NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG
I. Khái niệm về trưng bày bảo tàng:
1. Định nghĩa.
Trưng bày là ngôn ngữ của bảo tàng, là hình thức thơng tin cơ bản của bảo
tàng. Trưng bày bảo tàng, theo nghĩa chung nhất là việc trình bày các hiện vật bảo
tàng một cách có tổ chức, có giải thích với sự phân bố chúng phù hợp với ý đồ tư
tưởng và nội dung trưng bày được soạn thảo và phù hợp với những nguyên tắc, giải
pháp của kiến trúc-mỹ thuật hiện đại đã được chấp nhận nhằm giúp người xem cảm
nhận và tự rút ra nhận thức khoa học.
Trưng bày bảo tàng có những đặc điểm sau:
- Trưng bày bảo tàng là giới thiệu các hiện vật một cách có tổ chức và chọn
lọc, phù hợp với nội dung đề tài giúp cho người xem nhận thức được khoa học và lịch
sử.
- Trưng bày bảo tàng là phương pháp phân bố, sắp xếp các tài liệu hiện vật một
cách có lơ-gic khoa học, nhằm đưa đến cho người xem những lượng thông tin tổng
hợp về tự nhiên hay xã hội.
- Trưng bày bảo tàng là sự kết hợp chặt chẽ giữa nội dung khoa học và giải
pháp mỹ thuật với việc sử dụng phù hợp các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc giới
thiệu các tài liệu, hiện vật bảo tàng.
2. Vị trí của cơng tác trưng bày bảo tàng.
- Bảo tàng lấy trưng bày là hình thức biểu hiện chính của mình. Khơng có
trưng bày thì khơng thể gọi được là bảo tàng, trưng bày chính là cơ sở để phân biệt
bảo tàng với các cơ quan văn hóa, giáo dục khác. Người ta gọi trưng bày là điểm tiếp
xúc, là nơi chuyển đạt thông tin bảo tàng với quần chúng nhân dân.
- Trưng bày bảo tàng phản ánh mối quan hệ giữa các khâu cơng tác bảo tàng.
Nó phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học về một lĩnh vực, một bộ môn hay một đề
tài, phản ánh khả năng, sự phong phú hay nghèo nàn của kho cơ sở (các hiện vật bảo
tàng), phản ánh trình độ và kỹ thuật, khả năng thuyết phục khoa học một bảo tàng.
Cơng tác trưng bày cịn giữ vị trí đặt ra các u cầu cho các khâu cơng tác trước nó
như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện
khâu cơng tác sau nó, đó là cơng tác quần chúng của bảo tàng. Vì vậy, người ta coi
trưng bày là sản phẩm khoa học tập trung nhất của bảo tàng, là hình thức cơng bố của
bảo tàng.
1
- Trưng bày là cầu nối giữa các hiện vật bảo tàng với quần chúng nhân dân, do
vậy, nó cịn có vị trí phản ánh nhu cầu của quần chúng, phản ánh trình độ dân trí, óc
thẩm mỹ và tâm lí của mỗi dân tộc.
- Cơng tác trưng bày bảo tàng vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ
thuật, do đó, địi hỏi phải được tiến hành một cách nghiêm túc và sáng tạo. Nó hồn
tồn khơng phải là một cơng việc máy móc minh họa cho một vấn đề hay một đề tài
nào đó, mà địi hỏi người cán bộ trưng bày phải đi đúng hướng nghiên cứu, có tri
thức về ngành hoặc bộ mơn khoa học đó, có am hiểu nhất định về những vấn đề có
liên quan khác. Đồng thời, cần phải hiểu biết một cách sâu sắc các hiện vật bảo tàng,
nắm được nghệ thuật lựa chọn, sắp xếp hiện vật trưng bày, biết truyền đạt nội dung tư
tưởng của trưng bày thông qua các hiện vật bảo tàng và các hiện vật trung gian khác.
Quá trình chuẩn bị khoa học cho trưng bày là một quá trình lao động khoa học
nghiêm túc để xây dựng nội dung trưng bày và sáng tạo trong việc lựa chọn giải pháp
kiến trúc – mỹ thuật trưng bày.
3. Nhiệm vụ của trưng bày
Nhiệm vụ thứ nhất của trưng bày là Giáo dục và phổ biến kiến thức khoa
học cho quảng đại quần chúng quần chúng nhân dân.
Thông qua các hiện vật bảo tàng, nguồn tư liệu đầu tiên của tri thức đã được
nghiên cứu, lựa chọn, sắp xếp theo một hệ thống để quần chúng tiếp thu được nhiều
chất lượng thông tin ở mỗi tài liệu, hiện vật, qua đó có thể rút ra được chân lý khách
quan cũng như các quy luật phát triển và vận động của lịch sử, của thiên nhiên và xã
hội, mối quan hệ nội tại và sự tác động lẫn nhau của các sự kiện và hiện tượng, cũng
như bản chất và sự phát triển của chúng. Điểm cần lưu ý ở đây là người thăm bảo
tàng gồm nhiều đối tượng, khác nhau về khả năng, trình độ và lứa tuổi, vì vậy, muốn
đạt được nhiệm vụ này, trưng bày cần phải vừa đảm bảo yếu tố phổ cập lại vừa cần có
yếu tố nâng cao phù hợp.
Nhiệm vụ thứ hai của trưng bày là nghiên cứu khoa học.
Một bảo tàng chỉ tồn tại được khi nó thực sự là một cơ quan khoa học, muốn
vậy thì bản thân mỗi phần trưng bày bảo tàng phải là một cơng trình khoa học. Một
trong những điều kiện quan trọng để trưng bày bảo tàng có giá trị khoa học là trưng
bày bảo tàng phải tuân theo nguyên tắc duy vật lịch sử, nghĩa là tôn trọng sự thật
khách quan, giới thiệu các hiện tượng, các sự kiện, trong sự phát sinh và phát triển
của chúng, nhằm khám phá và nhận thực được tiến trình lịch sử, nắm bắt được các
quy luật tự nhiên và khả năng chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con người. Bản
thân mỗi một trưng bày bảo tàng là một cơng trình khoa học về phương pháp và là
một trung tâm nghiên cứu khoa học về nội dung.
2
Nhiệm vụ thứ ba của trưng bày là giáo dục thẩm mỹ.
Đến thăm trưng bày bảo tàng, ngoài việc tiếp nhận những tri thức về lịch sử, tự
nhiên và xã hội, ngồi mục đích khám phá những nội dung đó, một vấn đề khơng
kém phần quan trọng là tìm thấy ở trưng bày những giá trị thẩm mỹ, hướng nhận thức
của con người tới những giá trị chân-thiện-mỹ. Giáo dục thẩm mỹ trong trưng bày
bảo tàng cần chú ý đến các yếu tố dân tộc và mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính
hiện đại.
4. Cách phân chia thể loại trưng bày:
Do tính chất, loại và các loại hình bảo tàng khác nhau, nên cách trưng bày ở
các bảo tàng cũng khác nhau. Người ta có thể dùng các tiêu chuẩn khác nhau để có
những phân loại khác nhau.
Nhà bảo tàng học người Anh Patrick Poylan trong Sổ tay dự án bảo tàng
(manual of museum Planing) chia 2 loại lớn :trưng bày cố định và triển lãm tạm thời.
Trong 2 loại đó lại chia thành 6 chủng loại :
1. Trưng bày có tính thẩm mỹ: chủ yếu là bảo tàng loại nghệ thuật, trong đó
trưng bày tác phẩm hội họa và điêu khắc.
2. Trưng bày có tính chủ đề :chủ yếu là bảo tàng khoa học xã hội .
3. Trưng bày có tính mơ phỏng :thường ứng dụng trong bảo tàng lịch sử tự
nhiên, người ta lấy thảo mộc tạo ra bối cảnh và hồn cảnh, để có hiệu quả chân
thực.
4. Trưng bày nguyên trạng: thường thấy ở các bảo tàng lịch sử xã hội hoặc sinh
thái, nhưng chủ yếu là lịch sử kiến trúc .trong các bảo tàng lưu niệm người ta cũng
sử dụng trưng bày phục nguyên.
5. Trưng bày sưu tập: thường thấy ở bảo tàng khoa học tự nhiên, chủ yếu dựa
vào sự tương đồng cuả hiện vật trưng bày, một hệ thống nhất định trong phòng trưng
bày được phân loại như thế.
6. Trưng bày kho mở: là loại trưng bày mở cửa kho bảo quản để cho khách
tham quan .
Trong cuốn Cơ sở bảo tàng (Tymothy Ambrose và Crispin Pain: Cơ sở bảo
tàng .H.Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và xuất bản .trang 181-183 ) chia các
hình thức trưng bày làm 6 loai trưng bày :
1. Trưng bày suy tưởng. Ở đây những hiện vật đẹp và gây cảm hứng cho người
xem được trưng bày cho khách tham quan suy tưởng . Đây là hình thức mà hầu hết
các Gallery nghệ thuật lựa chọn .
2. Trưng bày dậy học. Phần trưng bày tập trung kể một câu chuyện để dăn dạy
một vấn đề gì đó. Ví dụ trưng bày Câu chuyện qua những bức thư Chu tịch Tôn Đức
3
Thắng gửi các cháu ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng …những hiện vật ở đây minh họa
cho câu chuyện.
3. Trưng bày xây dựng lại. Ở đây trưng bày một bối cảnh chân thực hoặc xây
dựng lại. Loại hình này cịn gồm cả việc xây dựng những cảnh nhỏ trong các phịng
trưng bày của bảo tàng .
