạn mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp ngày càng gay
gắt, đẩy chế độ phong kiến Lê - Trịnh lâm vào cảnh suy tàn đến cùng cực. Ý thức
hệ phong kiến đã rạn nứt đến lúc bắt đầu tan vỡ. Hoàng Lê nhất thống chí đã vẽ lại
một bức tranh khá đầy đủ và sâu sắc về màu sắc dân tộc đẹp đẽ của phong trào
5
nơng dân khởi nghĩa Tây Sơn. Mặc dù cịn chịu ảnh hưởng ít nhiều của ý thức hệ
chính thống, nên đã không lý giải được yếu tố dân chủ của phong trào Tây Sơn.
Nhưng Hồng Lê nhất thống chí đã thấm nhuần một tình cảm yêu nước thiết tha,
một tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, và một ý chí chống giặc ngoại xâm kiên
cường. Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống ấy, đã khiến tác phẩm khắc họa
được bản sắc dân tộc độc đáo, đẹp đẽ của một thời đại, một phong trào và nhiều
nhân vật.
Bùi Dương Lịch: Lê quý dật sử (1987), đã ghi chép lại các sự kiện lịch sử theo
thể biên niên, từ năm Mậu Dần Cảnh Hưng 19 (1758) đến năm Qúy Sửu Cảnh
Thịnh 1 (1793). Cuốn sách đã ghi lại được nhiều sự kiện lịch sử khá chi tiết và
phong phú. Tác giả của cuốn sách đã sống cùng thời với những biến động lịch sử
thời bấy giờ. Là người có học thức, có thể ơng đã xem các sách sử ghi chép về giai
đoạn này nhưng ơng thấy cịn thiếu sót. Là những chứng nhân của biến động xã
hội, hơn nữa lại là nhân vật có một vai trị lịch sử trong quãng thời gian khá dài,
Bùi Dương lịch có điều kiện ghi lại một cách khá chi tiết, chính xác hoặc bổ sung
những sự kiện mà các sách khác không ghi. Với tên đề của cuốn sách Lê quý dật sử
nghĩa là những sự kiện lịch sử cịn sót lại thời cuối Lê chính là nguyện vọng của tác
giả, và cũng là nét tiêu biểu của tác phẩm.
* Nhóm thứ hai, là những sách chuyên luận, chuyên khảo liên quan đến đề tài
nghiên cứu như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam (1993) tập 1 do PGS. Nguyễn Tài Thư
chủ biên, Bàn về Văn hiến Việt Nam (2004) của GS. Vũ Khiêu, Lịch sử Trung Quốc
hiện đại (2004) của GS. Nguyễn Huy Quý, Bang giao Đại Việt - Triều Tây Sơn
(2005) của Ngô Thế Long…
Hồ Bạch Thảo (dịch): Thanh thực lục - quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX, (2010), trình bày các quan điểm của vua quan nhà Thanh đối
với Đại Việt và vương triều Tây Sơn.
Ngơ Thì Nhậm: Bang giao hảo thoại, in trong Viện nghiên cứu Hán Nơm : Ngơ
Thì Nhậm tồn tập, tập 3 (2005): Là tập hợp những bài bẩm, trình, biểu do Ngơ Thì
Nhậm thay mặt triều đình Tây Sơn chấp bút. Sau được soạn giả tùng thư Ngô gia
văn phái sưu tầm, tập hợp, biên soạn, sắp xếp theo thể lọai thành hai quyển 48 và
49 cho tùng thư.
6
PGS. Đỗ Bang: Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung (2011), là cơng
trình dày cơng tìm hiểu của tác giả từ năm 1977 gồm các bài viết liên quan đến vua
Quang Trung được tập hợp trong 20 bài viết.
Quách Tấn, Quách Giao: Nhà Tây Sơn (2000), ghi chép lại các sự kiện chính
xác theo sự phản ánh của nhân dân địa phương, cụ thể là theo lời truyền của các
bậc trưởng thượng từng sống thời Tây Sơn ở đất Tây Sơn. Và chính xác theo các tư
liệu lịch sử đáng tin cậy gồm 12 bộ sử ký về Tây Sơn, được nhân dân bảo tồn qua
sự trả thù ghê gớm của triều đình nhà Nguyễn. Cùng với các tài liệu lịch sử trong
và ngồi nước có liên quan đến phong trào Tây Sơn. Cuốn sách là một tập ghi chép
chuyện đã xảy ra trong lịch sử về một thời đại vẻ vang của dân tộc với đầy đủ nhất
định các chi tiết thật, con người thật cùng những huyền thoại mà ba anh em Tây
Sơn dựng lên để thu phục nhân tâm buổi đầu dấy nghĩa. Ở đó, chi tiết thật và
chuyện hoang đường khơng bị nhịa lẫn vào nhau, các sự việc được ngòi bút tác giả
đảm bảo ở tính cụ thể và cơng bằng.
Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng: Tìm hiểu thiên tài quân sự của
Nguyễn Huệ (1971), là cuốn sách đi sâu vào việc trình bày và phân tích những vấn
đề quân sự của nghĩa quân Tây Sơn và của Nguyễn Huệ, trình bày tương đối tỉ mỉ
diễn biến của cuộc chiến tranh và của từng trận đánh, phân tích được những sự việc
xảy ra. Do phân tích tỉ mỉ và nắm bắt được mặt quân sự, người viết đã nêu ra được
một số nguyên tắc về quân sự, qua đó người xem nhận thức được rõ và sâu hơn về
các vấn đề chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Tây Sơn và tài chỉ huy, bản lĩnh
quân sự cao cường của Nguyễn Huệ. Cuốn sách đề cập đến quá trình giải quyết
thời hậu chiến Đại Việt - Trung Hoa thông qua hoạt động bang giao, mà Ngơ Thì
Nhậm là nguồi đại diện cho vương triều Tây Sơn quan hệ với nhà Thanh.
Nguyễn Lương Bích: Quang Trung Nguyễn Huệ (1989): Giới thiệu cơ bản nhất
về toàn bộ sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Quang Trung Nguyễn Huệ, bằng
một số tư liệu không nhiều mà sử sách và truyền thuyết cịn ghi lại được.
* Nhóm thứ ba, bao gồm các bài viết trên báo, tạp chí tiêu biểu là: Kinh
nghiệm đưa đối thoại văn hóa vào hoạt động ngoại giao của ông cha ta trong lịch
sử của Phạm Xuân Nam trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 11-2009.
7
Trần Ngọc Ánh: Ngoại giao Tây Sơn - những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch
sử, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 1(30), 2009, đã tái hiện
lại bối cảnh lịch sử của ngoại giao thời Tây Sơn, nêu lên những thành quả và tư
tưởng ngoại giao đặc sắc của vương triều Tây Sơn.
Triệu Dương: Đi tìm thơ liên quan đến phong trào Tây Sơn, Tạp chí Văn học,
số 4-1973, tác giả đã đưa ra từ việc sưu tầm những tư liệu rất quý về thơ văn liên
quan đến phong trào Tây Sơn và đưa ra một số biện pháp để bảo tồn, gìn giữ nét
văn hóa đặc sắc của một thời kỳ dấu son lịch sử của Việt Nam khi mà hoạt động
ngoại giao đạt tới đỉnh cao của sự thăng hoa.
Nguyễn Văn Hồn: Phong trào khởi nghĩa nơng dân và văn học Việt Nam thế
kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Văn học, số 4-1973, tác giả đã nêu lên
những nét nổi bật của giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ
XIX, đưa ra những so sánh khách quan với tình hình ở các nước châu Âu, có những
nhận xét chung khách quan về giai đoạn lịch sử này, qua đó cũng lột tả được cái tài
bút nghiên của Ngơ Thì Nhậm trong thời đại của ông.
