LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập, hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cơ, gia
đình và bạn bè.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.
Hà Thị Huyền – người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và hồn thành khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong Ban giám hiệu, Phịng
Đào tạo, Bộ môn Điều dưỡng - trường Đại học Thăng Long đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành khóa luận.
Tơi xin cm n lónh o Trng Quc t Phỏp, Lycộe franỗais Alexandre
Yersin de Hanoi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
và thực hiện chun đề.
Tơi vơ cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Sinh viên
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NVYT
Nhân viên y tế
VTN
Vị thành niên
SKTT
Sức khỏe tâm thần
Thang Long University Library
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CÁC KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI VỊ THÀNH
NIÊN.. 3 1.1. Các giai đoạn phát triển............................................................ 3
1.1.1. Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên................................................. 4
1.1.2. Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên................................................ 4
1.1.3. Giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên................................................ 5
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên............................................. 6
1.2.1. Sự phát triển về mặt sinh lý............................................................... 6
1.2.2. Sự phát triển về mặt xã hội............................................................... 6
1.2.3. Sự phát triển của các quá trình nhận thức.......................................... 6
1.2.4. Sự phát triển nhu cầu........................................................................ 7
1.2.5. Sự phát triển nhân cách..................................................................... 7
1.2.6. Hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp................ 7
1.3. Các khó khăn về tâm lý thường gặp......................................................... 7
1.3.1. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn bè...................................... 8
1.3.2. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn khác giới........................... 8
1.3.3. Khó khăn trong việc tham gia sinh hoạt tập thể và tu dưỡng đạo đức 9
1.3.4. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với thầy cô giáo........................... 10
1.3.5. Băn khoăn, lo lắng về sự phát triển cơ thể và hình thức của mình ...
10 1.3.6. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ.............................. 11
1.3.7. Băn khoăn, lo lắng từ sự đánh giá của người khác về mình.............. 11
1.3.8. Khó khăn, vướng mắc trong học tập................................................ 12
1.3.9. Khó khăn nảy sinh khi suy nghĩ, ước mơ về tương lai của mình......12
1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến các khó khăn về tâm lý ở trẻ vị
thành niên..................................................................................................... 12
1.4.1. Do bản thân trẻ............................................................................... 12
1.4.2. Do gia đình..................................................................................... 14
1.4.3. Do nhà trường................................................................................. 16
1.4.4. Một số nhóm nguy cơ khác............................................................. 17
1.5. Hậu quả do tình trạng gặp khó khăn tâm lý kéo dài................................ 17
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TRONG HỖ TRỢ TRẺ....21
2.1. Vai trò của tư vấn tâm lý trong y tế học đường....................................... 21
2.2. Một số đặc điểm lưu ý khi giao tiếp với trẻ vị thành niên....................... 22
2.2.1. Nội dung chú ý khi giao tiếp........................................................... 22
2.2.2. Đảm bảo tính bí mật....................................................................... 23
2.2.3. Một số vấn đề liên quan tới pháp luật.............................................. 23
2.3. Hỗ trợ khi trẻ có khó khăn về tâm lý...................................................... 24
2.3.1. Tiếp cận để phát hiện các khó khăn tâm lý...................................... 24
2.3.2. Xác định những khó khăn tâm lý mà trẻ đang gặp phải................... 27
2.3.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ gặp khó khăn về tâm lý..................... 27
2.3.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe.............................................................. 29
2.3.5. Lượng giá....................................................................................... 31
KẾT LUẬN...................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thang Long University Library
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Lắng nghe và khuyến khích học sinh chia sẻ.........................................26
Hình 2. Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh..............................................29
Hình 3. Tổ chức hoạt động tập thể.....................................................................31
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hành trình phát triển và hồn thiện, con người sẽ trải qua nhiều
giai đoạn phát triển về cả thể chất và tâm lý. Với mỗi giai đoạn phát tiển sẽ
có những xáo trộn về tâm lý được xem là những khủng hoảng lứa tuổi
mang tính quyết định cho sự "lớn lên". Mổi người đều trải qua một hành
trình dài với những trải nghiệm thú vị, đương đầu với các biến cố, thách
thức, khó khăn mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân qua từng giai đoạn
phát triển nhất định. Sự đương đầu này sẽ là những thách thức giúp cho
mỗi cá nhân trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.Trong tồn bộ q trình phát
triển tâm lý cá nhân thì giai đoạn tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển
tâm lý rất phức tạp. Một giai đoạn mang tính bùng nổ và có phần nổi loạn
khi mà mỗi cá nhân chịu sự tác động cộng hưởng do những thay đổi về mặt
sinh lý cùng các tác động từ mơi trường xung quanh như: gia đình, nhà
trường, xã hội cùng các mối quan hệ từ các bạn đồng trang lứa. Sự thiếu
kém về kỹ năng ứng phó và thích nghi với môi trường cũng như sự hạn chế
trong các mối quan hệ xã hội mang tính hỗ trợ - nâng đỡ tâm lý làm cho cá
nhân trở nên khó khăn, vất vả hơn trong việc chấp nhận, ứng phó và vượt
qua các thách thức [7].