4. Trưng bày theo nhóm hiện vật. Ở đây các nhóm hiện vật được trưng bày với
nhau kèm theo rất ít lời giải thích. Loại này có thể là loại trưng bày phổ biến nhất
trên thế giới vì nó dễ thực hiện, nó địi hỏi rất ít tư duy. Nhưng nó cũng lại là phần
trưng bày mang lại ít lợi ích và ít được quan tâm nhất, ngoại trừ đối với những nhà
chuyên môn.
5. Kho mở. Trưng bày kho bảo quản hiện vật.
6. Trưng bày khám phá. Khơng có sự sắp xếp theo trật tự của tồn bộ phần
trưng bày, mà khuyến khích khách tham quan tự khám phá.
Một ý kiến khác của các nhà bảo tàng học Hà Lan cho rằng: Trưng bày là sự
sắp xếp nhân tạo các hiện vật bảo tàng nhằm thực hiện mục đích hay chiến lược đã
được đặt ra cho mỗi loại bảo tàng, mỗi bảo tàng .Có nhiều thể loại trưng bày hiện
vật bảo tàng, nhưng tựu trung lại có 2 chiến lược cơ bản: tiếp cận phân loại và tiếp
cận chủ đề.
Ngồi ra cịn những cách phân loại khác. Đó là cách trưng bày vơ hình và
trưng bày hữu hình. Trưng bày hữu hình là trưng bày truyền thống, tức chủ yếu là vật
thật, phối hợp với thủ pháp bổ trợ.
Trưng bày vơ hình, Sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật thay cho vật
thật .Thường áp dụng trong các phần trưng bày về nghệ thuật truyền thống dân tộc,
kỹ thuật, văn nghệ dân gian và các hiện tượng tự nhiên như núi lủa, địa chấn, hải
triều, sóng thần, cháy rừng…
5. Đặc điểm trưng bày của một số loại hình bảo tàng
- Đặc điểm trưng bày của các bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội-nhân
văn:
Các bảo tàng loại hình lịch sử xã hội là bao gồm các bảo tàng lịch sử chung
(thông sử), lịch sử các thời đại,lịch sử cách mạng, dân tộc học, khảo cổ học, cổ vật,
lịch sử chuyên ngành và phần lịch sử xã hội của các bảo tàng tỉnh, thành phố.
Mục đích trưng bày ở những bảo tàng này là giúp người xem thông qua các
hiện vật bảo tàng là những chứng cứ xác thực về các sự kiện lịch sử để tự rút ra
những nhận thức về diễn tiến của lịch sử, suy ngẫm những bài học có tính quy luật
của lịch sử xã hội, của địa phương hay của ngành.
4
Nội dung trưng bày của các bảo tàng loại hình này được thiết kế theo nguyên
tắc lịch sử. Nghĩa là trình bày các sự kiện có một q trình, ngun nhân, diễn biến
và kết quả. Để xây dựng các chủ đề trưng bày, các bảo tàng này thường áp dụng
phương pháp phân kỳ lịch sử. Thông thường áp dụng biểu phân kỳ lịch sử chung, từ
đó trình bày các sự kiện. Điều chú ý là phải rõ đặc thù của bảo tàng thơng qua việc
trình bày những sự kiện lịch sử cụ thể. Sự trình bày các sự kiện càng sâu sắc thì đặc
trưng bảo tàng càng cao.
Ví dụ: đối với các bảo tàng trưng bày về khảo cổ học thời tiền sử thì theo sự
phân kỳ các thời đại của khảo cổ học; trưng bày đặc trưng văn hóa các dân tộc thì
theo cách phân loại của dân tộc học.
Hiện vật bảo tàng được trưng bày ở các bảo tàng lịch sử xã hội đều là di sản
văn hóa vật thể (Trung Quốc gọi là văn vật), thường là động sản. Đó là sản phẩm lao
động của con người cịn để lại. Vì vậy, nó là chứng cứ xác thực, có sức thuyết phục
mạnh mẽ và cảm xúc về các sự kiện quá khứ trong tiến trình lịch sử. Trong những
trường hợp cần thiết và có thể người ta cũng trưng bày những di tích bất động sản
trong bảo tàng. Người ta phục nguyên một bộ phận của di tích đó, thí dụ như tầng văn
hóa của di tích khảo cổ học, hoặc một bộ phận kiến trúc của di tích cận hiện đại… Ở
những bảo tàng này thường kết hợp hiện vật bảo tàng và những tài liệu bổ trợ giúp
người xem nhận thức về các sự kiện. Những tài liệu này bao gồm: tài liệu có tính
khoa học và tài liệu có tính nghệ thuật và những bản chữ thuyết minh.
Trong loại hình bảo tàng khoa học xã hội và nhân văn, người ta còn đưa ra khái
niệm “trưng bày di tích” và “trưng bày bổ sung di tích”. Các nhà bảo tàng học Nga
gọi là “di sản là bảo tàng” và “di sản cho bảo tàng” 1. Cũng tương tự với khái niệm
“bảo tàng sinh thái” mới xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX. Khái niệm này
thường được thực hiện ở các khu bảo tồn về kiến trúc dân tộc học. Trưng bày di tích
là việc khơi phục lại bộ mặt ngun trạng di tích, đặc biệt đối với các di tích lưu niệm
cách mạng. Trưng bày bổ sung di tích thường được tiến hành xây dựng một nhà trưng
bày với nội dung giới thiệu cho du khách hiểu biết về di tích hoặc trưng bày những di
vật của di tích đó.
Ở nước ta, một bảo tàng sinh thái đã được tiến hành ở Khu di sản Hạ Long. Tại
làng chài Cửa Vạn nằm trong khu bảo vệ tuyệt đối của di sản Hạ Long, cùng với việc
bảo tồn di sản thiên nhiên, người ta xây dựng ở Cửa Vạn một nhà trưng bày mang tên
“Trung tâm văn hóa Cửa Vạn” để trưng bày những tài liệu về truyền thống đánh bắt
hải sản của cư dân ở vùng này.
1
Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, Kaulen M.E (Chủ biên), Viện Hàn lâm Đào tạo cán bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch, Viện Văn hóa Nga (Bộ Văn hóa Liên bang Nga), H.: Cục Di sản Văn hóa, Người dịch: Đỗ Minh Cao, 2006.
5
Nhiều di tích lưu niệm cách mạng kháng chiến được xếp hạng đặc biệt quan
trọng ở nước ta hiện nay hoạt động như một bảo tàng. Mô thức hoạt động của các di
tích này là cùng với việc thực hiện những nguyên tắc về bảo tồn di tích, phục hồi
nguyên trạng di tích và bảo vệ khu vực cảnh quan còn được xây dựng những nhà
trưng bày bổ sung để phục vụ giáo dục và tham quan. Ví dụ như di tích Pác Bó (Cao
Bằng), Tân Trào (Tun Quang), Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Ngun), Khu di
tích TƯ Cục Miền Nam (Tây Ninh)… và nhiều khu di tích cách mạng, kháng chiến
của các tỉnh cũng được tiến hành tương tự. Những kinh nghiệm tích lũy được từ các
di tích này chẳng những là những bài học cho lý luận bảo tàng học nước ta nói chung
mà cịn cho cơng tác trưng bày nói riêng.
- Đặc điểm trưng bày của các bảo tàng loại hình lịch sử tự nhiên:
Các bảo tàng lịch sử tự nhiên bao gồm: bảo tàng lịch sử tự nhiên, bảo tàng
nhân loại học, địa chất, thiên văn, động vật, thực vật học, cổ sinh, nham thạch, sinh
vật biển…
Nội dung cơ bản trưng bày của các bảo tàng lịch sử tự nhiên là hiển thị một
hoặc nhiều bộ phận của giới tự nhiên, nói rõ quy luật biến hóa và phát triển của nó.
Hiện vật trưng bày là những tiêu bản, mẫu vật của giới tự nhiên.
Phương pháp trưng bày chủ yếu theo hệ thống phân loại của các bộ môn khoa
học tương ứng. Nội dung đề cập đến những vấn đề về môi trường sinh thái và mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên mà con người
đã và sẽ khai thác để tiến hành giáo dục tri thức bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Để xây dựng trưng bày về tự nhiên, người ta thường áp dụng phương pháp phân loại,
phương pháp sinh thái, phương pháp cảnh quan và vận dụng nhiều thủ pháp khoa học
kỹ thuật, quang học, màu sắc, cảnh tượng kết hợp lại để tái hiện bối cảnh tự nhiên và
sinh hoạt động thái của quần sinh vật để đưa ra tổ hợp thích ứng nhằm tạo ra sự đa
dung mạo, đa sắc thái của giới tự nhiên, từ đó người xem như có được cảm giác trước
bối cảnh sinh động ấy.
- Đặc điểm trưng bày của các bảo tàng loại hình nghệ thuật.
Các bảo tàng loại hình nghệ thuật có những bảo tàng về lịch sử mỹ thuật tạo
hình, bảo tàng nghệ thuật ứng dụng, bảo tàng nghệ thuật của một thời đại, một nhà
nghệ thuật nổi tiếng…
Nội dung chủ yếu của những bảo tàng này là thông qua các tác phẩm tạo hình,
phản ánh nghệ thuật đã trải quan của nhân loại, dân tộc và phát triển ý thức thẩm mỹ,
bản chất của cái đẹp để phục vụ giáo dục thẩm mỹ và tham quan thưởng ngoạn. Phạm
vi biểu hiện của nghệ thuật rất rộng, bao hàm những tác phẩm hội họa như màu nước,
màu dầu, bích họa, cơng nghệ hội họa; những tác phẩm điêu khắc phù điêu bao gồm
6
nhiều chất liệu khác nhau như: kim thuộc, đá, gỗ, xương, trúc, khắc vạch. Những tác
phẩm này bao hàm những hiện vật từ cổ đại đến những tác phẩm hiện đại hay ngoại
quốc… Vì thế, nội dung trưng bày có thể là tổng hợp, cũng có thể là một thời kỳ hoặc
một trường phái.