Vũ Ngọc Khánh: Vài mẩu chuyện Tây Sơn trong một vùng văn nghệ dân gian,
Tạp chí Văn học, số 4-1973, tác giả đã kỳ công sưu tầm từ Bắc chí Nam các câu
chuyện trong dân gian liên quan tới nhà Tây Sơn và tác giả cũng đưa ra những nhận
xét khách quan về tính chất của câu chuyện.
Trần Nghĩa: Tìm hiểu thái độ chính trị của Ngơ Thì Nhậm, Tạp chí Văn học, số
4-1973, tác giả đã đưa ra những nhìn nhận chính xác thái độ của Ngơ Thì Nhậm
trước thời cuộc của ơng để đánh giá đúng sự nghiệp của một nhà ngoại giao kiệt
xuất.
Vũ Đức Phúc: Từ Ngơ Thì Nhậm đến trào lưu văn học Tây Sơn, Tạp chí Văn
học, số 4-1973, trong bài tác giả đã nêu lên các giai đoạn trong cuộc đời của Ngơ
Thì Nhậm và đưa ra những nhận xét sắc đáng về Ngơ Thì Nhậm.
Ngồi ra cịn nhiều sách và rất nhiều các tạp chí liên quan đến thời Tây Sơn đã
được tác giả khóa luận tham khảo, đặc biệt là các bài viết trên tạp chí Xưa và Nay
của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính.
8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ tài năng xuất chúng của Ngô Thì Nhậm về ngoại giao trong thời
đại của ơng. Những việc mà ông đã làm được cho vương triều Tây Sơn nói riêng và
cho Đại Việt nói chung, thể hiện qua tác phẩm Bang giao hảo thoại. Từ việc nghiên
cứu đó đề tài đưa ra được những nhận xét chung một cách khách quan về tư tưởng
bang giao Ngơ Thì Nhậm và gợi mở cho ngoại giao Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về Ngơ Thì Nhậm với thời đại của ơng.
- Tìm hiểu tư tưởng bang giao Ngơ Thì Nhậm về vấn đề bang giao Đại Việt –
Trung Hoa qua tác phẩm Bang giao hảo thoại của ông.
- Đưa ra những nhận xét chung về đóng góp của Ngơ Thì Nhậm qua tác phẩm
Bang giao hảo thoại và những gợi mở cho tương lai từ quá trình nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Những chủ trương, biện pháp trong quan hệ bang giao với Trung Hoa thông
qua Bang giao hảo thoại của Ngơ Thì Nhậm.
- Q trình thực hiện những biện pháp bang giao của Ngơ Thì Nhậm và nhà
Tây Sơn với Trung Hoa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỷ XVIII (1789-1802)
- Thời gian: từ năm 1773 khi phong trào Tây Sơn nổ ra đến năm 1802 khi
vương triều Tây Sơn sụp đổ.
- Nội dung: bang giao Đại Việt - Trung Hoa qua tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm
trong tác phẩm Bang giao hảo thoại.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu chủ yếu
5.1. Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
9
Phương pháp lịch sử, phương pháp lơgíc, phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích.
5.3. Nguồn tư liệu sử dụng:
- Tác phẩm Bang giao hảo thoại của Ngơ Thì Nhậm.
- Các sách, báo, tạp chí nghiên cứu về Tây Sơn và các lĩnh vực liên quan nhất là
lịch sử, văn học trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
Trong các nguồn tư liệu sử dụng, quan trọng nhất là các văn kiện bang giao
trong tác phẩm Bang giao hảo thoại, các bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
Tạp chí Văn học là những tài liệu q và có ý nghĩa lớn được chúng tơi sử dụng
làm tài liệu nghiên cứu chính.
6. Những đóng góp của đề tài
- Đóng góp vì xử lý, khai thác nguồn tư liệu liên quan đến Ngơ Thì Nhậm trong
lĩnh vực bang giao với Trung Hoa.
- Trình bày những chủ trương, đường lối đối ngoại của Ngơ Thì Nhậm và nhà
Tây Sơn với Trung Hoa thông qua những bài viết trong tác phẩm Bang giao hảo
thoại.
Thông qua đề tài, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn là
ThS. Nguyễn Văn Hoàn; TS. Trần Ngọc Ánh, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã
chỉ bảo và góp ý kiến cho đề tài. Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị, Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ để tác giả có thể hồn thành được đề tài của
mình.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Ngơ Thì Nhậm - con người, thời đại và sự nghiệp
Chương 2: Vấn đề bang giao Đại Việt - Trung Hoa qua tác phẩm “Bang
giao hảo thoại” của Ngơ Thì Nhậm
Chương 3: Khái luận chung vấn đề nghiên cứu
10
Chương 1
NGƠ THÌ NHẬM - CON NGƯỜI, THỜI ĐẠI, SỰ NGHIỆP
1.1. Vài nét về gia đình Ngơ Thì Nhậm
Thứ nhất, Ngơ Thì Nhậm được sinh ra trong một gia đình nho học, có ơng nội
và cha là người có tài, đã tạo cho gia tộc một nề nếp học vấn, truyền thống văn
chương lâu dài mà khó có gia đình nào theo kịp.
Ơng nội của Ngơ Thì Nhậm là Ngơ Thì Ức (1690-1736) [34, 294], có đạo hiệu
là Tuyết Trai tiên sinh, là nho sĩ thời Hậu Lê. Năm 1714 Ngơ Thì Ức thi đỗ Hương
Cống, nhưng khơng ra làm quan mà ở nhà mở lớp dạy học. Điều này có thể cho
thấy, Ngơ Thì Ức là một nho sĩ không màng danh lợi, chán ghét thời cuộc của triều
đại phong kiến nhà Hậu Lê đã Lê suy yếu, loạn thần nổi lên nhiều, gian thần thì
lộng quyền. Nhận thấy, nếu ra làm quan cũng khơng thể mang cái trí lớn, cái tài ra
giúp nước, giúp dân mà chỉ có thể trở thành “bù nhìn”, hoặc chức quan “hữu danh
vơ thực” nên ông đã ở nhà dạy học và dạy dỗ cho con cháu. Ơng là người đã đặt
hịn đá tảng nền móng để xây dựng nên một gia tộc nổi tiếng, con cháu nhiều người
làm quan và đặc biệt là một gia tộc có truyền thống văn chương nổi tiếng khơng chỉ
thời bấy giờ mà cịn cả trong lịch sử dân tộc, khó có một gia tộc nào theo kịp. Con
và các cháu của ông, đặc biệt là Ngô Thì Nhậm đã được thừa hưởng những phẩm
chất tốt đẹp của một nhà nho ngay thẳng và cảm nhận được nỗi đau của thời cuộc.
Cha của Ngơ Thì Nhậm là Ngơ Thì Sĩ (1726-1780) [34, 293] tự là Thế Lộc,
hiệu là Ngọ Phong, đạo hiệu là Nhị Thanh cư sĩ, sinh ra ở làng Tả Thanh Oai, Hà
Tây (Hà Nội), là một nhà nho có tài và nổi tiếng về văn chương. Làm quan vào thời
vua Lê chúa Trịnh, tuy khơng làm quan to, song là một con người có tài, do đó Ngơ
Thì Sĩ rất được chúa Trịnh u mến; đặc biệt là trong việc điều binh, việc dân.
Cuộc đời của ơng cũng có những thăng trầm trong sự nghiệp quan trường. Khi làm
quan ở Lạng Sơn thì Ngơ Thì Sĩ đã có cơng lớn với xứ này, là người đã có những
chính sách giúp cho dân chúng được bình n, vì thế ơng rất được lịng và được
nhân dân xứ Lạng yêu mến, biết ơn. Điều này chứng tỏ rằng Ngơ Thì Sĩ là một nhà
nho khơng chỉ biết viết văn chương mà cịn có một cái tài “kinh bang tế thế”, đem
lại cuộc sống thực sự ấm no cho nhân dân. Ngơ Thì Nhậm là người được thừa
11
hưởng khả năng giúp dân, giúp nước bằng cái tài thiên phú như của cha mình. Đặc
biệt lại nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của người cha mình.
