Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.11 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I.TÊN ĐỀ TÀI:</b>
<b>II/ Đặt vấn đề:</b>
Như chúng ta đã biết, tiết dạy ôn tập thường khô khan dễ gây cho học
sinh (HS) cảm giác nhàm chán. Làm thế nào để các tiết ôn tập đạt hiệu quả
cao hơn? Đó chính là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm nhằm nâng cao chất
lượng các mơn học nói chung và mơn Địa Lí nói riêng.
<b> Tổ chức tốt tiết dạy ôn tập mơn Địa Lí dưới hình thức là tổ chức cuộc</b>
<b>thi “Kính vạn hoa”</b> sẽ thu hút cả lớp cùng tham gia dự thi, còn giáo viên
(GV) chỉ là người giới thiệu, dẫn chương trình, thuyết minh và cung cấp
những thông tin cần thiết để HS nắm nội dung trong tiết ơn tập đó.
<b>III/Cơ sở lý luận:</b>
<b> </b>
Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa
tuổi.Trò chơi làm cho con người cảm thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở, tinh thần
dễ chịu và thể lực khỏe mạnh hơn. Trị chơi khơng chỉ là phương tiện mà còn
là phương pháp giáo dục rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học.
Đó là phương pháp ”Vui mà học, học mà vui” như lời Bác Hồ căn dặn cán
bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong: ”Trong lúc học cũng cần cho chúng
vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học.” Chính vì lẽ đó, trong q trình
dạy học, tùy theo khả năng, điều kiện của từng GV và nội dung tiết học, GV
cho các em vui chơi nhằm giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần, phát triển óc sáng tạo, trí thơng minh, năng khiếu một cách tự
nhiên, từ đó các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn.
<b>IV/Cơ sở thực tiễn:</b>
Chương trình mơn Địa lí lớp 4 có 3 chương, ở các chương đều có tiết ơn
tập nhằm củng cố lại kiến thức cơ bản của chương đó. Dạy tốt tiết ơn tập là
cách tốt nhất để giúp các em hệ thống hóa kiến thức cả chương.
sung .Cách dạy như vậy thật đơn điệu, không gây sự hứng thú, say mê học
tập, chưa phát huy tính tích cực, khả năng về mọi mặt của HS.
Nghiên cứu kỹ bài dạy, tôi nhận thấy nội dung bài học này phù hợp cho
việc tổ chức trò chơi. Cả lớp cùng tham gia thi đua là cơ hội để các em được
sự giúp đỡ của đồng đội, được rèn luyện về mọi mặt như: lịng kiên trì,sự
nhẫn nại, óc sáng tạo, vốn kinh nghiệm, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó,
…góp phần hình thành nên nhân cách, đạo đức của HS đó cũng chính là một
trong những mục tiêu giáo dục của chúng ta.
<b>V/Nội dung nghiên cứu: </b>
<b>1) Sau khi GV xác định kiến thức trọng tâm, mục tiêu trong tiết ôn tập</b>
<b>này và tổ chức chuẩn bị như sau:</b>
<b> a) Giáo viên:</b>
- Bản đồ Địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Chuẩn bị các ô chữ và 2 bản nêu sự giống nhau và khác nhau đặc
điểm tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ. (ĐBBB &
ĐBNB)
<b>b) Học sinh:</b>
- Ôn lại những kiến thức đã học về chương tự nhiên & hoạt động sản
xuất của con người ở miền đồng bằng.
- Sưu tầm tranh về thành phố lớn ĐBBB, ĐBNB…
- Mỗi bàn 1 lon đựng ít sỏi để làm chng báo hiệu trả lời.
<b> 2)Tiến hành bài dạy: (Cuộc thi bắt đầu: 3 phút)</b>
- GV vừa là người dẫn chương trình vừa là giám khảo.
- GV giới thiệu thành phần dự thi bao gồm 2 đội (2 dãy lớp).
