ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013
TÊN CÔNG TRÌNH : CẢM NHẬN VỀ THẾ GIỚI TRONG DU KÝ VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX
Thực hiện: Nguyễn Thúy Giang (CN)
Nguyễn Thị Luyên
ThS. Phan Mạnh Hùng hướng dẫn
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ
Mã số cơng trình : …………………………….
MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH........................................................................................................... 1
DẪN NHẬP.................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................................................... 11
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ........................................ 11
1.2. Thể du ký và diện mạo du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX ................................................ 12
CHƯƠNG 2.
DU KÝ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ................................................................................. 27
2.1. Những trang tư liệu ghi chép về cảnh quan, văn hóa ......................................................... 27
2.2. Những trang tư liệu ghi chép về đời sống văn hóa xã hội ................................................. 35
CHƯƠNG 3
DU KÝ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – ĐI VÀ NHÌN LẠI ................................................. 46
3.1. Niềm tự hào về nền văn hóa Việt Nam .............................................................................. 46
3.2. Khát vọng bắt nhịp với nền văn minh trên thế giới ........................................................... 58
CHƯƠNG 4
DU KÝ VIỆT NAM – PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT........................................................ 65
4.1. Về mặt ngôn ngữ ................................................................................................................ 65
4.2. Về mặt giọng điệu .............................................................................................................. 73
4.3. Về mặt kết cấu tác phẩm .................................................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 89
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 94
1
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Sự xuất hiện của những thiên du ký cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có một ý nghĩa vơ
cùng quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Có thể xem đó như là minh chứng cho một
giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học nước nhà, một giai đoạn mà nhà nghiên cứu Phong
Lê nhấn mạnh, “giai đoạn bản lề, giao thời trên tất cả các phương diện của ngôn ngữ và thể
loại, của tác giả và công chúng, của nội dung học thuật và tư duy nghệ thuật…”. Bên cạnh
đó, sự ra đời của những thiên du ký Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX có nhiều ý
nghĩa. Khơng chỉ có vai trị về mặt văn chương mà cịn có vai trị trong cơng tác tư tưởng,
cải cách xã hội. Bên cạnh đó, du ký Việt Nam cịn là một dòng chảy xuyên suốt bắt ngang
qua hai thế kỷ. Chuyển sang giai đoạn hiện đại, nền văn minh phương Tây đã xâm nhập và
làm biến đổi mọi phương diện đời sống của xã hội Việt Nam, kéo theo những biến chuyển
lớn trong văn học. Nếu chữ Hán và chữ Nôm đóng vai trị quan trọng trong nền văn chương
trước đây, thì bước sang thế kỷ XX đã dần nhường vị trí ấy cho chữ Quốc ngữ. Trong điều
kiện đó, du ký là một thể văn xi có điều kiện phát triển rầm rộ, và cùng với tiểu thuyết,
truyện ngắn, du ký đã tạo nên một màn dạo đầu rất ngoạn mục cho văn học dân tộc.
Hơn thế nữa, du ký khơng chỉ là những trang văn học mà cịn là những trang văn hóa,
những trang tư liệu quý giá về phong tục, cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Ngược dòng thời
gian, lần theo những trang du ký đầu thế kỷ XX, độc giả có dịp trở về với lịch sử dân tộc,
được dịp ôn lại những năm tháng hào hùng của cha ông, được ngắm những thắng cảnh, thả
hồn theo những cảnh quan tuyệt thú của đất nước. Chính vì vậy, có thể xem du ký Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XX như là một phương diện có tác dụng vực dậy lịng tự tơn và
tinh thần u nước của dân tộc.
Nhấn mạnh vai trò, vị thế và tầm quan trọng của thể du ký xuất hiện đầu thế kỷ XX, cũng
như thể hiện được những mong muốn cải cách xã hội, thay đổi nền văn hóa, văn học dân tộc
của những tri thức đầu thế kỷ XX cũng khơng nằm ngồi nội dung mà chúng tơi thực hiện
đề tài này.
2
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Karl Marx đã từng nói, nếu như con nhện dăng tơ, con ong làm tổ một cách vơ ý thức, theo
bản năng, thì con người bao giờ cũng hoạt động một cách tự giác, có ý thức, có mục đích
nhất định. Nhất là trong lĩnh vực văn học, vì thế, trên diễn đàn văn học trong những năm 30
của thế kỷ XX đã có cuộc tranh luận khá gay gắt giữa hai luồng tư tưởng trái ngược nhau,
một bên là “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và một bên “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Điều này cho
ta thấy rằng, trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật nói chung, sáng tác văn học nói riêng,
một tác phẩm nghệ thuật ra đời đều xuất phát từ những nguyên do nhất định và hướng đến
những mục đích nhất định.
Mặt khác, văn học được ví như là một người thư ký trung thành của mọi thời đại. Bởi lẽ,
một tác phẩm văn học ra đời thường mang đậm dấu ấn của thời đại đó, phản ánh được các
mặt của đời sống vào trong tác phẩm như kinh tế, chính trị, xã hội…. Điều này ta có thể
nhận thấy rất rõ qua các giai đoạn, qua các thời kỳ văn học của nhiều quốc gia trên thế giới.
Chẳng hạn, nền văn học Trung Quốc, mỗi thể loại văn học gắn với một triều đại nhất định
và phản ánh được triều đại ấy, ví như Phú gắn với thời Hán, Thơ gắn với đời Đường, Tiểu
thuyết gắn với triều đại Minh Thanh. Hay như nền văn học Việt Nam, trong mười thế kỷ đầu
thơ là một thể loại chiếm được vị thế cao, nhưng vào những thế kỷ sau, sự xuất hiện của văn
xuôi đã dần dần chiếm được vị thế trên văn đàn. Có lẽ vì vậy, trong bài viết Về vị trí của thể
ký trong nền văn học chúng ta, tác giả Nguyễn Huy có viết: “Lịch sử văn học của nước ta
cũng như nhiều nước trên thế giới cho ta thấy có lúc kịch rất phát triển, có lúc tiểu thuyết
nổi bật, có lúc thơ chiếm ưu thế, có lúc ký lại được mùa. Mỗi giai đoạn của cuộc sống, tùy
theo nhu cầu bạn đọc, theo hoàn cảnh và điều kiện xã hội mà thể loại này có ưu thế và thuận
lợi hơn thể loại khác” [36, 53].
Trong tiến trình phát triển, nền văn học Việt Nam được đánh dấu bằng rất nhiều bước
ngoặt, nhưng bước ngoặt có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn cả về mặt văn hóa cũng như văn
học đó là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ. Vì kể từ khi chữ Quốc ngữ xuất hiện đã mở cánh
cửa văn học sang một hướng đi mới. Điều này được đánh dấu khi tờ Gia Định báo xuất bản
số đầu tiên vào tháng 4 năm 1865, lúc này, văn xi của cả nước mới có điều kiện phát
triển, và sự phát triển này càng mạnh như vũ bão với sự ra đời của hàng loạt tờ báo khác
như: Phan n báo, Nơng cổ mín đàm, Lục tỉnh Tân văn, Đơng Dương tạp chí, Nam Phong
tạp chí, Phụ nữ Tân văn… Nhiều thể loại văn học mới ra đời từ đây như truyện dịch, thơ,
truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình,… và một thể loại khơng thể bỏ qua, đó là Du ký. Có thể
nói rằng, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là “mùa nở rộ” của thể du ký, với nhiều
nhà du hành có tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Phạm Phú Thứ, Trương Minh Ký, Phạm
Quỳnh, Cao Chánh, Phạm Vân Anh, Đào Hùng, Nguyễn Thị Kiêm,….
3
Du ký ra đời đóng một vai trị hết sức quan trọng trong q trình hiện đại hóa nền văn học
của dân tộc, có thể đó là thể loại thử nghiệm bước đi đầu tiên của các thể loại văn học khác
ngoài thể thơ. Mặc dù, trong những năm gần đây, du ký đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm, khảo sát, đánh giá thế nhưng, vị trí và vai trò của thể du ký cần bàn bạc một cách sâu
sắc hơn. Du ký cần có một cái nhìn tồn diện và đầy đủ hơn, bởi vì, du ký đầu thế kỷ XX
tương đối phong phú về loại hình, loại thể: Có dịng du ký người Việt viết về q hương xứ
sở của mình, nhưng cũng có dịng du ký người Việt viết về những thắng cảnh ở nước ngồi;
có dịng du ký người nước ngồi viết về đất nước Việt Nam. Với đề tài Cảm nhận về thế
giới trong du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi tập trung vào hai dịng du ký chính,
đó là dịng du ký người Việt viết về nước Việt và dòng du ký người Việt viết về nước ngồi.
Thơng qua q trình khảo sát trực tiếp những thiên du ký, chúng tơi mong muốn đem lại
một cái nhìn tồn diện hơn về vai trị cũng như vị trí của thể du ký trong nền văn học dân
tộc. Đồng thời, hiểu được cảm quan của các nhà trí thức Việt Nam đương thời đã Cảm và
Nghĩ về thế giới như thế nào trong tương quan so sánh với đất nước Việt Nam những năm
đầu thế kỷ XX cũng khơng nằm ngồi lý do khi chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. Tổng quan tài liệu
Trong khi thực hiện đề tài Cảm nhận về thế giới trong du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX,
chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình bàn về thể du ký đã dành sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu đi trước, có thể kể đến ở đây:
Trước năm 1975:
Năm 1942, trong cơng trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét về tác phẩm
du ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký. Vũ Ngọc Phan đã có
nhận xét rằng: “Tập du ký này viết khơng có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ơng là một
người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là một cuộc du lịch lần đầu, ông
lại đi rất chóng. Tuy không có văn chương, nhưng cũng phải nhận là ngịi bút của ơng thật
linh hoạt”. Cũng trong cơng trình này, Vũ Ngọc Phan đã giới thiệu về Phạm Quỳnh và đưa
ra những nhận xét xác đáng về quyển Ba tháng ở Paris (rút ở những bài Pháp du hành trình
nhật ký, đăng trên báo Nam Phong từ số 58 – Avril 1922): “Là một quyển du ký rất thú vị,
chuyện ơng kể đã có dun, lại vui, tường tận từng nơi, từng chốn làm cho người chưa bước
chân lên đất Pháp, chưa hề đến Paris, cũng tưởng tượng qua được những thắng cảnh và
những nơi cổ tích của cái kinh thành ánh sáng dưới trời Tây và chia ít nhiều cảm xúc cùng
nhà du lịch”.