Ở các nước đang phát triển, việc hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm
thần (SKTT) của học sinh được tiếp cận toàn diện, đa khía cạnh, thực hiện
nhờ vào sự liên kết các nguồn lực nhà trường, gia đình và cộng đồng để tối
ưu hóa sự can thiệp. Trong khi đó tại Việt Nam, cơng tác này ở trong
trường học cịn rất rời rạc, non yếu. Ngay cả việc triển khai tư vấn tâm lý
trong các trường cũng đang gặp nhiều trục trặc, hầu như chưa được triển
khai, công nhận về mặt nhân sự và nhân viên y tế (NVYT) học đường
thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Alain Bentolila cho rằng:
những khó khăn tâm lý học đường của trẻ có thể liên quan đến đời sống
tình cảm của trẻ. Trẻ thường tìm đến phịng y tế để mong muốn được tạm
1
Thang Long University Library
nghỉ trong một bầu khơng khí tin tưởng, kín đáo và được tơn trọng, nằm
ngồi lớp học và những bài thi, bài kiểm tra. Điều này có thể khiến trẻ cảm
thấy dễ chịu hơn nhiều [13]. Chính vì thế, những người làm công tác y tế
học đường không chỉ cần kiến thức chuyên môn đa dạng, tinh tế trong giao
tiếp với học sinh, phụ huynh và giáo viên mà còn phải tinh ý để phát hiện
ra những vấn đề thực sự mà trẻ đang gặp phải. Từ đó để có thể ứng xử cho
phù hợp, hỗ trợ và theo dõi từng vấn đề ở trẻ [2], [13]. Xuất phát từ thực tế
đó, chuyên đề này đề cập tới các nội dung chính sau:
1. Các khó khăn về tâm lý của lứa tuổi vị thành niên.
2. Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó
khăn về tâm lý.
2
CHƯƠNG 1
CÁC KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Tuổi vị thành niên là giai đoạn tính từ lúc bắt đầu của tuổi dậy thì cho
tới khi chấm dứt sự phát triển của cơ thể, theo quy định được tính từ 10 tuổi
đến 19 tuổi [20]. Trong giai đoạn này, sự phát triển về thể chất không thích
ứng với sự phát triển về nhận thức, xúc cảm, tâm lý, hành vi,chính vì vậy tự
bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không
hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu
quả đáng tiếc [11]. Cũng trong giai đoạn này, trẻ vị thành niên nảy sinh các
vấn đề liên quan tới sinh hoạt tình dục, thiết lập các chuẩn mực đạo đức
một cách độc lập, xây dựng mối quan hệ với bạn khác giới và có thể quyết
định sống dời cha mẹ.
Theo điều tra quốc gia về nguy cơ của nhóm tuổi trẻ ở Mỹ cho thấy,
các vấn đề sức khỏe liên quan tới hành vi trong nhóm tuổi này bao gồm: có
thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, những xung
đột hay bạo lực mang tính cá nhân, xuất hiện ý tưởng và hành vi tự tử, sử
dụng rượu, hút thuốc lá và chất gây nghiện.
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so
với hiện thực, bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tự khẳng định mình thơng qua
việc tự lựa chọn kiểu tóc, cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ, sở thích
riêng…..và giữa trẻ với bố mẹ bắt đầu có những khoảng cách đầu tiên. Vì
vậy, thường xuyên quan tâm đến những người xung quanh trẻ, quan tâm
đến những hoạt động của trẻ là việc làm hết sức cần thiết với các em trong
độ tuổi này.
1.1. Các giai đoạn phát triển
Sự phát triển bình thường ở độ tuổi vị thành niên chia thành 3 giai
đoạn với những đặc điểm riêng biệt về phát triển thể chất, xã hội và nhận
thức. Hiểu biết về về những đặc điểm bình thường cho từng giai đoạn sẽ
3
Thang Long University Library
giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi thích hợp và tập trung vào những vấn đề
sức khỏe ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển.
1.1.1. Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (từ 11 – 14 tuổi)
Đặc điểm phát triển thể chất : thay đổi về cơ thể rất nhanh đôi khi khiến
trẻ không hiểu là liệu việc thay đổi như vậy là có bình thường khơng ?
Những vấn đề này đôi khi khiến trẻ xuất hiện lo âu. Giai đoạn này nữ
thường quan tâm tới những vấn đề liên quan tới trọng lượng cơ thể, chế độ
ăn kiêng và nam thì quan tâm nhiều tới lịng tự trọng gắn với sự phát triển
về thể chất và sự gây ấn tượng với bạn bè cùng lứa nên trong giai đoạn này
nếu trẻ nào phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng lớp thì sẽ dễ dẫn đến sự
tự ti. Trong giai đoạn này, những vấn đề cần phải hỏi khi phỏng vấn sẽ liên
quan tới sự xuất hiện kinh nguyệt, mộng tinh, sự phát triển của ngực…
nhưng khi đặt các câu hỏi này cần tế nhị và thận trọng.
Đặc điểm phát triển mang tính xã hội: trong giai đoạn này, vai trò của
các bạn cùng lứa tuổi tăng trong khi vai trị của gia đình giảm. Tình bạn lý
tưởng thường xuất hiện trong cùng giới. Do sự tị mị về phát triển giới tính
nên trong giai đoạn này dễ dẫn đến thử quan hệ tình dục, cũng có thể xuất
hiện tình dục đồng giới.
Đặc điểm phát triển về nhận thức : có sự chuyển đổi từ tư duy cụ thể đến
tư duy trừu tượng. Do kinh nghiệm và cảm xúc đóng vai trị quan trọng
trong việc đưa ra quyết định nên chỉ tăng cường nhận thức trong giai đoạn
này thường khơng đủ để phịng trẻ khơng quyết định hành động một cách
bốc đồng.
1.1.2. Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên (từ 15 – 17 tuổi)
Đặc điểm phát triển thể chất : trong giai đoạn này, sự phát triển về thể
chất vẫn tiếp tục duy trì và phát triển này thường hoàn thành vào cuối giai
đoạn này.
Đặc điểm phát triển mang tính xã hội : giai đoạn này được đặc trưng bởi
tăng tính độc lập và sự tự chủ. Chính do điều này nên bạn bè đồng lứa đóng
4
vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với gia đình và do vậy đối với một số
gia đình sẽ xuất hiện sự xung đột giữa trẻ và cha mẹ. Giai đoạn tuổi này
cũng là giai đoạn mà nhiều trẻ thử hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất gây
nghiện. Cũng do muốn thể hiện tính khơng bị đánh bại và bốc đồng nên
cũng trong giai đoạn này tỷ lệ tai nạn, tự tử và xung đột mang tính cá nhân
cao hơn nữa, tỷ lệ xuất hiện hành vi tự tử do những mâu thuẫn liên quan tới
thất bại trong tình u cũng cao. Mặc dù xuất hiện các nhóm « fan » có
cùng chung sở thích về âm nhạc, kiểu tóc, … nhưng trẻ vẫn muốn có những
dấu ấn mang tính chất cá nhân.