Bảng 1: MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐƯỢC TẬP HỢP TRONG TÙNG THƯ
CỦA NGƠ GIA VĂN PHÁI
STT
TÊN TÁC PHẨM
18
Tính mệnh đạo giáo tứ châm
1
Ngọ Phong văn tập
19
Huấn mơng tập
2
Bảo chướng hồnh mơ
20
Nghi vịnh thi tập
3
Anh ngơn thi tập
21
Hải Dương chí lược
4
Việt sử tiêu án
22
Hoa trình gia ấn thi tập
5
Quan lan thập vịnh
23
Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh
6
Nhị thanh động tập
24
Nhị thập tứ chương kinh
7
Đại Việt sử ký
(Thái chân viên giác thanh)
(Tiền biên & Lê kỷ tục biên)
25
Nhị thập thất sử toát yếu
8
Bang giao hảo thoại
26
Tứ gia thuyết phả
9
Bang giao lục
27
Lạng hành ký sự
10
Hàn các anh hoa
28
Kim ngọc nguyên âm
11
Hoa trình gia ấn thi tập
29
Quan ngư ký
12
Quốc sử tiệp lục
30
Khôn trinh lục
13
An Nam nhất thống chí
31
Nam du thi tập
(Hồng Lê nhất thống chí)
32
Đại Man sự tích
14
Kim mã hành dư
33
Dạ Trạch phú ký
15
Xuân thu quản kiến
34
Ngô sào thi tập
16
Ngô gia thế phả thục lục
35
Ngô tộc truy viễn đàn phả
17
Thế phả tơng tự
Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nơm, tập 1, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1984, tr. 110, 326.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho, nhận được sự giáo dưỡng của ơng nội và
cha, Ngơ Thì Nhậm đã được thừa hưởng truyền thống giáo dục của một gia đình tri
thức nho học phong kiến. Đó là cơ sở để Ngơ Thì Nhậm hội tụ cho mình những
phẩm chất về văn chương tuyệt vời, khả năng nhận định được thời cuộc và có một
cái nhìn khách quan đối với thời cuộc của mình. Từ đó có được sự lựa chọn đúng
đắn. Biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lao động lên hàng đầu, ơng đã ủng
hộ sự chính nghĩa của phong trào Tây Sơn, đi theo và hết lòng, hết sức phục vụ Tây
Sơn. Dù cho trang sử vẻ vang đó khơng kéo dài, chỉ diễn ra trong một khoảng thời
12
gian khá ngắn, cùng với sự tồn tại của phong trào, vương triều Tây Sơn. Nhưng
điều đó cũng đã thể hiện được khả năng và thiên tài về đối ngoại của Ngơ Thì
Nhậm. Tơ son điểm phấn cho mốc lịch sử hào hùng của dân tộc cùng với những võ
công tồn tại mãi với thời gian.
Thứ hai, đến đời Ngô Thì Nhậm, các anh em của mình và con trai, thì truyền
thống gia đình vẫn được giữ gìn và phát huy, Ngô gia trở thành một gia tộc nổi
tiếng.
Một là, các anh em ruột trong gia đình Ngơ Thì Nhậm đều là những người có
học thức.
Em trai là Ngơ Thì Chí (1753-1788) [34, 290] tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật một nho sĩ, làm quan cho triều đình Lê - Trịnh, được đánh giá là trung thần của
vương triều này. Khi Tây Sơn tiến qn ra Bắc, Ngơ Thì Chí đang là một viên quan
“thiêm thư bình chương tỉnh sự” và đã chạy theo vua Lê Chiêu Thống để chống lại
Tây Sơn. Tuy bị đánh giá là “khơng có tài cán gì”, nghĩa là chỉ có thể viết văn
chương và thơ phú như bao nhà nho khác, chứ khơng có cái tài bình thiên hạ, có
mưu lược như cha và anh trai Ngơ Thì Nhậm của mình. Song xét một cách khách
quan thì Ngơ Thì Chí vẫn là một nhà nho có tài về văn chương, góp phần làm rạng
rỡ cho tộc Ngô. Cũng như nhiều sĩ phu Bắc Hà lúc bấy giờ, Ngơ Thì Chí đã mắc
phải tâm lý trung quân một cách mù quáng, không nhận diện rõ thời cuộc, không
thấy được sự tiến bộ của phong trào nơng dân khởi nghĩa chống lại áp bức, bóc lột
của một triều đình đã khơng cịn khả năng tồn tại, vua quan đi vào cảnh ăn chơi trác
táng, không màng đến đời sống của nhân dân.
Em út trong gia đình ba anh em ruột của Ngơ Thì Nhậm là Ngơ Thì Hương
(1774-1821) [34, 291], cịn gọi là Ngơ Vị, tự Thành Phủ, hiệu Ước Trai. Tuy không
đỗ đạt như hai người anh của mình, nhưng cũng được đánh giá là có tài năng, và là
người duy nhất trong ba anh em ra làm quan cho nhà Nguyễn. Ngay từ thời Gia
Long (1802-1820) ông đã được bổ nhiệm làm chức Thiêm sự bộ Lại và sau này còn
được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác như Hiệp trấn Lạng Sơn (18141817). Khi làm quan ở đây Ngơ Thì Hương cũng đã có những chính sách có lợi cho
dân, cùng với cha mình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân chúng xứ Lạng;
làm Đề điệu trường thi Gia Định (1819). Ngơ Thì Hương nhận được sự tin u của
13
nhà vua, được đi sứ hai lần sang Trung Hoa, lần đầu là phó sứ, lần thứ hai làm
chánh sứ, song nhiệm vụ chánh sứ đi Trung Hoa chưa kịp thực hiện thì Ngơ Thì
Hương lâm bệnh và mất trên đường đi. Tài đối ngoại của Ngơ Thì Hương khơng
thể hiện rõ nét như ơng anh Ngơ Thì Nhậm. Nhưng nhìn chung Ngơ Thì Hương
cũng là một người có tài và được triều đình nhà Nguyễn đánh giá cao, trọng dụng.
Bởi việc đi sứ Trung Hoa trong lịch sử dân tộc đến lúc bấy giờ vẫn tiếp tục được
coi trọng, người được cử đi sứ phải thực sự là một người có tài, giỏi đối đáp, là
người đại diện tồn quyền của nhà vua trong lần đi sứ, đòi hỏi quyền lợi và đấu
tranh bảo vệ quyền lợi, thể hiện được sự độc lập chủ quyền của dân tộc trước Trung
Hoa một thế lực mà trong suốt quá trình lịch sử ln có dã tâm thơn tính và biến
Đại Việt thành một bộ phận thuộc quyền quản lý của chúng.
Hai là, các em cùng cha khác mẹ và các em trong dịng họ của Ngơ Thì Nhậm
cũng là những danh sĩ.
Ngơ Thì Trí (1766-?) [34, 294], hiệu Dưỡng Hạo, là một trung thần nhà Tây
Sơn từ khi theo anh của mình là Ngơ Thì Nhậm ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Ngơ
Thì Trí là người có cơng lớn trong việc sưu tầm và tập hợp các bài viết của dịng họ
Ngơ. Các tác phẩm của ơng đều ca ngợi về nhà Tây Sơn, cho tới khi nhà Tây Sơn
bị sụp đổ thì ơng vẫn giữ lịng trung trinh với nhà Tây Sơn. Tuy vậy, nhưng tấm
lòng yêu nước thương dân của ông vẫn vượt lên trên hết, tiếc nuối vì sự sụp đổ của
vương triều Tây Sơn, khơng ra làm quan cho nhà Nguyễn nữa; nhà Tây Sơn sụp đổ
đã để lại một cú sốc tinh thần lớn mà Ngơ Thì Trí khơng thể vượt qua, song là
người biết và hiểu thời thế, ơng vẫn khuyến khích các em, các cháu của mình phải
biết lấy việc nước làm trọng, không ngừng học tập, cố gắng mang cái tài, cái đức
học được đó phục vụ cho tân triều, giúp dân, cứu đời. “Khuyến khích các em, các
cháu đi học để phục vụ tân triều”.