Năm 1943, cơng trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất bản. Trong
mục Ông Phạm Quỳnh và phái Nam Phong, Dương Quảng Hàm đã chia tác phẩm của Phạm
Quỳnh thành ba loại: Dịch thuật, Trứ tác và Khảo cứu. Trong ba loại ấy, các bài du ký của
ông Phạm Quỳnh được liệt vào loại trứ tác: “Trừ các bài luận thuyết, ký sự đoản thiên đăng
trên tạp chí, ơng có viết mấy tác phẩm ghi chép những điều quan sát, nghị luận trong các
cuộc du lịch của ông: Mười ngày ở Huế (N.P, số 10), Một tháng ở Nam Kỳ (N.P, số 17, 19,
4
20), Pháp du hành trình nhật ký (N.P, 1922-1925)”. Ở đây, Dương Quảng Hàm chỉ mới
phân loại những tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh chứ không đi sâu vào phân tích riêng một
tác phẩm du ký nào.
Năm 1961, trong Tạp chí Văn học số 8, tác giả Sơn Tùng có bài viết Các thể ký, trong đó
tác giả có nhắc đến du ký với một khái niệm còn sơ lược.
Năm 1965, Phạm Thế Ngũ với cơng trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 3)
– Văn học hiện đại năm 1862-1945, trong mục Nhà du ký, tác giả đã nêu một cách sơ lược
về các bộ du ký của Phạm Quỳnh như Mười ngày ở Huế và Trẩy chùa Hương. Nhận xét về
Trẩy chùa Hương, Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Có phần cảm hứng về tơn giáo nên nhiều vẻ
trang nghiêm”; Một tháng ở Nam Kỳ thì “ngã ra giọng phù phiếm xã giao”; Du lịch xứ Lào
thì “khơ khan như một báo cáo hành chính” và có giá trị hơn cả là phải kể đến tập Pháp du
hành trình nhật ký: “Tất cả những nhận định, điều mắt thấy bụng nghĩ, sự gặp gỡ trên
đường, ông đã ném lên trang giấy một cách mộc mạc, tự nhiên”.
Năm 1966, trong Tạp chí Văn học số 8, tác giả Tơ Hồi có bài viết Bước phát triển mới
của các thể ký. Trong bài viết này, tác giả xác định các bước của thể ký, trong đó kể đến du
ký là thể loại đầu tiên, tạo tiền đề cũng như tạo bước nhảy cho các loại ký khác.
Năm 1967, trong Tạp chí Văn học số 2, tác giả Tầm Dương có bài viết Về thể ký, trong
bài viết này tác giả giới thiệu sơ qua về thể du ký và cho rằng du ký là một danh hiệu của ký
sự dựa trên sự thống nhất với nhau về những đặc điểm nào đó như hồi ký, truyện ký.
Năm 1968, cơng trình Mục lục phân tích Tạp chí Nam Phong (1917-1934) của nhà thư
mục Nguyễn Khắc Xuyên, đã xác định du ký là một trong mười bốn bộ môn chính của Nam
Phong tạp chí bên cạnh Báo chí, Triết học, Tơn giáo, Xã hội, Chính trị, Kinh tế - Pháp luật,
Giáo dục, Phong tục, Ngôn ngữ, Khoa học, Mĩ thuật, Văn học, Lịch sử. Trong phần mục lục
du ký, tác giả đã thống kê được 69 tác phẩm du ký đã in trên tờ Nam Phong tạp chí.
Năm 1974, cơng trình Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức
Tịnh cũng giới thiệu sơ nét về thể du ký.
Sau năm 1975
Năm 1999, cơng trình Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về thể du ký: “Du ký là một loại hình văn học
thuộc loại hình kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về
những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người
có dịp đi đến”.
Năm 2000, cơng trình Qúa trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 do Mã Giang
Lân (chủ biên), tác giả Trần Ngọc Vương – Phạm Xuân Thạch có bài viết Văn học dịch và
tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Các tác giả đã nhắc đến du ký
với một khái niệm: “Du ký là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi,
thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những miền đất địa danh khác nhau. Nguồn gốc
của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút và ký sự truyền thống”.
Năm 2001, trên Tạp chí Văn học số 11, Phong Lê có bài viết Phác thảo buổi đầu văn xi
quốc ngữ. Tác giả có đề cập đến tác phẩm du ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi – 1876 của
Trương Vĩnh Ký.
5
Cũng trong năm này, cơng trình Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX
đến 1945) do Vũ Anh Tuấn và Bích Thu (chủ biên) có thiệu sơ nét về tác phẩm Chuyến đi
Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Một tháng ở Nam Kỳ, Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh.
Năm 2002, trong cơng trình Đi Tàu đi Tây du ký, Vương Trí Nhàn đã tuyển chọn và giới
thiệu các tác phẩm của Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Lê Văn Trương. Trong lời dẫn, tác giả đã
nói đến du ký: “Nói hẹp hơn trong phạm vi du ký, có những chuyến đi dẫn tới kết quả lớn
lao là phát hiện ra một bộ phận của nhân loại mà chưa ai biết tới; đồng thời lại có những
chuyến đi làm thay đổi cả một đời văn”.
Năm 2005, trên Tạp chí Văn học số 2, có bài viết Báo chí và văn chương qua một trường
hợp: Nam Phong tạp chí của Nguyễn Đình Chú – Trịnh Vĩnh Long. Các tác giả của bài viết
đã đề cập đến thể kí trên Nam Phong tạp chí với những bài du ký của Phạm Quỳnh: “Bên
cạnh thể loại truyện văn xuôi trên Nam Phong tạp chí, có khoảng 100 tác phẩm thuộc thể kí
của hơn 50 tác giả. Trong đó có những tác phẩm có tiếng như Một tháng ở Nam Kỳ và Pháp
du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh”.
Năm 2006, trên Tạp chí Văn học số 6, Hà Minh Châu có bài viết Vũ Bằng và thể loại ký,
tác giả đã nói đến các tác phẩm của Vũ Bằng với sự thể hiện đa dạng các thể ký: “Ký là một
loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, ký gồm nhiều thể, chủ yếu là văn
xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút,…”.
Cũng trong năm này, Phạm Thị Tố Thy với cơng trình luận văn Thạc sĩ Sự nghiệp sáng tác,
nghiên cứu và dịch thuật của Trương Minh Ký tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Trong cơng trình này, tác giả đã đi vào nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của
Trương Minh Ký. Riêng phần du ký của Trương Minh Ký, tác giả chủ yếu nghiên cứu Như
Tây nhật trình và Chư quấc thại hội.
Năm 2007, Nguyễn Hữu Sơn đã sưu tầm, giới thiệu và cho xuất bản Du ký Việt Nam tạp
chí Nam Phong (1917-1934) với ba tập dày dặn. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu rất có giá
trị cho những cơng trình nghiên cứu về thể du ký trên Nam Phong tạp chí.
Năm 2009, trên Tạp chí Văn học số 11, tác giả Phong Lê có bài viết Du ký Việt Nam trên
chặng đường đầu hiện đại hóa. Phong Lê đã đưa ra cách tiếp cận thích hợp, nghiên cứu đặc
trưng và mục tiêu của du ký. Tác giả đặt vấn đề chung quanh việc Đi. Đó là: Đi đâu? Bằng
phương tiện gì? Ai đi và đi với ai? Và đi với mục đích gì? Qua đó có nhiều gợi mở cho việc
nghiên cứu thể du ký.
Năm 2011, trong cơng trình cấp trọng điểm Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học
Nam Bộ 1930-1945, do PGS. Đoàn Lê Giang (chủ nhiệm), Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, đã khảo sát tư liệu đồng thời có những đánh giá
bước đầu về mảng du ký Nam Bộ.
Năm 2011, trong cơng trình Nam Bộ nhìn từ văn hóa, văn học và ngôn ngữ do Vũ Văn
Ngọc (chủ biên), Phạm Thị Thu Hương có bài viết Thể du ký trên báo Nam Kỳ địa phận.
Đây là bài viết công phu về thể du ký trên báo Nam Kỳ địa phận, dù tác giả chỉ mới đề cập
đến các tác phẩm Cuộc du lịch Châu Đốc - Hà Tiên Kam-Pot Phú-Quốc và Dạo rảo xứ Thủ
Dầu Một.
6
Năm 2012, Đặng Thị Tuyết Mai với cơng trình đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Cảm
nhận về con người và những vùng đất mới trong du ký trên tờ Phụ nữ tân văn Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Tác giả đề cập đến thể loại du ký viết về nước ngoài và
địa danh Việt Nam. Tuy nhiên, đó là những gợi mở bước đầu về một vấn đề rất lý thú của
du ký: văn hóa nước ngồi qua nhãn quan trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX thông qua du
ký.
Cũng trong năm này, Võ Thị Thanh Tùng với cơng trình luận văn Thạc sĩ Du ký Nam Bộ
nửa đầu thế kỷ XX tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – TP HCM. Trong
cơng trình này, tác giả đã trình bày kỹ về du ký Nam Bộ trên hai phương diện nội dung và
nghệ thuật. Có thể nói, đây là một cơng trình cơng phu và mang lại một cái nhìn tương đối
tồn diện về thể du ký Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX.
Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số ra tháng 2 năm 2013, Nguyễn Hữu Sơn có bài viết
Phạm Quỳnh với thể tài du ký. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến những tác phẩm của
Phạm Quỳnh dưới góc độ văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, đây chỉ là bài viết mang tính sơ lược,
giới thiệu.