Đặc điểm phát triển về nhận thức : trẻ đưa ra những lý lẽ và những quan
điểm để bảo vệ mối quan hệ mang tính cá nhân và có sự đồng cảm của các
cá thể trong cùng nhóm. Cũng trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu quan tâm tới
việc đánh giá kế hoạch hướng nghiệp trong tương lai. Do vậy, những cá thể
nào học hành thua kém bạn bè sẽ dễ dẫn đến sự lo lắng, không có định
hướng và dễ sa ngã vào việc sử dụng rượu, chất gây nghiện. Vì vậy, nên
xây dựng những hướng dẫn mang tính thực hành để tăng cường và xây
dựng lòng tự trọng ở trẻ.
1.1.3. Giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên ( từ 18 – 24 tuổi)
Đặc điểm phát triển thể chất : trong giai đoạn này, sự phát triển về cơ thể
dường như đã dừng lại nhưng trong suy nghĩ thì vẫn tiếp tục quan tâm tới
hình thể bên ngồi.
Đặc điểm phát triển mang tính xã hội : nếu sự phát triển diễn ra bình
thường cùng với sự hỗ trợ tích cực của gia đình, nhà trường và bạn bè thì
sự phát triển cá nhân sẽ tương đối hoàn thiện trong giai đoạn này. Trong
những năm cuối của giai đoạn này, thời gian chính sẽ được sử dụng để tìm
kiếm và xây dựng mối quan hệ vợ chồng.
Đặc điểm phát triển về nhận thức : hy vọng vào việc đào tạo nghề nghiệp
là đặc điểm mấu chốt trong giai đoạn này.
5
Thang Long University Library
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên
1.2.1. Sự phát triển về mặt sinh lý
Ở giai đoạn này, nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng rất
nhanh, có sự thay đổi rất lớn các tố chất về thể lực như sức mạnh, sức bền,
sự dẻo dai; tư duy, ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí phát triển. Giai
đoạn này cũng bắt đầu từ những khủng hoảng của thời kỳ phát dục và tiến
tới dần ổn định hơn, cân bằng hơn. Quá trình dậy thì ở các em có thể khơng
giống nhau [1].
1.2.2. Sự phát triển về mặt xã hội
Ở gia đình: lứa tuổi này có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người
lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình,
các em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn, đồng thời nếp sống của gia
đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới bộ mặt tâm lý của lứa
tuổi này.
Ở nhà trường: lứa tuổi này ý thức được mình đang đứng trước
ngưỡng cửa của cuộc đời nên thái độ tự giác của các em tăng lên, vì vậy
hoạt động học tập mang ý nghĩa rõ ràng.
Ngoài xã hội: hoạt động giao tiếp của lứa tuổi này phát triển mạnh,
vai trò xã hội và hứng thú xã hội ngày càng được mở rộng về số lượng và
chất lượng [2], [19].
1.2.3. Sự phát triển của các q trình nhận thức
Tri giác: tri giác có mục đích đã đạt đến mức độ cao nhất. Quan sát
có mục đích có hệ thống và tồn diện hơn. Tuy nhiên do kỹ năng, kỹ xảo
còn thiếu nên quan sát thường phân tán, vội vàng rút ra kết luận khi chưa
đủ dẫn chứng cần thiết.
Trí nhớ: ghi nhớ có lơgic, có chủ định phát triển mạnh và giữ vai trò
chủ đạo trong hoạt động nhận thức.
Sự chú ý: năng lực chú ý phát triển, tính lựa chọn của chú ý và tính
ổn định của chú ý ngày càng phát triển.
6
Tư duy: khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập
sáng tạo, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Tuy nhiên hoạt
động tư duy của các em cịn thiếu tính độc lập, chưa chú ý phát huy hết
năng lực độc lập suy nghĩ, vội vàng kết luận theo cảm tính.
Tưởng tượng: tưởng tượng sáng tạo và tái tạo đều phát triển nhưng
tưởng tượng sáng tạo dần dần chiếm ưu thế hơn [2], [19].
1.2.4. Sự phát triển nhu cầu
Nhu cầu giao tiếp: quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so
với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn.
Nhu cầu xác định vị trí xã hội: đây là sự thể hiện nhu cầu tự khẳng
định, các em địi hỏi xã hội cơng nhận các quyền lợi nghĩa vụ xã hội của
mình[2], [19].
1.2.5. Sự phát triển nhân cách
Sự phát triển của tự ý thức: là một đặc điểm nổi bật trong sự phát
triển nhân cách của lứa tuổi này, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
tâm lý.
Sự hình thành thế giới quan: lứa tuổi này quyết định sự hình thành
thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc
và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người [2], [19].
1.2.6. Hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp
Ở lứa tuổi này đã có kế hoạch cuộc đời nhưng cịn mơ hồ và thường
lẫn với ước mơ. Các em nêu ra được lý do chọn nghề và hiểu biết về yêu
cầu của nghề nhưng còn phiến diện chưa đầy đủ [19].
1.3. Các khó khăn về tâm lý thường gặp
Phụ huynh ngày nay thường chỉ chú trọng vào việc học của con,
chưa trang bị cho con những kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống,
lại bao bọc con một cách quá mức, khơng cho con cơ hội tự lập. Vì thế, các
em bối rối, lo lắng trước những tình huống mới mẻ, không biết cách giải
quyết, hoặc giải quyết theo suy nghĩ chưa phù hợp. Các triệu chứng rối
7
Thang Long University Library
loạn của cơ thể là những thông điệp của các em về khó khăn mà mình gặp
phải.