Ngơ Thì Hồng (1768-1814) hiệu là Huyền Trai, có biệt hiệu là Thạch Ổ Cư Sĩ,
là em trai cùng cha khác mẹ của Ngơ Thì Nhậm, ơng khơng làm quan, song cũng là
một nhà nho, một trí thức của thời đại, và cũng là người góp phần làm rạng danh
Ngơ gia văn phái mà khó có một gia tộc nào sánh kịp.
Ngơ Thì Du (1772-1840) [34, 290] tự Trung Phủ, Hiệu Văn Bác, là em con chú
ruột (Ngơ Thì Đạo) của Ngơ Thì Nhậm. Ngơ Thì Du nổi tiếng về siêng học và học
14
giỏi, làm quan cho nhà Nguyễn, song cống hiến của ơng nơi quan trường hầu như
khơng có gì đáng kể, có lẽ bởi Ngơ Thì Du là một người có lịng trắc ẩn cao, q
bận lịng bởi chuyện gia đình và q hương. Ơng khơng có cống hiến gì đáng kể
được ghi nhận cho nhà Nguyễn và cho dân dù được nhà Nguyễn bổ nhiệm làm
chức đốc học Hải Dương khi được bạn bè đề cử. Song Ngơ Thì Du lại là một trong
những nhà nho xuất sắc và đặc biệt là một trong hai tác giả nổi tiếng nhất của Ngơ
gia văn phái cùng với Ngơ Thì Chí.
Con trai Ngơ Thì Nhậm là Ngơ Thì Điển, tự Kính Hư, hiệu Tĩnh Trai [24, 326]
(chưa rõ năm sinh, năm mất), nhưng theo sử sách ghi lại thì Ngơ Thì Điển có tham
gia vào việc khắc bộ Đại Việt sử ký tiền biên, và người có cơng lớn trong việc tập
hợp và chỉnh lý các tác phẩm của những người trong dịng họ. Điều này ít nhiều
cũng cho chúng ta thấy, có lẽ Ngơ Thì Điển cũng làm quan cho nhà Tây Sơn, và
ơng là một nhà nho, một người có tư duy tốt, văn chương giỏi. Vì chỉ có như vậy
thì ơng mới có thể kỳ cơng tập hợp các tác phẩm của dòng họ và chỉnh lý các tác
phẩm ấy, tập hợp trong kho sách của Ngô gia văn phái. Như vậy hậu bối của Ngơ
Thì Nhậm cũng là một nhân vật đáng nể trọng và có ảnh hưởng lớn đối với dịng họ
Ngơ, chỉ tiếc rằng những tư liệu viết về ơng khá ít và việc tập hợp, tìm kiếm cũng
khó khăn nên chỉ dám đưa ra những nhận định bước đầu về nhân vật lịch sử này.
1.2. Ngơ Thì Nhậm trong thời đại của ơng
Ngơ Thì Nhậm (1746-1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, xuất thân trong một
gia đình có truyền thống văn học ở Tả Thanh Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội) [34,
291]. Được mệnh danh là nhà tư tưởng lỗi lạc của thời kỳ biếm loạn xã hội. Là
người nổi tiếng thông minh, lại cần cù học tập từ nhỏ năm 16 tuổi đã soạn được
một quyển đề là Nhị thập thất sử toát yếu, có lẽ là một thứ tóm tắt Bắc sử dùng vào
việc thi cử; 17 tuổi sát hạch ở trường huyện, hai lần đều chiếm hạng ưu; 21 tuổi
soạn xong Tứ gia thuyết phả, chưa rõ là sách gì. Mấy năm sau Ngơ Thì Nhậm đỗ
khoa sĩ vọng và được bổ làm hiến sát phó sứ Hải Dương. Tuy làm quan, ơng vẫn
chăm học, khi rỗi rãi cịn mở lớp dạy học, học trị theo học rất đơng [61, 15] là thầy
dạy của Trịnh Tông; làm quan cho hai triều đại phong kiến lúc bấy giờ là Lê Trịnh và vương triều Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Khi làm quan cho triều Lê, Ngô
15
Thì Nhậm rất được chúa Trịnh Sâm yêu quý; làm quan cho Tây Sơn thì được
Quang Trung sủng ái.
Nhưng cuộc đời Ngơ Thì Nhậm lại có nhiều thăng trầm, biến cố như chính
trong thời đại của ơng.
Thứ nhất, Ngơ Thì Nhậm sống trong thời kỳ thối trào của triều đình Lê-Trịnh,
nơng dân liên tục khởi nghĩa chống lại triều đình, trong đó có phong trào Tây Sơn.
Vào thế kỷ XVIII ở Việt Nam nội chiến diễn ra liên miên giữa hai tập đoàn
phong kiến, được lịch sử ghi lại là thời kỳ “Trịnh - Nguyễn phân tranh”. Triều đình
Lê -Trịnh thường xuyên diễn ra các cuộc thanh trừng nội bộ, tranh chấp quyền lực
mà hãm hại, chém giết lẫn nhau; quan lại đua nhau nhũng nhiễu khiến cho nhân
dân phải chịu sưu cao thuế nặng, đời sống ngày càng cực khổ. Vì vậy nơng dân đã
liên tiếp đứng lên khởi nghĩa và được mệnh danh là “thế kỷ nông dân khởi nghĩa”.
Liên tục từ 1737 đến 1741, năm nào cũng có một cuộc khởi nghĩa mới bùng nổ,
trong lúc các cuộc khởi nghĩa trước đó vẫn tiếp tục hoạt động: 1737, nhà sư
Nguyễn Dương Hưng phát hỏa cho phong trào ở Tam Đảo; 1738, Lê Duy Mật sau
khi làm đảo chính ở Thăng Long thất bại, liền chạy vào miền núi Thanh Hóa, dựa
vào lực lượng nơng dân, chống chọi với triều đình hàng mấy chục năm trời; 1739,
Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh nhất tề nổ dậy ở Hải Dương, trong lúc
Vũ Đình Dung, Hồng Cơng Chất dựng cờ khởi nghĩa ở Sơn Nam. Năm 1740, khi
cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển tan vỡ ở Hải Dương thì ở Tam Đảo, Nguyễn
Danh Phương đã xây dựng xong đông ải thành lũy kiên cố nghiễm nhiên làm một
nước đối địch với triều đình trong suốt mười năm trời (1741-1751). Năm 1741,
Nguyễn Cừ thua trận, bị bắt giải về kinh thì một bộ tướng tài giỏi của ơng là
Nguyễn Hữu Cầu liền tập hợp đám nghĩa quân đang tan rã, tổ chức thành một cuộc
khởi nghĩa mới, quy mô lớn hơn, thanh thế mạnh mẽ hơn, tung hoành trên suốt một
địa bàn rộng lớn, từ Hải Dương nơi nạn đói xảy ra khủng khiếp nhất qua Kinh Bắc,
uy hiếp kinh đô Thăng Long, tràn xuống Sơn Nam, vào tận Thanh-Nghệ. Đây là
cuộc khởi nghĩa đánh dấu cao điểm của phong trào nơng dân Đàng Ngồi, mặt
khác, biểu thị một cách sáng rõ nhất, đặc điểm và mục tiêu chiến đấu của phong
trào nông dân trước Tây Sơn [28, 19]. Bên cạnh đó cịn có rất nhiều các cuộc khởi
nghĩa của nông dân nổ ra. Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra rầm rộ thực tế là
16
biểu biện của sự chống đối của những người dân bị triều đình dồn đến vực thẳm
giữa sự sống và cái chết, chết vì đói, khiến cho họ có sức mạnh dữ dội để đứng lên
khởi nghĩa, làm tổn thất nghiêm trọng cho nhà Lê - Trịnh đã đến hồi suy tàn, mục
nát. Khi Trịnh Sâm qua đời, trật tự xã hội lại càng rối ren, đảo lộn, các phe phái
tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau. Nhưng tất cả các phong trào nổ ra đều
phụ thuộc lớn vào người thủ lĩnh, mỗi khi thủ lĩnh của phong trào chẳng may bị hy
sinh thì phong trào cũng theo đó mà sụp đổ nhanh chóng, phong trào Tây Sơn cũng
khơng tránh khỏi ngược điểm này. Tuy vậy trong thế kỷ XVIII phong trào nông
dân nổ ra tiêu biểu nhất vẫn là phong trào Tây Sơn. Sự thành công của phong trào
này đã thiết lập nên vương triều Tây Sơn, tuy tồn tại trong quãng thời gian ngắn
(1778-1803) nhưng Tây Sơn đã có tiếng vang lớn và có ý nghĩa quan trọng trong
lịch sử dân tộc. Đã thực hiện một cách vẻ vang những nhiệm vụ trọng đại của dân
tộc “cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đưa phong trào nông dân thế kỷ XVIII phát triển
lên một giai đoạn mới: giai đoạn phong trào nơng phân chuyển hóa thành phong
trào dân tộc, hay giai đoạn phong trào nông dân đảm đương cả việc thực hiện
những nhiệm vụ dân tộc trọng đại” [28, 21].
