Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số biểu hiện về lối sống của nữ sinh sư phạm khu vực miền núi phía Bắc thông qua hoạt động giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.76 KB, 4 trang )

Lê Hồng Sơn

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

98(10): 153 - 156

MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ LỐI SỐNG CỦA NỮ SINH SƯ PHẠM KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Lê Hồng Sơn*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Giáo dục lối sống, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của các nhà trường sư phạm. Nghiên cứu thực trạng lối sống của nữ sinh là một trong những
cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm giáo dục lối sống cho nữ sinh sư phạm.
Nội dung chủ yếu của bài báo đề cập đến một số biểu hiện về lối sống của nữ sinh sư phạm khu
vực miền núi phía Bắc được thể hiện thơng qua hoạt động giao tiếp.
Từ khóa: lối sống, nữ sinh sư phạm, giao tiếp, khu vực miền núi phía Bắc.

Giao tiếp là một trong những con đường cơ
bản để hình thành và phát triển nhân cách của
con người, và là phương thức thể hiện nhân
cách của con người nói chung, giá trị của con
người, của lối sống nói riêng. Mỗi sinh viên
sư phạm hiện nay và là người giáo viên sau
này ln phải rèn luyện cho mình những
chuẩn mực của văn hóa giao tiếp thể hiện
trong cơng việc cũng như trong cuộc sống
hàng ngày. Từ lời ăn tiếng nói, cử chỉ, điệu
bộ... cả cách cư xử, sử dụng ngơn ngữ cần có
sự cân nhắc và lựa chọn như: sử dụng lúc


nào? Ở đâu? Đối tượng nào? Đặc trưng nổi
bật của sinh viên sư phạm trong quá trình
giao tiếp là tính định hướng giáo dục, sự
chuẩn mực trong ngôn ngữ và biểu cảm đối
với đối tượng giao tiếp. Đây cũng là ảnh
hưởng nghề nghiệp tất yếu của họ với những
người xung quanh.*
Tìm hiểu biểu hiện lối sống của nữ sinh sư
phạm khu vực miền núi phía Bắc thơng qua
hoạt động giao tiếp của họ góp phần giúp các
nhà trường sư phạm có cơ sở xây dựng
chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với
chuẩn mực nghề dạy học cũng như yêu cầu
của xã hội trong thời đại mới. Chúng tôi đã
điều tra sinh viên của các trường ĐHSP Thái
Nguyên, CĐCĐ Bắc Kạn, CĐSP Hà Giang,
CĐSP Cao Bằng, mỗi trường 200 sinh viên.
Câu hỏi khảo sát chia làm 4 mức độ với các
mức điểm cụ thể: “rất thường xuyên”
(4 điểm); “thường xuyên” (3 điểm); “thỉnh
*

Tel: 01699 037047, Email:

thoảng” (2 điểm); “không bao giờ” (1 điểm).
Từ tổng điểm chúng tơi tính điểm trung bình
của từng trường và của cả 4 trường để có những
cơ sở đánh giá và kết quả cụ thể được trình bày
ở bảng 1.
Từ số liệu của bảng 1 cho thấy, các biểu hiện

rõ nhất của lối sống nữ sinh sư phạm khu vực
miền núi phía Bắc thông qua hoạt động giao
tiếp là: đa số nữ sinh các trường sư phạm
vùng núi phía Bắc đã thể hiện được không chỉ
những giá trị đặc trưng của giới mình mà cả
những giá trị nghề nghiệp mà mình đang theo
đuổi. Đó là, “nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, có
văn hóa” (TBC=3.46) ; “trung thực”, “tơn
trọng người giao tiếp với mình” (TBC=3.37);
“tự tin” (TBC=3.28); “ln gần gũi, quan tâm
tới mọi người” (TBC=3.24); “thiện chí trong
giao tiếp” (TBC=3.18); “vui vẻ, hịa đồng,
thân thiện” (TBC=3.11); “khiêm tốn”
(TBC=3.10); “khéo léo xử lý các tình huống
trong quá trình giao tiếp” (TBC=2.96); “biết
kiềm chế cảm xúc trong quá trình giao tiếp”
(TBC=2.87).
Những biểu hiện trên đã chứng tỏ hầu hết các
bạn nữ sinh viên không chỉ ý thức được trong
quan hệ giao tiếp với mọi người cần phải tuân
theo những chuẩn mực nhất định mà hơn hết
là những biểu hiện bằng những hành vi cụ thể
phù hợp với chuẩn mực xã hội nói chung, phù
hợp với chuẩn mực nghề dạy học nói riêng.
Tuy nhiên, khơng phải là tất cả mọi nữ sinh
sư phạm đều có những biểu hiện tích cực như
trên trong giao tiếp. Vẫn cịn có những nữ
153



