Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giup HS thu thap thong tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.99 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phòng GD&ĐT Tánh Linh</b>
<b>Trường THCS Đức Phú</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i> Đức Phú, ngày 10 tháng 04 năm 2009</i>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>Đề tài:</b>


<b>KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TỰ THU THẬP THÔNG TIN</b>
<b>TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC.</b>


<b>Kính gởi:</b> <b>- Hội đồng khoa học Trường THCS Đức Phú.</b>
<b>- Hội đồng khoa học Phịng GD&ĐT Tánh Linh.</b>
<b>Tơi tên là: LÊ NGỌC KIM</b>


<b>Chức vụ: Giáo viên</b>


Thực hiện phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm của ngành phát động hàng
năm; Nay tơi xin trình bày lên Hội đồng khoa học các cấp nội dung đề tài: <b>“Kinh</b>
<b>nghiệm giúp học sinh tự thu thập thông tin trong hoạt động học để hình thành</b>
<b>kỹ năng tự học”</b>. Mong rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nào trong kỉ yếu khoa
học của ngành và phát huy được hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.


<b>I – Lý do chọn đề tài.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngợm hoặc hay nói chuyện, ít tham gia vào việc xây dựng bài,…. về nhà học bài,
chuẩn bị bài hời hợt. Kết quả học tập chỉ là trung bình, yếu.



Chính vì vậy ngồi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, bồi dưỡng cho các em
phương pháp học tập, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết giúp học sinh tự học, biết cách
tự thu thập thông tin tri thức mới, tự sưu tầm, tìm kiếm các nguồn thơng tin kiến thức
cho bản thân. Từ những kiến thức tổng hợp đó phần nào sẽ giúp các em vững tin bước
đi trên con đường học vấn của mình. Bởi qua thực tế cho thấy đối với các em thiếu
vốn thông tin tri thức tổng hợp gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và lúng túng trước các
kỳ thi có sử dụng kiến thức tổng hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II – Nội dung đề tài.</b>


<b>1. Cơ sở lý luận của đề tài.</b>


Trước khi đi vào nội dung và biện pháp thực hiện giúp học sinh tự thu thập thông
tin, biết cách tự học. Tơi thiết nghĩ rằng cần tìm hiểu các khái niệm: Hoạt động học,
tự học, chu trình của tự học, rèn luyện phương pháp tự học như thế nào,…


a. Khái niệm hoạt động học: (Khái niệm học và khái niệm hoạt động học). Trong
cuộc sống đời thường con người luôn luôn có q trình tích tiếp thu, tích lũy những
kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp
thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học
theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến
khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn ….
Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (phương thức nhà trường) mới có khả năng
tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình
thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi thực tiễn.


b. Tự học nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. (Tự mình chủ
động và độc lập, tự lực tìm tịi, khám phá). “Học với sách khơng có thầy bên cạnh
thường được hiểu là tự học. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay khi có thầy bên
cạnh thì thầy cũng giảng giải, uốn nắn chứ thầy đâu có học hộ học trị. Dạy dù sao


cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trị. Ngoại lực đó phải tạo được sự cộng hưởng của
nội lực cố gắng của trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học.” (Nguyễn Cảnh Toàn –
Bàn về giáo dục Việt Nam).


c. Chu trình của tự học gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu; Giai đoạn
2: Tự thể hiện; Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.</b>


Sau một thời gian áp dụng đề tài, bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các
đồng nghiệp, tham khảo sách báo, các phương tiện thông tin khác. Bản thân nhận thấy
có một số thuận lợi và khó khăn, ngồi ra cũng cần nắm kĩ những khó khăn và thuận
lợi của trường mình để chọn phương pháp phù hợp từ đó áp dụng đề tài mới đạt hiệu
quả cao.


<b>a. Thuận lợi.</b>


- Ngày nay trẻ em đến trường đã có một vốn tri thức, kinh nghiệm khá phong
phú, ở chúng đang có sự phát triển cả về mặt sinh học, tâm lý và xã hội. Là do sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt sự phát
triển của công nghệ thông tin. Do đó trẻ em đã tiếp thu được rất nhiều thông tin, khả
năng nhận thức khá cao.


- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
thực hiện nâng cao ý thức tự học, tự thu thập thông tin cho học sinh: Trang bị sách
báo đầy đủ, kết nối mạng Internet, … giúp giáo viên và học sinh tìm kiếm thơng tin
kịp thời.