1.3.1. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn bè
Những biến đổi tâm lý đặc trưng, thường thấy của giai đoạn này là
trẻ nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm sốt của
gia đình, hay phê phán cha mẹ, nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngồi gia
đình, hướng tới những người bạn đồng lứa và do vậy trong một số gia đình
sẽ xuất hiện xung đột giữa trẻ và cha mẹ. Tuổi này có nhu cầu đặc biệt về
tình bạn, cảm nhận được những tinh tế trong tình bạn nhưng trẻ vẫn muốn
có những dấu ấn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, lứa tuổi này nhiều xúc
cảm, dễ xúc động, khó kềm chế xúc cảm bộc phát, dễ bị tổn thương, trạng
thái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắt vui rồi lại thoắt
buồn, dễ bị kích động (dễ nổi nóng, dễ chán nản, tủi thân),những thất bại
nho nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ có cảm xúc và hành
vi tiêu cực [2]. Mặt khác, theo nhận xét của nhiều thầy cô giáo, trong guồng
quay nhanh của xã hội, cùng với việc học sinh năng động hơn thì tình bạn
của các em cũng trở nên năng động, mạnh mẽ, táo bạo, mang tính thực tế
nhiều hơn. Đây là những đặc điểm khiến cho tình bạn của vị thành niên đôi
khi mang màu sắc vụ lợi, bạo lực, thiếu chân thành và giảm sự bền chắc
[9]. Một tình bạn tốt cần có những đặc điểm sau:
-
Có sự phù hợp về xu hướng
- Có sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau
- Có sự chân thành, tin cậy, có trách nhiệm cao với nhau
- Có sự cảm thơng sâu sắc với nhau
- Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc nhưng vẫn
giữ được sự thắm thiết.
1.3.2. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn khác giới
Đây là lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu đương, dễ rung động
trước người bạn khác giới.Tình bạn khác giới có thể là khởi điểm cho quá
8
trình chuyển thành tình u sau này mặc dù nó chưa phải là tình u, bắt
đầu có nhu cầu về sự hấp dẫn tình dục, nhưng cũng dễ ngộ nhận, nhầm lẫn
giữa tình bạn với tình yêu. Tuổi VTN với những mối quan hệ khác giới đầu
tiên có thể chịu ảnh hưởng của những tác động tiêu cực, ví dụ như bị thất
bại ở những quan hệ đầu đời có thể làm cho lòng tự tin bị suy giảm; bị ảnh
hưởng xấu của bạn bè, làm biến đổi vai trò giới đã hình thành từ trong quá
trình giáo dục của gia đình, do sự tị mị về phát triển giới tính nên giai
đoạn này có thể xảy ra quan hệ tình dục… [2], [19]. Mặc dùvậy, tình bạn
khác giới vẫn được xem là có tác dụng tích cực như:
-
Tăng cường lòng tự tin
-
Nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội
-
Khẳng định bản sắc và vai trò giới
-
Phát triển những kỹ năng để hịa hợp
-
Hiểu biết những đặc tính tâm lý và những nhu cầu riêng của bạn.
1.3.3. Khó khăn trong việc tham gia sinh hoạt tập thể và tu dưỡng đạo
đức
Một số nghiên cứu về các khó khăn tâm lý của vị thành niên tại Hà
Nội cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh cảm thấy khó khăn là do
trong tập thể lớp các em chưa hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau, chưa có sự
tương xứng giữa phạm vi kết bạn và nhu cầu kết bạn mạnh mẽ của các em.
Chính điều này dẫn đến việc nhiều em khó hòa đồng vào các hoạt động tập
thể và các thành viên trong lớp không giúp đỡ được nhau trong học tập,
trong cuộc sống [9], [10]. Những trẻ thiếu sự gắn kết với tập thể lớp hoặc
sẽ chọn kết bạn không cùng lớp hoặc bị bỏ rơi mà sa vào nghiện chơi
game, nghiện chất… Nghiên cứu trên thử đưa ra can thiệp là tổ chức các
hoạt động cùng nhau, các sinh hoạt tập thể theo chủ đề (thảo luận phương
pháp học, hoạt động văn nghệ - thể thao chung, tổ chức kỷ niệm ngày
20/11, 8/3, 26/3…, chúc mừng sinh nhật cho các bạn trong lớp, giúp bạn có
9
Thang Long University Library
hồn cảnh khó khăn…) và thấy kết quả thay đổi rất rõ rệt: tỷ lệ học sinh
chọn bạn cùng lớp tăng lên, các thành viên hướng đến nhau nhiều hơn.
Điều này cho thấy, nếu được hoạt động cùng nhau, được thu hút vào các
sinh hoạt tập thể đòi hỏi sự hợp tác cùng nhau, các em sẽ hiểu nhau và gắn
bó với nhau hơn. Măt khác, nhờ hoạt động nhóm, các em có điều kiện bày
tỏ, chia sẻ suy nghĩ, quan điểm riêng, biết lắng nghe suy nghĩ của các bạn
khác, tạo nên sự đồng cảm và cùng giúp nhau hoàn thiện bản thân, xây
dựng tập thể đoàn kết [9].
1.3.4. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với thầy cơ giáo
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ, thầy cơ giáo là hình mẫu
lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi vị thành niên trẻ bắt đầu thay đổi trong
cách nhìn nhận, mặt khác do ít trải nghiệm, kiến thức xã hội chưa phong
phú nên sự đánh giá người khác của các em có thểmang tính cực đoancứng nhắc. Những thầy cô được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin
tưởng, u q, thích hồn thành nhiệm vụ người đó giao phó và tỏ rõ thái
độ ngược lại với những người mà các em phát hiện ở họ có những lời nói
hành động mà các em cho là không đúng, không tốt. Tuy nhiên, theo các
em, những vấn đề nảy sinh trong cách ứng xử với thầy cơ giáo thường ít
gặp [11].
1.3.5. Băn khoăn, lo lắng về sự phát triển cơ thể và hình thức của mình
Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, thay đổi về cơ thể rất nhanh,
đôi khi khiến trẻ không hiểu là liệu việc thay đổi như vậy có bình thường
hay khơng? Đặc điểm phát triển rõ nhất của vị thành niên là dấu hiệu dậy
thì. Giai đoạn này nữ thường quan tâm đến trọng lượng cơ thể, chế độ ăn.