Đặc điểm cơ bản của các bảo tàng nghệ thuật là các hiện vật trưng bày là
nguyên bản (nguyên bản gốc), thông thường không dùng phục chế, hay sao chép và
yêu cầu của các phòng trưng bày địi hỏi rất cao về ánh sáng, ơn độ và độ ẩm.
- Đặc điểm trưng bày loại hình khoa học kỹ thuật.
Bảo tàng loại hình khoa học kỹ thuật xuất hiện những năm gần đây, bao gồm
các bảo tàng về lịch sử của một ngành khoa học kỹ thuật, giới thiệu q trình hình
thành và phát triển của ngành đó nhằm phục vụ nghiên cứu và giáo dục. Với hiệu quả
giáo dục đặc biệt nên dù mới xuất hiện nhưng loại hình này rất phát triển ở những
nước có nền kinh tế cao. Người ta xây dựng những bảo tàng về lịch sử một ngành
khoa học kỹ thuật hoặc một thời đại như bảo tàng hàng không, bảo tàng hàng hải,
giao thông, tàu hỏa…
Đặc điểm về trưng bày ở những bảo tàng này là các hiện vật đều là máy móc,
các bản thiết kế… trong q trình phát triển của đối tượng đó. Đồng thời, những máy
móc vẫn hoạt động được và khách tham quan có thể tham gia vào các hoạt động của
nó nên rất hấp dẫn người xem. Đặc điểm trưng bày đó là tính “diễn thị” phổ biến là
thực hiện trưng bày kết hợp “động” và “tĩnh”. Có thể nói đó là phương phát trưng bày
hiện đại hóa bảo tàng. Ngồi ra, người ta cịn áp dụng trong việc trưng bày công
xưởng được bảo tồn nguyên trạng hoặc các thôn làng của các dân tộc, các kiến trúc
dân thôn, các con đường, mương máng… mà người xem có thể tham dự vào các hoạt
động để hịa nhập với nền văn hóa đó.
Ở loại này, Trung Quốc có Bảo tàng kỹ thuật Bắc Kinh và ở Đài Bắc có Bảo
tàng Tự nhiên. Ngồi ra, ở Trung Quốc cũng có Bảo tàng Nơng nghiệp, Bảo tàng
Hàng khơng, Vũ trụ và Bảo tàng Than đá ở Sơn Tây, Thái Nguyên, Bảo tàng Trà ở
Hàng Châu. Ở Trung Quốc có trên 300 bảo tàng loại này.
6. Hiện vật trưng bày bao gồm:
Hiện vật bảo tàng và Hiện vật do bảo tàng làm ra.
6.1. Hiện vật bảo tàng trong trưng bày.
Chúng ta biết mọi nhận thức chân chính đều bắt nguồn từ nhận thức cảm tính
trực tiếp, nhưng thế giới bao la và có thể con người khơng thể trực tiếp nhận biết
được tất cả những gì trên thế giới. Cho nên phần lớn kiến thức có được là nhờ kinh
nghiệm gián tiếp hoặc do quá trình lịch sử để lại hoặc do con người đương thời cung
cấp. Nhưng nhìn một cách tổng quan thì khơng có một nhận thức nào có thể tách rời
7
nhận thức trực tiếp. Ví dụ: những cơng trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học lịch
sử địa chất, địa lý, sinh vật… viết về các di vật đó do họ trực tiếp khảo sát, nghiên
cứu. Những hiện vật bảo tàng đưa ra trưng bày là hiện vật được lựa chọn trong kho
của bảo tàng phù hợp với chủ đề trưng bày.
Có thể phân loại hiện vật bảo tàng để tiến hành trưng bày bao gồm:
6.1.1. Các hiện vật thể khối:
Là loại hiện vật có số lượng nhiều nhất trong tồn bộ kho cơ sở của bảo tàng.
Nó có vị trí quan trọng nhất vì tính khách quan của mình.
Những hoạt động của con người được vật thể hóa (hiện vật hóa), vì thế, những
hiện vật này chứa đựng những thông tin một cách khách quan theo một nghĩa rộng
nhất: tổ chức xã hội người; lối sống, kinh nghiệm thẩm mỹ, tơn giáo; đặc tính tâm lý
cảm xúc và thế giới nội tâm con người. Thông tin này được mã hóa một cách cơ bản,
bởi nó khơng “tự nói về mình” được, vì thế, việc khai thác thơng tin này địi hỏi
những phương pháp chun mơn thường rất tinh tế: chuyển từ “ngôn ngữ” đồ vật
sang bất kỳ một ngơn ngữ khoa học tự nhiên hay xã hội nào.
Có thể chia thành hai nhóm:
+ Nhóm các di tích văn hóa: là một mảnh, một bộ phận của một sự kiện, một
hiện tượng. Hiện vật có thể khối (vật thật) cho nhận thức trực tiếp cảm tính. Vì đó là
sản phẩm trực tiếp của con người quá khứ.
- Các công cụ sản xuất của các thời đại.
- Các đồ dùng sinh hoạt của các tộc người quá khứ hiện đại.
- Các loại vũ khí từ thơ sơ đến chiến tranh hiện đại.
- Các loại huân, huy chương.
- Các đồ tế tự.
Thành phần và chủng loại nhóm này rất phức tạp, chất liệu cũng phức tạp.
Trong nhóm này, đặc biệt chú ý đến hiện vật khảo cổ. Nhóm này là bộ phận quan
trọng trong các di tích văn hóa, vì nó là bộ phận không thể thiếu trong thành phần kho
cơ sở. Nó là nguồn sử liệu hầu như là duy nhất để nghiên cứu, xây dựng các phần
trưng bày ở các viện bảo tàng của thời kỳ lịch sử chưa có chữ viết.
+ Nhóm các di tích và mẫu vật về lịch sử tự nhiên:
Là những đối tượng tự nhiên trải qua những giai đoạn xử lý công nghệ cần
thiết, trở thành tiêu bản khoa học tự nhiên.
Có rất nhiều chủng loại có thể quy thành ba nhóm:
- Tiêu bản khơ.
- Các di vật cổ sinh học đó là xương các động vật tuyệt chủng hoặc các
động, thực vật hóa thạch.
8
- Các tài liệu về động, thực vật học: da thú, xương thú, côn trùng khô…
- Các mẫu về thực vật: Hoa quả khô, các giống cây, thân cây lát gỗ.
- Các loại quặng, đất, đá.
- Tiêu bản khoa học tự nhiên ẩm.
Là những đối tượng tự nhiên được bảo quản trong các bình lọ có dung dịch
được đóng kín.
- Tiêu bản siêu nhỏ.
Phục vụ cho nghiên cứu và học tập, có thể trưng bày nhưng phải sử dụng kỹ
thuật chuyên dùng.
Chủ yếu các nhóm này nằm ở phần thiên nhiên của các bảo tàng khảo cứu địa
phương và các bảo tàng lịch sử tự nhiên. Đặc điểm loại này dễ hư hỏng, vì vậy, người
ta phải tiến hành xử lý, bảo quản nó theo phương pháp khoa học trước khi chuyển
vào kho cơ sở của bảo tàng.
6.1.2. Các tài liệu chữ viết:
Các tài liệu chữ viết trong đó thơng tin về thực tiễn khách quan được thể hiện
dưới hình thức “ngơn từ” (ghi âm hoặc tượng hình) và được định dạng trên vật liệu
vật chất (trên giấy, da, lá, gỗ, đá, đất…) nhờ những ký hiệu văn tự (chữ hình vng:
tượng hình, chữ cái…)
Các tài liệu có chữ viết gồm rất nhiều loại khác nhau và được sản sinh qua
nhiều thời đại lịch sử khác nhau. Các tư liệu chữ viết ở nước ta có nhiều loại như chữ
Hán, Nôm, chữ Phạn, chữ Pháp, chữ của các dân tộc như Thái, Lào… và chữ quốc
ngữ. Các loại sách, báo (in bằng máy), tạp chí, truyền đơn (in thạch, rơnêơ, các bản in
cổ, các loại tài liệu chép tay).
Đặc điểm loại hiện vật chữ viết là tự nó nói lên phần nào nội dung (thơng tin
của nó). Chứng tỏ chính đó là một ưu điểm so với hiện vật thể khối (di tích câm).
Nhưng xét về nguồn thơng tin thì nó phản ánh khách quan và chân thực lịch sử phụ
thuộc vào quan điểm, lập trường của người viết. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng phải
hết sức thận trọng, có phê phán.
6.1.3. Các tác phẩm nghệ thuật:
Đó là những tư liệu trong đó thơng tin được mã hóa bằng hình tượng thị giác,
khơng lệ thuộc vào tính chất cơng cụ, nguyên liệu và phương pháp tạo dựng hình
tượng. Chúng là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học, thư tịch học lịch sử.
Môn nghiên cứu nghệ thuật (nghệ thuật học) nghiên cứu chúng với tư cách là
vật chuyển tải thông tin thẩm mỹ (những tác phẩm nghệ thuật), còn thư tịch học lịch
sử lại làm rõ thông tin xã hội hàm chứa trong tư liệu tạo hình (thế giới quan, đạo đức,
thẩm mỹ, lối sống – lịch sử, sự kiện…)
9
Cũng rất nhiều thể loại và chủng loại, chất liệu khác nhau và sản sinh trong
nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, người ta chia ra: mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật thực
dụng, điêu khắc.