Qua lịch sử vấn đề chúng tơi vừa trình bày, có thể thấy theo thời gian, thể du ký ngày
càng dành được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, đặc biệt sự xuất hiện dày
đặc của nhiều cơng trình từ sau năm 1975. Tuy nhiên, đó cũng là những cơng trình nghiên
cứu về du ký chủ yếu trên Tạp chí Nam Phong, dường như thể du ký trên những tờ báo khác
ít được quan tâm chú ý, nhất là các tạp chí ra đời ở miền Nam như Phụ nữ Tân văn, Nam kỳ
địa phận,…
3. Mục tiêu – phương pháp
Như chúng ta đã biết bất cứ một nền văn học nào cũng luôn luôn vận động và biến đổi theo
quy luật của chúng. Trong đó nền văn học Việt Nam cũng khơng ngoại lệ, để có được một
nền văn học văn xi Quốc ngữ như ngày hơm nay đó là cả một q trình đấu tranh và phấn
đấu của bao thế hệ. Bằng mọi hình thức sáng tác và dịch thuật những cây bút văn xi đầu
thế kỷ XX đã đóng góp cơng sức rất lớn vào q trình hiện đại hóa chữ Quốc ngữ, trong đó
sự xuất hiện của những thiên Du ký đầu thế kỷ XX như là một bước thử nghiệm. Thế nhưng
trong một khoảng thời gian dài thể Du ký đã bị bỏ quên cùng với sự phai màu, rách nát theo
thời gian của những tờ báo đầu thế kỷ XX. Thế nên việc khai thác, nghiên cứu và tìm hiểu
để tìm đúng vai trị của thể du ký trong buổi đầu hiện đại hóa nền văn xi Quốc ngữ là điều
không thể bỏ qua.
Một quy luật khác của tự nhiên mà ai cũng phải thừa nhận, đó là sự biến đổi của thời gian
sẽ kéo theo vạn vật cùng biến đổi. Nhưng những sự biến đổi ấy sẽ có “người thư ký” trung
thành của mọi thời đại ghi chép lại, và “người thư ký” ấy chính là văn học. Vì vậy mà
7
những thiên Du ký viết về thế giới xuất hiện đầu những năm thế kỷ XX như là một nguồn tư
liệu quý để độc giả ngày nay hiểu được về con người, về thế giới cách đây gần một thế kỷ.
Vì thế mà việc tìm hiểu về con người, về thế giới trong cách cảm nhận của những nhà du ký
Việt Nam đầu thế kỷ XX là mục đích thứ hai mà đề tài hướng đến.
Để thực hiện được mục đích trên, các tác giả của đề tài đã cố gắng sưu tầm những trang
báo đăng tuyển những thiên du ký viết về thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX để tiến
hành nghiên cứu, khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách nghiêm túc những yêu cầu của đề tài, về mặt cơ sở lý luận chúng
tôi đã dựa trên một số cơng trình nghiên cứu của những người đi trước có liên quan đến đề
tài để làm nền tảng lý luận cho cơng trình nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn
tiến hành Thu thập và Sưu tầm thêm những tài liệu, những văn bản du ký in trên các tập
chí xuất bản đầu thế kỷ XX để làm nội dung khảo sát và nghiên cứu của đề tài.
Về mặt phương pháp nghiên cứu thì các tác giả của đề tài đã tiến hành những phương pháp
sau:
Để giải quyết được chương Những vấn đề chung, chúng tơi tiến hành phương pháp Hệ
thống hóa những tư liệu đã sưu tầm được để có một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về hồn
cảnh xã hội, cũng như diện mạo du ký những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Để giải quyết nội dung các chương cịn lại chúng tơi tiến hành thực hiện phương pháp Liệt
kê – phân tích – tổng hợp các văn bản tài liệu đã sưu tầm được. Bên cạnh đó chúng tơi
thực hiện phương pháp So sánh, đối chiếu để thấy được sự khác nhau về quan điểm, cũng
như cách nhìn nhận về thế giới của các nhà du ký đầu thế kỷ XX. Cuối cùng, chúng tôi thực
hiện phương pháp Liên ngành để làm rõ một số khái niệm có liên quan đến đề tài.
4. Kết quả - Thảo luận
8
Với đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tác phẩm du ký trên các báo và tạp chí
như: Phụ nữ Tân văn, Nam Kỳ địa phận, Nam Phong tạp chí.
Về tác phẩm: viết về nước ngồi có: Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chư Quấc thại
hội của Trương Minh Ký, Pháp du hành trình nhật ký (Nhật ký đi Pháp từ tháng 3 đến
tháng 9 năm 1922), Thuật chuyện du lịch ở Paris, Du lịch xứ Lào của Phạm Quỳnh, Hạn
mạn du ký của Nguyễn Bá Trác, Du ký Sang Tây, Mười tháng ở Pháp của cô Phạm Vân Anh
đăng trên Báo Phụ nữ tân văn, Đáp tàu André Lebon, Hai mươi bốn giờ của tôi ở đất Pháp
của Cao Chánh đăng trên Phụ nữ Tân văn.
Tác phẩm viết về trong nước có: Các nơi cổ tích đất Nghệ An của Nguyễn Đức Tánh, Qua
chơi mấy nơi cổ tích đất Ninh Bình của Đơng Châu Nguyễn Hữu Tiến, Một buổi đi xem đền
Lý Bát Đế của Phạm Văn Thư, Cảnh vật Hà Tiên của Mộng Tuyết, Banà du ký của Huỳnh
Bảo Hòa, Bài ký chơi Cổ Loa của Tùng Vân,
Thăm lăng sĩ vương ủa Nguyễn Trọng
Thuật, Các lăng điện xứ Huế của Nguyễn Đức Tính, Cuộc xem cổ tích miền đơng bắc Hải
Dương của Nguyễn Đôn Phục, Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Văn Bân.
Đóng góp mới của đề tài
Dựa trên phần nghiên cứu của những thế hệ đi trước, các tác giả đề tài tiếp bước công việc
nghiên cứu về thể du ký, một trong những thể loại văn học được các nhà nghiên cứu đánh
giá rất cao về vai trò góp phần hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Một mặt, trên cơ sở những
bài nghiên cứu còn mang tính chất khái qt và sơ lược về dịng du ký người Việt viết về
nước ngoài của những người đi trước chúng tôi khảo sát và nghiên cứu sâu hơn về phần văn
bản. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu dựa trên những điều mà các cơng trình đi trước
đã làm được và chưa làm được chúng tôi tiến hành bổ sung thêm để góp phần có một cái
nhìn tồn diện hơn về thể du ký. Và đóng góp mới của đề tài này mang đến một cái nhìn
khách quan về hình ảnh của một số nước trên thế giới những năm đầu thế kỷ XX thông qua
thể loại du ký và cách nghĩ, cách nhìn nhận về thế giới của thế hệ tri thức Việt Nam trong
buổi đầu giao lưu với nền văn minh phương Tây. Đồng thời thông qua đó thấy được hình
9
ảnh của đất nước, của dân tộc ta vô cùng bé nhỏ và lạc hậu trong khoảng thời gian cách đây
một thế kỷ.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu văn học trên các tờ báo đầu thế kỷ XX khơng cịn xa lạ gì với chúng ta
nữa. Đã có rất nhiều cơng trình, luận văn cũng như luận án nghiên cứu về lĩnh vực này thế
nhưng với đề tài này sẽ góp phần phác thảo lại vai trị quan trọng của báo chí trong những
năm đầu thế kỷ XX cũng như thể loại du ký trong q trình hiện đại hóa nền văn học nước
nhà. Đồng thời thơng qua đó cho ta thấy được bước phát triển của nền văn học dân tộc.
Thông qua đề tài, các tác giả có cơ hội hiểu sâu hơn nền văn học dân tộc nói chung và thể
du ký nói riêng trong những năm đầu thế kỷ XX. Hơn thế nữa, đề tài như là một sự khảo sát
về địa lý, du lịch, phong tục,… của một số quốc gia trên thế giới trong khoảng thời gian đầu
thế kỷ XX. Đồng thời, đề tài cịn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo về
lĩnh vực nghiên cứu thể du ký Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mục lục, Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung
chính của cơng trình có 80 trang, chúng tơi chia kết cấu đề tài thành bốn chương, cụ thể như
sau:
Chương I. Những vấn đề chung có 22 trang, trong chương này chúng tôi thực hiện
nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam để thấy được sự tác động của xã hội đến việc hình
thành thể loại du ký. Tiếp đó là việc tìm hiểu thể loại du ký cũng như diện mạo của thể loại
này trong buổi đầu hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Và chương này là cơ sở lý luận, lý
thuyết cho việc giải quyết các chương sau.
Chương II. Du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX – Hành trình khám phá thế giới có 20
trang, trong chương này chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản du ký của Phạm Quỳnh,
Phạm Vân Anh, Cao Chánh, Nguyễn Bá Trác,… để thấy được cách đánh giá cũng như cách
nhìn nhận của thế hệ tri thức Việt Nam lúc bấy giờ nhìn ra thế giới. Những điều mà các ký
10
giả quan sát được, ghi chép được, bình luận, bình phẩm cũng được chúng tôi đưa vào
chương này. Và chương này chính là cơ sở lý thuyết cho chương tiếp theo.
Chương III. Du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX – Đi và nhìn lại có 17 trang, với chương này
chúng tôi tiến hành khảo sát một số văn bản du ký của một số ký giả Việt Nam trong hành
trình họ đi tìm về với cội nguồn lịch sử dân tộc. Như nhà du ký Huỳnh Thị Bảo Hòa, Tùng
Vân, Nguyễn Đôn Phục, Phạm Văn Thư, Nguyễn Đức Tánh, Phạm Quỳnh, Đào Hùng,…
Để thấy được niềm tự hào của thế hệ trí thức đương thời về những năm tháng lịch sử hào
hùng của dân tộc. Và trong quá trình đi họ có dịp nhìn nhận lại nền văn hóa của dân tộc và
đưa ra những khát vọng của mình như thế nào cũng được chúng tôi làm rõ chương này. Và
chương II, chương III là cơ sở để chúng tôi tiếp tục thực hiện chương IV.
Chương IV. Du ký Việt Nam – phương diện nghệ thuật có 21 trang, ở chương này chúng
tơi tìm hiểu nghệ thuật du ký trên ba phương diện: Ngôn ngữ, Giọng điệu và Kết cấu.
11
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Trong suốt một thời gian dài hàng chục thế kỷ, xã hội Việt Nam vốn quen với những nếp
sống, những phong tục, tập quán chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Đến những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã bước sang một ngã rẽ mới, đã tiếp thu thêm sự ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây. Có thể ví những năm cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX như
là giai đoạn bản lề của lịch sử. Bước sang những năm đầu của thế kỷ XX, về cơ bản, thực
dân Pháp đã thực hiện xong cơng cuộc bình định về mặt qn sự và bắt đầu chuyển sang
công cuộc khai thác thuộc địa. Kể từ đây, mọi phương diện trong đời sống xã hội Việt Nam
bắt đầu có sự thay đổi, từ kinh tế chính trị đến văn hóa xã hội.