Lê Hồng Sơn

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

98(10): 153 - 156

các tiêu chí đặt ra. Sự khác biệt về điểm TBC
của mỗi trường hầu như không vượt quá 0.5
điểm, trừ tiêu chí số 13 “bộc lộ cảm xúc
khơng cần quan tâm tới người xung quanh”
có sự chênh lệch lớn giữa trườngCĐCĐ Bắc
Kạn (TBC=2.45), CĐSP Cao Bằng
(TBC=2,21) với trường CĐSP Hà Giang
(TBC=1.35) và ĐHSP Thái Nguyên
(TBC=1.15). Như vậy, kết quả của những số
liệu trên là tương đối thống nhất trong lối
sống của nữ sinh các trường sư phạm khu vực
miền núi phía Bắc.
Đi sâu tìm hiểu, chúng tơi thấy ngun nhân
chủ yếu của những biểu hiện trên và thu được
kết quả ở bảng 2.

sinh chưa biết cách kiểm soát bản thân, “bộc
lộ cảm xúc không cần quan tâm tới những
người xung quanh” (TBC=1.79); họ còn rụt rè
trong giao tiếp và “rất ngại giao tiếp với mọi
người” (TBC=1.70); hoặc “xuề xòa, đại khái
trong quan hệ” (TBC=1.64) và đặc biệt là
biểu hiện “nói năng thơ lỗ, thiếu lịch sự”
(TBC=1.33).

Kết quả trên cho thấy có ít sự khác biệt về các
biểu hiện lối sống của nữ sinh thông qua hoạt
động giao tiếp của 4 trường được điều tra.
Biểu đồ phản ánh sự lựa chọn của sinh viên
mỗi trường khơng có sự giống nhau tuyệt đối
nhưng nhìn chung đều có chứa những nhận
định giống nhau về các mức độ biểu hiện của

Bảng 1: Biểu hiện lối sống của nữ sinh sư phạm thông qua hoạt động giao tiếp

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tiêu chí
Nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, có văn hóa
Rất ngại giao tiếp với mọi người
Nói năng thô lỗ, thiếu lịch sự

Biết kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp
Xuề xịa, đại khái trong quan hệ
Ln gần gũi, quan tâm tới mọi người.
Ln có thiện chí trong giao tiếp với mọi người
Khiêm tốn
Tự tin
Trung thực
Tôn trọng người giao tiếp với mình
Vui vẻ, hịa đồng, tỏ ra thân thiện
Bộc lộ cảm xúc không cần quan tâm tới những
người xung quanh
Khéo léo xử lí các tình huống trong q trình
giao tiếp

Bắc
Kạn
3.55
1.86
1.43
2.94
1.73
3.14
3.18
2.95
3.19
3.26
3.33
3.21

Cao

Bằng
3.39
1.83
1.50
2.69
1.66
3.10
3.16
3.02
3.16
3.32
3.28
2.94


Giang
3.49
1.40
1.21
2.87
1.37
3.37
3.16
2.91
3.23
3.38
3.45
3.05

Thái

Nguyên
3.42
1.72
1.20
2.99
1.83
3.35
3.22
3.51
3.55
3.52
3.44
3.25

2.45

2.21

1.35

1.15

1.79

3.03

2.97

2.67


3.19

2.96

TBC
3.46
1.70
1.33
2.87
1.64
3.24
3.18
3.10
3.28
3.37
3.37
3.11

Biểu đồ: Một số biểu hiện lối sống của nữ sinh sư phạm trong giao tiếp
4.00

Điểm TBC

3.50
3.00

CĐCĐ Bắc Kạn

2.50


CĐSP Cao Bằng

2.00
1.50

CĐSP Hà Giang
ĐHSP Thái Nguyên

1.00
0.50
0.00
1

2

3

4

5

6

7

8

Tiêu chí

154


9

10

11

12

13

14


Lê Hồng Sơn

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

98(10): 153 - 156

Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lối sống của sinh viên sư phạm
khu vực miền núi phía Bắc biểu hiện trong hoạt động giao tiếp
Tiêu chí
Sự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân
Sự nhận thức của bản thân
Cách giáo dục của cha mẹ
Truyền thống của gia đình
Điều kiện kinh tế gia đình
Cách dạy học của thầy cô
Nhân cách, lối sống của thầy cô

Truyền thống của nhà trường
Nề nếp, kỷ cương của nhà trường
Sự góp ý và phê bình của bạn bè
Lối sống của bạn bè
Truyền thống của dân tộc
Mạng Internet