Đặc điểm của loại hiện vật này là chúng phản ánh hiện thực bằng màu sắc,
hình tượng nghệ thuật, đường nét. Các nghệ sỹ đưa vào đó những suy nghĩ chủ quan.
Vì vậy, sử dụng chúng trong bảo tàng nhất là trong phần trưng bày cần phải rất thận
trọng.
6.1.4. Tư liệu động (dynamic): Các tài liệu phim ảnh, ghi âm, ghi hình.
Loại hiện vật này xuất hiện muộn hơn trong lịch sử, khoảng cuối thế kỷ XIX,
cùng với các phương tiện chụp ảnh, ghi âm… Thư tịch học nghiên cứu phương pháp
khai thác, giải mã, sử dụng trong hoạt động bảo tàng những thơng tin có trong tư liệu
này. Và nó nhanh chóng trở thành bộ phận quan trọng được sử dụng rộng rãi trong
các bảo tàng.
6.2. Các tài liệu, hiện vật bổ trợ (phụ trợ) trong trưng bày bảo tàng.
6.2.1. Các hiện vật có tính khoa học.
Đó là những tài liệu, hiện vật do bảo tàng làm ra do kết quả nghiên cứu khoa
học của bảo tàng hay của các cơ quan nghiên cứu khác mà bảo tàng sử dụng trong
trưng bày. Những tài liệu, hiện vật này bao gồm:
- Các tài liệu khoa học.
Là những tài liệu khoa học vì nó được bảo tàng tạo ra phục vụ cho trưng bày
nhưng việc tạo ra chúng phải dựa trên kết quả nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng.
Nhưng nó chỉ giữ vai trị bổ sung cho những hiện vật bảo tàng.
Các tài liệu khoa học gồm nhiều loại: biểu đồ, bản đồ, bản thống kê, sơ đồ…
Chúng có ý nghĩa quan trọng vì là tài liệu trực quan, dễ hiểu, giúp người xem có thể
tổng hợp các sự kiện hoặc quan hệ lẫn nhau giữa các sự kiện.
- Hiện vật làm lại chính xác.
Trường hợp đặc biệt trong trưng bày, người ta có thể dùng loại hiện vật này vì
những lý do sau: hiện vật gốc đó nằm trong kho bảo tàng khác hay cơ quan khác;
hiện vật đó gắn với tổng thể có một di tích bất động sản, khơng đưa về bảo tàng được;
những hiện vật độc nhất, hiếm có, dễ bị mất; hiện vật bằng những chất liệu quý và dễ
hư hỏng; trong điều kiện chiến tranh, cần bảo vệ hiện vật ở nơi an toàn; trong các đợt
triển lãm lưu động phải di chuyển, dễ hư hỏng hiện vật.
- Các hiện vật làm lại có tính khoa học các hiện vật .
Trong trường hợp các hiện vật gốc to quá, chúng chiếm nhiều diện tích trưng
bày, lấn át hiện vật khác, không thể đưa vào bảo tàng được, hoặc hiện vật gốc nhỏ
q, khó quan sát.Các hiện vật này địi hỏi phải giống hiện vật gốc về hình dáng, màu
10
sắc, trang trí. Nó khác các hiện vật làm lại chính xác hiện vật gốc là nó khơng địi hỏi
chính xác kích thước như hiện vật gốc. Có hiện vật phải thu nhỏ hay làm to ra tùy
theo yêu cầu trưng bày.
6.2.2. Các tài liệu, hiện vật có tính nghệ thuật sử dụng trong trưng bày.
Sở dĩ gọi là tính nghệ thuật bởi nó khơng phải là những tác phẩm sáng tác ngẫu
hứng của nghệ sỹ mà là cấu tứ nghệ thuật có căn cứ khoa học, do yêu cầu trưng bày
của bảo tàng. Tác phẩm vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Đó là sự tái
hiện các biến cố lịch sử, các phong cảnh hoặc một tập thể, một cá nhân bằng màu sắc,
hình tượng nghệ thuật, được bảo tàng tạo ra theo yêu cầu của phần trưng bày nhằm
minh họa cho một sự kiện, hiện tượng nào đó.
Khi nghiên cứu tiến hành loại này cần chú ý: các tác phẩm này khơng hồn
tồn theo ý muốn chủ quan của người sáng tác mà phải theo yêu cầu của bảo tàng. Nó
phải thể hiện được những nét bản chất nhất định của sự kiện, hiện tượng tác phẩm
cần miêu tả. Nó phản ánh tương đối chân thực hiện thực.
Một tác phẩm nghệ thuật dùng trong trưng bày muốn đạt kết quả tốt cần phải
bằng nghiên cứu về sự kiện, hiện tượng nhân vật cần miêu tả chính xác. Sự giúp đỡ
của bảo tàng cộng với tài năng sáng tạo của nghệ sỹ.
Kinh nghiệm cần nghiên cứu Đề cương xây dựng tác phẩm nghệ thuật về sự
kiện lịch sử gì? Nội dung nói được tư tưởng chủ đề tác phẩm, thời gian, không gian
xảy ra sự kiện các nhân vật chính, phụ để nghệ sỹ thể hiện đúng. Cần tham khảo
phong tục, tập quán, trang phục thời đại lịch sử đó cũng như thiên nhiên, cảnh quan
của địa điểm.
6.2.3. Các tài liệu viết (bản chữ) được dùng trong trưng bày.
Đó là những tài liệu chữ viết, lời văn làm sáng tỏ tư tưởng chủ đạo của phần
trưng bày hệ thống những vấn đề của phần trưng bày và làm nổi bật nội dung của
phần trưng bày.
Có thể chia ra làm ba loại theo mục đích của chúng: Các bài viết có tính chất
hướng dẫn; Các bài viết có tính chất mục lục; và các bản thuyết minh nhãn chú thích.
11
Hiện vật
Trưng bày
Hiện vật
bảo tàng
(Hiện vật
gốc)
Vật thể
khối
Tp nghệ
thuật
Ghi âm,
ghi hình,
hình ảnh
Tài liệu,
hiện vật
bổ trợ
Văn tự
TL có tính
khoa học
hoặc làm
lại chính
xác, làm lại
khoa học.
Tài liệu
có tính
nghệ
thuật
Bản chữ
7. Mối quan hệ giữa nội dung, mỹ thuật, kiến trúc, kỹ thuật trong trưng bày
bảo tàng.
Trong trưng bày bảo tàng, nhất là trưng bày của các bảo tàng hiện đại thì nội
dung, mỹ thuật, kiến trúc, kỹ thuật là bốn yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo
cho trưng bày bảo tàng thành công. Mối quan hệ giữa bốn yếu tố ấy là mối quan hệ
biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra sự thống nhất về nguyên tắc. Trong
mối quan hệ đó, nội dung ln ln là yếu tố hàng đầu, yếu tố đi trước giữ vai trò
quyết định. Muốn có một trưng bày bảo tàng vừa khoa học vừa hấp dẫn thì cơng tác
chuẩn bị khoa học cho trưng bày phải được đặc biệt coi trọng. Nội dung khơng những
quyết định ý nghĩa khoa học của chính nó, mà cịn quyết định ý tưởng, quy mơ và
12
giải pháp kiến trúc, quyết định giải pháp mỹ thuật và các loại hình nghệ thuật, quyết
định khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại cho trưng bày. Mối quan hệ giữa
nội dung – mỹ thuật – kiến trúc – kỹ thuật cần phản ánh một yêu cầu phối hợp ngay
từ đầu giữa các cán bộ khoa học với các họa sỹ nội thất, các kiến trúc sư và các kỹ sư
thiết bị kỹ thuật. Trong mối quan hệ này, vai trò chủ động thuộc về các cán bộ khoa
học – những người soạn thảo ra nội dung trưng bày bảo tàng, những người đề xuất ra
các yêu cầu về kiến trúc, mỹ thuật và kỹ thuật.
Sự phối hợp giữa bốn yếu tố đó càng sớm bao nhiêu, càng nhuần nhuyễn bao
nhiêu, các bước đi càng phù hợp bao nhiêu, thì càng đảm bảo cho trưng bày thành
công mỹ mãn bấy nhiêu.
II. Các phương pháp trưng bày
Chúng ta cần phân biệt trong khoa học có phương pháp luận và hệ phương
pháp. Phương pháp luận là phương pháp nhận thức khách quan. Hệ phương pháp là
tổng thể những nguyên tắc, cách thức, phương cách nhận thức các hiện tượng của
cuộc sống xã hội. Từ phương pháp luận mà hình thành các phương pháp khoa học
chung nhất và từ phương pháp chung ấy hình thành nên hệ thống phương pháp của
các ngành cụ thể. Bảo tàng học là một mơn khoa học cụ thể nên nó có đối tượng
nghiên cứu cụ thể và có phương pháp tiếp cận riêng. Các phương pháp khoa học
riêng biệt thường là phụ thuộc vào sự phát triển của ngành đó và trình độ khoa học
chung của loài người. Bảo tàng học và phương pháp trưng bày cũng vậy, nó được
phát triển và hồn thiện cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn của bộ
môn bảo tàng học. Trải qua quá trình đó, phương pháp trưng bày bảo tàng gồm các
phương pháp sau:
1. Phương pháp trưng bày theo hệ thống-phân loại (Sưu tập hiện vật gốc).
Phương pháp trưng bày theo hệ thống là phương pháp trưng bày đầu tiên của
bảo tàng. Nó dựa trên cơ sở phân chia các tài liệu, hiện vật theo hình thức bên ngồi
giống nhau, có mối quan hệ tuần tự, phản ánh sự phát triển theo lơ-gic hình thức, yếu
tố lịch đại được đặc biệt coi trọng, nhất là đối với loại hình bảo tàng lịch sử. Phương
pháp trưng bày theo hệ thống có ưu điểm giúp cho người thăm bảo tàng dễ hiểu, dễ
tiếp cận với từng hiện vật, từng sự kiện hay từng vấn đề.