- Sự nhiệt tình của giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Tổ chức nhiều hội thi
như giải Lê Quý Đôn, Rung Chuông Vàng, Vui để học,.. tạo điều kiện cho các em sưu


tầm, tìm kiếm thơng tin.


<b>b. Khó khăn.</b>


- Mặt trái của thời đại thông tin là làm cho học sinh biết nhiều điều nhưng lại
không đủ và một số thơng tin cần kiểm tra lại độ chính xác (do lượng thông tin này
luôn luôn thay đổi, cập nhật). Do đó người thầy lại phải biết giải mã những sai lầm
của họ để dẫn đến những kết luận đúng đắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trường thuộc địa phương có trình độ dân trí chưa cao, phụ huynh chưa quan
tâm đúng mức đến việc tự học của con em mình, chưa nhận thấy tầm quan trọng của
việc tự học. Không đôn đốc nhắc nhở con em học tập ở nhà.


<b>3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.</b>
<b>a. Mục đích.</b>


Thực hiện đề tài này, mục đích cơ bản nhất mà tơi hướng tới là:


Nêu ra những kinh nghiệm của bản thân trong việc giúp học sinh tự thu thập
thông tin trong hoạt động học dần dần hình thành trong học sinh ý thức, biết cách tự
học. Cụ thể là:


+ Phát triển hứng thú học tập của học sinh, từ đó các em tự lực thu thập thơng tin
trong khi học.


+ Hình thành trong các em kỹ năng biết tìm kiếm, thu thập thông tin từ các
nguồn khác nhau. Biết cách chắt lọc, phân loại, tích lũy kiến thức một cách vững chắc
có hệ thống, khoa học. Từ đó hình thành tính tự học.


<b>b. Nhiệm vụ.</b>



Để nghiên cứu đề tài này tôi đã đề ra những nhiệm vụ như sau:


- Hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến giáo dục tính tự học cho học
sinh.


- Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần xây dựng cho học sinh phương pháp
tự học, tự thu thập thông tin trong hoạt động học. Để trở thành người công dân tốt
trong tương lai, như trong chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam <b>“Dạy người học</b>
<b>phương pháp tự học, tự thu nhận thơng tin một cách có hệ thống và có tư duy</b>
<b>phân tích, tổng hợp, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong</b>
<b>học tập”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>4. Nội dung – Biện pháp thực hiện.</b>


Hiện nay, đa số các em học sinh cấp trung học cơ sở, tư duy độc lập còn hạn chế
nên khả năng tự học chưa cao và chưa bền vững. Vì vậy mà nhiệm vụ của mỗi giáo
viên là phải từng bước giáo dục tính tự học cho học sinh. Tôi xin đề ra các nội dung
và biện pháp sau:


<b>a. Từng bước dạy cho học sinh phương pháp tự học và làm thế nào để các</b>
<b>em say mê hứng thú học tập.</b>


- Người thầy cần dạy cho học sinh biết cách học, biết cách thu nhận kiến thức,
lựa chọn và xử lý thông tin. Dạy cho học sinh biết rằng: “Nghe một bài, chưa hẳn là
học, đọc mười bài, chưa hẳn là học, tự suy nghĩ tự mình giải được bài, đó mới chính
là học”; Ngạn ngữ Phương Tây có câu: “Văn hóa là cái cịn lại sau khi đã qn hết”.
Cái cịn lại ở đây nói về học tập là phương pháp tìm lại điều đã quên. Nhưng đối với
nhiều học sinh, cái cịn lại đó hầu như chỉ là con số không. Thi xong là quên, khi cần


lại một điều đã học, đã quên là bó tay.


- Khi đã có cách học tức các em đã biết làm việc độc lập cộng với niềm say mê
hứng thú học tập thì các em sẽ tự giác học. Có cách học với tinh thần tự giác, say mê
học tập chắc chắn các em sẽ có tính tự học.


- Làm thề nào để phát triển cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập để các
em có tính tự học?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Với phương pháp lôi cuốn, nội dung hấp dẫn thì các em dẽ bị lơi cuốn vào từng
tiết học, sẽ khơng ngừng tìm tịi, liên hệ thực tế, tự đặt ra các câu hỏi và tìm cách để
giải đáp thắc mắc. Thế là giáo viên đã dẫn các em vào con đường tự học.


+ Tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh
không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, học ở đây là học cách suy nghĩ, phương
pháp tư duy, sáng tạo, chứ không phải đơn thuần nhớ một cơng thức tốn, ngày tháng
năm của một sự kiện lịch sử, hay nhớ thuộc lòng kinh độ và vĩ độ của một quốc gia
nào đó. Dạy cho học sinh các phương pháp: Tóm tắt bài báo, ghi chép bài học, tự tìm
hiểu các thơng tin cần thiết, sử dụng tài liệu tra cứu, biết cách lập kế hoạch làm việc,
tự xây dựng chế độ làm việc tối ưu hàng ngày để sử dụng hợp lý thời giờ.


+ Tạo các phong trào thi đua học tập trong lớp như: Thi đua giữa các tổ, tổ chức
đôi bạn học tập.


+ Ngoài ra giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời dù em có tiến bộ ít vì
học sinh rất thích được khen.


+ Bên cạnh đó cần phối hợp với gia đình nhắc nhở, động viên, mua sắm đầy đủ
sách vở đồ dùng học tập, tạo cho các em có góc học tập tốt (bàn ghế phù hợp, đặt nơi
có nhiều ánh sáng), yên tĩnh để các em muốn ngồi vào học.



+ Trong các tiết học ở mỗi nội dung học ngoài dạng kiến thức kĩ năng, giáo viên
cần hướng dẫn cho các em cách tư duy. Tức là đặt hệ thống câu hỏi kích thích tính tị
mị, khám phá, sáng tạo để hướng học sinh phải tìm đọc các sách có liên quan đến
kiến thức.


+ Giao nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn cách học bài ở nhà vừa sức cho học sinh.
<b>b. Hướng dẫn cho học sinh cách thu thập thông tin, kiến thức từ tất cả các</b>
<b>nguồn khác nhau và cách lưu trữ sao cho hệ thống, khoa học.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

điều này, điều nọ trong các tài liệu, hay đã nhận thấy hiện tượng nay. Mà chỉ có cái gì
chính mình tìm thấy mình mới thơng hiểu, mà có thơng hiểu mới nhớ lâu.


- Rèn luyện cho các em có thói quen và kĩ năng đọc sách, báo khoa học để mở
rộng tầm con mắt và sự hiểu biết. Giúp các em có tính ham đọc sách, quý sách và lo
xây dựng riêng cho mình một tủ sách.


- Để ghi nhớ những vấn đề đã đọc được rèn luyện cho các em thói quen ghi chép,
ví dụ đối với mơn văn: Khi đọc phải có sổ tay ghi chép những câu nói hay, những
đoạn văn hay, cả những cảm nghĩ riêng của mình, gợi cho mình điều gì, tóm tắt một
vài câu tác giả muốn nói. Thỉnh thoảng lật sổ ra xem, khơng sách nào quý bằng sổ tay
ghi chép ấy.


- Chính nhờ các thích thú, sự ngạc nhiên trong q trình học tập. Sau mỗi lần đến
lớp các em lại cảm thấy nhận thức của mình được mở mang hơn, các em cảm thấy
mình hiểu biết nhiều hơn. Chính những điều đó ln thơi thúc các em tích cực, say mê
học tập và các em ngày càng giác ngộ hơn ý nghĩa của việc học “Học để làm gì?”.
“Người học càng giác ngộ sâu sắc mục đích này baonhie6u thì sức lực của họ được hy
động trong khi học càng nhiều, càng mạnh mẽ bấy nhiêu và do đó sự thay đổi và phát
triển của chính họ càng to lớn bấy nhiêu”.



- Phần lớn các kiến thức nằm trong sách chỉ cần ta biết cách đọc, biết gạn lọc
biết rút lấy những gì bổ ích cần thiết cho mình. Đó là phương pháp đọc sách, đọc là
một cách học quan trọng. Bởi lẻ, đời sống là tổng hợp, tri thức là tổng hợp, muốn đi
sâu vào một lĩnh vực cần có kiến thức liên ngành. Hơn nữa, chỉ dừng chân ở mảnh đất
hẹp của chun mơn mà mình theo đuổi thì cái kho tri thức văn hóa của chúng ta sẽ
nhỏ bé biết bao. Khi đó người giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm tất các kiến thức,
mọi lĩnh vực khác nhau thuộc tất cả các môn môn học từ mọi nguồn thơng tin hiện có:
Các loại sách, báo và trên Internet (là nguồn thông tin khổng lồ, cực kỳ phong phú, đa
dạng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Như vậy mỗi em học sinh trong hành trang của mình ln có những cuốn sổ
nhỏ để ghi chép thơng tin tìm được từ các nguồn sách báo khác nhau.