Về kinh tế: Giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX, nước ta vẫn duy trì nền kinh tế nơng
nghiệp lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế bằng cách mua bán hàng hóa,
khai thác nguồn nguyên vật liệu, cho vay nặng lãi, thu thuế cao,… chúng vơ vét nguồn tài
nguyên để làm giàu cho chính quốc. Với chính sách kinh tế này, yêu cầu Pháp phải lắp đặt
hệ thống giao thông để thuận lợi cơng việc vận chuyển. Chính sự xuất hiện giao thông bằng
đường biển đã tạo điều kiện cho các nhà trí thức Việt Nam đương thời đến với thế giới
phương Tây và dẫn đến sự ra đời những thiên du ký sau này.
Về chính trị: Để thực thi được chính sách kinh tế đề ra, thực dân Pháp đã áp đặt một nền
cai trị đặc biệt: chính sách chia để trị, chia Việt Nam làm ba kỳ với ba chế độ luật pháp khác
nhau. Đồng thời, thực dân Pháp cịn dùng chính sách mị dân bằng cách hơ hào những chủ
nghĩa lý thuyết Tự do, Bình đẳng, Bác ái, ra sức “khai hóa”, “bảo vệ” nền văn minh cho xứ
sở thuộc địa, nhưng thực chất nhằm ban bố nhiều chính sách mới để thuận lợi cho việc khai
thác thuộc địa của chúng. Điều này, đã được nhà du ký Phạm Vân Anh phản ánh rất rõ trong
những thiên du ký của mình, khi tác giả đặt chân lên đất Pháp những năm 1929-1930.
Về xã hội: Trên cơ sở áp bức kinh tế, chia rẽ chính trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam
có nhiều biến đổi. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam là xã hội phong kiến
phương Đông, mọi quyền lực nằm trong tay triều đình phong kiến đứng đầu là nhà vua. Sau
khi có mặt thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới, kết
cấu xã hội có nhiều biến động. Bên cạnh các giai cấp cũ như Sĩ – Nông – Công – Thương,
các giai cấp mới ra đời như công nhân, tiểu tư sản và tư sản. Trong cơ cấu giai cấp, nông
dân chiếm số lượng lớn, đông đảo nhất và là giai cấp cực khổ nhất trong xã hội. Sự chuyển
hướng này một mặt khiến cho xã hội nước ta có sự phân biệt ngày càng lớn giữa nông thôn
và thành thị, giữa người giàu và người nghèo. Nhưng mặt khác, sự chen chân của thực dân
Pháp vào xã hội Việt Nam đã làm mất dần thế lực của nhiều lực lượng bảo thủ và trì trệ tạo
điều kiện cho xã hội mới phát triển, hướng theo một xã hội hiện đại hơn.
Về văn hóa: Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến
chuyên chế tập quyền. Nhà Nguyễn đã duy trì Nho giáo và xem như quốc giáo, dùng tư
12
tưởng Nho giáo để thống trị xã hội, lấy luân thường đạo lý của Nho giáo để giáo dục xã hội;
lấy bổn phận tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ để làm kim chỉ nam mọi hành động của
người quân tử. Khi có sự hiện diện của thực dân Pháp, mọi thiết chế, cơ cấu đã bị thay đổi,
nhưng thế lực Nho giáo vẫn còn tồn tại và thực dân Pháp đã dựa vào đó để kìm hãm sự phát
triển của đất nước ta. Đến đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản ra đời đồng thời làm xuất hiện một
tư tưởng mới – tư tưởng dân chủ tư sản. Đây là một tư tưởng tiến bộ ảnh hưởng từ nước
ngồi thơng qua một số sĩ phu u nước của phong trào duy tân. Bên cạnh đó, việc sử dụng
chữ Quốc ngữ đã trở thành một lợi thế cho q trình hiện đại hóa xã hội nói chung và văn
học nói riêng. Nhằm hỗ trợ cho cơng cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã đào tạo
tầng lớp tay sai bằng cách mở nhiều trường đào tạo tiếng Pháp. Thông qua việc đào tạo
tiếng Pháp, thực dân Pháp đã đưa nền văn hóa của họ vào nhằm loại trừ dần những ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa đồng thời kìm hãm văn hóa Việt. Chính vì vậy, trong giai
đoạn này, ngồi bản sắc văn hóa của dân tộc, chúng ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
Nhờ có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây, xã hội ta hình thành một tầng lớp trí thức Tây
học thay thế dần tầng lớp Nho học vốn bị lỗi nhịp thời đại và mất dần vị trí hướng đạo trong
xã hội. Tầng lớp Tây học xuất hiện đầu thế kỷ XX có dịp đi đây đi đó, trí óc họ được mở
mang và học có cái nhìn tiến bộ hơn về xã hội và về thế giới.
Có thể thấy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã mang lại nhiều sự biến đổi, nhiều bước chuyển hóa trên đất nước ta về nhiều
phương diện. Pháp phá bỏ chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, đã tạo
điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc sâu rộng với bên ngồi, đưa nước ta hịa vào cuộc sống
chung hiện đại của thế giới. Hơn thế nữa, sự phát triển của các phương tiện giao thông như
là công cụ đắc lực để người dân Việt Nam đến với thế giới, được nhìn thấy thế giới, trực
tiếp tiếp xúc với các nền văn minh hiện đại. Và thông qua những chuyến đi như vậy, giới trí
thức hay những người có tâm hồn nghệ sĩ sẽ có được những trang ghi chép độc đáo và hấp
dẫn mà ngày hôm nay chúng ta gọi là du ký.
1.2. Thể du ký và diện mạo du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.2.1.
Thể du ký
Khái niệm du ký
Du ký là một loại thể văn học xuất hiện khá sớm trong nền văn học Việt Nam và đặc biệt
phát triển vào những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nội dung của du ký là ghi
chép lại sự thật, việc thật, những điều tác giả mắt thấy tai nghe về những vùng đất mới,
những phong cảnh đẹp trong lúc ngao du hay đi công cán. Mặc dù xuất hiện từ những năm
cuối thế kỷ XIX, nhưng định danh rõ ràng và bao quát hết nội hàm của thể du ký thì phải
đợi sang đến thế kỷ XX, khi những cơng trình nghiên cứu về thể du ký xuất hiện mới có một
khái niệm đầy đủ và hoàn chỉnh về thể tài này.
Trong lịch sử văn học Việt Nam đã xuất hiện những tác phẩm du ký khá tiêu biểu như
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Bắc hành tùng ký
của Lê Quýnh, Tây hành kiến văn kỉ lược của nhóm Phạm Phú Thứ. Tuy nhiên, do sự chi
13
phối của đặc trưng thi pháp trung đại, những thiên du ký trong thời kỳ này vẫn chưa tạo
được một hệ thống thi pháp chuyên biệt như thơ ca hay truyện ngắn. Do vậy, bản thân của
thể du ký chưa định hình một cách rõ nét, bên cạnh đó, lằn ranh giữa du ký và thể loại khác
còn khá nhạt nhịa. Vì vậy, phải đợi đến giai đoạn văn học hiện đại, với sự nở rộ của hàng
trăm thiên du ký vào đầu thế kỷ XX, đã tạo nên một vị trí vững vàng cho thể du ký trên văn
đàn. Thế nhưng, thế nào là du ký thì cịn rất nhiều quan niệm khác nhau:
Du ký trước thế kỷ thứ XX được nhà nghiên cứu Vũ Hân xếp vào loại Tùy bút: “Đó là thể
văn chi chép lại những sự việc đã qua, tác giả có sống thật trong các trường hợp cùng sự
việc trình bày và thấy các trường hợp và sự việc đó đặc biệt q, khơng thể khơng nói để
thêm vào kinh nghiệm, vào kiến thức chung của người đồng thời, một vị xứ giả Việt Nam
sang Tây hoặc sang Tàu để mưu việc quốc sự, lúc về nước thế nào lại chẳng viết bút ký”
[32, 182].
Bước sang thế kỷ XX, sự phân định về thể du ký đã khá rõ ràng, với cơng trình nghiên cứu
Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong 1917-1934, nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên
gọi du ký với một cái tên khác là du hành: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy sống trong đất
nước với giang sơn gấm vóc mà khơng được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì
đây, theo tờ Nam Phong, chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua những
phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng,
Lạng sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên qua Ngũ Hành Sơn, từ Cổ
Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng… Với thời gian, hẳn những tài liệu này ngày càng trở nên
quý hoá đối với chúng ta” [58, 34].
Theo Từ điển văn học (bộ mới), các tác giả cho rằng, du ký là một thể loại nằm trong ký
nên mang đặc điểm của ký nói chung. Và Ký: “Là một tên gọi chung cho một nhóm thể tài
nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngồi văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu
các loại,…) chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thể như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký
sự, nhật ký… Ký cơ bản khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết) ở
chỗ trong tác phẩm ký khơng có một xung đột thống nhất; phần triển khai của tác phẩm chủ
yếu mang tính miêu thuật” [34, 787].
Như vậy, dựa trên phương diện nội dung, các tác giả trên đã đưa ra khái niệm thể ký nói
chung và du ký nói riêng để thấy được sự khác biệt giữa truyện và ký, giữa báo chí và văn
học. Còn đứng trên phương diện hoạt động của chủ thể sáng tác thì du ký được hiểu theo
chức năng khác nhau, trong đó chức năng ghi chép sự thật, việc thật là chính yếu.
