MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài:....................................................................................1
3. Mục đích – mục tiêu của đề tài...............................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................1
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT SINH CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..........................................................................................3
1. Khái niệm về các loại chi phí và chi phí phát sinh trong các dự án
đầu tư xây dựng.......................................................................................................3
2. Công tác quản lý chi phí phát sinh trong xây dựng.............................5
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT
SINH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HẠ
LONG, TỈNH QUẢNG NINH..............................................................................8
1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................8
2. Thực trạng công tác quản lý chi phí phát sinh tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long.....................................................................9
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC............................................................................13
1. Lựa chọn các đơn vị Tư vấn, nhà thầu có đầy đủ tư cách pháp nhân
có năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:................................................13
2. Phối hợp tốt giữa các bên trong q trình lập dự án, hồn thiện hồ
sơ thiết kế cho cơng trình......................................................................................14
3. Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra tại các cơng trình xây dựng ở
các giai đoạn khác nhau........................................................................................14
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm
nghiêm khắc có tính răn đe..................................................................................14
5. Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý dự án................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................17
1
MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí phát sinh các dự án
đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng thành phố Hạ Long.
2. Lý do chọn đề tài:
Trong các dự án đầu tư xây dựng hiện nay vấn đề quản lý chi phí phát sinh
của các dự án làm chậm tiến độ của dự án, gây khó khăn trong việc lập thủ tục đầu
tư, thanh quyết toán và gây thiệt hại về kinh tế.
Quản lý tốt và hạn chế tối đa chi phí phát sinh trong dự án sẽ góp phần giảm
thiểu đáng kể thời gian, kinh tế và công sức của các bộ phận trong q trình thi
cơng và vận hành dự án, tạo ra được các cơng trình thi cơng nhanh gọn, đạt chất
lượng và tiến độ, tạo tiền đề cho sự phát triển của thành phố Hạ Long.
3. Mục đích – mục tiêu của đề tài
* Mục đích: Nêu rõ thực trạng vấn đề quản lý chi phí phát sinh của các dự
án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long làm
chủ đầu tư. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các giải pháp cụ thể
giải quyết vấn đề này.
* Mục tiêu nghiên cứu: Cập nhật thông tin về các chi phí phát sinh của các
dự án từ kho hồ sơ lưu trữ của Ban, nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới vấn đề
quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách, vận
dụng kiến thức và kinh nghiệm sẵn có khi đang làm tại Phịng Tư vấn giám sát của
Ban để nêu rõ nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục các tồn tại đã nêu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ
Long.
* Phạm vi nghiên cứu: Các chi phí phát sinh dự án đầu tư sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
2
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
Qua việc học tập mơn học “Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng” và
thu thập, tìm hiểu tài liệu thực hiện bài tiểu luận, học viên có thêm những kiến thức
mới mẻ về mơn học góp phần làm tăng vốn kiến thức hữu ích cho cơng việc hiện
tại của học viên. Học viên xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giảng dạy của
thầy giáo PGS.TS.Trần Văn Tấn đã giúp học viên có những kiến thức về Quản lý
chi phí dự án đầu tư xây dựng và hoàn thành tiểu luận này.
Bài tiểu luận được hoàn thiện dựa trên sự cố gắng của học viên, tuy nhiên
không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên mong nhận được sự thơng cảm và
đóng góp ý kiến của thầy giáo để học viên rút kinh nghiệm hoàn thành bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.
3
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT SINH CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Khái niệm về các loại chi phí và chi phí phát sinh trong các dự án đầu
tư xây dựng.
1.1 Tổng mức đầu tư xây dựng.
1.1.1 Khái niệm
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ có định
nghĩa: “Tổng mức đầu tư xây dựng là tồn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án
được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phịng
cho khối lượng phát sinh và trượt giá”.
1.1.2 Phân loại các loại chi phí trong dự án đầu tư xây dựng
Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 4
của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ.