Thứ hai, sống trong thời buổi loạn lạc Ngô Thì Nhậm đã thấu hiểu được sự
thống khổ của nhân dân, vì ơng xem dân là trung tâm của vũ trụ và mối quan hệ
trời - người.
Ngơ Thì Nhậm đã cảm nhận được cái đau của nhân dân khi xã hội đương thời,
cuộc sống không được đảm ảo, sưu cao thuế nặng, nạn đói diễn ra thường xuyên,
tiêu biểu như trong Lê quý dật sử có chép lại vào năm Đinh Dậu, Cảnh Hưng 38
(1777) “cả nước đói to, gạo một bát nhỏ trị giá một quan tiền, dân gian thậm chí
phải lấy củ nâu, củ chuối thay cơm, người chết đói đến q nửa, lại thêm ơn dịch
thịnh hành, dân chúng nhiều người ốm chết; tháng 10, lụt to; năm Mậu Tuất, Cảnh
Hưng 39 (1778) cả nước đói to” [42, 36]. Trong kinh thư của Nho giáo nêu “dân vi
bang bản” nghĩa là “dân là gốc nước”; sách Mạnh tử cũng nêu “dân vi quý, xã tắc
thứ chi, quân vi khinh” nghĩa là dân là đáng trọng, tiếp đó là xã tắc, cịn vua là nhẹ.
Ngơ Thì Nhậm xem “dân là trung tâm của vũ trụ, của mối quan hệ trời - người: trời
trông, trời nghe do ở dân. Lịng dân n định thì ý trời cũng xoay chuyển, coi việc
được lòng dân là cơ sở của sự hòa nhập và phát triển, là điều kiện để tạo nên sự cân
17
bằng trong xã hội và tự nhiên; trong nước yên là nhờ ở được lòng dân, lòng dân ở
hai xứ (Thanh - Nghệ) được n thì khí hịa mới tụ tập lại, dân hóa cảm ở dưới thì
thiên hịa ứng ở trên, hiệu nhiệm được mùa không hẹn mà đến” [35, 462], dân
chúng là gốc rễ nước nhà, nhưng giờ đây người dân không được đảm bảo về một
cuộc sống ấm no mà cịn phải chịu sự bất cơng, khổ cực, dẫn đến loạn lạc trong xã
hội. Theo Ngơ Thì Nhậm thì xã hội loạn lạc tất cả đều “do chính sách của triều đình
gây nên” [35, 460]. Hiểu được nỗi khổ của người dân, biết về nguồn gốc gây nên
nỗ khổ ấy, Ngơ Thì Nhậm đã đề ra những chủ trương tiến bộ trong “Kim mã hành
dư”. Nhưng triều đình Lê - Trịnh lúc bấy này đã khơng thể thực hiện được chủ
trương có lợi cho nhân dân nhằm bình ổn xã hội mà Ngơ Thì Nhậm đã đề ra (giảm
sự đóng góp cho dân; miễn những thứ thuế khơng cần thiết; từ bỏ chính sách tụ
liễm, vơ vét…) vì vua khơng ra vua tơi khơng ra tơi, quan lại đều ra sức vơ vét của
cải của nhân dân để làm giàu cho bản thân mình. Tấm lịng thương tiếc nhân dân
phải sống trong cảnh khổ cực, bất hạnh, cuộc sống bấp bênh đã gắn liền một cách
hữu cơ với lịng u nước của ơng. Ngơ Thì Nhậm đã nổi bật lên giữa cái xã hội
loạn lạc đương thời, thể hiện tư tưởng của một nho sĩ cấp tiến có cái nhìn sâu sắc và
tường tận mọi vấn đề.
Thứ ba, Ngơ Thì Nhậm đã nhìn nhận thực tế lịch sử một cách khách quan và có
ý thức xây dựng một nhận thức luận phù hợp với thời cuộc.
Ngơ Thì Nhậm hiểu được những chiều hướng vận động của lịch sử. Do vậy
đứng trước thời cuộc có nhiều rối ren, biến động và diễn biến phức tạp cũng không
khiến ông bỡ ngỡ. Ơng vẫn cho rằng “ở con người thì vua là trung tâm và xoay
xung quanh vua là các thần dân” [35, 468]. Ngơ Thì Nhậm hiểu được chân lý
“nước có thể đưa thuyền, nhưng cũng có thể làm lật thuyền” và “dân” là đối tượng
chủ thể mà ông suy nghĩa, vì dân “chiếm số đơng và làm ra của cải để ni sống xã
hội và triều đình” [35, 461] nên ơng khơng có tư tưởng “ngu trung” và “ơng nêu lên
tư tưởng phải thay đổi theo thời, có thế con người mới được tự do” [35, 470]. Vì sự
kiện lịch sử - xã hội tuy nhiều vẻ phức tạp nhưng vẫn diễn ra theo những chiều
hướng nhất định, mà nếu con người hiểu biết và hành động theo thì có khả năng
thành cơng trong thực tế [35, 467]. Điều này phần nào đã lý giải vì sao khi phong
trào Tây Sơn ra Bắc thì Ngơ Thì Nhậm đã trở thành một trong những nhân vật tiêu
18
biểu của nho sĩ Bắc Hà đi theo Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai năm
1788. “Trong một thời gian ngắn, vị anh hùng này đã bộc lộ tài năng và khí phách
trong việc phị Lê diệt Trịnh, rất đáng là người ông vẫn mong mỏi và chờ đợi. Ông
quyết tâm đi với Nguyễn Huệ và tin tưởng rằng việc làm của mình là đúng. Bất
chấp những lời mỉa mai trách ông là bất trung, là xu thời, ông dứt bỏ những ràng
buộc về giai cấp và đạo lý, đi hẳn với phong trào nông dân và trung thành tuyệt đối
với người anh hùng áo vải. Ông đã nêu một tấm gương sáng, kéo theo nhiều nhà trí
thức khác như Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Ấp, Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lân, Trần Bá
Lãm…” [63, 421]
Thứ tư, Ngô Thì Nhậm nhận thức được muốn chấm dứt cảnh loạn lạc cần phải
xây dựng một xã hội mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Sống trong thời buổi loạn lạc, là một nho sĩ, Ngơ Thì Nhậm đã đề ra nhiều chủ
trương để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, như lấy dân làm gốc vì “lịng dân n
định thì ý trời cũng xoay chuyển” [35, 462]. Phải thực hiện những chính sách tốt
đẹp và có lợi cho quần chúng nhân dân để được lịng dân như giảm sự đóng góp
cho nhân dân, từ bỏ những chính sách tụ liễm, vơ vét; quan lại thì phải “bồi dưỡng
cho họ cái khí hạo nhiên, trau dồi cho họ thói quen liêm sĩ” [35, 463], để quan lại
phải vừa là những người vừa có văn, vừa có hạnh và đặc biệt phải là những người
biết thức thời, nhạy cảm và dũng cảm đưa ra những quyết định sáng suốt. Ngơ Thì
Nhậm cịn chủ trương “mọi cơng việc của triều đình phải lấy việc làm cho dân no
đủ, làm cho quan lại được sung túc hàng đầu. Các công việc khác như đắp thành,
mua ngựa đều phải xem là thứ yếu, chỉ thực hiện sau khi đã bảo đảm được các công
việc cơ bản trên. Một quan điểm như thế phải xem là sâu sắc và thiết thực, biết giải
quyết các vấn đề xã hội từ khâu cơ bản nhất của nó, khâu đời sống vật chất. Nếu
triều đình Lê - Trịnh biết chấp nhận quan điểm đó của ơng thì có khả năng đổi mới
được đất nước lúc bấy giờ” [35, 465]. Nhưng cái tài, cái trí của Ngơ Thì Nhậm
nhằm chấn hưng đất nước, dập tắt ngọn nguồn của loạn lạc đã không thể thực hiện