Cịn theo Từ điển tiếng việt (do Hoàng Phê chủ biên) xem thể du ký là: “Ghi lại những điều
người viết chứng kiến trong chuyến đi chơi xa” [46, 264]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học,
du ký là: “Một loại hình văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân
mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ
sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến” [31, 108]. Các tác giả cơng trình Các thể văn
chữ Hán Việt Nam đã đưa ra khái niệm về du ký tương đối đầy đủ và rõ ràng: “Văn du ký là
loại văn được viết ra trong những chuyến đi, vừa để ghi lại hành trình, vừa để bày tỏ cảm
xúc về những điều mắt thấy tai nghe. Đặc điểm của thể du ký là chuyên lấy việc mô tả thắng
cảnh núi sông, phong vật làm đề tài, cách viết đa dạng, có thể miêu tả, có thể trữ tình, có thể
14
nghị luận, và phải là chính tác giả ghi chép về chuyến đi của mình, miêu tả lại cảm thụ của
bản thân trước non sông phong vật” [60, 113]. Bàn về thể du ký, nhà nghiên cứu Nguyễn
Hữu Sơn cho rằng, du ký được xem như là một thể tài cần phải nhấn mạnh ở mặt đề tài, nội
dung và cảm hứng nghệ thuật ở người viết chứ không phải là ở phần thể loại. Trong lời giới
thiệu Du ký trên Nam Phong tạp chí (1917-1934), ơng viết: “Khi nói đến thể tài du ký cần
được hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người
viết, chứ khơng phải ở phía thể loại. Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác bằng thơ,
phú, tụng và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, phóng sự, ghi chép, khảo cứu, hồi
ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh, sinh thái,
kiến trúc, mỹ thuật; thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hoá
học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá văn nghệ dân gian khác nữa. Do đó đã xuất hiện
thực tế có tác phẩm nằm ở trung tâm thể tài du ký và nhiều trang viết khác lại nằm ở đường
biên hoặc hỗn hợp, pha tạp với những sắc độ đậm nhạt khác nhau, cả về đối tượng, phạm vi
đề tài, nội dung hiện thực lẫn phong cách thể loại” [48, 13].
Tóm lại, qua những quan niệm vừa dẫn, đã xác định du ký là một thể tài có nội dung và
đặc trưng nghệ thuật riêng, có ranh giới riêng, không phải là một thể loại nằm chung trong
vùng với bút ký và ký sự. Mặc dù, giữa bút ký, ký sự, hồi ký và du ký đều có nét tương
đồng với nhau, đều là ghi chép về sự thật, việc thật nhưng du ký vẫn mang đậm chất du
hành, mang nặng cảm tưởng của một người khách du lịch đứng trước một vùng đất mới.
Vậy du ký là: Những trang viết về người thật, việc thật, những điều được mắt thấy tai nghe
được những nhà du hành đã khám phá và chứng kiến trong hành trình theo ý định của mình
khi đến với những miền đất mới.
Về đặc điểm du ký
Là người dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu thể tài du ký, năm 2007,
Nguyễn Hữu Sơn đã sưu tầm và giới thiệu bộ Du ký Việt Nam trên Nam Phong tạp chí
(1917-1934). Trong phần giới thiệu ơng có viết: “Một tác phẩm du ký hay không đơn thuần
chỉ là một tác phẩm văn chương mà cịn có dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý,
giáo dục và đơi khi cịn phản ánh cả phương diện chính trị nữa. Nói cách khác, du ký cùng
với bút ký, hồi ký, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút,… nằm ở phần giao nhau giữa văn học
và ngoài văn học” [48, 5]. Hay trong Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến đã viết:
“Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể loại, các
tác phẩm ký tuy cùng nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một
nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu, tường
thuật sự kiện…) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” (M.Gorki) và
thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như bút ký, ký
sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du ký, hồi ký, nhật ký, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu
luận (et-xe)” [67]. Qua hai nhận định trên, chúng ta có thể hình dung được phần nào về đặc
trưng cũng như về đặc điểm của thể du ký. Không giống như tiểu thuyết, cũng không như
truyện ngắn nằm trong một khuôn khổ, một phạm vi, một đặc trưng về thi pháp mà du ký có
15
những đặc điểm rất riêng. Những đặc điểm này, theo chúng tôi là những căn cứ, cơ sở giúp
phân biệt thể du ký với các thể loại khác.
Thứ nhất, du ký có tính chất giao thoa giữa báo chí và văn học.
Ngay từ khi mới ra đời, giữa báo chí và văn học dường như khơng có lằn ranh phân cách,
chính vì vậy trong suốt một thời gian dài, khái niệm “văn báo bất phân” đã trở thành một
thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống. Mặt khác, văn học hiện đại khởi nguồn từ báo chí,
báo chí như là “bà đỡ” cho văn học còn văn học mang lại một sức sống mới cho báo chí. Về
mối quan hệ này, Phong Lê nhận định: “Sự thật dần dần chứng tỏ: báo chí cần sử dụng và
mở rộng địa bàn cho văn chương (gồm cả sáng tác và – nghiên cứu, dịch thuật) để phát triển
số lượng người đọc. Và văn chương dựa vào báo chí để rèn luyện và nâng cao khả năng diễn
đạt, miêu tả, qua đó từng bước hoàn thiện thể văn mới, do sự tiếp nhận các ảnh hưởng
phương Tây; và đưa tiếng Việt – Quốc ngữ lên tầm một ngơn ngữ phong phú, linh hoạt, có
năng lực thể hiện mọi trạng huống sinh hoạt xã hội và tâm lý con người” [38, 64]. Rõ ràng,
sự hợp tác cùng tồn tại và phát triển là một thực tế giữa báo chí và văn học trong suốt một
thời gian dài nhất là trong giai đoạn báo chí vừa mới xuất hiện. Chính vì thế, “hàng rào”
ngăn cách giữa báo chí và văn học trở nên mờ nhạt và thể du ký như là một minh chứng cho
sự mờ nhạt ấy.
Cũng giống như báo chí, mục đích và đối tượng mà du ký hướng đến là người thật, việc
thật, cuộc đời thật. Có thể nói “sự thật” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động báo chí cũng như
thể du ký. Bất cứ đi đâu, viết cái gì, phản ánh điều gì cũng khơng ra ngồi khn khổ của
cái thật. Tuy nhiên, bên cạnh nét tương đồng, du ký có một số nét khác biệt so với báo chí.
Nếu con người và sự việc trong báo chí được khắc họa một cách đậm nét, cụ thể thì con
người và sự việc trong du ký chỉ là những hình ảnh, những công việc chung, không thật sự
rõ ràng. Nếu báo chí xoay quanh một sự kiện, một cơng việc nổi trội thì du ký là sự chắp nối
của nhiều câu chuyện, nhiều điều tản mạn, và khơng có những câu chuyện “giật gân” như
báo chí.
Một phương diện khác cho thấy nét giao thoa giữa báo chí và văn học là ở chỗ tính thời sự
của sự kiện, so với báo chí thì tính thời sự của thể du ký khơng mang tính bức thiết và nóng
hổi như báo chí. Nếu như ở báo chí miêu tả sự việc một cách hối hả, nóng bỏng mặc dù đó
là những câu chuyện xoay quanh các đề tài quen thuộc trong cuộc sống, thì du ký là sự miêu
tả về những điều xa lạ mà trước giờ chưa được nghe thấy hoặc nhìn thấy. Một điều đặc biệt
ở thể du ký khác với thể báo chí, trong du ký ln xuất hiện nhân vật “tôi” cũng là nhân vật
trần thuật và cũng là chính tác giả viết bài du ký ấy. Thơng qua nhân vật “tôi”, ký giả bộc lộ
cảm xúc một cách trực diện, khen chê buồn vui được bộc lộ một cách thẳng thắn qua trang
giấy. Cho nên, những trang du ký khơng đậm đặc tính sự kiện, khơng cứng nhắc, nghiêm
ngặt như báo chí, mà có một đặc thù riêng, mềm mại hơn, giàu cảm xúc hơn.
Như đã phân tích ở trên, ta thấy giữa báo chí và văn học có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn
nhau. Du ký cùng báo chí đi tìm sự thật về cuộc sống, về con người, nhưng ở du ký đó là
một sự tìm tịi, khám phá, cịn đối với báo chí đó là sự tìm tịi để phản ánh, để lên tiếng.
Nhưng tựu chung lại, cả báo chí và du ký đều có tầm quan trọng như nhau trong việc cung
cấp những thơng tin đến người đọc. Ngồi tính chất giao thoa với báo chí, du ký cịn in đậm
16
dấu ấn hợp nhất giữa truyện và khảo cứu. Một thiên du ký cũng có thể được xem là một câu
truyện nhưng cũng có thể xem đó là một thiên khảo sát về địa lý, về lịch sử, về văn hóa, về
phong tục một địa danh hay một nền văn hóa nào đó.
Thứ hai, du ký mang đậm dấu ấn hợp nhất giữa truyện và khảo cứu.
Du ký vốn là những trang viết được bắt nguồn cảm hứng từ những chuyến đi. Chính thơng
qua những chuyến đi ấy, các ký giả ngồi sự chứng kiến những điều mới lạ cịn được nghe
và ghi chép lại những câu chuyện, có thể là một câu chuyện cổ tích, một câu chuyện thần
thoại được lưu truyền trong dân gian về một địa danh, một thắng tích nào đó. Chẳng hạn
thiên du ký Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh của ký giả Nguyễn Đức Tánh, Qua chơi mấy nơi
cổ tích đất Ninh Bình của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Một buổi đi xem đền Lý Bát Đế
của Phạm Văn Thư,… Qua những danh thắng, các ký giả giải thích lịch sử có thể bằng
những chiến tích trong lịch sử hay có thể bằng một sự tích được lưu truyền trong dân gian.
Điều này đã làm cho độc giả có lúc đọc du ký nhưng lại ngỡ là mình đang đọc một câu
chuyện cổ tích hay là một giai đoạn của lịch sử. So với các thể loại khác, du ký tự do hơn
trong khn mẫu hình thức và bút pháp nghệ thuật. Cái sự tự do khơng gị ép của thể du ký
đã tạo điều kiện cho tư duy nghệ thuật của các nhà ký giả tự do sáng tạo. Đứng trước một
cảnh đẹp, một tuyệt tác thiên nhiên, niềm cảm xúc của ký giả được tự do bay nhảy, bộc lộ.