Trẻ nam thì quan tâm đến lịng tự trọng, hành vi thể hiện sự can đảm vì nó
gắn liền với sự phát triển thể chất, do đó nếu trẻ nào phát triển chậm hơn
các bạn thì dễ dẫn tới sự tự ti [2].
10
1.3.6. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ
Mâu thuẫn liên quan đến học hành, chọn bạn, chọn nghề: Con cái có
ý riêng muốn tự quyết định, cịn cha mẹ lại có những nhận định, quyết định
khác, hai bên chưa thuyết phục được nhau.
Những va chạm trong cách đối xử hàng ngày: Con cái có thiếu xót
trong cách đối xử với cha mẹ, ông bà, anh em trong nhà. Hoặc cha mẹ độc
đốn, đối xử khơng cơng bằng giữa các con… Cha mẹ tùy ý quyết định
việc có liên quan đến con cái, không bàn bạc, không lắng nghe ý kiến hợp
lý của con. Nhiều va chạm xảy ra do lời nói nặng nề, cử chỉ, thái độ thô bạo
của cha mẹ, hoặc vô lễ, hỗn láo của con cái, mặc dù chuyện xảy ra chẳng
có gì quan trọng, làm cho khơng khí trong gia đình trở nên căng thẳng.
Những va chạm do việc làm, hành động của con cái, làm đảo lộn thói
quen, nếp sống của gia đình, khiến cha mẹ từ khó chịu đến mắng mỏ, trừng
phạt. Ví dụ sống mất trật tự, bừa bãi, thói xấu, tham lam, hay ganh tị… Có
những trường hợp cũng do cá tính khác nhau của cha mẹ và con cái. Ví dụ
người nói nhiều, người nói ít, tác phong nhanh nhẹn mâu thuẫn với tác
phong chậm chạp, hoặc do sở thích khác nhau trong ăn uống, vui chơi, giải
trí…
1.3.7. Băn khoăn, lo lắng từ sự đánh giá của người khác về mình
Trẻ vị thành niên có sự tự ý thức phát triển mạnh nên thường nhạy
cảm với những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân. Chẳng hạn
như nhận xét của thầy cô giáo về kết quả học tập và rèn luyện, nhận xét của
bạn bè về các sở thích cá nhân, về hồn cảnh gia đình… Ðiều xảy ra đối
với trẻ vị thành niên là trẻ không phân biệt được phải trái, ngay cả khi nghe
điều người khác nói xấu, trẻ cũng cho đó là đúng hoặc ngược lại. Lời nhận
xét đó sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ về sau của trẻ đối với xã hội
[19].
11
Thang Long University Library
1.3.8. Khó khăn, vướng mắc trong học tập
Bước vào thời kỳ này, các em phải tiếp nhận một cách thức dạy và
học khác căn bản so với trước. Cùng một lúc các em chịu sự giảng dạy của
nhiều thầy cô khác nhau về trình độ, đặc điểm nhân cách, hành vi, cách
giao tiếp… Thêm vào đó, số mơn học, số giờ học tăng lên nhiều tạo thành
áp lực cho trẻ, hình thành nên mơn học “hay” và “khơng hay”. Những khó
khăn, vướng mắc trong học tập mà trẻ thường gặp là nội dung học quá tải,
phương pháp học tập mới lạ, sự thay đổi thường xuyên của việc thi cử và
thời gian học thêm quá nhiều [11].
1.3.9. Khó khăn nảy sinh khi suy nghĩ, ước mơ về tương lai của mình
Ở giai đoạn đầu của tuổi VTN, hầu như trẻ chỉ quan tâm đến hiện tại
hoặc tương lai gần nên các khó khăn kớn chưa xuất hiện. Đến giai đoạn
giữa trở đi, trẻ bắt đầu hướng đến hứng thú về nghề nghiệp và phát triển sự
sáng tạo và dần tiến đến định hướng cho tương lai, suy nghĩ về vai trị của
mình trong cuộc sống. Q trình này chịu sự tác động rất lớn từ các bậc cha
mẹ. Cha mẹ thường đặt kỳ vọng quá lớn vào con cái. Ai cũng muốn cho
con mình học giỏi, đỗ đạt cao và cuối cùng là có một cơng việc tốt nhưng
đơi khi kết quả ấy không phải là mơ ước của trẻ. Điều này khiến trẻ mâu
thuẫn trong việc chọn lựa giữa đường đi theo mơ ước của cá nhân và con
đường mà cha mẹ quyết định. Hoặc đôi khi dù cha mẹ khơng can thiệp
nhiều vào sở thích, mơ ước của trẻ nhưng lại thiếu sự định hướng, hướng
dẫn từ gia đình và nhà trường khiến trẻ thiếu thơng tin và mất phương
hướng [10], [11].
1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến các khó khăn về tâm lý ở
trẻ vị thành niên
1.4.1. Do bản thân trẻ
Do sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, chính vì vậy từ
bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn, trẻ thường có xu hướng tự
đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, bộc lộ khuynh hướng tự khẳng
12
định mình nên có tác phong, cử chỉ, sở thích riêng… và do đó dễ bị tác
động từ những người xung quanh.
Vì lực học kém hơn nên trẻ khó theo kịp bài so với các bạn dù có cố
gắng. Từ đó trẻ có tâm lý chán nản, xin vào phịng y tế để trốn bài kiểm tra,
để được nghỉ ngơi, hoặc được về nhà.
Bản thân trẻ có khuynh hướng giới tính khác biệt (đồng tính): Đây là
một vấn đề vẫn còn rất nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi, mặc dù đã được
biết đến từ lâu. Rất nhiều nhân viên y tế cũng như nhà tư vấn thực sự cảm
thấy lúng túng và không đủ tự tin khi giao tiếp cũng như khi hỗ trợ cho
nhóm bệnh nhân này.Nhiều giả thiết cho rằng, mơi trường gia đình, sự
chăm sóc, cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung
quanh là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của hiện tượng này.