1.1.3 Đặc điểm các loại chi phí trong dự án đầu tư xây dựng
Các loại chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường rất khó để xác định
cụ thể, vì đã liên quan tới chuyện bồi thường, tái định cư thì sẽ thường nảy sinh vấn
đề giá cả bồi thường có hợp lý hay khơng, chất lượng khu tái định cư có tốt hay
khơng, có hợp với ý dân hay khơng. Mặt khác cịn liên quan tới đời sống tâm linh,
văn hóa, xã hội của một cộng đồng dân cư nằm trong vùng của dự án. Tuy nhà
nước đã có các chế tài cụ thể về vấn đề này nhưng những chuyện dự án bị giao mặt
bằng chậm vẫn thường xuyên xảy ra, thời gian chậm bàn giao đương nhiên hiệu
quả của dự án cũng sẽ bị suy giảm.
Chi phí xây dựng của cơng trình thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại
chi phí của tổng mức đầu tư. Chi phí xây dựng sẽ giúp dự án hình thành nên hình
dáng cụ thể, nhưng cũng như các loại chi phí khác, chi phí xây dựng cũng rất khó
4
để xác định chi tiết ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Các yếu tố ảnh hưởng chính
tới độ chính xác khi xác định chi phí xây dựng là: Chất lượng tư vấn xây dựng, q
trình xác định cơng năng của cơng trình, tiềm lực tài chính của dự án, thời gian
chuẩn bị và thực hiện dự án.
Chi phí thiết bị cũng có đặc điểm tương tự như chi phí xây dựng, khác phần
lớn là các sản phẩm được hình thành chủ yếu tại nhà máy, các xưởng sản xuất. Việc
kiểm sốt q trình hình thành sản phẩm khó khăn hơn so với các sản phẩm xây
dựng tại hiện trường, dẫn đến việc quản lý chi phí thiết bị cũng sẽ gặp nhiều khó
khăn hơn.
Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng: Có đặc điểm tương tự nhau
nên ta đưa vào một nhóm, đều có thể xác định các loại chi phí này khi đã xác định
được tổng mức đầu tư và gần như chúng khơng có phát sinh.
Chi phí khác và chi phí dự phòng cũng thường được xác định chủ yếu theo tỷ
lệ phần trăm của dự án, chỉ riêng đối với một số công việc đặc thù ta sẽ phải lập dự
tốn để có thể xác định chính xác chi phí cần thiết. Việc quản lý các loại chi phí
này cũng giống như đối với chi phí tư vấn xây dựng thường dễ dàng hơn nhiều so
với các chi phí cịn lại của một dự án đầu tư xây dựng.
1.2. Chi phí phát sinh trong các dự án đầu tư xây dựng.
1.2.1 Khái niệm:
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường bao gồm rất nhiều các bước khác
nhau, từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư rồi bàn giao, vận hành và đưa sử
dụng. Tất các bước trên ngồi một phần cơng việc thuộc phần thuộc trách nhiệm
của các cơ quan quản lý của nhà nước như UBND thành phố Hạ Long, Sở xây
dựng, Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Phịng Tài chính kế hoạch thành phố Hạ
Long, Phịng quản lý đơ thị thành phố Hạ Long... thì các phần cơng việc cịn lại
thường được giao cho các đơn vị tư vấn, nhà thầu có năng lực để triển khai cơng
việc, ví dụ: Tư vấn lập dự án, quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu thi
công xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị... thơng qua hình thức ký kết hợp đồng
giữa cơ quan quản lý nhà nước và các nhà thầu.
5
Ngồi các hợp đồng được tính theo tỷ lệ % thì đa phần các hợp đồng cịn lại
được ký kết theo hình thức hợp đồng có khối lượng và đơn giá nhất định. Nếu khối
lượng hoặc đơn giá ký kết trong hợp đồng mà khơng có sự chuẩn chỉ thì sẽ nảy
sinh các phát sinh làm cho giá trị của hợp đồng khơng cịn được giữ ngun như
ban đầu, chi phí thực hiện cho cơng trình sẽ phải được điều chỉnh, ta gọi nó là chi
phí phát sinh của cơng trình.