Thế nhưng, ngoài cảm xúc của một nhà văn, một nhà nghệ sĩ, các ký giả còn là một học giả,
một nhà nghiên cứu, cho nên tư duy nghiên cứu, tư duy khoa học có ảnh hưởng đến tư duy
nghệ thuật. Về điều này, nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Hiến có nhận xét: “Viết ký địi hỏi
phải có sự chuẩn bị tư liệu nghiêm túc như làm một cơng trình khoa học” [33, 93]. Du ký
địi hỏi tính xác thực cao như báo chí, địi hỏi người viết du ký phải đảm bảo độ chính xác
cao và có một thái độ làm việc nghiêm túc. Thậm chí chính xác đến từng con số, từng
khoảng cách nhất định. Trong Thuật chuyện du lịch ở Paris, Phạm Quỳnh miêu tả tháp
Eiffel như sau: “Tháp này là một cái kỳ cơng có một trong nghề kiến trúc bằng sắt. Kể về bề
cao thời suốt trong thế giới khơng có cái nhà lầu cột tháp nào cao bằng: tháp Woolworth
Building ở New York cao 229 thước, cột đá ở Washington cao 160 thước; Kim tự tháp
Khesops ở Ai Cập cao 137 thước mà tháp Eiffel này cao những 300 thước; kể về cách kiến
thiến cũng là hùng tráng, ly kỳ: tương đối đầy đủ và rõ ràng công, nặng cả thảy là 7 trăm
vạn cân Tây, trong có một vạn hai nghìn mảnh sắt nối lại với nhau bằng 250 vạn cái đanh
sắt nặng cả thảy là 45 vạn cân…” [25, 197]. Hay một đoạn khác trong Cảnh vật Hà Tiên của
Mộng Tuyết, tác giả đã miêu tả một cách tỉ mỉ về loại cây trà mi: “Cành to nên có thể uốn
làm kiểng được, lá màu xanh lạt, hoa mỏng manh màu trắng như tuyết mà gầy như mai, lại
kiệm được cái hương thơm của tạo hóa, nên có người gọi là hoa “tuyết hương” hay “tuyết
mai” [48, 562].
Qua cách khảo cứu của Phạm Quỳnh và Mộng Tuyết về hai cảnh vật khác nhau, nhưng cả
hai đều đang trên đường hướng đến một quy luật sáng tạo chung, đó là phản ánh cuộc sống
sao cho sinh động, căng đầy và hấp dẫn. Điều này cũng giống như nhà nghiên cứu B. Pô-lêvôi đã từng nhận xét trong cơng trình Viết ký sự của ơng: “Người viết ký sự chỉ khi nào đem
thiên tài sáng tác của mình kết hợp với tinh thần đi sâu nghiên từng ly từng tý, cần cù khắc
khổ phấn đấu không biết mệt mỏi, chỉ khi nào biết bồi dưỡng cho mình, biết phát hiện
17
những nét chủ yếu điển hình trong vơ số hiện tượng và những điều có thể truyền đạt được
tinh thần và thực chất của thời đại thì lúc đó mới có thể thực sự thu được thành tựu rõ rệt
trong lối văn ký sự” [17, 11].
Thứ ba, du ký là thể loại có sự giao thoa với chính luận.
Ký nói chung và du ký nói riêng là một thể loại có sự giao thoa của nhiều yếu tố, trong đó
khơng ngoại trừ tính chính luận. Nếu ở những thể loại khác, truyện ngắn hay tiểu thuyết,
yếu tố chính luận được thể hiện một cách gián tiếp qua suy nghĩ và hành động của từng
nhân vật, thì ở thể du ký, tính chính luận được bộc lộ một cách trực tiếp qua cái tơi trần
thuật của chính tác giả. Sức mạnh của những trang du ký cho đến ngày hôm nay vẫn còn giữ
nguyên được giá trị là nhờ ở sự mổ xẻ, phân tích, mang tính lập luận cao và giàu sức thuyết
phục. Vốn là một thể loại tương đối tự do, nên du ký luôn chứa đựng những cảm xúc rất thật
của người cầm bút. Có khi là cảm xúc hồ hởi, phấn khởi và tràn đầy lạ lẫm của một người
vừa rời khỏi quê hương xứ sở để đến một miền đất mới. Như Phạm Vân Anh đã bày tỏ:
“Cảm tưởng ấy có lẽ khơng khác gì cảm tưởng của anh nhà quê, từ nhỏ tới lớn, quanh quẩn
ở đầu xóm cuối làng, đến khi lên tỉnh chơi, ngó cái gì cũng thấy hoa cả mắt, lúc bấy giờ
khơng có gì bày tỏ sự bỡ ngỡ của mình hơn là mấy tiếng: “châu cha! Đẹp qúa!”. Cảm giác
như vậy là phải, người ta đổi khí hậu mà thấy khó chịu thế nào, thì đổi nhỡn giới đi cũng
thấy khó chịu như thế” [8, 14]. Có khi là cảm nhận về đời sống nhân quần, ở xứ người cũng
như xứ mình, đó là lần ký giả Phạm Quỳnh đến xóm Bình Khang “Mơng Mạc” - một nơi
khuất lấp sau thành Paris diễm lệ. Trong lúc điểm binh nhà đua ngựa Longchamp, ký giả đã
nhận ra một lẽ sống của đời thường và cũng là niềm trắc ẩn của ký giả về nhân tình, thế thái,
về cuộc đời và về con người: “Người dân ở đây kể cũng không khác gì người dân bên mình,
mà có lẽ người dân ở đâu cũng đại suất cũng thế, cũng thích hội hè đình đám,… Lại len lỏi
trong đám đơng cũng có các trạng ăn cắp, chực lần lưng móc túi. Thật dưới gầm trời, người
ta đâu cũng như đâu. Kẻ bình dân vẫn có tính háo hức mà bọn láu cá thì khéo lợi dụng; trị
đời chỉ có thế mà thơi” [50, 598]. Có khi ta lại bắt gặp ở thiên du ký khác là lòng bùi ngùi,
thương tiếc cho những bậc danh nhân đã cống hiến công sức cho dân tộc, nhưng khi mất,
nơi yên nghĩ cũng không lấy một nén hương. Đó là tâm trạng của thầy trị Nguyễn Đức
Tánh trong một chuyến ghé thăm từ đường thi hào Nguyễn Du: “Khi thầy trị bước vào tới
nơi thì lấy làm ngạc nhiên: vì thấy nhà thờ một vị đại danh nho mà lại ra vẻ tiêu điều thê
lương. Phỏng ở nước khác xuất hiện có người lỗi lạc như thế, thì đã tượng đồng, bia đá, ảnh
truyền thần, đài kỷ niệm không biết bao nhiêu rồi. Mà từ đường tiên sinh thì tuy mái ngói
tường vơi, nhưng đã thấp lại nhỏ, trừ cơn hương bát nước của con cháu dâng lên về ngày kỵ
lạp ra, thì thường cũng chẳng có ai đối hồi chi tới, khiến ta ngắm cảnh nhớ người, luống
những ngậm ngùi mà phàn nàn tục người mình đối với kẻ anh tài thật lãnh đạm” [25, 841].
Nói tóm lại, nhân trong những chuyến đi, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu học hỏi, tìm tịi,
khám phá, các nhà du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX còn dành nhiều thời gian và tâm huyết
cho những vấn đề về con người và xã hội. Chính từ những suy ngẫm và trăn trở đó, đã tạo ra
những thiên du ký mang một phong cách, một sắc thái riêng. Là một thể tài khá đặc biệt,
trong bản thân đã có sự giao thoa của nhiều hình thức khác nào là báo chí, chính luận, khảo
cứu,… do vậy, từ lúc ra đời, du ký khơng có một vị trí riêng biệt như các thể loại khác mà bị
18
sắp đặt chồng chéo vào “mảnh đất” khác. Đó cũng là nguyên nhân vì sao trong một thời
gian dài du ký ít được chú ý tới.
Phân loại du ký
Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc phân chia thể loại du ký. Ngay từ khi chào
đời du ký khơng có một phạm vi nhất định, khơng có một lằn ranh xác định mà hòa chung,
giao thoa vào các thể loại khác như bút ký, tùy bút, nhật ký, hồi ký. Bàn về thể du ký, các
tác giả trong cơng trình Từ điển thuật ngữ văn học đã xác định: “Du ký – một thể loại văn
học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về
những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những nơi xứ sở xa lạ hay những nơi ít
người có dịp đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư
tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh,
phong tục dân tình xứ sở ít người biết đến. Dạng đặc biệt của du ký phát huy cái chất ghi
chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất khơng tưởng hay
viễn tưởng khoa học. Dạng du ký khác đậm đà hương vị phương Đông là ghi chép cảm
tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh đất nước” [31, 108]. Nhận định này cho
thấy, các tác giả đã khái quát cơ bản về thể loại và việc phân loại thể du ký. Đứng trên
phương diện nội dung, các tác giả đã chia du ký ra làm hai dạng, một là những trang du ký
ghi chép về các xứ sở tưởng tượng, mang chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học. Còn
dạng thứ hai, là ghi chép những cảm tưởng về quê hương đất nước, dạng này thì mang đậm
hương vị của phương Đông. Đây là một cách phân loại tương đối hợp lý, tuy có điểm cần
thảo luận, đặc biệt là với thực tiễn thể du ký ở Việt Nam. Những thiên du ký Việt Nam xuất
hiện từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đều ghi chép về những sự thật, việc thật, những
điều tai nghe mắt thấy chứ khơng mang tính chất viễn tượng hay là sự tưởng tượng.
Đứng trên phương diện điểm nhìn chủ thể tác giả và nội dung hiện thực phản ánh trong tác
phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn chia du ký thành năm dòng khác nhau:
Dòng du ký thứ nhất mang tính quan phương, sự vụ, cơng vụ. Kiểu du ký này thường do
các trí thức, ký giả quan lại ghi chép về những chuyến đi mang tính chất khảo cứu cơng việc
và phát ngơn cho tiếng nói quan phương nhiều hơn, vì là những ký giả này nằm trong bộ
máy chính quyền nên đó cũng là một điều dễ hiểu. Nhưng qua đó, họ vẫn thể hiện được
niềm tự hào dân tộc và cảm xúc chân thành trước vẻ đẹp non sơng đất nước. Ví như: Cùng
các phái viên Nam kỳ của Thượng Chi; Một tháng Nam Kỳ, Mười ngày ở Huế, Pháp du
hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh; Tổng thuật về việc phái bộ Bắc kỳ đi quan sát đường
xe lửa Vinh – Đơng Hà của Song Cử,…
Dịng du ký thứ hai là dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự
tích liên quan tới một địa điểm cụ thể. Loại du ký này thường là kết quả sau những chuyến
đi giới hạn trong một thời gian ngắn. Về loại này có thể kể đến như: Ba Bể du ký (Nhạc Anh
Hoàng Văn Trung), Banà du ký (Huỳnh Bảo Hòa), Bài ký chơi Cổ Loa (Tùng Vân), Thăm
lăng Sĩ Vương (Nguyễn Trọng Thuật),…
Dòng du ký thứ ba thuộc dòng du ký viễn du, đó là những trang viết trong những chuyến
du hành vượt biên giới, địi hỏi người đi phải có cả kinh phí và ý chí của người ham hoạt
19
động, ham xê dịch. Đó là những trang du ký dài hơi, đưa con người đến những chân trời
nhận thức mới. Thể loại này phải kể đến Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác); Sang Tây, Mười
tháng ở Pháp (Phạm Vân Anh); Đáp tàu André Lebon, Hai mươi bốn giờ của tơi ở đất Pháp
(Cao Chánh), Pháp du hành trình nhật ký, Du lịch xứ Lào (Phạm Quỳnh),…
Dòng du ký thứ tư là dòng du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu một vùng văn hóa rộng lớn.