Trong nghiên cứu “trẻ em đường phố đồng tính, song tính, chuyển giới tại
thành phố Hồ Chí Minh”, hầu hết các em đều cho biết mình bắt đầu có cảm
xúc với người cùng giới khi bước vào giai đoạn vị thành niên. Đối với
nhiều đồng tính nam tham gia nghiên cứu này, phải đến giai đoạn dậy thì
các em mới nhận ra mình có cảm xúc mạnh với người cùng giới, mặc dù
một số từng có bạn gái. Khi giới tính thật của trẻ hé lộ, đa số các bậc phụ
huynh phản ứng rất gay gắt, đơi khi là bạo lực. Trẻ có thể trở thành trung
tâm của sự chỉ trích, bị phân biệt đối xử, bị trừng phạt, can thiệp đến thân
thể. Cũng theo nghiên cứu này, tất cả các em tham gia trả lời phỏng vấn
đều cho biết từng chịu thái độ tò mò, kỳ thị và định kiến từ hàng xóm, và
những người xung quanh. Khơng chỉ là nạn nhân chịu phân biệt đối xử
ngoài xã hội, nhiều trẻ đồng tính, song tính và chuyển giới cịn bị quấy rối
và phân biệt đối xử trong trường học. Trẻ có thể bị trêu chọc khiến trẻ thấy
xấu hổ, bị ám ảnh và bị ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Ngồi ra các
em cũng có thể bị phân biệt đối xử từ thầy, cô giáo. Điều này khiến trẻ
chán nản, bỏ học, bỏ nhà, đi theo cộng đồng của những người giống mình.
Cuộc sống đường phố hay trong cơng viên đầy rẫy hiểm họa: ăn uống thất
13
Thang Long University Library
thường, thay đổi chỗ ngủ, khơng được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, thường
xuyên đối mặt với nguy cơ bạo lực và bị quấy rối, nguy cơ bị lây nhiễm
HIV và các bệnh khác. Nhiều trường hợp do khủng hoảng tâm lý dẫn đến ý
đồ tự tử, làm dụng các chất gây nghiện hay tự làm tổn thương cơ thể [4].
Trẻ có thể bị kỳ thị và phân biệt đối xử với cơ hội học nghề và tìm việc
làm. Như một vịng lẩn quẩn, vì mưu sinh và tồn tại trẻ có thể bị sa vào con
đường phạm pháp, từ đó trẻ càng bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ phía gia
đình, cộng đồng. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu lệch lạc giới tính thì nên
tư vấn cho gia đình nên đưa con đi khám và gặp chuyên viên tâm lý để
được khai thác bệnh sử, tìm hiểu về cuộc sống, về mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình và tình trạng sức khỏe của trẻ, để giúp các emcó
khái niệm rõ ràng về giới tính của mình. Sự thay đổi cần một tiến trình dài,
để kéo trẻ về giới tính thực, địi hỏi cha mẹ phải thật kiên nhẫn, lắng nghe
tâm tư tình cảm và góp ý sửa đổi hành vi chuẩn xác cho con. Nếu gia đình
nóng vội, u cầu trẻ phải cắt đứt các mối quan hệ, cách sống hiện tại đột
ngột, con sẽ phản ứng theo chiều hướng xấu như đã đề cập đến ở trên.
1.4.2. Do gia đình
Lý do thứ nhất là do phương thức giáo dục của gia đình, giao tiếp và
ứng xử giữa các thành viên trong gia đình hạn chế: cha mẹ thiếu sự quan
tâm chăm sóc nên khơng kịp thời phát hiện, hỗ trợ khi trẻ có khó khăn hoặc
q khắt khe và kiểm sốt, xét nét con cái. Bên cạnh đó cha mẹ thường
xuyên tạo áp lực về học tập cho con cũng khiến trẻ bị căng thẳng, dễ gây
tâm lý tiêu cực [6].
Lý do khác từ phía gia đình là sự thiếu thốn tình cảm của bố hoặc mẹ
trong gia đình ly hơn/ly thân. Theo một nghiên cứu của Viện số liệu và
nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp, trong năm 2005 có 16% trẻ dưới 18 tuổi
sống trong gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân. Trong đó, những báo cáo và
số liệu chính thức của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ cũng như những nghiên cứu
của Viện nghiên cứu dân số quốc gia Pháp đã chỉ ra nguồn gốc của tình
14
trạng này: 50,8% bố mẹ ly hôn, 20,5% bố mẹ ly thân, 11,6% bố hoặc mẹ
chết hoặc cả hai, 7,9% bố mẹ không bao giờ sống cùng, 6,6% không biết
bố [18]. Một nghiên cứu của Hiệp hội các gia đình ở Châu Âu năm 2011 đã
chỉ ra rằng : 63% những người từ 18 đến 56 tuổi có bố mẹ ly hơn nói rằng
họ đã từng chịu đựng rất nhiều khi bố mẹ không hạnh phúc. Hơn nữa,
Marie Huret và Sebatien Lebourcq đã trích dẫn nghiên cứu của Viện nghiên
cứu dân số quốc gia Pháp, 13% trẻ dưới 15 tuổi sống sống với bố hoặc mẹ
(so với năm 1990 là 9%), 88% những trường hợp này sống với mẹ [14],
[17]. Nhà tâm lý học đường Christine Falchetti cho rằng càng ngày càng có
nhiều trẻ phải chịu đựng từ cuộc ly hôn và chia tay của bố mẹ. 13% trẻ
dưới 15 tuổi tương đương với trung bình 4 trẻ trong một lớp có 30 học sinh,
con số này khơng hề nhỏ. Vì thường xun gặp phải nên đơi khi giáo viên
có thể coi nhẹ chuyện này, cộng thêm với sự thiếu quan tâm của phụ
huynh, điều này có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới trẻ [15].