Rất nhiều
49.8%
45.5%
47.6%
41.6%
42.8%
42.9%
38.8%
38.9%
41.6%
32.8%
29.8%
21.0%
18.4%

Nhận thức đúng để có những thái độ đúng và
hành vi đúng. Bảng 2 cho thấy nhóm những
yếu tố bên trong cá nhân mỗi sinh viên ảnh
hưởng lớn nhất đến lối sống của họ, đó là “sự
tu dưỡng và rèn luyện của bản thân”
(TBC=3.41); “sự nhận thức của bản thân”
(TBC=3.38). Các yếu tố ảnh hưởng lớn tiếp
theo thuộc nhóm gia đình. Gia đình ln có

vai trị rất quan trọng, giáo dục gia đình tạo
nên nền tảng nhân cách cơ bản cho mỗi
người. Gia đình là nơi mỗi người thực hiện
hoạt động giao tiếp đầu tiên trong cuộc đời
mà thầy cơ giáo chính là cha là mẹ. Nó ảnh
hưởng đến cả q trình sống của mỗi cá nhân
con người. Các yếu tố thuộc gia đình đó là là
“cách giáo dục của cha mẹ” (TBC=3.37);
“truyền thống của gia đình” (TBC=3.31);
“điều kiện kinh tế của gia đình” (TBC=3.25).
Những tác động lớn tiếp theo là nhóm các yếu
tố thuộc nhà trường bao gồm: “Cách giáo dục
của thầy cô” (TBC=3.24 điểm); “Nhân cách,
lối sống của thầy cô” (TBC=3.2 điểm);
“Truyền thống của nhà trường” (TBC=3.16
điểm); “Nề nếp, kỷ cương của nhà trường”
(TBC=3.14 điểm). Những yếu tố này thuộc
môi trường sư phạm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
lối sống của nữ sinh đang trong q trình hình
thành và hồn thiện nhân cách của người giáo
viên tương lai. Các yếu tố còn lại là “Sự góp ý
và phê bình của bạn bè” (TBC=0.24); “Lối
sống của bạn bè” (TBC=0.19); “Truyền thống

Nhiều
42.9%
46.9%
44.4%
48.1%
39.9%

38.8%
43.9%
44.5%
34.9%
41.5%
33.3%
27.4%
14.6%

Mức độ
Ít
6.4%
7.4%
5.4%
9.4%
16.5%
17.4%
15.5%
10.6%
19.6%
10.4%
8.6%
28.3%
24.9%

Khơng
1.0%
0.3%
2.6%
0.9%

0.9%
1.0%
1.9%
6.0%
3.9%
15.4%
28.4%
23.4%
42.1%

TBC
3.41
3.38
3.37
3.31
3.25
3.24
3.2
3.16
3.14
2.92
2.64
2.46
2.09

của dân tộc” (TBC=0.34); “Mạng Internet”
(TBC=0.25).
Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số
kiến nghị sau:
Thứ nhất, các nhà trường sư phạm cần tăng

cường hơn nữa cơng tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên nói
chung, nữ sinh nói riêng nhằm giúp sinh viên
có được nhận thức khoa học làm cơ sở cho
những hành vi đúng đắn trong cuộc sống
trong đó có các hành vi giao tiếp.
Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội nhằm tạo ra sức mạnh
tổng hợp trong quá trình giáo dục nhân cách
cho sinh viên.
Thứ ba, các nhà trường cần xây dựng mơi
trường văn hóa sư phạm tích cực để tạo điều
kiện đối với q trình giáo dục lối sống cho
sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt
tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến
sỹ Tâm lý học, Hà Nội
[2]. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm,
Nxb Giáo dục
[3]. Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang
(2001), Thực trạng lối sống của sinh viên Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, tr.20-22

155


Lê Hồng Sơn


Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

98(10): 153 - 156

SUMMARY
SOME EXPRESSION OF THE LIFESTYLES OF FEMALE STUDENTS
AT EDUCATION UNIVERSITIES IN THE NORTHERN MOUNTAINOUS
REGION THROUGH ACTIVE COMMUNICATION
Le Hong Son*
College of Education - TNU

Lifestyle education, is one of the important tasks, contributing to improving the quality of training
of teaching school. Study the situation of the lifestyle students is one of the important basis to
propose appropriate measures lifestyle education for students. Major contents of the article refers
to a number of lifestyle expression of female teaching students through communicating behaviors
in the northern mountainous region.
Key words: Lifestyle, female teaching student, communication, northern mountainous region.

Ngày nhận bài: 22/10/2012, ngày phản biện: 29/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*

Tel: 01699 037047, Email:

156



×