1.2.2 Nội dung của các chi phí phát sinh trong dự án đầu tư xây dựng
Các loại chi phí, chi phí phát sinh trong dự án đầu tư xây dựng đa phần xuất
hiện ở hai giai đoạn sau:
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Chủ yếu do sự không đồng thuận
của người dân về phương án đề bù về giá, đất tái định cư ...Có sự so sánh giữa các
dự án do Nhà nước và doanh nghiệp làm chủ đầu tư.
- Triển kha dự án: Do trượt giá, chất lượng khảo sát, chậm tiến độ, khối
lượng phát sinh quá lớn, điều chỉnh tăng giá vật tư, nhân công...
2. Cơng tác quản lý chi phí phát sinh trong xây dựng.
2.1 Đặc điểm cơng tác quản lý chi phí phát sinh trong các cơng trình xây
dựng nói chung
Cơng tác quản lý chi phí phát sinh trong cơng trình xây dựng phụ thuộc vào
nguồn vốn của cơng trình xây dựng đó. Cơ bản là có các loại cơng trình sử dụng
nguồn vốn như sau:
- Cơng trình nhà nước sử dụng vốn ngân sách: Đa phần công tác quản lý các
loại chi phí xây dựng sẽ được giao cho các Chủ đầu tư, ở đây cụ thể là các ban
quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực hoặc ban quản lý dự án cụ thể. Đặc
điểm nổi bật của hình thức quản lý này là Chủ đầu tư không phải là người chi tiền,
còn người quyết định đầu tư lại đa phần khơng trực tiếp tham gia quản lý cơng
trình, dẫn đến việc quản lý chi phí phát sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải qua
nhiều cầu.
- Cơng trình nhà nước sử dụng vốn ngoài ngân sách: Đây thường là các cơng
trình dạng PPP, vốn ngân sách chỉ chi một phần cho các công tác chuẩn bị đầu tư,
6
giải phóng mặt bằng cịn chi phí xây dựng cơng trình trực tiếp do các nhà đầu tư
chi, việc quản lý dự án ở đây thường sẽ được giao cho các đơn vị tư vấn quản lý dự
án độc lập. Do vậy việc quản lý chi phí phát sinh của các dự án nói trên phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực của đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư trong q trình triển
khai thi cơng cơng trình.
- Cơng trình tư nhân: Do vốn tự có của các đơn vị tư nhân hoặc các cá nhân
cụ thể. Đối với cơng trình dạng này việc quản lý chi phí phát sinh thường là do đơn
vị tự làm hoặc thuê tư vấn nếu cơng trình q phức tạp. Việc quản lý chi phí phát
sinh sẽ phức tạp hơn nhiều do các thay đổi tại hiện trường là thường xuyên và liên
tục trong suốt q trình thi cơng cơng trình.
2.2. Vai trị và trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chi phí
phát sinh cơng trình xây dựng
Các cơng trình xây dựng cơ bản sẽ bao gồm các chủ thể như sau:
- Người quyết định đầu tư: Là người quyết định phê duyệt đầu tư dự án, sử
dụng tiền vốn ngân sách hoặc vốn tự có để chi cho việc thi cơng cơng trình. Là
người có quyền quyết định cao nhất nên tất cả các bộ máy phía sau như: tư vấn
thiết kế, tư vấn quản lý, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công đều đa phần do chủ thể
này chỉ định. Như vậy chi phí phát sinh của cơng trình phụ thuộc rất nhiều vào các
quyết định của chủ thể này, nhưng trách nhiệm tới các chi phí phát sinh đa phần chỉ
chịu trách nhiệm liên đới do các quyết định của chủ thể này đa phần dựa trên các
báo cáo, kết quả của các đơn vị chun mơn dưới quyền. Đối với các cơng trình tư
nhân thì đơn giản hơn nhiều do họ chi tiền của họ, nếu có phát sinh thêm chi phí thì
cũng chỉ cần có thêm tiền vốn là họ vẫn sẽ thi cơng bình thường, khơng làm ảnh
hưởng tới người khác.