Loại du ký này thì địi hỏi người viết phải có thời gian và có vốn kiến thức văn hóa sâu
rộng, có sự chuẩn bị tư liệu cơng phu. Có thể kể đến Chơi Lạng Sơn – Cao Bằng (Phạm
Quỳnh), Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang (Nguyễn Văn Bân), Cuộc xem cổ tích miền
Đơng bắc tỉnh Hải Dương (Nguyễn Đơn Phục), Các lăng điện xứ Huế (Nguyễn Đức
Tính),…
Dịng du ký thứ năm là dòng du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm phần quan trọng, ở
những trang viết đó thì khơng nặng về khảo sát địa lý, cũng không nặng về khảo sát công
việc mà ký giả chỉ chấm phá một vài nét về phong cảnh thiên nhiên, miêu tả cuộc sống đời
thường hay là các lễ hội, đình đám. Vì vậy, những trang du ký này thiên về tính miêu tả hơn
là chính luận và khảo cứu. Ở đây có thể kể đến Cuộc chơi trăng sông Nhuệ (Mai Khê), Một
buổi đi xem đền Lý Bát Đế (Phạm Văn Thư), Cuộc thưởng ca ở làng Hữu Thanh Oai
(Nguyễn Mạnh Hồng), Tết chơi biển (Trúc Phong), Trẩy chùa Hương (Thượng Chi), Cuộc
đi quan phong làng Thượng Cát (Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục),…
Trong những cách phân loại thể du ký vừa đề cập, chúng tôi nhận thấy rằng cách phân
chia theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã mang đến cho người đọc một cái nhìn khái
quát về thể du ký. Bởi vì cách phân chia như vậy vừa cụ thể, vừa rõ ràng. Khi đọc một tác
phẩm du ký, người đọc có thể dựa trên những cơ sở đó mà hình thành cho mình một tâm thế
tiếp nhận sao cho phù hợp. Dĩ nhiên, sự phân chia chỉ mang tính tương đối, có tác phẩm vừa
thuộc dịng du ký này nhưng lại vừa thuộc dòng du ký khác, chẳng hạn Pháp du hành trình
nhật ký của Phạm Quỳnh vừa thuộc dịng du ký quan phương, cơng vụ nhưng lại vừa là
dịng du ký viễn du. Bởi lẽ, việc phân chia tuy là có sự rõ ràng nhưng chỉ mang tính chất
tương đối. Tuy là mang tính hình thức, mang tính chất tương đối nhưng cách phân chia du
ký theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã tạo nên được một “sơ đồ du ký” giúp việc tiếp
cận thể du ký được dễ dàng hơn.
1.2.2.
Diện mạo du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX
Khi thực dân Pháp đặt chân trên đất nước ta đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi. Vốn trước
đây dân tộc Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa thì giờ đây cịn chịu
sự tác động của nền văn hóa Pháp. Từ khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, xã hội
Việt Nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có văn hóa, văn
học. Tiền đề hiện đại hóa văn học đầu tiên phải kể đến đó là việc sử dụng chữ Quốc ngữ.
Khi Pháp khởi sự đặt những cơ sở thống trị ở miền Nam, họ đã nghĩ ngay đến việc đem chữ
Quốc ngữ vào thay thế chữ Nôm và chữ Hán, thay thế nền văn hóa Trung Hoa bằng nền văn
20
hóa Pháp. Lúc đầu, việc truyền bá chữ Quốc ngữ vơ cùng khó khăn vì người dân có ác cảm
trước một nền thống trị mới. Nhưng sau đó, mọi người nhận ra chữ Quốc ngữ là thứ chữ dễ
học do đó đã chấp nhận. Song song với việc chữ Quốc ngữ ngày càng lớn mạnh, một nền
văn chương mới cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ một thứ văn chương mang
tính “thi dĩ ngơn chí”, “văn dĩ tải đạo”, lấy nguồn cảm hứng chủ yếu từ quá khứ, lịch sử thì
bây giờ chuyển sang một nền văn chương mang tính hiện thực, gắn với đời sống thường
nhật. Về tư tưởng tình cảm, đã có sự cách tân rõ rệt, những tư tưởng cổ truyền đã được thay
thế bằng các quan niệm phương Tây như về tự do cá nhân, bình đẳng. Đặc biệt, nhiều thể
loại văn học mới xuất hiện như văn xuôi và thơ mới. Các thể thơ cũ vốn thịnh hành trong
nền văn học truyền thống dần dần bị đẩy lui vào dĩ vãng, và thế vào đó là thể loại báo chí,
nghị luận, phê bình, tiểu thuyết,…. Những quan niệm mới về nền văn chương đã thúc đẩy
văn học phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho du ký phát triển. Nguyên nhân thứ hai tạo tiền
đề cho sự xuất hiện của thể du ký chính là sự ra đời của nhà in, nhà xuất bản, đặc biệt là sự
có mặt của báo chí.
Thời gian này báo chí đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề cho thể du ký
phát triển. Những tờ báo có vai trị với văn học có thể kể Gia Định Báo, Đại Nam đồng văn
nhật báo, Nam Phong, Phụ Nữ Tân văn, Nam kỳ địa phận, An Nam tạp chí, Trung Bắc Tân
văn, Mới, Phong Hóa,… Lúc sơ khởi, báo chí có tơn chỉ mục đích là dùng để đưa các thơng
tin, tin tức trong xứ và công bố các sắc lệnh của chính phủ Pháp. Thời gian sau, báo chí xuất
hiện ngày càng nhiều hơn và nội dung đăng tải thông tin cũng phong phú hơn, trong đó mục
văn chương được quan tâm hơn bên cạnh các mục bài khác. Một số tờ báo hằng ngày có
mục Văn uyển để đăng các bài dịch Hán văn, dịch Pháp văn, dịch tiểu thuyết của Tàu và của
Pháp để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Nhà nghiên cứu Lê Đức Hạnh trong bài viết Báo chí
với văn học giai đoạn 1932-1945 cho rằng: “Các báo đã góp phần vào việc thành lập quốc
văn, đưa vào tiếng Việt nhiều danh từ mới về triết học, khoa học, giúp cho tiếng nói ba miền
Trung, Nam, Bắc dễ thống nhất với nhau” [27, 445].
Ngồi việc góp phần thành lập nền quốc văn mới, làm cho tiếng nói ba miền trở nên thống
nhất, sự ra đời của báo chí và các nhà xuất bản như là một bước đệm, một bước khởi đầu
quan trọng của lĩnh vực văn chương nghệ thuật. Gia Định báo (1865 - 1909) đã mở đầu cho
mơ hình kết hợp giữa văn học và báo chí, sau này trở thành đặc điểm chung của báo chí đầu
thế kỷ XX. Điều đáng chú ý là trên tờ Gia Định báo trong suốt nửa cuối thế kỷ XIX đã đăng
các áng văn xuôi như: Truyện đời xưa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Chuyến đi Bắc
Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký. Sau đó có các bản dịch văn học Pháp sang Quốc ngữ
của Trương Minh Ký, chủ yếu là Thơ ngụ ngơn của La Fontaine, sau đó cịn có bản dịch Tê-
21
lê-mặc phiêu lưu ký. Và đặc biệt, là tập du ký bằng thơ lục bát Như Tây nhật trình của
Trương Minh Ký. Qua đấy chúng ta thấy, đối với văn học nói chung và thể du ký nói riêng
trong những năm nửa sau thế kỷ XIX, báo chí có một vai trò đặc biệt quan trọng. Phong Lê
đã nhận xét điều này như sau: “Vậy là ngay trong thời khởi đầu, và dẫu là cơng báo, các
sáng tác, phóng tác và dịch văn học đã sớm tìm đến sự chuyên chở trên mặt báo, vì lợi ích
của cả hai phía: văn chương và báo chí” [38, 60]. Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, những
thiên du ký của Trương Vĩnh Ký đã được báo chí đưa đến với độc giả. Xã hội ngày càng tân
tiến, báo chí ngày càng phát triển đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt tờ báo, tạp chí đã đăng
tải những thiên du ký có giá trị cùng với những cây bút du ký hết sức ấn tượng như: Phạm
Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Đơng Hồ, Mộng Tuyết, Trần Đình,… trên Nam Phong Tạp Chí,
Phạm Vân Anh, Cao Chánh, Đào Hùng trên Phụ nữ Tân văn, J.Lê, Focyane, Jacques Đức
trên Nam Kỳ Địa Phận,…
Tiền đề thứ ba không thể bỏ qua đối với sự phát triển của du ký, là sự xuất hiện của tầng
lớp trí thức Tây học. Có thể nói, đây là đội ngũ góp phần lớn vào cơng cuộc hiện đại hóa
nền văn học nước nhà. Chính lịng khao khát học hỏi, tìm tịi khám phá đã thơi thúc họ lên
đường sang các nước phương Tây. Thông qua những chuyến đi ấy, họ ghi chép những điều
tai nghe, mắt thấy, những điều kỳ lạ chưa từng thấy trên quê hương xứ sở mình. Hành trình
của họ dù ngắn hay dài, dù trong nước hay ngoài nước, cũng là cơ hội, tiền cho sự xuất hiện
của những trang du ký. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tiền đề cho sự xuất hiện các
trang du ký đã được Biến Ngũ Nhy đã chỉ ra trong một thiên du ký viết vào cuối những năm
1920. Theo Biến Ngũ Nhy, một tác phẩm du ký được hình thành trên ba cơ sở: sự thôi thúc
nội tại muốn đi xê dịch, sự thôi thúc trực tiếp từ những thay đổi diễn ra trong không gian
sống xung quanh, tác động từ xa trong so sánh với các nước văn minh. Chính ba nguyên
nhân này đã thôi thúc các nhà du ký cầm bút: “Ba ngày tết tây, rảnh rang cơng việc, nghĩ
mình lẩn quẩn trong chốn phồn hoa như Sài Gòn – Chợ Lớn cũng chẳng có thú vui chi, bất
quá cũng dạo quanh các phố, khi ngồi rạp hát, khi nhập tiệc rượu, chẳng có chi là thích chí.