2. Phương pháp trưng bày quần thể-đời sống thực.
Vào cuối thế kỷ XIX, các bảo tàng loại hình lịch sử xã hội bắt đầu trưng bày
những tổng thể hiện vật thể hiện mối liên hệ với cuộc sống thực tế. Chẳng hạn, người
ta trưng bày một ngôi nhà nhân dân, một góc xưởng sản xuất, một lị rèn cổ… với
tồn bộ nội dung của nó. Đặc biệt, với phương pháp này, các bảo tàng dân tộc học áp
dụng có hiệu quả nhất, thể hiện những tổng hợp có tính chất dân tộc. Những tổng hợp
13
này có thể xem như những vật trưng bày phức tạp, những khía cạnh của cuộc sống
được tập hợp lại trong một tổng thể có mối liên hệ với nhau (emsemble: tập hợp, toàn
vẹn, cùng nhau). Nhưng lúc này, người ta chưa xem phương pháp trưng bày quần thể
là hình thành một phương pháp cơ bản.
Vào những năm 1870-1880, người ta đã xây dựng những trưng bày chỉ có
những tập hợp có tính dân tộc học. Những bảo tàng đầu tiên ấy gọi là “những bảo
tàng dưới bầu trời tự do”. Khuynh hướng này đặc biệt phát triển ở vùng Scandinavơ.
Theo phương pháp này, người ta dời tất cả các ngôi nhà của các tầng lớp ở một vùng
khác nhau, cùng toàn bộ trang bị, tới một địa điểm. Sau đó, phát triển cao hơn, di
chuyển cả những lâu đài đồ sộ về một địa điểm khác nhau là bảo tàng.
Đầu thế kỷ XX, những cuộc trưng bày tương tự được gọi là trưng bày theo
chiều hướng lịch sử đời sống sau đó trở thành trào lưu mới trong lịch sử bảo tàng. Từ
đó chính thức ra đời phương pháp “trưng bày tổng hợp” hay “tập hợp”. Khâu chính ở
đây là những tổng hợp cần thiết đã được hình thành trong tự nhiên hoặc được xây
dựng lại. Phương pháp này được sử dụng trong bảo tàng tự nhiên, bảo tàng lịch sử,
bảo tàng dân tộc học và trưng bày khảo cứu địa phương. Bên cạnh phương pháp hệ
thống, tùy đặc điểm của từng loại hình bảo tàng mà sử dụng phương pháp này nhiều
hay ít. Trong lịch sử bảo tàng học được gọi là phương pháp “lịch sử đời sống”. Người
ta trưng bày từng mảng của đời sống sinh hoạt các giai cấp trong xã hội.
Phương pháp này phần nào nói được xu hướng của trưng bày, chú ý tới vật
chất của cuộc sống xã hội theo cách nhìn duy vật. Phần nào mối quan hệ giai cấp và
tư tưởng của thời đại, gợi sự chú ý của người xem, dễ hiểu và hấp dẫn.Nhưng nó biểu
hiện nhược điểm rất lớn: khơng thể hiện được tồn bộ cuộc sống xã hội trong mối
quan hệ phức tạp, đặc biệt là thể hiện được bản chát của xã hội với sự phát triển của
kinh tế lịch sử chính trị, xã hội và đặc biệt là đấu tranh giai cấp và mâu thuẫn giai
cấp.
3. Phương pháp trưng bày theo đề cương-chủ đề:
a. Phương pháp trưng bày theo đề cương là sự hoàn thiện của các biện pháp
trưng bày trước đó. Trưng bày theo đề cương là Phương pháp trưng bày có định
hướng, có kế hoạch, các tài liệu, hiện vật được trưng bày trong mối quan hệ này được
xây dựng trên cơ sở một bản đề cương. Bản đề cương đó được xây dựng phù hợp với
sự vận động và mối liên hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó sắp xếp tài
liệu, hiện vật cũng đặt trong sự liên hệ hữu cơ đó. Phương pháp trưng bày theo đề
cương là phương pháp áp dụng chung cho các loại hình bảo tàng. Phương pháp trưng
bày theo đề cương không thủ tiêu các phương pháp khác mà ngược lại, các phương
14
pháp đó trở thành một bộ phận, một yếu tố làm cho trưng bày bảo tàng thêm hấp dẫn,
phong phú và ngày càng nâng cao giá trị khoa học.
b. Nguyên tắc trưng bày theo đề cương
Để trưng bày của bảo tàng thực sự có giá trị về khoa học và giáo dục, thực sự
có tác dụng đối với đời sống của con người, trưng bày phải tuân thủ một số ngun
tắc có ý nghĩa phương pháp là:
1/Tính mục đích rõ ràng: Đòi hỏi nội dung trưng bày phải phù hợp nhũng
mục đích chung của sự nghiệp bảo tàng, tơn chỉ của bảo tàng. Đó là vì xã hội và xã
hội phát triển, tiến hành trưng báy nhằm phục vụ giáo dục khoa học, giáo dục phẩm
chất, nhân cách. Nghĩa là phục vụ những nhu cầu xã hội, phục vụ hệ tư tưởng chính
thống.
2/ Tính lịch sử: tơn trọng sự thật khách quan, theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
Có như vậy việc nghiên cứu, xem xét các hiện vật mới biện chứng, mới thấy
hết sự tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Mỗi sự kiện, hiện tượng đều có
hồn cảnh lịch sử cụ thể của nó, đều có một q trình phát sinh và phát triển. Nguyên
tắc này chống lại cách nhìn nhận và đánh giá lịch sử một cách siêu hình, phiến diện,
cắt xén lịch sử xuyên tạc quá khứ. Nguyên tắc này còn khắc phục các khuynh hướng
đơn giản hóa lịch sử, nặng về minh họa, không nghiên cứu một cách khoa học, đầy
đủ và sâu sắc từng sự kiện, hiện tượng, hay vấn đề; hoặc ngược lại là hiện đại hóa
lịch sử, làm mất đi tính chân thực của sự vật, hiện tượng, dẫn đến sự nhận thức sai
lệch, méo mó về lịch sử hay sự phát triển của tự nhiên.
3/ Tính hiện vật : các hiện vật bảo tàng được đưa vào trưng bày đều phải được
nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng.
Mỗi hiện vật bảo tàng phải là một nhân tố trong sự khám phá nội dung tư
tưởng của sự kiện, hiện tượng cần được giới thiệu. Mỗi tài liệu, hiện vật được đưa
vào trưng bày đều phải có mục đích rõ rang, có nhiệm vụ và có khả năng đưa đến cho
người xem những thông tin cần thiết. Mỗi hiện vật trưng bày đều phải bắt buộc đảm
bảo các yếu tố khoa học, phải được pháp lý hóa, đảm bảo các giá trị bảo tàng và giá
trị tài sản văn hóa quốc gia.
4/Nguyên tắc niên biểu hay biên niên sử: Niên biểu là việc trình bày các sự
kiện, hiện tượng theo một trục thời gian , theo các phân kỳ lịch sử .Dựa vào phân kỳ
lịch sử để tiến hành xây dựng hệ thống nội dung với các sự kiện lịch sử cần được
trình bày.
15
5/Ngun tắc tính giao tiếp: Ngun tắc này địi hỏi khi nghiên cứu xây dựng
trưng bày phải nghĩ tới người xem., đòi hỏi việc giao lưu giữa người xem trong một
khơng gian trưng bày nhất định.
6/ Phải có sự kết hợp ngay từ đầu và có những bước đi phù hợp giữa nội dung
với mỹ thuật và kiến trúc.
Trưng bày theo đề cương là phương pháp trưng bày phù hợp với khuynh hướng
phát triển và hiện đại hóa các trưng bày bảo tàng. Ngày nay, sự phát triển của mỗi
ngành khoa học khơng chỉ có tác dụng làm thay đổi bộ mặt của ngành khoa học đó
mà cịn có khả năng tác động và làm thay đổi về khả năng, cách thức, con đường phát
triển của các ngành khoa học liên quan khác. Trưng bày bảo tàng cũng vậy, muốn
luôn luôn đổi mới về phương pháp, đáp ứng được nhu cầu và trình độ dân trí phát
triển, tạo ra được những khả năng mới của mình thì bảo tàng khơng thể tách rời khỏi
sự phát triển chung mà trước hết là của mỹ thuật và kiến trúc. Phải biết tranh thủ, tận
dụng những thành quả mới của các ngành khoa học xã hội cũng như khoa học tự
nhiên vào công tác trưng bày bảo tàng.
Tóm lại, nguyên tắc trưng bày theo đề cương là:
- Tính mục đích rõ ràng, tính khoa học, tính lịch sử, tính hiện vật, tính giao tiếp
.
- Cách thức tiến hành: xem hệ thống trưng bày như một chỉnh thể, có cấu trúc
bên trong của nó, theo hệ thống nhỏ dần trên cơ sở hiện vật bảo tàng.