- Chủ đầu tư: Chỉ có cơng trình vốn ngân sách là có Chủ đầu tư chun
trách, cịn các cơng trình cịn lại đa phần là nhà đầu tư kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ
của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư là người thay mặt người quyết định đầu tư thực hiện
các công việc chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công, đại diện trước
pháp luật với các vấn đề liên quan đến pháp lý của cơng trình, Chủ đầu tư cũng
7
chính là người quản lý chi phí chính của các dự án thay mặt người quyết định đầu
tư. Các chi phí nảy sinh của cơng trình đều xuất phát từ các quyết định trực tiếp của
Chủ đầu tư, ví dụ như việc lập và trình duyệt tổng mức đầu tư của cơng trình, việc
lựa chọn các nhà thầu tư vấn, thi công... Do vậy trách nhiệm của Chủ đầu tư là
trách nhiệm trực tiếp đối với việc xử lý các chi phí phát sinh trong một dự án.
- Các đơn vị tư vấn và nhà thầu: Đây là các chủ thể trực tiếp thực hiện các
gói thầu của dự án, bao gồm các gói thầu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực
hiện đầu tư. Các chủ thể này chủ yếu thực hiện công việc dựa trên các hợp đồng và
phạm vi sẵn có nên việc nảy sinh chi phí phát sinh ở các chủ thể này chủ yếu do
các nguyên nhân sau: dự thầu không đúng về khối lượng và đơn giá, thi công chậm
tiến độ, quản lý không chặt chẽ...Các nhà thầu này cũng phải chịu trách nhiệm trực
tiếp trong việc làm nảy sinh các chi phí phát sinh của dự án, việc theo dõi chặt chẽ
và báo cáo xử lý kịp thời các phát sinh của dự án là việc phải làm của các chủ thể
này.
2.3. Cơng tác quản lý chi phí phát sinh đối với các cơng trình sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
2.3.1 Đặc điểm.
Cơng trình nhà nước sử dụng vốn ngân sách có đặc điểm nổi bật là Chủ đầu
tư không phải là người chi tiền, còn người quyết định đầu tư lại đa phần khơng trực
tiếp tham gia quản lý chi phí cơng trình.
Dự án càng lớn, chi tiêu càng nhiều thì các bên trực tiếp liên quan tới dự án
càng có lợi, chính vì thế các chi phí phát sinh của cơng trình là thường xun xuất
hiện trong các dự án vốn ngân sách nhà nước.
Cơng tác quản lý chi phí phát sinh xuất hiện trong tất cả các khâu của dự án,
từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư, và các chủ thể thực hiện công tác quản lý
chi phí phát sinh rất đa dạng, từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, các nhà thầu
tư vấn và thi cơng, các cơ quan chun mơn có liên quan khác...
2.3.2 Hạn chế, khó khăn trong cơng tác quản lý chi phí phát sinh đối với các
cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước
8
Chi phí phát sinh xuất hiện trong tất cả các khâu của một dự án nên việc
quản lý chi phí rất khó khăn. Mỗi giai đoạn khác nhau chủ thể quản lý chi phí là
khác nhau nên việc quản lý tổng thể là rất quan trọng.
Vốn ngân sách là tiền khơng phải móc từ túi của một chủ thể nào cụ thể, nên
cơ bản là các chủ thể muốn chi càng nhiều tiền càng tốt, khi đó để thực hiện công
tác quản lý lại phải phụ thuộc vào một bên thứ 3, độc lập về tài chính đối với dự án,
việc nắm bắt các thông tin để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của dự án cũng
sẽ gặp nhiều khó khăn do khơng được cung cấp đầy đủ.
Đối với các dự án hiện nay, độ phức tạp ngày càng cao thì việc quản lý chi
phí sẽ ngày càng khó khăn hơn, việc thiết lập quy trình quản lý sẽ phải làm mới
hồn tồn do khơng có các dự án tương tự trước đây. Quy mơ cơng trình lớn, nếu
không tổ chức đội ngũ quản lý chuyên nghiệp sẽ dẫn đến sự làm việc chồng chéo,
không hiệu quả.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
PHÁT SINH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH
PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
Ban quản lý dự án cơng trình TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được Ủy ban
nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giao làm đại diện Chủ đầu tư thực
hiện nhiều dự án bằng nguồn vốn Ngân sách Tỉnh và Thành phố.