- Từng đội giới thiệu về đội mình (tên, sở thích, đội trưởng).
<b>VÒNG THI THỨ I: KHỞI ĐỘNG (4 phút)</b>
- GV đưa ra ô chữ gồm 8 chữ cái và
dữ liệu gợi ý: Đây là vùng có địa
hình bằng phẳng, được hình thành do
phù sa các sông lớn bồi đắp nên.
- Yêu cầu HS dựa vào dữ kiện để
giải ô chữ, Đại diện HS mỗi đội chỉ
kể tên 1 chữ cái, nếu đúng thì lên
(Yêu cầu HS rung lon làm chuông
báo hiệu trả lời)
- Yêu cầu HS giải đúng từ khóa, đội
đó được 20 điểm.
- Câu hỏi 10 điểm: Kể tên những
đồng bằng lớn đã học?
GV tổng kết số điểm mỗi đội đạt
được trong vòng thi khởi động và ghi
điểm ở bảng.
các con chữ và giải ô chữ.
Đ Ồ N G B Ằ N G
-HS trả lời: Đồng bằng Bắc Bộ và
Đồng bằng Nam Bộ.
<b>VÒNG THI THỨ II: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT VỚI NỘI DUNG:</b>
<b>VỊ TRÍ CÁC ĐỒNG BẰNG VÀ CÁC DỊNG SÔNG LỚN ( 8 phút )</b>
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam
ở bảng. Nhiệm vụ của các em lên
bảng là chỉ trên bản đồ ĐBBB,
ĐBNB và xác định các con sơng tạo
nên đồng bằng đó.
- u cầu mỗi đội chọn 2 em dự thi,
thể lệ dự thi như sau: Em thứ nhất ở
- Nếu em ném không lọt vào rổ thì
nhặt quả cầu về điểm xuất phát ném
lại.
-Đội nào thực hiện yêu cầu trên
đúng thời gian nhất sẽ được 20 điểm,
đội về nhì là 10 điểm.
- Từng đội thực hiện như yêu cầu.
-HS1: chỉ bản đồ ĐBBB và các con
sông tạo nên ĐBBB là: sơng Hồng,
sơng Thái Bình.
- GV nhấn mạnh: sông Tiền, sông
Hậu là 2 nhánh lớn của sơng Cửu
Long (cịn gọi là sông Mê Cơng).
Chính phù sa của dịng Cửu Long đã
tạo nên vùng ĐBNB lớn nhất cả
nước ta.
- Đội về nhất sẽ được tiếp tục ghi
thêm 10 điểm nữa nếu 1 em trong đội
chỉ đúng ở bản đồ và đọc tên 9 của
đổ ra biển của sông Cửu Long.
- Nếu đội thắng trả lời chưa đúng
thì cơ hội ghi điểm cho đội còn lại.
- GV tổng kết điểm vòng 2 và điểm
cả 2 vòng cho từng đội (ghi ở bảng)
- HS chỉ bản đồ: Cửa Tranh Đề, Bát
Xắc, Định An, Cung Hầu, Cổ Chiên,
Hàm Lng, Ba Lai, cửa Đại và cửa
Tiểu.
<b>VỊNG THI THỨ III: TĂNG TỐC VỚI NỘI DUNG: ĐẶC ĐIỂM</b>
<b>THIÊN NHIÊN CỦA ĐBBB VÀ ĐBNB (8 phút)</b>
Điền các thông tin vào bảng sau
đây:
Đặc
điểm
tự
nhiên
Giống
nhau
Khác nhau
ĐBBB ĐBNB
- GV treo 2 bảng phụ như trên ở
-HS thực hiện - bảng đã gắn xong hoàn chỉnh
như sau:
Đặc
điểm
tự
nhiên
Giống
nhau
Khác nhau
đã chuẩn bị sẵn cho toàn đội tập
trung thảo luận (2 phút).