- Tính quy tắc của trưng bày theo đề cương là ứng dụng kết quả của khoa học
tương ứng với nội dung trưng bày và ứng dụng quy luật thẩm mỹ trong trưng bày.
- Trưng bày được tiến hành theo một trình tự từ khi bắt đầu đến hồn thành.
c. Cấu trúc trưng bày của phương pháp trưng bày theo đề cương.
Cấu trúc trưng bày chính là phương thức (quy cách) để bố trí các tài liệu, hiện
vật với nhau, đảm bảo sự sắp xếp đó giữ nguyên được các yếu tố liên hệ và tính hệ
thống của sự vật, hiện tượng.
Trưng bày bảo tàng là một chỉnh thể mà các yếu tố liên hệ và tính hệ thống có
sự ràng buộc lẫn nhau. Đó là một hệ thống tổ chức theo mạng nhỏ dần, nhằm làm cho
trưng bày chính xác, khúc chiết, khơng bị trùng lặp. Như vậy, cấu trúc trưng bày của
phương pháp trưng bày theo đề cương gồm:
- Xác định hệ thống trưng bày của bảo tàng.
- Phân chia hệ thống đó thành các đề mục (chủ đề).
- Phân chia các chủ đề (đề mục) thành các thành phần, các vấn đề (các phụ đề
và tiêu đề).
16
Nội dung trưng bày
Chủ đề
Phụ đề
Tiêu đề
Các vấn đề riêng biệt
Chủ đề
Chủ đề
Phụ đề
Phụ đề
Tiêu đề
Tiêu đề
Các vấn đề riêng biệt
Các vấn đề riêng biệt
Cùng với việc xây dựng cấu trúc trưng bày theo đề cương, một nội dung công
việc nữa cần được tiến hành là xây dựng bộ hiện vật trưng bày. Bộ hiện vật trưng bày
này được xác định theo nội dung trưng bày. Nó chính là cơ sở vật chất của trưng bày
bảo tàng. Bộ hiện vật trưng bày cũng được xây dựng theo từng chủ đề, từng phụ đề
và từng tiểu đề. Bộ hiện vật trưng bày được tiến hành đồng thời với quá trình sưu
tầm, xác minh và lựa chọn hiện vật cho kho cơ sở của bảo tàng.
III. Các giai đoạn của công tác trưng bày.
Phương pháp trưng bày theo đề cương đòi hỏi tổ chức tiến hành phải thật sự
khoa học, thật sự có hiệu quả. Mỗi một trưng bày đồng thời phải là một cơng trình
khoa học. Người ta chia q trình tổ chức trưng bày thành ba giai đoạn cụ thể là:
- Giai đoạn chuẩn bị khoa học cho trưng bày. (Giai đoạn thiết kế tổng thể nội
dung trưng bày
Đây là giai đoạn quan trọng có tính chất quyết định nội dung và chất lượng của
trưng bày. Đây là công việc chủ yếu của các cán bộ nghiên cứu và cán bộ bảo tàng
cũng như các ngành khoa học tương đương khác. Giai đoạn này vừa có ý nghĩa mở
đầu lại vừa có vị trí chi phối tất cả các giai đoạn sau từ nghiên cứu đề tài đến xây
dựng cấu trúc trưng bày, chi tiết hóa cấu trúc đó, lựa chọn hiện vật trưng bày và xây
dựng kế hoạch trưng bày bằng các đồ án.
- Giai đoạn hai là giai đoạn giải quyết kiến trúc mỹ thuật cho trưng bày. (Giai
đoạn thiết kế hình thức nghệ thuật trưng bày).
Trên cơ sở nội dung trưng bày được hình thành theo cấu trúc trưng bày, các cán
bộ nội dung cùng với các họa sỹ nội thất, các kiến trúc sư, các kỹ sư ở các lĩnh vực
17
liên quan như điện, nước, thơng gió, phịng cháy, thiết bị nghe nhìn… xây dựng đề án
mỹ thuật và thiết kế mỹ thuật và kỹ thuật. Đây là giai đoạn quan trọng giải quyết
những vấn đề thẩm mỹ cho trưng bày. Công việc của giai đoạn này chủ yếu là các
họa sỹ, các kiến trúc sư và kỹ sư thực hiện.
- Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn thi công trưng bày.
Giai đoạn này là tiến hành lắp đặt các thiết bị trưng bày và các phương tiện kỹ
thuật, đưa các hiện vật trưng bày vào vị trí theo cấu trúc và theo sự phân bố của các
bộ hiện vật trưng bày. Công việc này được tiến hành với sự phối hợp của các cán bộ
khoa học bảo tàng, các họa sỹ và các kỹ sư chuyên môn. Công việc cuối cùng của
giai đoạn này là vận hành thử, hiệu chỉnh và đưa trưng bày vào sử dụng.
Mỗi giai đoạn của trưng bày đều có vai trị và tầm quan trọng khác nhau. Kinh
nghiệm thực tiễn cho thấy rằng muốn tổ chức trưng bày tốt nhất, có hiệu quả nhất là
phải tiến hành các giai đoạn trên một cách tuần tự, nghiêm túc. Sự coi nhẹ, bỏ qua
hoặc sai sót ở bất kỳ một giai đoạn nào cũng sẽ gây ra sự vấp váp, xáo trộn trong quá
trình trưng bày và sẽ không tránh khỏi một hiệu quả trưng bày thấp.
Sau đây là các bước cụ thể của từng giai đoạn trưng bày bảo tàng.
1. Giai đoạn chuẩn bị khoa học cho trưng bày (Thiết kế nội dung trưng bày bảo
tàng).
Trong giai đoạn này, các bước chuẩn bị khoa học cho trưng bày đều phải được
thể hiện bằng văn bản. Giai đoạn này có thể chia thành năm bước như sau:
a. Xây dựng đề cương trưng bày (còn gọi là đề cương chính trị). Đây là văn
bản mở đầu cho tồn bộ q trình chuẩn bị khoa học cho trưng bày bảo tàng.
- Vậy đề cương trưng bày là gì?
Đó là văn bản có tính định hướng, quyết định về mục đích, quy mơ, phạm vi và
các bước tiến hành của một trưng bày bảo tàng. Xây dựng đề cương trưng bày là
cơng việc quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đối với bảo tàng. Các cán bộ được giao
nhiệm vụ này trước hết phải là các cán bộ có trình độ khoa học và nghiệp vu, đã được
trang bị những tri thức chung và những kiến thức cụ thể về bộ mơn khoa học đó.
Trước khi bắt tay vào soạn thảo văn kiện này, các cán bộ đó phải tiến hành một quá
trình nghiên cứu nghiêm túc, hệ thống các tài liệu có tính kinh điển về phương pháp,
đường lối và những quan điểm chính thống về các nội dung của đề tài sẽ thực hiện
trưng bày. Sau đó tiến hành nghiên cứu một cách công phu các nội dung của đề tài
trên tất cả các nguồn tài liệu, tư liệu khác nhau nhằm hình thành được một cấu trúc
nội dung về vấn đề sẽ được trưng bày trong bảo tàng. Cơng việc này có thể phải trải
qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học quốc gia hoặc chuyên
ngành… để rút ra được những kết luận khoa học nhất. Chỉ khi nào công tác nghiên
18
cứu tư liệu đạt được những yêu cầu cho phép thì việc xây dựng đề cương trưng bày
mới được bắt đầu.
- Tính chất của đề cương trưng bày:
Như trên đã trình bày, đề cương trưng bày là văn bản đầu tiên, có vị trí quyết
định lâu dài cho trưng bày và hoạt động phát triển của một bảo tàng. Vì vậy, đề cương
trưng bày là văn bản có tính cương lĩnh, pháp lý và khoa học. Tính cương lĩnh của
văn bản là phải thể hiện được khả năng khái quát tồn bộ cơng việc trưng bày từ bắt
đầu đến khi đưa vào hoạt động. Sự định hướng được toàn bộ nội dung khoa học và
những ý đồ kiến trúc nghệ thuật sẽ được thực hiện trong trưng bày bảo tàng. Và đó
phải trở thành nguyên tắc cho tất cả các cán bộ khoa học, họa sỹ, kiến trúc sư… phải
tuân theo. Tính pháp lý của văn bản được thể hiện ở chỗ: đề cương trưng bày phải là
một văn bản chính thức với đầy đủ các thủ tục pháp lý hành chính, phải được cấp có
thẩm quyền phê duyệt chính thức. Tính khoa học của văn bản thể hiện ở chỗ tính
phương pháp phải được quán triệt đầy đủ, phải xác định được hệ thống quan điểm
khoa học và nghệ thuật của trưng bày. Phần nội dung của văn bản phải phản ánh được
quá trình và những kết quả nghiên cứu đúng đắn, có chất lượng.
- Hình thức và nội dung của đề cương trưng bày.
Về hình thức: Đây được xem như một văn kiện có tính pháp lý nên về hình
thức cần ngắn gọn, rõ rang, các thành phần phải đầy đủ, bố cục phải chặt chẽ, câu chữ
mạch lạc, không rườm rà.
Nội dung của đề cương trưng bày bao gồm các mục sau đây:
1. Tên gọi của trưng bày,
2. Đặt vấn đề,
3. Mục đích và yêu cầu,
4. Phương châm,
5. Nội dung trưng bày,
6. Kế hoạch thực hiện và kinh phí (cũng có thể tách mục kinh phí thành một
mục riêng).