Ban quản lý dự án cơng trình thành phố Hạ Long là đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc thành phố Hạ Long để giao dịch
theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo phương thức tự đảm bảo toàn bộ kinh
phí hoạt động thường xuyên, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Ủy
ban nhân dân thành phố Hạ Long, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra và hướng
dẫn về chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
9
2. Thực trạng cơng tác quản lý chi phí phát sinh tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long.
2.1. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long.
Ban có 02 phòng quản lý dự án xây dựng: Phòng Kế hoạch kỹ thuật chuyên
làm phần chuẩn bị đầu tư, trực tiếp quản lý các bước: lập dự án, trình duyệt dự án,
thuê các đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thành các hồ sơ dự toán, thiết kế bản vẽ thi
cơng của cơng trình, lập kế hoạch đấu thầu, mới thầu, chấm thầu, ký kết hợp đồng
với các nhà thầu thi công, lập biên bản bàn giao mặt bằng cho cơng trình; Phịng tư
vấn giám sát được giao giao làm giám sát các dự án thuộc Ban làm chủ đầu tư.
- Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án cơng trình thành phố Hạ Long bao gồm:
Ban Giám đốc và các phịng chun mơn. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và các
Phó Giám đốc.
+ Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước
Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hạ
Long về toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự án cơng trình thành phố Hạ Long
và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công của Giám đốc. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc được Giám đốc
ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
Các phịng có các trưởng phịng và phó phịng quản lý trực tiếp cán bộ, cơng
nhân viên ở trong phịng. Các phịng ban chun mơn có lập các quy trình thực
hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản, liên tục cập nhật các nghị định, thông tư,
luật mới của ngành xây dựng nhằm đảm bảo các quy trình thực hiện dự án phải
đúng luật, quy định của Nhà nước. Đối với phịng ban thực hiện cơng tác giám sát
tại hiện trường luôn luôn lập đề cương giám sát được các bên kiểm tra chấp thuận
trước khi thực hiện công trình. Cán bộ, viên chức trong Ban được Ban giám đốc tạo
điều kiện tối đa để đi học các lớp nâng cao trình độ và năng lực chun mơn.
10
2.2 Thực trạng chi phí phát sinh trong các dự án của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long.
Các dự án khi vào giai đoạn thi cơng, quyết tốn và phê duyệt quyết tốn hầu
nhưu dự án nào có phát sinh.
2.2.1 Ngun nhân:
- Cơng trình có quy mơ lớn, đặc thù và phức tạp việc áp dụng kèm theo các
biện pháp thi công phức tạp và mới là rất nhiều, gặp Tư vấn thiết kế, đơn vị quản lý
dự án và nhà thầu chưa có kinh nghiệm thì việc nảy sinh phát sinh là điều khơng
thể tránh khỏi. Đặc biệt là các cơng trình ngầm.
- Thời gian thực hiện các dự án thường là rất gấp, cần tiến độ nên khoảng
thời gian chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu thường lấy đúng bằng thời gian tối thiểu bên
trên, đối với các cơng trình có kiến trúc và kết cấu điển hình thì khơng gặp vấn đề
gì nhiều, nhưng đối với các cơng trình có quy mơ và tính chất đặc thù và phức tạp,
việc có quá ít thời gian làm thầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đơn giá dự thầu cũng
như hợp đồng sau này.