- GV cử mỗi đội 6 em dự thi và
xếp thành 2 hàng. Sau khi nghe
hiệu lệnh,mỗi đội cứ 3 em 1 lượt
lên chọn khung chữ đã để sẵn ở
bàn đội mình và gắn vào khung
chữ có thơng tin thích hợp. Khi 3
em gắn xong về chỗ, tiếp tục 3 em
khác. Trong thời gian 2 phút, đội
nào gắn đúng nhiều hơn sẽ thắng.
Cứ mỗi khung gắn đúng được tính
2 điểm.
-GV cùng HS nhận xét, bổ sung
để hoàn thành bảng trên và tính
điểm 2 đội.
- GV tổng kết điểm vịng 3 và cả
3 vòng thi của mỗi đội ( ghi ở
bảng).
- GV: Tuy cũng là những vùng
đồng bằng, song điều kiện tự nhiên
ở 2 đồng bằng vẫn có những điểm
khác nhau. Từ đó dẫn đến sinh
hoạt và sản xuất của người dân
cũng khác nhau.
dâng cao
gây ngập
lụt
Đất đai Đất phù
sa màu
mỡ
Đất không
được bồi
đắp thêm
phù sa nên
kém màu
mỡ dần
Đất được
bồi đắp
thêm phù
Có 4 mùa
trong năm,
mùa đông
lạnh và
mùa hè
nhiệt độ
cũng lên
cao
Chỉ có 2
mùa: mùa
mưa và
mùa khơ.
Thời tiết
thường
nóng ẩm,
nhiệt độ
cao.
<b>VỊNG IV: VỀ ĐÍCH VỚI NỘI DUNG: CON NGƯƠI VÀ HOẠT</b>
<b>ĐÔNG SẢN XUẤT Ở CÁC ĐỒNG BẰNG</b> <b>(10 phút)</b>
<b>Thể lệ thi:</b>
- Nhóm nào rung chuông trước
được quyền trả lời trước- mỗi lần trả
lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai
cơ hội sẽ thuộc về đội còn lại.
Nam. Yêu cầu HS chỉ các thành phố
lớn ở ĐBBB.
- Yêu cầu HS chỉ ra các thành phố
lớn ở ĐBNB.
- GV cho đại diện HS mỗi đội lên
giới thiệu tranh đã sưu tầm được về
một thành phố lớnở ĐBBB và một
thành phố lớn ở ĐBNB.
- GV bổ sung nếu cần và ghi khuyến
khích 2 đội bằng điểm nhau- mỗi đội
10 điểm (nếu cả 2 đội sưu tầm tranh
đúng).
- GV tổ chức trị chơi tiếp sức giữa
2 đội để trình bày kết quả bài tập.
Trong lần chơi cuối cùng này, mỗi
đội lên bốc thăm để chọn ĐBBB hay
ĐBNB và có quyền đặt điểm cược,
điểm cược tối đa là điểm đội mình
đang có. Nếu đội đó thắng thì sẽ
được cộng thêm số điểm mình đã
cược. Nếu thua sẽ bị trừ đi số điểm
đã cược.
- GV chọn mỗi đội 5 em HS (giỏi,
khá, trung bình, yếu.). Khi xuất phát,
các thành viên mỗi đội sẽ lần lượt lên
bảng ghi các số đặc điểm tương ứng
với đồng bằng mình mang tên.
1) Sản xuất nhiều lúa gạo nhất
nước.
2) Có trung tâm văn hóa, chính trị
lớn nhất nước.
3) Có dịng sông cung cấp phù sa,
- HS chỉ ở bản đồ: TT Hà Nội, TP
Hải Phòng.
- HS chỉ ở bản đồ: TP Hồ Chí Minh,
TP Cần Thơ.
- Mỗi đội 2 HS lần lượt giới thiệu
vài nét tiêu biểu về 2 thành phố lớn
trong tranh đã sưu tầm.
