BÀI TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIÊT NAM
TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA
VIỆT NAM- TRUNG HOA TRONG LỊCH SỬ
Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa
I.
1. Khái niệm
Tiếp xúc văn hóa là hiện tượng nền văn hóa của cộng đồng này gặp gỡ hoặc ở gần đến
mức có thể trực tiếp chịu tác động gây ra sự biến đổi văn hóa của cộng đồng khác
Đây là giai đoạn đầu, là điều kiện để dẫn đến sự giao lưu văn hóa. Song khơng phải là
cuộc tiếp xúc văn hóa nào cũng dẫn đến q trình giao lưu văn hóa. Mà giao lưu văn hóa
chỉ có thể xem là hệ quả tất yếu của sự tiếp xúc văn hóa, khi tiếp xúc đó phải diễn ra liên
tục trong một thời gian dài và gây ra những biến đổi về những mơ thức văn hóa ban đầu.
Giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc và trao đổi qua lại trong một q trình lâu dài, trực tiếp
giữa hai nền văn hóa của hai cộng đồng người khác nhau. Giao lưu văn hóa là sự vận
động thường xuyên của văn hóa. Nó khơng chỉ là động lực phát triển của văn hóa mà cịn
là động lực của sự tiến hóa xã hội.
Vậy tiếp xúc và giao lưu văn hóa là hiện tượng hai nền văn hóa gặp gỡ, tiếp xúc và
trao đổi qua lại trong quá trình lâu dài một cách trực tiếp. Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư
đường của Đông Nam Á và thế giới nên Việt Nam đã có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa
với nhiều nước như: Ấn Độ, Phương Tây và Trung Quốc tạo ra nhiều thành tựu văn hóa
vật chất và tinh thần.
Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa là sự tổng hòa mối quan hệ biện chứng giữa
yếu tố ngoại sinh và yếu tố nội sinh. Hai yếu tố này ln có khả năng chuyển hóa cho
nhau và rất khó có thể tách biệt trong một thực thể văn hóa. Kết quả của sự tương tác giữa
hai yếu tố này thường diễn ra theo hai trạng thái:
Một là: yếu tố ngoại sinh lẫn át, triệu tiêu yếu tố nội sinh
Hai là: có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần dần trở thành yếu tố
nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh
Sự tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh cũng có hai dạng thể hiện:
Một là: tự nguyện tiếp nhận
Page 1 of 10
Hai là: bị cưỡng bức tiếp nhận
Mức độ của sự tiếp nhận cũng khác nhau: có sự tiếp nhận đơn thuần và sự tiếp nhận
sáng tạo
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa
Trên bước đường phát triển của xã hội lồi người, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định
sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Sự biến đổi này được đẩy mạnh nhanh thêm nhờ giao lưu
văn hóa. Ngồi hoạt động trao đổi kinh tế cịn có hoạt động trao đổi “phi kinh tế” mà ảnh
hưởng của chúng đến giao lưu văn hóa khơng nhỏ ( sự trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn
giáo,…) và các yếu tố như: quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, các cuộc thiên di lớn
nhỏ xảy ra ở thời nguyên thủy và thời cổ đại,…
II. Đất nước Trung Hoa
1. Vị trí địa lý
Trung Hoa nằm ở phía đơng châu Á, bờ Tây Thái Bình Dương, biên giới đất liền
của Trung Hoa dài hơn 20000km, giáp với các nước: Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Nga,
Lào, Myanmar, Kazakhstan, Nepal, …phía Đơng và Đơng Nam giáp biển. Trung Quốc là
quốc gia lớn thứ tư về diện tích trên thế giới, với diện tích 9,6 triệu km2. Dân số trên 1,3
tỉ người gồm 56 dân tộc trong đó dân tộc Hán là chủ yếu. Chính diện tích rộng lớn, sự đa
dạng các dân tộc và có chung đường biên giới với nhiều Quốc gia nên việc tiếp xúc và
giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa trung Quốc và các nước khác diễn ra rất mạnh
mẽ, sâu sắc.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
a. Lịch sử
Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đơng. Nền văn
minh Trung Hoa cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, phát triển
rực rỡ trên lưu vực sơng Hồng Hà chảy qua đồng bằng Hoa Bắc. Trong hơn 4000 năm,
hệ thống chính trị Trung Hoa dựa trên chế độ phong kiến chuyên chủ cha truyền con nối.