Khi cha mẹ chia tay, trẻ gặp phải những khó khăn như :
- Thiếu tình cảm do bị xa cách với người bố hoặc mẹ mà trẻ không
sống cùng.
- Thiếu sự giáo dục: do không sống cùng nhau nên có khoảng cách
trong sự giáo dục của bố và mẹ, vậy là trẻ ở giữa, băn khoăn không biết
phải làm như thế nào, cộng thêm sự giáo dục của nhà trường. Giáo viên có
thể khơng chấp nhận được điều này ở trẻ.
- Trẻ thiếu tự tin vào chính bản thân mình và vào người khác, thậm trí
trẻ cảm thấy áp lực.
Có những trường hợp bố mẹ ly dị từ khi trẻ còn nhỏ, trẻ sống với một trong
hai người hoặc sống với người chăm sóc khác, nhưng những triệu chứng cơ
thể gần đây mới xuất hiện. Như vậy, rất có thể việc cha mẹ ly dị là nguyên
nhân sâu xa của rối loạn, nỗi buồn đó bị dồn nén, khi lớn lên gặp điều kiện
nào đó như áp lực xã hội, nhà trường, tình cảm hoặc sự chia ly khác, thì các
triệu chứng mới được bộc lộ ra ngoài.
15
Thang Long University Library
1.4.3. Do nhà trường
Áp lực học tập là nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất so với những
nguyên nhân khác. Điều đó cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam đang chịu
một áp lực lớn về việc học. Áp lực này đến trước tiên từ phía nhà trường
với số lượng bài học, bài tập, thời gian học gần như kín lịch trong ngày của
các em. Các em gần như không có thời gian giải trí, chơi đùa, nghỉ ngơi,
nhất là vào mùa thi hoặc với những năm cuối cấp. Áp lực này cũng thường
đến từ phía phụ huynh những người quá kỳ vọng vào con em mình trong
khi khả năng của các em không được như vậy. Hiện trạng chạy theo thành
tích là yếu tố quan trọng tạo nên áp lực cho cả nhà trường và phụ huynh mà
người gánh chịu là các em [5], [11], [12].
Bên cạnh đó là sự cô lập học đường. Ở tuổi vị thành niên, các em
thường kết bạn theo nhóm. Nhóm thường gồm những thành viên có cùng
sở thích, cùng giới tính, cùng thành phần gia đình, cùng trình độ học vấn, ...
Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu sự dẫn dắt đúng đắn
của người lớn, đối khi có những em có thái độ khinh miệt một bạn nào đó,
sau đó cùng rủ nhóm tẩy chay bạn, cơ lập bạn, có nhóm cịn tổ chức đánh
bạn. Những em bị cơ lập thường rơi vào khủng hoảng, lo lắng, lại khơng
tìm được sự chia sẻ, giúp đỡ từ bạn khác hoặc người lớn [10].
Không thể không kể đến nguyên nhân bạo lực học đường. Bạo lực có
thể đến từ phía thầy, cô như lời mắng nhiếc, xúc phạm hay hành vi đánh
học sinh. Điều này hiển nhiên gây bức xúc, ấm ức đối với các em, gây căng
thẳng, ức chế. Bạo lực cịn đến từ phía học sinh với nhau do bốc đồng lứa
tuổi, do ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, do game, do thiếu sự hướng dẫn
đúng đắn của người lớn, nhiều em có xu hướng giải quyết vấn đề bằng bạo
lực. Điều này gây nên những lo lắng cho các em bị đánh, dẫn tới học sa sút,
nghỉ học, đau bệnh [9], [10].
16
1.4.4. Một số nhóm nguy cơ khác
Một số tác động từ yếu tố truyền thông như bùng nổ về công nghệ
thơng tin, có rất nhiều luồng thơng tin truyền thơng thiếu khoa học, các
trang web đen, phim ảnh sách báo có nội dung đồi trụy...
Sự thiếu sót về các hệ thống hỗ trợ, nâng đỡ, chăm sóc phát triển sức
khỏe tâm lý - tâm thần dành cho đối tượng vị thành niên: hạn chế về lực
lượng chuyên ngành tham vấn - trị liệu tâm lý, các phòng tham vấn tâm
lý, các hoạt động ngoại khóa nghèo nàn về cả hình thức và nội dung, sân
chơi lành mạnh dành cho các nhóm bạn cùng trang lứa cịn nhiều hạn
chế... [6], [7].
1.5. Hậu quả do tình trạng gặp khó khăn tâm lý kéo dài
Những khó khăn tâm lý trong thời gian ngắn thường khơng hoặc rất
ít ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng
trên kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn cảm xúc liên quan đến sức khỏe
tâm thần [10]. Ngày nay, các rối loạn tâm thần không phải là hiếm gặp ở trẻ
vị thành niên. Các rối loạn tâm thần chủ yếu bao gồm:
Trầm cảm
Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, hay gặp nhất là ở độ tuổi
40 -50. Nhưng qua thực tế lâm sàng, trầm cảm ở trẻ vị thành niên không
phải là hiếm. Tỷ lệ trầm cảmở trẻ vị thành niên là 6 - 8%và những trẻ này
khi lớn lên có nguy cơ tiếp tục có cơn trầm cảm [7]. Các chấn thương tâm
lý (học hành căng thẳng, thi trượt, mâu thuẫn trong gia đình...) đóng vai trò
là yếu tố thuận lợi cho trầm cảm phát triển,do đó khi phát hiện ra trẻ có các
triệu chứng của trầm cảm, NVYT học đường nên tư vấn cho bố mẹ nên đưa
con đến khám tại các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.