Bèn trực nhớ lại cịn nhiều tỉnh thành trong xứ ta, mà mình là người bổn thổ mà chưa hề biết
tới. Nghĩ các nước văn minh lấy sự giao du là đều thích ý nên thường hay trẩy sang xứ nầy
qua xứ khác, trước là xem phong cảnh, sau là giúp cuộc thương trường, còn chúng ta cứ xẩn
bẩn quanh năm trong một chỗ, chẳng chịu vân du các nơi, đến nỗi cuộc thế trong bổn xứ mà
cũng chưa thân thuộc” [Dẫn theo 29, 82].
Khác với các thể loại khác, thể ký nói chung và du ký nói riêng ra đời trong một hồn cảnh
đặc biệt hơn. Dựa trên các mối quan hệ xã hội, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng:
“Sáng tác văn học thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng với thời kỳ xã
hội có sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường chú
ý đến sự miêu tả các thói tục” [16, 180]. Như vậy, ký nói chung và du ký nói riêng ra đời
trong hồn cảnh đất nước có sự khủng hoảng về mặt chính trị. Cần lùi lại một chút về giai
đoạn những năm cuối thế kỷ XIX, du ký xuất hiện trong quá trình đi cơng cán của các nhà
Nho. Cịn sang thế kỷ XX, là những trang ghi chép trong các chuyến đi thực hiện cơng việc
của trí thức mới. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa, tự bản thân du ký đã
khẳng định sức mạnh, ưu thế của thể loại, chiếm một vị trí xứng đáng trên văn đàn những
22
năm đầu thế kỷ XX. Đã gần một thế kỷ trôi qua, sức sống của những trang du ký vẫn chưa
được khai thác hết những giá trị. Giá trị mà những trang du ký mang lại không chỉ là giá trị
văn chương mà cịn là giá trị về văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử địa lý,… Và có thể là
một phần giá trị nào đó của thể du ký góp phần vào cơng cuộc khai thác tiềm năng phát triển
du lịch của nước nhà.
Quá trình phát triển của thể du ký Việt Nam
Trong tiến trình phát triển của xã hội, văn học ngày càng mở rộng đường biên nhằm đáp
ứng nhu cầu đọc của con người. Phong Lê có lý khi cho rằng: “Du ký khơng phải là chuyện
lạ với văn học Việt Nam, càng không là chuyện lạ với văn học thế giới. Cùng các cuộc phát
kiến địa lý; phát minh ra ô tô, tàu hỏa, tàu biển, tàu bay; việc mở mang thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc… thì văn học cũng mở rộng đường biên cho sự miêu tả để đáp ứng nhu cầu
tìm biết những chuyện lạ, mang theo chất exotique, không lúc nào và không ở đâu mà không
cuốn hút con người. Còn ở ta dẫu xã hội phong kiến phong bế, lạc hậu, con người vẫn có
khơng ít những cuộc đi, ngắn hoặc dài, nhân đó để lại văn chương những áng văn hay,
không chỉ là giúp mở mang tri thức mà còn là in đậm cảm quan lịch sử và dấu ấn thời đại
như Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du… cho đến
những khổ thơ đi sứ của Phan Thanh Giản và Cao Bá Quát” [39, 51]. Qua đấy, chúng ta có
thể nhận ra quan điểm của GS Phong Lê về sự cắm mốc của q trình hiện đại hóa của thể
du ký. Tác phẩm được đánh dấu ở đây là Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tạp
lục của Nguyễn Du, đó là những áng văn viết bằng chữ Hán xuất hiện khá sớm trong nền
văn học trung đại Việt Nam. Về điều này, Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Thể tài du ký trên
tạp chí Nam Phong (1917-1934), cũng cho rằng: “Trong nền văn học trung đại Việt Nam đã
có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký như thơ ca đề vinh phong cảnh như núi Bài Thơ, sông
Hương núi Ngự, cảnh Thăng Long, Hà Tiên, Gia Định,… Đã xuất hiện nhiều tác giả, tác
phẩm nổi bật như Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), Bài ký
tháp Linh Tế núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu (?-1354), Nam trình liên thi tập của Ngơ
Thì Ức (1709-1736), Phụng sứ n Đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh (1713-1789),
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720-1791), Nhị Thanh động phú, Tây Hồ phong cảnh
phú của Ngơ Thì Sĩ (1726-1780), Tụng Tây Hồ phú, Ngự đạo hành cung nhật trình của
Nguyễn Huy Lượng (1750-1808), Bài ký chơi núi Phật Tích của Nguyễn Án (1770-1815),
Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ (1821-1882), Ghi về vương quốc Khơ-me, Chuyến đi
Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876-) của Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Như Tây nhật trình, Chư
quốc thạc hội của Trương Minh Ký (1855-1900), Hương Sơn hành trình của Chu Mạnh
Trinh (1862-1905)” [51, 22].
Trong bài viết Con đường hiện đại hóa văn học của các nước khu vực văn hóa chữ Hán
(qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản) tác giả Đoàn Lê Giang cũng đồng quan điểm
với Phong Lê và Nguyễn Hữu Sơn về sự xuất hiện của thể du ký ở Việt Nam. Trong quá
trình so sánh với Nhật Bản về con đường hiện đại hóa văn học, ơng đã tìm ra nét tương đồng
ở hai nền văn học của hai quốc gia, đó là sự xuất hiện của thể du ký: “Ở Việt Nam cũng
23
tương tự: Khởi đầu là các du ký của các nhà văn – quan đại thần khi đi công cán phương
Tây mà tiêu biểu nhất là cuốn Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ viết năm 1863, từ phía
các nhà văn cộng tác với Pháp có: Trương Vĩnh Ký với Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi
(1876), Trương Minh Ký với Như Tây nhật trình (1889), Chư quốc thại hội (1891), đều là
các du ký bằng thơ song thất lục bát ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe trên đường ra
Bắc và các chuyến đi công cán sang Pháp. Cơng việc này cịn kéo dài và nở rộ vào đầu thế
kỷ XX với những tác phẩm của Phan Bội Châu, Trần Chánh Chiếu” [63]. Nói một cách
ngắn gọn, thể du ký đã được manh nha từ thế kỷ XVII với những bài thơ, bài công cán của
các quan đi sứ, đến thế kỷ XVIII – XIX thì thể du ký bắt đầu định hình với sự xuất hiện của
Nhị Thanh độc ký sự, Song tiên sơn động ký của Ngơ Thì Sĩ. Nhưng để rõ ràng và định hình
về thể loại thì phải chờ đến Thượng kinh ký sự của danh y Lê Hữu Trác (1720-1791), và trở
thành “tác phẩm ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam” [41, 46]. Trong
Thượng kinh ký sự, tác giả miêu tả cảnh quan, những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc hành
trình từ Nghệ Tĩnh về Thăng Long để chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Và cũng là lần đầu
tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện cái “tôi” cá nhân xuyên suốt trong tác phẩm: “Sáng
hôm sau, tôi về nhà trọ chép lại những bài thơ này và đưa cho quận công hầu xem để ông ta
thấy rõ cái tâm trạng của tôi mà thương hại tôi. Đồng thời, cũng để cho ông biết không thể
nào ép tôi được và xin phụ thân cho tơi được về. Bấy giờ có một ơng bạn cứ khun tơi trốn
về, cần gì phải xin xỏ như thế cho khổ” [57, 156]. Sau Thượng kinh ký sự, xuất hiện Du
Phật tích sơn ký, Ai Lao sứ trình của Phạm Đình Hổ (1768-1839), Trùng du Tây Hồ ký, Tam
Ngơ du ký của Nguyễn Văn Siêu (1799-1872). Cách đó khơng bao lâu, ông chủ bút của tờ
Gia Định Báo – Trương Minh Ký (1889 – 1897) đã viết về thế giới phương Tây với hai tác
phẩm bằng thể thơ song thất lục bát Như Tây nhật trình dài trên dưới 2000 câu kể về hành
trình sang Tây của mình. Như Tây nhật trình kể lại cuộc hành trình dẫn 10 du học sinh qua
Châu Âu và Bắc Phi năm 1880, đăng trên Gia Định Báo. Thứ hai là Chư quốc thại hội kể lại
dịp Trương Minh Ký được toàn quyền Richaud cho tháp tùng sứ bộ triều đình Huế do Miên
Triệu Huỳnh Quốc công dẫn đầu sang Pháp dự Hội chợ quốc tế tổ chức tại Paris năm 1889.
Và du ký viết về phương Tây đã để lại một dấu ấn khá đậm nét trong nền văn hóa – văn học
dân tộc, là bởi vì: “Chỉ những con người tiên tiến, có khát vọng vươn lên và đặc biệt vượt
khỏi tính kỳ thị dân tộc nhỏ nhen phương Đơng mới dám nhìn thẳng vào xã hội phương Tây
và phản ánh chúng vào văn học” [41, 62]. Có thể nói, những tác phẩm du ký viết về các
nước phương Tây trong thời kỳ này được xem như là bước đặt nền móng cho những trang
viết phương Tây ở giai đoạn sau.
Trong q trình phát triển của thể du ký, khơng thể không nhắc đến Chuyến đi Bắc Kỳ năm
Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký, một tác phẩm du ký khá là tiêu biểu trong thời kỳ sơ
khởi của văn chương Quốc ngữ la tinh. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đánh giá rất cao tác
phẩm này: “Là một tập bút ký hiếm hoi viết bằng chữ quốc ngữ của thế kỷ XIX, cho thấy
khả năng viết văn xuôi tiếng Việt của cây bút ký giả Trương Vĩnh Ký so với thời đại” [34,
38]. Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký có thể xem như là bước khởi đầu
cho việc viết du ký bằng chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XIX. Những năm cuối thế kỷ XIX là một
khoảng thời gian thể du ký khơng ngừng hồn thiện về mặt cấu tứ cũng như bút pháp và