đất màu mỡ.
4) Có trung tâm cơng nghiệp lớn
nhất nước
5) Người dân đắp đê ngăn lũ dọc
hai bên sông và làm kênh tưới tieu.
6) Sản xuất nhiều thủy sản nhất cả
nước.
7) Chăn nuôi nhiều gia súc, gia
cầm nhất cả nước.
8) Có các chợ phiên.
9) Có chợ nổi.
- GV cùng HS nhận xét- bổ sung.
- GV thông báo số diểm đặt cược
của mỗi đội.
- GV thông báo kết quả của mỗi đội
ở trò chơi này.
- Tổng kết điểm vòng 4 và cả 4
vòng (ghi ở bảng).
- HS theo dõi, cổ vũ.
- Kết quả đúng là:
+ ĐBBB: Đặc điểm 2, 3 ,5, 7, 8.
+ ĐBNB: Đặc điểm 1, 3, 4, 6, 9
<b>Tổng kết dặn dò: (2 phút)</b>
<b> </b>
- Nhận xét chung, trao quà lưu niệm cho 2 đội, tuyên dương và phát
thưởng cho đội thắng.
<b> - </b>Dặn dò, chuẩn bị tiết học sau.
<b>VI/Kết quả nghiên cứu:</b>
phát huy tối đa tính tích cực, khơng cịn khoảng cách giữa HS giỏi, HS yếu.
Tất cả các em đều tham gia một cách nhiệt tình, học thuộc bài ngay tại lớp.
<b>VII/Kết luận:</b>
Muốn tổ chức tốt tiết dạy ơn tập mơn Địa lí lớp 4 (bài 23 SGK trang 134)
<b> GV:</b>
+Thực hiện tốt khâu chuẩn bị, nghiên cứu kỹ bài dạy, lập kế hoạch dạy
và học.
+Dựa vào tình hình thực tế của lớp học để tổ chức tiết dạy dưới hình
thức là trị chơi nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức tiết học đó là:
-Chỉ được vị trí của ĐBBB, ĐBNB, sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng
Tiền, sơng Hậu trên bản đồ Việt Nam.
-Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của ĐBBB, ĐBNB.
-Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đơ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ
và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
<b>HS:</b>
+Có sự chuẩn bị bài chu đáo, nắm vững kiến thức cũ đã học.
+Tham gia tích cực các hoạt động học dưới sự điều khiển của GV.
<b>VIII/Đề nghị:</b>
Trên đây là kinh nghiệm để dạy tốt tiết ơn tập mơn Địa Lí lớp 4. Rất mong
sự góp ý của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô giáo để tiết dạy này ngày càng tốt
hơn. Tôi xin chân thành cám ơn.
<b>IX/ Tài liệu tham khảo:</b>
<b>TT</b> <b>Tên tác giả</b> <b>Tên tài liệu tham<sub>khảo</sub></b> <b>Nhà xuất<sub>bản</sub></b> <b>Năm</b>
1 Bộ GD & ĐT
Sách GK
Lịch Sử & Địa Lí lớp
4
Giáo dục 2005
2 Bộ GD & ĐT Sách GV Địa Lí lớp 4 Giáo dục 2005
3 Bộ GD & ĐT
Tài liệu BDTX cho
GV Tiểu học chu kỳ
III (2003-2007)
Giáo dục 2005
4 Bộ GD & ĐT Dạy học lấy HS làm
<b>X/Mục lục:</b>
<b>Thứ tự các phần</b> <b>Tiêu đề từng phần<sub>của mục lục</sub></b> <b>Trang</b>
I Tên đề tài 2
II Đặt vấn đề 2
III Cơ sở lý luận 2
IV Cơ sở thực tiễn 2 - 3
V Nội dung nghiên cứu 3 - 8
VI Kết quả nghiên cứu 8 - 9
VII Kết luận 9
VIII Đề nghị 9