được. do triều đình phong kiến Lê - Trịnh lúc bấy giờ đã đi tới chỗ thối trào, vua
thì bất tài, quan lại thì tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Ngơ Thì Nhậm
cũng bị xem là liên đới trong vụ đảo chính ngơi chúa mà sử sách gọi là “vụ án Canh
Tý” (1780), khiến ông phải chạy trốn sáu năm trời, chỉ đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc
19
lần thứ hai (1788), với chính sách cầu hiền sáng suốt và chân thành của con người
văn võ toàn tài, Ngơ Thì nhậm mới được trọng dụng. “Từ một bề tơi tại đào của
triều đình Lê - Trịnh, ơng đã đến với trào lưu hoạt động nhân dân. Từ đó mở ra một
bước ngoặt trong đời hoạt động của Ngô Thì Nhậm. từ đó Ngơ Thì Nhậm mới thực
sự đem hết tài năng, tâm huyết của mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc”
[30, 434-435].
1.3. Vài nét về con người và sự nghiệp của Ngơ Thì Nhậm
Sống trong thế kỷ XVIII, một thế kỷ đầy những đau thương nhưng cũng là thế
kỷ đã tạo nên một cơng trình vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, “đó là thế kỷ
vùng lên từ kiếp sống tối tăm, nô lệ của những người nông dân áo vải, thế kỷ của
những khát vọng tự do và công lý, thế kỷ của tinh thần khoa học bước đầu chiến
thắng kinh viện học Khổng giáo, thế kỷ hoàng kim của văn học. Nếu ở Châu Âu,
thế kỷ XVIII là thế kỷ ánh sáng thì ở Việt Nam thế kỷ này cũng mang một tinh
thần như vậy, và nó đã sản sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về nhiệt
tình, về tính cách, sự uyên bác…Những con người tiêu biểu của thời đại này là
Nguyễn Huệ, người đã chỉ huy cuộc tấn công lên trời - tấn công tiêu diệt gọn đội
quân xâm lược của Thiên triều như quét đàn kiến, bảo vệ nền độc lập và nền văn
hóa Việt Nam được ơng biểu hiện
dưới biểu tượng răng đen, dài tóc trong
lời hịch xuất quân của mình. Và bên cạnh
Nguyễn Huệ, sáng ngời lên một gương
mặt lịch sử tiêu biểu khác: gương mặt
của nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà văn
hóa, gương mặt độc đáo và vĩ đại Ngơ
Thì Nhậm” [30, 433-434].
Ngơ Thì Nhậm được đánh giá là một
người tồn tài, một nhà chính trị, nhà
quân sự, nhà ngoại giao và nhà văn nổi
Tượng thờ Ngơ Thì Nhậm trong Điện
thờ Tây Sơn Tam Kiệt
(Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)
tiếng. Có thể tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ơng ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Ngơ Thì Nhậm một con người dưới góc độ chính trị.
20
Theo Từ điển tiếng Việt, chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ
máy Nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ chính thức giữa các nước với
nhau” [52, 163].
Con người và sự nghiệp chính trị của Ngơ Thì Nhậm có thể chia làm ba giai
đoạn như sau:
Một là, giai đoạn hoài bão dưới thời Lê - Trịnh (1770-1780).
Đời hoạt động chính trị của Ngơ Thì Nhậm bắt đầu từ năm 24 tuổi, ngay sau khi
ông đỗ giải nguyên và được chúa Trịnh Sâm cho làm Hiến sát phó sứ Hải Dương,
Ngơ Thì Nhậm muốn làm một nhà Y Doãn đất sằn, đem tài kinh luân của mình ra
cứu đời yêu dân. Trong một loạt tờ khải, Ngơ Thì Nhậm đã phần nào nêu lên được
cảnh cơ cực của người dân quê đất Hải Dương, đồng thời cũng là tình trạng bi đát
chung của nơng dân Việt Nam thời đó “địa hạt của thần từ năm Canh Thân bị lũ
cường đồ lừa dối, mặt đất nổi chông gai, số dân tăng nhưng lẫn trốn đi nhiều, vì
dân nghèo, người thì bị nhà chức trách thu thuế nặng, người thì bị bọn thổ hào
chiếm đoạt ruộng đất; nay đồng ruộng bỏ hoang khơng ai nhìn tới, mà những người
giữ chức vụ chăn dân thì cứ theo sổ cũ để thu thuế, dân cày ruộng phải mượn nghề
khác để lấy thóc nộp tơ. Cái ân tình đau khổ của dân chính là ở chỗ đó. Tích lũy
dần dần đi đến chỗ không sao cung ứng được nữa, thế là dân nghèo phải lưu tán
sang các làng bên…” [47, 60]. Ngơ Thì Nhậm với tư tưởng lấy dân làm trung tâm,
mong muốn nhân dân được sung sướng để xã hội ổn định, luôn nghĩ cách để cho
nhân dân đỡ khổ, đưa nước nhà ra khỏi tình trạng bê bối trước mắt. Ông đã gửi
nhiều kiến nghị cho chúa Trịnh Sâm như về mặt trị nước, ông cho rằng phải nắm
cho được những điều mấu chốt, đó là giáo (hiếu, đễ, trung, tín), pháp (gốc, ngọn,
độ, số) và chính (binh, tài, lễ, nhạc). Ba mặt ấy vốn gắn bó với nhau, làm điều kiện
cho nhau, cần được kết hợp thực hiện một cách nhuần nhuyễn, không thể thêm về
một mặt nào mà thành công được. Sở dĩ đưa ra đề nghị này, vì “Ngơ Thì Nhậm
thấy nhà chúa rõ ràng đang lúng túng trước tình trạng thiếu hụt về ngân sách, do
những việc thờ tự ở tông miếu, yến tiệc khi giao tế xã, thưởng cấp cho quan lính,
ban phát cho trong triều ngồi phiên - nói gọn lại một câu, là do sự hoang phí về
nhiều mặt mà ra. Đã túng thì phải tính. Nhưng bằng cái cách nâng việc tụ liễm lên
làm quốc sách thì đúng là uống thuốc độc cho khỏi khát” [47, 61]. Bởi vì chính
21
sách này nếu được thi hành sẽ dẫn đến một loạt các hệ lụy khác như pháp luật bị
phế bỏ, nghề nghiệp của thứ dân vị điêu tán, thói quen nảy nở và giáo hóa về luân
thường bị sụp đổ. Ơng đã nhìn nhận thấy rõ chính sách của triều đình nếu khơng
đúng sẽ dẫn đến một loạt các chuỗi phản ứng dẫn đến sự bất ổn của xã hội. Những
cố gắng, tâm huyết của Ngơ Thì Nhậm đối với đất nước thời Lê - Trịnh đã không
thể cải thiện được điều gì mà chỉ làm cho ơng trở thành con người lạc lõng giữa
một thể chế chính trị đã đi đến chỗ mục nát khơng thể cứu vãn. Ơng đã khơng đánh
giá đúng về tập đồn thống trị đương thời và mình đang phục vụ, đặc biệt là về thế
lực của chúa Trịnh - một lực lượng chính trị phản động nhất Bắc Hà. “Chỉ từ sau vụ
án Canh Tý (1780), cái ung nhọt lớn nhất trong phủ chúa nổ ra, Ngơ Thì Nhậm mới
dần dần nhìn rõ được bộ mặt thật của họ hàng nhà chúa” [47, 62], từ đó nhìn nhận
và đánh giá lại về những thế lực chính trị mà trước đây ơng từng cộng tác và phụng
thờ.