- Các yếu tố trượt giá, chính sách thay đổi. Vấn đề này chỉ tác động mạnh
nếu các cơng trình có thời gian thi cơng q lâu, chậm tiến độ, sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới giá trị quyết toán sau này của cơng trình. Cụ thể:
- Bước lập dự án, xác định tổng mức đầu tư: Đơn vị lập hồ sơ thiết kế cơ sở
khơng thể hiện được hết tính phức tạp và đặc thù của dự án, thì sẽ dẫn đến tổng
mức đầu tư sẽ không đầy đủ; Như vậy năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án và lập
hồ sơ thiết kế cơ sở là rất quan trọng, mà năng lực của các đơn vị tư vấn chủ yếu là
trình độ chun mơn của từng cá nhân trong đơn vị Tư vấn. Bước thứ 2 sau khi lập
dự án và xác định tổng mức đầu tư xong là đến bước trình phê duyệt dự án, bước
này thì lại phụ thuộc vào năng lực thẩm định của người quyết định đầu tư, đối với
các cơng trình của Ban trực thuộc UBND thành phố Hạ Long thì người quyết định
đầu tư là UBND thành phố Hạ Long, thường thì UBND thành phố sẽ giao lại cho
các đơn vị chun mơn để thẩm định dự án: Phịng quản lý đơ thị thành phố, Hạ
Long, Phịng Tài chính-Kế hoạch thành phố; nếu các đơn vị chuyên môn bên trên
11
quan tâm không sâu, chạy theo tiến độ của dự án thì sẽ dẫn đến việc thẩm định, phê
duyệt dự án cũng không được chuẩn xác.
- Bước lập tổng dự tốn, dự tốn chi tiết của cơng trình, thiết kế kỹ thuật,
thiết kế thi công: Các đơn vị Tư vấn thiết kế đảm nhiệm, nhưng nó khác so với
bước lập dự án bên trên là lúc này các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công đã đi vào
chi tiết hơn, đơn giá của dự toán cũng sát với giá trị thực tế của cơng trình hơn. Đối
với các cơng trình mang tính chất đặc thù, riêng biệt, những người lập hồ sơ thiết
kế, lập dự tốn phải có rất nhiều kinh nghiệm khi thi công thực tế. Nếu nhân viên
của đơn vị Tư vấn mà có trình độ chun mơn yếu kém, kinh nghiệm chưa có sẽ là
trở ngại lớn nhất để làm một bộ hồ sơ thiết kế và dự tốn được chính xác.. Ở giai
đoạn này, các kết quả khảo sát khơng chính xác sẽ dẫn đến các thiết kế không hợp
lý, thiếu, dẫn đến phải tốn kém rất nhiều cho quá trình xử lý, nhất là đối với các kết
cấu cơng trình ngầm ngầm.
- Phối hợp giữa chủ đầu tư, đơn vị sử dụng với các đơn vị tư vấn: Trong quá
trình lập dự án, tổng mức đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi cơng.
Nếu khơng lấy ý kiến đóng góp của đơn vị sử dụng, chủ đầu tư về hồ sơ rất quan
trong thì trong giai đoạn thi cơng sẽ có rất nhiều bất cập khơng phù hợp. Chủ đầu
tư, đơn vị sử dụng có ý kiến điều chỉnh là xảy ra tình trạng, đập đi, xây lại, dẫn đến
điều chỉnh phát sinh.
- Bước lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công: Thực trạng hiện nay, các nhà
thầu thi cơng khơng đủ năng lực nhưng lại có mối quan hệ. Việc hoàn thiện hồ sơ
thầu, dự thầu, chấm thầu chỉ là các bước cho đủ thủ tục. Nhiều khi giá dự thầu y
ngun giá dự tốn, khơng thể hiện gì năng lực thi cơng riêng của nhà thầu. Đối với
các cơng trình bình thường thì điều này khơng gây nhiều trở ngại lắm, nhưng đối
với các cơng trình có quy mơ phức tạp, đặc thù, riêng biệt thì việc đơn giá dự thầu
áp ln giá dự tốn là rất nguy hiểm. Lập dự toán đơn vị Tư vấn thiết kế chỉ lập
đơn giá dựa trên một biện pháp thi cơng chung nhất, khơng mang tính riêng biệt
đối với bất kỳ nhà thầu nào, đơn giá dự thầu phải giải quyết được chuyện đó. Nếu 2
đơn giá trên giống nhau dẫn đến biện pháp thi công thực tế sẽ có rất nhiều sai khác
12
so với biện pháp dự thầu đãm đến phát sinh biện pháp, đầu mục công việc mới phát
sinh giá trị gói thầu.