Các rối nhiễu tâm thể
Là tình trạng rối nhiễu về nhân cách, hành vi, khá phổ biến trong lứa
tuổi học đường. Đa số các rối nhiễu tâm lý ở trẻ không thuộc những bệnh
lý nặng mà thường biểu hiện những tâm trạng, phản ứng với những hoàn
17
Thang Long University Library
cảnh nhất định. Đôi khi, những phản ứng ấy làm cho cuộc sống, học tập
của trẻ khó khăn hơn. Ở người bình thường, trong trường hợp gặp khó
khăn về tâm lý cũng có những phản ứng cơ thể nhất thời (mất ngủ, rối
loạn tiêu hóa, đau đầu) nhưng xung đột tâm lý được giải quyết khá nhanh
và những triệu chứng đó biến mất. Điều này có được là nhờ khả năng tư
duy, tự lý giải của chủ thể [17]. Một số biểu hiện rối nhiễu tâm thể
thường gặp ở trẻ [6]:
- Cơn giận dữ/ khóc thét
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn về tiêu hóa
- Giảm sự chú ý
- Rối loạn ngơn ngữ
- Tíc - rối loạn vận động
- Rối loạn cảm xúc: lo lắng, sợ hãi, ám ảnh…
- Đái dầm…
Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên ít gặp, nhưng
thườngrất nặng. Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi các triệu chứng có
ảo thanh, có hoang tưởng. Các hoangtưởng này rất nguy hiểm, có thể khiến
trẻ tự vệ (hoang tưởng bị hại), tự sát (hoangtưởng bị chi phối)... [7], [19].
Rối loạn lo âu lan tỏa
Đây là một bệnh lo âu mạn tính và khơng có cơn hoảng sợ, trẻ dễ bị
kích thích, mệt mỏi. Các triệu chứng này rất rõ ràng,diễn ra hàng ngày và
khơng thể kiểm sốt được.Bệnh nhân lo âu lan tỏa thường không đi khám
bệnh ngay. Bệnh tiếntriển mạn tính nên bệnh nhân thường tự điều trị cho
mình (hoặc do gia đình điềutrị) [15].
18
Nghiện internet và trò chơi điện tử, lạm dụng chất gây nghiện
Theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ của Công ty
Nghiên cứu thị trường Pearl Rearch (Mỹ), đến năm 2011, Việt Nam có hơn
10 triệu người chơi game online. Trong số người sử dụng Internet thì có
đến 53% là chat và chơi game online. Nghiện game online đang là vấn đề
gây bức xúc xã hội bởi những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng... Những
người nghiện Internet thường có một vài trải nghiệm sau đây :
- Lẫn lộn giữa cảm giác vui vẻ hạnh phúc và cảm giác tội lỗi khi sử
dụng máy tính.
- Mất kiểm sốt về thời gian khi dùng máy tính.
- Bỏ qua bạn bè, gia đình và những trách nhiệm khác để lên mạng.
- Sử dụng máy tính như là một lối thốt khi cảm thấy buồn, chán nản.
- Có những vấn đề ở trường học vì thời gian và các hành động dành
cho việc sử dụng máy tính.
- Khi khơng sử dụng máy tính, nghĩ đến thường xuyên và mong chờ
sao sớm đến lúc được sử dụng [19].
Tự tử
Commented [T1]:
Tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, thế giới mỗi năm có khoảng
1 triệu người chết vì tự tử và trung bình mỗi phút có 2 người chết vì tự tử
[19]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh tự tử đã
thu hút khơng ít sự quan tâm, chú ý của các cơ quan báo đài, các kênh
thơng thơng tin truyền thơng và tồn xã hội [7].
Hành vi tự tử (suicidal behaviour) theo định nghĩa của Tổ chức Y tế
thế giới bao gồm 3 thành phần: ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ);
mưu toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng khơng thành cơng); tự sát (có
hành vi tự tử đi đến tử vong). Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên từng
nghĩ đến chuyện tự tử và từng tìm cách kết thúc cuộc sống của mình đã
tăng cao hơn gấp đơi so với năm 2005 (Theo cuộcđiều tra quốc gia về vị
thành niên và thanh niên lần thứ 2, năm 2010). Khi học sinh tự tử, chính là
19
Thang Long University Library
lúc các em đang kêu cứu. Việc trẻ chọn lựa hành vi tự tử có liên quan đến
nhiều vấn đề. Ngoại trừ vấn đề bệnh lý tâm thần do bất thường của hoạt
động não, đa số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự tử ở học sinh là những vấn đề
xã hội, nhà trường và gia đình:
- Do khơng đạt được kết quả mong muốn trong học tập như: thi rớt, bị
điểm kém…
- Do bị mất danh dự, bị sỉ nhục trước trường, trước tập thể lớp, bị
người thân xúc phạm, vu oan, hiểu lầm
- Bị áp lực do gia đình, nhà trường kỳ vọng ở các em quá cao trong
học tập.
- Phải chịu những đợt khủng hoảng kéo dài, có cảm giác cơ đơn khơng
cịn ai để tâm sự, chia sẻ.
- Mặc cảm với tội lỗi như bị cưỡng hiếp, quay cóp bị phát hiện…
Tự tử thực chất là kết quả của sự cộng hưởng giữa 3 cái thiếu: Thiếu cân
bằng trong tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kỹ năng ứng phó, thiếu chỗ dựa từ
thầy cơ, cha mẹ.Vì vậy, người NVYT học đường khi biết trẻ có ý định tự
sát thì cần phải lắng nghe, tạo sự tin tưởng nơi trẻ để trẻ có thể nói về vấn
đề của mình, nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử. Việc nói lên ý định tự tử
giúp trẻ dễ dàng bộc lộ những cảm xúc bị kìm nén, những lo âu do stress,
những căng thẳng khi quyết định tự tử [5], [8], [9].
Như vậy, các khó khăn tâm lý của trẻ vị thành niên cần được phát
hiện,thông báo ngay cho ban giáo hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh
để tránh kéo dài gây các hậu quả nặng nề về tâm lý. Bên cạnh đó,việc trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để biết vấn đề thực sự
của trẻ là gì, phối hợp cùng nhau để cùng quan tâm đến trẻ là sự quan tâm
cần thiết mà trẻ đang thực sự thiếu trong giai đoạn này.
20