Có thể thấy trong giai đoạn đầu cuộc đời chính trị của Ngơ Thì Nhậm, ơng đã
có một thái độ diễn biến theo một q trình “từ chỗ hồn tồn tin tưởng ở nhà chúa,
muốn dựa vào đó để thực hiện hồi bão kinh bang tế thế của mình, Ngơ Thì Nhậm
đi tới chỗ phủ định dần nó để chỉ đề cao nhà Lê. Nhưng tôn Lê mà vẫn thấy khơng
có gì đảm bảo, nên cuối cùng Ngơ Thì Nhậm đã chối bỏ nhà Lê nốt. Cái mà Ngơ
Thì Nhậm gọi là cá nước bẽ bàng, rồng mây duyên bạc thực chất là vậy. Đó là
những bước tiến quan trọng qua nhiều lỗi lầm, vấp ngã trong nhận thức chính trị
của ơng. Việc ơng đến với phong trào nơng dân khởi nghĩa Tây Sơn vì vậy là một
sự phát triển tất yếu trong thái độ chính trị của ơng, nghĩa là nó khơng cịn mang
tính chất ngẫu nhiên nữa” [47, 65].
Hai là, giai đoạn đắc ý trong sự nghiệp chính trị của Ngơ Thì Nhậm dưới thời
Tây Sơn của Quang Trung (1778-1792).
Năm 1788, Quang Trung ra Bắc lần thứ hai. Với tâm lý tìm được nơi lánh nạn
và để thực hiện được hồi bão của mình, lại được một người bạn là Trần Văn Kỷ
(chưa rõ năm sinh, mất năm 1801, cịn có tên là Trần Chánh Kỷ, người làng Vân
Tình, tổng Vĩnh Xương, Huyện Sơn Trà, phủ Triệu Phong, Trấn Thuận Hóa là
danh sĩ đang được Nguyễn Huệ trọng dụng) thuyết phục và giới thiệu lên vua
Quang Trung. Vua đã thẳng thắn nói với Ngơ Thì Nhậm “ngày trước người vì chúa
22
Trịnh khơng dung, một mình bỏ nước mà đi, nếu ta khơng đến đây, người làm sao
thấy được bóng mặt trời? có nhẽ đó là ý trời muốn để dành người tài cho ta dùng.
Vậy người hãy cố gắng mà lo việc báo đáp. Thế là được.
Ngoảnh sang phía Trần Văn Kỷ, Nguyễn Huệ tiếp luôn: Đây là người do ta gây
dựng lại. Nên thảo ngay tờ chế, phong làm chức Thị Lang bộ Lại, tước Tình phái
hầu, cùng Võ Văn Ước xem tất cả các quan văn võ của nhà Lê.
Sức mạnh quả quyết, dứt khoát và thẳng thắn ở con người đứng đầu Tây Sơn ấy
đã hoàn toàn chinh phục Ngơ Thì Nhậm. Đắn đo, băn khoăn đến mấy thì trước sức
mạnh tự nhiên mà kỳ lạ ấy, cũng đều tan biến. Ngơ Thì Nhậm chỉ cịn biết cúi đầu,
tạ ơn…” [16, 258]. Trong “Tề hầu Trịnh bà minh vu Thạch mơn”, Ngơ Thì Nhậm
đã đánh giá Quang Trung chính là bậc anh tài trên đời đã xuất hiện để chấn chỉnh
cái cơ đồ mà dòng họ Trịnh đã làm cho thất điên bát đảo. Được Quang Trung trọng
dụng, Ngơ Thì Nhậm đã ra sức hoạt động, cống hiến. Trong giai đoạn này tài năng
của ông đã phát huy mạnh mẽ, mang lại nhiều thành quả quan trọng cho nhà Tây
Sơn nói riêng và Đại Việt nói chung.
Sau khi Quang Trung đại phá qn Thanh (1789), Ngơ Thì Nhậm được giao
nhiệm vụ mới: dùng ngòi bút ngoại giao mềm dẻo kéo lui cơn tự ái của vua Càn
Long, tiến tới lập lại quan hệ bình thường giữa ta và phương Bắc. Nhờ sự chỉ đạo
sáng suốt của Quang Trung, đặc biệt là chiến thắng quân sự vô cùng to lớn và vang
dội vừa qua, làm cho đối phương phải gờm sợ, cộng với tài ngoại giao khéo léo của
mình, Ngơ Thì Nhậm đã hồn thành nhiệm vụ trên một cách xuất sắc. Lệnh mang
quân chín tỉnh do Phúc Khang An chỉ huy, tiếp tục sang xâm lược Việt Nam cuối
cùng đã đình chỉ. Triều Tây Sơn yêu sách đủ điều, vua Thanh đều phải miễn cưỡng
chấp nhận. Quang Trung được phong làm An Nam quốc vương. Cái lệ nộp người
vàng phi lý kéo dài từ đời Lê sơ đến nay phải hủy bỏ. Đấy là chưa kể vua Càn Long
buộc phải dự một vai trong lớp kịch “nhà Thanh tiếp Quang Trung” do Ngơ Thì
Nhậm soạn ra và đạo diễn để thỏa mãn sự hiếu thắng của Hoàng đế Trung
Quốc…chưa bao giờ trong lịch sử ngoại giao ta, kể từ thời Quang Trung trở về
trước, lại có những thắng lợi to lớn như vậy [47, 68-69].
Tài năng được đặt đúng chỗ, vua Quang Trung đã hết lời khen ngợi Ngơ Thì
Nhậm với “ngịi bút có sức mạnh phi thường, ngăn được hai chục vạn quân sĩ.
23
Ngay cả tên biện thần nhà Thanh hồi đó là Thang Hùng Nghiệp cũng phải phục tài,
cho rằng một từ hàn như Ngơ Thì Nhậm nước Nam thực là một nhân vật hiếm có”
[6, 62], với ngịi bút sắc nét của mình thể hiện sự mạnh mẽ của một con người biết
mềm dẻo, ông đã làm cho cơn tự ái thịnh nộ của vua Càn Long dịu đi, “hiểu được
thực lòng hòa hiếu, phục tài vua Quang Trung”. Trong lịch sử Việt Nam tính đến
thời điểm đó có lẽ chỉ có Nguyễn Trãi và Ngơ Thì Nhậm được đánh giá là nhà
ngoại giao sáng suốt, đã tránh được cuộc chiến tranh đầy xương máu cho hàng triệu
sinh mạng của hai nước.
Nhưng tài năng của ơng đã khơng cịn được xem trọng khi Quang Trung đột
ngột qua đời (1792). Cuộc đời chính trị của ơng đang trên đỉnh cao của sự thành
công đã chuyển sang một giai đoạn mới như hiện tượng thoái trào của một nhân tài
đã hết thời.