- Giai đoạn thi cơng và giám sát: Đơn vị Tư vấn giám sát là quản lý về chất
lượng, khối lượng và tiến độ thi công của các nhà thầu. Khối lượng của cơng trình
trên bản vẽ là do của Tư vấn thiết kế bóc tách, chỉ có khối lượng của hợp đồng là
khối lượng mà nhà thầu đã kiểm tra lại. Như đã nói ở tình trạng giá hợp đồng bên
trên thì phần khối lượng của hợp đồng cũng gần như bê nguyên khối lượng dự toán
sang, chưa có sự kiểm tra bóc tách lại của nhà thầu. Dẫn đến nếu khối lượng quyết
tốn khơng được kiểm tra chặt chẽ sẽ dẫn đến chỗ thừa, chỗ thiếu; chỗ làm ít thì
thanh tốn hết khối lượng hợp đồng, cịn chỗ làm nhiều thì lại địi hỏi phát sinh
tăng về khối lượng, trách nhiệm của Tư vấn giám sát ở giai đoạn này là rất quan
trọng.
Chất lượng của cơng trình: Để hồn thành một đầu mục cơng việc cần rất
nhiều cơng đoạn quản lý chất lượng, kiểm sốt chất lượng vật liệu đầu vào, nhân
cơng, máy móc thi cơng, biện pháp thi công, chất lượng thành phẩm ... Chỉ cần
không chặt chẽ ở bất kỳ công đoạn nào sẽ dẫn đến một sản phẩm kém chất lượng
dẫn đến phát sinh các chi phí trong q trình bảo hành, bảo trì sau này.
Phần kiểm soát tiến độ: Nếu thời gian thi cơng của một cơng trình bị kéo dài,
sẽ dẫn đến việc không những nhà thầu bị ảnh hưởng mà cả Chủ đầu tư, tư vấn quản
lý dự án, tư vấn giám sát ... sẽ phát sinh thêm các chi phí do tất cả các hợp đồng
đều bị kéo dài theo. Giá vật tư, nhân cơng, máy móc trên thị trường thay đổi liên
tục theo thời gian.
2.2. Chế tài xử phạt đối với các vi phạm:
Đã có các chế tài xử phạt đối với các đơn vị năng lực yếu kém, quản lý
khơng tốt các nguồn chi phí của dự án, nhưng việc xử phạt chưa mang tính răn đe
cao.
Phần nữa là thành phần của một số đơn vị như kiểm tốn, thanh tra lại bị tha
hóa, biến chất, khơng thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình nên dẫn đến
13
việc bao che, móc ngoặc để hợp lý hóa hoặc bỏ qua các phát sinh khơng hợp lý,
gây thất thốt lớn cho ngân sách của nhà nước.
2.3. Hậu quả:
Gây thiệt hại về kinh tế. Mọi vấn đề phát sinh đều có thể xử lý ngay, quyết
định ngay trong q trình thi cơng, nhưng nếu khơng bám sát hiện trường thì dự án
sẽ rơi vào tình trạng đóng băng và kéo dài nếu các phát sinh không được xử lý. Các
công việc trên công trường là các chuỗi dây chuyền nối tiếp với nhau, một việc
trong chuỗi đó bị ỳ trệ thì cả cơng trình sẽ ỳ trệ, tiến độ kéo dài, phát sinh lại làm
nảy sinh phát sinh.
Đối với các cơng trình phát sinh trong tổng mức đầu tư, chủ đầu tư có thể
phê duyệt phát sinh ở một số đầu mục công việc, nhưng nếu lạm quyền, tự ý phê
duyệt các phát sinh không thuộc thẩm quyền cho phép, dẫn đến việc các nhà thầu
thi công các đầu mục phát sinh trong tình trạng rất mù mờ.