Nhìn chung, tất cả các mục đã được ghi trong đề cương trưng bày đều phải
được suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, phải được nghiên cứu công phu và chắc chắn. Đặc
biệt là mục nội dung trưng bày, có thể nói đây là mục khó nhất của bản đề cương. Chỉ
khi nào nắm được chắc, làm chủ được đối tượng trưng bày thì mới hình thành được
một cấu trúc nội dung trưng bày hợp lý. Sự nghiên cứu hời hợt, thiếu kiến thức về
nghiệp vụ và khoa học sẽ dẫn đến một cấu trúc thiếu chặt chẽ, khơng có khả năng
phản ánh và khơng có giá trị khoa học.
19
b. Xây dựng cấu tạo đề cương trưng bày (có thể gọi là cấu tạo đề cương mở
rộng).
Đây là văn bản tiếp theo của đề cương trưng bày. Nội dung của văn bản này là
sự cụ thể hóa phần nội dung trưng bày bao gồm tất cả các chủ đề đã được nêu ra
trong đề cương trưng bày bảo tàng. Văn bản này phản ánh được những kết quả
nghiên cứu của các cán bộ khoa học. Tất cả những vấn đề được xác định có trong
trưng bày đều được phản ánh trong văn bản cấu tạo đề cương trưng bày từ các chủ đề
đến các vấn đề riêng biệt cụ thể.
Nội dung và hình thức của văn bản này gồm:
“Tên gọi của cấu tạo đề cương trưng bày.
I. Tên gọi chủ đề.
A. Tóm tắt nội dung chủ đề.
B. Các nội dung chủ đề.
2. Phụ đề 1.
a. Tiểu đề 1.
- Vấn đề riêng biệt…”
Tiếp tục như vậy, văn bản được cụ thể đến nội dung cuối cùng của toàn bộ các
chủ đề trưng bày trong bảo tàng. Văn bản này là tài liệu hoàn chỉnh về cấu trúc nội
dung trưng bày của bảo tàng, nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra cho nội dung là
trưng bày những vấn đề gì? Đưa ra những sự kiện lịch sử cụ thể nảo?... Cấu tạo đề
cương trưng bày còn là văn bản thể hiện và khẳng định được mối quan hệ biện
chứng, mối quan hệ bên trong của trưng bày bảo tàng. Cấu tạo đề cương còn là cơ sở
định hướng cho việc sưu tầm và lựa chọn các hiện vật bảo tàng. Đây chính là hạt
nhân của phương pháp trưng bày theo đề cương.
c. Xây dựng kế hoạch đề cương trưng bày.
Kế hoạch đề cương trưng bày là bước cụ thể hóa của cấu tạo đề cương trưng
bày bằng việc dự kiến hiện vật trưng bày phù hợp với cấu tạo đề cương. Các hiện vật
trưng bày bao gồm cả các hiện vật bảo tàng và các hiện vật trung gian, được lựa chọn
theo cấu trúc trưng bày đã được hình thành trong bản cấu tạo đề cương trưng bày.
Nhiệm vụ của bước này bao gồm:
- Lựa chọn hiện vật gốc (Hiện vật bảo tàng).
Cơ sở của trưng bày là các hiện vật bảo tàng. Các cán bộ khoa học của bảo
tàng khơng chỉ nắm vững phương pháp luận mà cịn cần phải có những tri thức,
những hiểu biết rất cụ thể về từng hiện vật bảo tàng theo từng bộ, từng ngành mà
mình đang tiến hành nghiên cứu trưng bày.
20
+ Xác định rõ phạm vi đề tài, lựa chọn chính xác được các hiện vật có nội dung
và có những thông tin cần thiết phù hợp với nội dung trưng bày đã được xác định.
+ Trong quá trình lựa chọn phải tiếp tục nghiên cứu khoa học, nghĩa là lựa
chọn có phê phán, khơng máy móc, cứng nhắc, để hiện vật lựa chọn phải đảm bảo
những yếu tố nguyên gốc và điển hình.
+ Trong quá trình lựa chọn, đồng thời cũng phải làm rõ các hiện vật giữ vị trí
chủ đạo cho từng phần hoặc từng vấn đề cụ thể trong trưng bày.
Tất cả các hiện vật bảo tàng đã được lựa chon ở trong các kho của bảo tàng
hoặc qua các đợt sưu tầm, qua trao đổi ở các kho lưu trữ tư liệu, phim ảnh hoặc ở các
bảo tàng địa phương hay các nhà truyền thống, các khu lưu niệm… đều phải được
tiến hành ghi trên các phiếu hiện vật. Phiếu hiện vật thơng thường có quy cách 13 cm
x 18 cm, bằng giấy cứng, và gồm các cột mục như sau:
PHIẾU HIỆN VẬT
- Chủ đề:
- Phụ đề:
- Đặc điểm hiện vật:
Tên hiện vật
Chất liệu
Niên đại
Tiểu đề:
Kích thước:
Xuất xứ:
Ký
hiệu
kiểm kê:
- Đặc điểm nội dung:
Ngày
tháng
năm
Người lập
Cách ghi phiếu hiện vật: tên chủ đề, phụ đề và tiểu đề ghi đúng số thứ tự được
ghi trong bản cấu tạo đề cương trưng bày. Tên gọi của hiện vật ghi theo đúng tên đã
được ghi trong sổ kiểm kê của kho cơ sở. Đặc điểm nội dung ghi ngắn gọn, chính xác
những thơng tin về hiện vật đó, làm sao để nội dung này chính là nội dung sẽ sử dụng
để viết chú thích cho hiện vật.
- Nghiên cứu và xác định các hiện vật bổ trợ (hiện vật do bảo tàng làm ra).
Tỷ lệ giữa hiện vật gốc và hiện vật do bảo tàng làm ra do loại hình bảo tàng
quy định, nhưng đối với trưng bày dù là loại hình nào thì hiện vật gốc vẫn là cơ bản,
vẫn là cơ sở để khẳng định giá trị khoa học của một bảo tàng.
- Lập danh mục hiện vật dự kiến trưng bày và sơ đồ mặt bằng bố trí hiện vật
trưng bày.
Sau khi tiến hành lựa chọn được các tài liệu bảo tàng và nghiên cứu xác định
được các hiện vật bổ trợ, tiếp đó là việc lập danh mục các hiện vật dự kiến trưng bày.
Danh mục này được hệ thống hóa các hiện vật trưng bày (bao gồm hiện vật gốc và
hiện vật bổ trợ) theo các đề mục được cấu trúc trong cấu tạo đề cương trưng bày, các
21
hiện vật trưng bày được ghi tóm tắt nhưng đầy đủ các thông tin như tên gọi, nội dung,
xuất xứ, đặc điểm của hiện vật trưng bày. Cùng với bản danh mục là bản đồ mặt bằng
phân phối các đề mục trưng bày, thông thường tỷ lệ 1: 10, 1: 20, 1: 50 so với thực tế.
Ở bản sơ đồ này, các cán bộ khoa học và các họa sỹ sẽ đánh dấu vị trí các đề mục dự
định trưng bày, các tủ bục, các tổ hợp khơng gian hình tượng có diện tích lớn trong
trưng bày.
Như vậy, kế hoạch đề cương trưng bày chính là cấu tạo đề cương được phát
triển thêm bằng danh mục hiện vật dự kiến trưng bày và bản sơ đồ mặt bằng của các
tầng trưng bày có xác định vị trí trưng bày của các đề mục.
d. Xây dựng kế hoạch trưng bày.
Kế hoạch trưng bày là bước phát triển của kế hoạch đề cương một cách chi tiết,
cụ thể. Các hiện vật trưng bày được khẳng định phân phối vào các vị trí đã được xác
định. Công việc này nhằm giải quyết vấn đề hiện vật trưng bày ở đâu, vị trí và mối
quan hệ của nó như thế nào. Kế hoạch trưng bày là cơ sở cho những phác thảo kiến
trúc và mỹ thuật, cơ sở để xác định nội dung của quan điểm mỹ thuật và xây dựng
kịch bản trưng bày phục vụ cho việc sáng tạo nghệ thuật và thi công trưng bày ở các
giai đoạn sau.
Kế hoạch trưng bày gồm có:
+ Danh mục hiện vật trưng bày
+ Các dự án trưng bày.
- Danh mục hiện vật trưng bày là danh mục ổn định được xem xét và rút ra từ
bản dự kiến hiện vật trưng bày trong kế hoạch đề cương. Danh mục hiện vật trong kế
hoạch trưng bày là những hiện vật đã được lựa chọn, có đầy đủ các yếu tố khoa học
và các yếu tố pháp lý, đã được phân bố theo cụm vấn đề và được cụ thể trong các
diện trưng bày.
Bản danh mục này thường được làm trên giấy khổ to để có thể phân bố được
đầy đủ các cột mục sau đây:
1. Tên chủ đề (hoặc đề tài mà hiện vật được sắp xếp trưng bày).
2. Tên phụ đề
3. Tên tiểu đề (hoặc tổ hợp khơng gian hình tượng).
4. Tên gọi chính xác của hiện vật (có số thứ tự của hiện vật).
5. Loại hiện vật trưng bày (hiện vật gốc hay là hiện vật trung gian. Nếu là hiện
vật trung gian thì ghi rõ loại gì?).
6. Kích thước của hiện vật trưng bày (ghi rõ dài, rộng, cao, khối lượng, trọng
lượng, chất liệu, tình trạng bảo quản hiện tại).
22
7. Chỉ dẫn về vai trò của hiện vật (là hiện vật trung tâm hay hiện vật chủ đạo
của từng nội dung, từng vấn đề hoặc từng cụm vấn đề trong trưng bày).