Triều đại đầu tiên nhà Hạ (khoảng năm 2000 trước công nguyên) và sau đó nhà Tần thống
nhất Trung Hoa năm 221 trước công nguyên. Triều đại cuối cùng là nhà Thanh kết thúc
năm 1911 sau thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi với sự thành lập của nhà
nước Trung Hoa dân quốc được lãnh đạo bởi Quốc dân Đảng. Nửa đầu thế kỷ 20, ngoài
chống Nhật, Trung Quốc còn xảy ra nội chiến giữa hai đảng phái chính trị là Quốc dân
Page 2 of 10
Đảng và Đảng cộng sản. Năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng và
thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Đại Lục.
Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa cịn gắn liền với lịch sử
mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ
tiên người Trung Hoa từ phía tây lưu vực sơng Hồng Hà theo hướng Tây sang Đơng và
từ Bắc xuống Nam. Cùng với sự bành trướng về phương Nam của các triều đại phong
kiến Trung Hoa, Trung Hoa đã cố gắng đồng hóa, Hán hóa các nền văn minh, văn hóa của
phương Nam trong đó có Việt Nam ta.
b. Văn hóa
Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng
khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nằm trên
ngã ba trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Á Âu nên văn hóa Trung Hoa vừa
mang đặc điểm văn hóa du mục của dân cư phướng Bắc và Tây Bắc, vừa thấu hiểu tinh
hoa văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nước của dân cư phương Nam.
Thêm vào đó, vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử như chiến tranh, giao
thương, du cư, … đã tạo ra các điều kiện để gặp gỡ, giao lưu và tiếp xúc thường xuyên
giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Thật vậy, cho đến ngày nay, khơng một
nhà văn hóa học nào có thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa với văn
hóa Việt Nam là rất lớn.
III.
Bối cảnh và điều kiện dẫn đến sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa
Q trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa diễn ra
trong cả 2 trạng thái giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.
1. Thời kỳ 1 (từ thế kỷ I đến thế kỷ X)
Suốt trong thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, hay thời kỳ mà các nhà viết sử
gọi là thời kỳ Bắc thuộc. Đội quân Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Việt Nam và sát nhập
nước ta vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sơng Hồng để
có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á nên đã tổ chức được nền đơ hộ
, ngồi việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện , bộ máy cai trị của người Hán thực
hiện chính sách đồng hóa , tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa . Trong thế kỷ thứ I, các
tướng Lạc vẫn còn được giữ chức, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hịa các lãnh thổ
bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để
Page 3 of 10
dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra nhằm
chống lại chính sách đồng hóa , bóc lột của nhà Hán nhưng đều thất bại.
Các triều đại nhà Hán cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo dân tộc Hán, mặc
dù chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc,
nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của
mình sau một nghìn năm đơ hộ. Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa
đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đơng Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ
giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo đại thừ được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo
và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương.Trong thiên niên kỷ Hán hóa, đây
quả là một việc khơng dễ dàng bởi kẻ xâm lược thì muốn đồng hóa, người bị xâm lược thì
chống đồng hóa. Văn hóa Việt ln dứng trước một thử thách lớn lao và gay gắt với câu
hỏi tồn tại hay không tồn tại.
2. Thời kỳ 2 (từ 1407 đến 1427)
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cưỡng bức cịn xảy ra lần thứ 2 từ 1407 đến 1427.
Đây là giai đoạn nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Việt . Sau thất bại của người Việt
trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ. Nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Minh, điển hình là
nhà Hậu Trần, đã bị đàn áp một cách tàn khốc.Trong số các kẻ thù xâm lược từ phương
Bắc , giặc Minh là kẻ thù xâm lược tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt . Chống lại chủ
trương đồng hóa người Việt của nhà Minh lại là cơng việc không đơn giản của cả dân tộc
Việt trong giai đoạn này .
Cả hai dạng thức và thời kỳ giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa
đều có nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử người Việt
ln có ý thức vươn lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn
hóa dân tộc và đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa
Trung Hoa.
Mặt khác , giao lưu , tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện lại là dạng thức thứ hai
của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Sau một ngàn năm Bắc thuộc
, đất nước đã độc lập , người phương Bắc không cai trị Đại Việt nữa nhưng giao lưu tiếp
biến văn hóa vẫn xuất hiện và đó là giao lưu văn hóa tự nguyện.
IV.
Những giá trị của q trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa
1. Giao lưu văn hóa cưỡng bức
Page 4 of 10
Nhiều lần nhà Tần – Hán áp dúng chính sách di dân khẩn thực, đẩy những người
có tội xuống chiếm giữ phương Nam và cho ở lẫn với người Việt. Để bộ phận này truyền
bá văn hóa, phong tục, tập quán vào nước ta một cách tự nhiên làm cho tinh thần đấu
tranh của nhân dân ta bị tiêu diệt:
Đồng hóa về bộ máy nhà nước:
o Xóa bỏ chính quyền trung ương của vua Thục. Chia nhỏ đất nước ta thành
các đơn vị hành chính địa phương các cấp theo hệ thống hành chính Trung
Quốc: Châu -> Quận ->Huyện -> Hương ->Xã. Đặc biệt thời Đường chúng
biến nước ta thành một phủ (An Nam đô hộ phủ).