Theo đúng lộ trình thì khi nảy sinh một cơng việc phát sinh thì phải được
đơn vị có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, lập dự toán và thiết kế phát sinh,
phê duyệt dự toán và thiết kế phát sinh, đấu thầu thêm nếu chi phí phát sinh vượt
mức cho phép, lập phụ lục hợp đồng. Trong khi đó trên thực tế rất nhiều nhà thầu
do cả nể, tạo mối quan hệ lại chấp nhận thi công mọi công việc phát sinh khi Chủ
đầu tư và Tư vấn thiết kế đề xuất khi chưa có phụ lục hợp đồng được ký kết, nếu
các cơng việc phát sinh đó sau này khơng được phê duyệt sẽ dẫn đến nảy sinh mô
thuẫn lớn giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu, khi có mơ thuẫn giữa 2 chủ thể chính
trong hợp đồng xây dựng thì cơng trình khó có thể hồn thành theo đúng mục tiêu
đã đề ra.
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Lựa chọn các đơn vị Tư vấn, nhà thầu có đầy đủ tư cách pháp nhân
có năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:
- Lựa chọn đơn vị có năng lực, trình độ, kinh nghiệm để đạt chất lượng cao,
đáp ứng được công việc. Được quy định tại các Điều 58, Điều 65 của Nghị định
14
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
- Ngoài ra còn căn cứ vào các hợp đồng ký kết và sản phẩm, thành tựu đã
được kiểm chứng trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
- Việc lựa chọn các đơn vị Tư vấn, nhà thầu cơng khai minh bạch. Tránh tình
trạng nể nang, do mối quan hệ chọn đơn vị năng lực chỉ tồn tại trên hồ sơ giấy tờ,
còn thực lực thực sự còn non kém, hạn chế.
2. Phối hợp tốt giữa các bên trong quá trình lập dự án, hồn thiện hồ sơ
thiết kế cho cơng trình.
- Tổ chức họp bàn, lấy ý kiến đóng góp giữa chủ đầu tư, bên sử dụng giữa
đơn vị Tư vấn trong giai đoạn lập dự án và hoàn thiện hồ sơ thiết kế trước khi
quyết định phê duyệt.
3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các cơng trình xây dựng ở các
giai đoạn khác nhau.
- Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất tùy theo tính chất của từng dự án.
- Nâng cao trình độ chun mơn và năng lực của các tổ chức thanh kiểm tra,
do đặc thù của công việc nên năng lực của các tổ chức này phải thường xuyên cập
nhập thông tin, thay đổi, điều chỉnh.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm
nghiêm khắc có tính răn đe.
Có chế tài quy định rõ việc xử lý vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây
dựng, quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,
quản lý sử dụng nhà và cơng sở. Các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, kiểm tra xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, và yêu cầu khắc phục hậu quả theo quy định, đăng
tải thông tin xử lý vi phạm trên truyền thơng có tính chất răn đe.
15
5. Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý dự án.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các cơ quan
đơn vị công tác cùng ngành một năm một lần (mời giảng viên trường Đại học xây
dựng tham dự).
- Đào tào, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp của của cán bộ.
- Trong q trình cơng tác, lên ln chuyển các bộ tham gia công tác.
16
KẾT LUẬN
Học viên phân tích vấn đề quản lý chi phí phát sinh trong các dự án đầu tư
xây dựng vào để nhìn nhận dưới góc nhìn của các phương pháp nghiên cứu khoa
học là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Từ việc phân tích trên, học viên đã chỉ
ra một số giải pháp để công tác quản lý chi phí phát sinh trong các dự án đầu tư xây
dựng được tốt hơn và hạn chế tối đa chi phí phát sinh trong dự án sẽ góp phần giảm
thiểu đáng kể thời gian, kinh tế và công sức của các bộ phận trong q trình thi
cơng và vận hành dự án, tạo ra được các cơng trình thi công nhanh gọn, đạt chất
lượng và tiến độ. Đất nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hoá, hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì sự phát triển của ngành xây
dựng cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển
chung của đất nước.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Trần Văn Tấn, Bài giảng quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng,
Trường đại học xây dựng.
[2]. Quốc Hội (2013), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
[3]. Quốc Hội (2013), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
[4]. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
[5]. Chính phủ (2017), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017
"Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; khai thác,
chế biến, kinh doanh khống sản làm vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng
kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công
sở.
[6]. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
[7]. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công.