+ Thường xuyên đem những điều mà mình ghi chép được ra đọc, suy xét và áp
dụng vào việc học tập của bản thân. (Những sổ này như những quyển nhật ký của bản
thân)


Giáo viên hướng dẫn các em nên sắp xếp lại các kiến thức theo những ý chính,
hoặc những sự kiện, hình ảnh chính ….. theo từng mảng kiến thức. Những sự kiện,
những tình tiết, những hình ảnh nên sắp xếp theo thứ tự của nó, nên cho nó vào
ngăn,vào mục, vào ơ trong não (trong tin học gọi là thư mục), không nên ghi nhớ lộn
xộn trong đầu, khó nhớ. Từ đó dần dần hình thành trong các em thói quen ham đọc
sách, đến thư viện, tìm tịi, ….. và do đó người thầy đã đưa các em vào con đường tự
học.


<b>5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.</b>


Qua một năm áp dụng những biện pháp trên vào việc giảng dạy những lớp (môn)
mà tôi phụ trách đã thu được một số kết quả:



- Tạo được cho học sinh sự hứng thú, say mê học tập.
- Học sinh có khả năng làm việc độc lập rất cao.


- Các em biết cách học, nên việc học tập sẽ nhẹ nhàng và giờ học trên lớp cũng
trở nên nhẹ nhàng.


- Các em có thói quen tự học với sách, tự tìm kiếm các nguồn thơng tin khác
nhau từ sách báo, … Biết lưu trữ thông tin tìm được một cách có hệ thống.


- Một hiệu quả rất quan trọng là đã giúp các em có nhiều tiến bộ trên con đường
học tập tự lực, phát triển được tư duy và mở rộng tầm hiểu biết của các em. Qua đó
giúp các em biết cách suy luận, cách tìm phương án giải, cách vận dụng kiến thức
(cách học).


<b>6. Kiến nghị.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

việc làm rất cần thiết trong tình hình giáo dục hiện nay. Mỗi người giáo viên cần có
những biện pháp nhằm nâng cao dần ý thức tự học cho học sinh.


<b>III – Kết luận</b>


“Tự học” đối với học sinh trung học cơ sở có khó khăn ở bước đầu. Song tơi tin
rằng một khi tạo cho các em niềm say mê hướng thú học tập, cách học, cách tự thu
thập thông tin, hệ thống các kiến thức tìm được với sự tận tâm của giáo viên thì việc
giúp các em có khả năng tự học là việc làm khơng q khó khăn.


Trên đây là tồn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tơi về kinh nghiệm giúp học sinh
tự thu thập thơng tin để hình thành kỹ năng tự học. Đề tài SKKN mà tôi trình bày
trong đề tài nầy cịn nhiều thiếu sót, chỉ là bước đầu áp dụng. Tuy nhiên với quyết tâm


và mong muốn áp dụng những gì đã tích lũy được trong q trình giảng dạy chúng tơi
đã mạnh dạn thực hiện trong năm học 2008-2009 này.


Rất mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để tôi làm tốt hơn trong công
tác ứng dụng đề tài SKKN trong các năm tiếp theo./.


<b>Người viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2001 – 2010, Nxb GD, HN,
2002, tr.30.


2. Quá trình dạy – Tự học, Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nxb GD, 1998.
3. Một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết Sáng kiến kinh nghiệm, Phạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>I. Lý do chọn đề tài</b>...Trang 1
<b>II. Nội dung đề tài</b>...Trang 2
1. Cơ sở lý luận của đề tài...Trang 3
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu...Trang 4


a. Thuận lợi
b. Khó khăn


3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài...Trang 5
a. Mục đích


b. Nhiệm vụ



4. Nội dung – Biện pháp thực hiện...Trang 6
a. Từng bước dạy cho học sinh phương pháp tự học và làm thế nào để các


em say mê hứng thú học tập.


b. Hướng dẫn cho học sinh cách thu thập thông tin, kiến thức từ tất cả các
nguồn khác nhau và cách lưu trữ sao cho hệ thống, khoa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×