Những nghi lễ ma chay, cưới hỏi, giao tiếp xã hội cộng đồng có nguồn gốc từ
Trung Quốc đã xuất hiện ở nước ta: kèn Tây, tiền vàng, chữ hỷ , tục ăn hỏi , bắt
người Việt phải nói tiếng Hán, học chữ và ứng xử theo phong tục Hán , ….
Trong đời sống, sinh hoạt: phụ nữ mặc áo ngắn quần dài thay cho áo yếm váy
đụp, nam để tóc dài, cạo răng trắng thay thế cho nhuộm răng đen, bắt nhân dân
Âu Lạc phải làm ruộng theo lối Hán , ….
Tư tưởng, tôn giáo: Cho du nhập Nho giáo và Đạo giáo sang để khống chế về
tinh thần và đồng hóa tư tưởng của nhân dân ta nhằm nhất thể văn hóa giữa
chính quốc và thuộc địa.
2. Giao lưu văn hóa khơng cưỡng bức
a, Mơ hình chính trị - xã hội:
Sự mơ phỏng mơ hình Trung Hoa được các triều đại của nhà nước quân chủ Đại
Việt đẩy mạnh (nhà Lý về tổ chức xã hội chính trị, lấy cơ chế của nho giáo làm gốc và
vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của phật giáo. Nhưng nhà Trần, Lê đã hoàn toàn tự nguyện
và chịu ảnh hưởng nho giáo rất đậm).
Mơ hình tổ chức xã hội ở Việt Nam cũng có những điểm tương đồng với Trung Quốc,
về sở hữu ruộng đất, chế độ bóc lột địa tơ và hệ tư tưởng.
b, Văn hóa vật chất
Thủ cơng nghiệp:
Tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung quốc: nhân dân ta tìm tịi,
khai thác những nguồn ngun liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển ,…) để chế tạo
những loại giấy tốt hơn.
Page 5 of 10
Sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sành hai quai, ống nhổ, bình
con tiện, bình gốm có nạm đá. . . .
Kĩ năng dệt sợi, thêu thùa, dệt lụa: vải Cát Bà, vải tơ chuối, vải bạch
diệp. (Ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khải đã sang Trung Quốc học được nghề thêu)
Kĩ thuật rèn đúc sắt, gang.
Nơng nghiệp: Kĩ thuật bón phân bắc, phát triển giống cây trồng nhằm đa canh
hóa và mở rộng lúa hai vụ, kinh nghiệm làm đê ngăn sóng biển,…
Âm nhạc: ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa, các loại nhạc cụ: đàn
tranh, đàn tỳ bà, ..
Kiến trúc – điêu khắc: nhà gỗ, mái cong, cùng các con vật trang trí rồng lân,
dùng bố cục đối xứng…
c, Văn hóa tinh thần:
Ngơn ngữ: 1000 năm Bắc thuộc cũng là 1000 năm tiếng Việt biến đổi theo xu
hướng âm tiết hóa va thanh điệu hóa. Nhưng, tiếng Việt vẫn là tiếng Việt, mà
người Việt không bị người Hán đồng hóa về mặt tiếng nói.
Vai trị của sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Hoa
V.
Một thành tựu quan trọng của nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ nơm, chữ
Hán nó vừa mag tính dân tộc, vừa mag tính dân gian dẫn đến cái biến và việt hóa chữ Hán
nhưng vẫn khơng bị đồng hóa.
Sự va chạm giữa các nền văn hóa trên thế giới đôi khi xảy ra nhưng xung đột, nhưng
cũng có lúc sự va chạm này diễn ra một cách hịa bình. Xét trên bình diện tổng thể thì sự
tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa là sự tiếp xúc văn hóa trong hịa bình, sự
tiếp biến văn hóa có chọn lọc. Chính điều này đã làm cho Việt Nam trở thành một quốc
gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng.
Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển
văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Q trình này ln đặt mỗi dân tộc phải xử lý
tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh".
Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng
khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người,
Page 6 of 10
tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213)
Như vậy giao lưu và tiếp xúc văn hóa khơng chỉ có vai trị hết sức quan trọng trong
tiến trình phát triển văn hóa của một dân tộc mà cịn là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
Page 7 of 10
Page 8 of 10
Page 9 of 10
1
Page 10 of 10