8. Chỉ dẫn về vị trí của hiện vật (hiện vật thuộc diện trưng bày nào? Vách, đai,
tủ kính hay tuốc ni két…)
9. Xuất xứ của hiện vật (ghi rõ kho cơ sở, có thể kèm theo cả số kiểm kê ban
đầu của hiện vật).
10. Yêu cầu an ninh đặc biệt.
11. Một số đặc điểm chỉ định cho trưng bày như Slide, băng Video, chương
trình máy tính.
Bản danh mục này phải thể hiện được vị trí cụ thể của các hiện vật trưng bày
thuộc cụm vấn đề nào về nội dung và nằm ở diện trưng bày nào về giải pháp. Bản
danh mục này còn phải xác định được vai trò trọng tâm, chủ đạo của những hiện vật
trong cấu trúc trưng bày bảo tàng.
Nhiệm vụ thứ hai của bước xây dựng kế hoạch trưng bày là các dự án trưng
bày. Các dự án trưng bày trước hết là nhằm xác định được hệ thống đai trưng bày và
diện trưng bày. Nhiệm vụ của bước này phải trả lời câu hỏi: Hiện vật được trưng bày
ở đâu? Nghĩa là các tài liệu, hiện vật được chỉ định vị trí trưng bày cụ thể.
Đai trưng bày theo quan niệm thơng thường đó là diện nằm ngang suốt vách
tường thẳng đứng cách sàn từ 70 cm-80 cm và cao 170 cm, trên đó tiến hành trưng
bày các hiện vật, tài liệu chủ yếu. Nhưng ngày nay, theo sự phát triển của khoa học
bảo tàng quan niệm về đai trưng bày cũng mở rộng và phong phú hơn. Có nhiều giải
pháp về đai trưng bày đã được hình thành và ngày càng tỏ ra có ưu thế trong việc
trưng bày theo khuynh hướng hiện đại, nhất là đai trưng bày nhiều lớp.
Diện trưng bày cũng được xác định và cụ thể ở bước xây dựng kế hoạch trưng
bày này. Vậy diện trưng bày là gì? Đó là những nơi có thể nhận một số lượng hiện vật
trưng bày một cách hợp lý, phù hợp với nội dung của chủ đề hay vấn đề để tạo ra khả
năng cung cấp thông tin cho khách thăm quan bảo tàng. Thơng thường có ba diện
trưng bày chính: diện 1 là những vị trí quan trọng nhất, dễ trưng bày, dễ quan sát, có
khả năng di động từ nhiều hướng tới, gây được ấn tượng mạnh cho người xem. Diện
2 là những vị trí cịn lại của đai, gồm tủ vát sát tường và các bục thấp, tức các diện
còn lại của trần, sàn của tầng trưng bày. Diện 3 cịn gọi là diện kín. Đó là các an bum,
các tuốc ni két trưng bày các ảnh, tài liệu và các bản trích nhỏ… Cũng như khái niệm
về đai, diện trưng bày cũng khơng cịn bó hẹp trong khái niệm ấy nữa, mà với những
phong cách mới, người ta cịn có thể khai thác hoặc tạo ra các diện trưng bày khác
nữa và một khái niệm mới tổng hợp hơn nhưng lại linh hoạt hơn đang được làm quen
dần, đó là “khơng gian trưng bày”. Như vậy, các dự án trưng bày chính là xác định cụ
23
thể về đai, về diện trưng bày phù hợp với việc phân cụm các tài liệu, hiện vật trưng
bày và việc xác định các diện trưng bày phù hợp với cấu trúc trưng bày của nó.
Nhiệm vụ thứ ba của bước xây dựng kế hoạch trưng bày là xác định các hành
trình thăm quan của bảo tàng. Trên cơ sở sơ đồ bố trí mặt bằng của các tầng trưng
bày, xác định được hệ thống đai và các diện trưng bày, trên cơ sở vị trí các đề mục
trưng bày đã được xác định; thì đồng thời việc xác định các hành trình thăm quan
trong bảo tàng phải được nghiên cứu và hồn tất. Hành trình tham quan trong bảo
tàng là một yếu tố rất quan trọng để phát huy được tác dụng của trưng bày. Hành trình
tham quan có thể có một hoặc có nhiều, nhưng phải đảm bảo cho khách tham quan đi
hết được các phần trưng bày, tiếp cận được từng hiện vật trưng bày cụ thể, tạo điều
kiện cao nhất cho khách được tiếp thu một cách tự giác, đảm bảo cho dịng người
khơng bị ùn tắc, chồng chéo hoặc gián đoạn. Nguyên tắc chung xác định hành trình
tham quan là: bao giờ cũng phải bố trí dịng người đi từ trái sang phải, theo chiều
quay của kim đồng hồ.
Tất cả các dự án trưng bày bao gồm các giải pháp đai, xác định các diện trưng
bày, việc phân chia các cụm trưng bày và định vị cụ thể các hiện vật cũng như việc
xác định các hành trình thăm quan… đều phải được thể hiện trên các bản vẽ mặt
bằng, mặt cắt, các graphic, các maket… theo tỷ lệ phù hợp. Ở cung đoạn này, sự lao
động của cán bộ khoa học và các họa sỹ càng phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
Tóm lại, sản phẩm của bước xây dựng kế hoạch trưng bày bao gồm:
- Lập danh mục tài liệu, hiện vật trưng bày.
- Sơ đồ mặt bằng, mặt đứng trưng bày, biểu đồ trưng bày.
- Xác định hành trình tham quan.
e. Xây dựng kịch bản trưng bày tổng thể và cụ thể.
Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, bên cạnh các công đoạn như đã nêu
ở trên, người ta tiến hành xây dựng kịch bản trưng bày.
Kịch bản trưng bày được hình thành trên cơ sở bản kế hoạch trưng bày đã được
xây dựng hoàn chỉnh hoặc tiến hành song song với nó. Các chuyên gia kịch bản văn
học sẽ phối hợp với các cán bộ khoa học bảo tàng nghiên cứu và trao đổi kỹ lưỡng
bản kế hoạch trưng bày, bố cục lại thành các phần, các chương và các tiết để xây
dựng kịch bản trưng bày. Kịch bản trưng bày chỉ được phép mở rộng các nội dung
trưng bày và mở ra các khả năng đáp ứng thông tin của các hiện vật trưng bày-kịch
bản trưng bày không được làm thay đổi nội dung trưng bày, không được làm thay đổi
kết cấu trưng bày đã được soạn thảo. Kịch bản trưng bày có khả năng làm cho nội
dung trưng bày bảo tàng trở nên phong phú, hấp dẫn bởi tính chất văn học của nó.
Mở rộng nội dung trưng bày bằng cách trừu tượng hóa các vật thật, sự kiện cũng như
24
hiện tượng thật, làm cho khả năng tư duy là liên tưởng của con người được mở mang
và sự rung động cũng mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho khả năng sáng tạo của nghệ sỹ
trong việc tìm kiếm những hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao.
Kịch bản trưng bày bao gồm: Kịch bản tổng thể và kịch bản cụ thể. Kịch bản
tổng thể là kịch bản chung cho tất cả các nội dung trưng bày, đặt nội dung trưng bày
làm trung tâm và phát triển nó trong các mối quan hệ của sự vận động tự nhiên hoặc
của sự vận động xã hội, kịch bản tổng thể nhằm đưa trưng bày đạt đến trình độ cao
của sự tiếp cận chân lý. Kịch bản cụ thể là: Kịch bản cho những thành phần riêng
biệt, khai thác mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Kịch bản cụ thể thường
được đặt ra cho những vấn đề có tính chủ đạo, những cụm trọng tâm của trưng bày.
Và cũng có thể yêu cầu đó được đặt ra đối với từng sự kiện, từng hiện vật riêng biệt,
nhưng giữ vị trí quyết định trong cấu trúc trưng bày.
Kịch bản trưng bày được phân chia thành các tập, mỗi tập phù hợp với một
phần, một chủ đề hay một cụm vấn đề… tùy thuộc vào cấu trúc trưng bày và sự thống
nhất giữa cán bộ nội dung và các chuyên gia kịch bản.
Kịch bản trưng bày sau khi hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
sẽ trở thành văn bản chính thức phục vụ đắc lực cho các họa sỹ ở giai đoạn giải quyết
các vấn đề về kiến trúc và mỹ thuật và là tài liệu tham khảo cho cán bộ thuyết minh.
Tóm lại, kịch bản trưng bày là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị khoa học
cho trưng bày. Tuy nó cịn mới mẻ trong lý luận bảo tàng học, nhưng ngày nay, với
xu hướng hiện đại hóa các bảo tàng, kịch bản trưng bày đã và đang giữ được vị trí
xứng đáng của nó.
Tồn bộ các bước của giai đoạn thiết kế tổng thể nội dung trưng bày (giai đoạn
chuẩn bị khoa học) được thể hiện trên sơ đồ sau:
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHUẨN BỊ NỘI DUNG TRƯNG BÀY
1. Nghiên cứu thiết kế → Đề cương trưng bày
tổng thể nội dung trưng
(1)
bày
Trưng bày vấn đề gì?
6 tiêu chí
- Chưa nêu hiện vật.
- Thường gọi là bước lập
Đề cương trưng bày.
→ Cấu tạo đề cương
trưng bày (2)
2. Nghiên cứu thiết kế → Kế hoạch đề cương:
nội dung trưng bày.
(3)
→ Danh mục tài liệu, hiện
vật.
Cấu trúc nêu tới tiểu đề,
vấn đề.
Mỗi chủ đề có tóm tắt nội
dung.
25