Ba là, giai đoạn lo buồn, gửi gắm tâm tư vào nghiên cứu Nho - Phật - Đạo thời
hậu Quang Trung (1793-1803).
Những năm sống với Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792) là những năm đắc
ý nhất trong tồn bộ cuộc đời Ngơ Thì Nhậm. Đó cũng là những năm mà đất nước
trải qua những cơn sóng gió và chuyển mình lớn lao. Đồng thời, đấy cũng chính là
những năm của những chiến cơng cực kỳ hiển hách của đất nước, gắn liền với sự
hưng khởi của phong trào nông dân Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm đã được luyện rèn từ
trong một thời thế như thế. Và ông, chủ yếu là do vạch được một đường đi thẳng
băng giữa thời thế ấy, gắn bó với phong trào Tây Sơn và sự nghiệp cứu nước, nên
đã tạo ra được những đóng góp thật xuất sắc đối với thời thế lúc ấy. Từ chức Thị
lang bộ Lại ông đã làm đến chức Thượng thư bộ Binh [16, 270]. Sự ra đi về cõi
vĩnh hằng đột ngột của vua Quang Trung đã làm cho triều thần nhà Tây Sơn và
Ngơ Thì Nhậm ngơ ngác, sững sờ, đau buồn vì một cú sốc lớn. Song Ngơ Thì
Nhậm vẫn động viên mình để tiếp tục phục vụ cho triều đình Tây sơn, báo đáp ân
nghĩa mà vua Quang Trung lúc cịn sống đã dành cho ơng.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi vua Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn đã nảy
sinh những lủng củng, tranh giành quyền lực, vua tôi nghi kỵ lẫn nhau, các công
thần như Ngô Văn Sở, Lê Văn Hưng…bị giết hại, các quan văn thì cũng bị đẩy ra
rìa như Ngơ Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ, một số cơng thần khác thì bị điều đi trấn
24
thủ những nơi xa, hiểm yếu. Trước tình hình đó, Ngơ Thì Nhậm lại càng suy nghĩ,
đăm chiêu…ơng giành thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu đạo phật, mà ông xem là
cách có thể khỏa lấp được sự khủng hoảng về tư tưởng của chính mình.
Ơng cảm thấy bất lực trước hàng loạt vấn đề mà tình hình lúc đó đang đạt ra
như: “sự suy yếu của triều đại Tây Sơn, nỗi đau khổ của nhân dân tiếp tục bị đói
rét, sự đe dọa của Nguyễn Ánh đã rước quân ngoại quốc về đánh chiếm miền Nam.
Ngơ Thì Nhậm lại sống cái bi kịch cổ truyền của những trí thức chân chính trong
xã hội cũ. Tâm sự của Chu Văn An, nỗi đau xót của Nguyễn Trãi và trầm tư của
Nguyễn Bỉnh Khiêm như lại trở về cùng Ngơ Thì Nhậm” [63, 431].
Ngơ Thì Nhậm là một người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có
truyền thống về nho học. Thế nhưng nhìn lại về cuộc đời chính trị của ơng người ta
lại thấy rằng chưa bao giờ ông để cho những giáo lý cứng nhắc của đạo Nho ràng
buộc mình. Trong khi đó thì nhiều nho sĩ đất Bắc Hà đã tỏ thái độ bất hợp tác với
Tây Sơn, “một số khác bo bo giữ chặt lấy chữ trung một cách ngu xuẩn, bơn ba
theo phị Chiêu Thống, bất kể kẻ đó đã phản bội lại lợi ích dân tộc, để rồi chính
mình cũng trở thành những kẻ phản bội dân tộc, rước quân thù vào giày xéo non
sông mà vẫn tưởng như thế là yêu nhà thương nước” [63, 379].
Thứ hai, Ngơ Thì Nhậm một con người tri thức phong kiến.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, do vậy ngay từ nhỏ, Ngơ
Thì Nhậm đã tỏ ra là một người rất thông minh, đọc rộng, hiểu sâu hay nghiên cứu
và trước tác, ngày đêm ni dưỡng một hồi bão to lớn [63, 417], lại nhận được sự
giáo dục từ gia đình, đặc biệt là ơng nội Ngơ Thì Ức và cha là Ngơ Thì Sĩ. Đến đầu
năm 1775 ơng đã thi đỗ Tiến Sĩ và được chúa Trịnh tin dùng. Ra làm quan cho nhà
Lê, với tinh thần luôn nghĩ tới những việc lớn của quốc gia, làm thế nào để dân
được ấm no, nước được giàu mạnh? Nên “ông luôn băn khoăn trước tình trạng kiệt
quệ về kinh tế, rối ren về chính trị, tan rã về tinh thần của thời Lê - Trịnh”. Song
phục vụ ở cảnh quan trường mục nát đã làm cho cuộc đời làm quan dần dần trở nên
vơ vị với Ngơ Thì Nhậm. Là một nhân tài, được chúa Trịnh yêu quý nên đã mời
ông làm thầy giảng cho thế tử sắp nối nghiệp là Trịnh Tơng. Tâm huyết với triều
đình đã bị bỏ dở khi Ngơ Thì Nhậm buộc phải tham gia vào một vụ án lớn khi vừa
trịn tuổi 35, khiến cho ơng phải bỏ trốn để bảo tồn tính mạng. Năm 1788 ra làm
25
quan cho nhà Tây Sơn, Ngơ Thì Nhậm đã nỗ lực làm việc, tận trung với nhà Tây
Sơn, và trong quãng thời gian này sự nghiệp của ông đã đạt được nhiều thành công
rực rỡ. Khi vua Quang Trung mất, tài năng khơng được trọng dụng thì Ngơ Thì
Nhậm - một nhân tài lớn lại trở về ở ẩn, vui thú điền viên, làm bạn với cỏ cây hoa
lá, thi họa và nghiên cứu Nho - Phật - Đạo.
Thứ ba, Ngơ Thì Nhậm con người lớn về văn hóa, đã biên soạn và sáng tác
nhiều tác phẩm chính luận, văn học, nghệ thuật, để lại nhiều trước tác có giá trị.
Dù sinh ra trong một gia đình khơng lấy gì là khá giả. Tuy nhiên lại có truyền
thống mạnh mẽ về văn chương, các thế hệ trong gia tộc đều sống lạc quan yêu đời
và tự hào về gia tộc mình. Truyền thống tốt đẹp của gia đình đã tạo cơ sở để Ngơ
Thì Nhậm hịa mình vào cuộc sống của nhân dân, thông cảm với nỗi khổ của nhân
dân và viết nhiều tác phẩm gắn bó với nhân dân hơn. Trong sự nghiệp văn hóa của
mình, Ngơ Thì Nhậm đã chứng tỏ ông là một người văn hay chữ tốt, với nhiều tác
phẩm có giá trị để đời.
Thơ văn của Ngơ Thì Nhậm chứa đầy những hào khí, đặc biệt là những bài thơ,
bài viết ra đời khi vua Quang Trung cịn sống, đó là những bài có giá trị trong kho
tàng văn học chống xâm lược của Đại Việt. Đồng thời thơ văn của ông dường như
là sự tái hiện của một “bức tranh tuyệt đẹp, vẽ lại cuộc đời của một con người đã
đem hết trí tuệ và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân dân, cho đạo lý của cuộc
sống, cho độc lập và vinh dự của Tổ quốc” [63, 431]. Phan Huy Ích (1751-1833)
từng đánh giá về Ngơ Thì Nhậm: “văn ơng có ý tứ diễm lệ, vừa hàm xúc, vừa
phóng khống, càng ra nhiều lại càng hay, bao quát được bách gia, khu khuyển
được cửu lưu, tài uyên bác thông đạt trở thành ngọn cờ chót vót giữa rừng Nho
chúng ta” [37, 91].