Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tiếp thu văn hóa trung hoa tùy đường trong tổ chức và hoạt động chính trị nhật bản từ góc nhìn văn hóa chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------

TRẦN LÊ THUỲ ANH

TIẾP THU VĂN HOÁ TRUNG HOA TUỲ - ĐƯỜNG
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
NHẬT BẢN TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH: CHÂU Á HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------

TRẦN LÊ THUỲ ANH

TIẾP THU VĂN HOÁ TRUNG HOA TUỲ - ĐƯỜNG
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
NHẬT BẢN TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ CHÍNH TRỊ

Chun ngành: Châu Á Học
Mã số: 60310601
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HỒNG VĂN VIỆT


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “TIẾP THU VĂN HOÁ TRUNG HOA TUỲ ĐƯỜNG TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN TỪ
GĨC NHÌN VĂN HỐ CHÍNH TRỊ” là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồng Văn Việt. Luận văn khơng có sự trùng
lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận văn nào hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào
của các tác giả khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Trần Lê Thuỳ Anh


LỜI CẢM ƠN

š¬›
Để thực hiện đề tài này, trước hết là nhờ cơng lao giảng dạy, hướng dẫn tận
tình chu đáo của tập thể thầy cô khoa Đông Phương học. Tôi xin chân thành gửi lời
chúc sức khỏe và biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy hướng dẫn PGS.TS.
Hồng Văn Việt đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này trong thời gian
qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn TP.HCM, Phòng Sau đại học, Khoa Đơng Phương học, gia đình và bạn
bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học viên


Trần Lê Thuỳ Anh


1
MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 12
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 12
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................... 13
Chương 1. ............................................................................................................................ 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................................. 14

1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hố Trung Hoa .............................................. 14
1.1.2. Văn hóa chính trị - phạm trù văn hoá ...................................................... 16
1.1.3. Khái niệm tiếp thu văn hóa...................................................................... 18
1.1.4. Khái niệm tổ chức chính trị và hoạt động chính trị ................................. 19
1.1.4.1. Khái niệm tổ chức chính trị .............................................................. 19
1.1.4.2. Khái niệm hoạt động chính trị .......................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 22
1.2.1. Văn minh Trung Hoa thời Tuỳ - Đường ................................................. 22
1.2.1.1. Văn minh Trung Hoa thời Tuỳ ......................................................... 22
1.2.1.2. Văn minh Trung Hoa thời Đường .................................................... 29
1.2.2. Bối cảnh lịch sử chính trị Nhật Bản thời Tuỳ - Đường ........................... 32
1.2.2.1. Thời kỳ Asuka (538-710) ................................................................. 34

1.2.2.2. Thời kỳ Nara (710-794) .................................................................... 36
1.2.2.3. Giai đoạn đầu của Thời kỳ Heian ..................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 38
Chương 2. ............................................................................................................................ 39
TIẾP THU VĂN HOÁ TUỲ - ĐƯỜNG TRONG TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN . 39

2.1. Thích nghi với văn hố Trung Hoa trong tổ chức chính trị Nhật Bản ........... 39


2

2.1.1. Thích nghi với văn hố Trung Hoa trong tổ chức chính trị Nhật Bản thời
nhà Tuỳ .............................................................................................................. 40
2.1.1.1. Tổ chức chính trị theo kiểu nhà nước Trung ương tập quyền, phân
chia quan chế thành 12 cấp ............................................................................ 40
2.1.1.2. Ban hành Hiến pháp 17 điều............................................................. 43
2.1.1.3. Truyền bá, hòa hợp các tơn giáo ....................................................... 43
2.1.2. Thích nghi với văn hố Trung Hoa trong tổ chức chính trị Nhật Bản thời
nhà Đường ......................................................................................................... 47
2.1.2.1. Bắt đầu thiết lập chế độ phong kiến Nhật Bản trong sự hưng thịnh
nhất định của sức sản xuất ............................................................................. 47
2.1.2.2. Sự tan rã của chế độ chia cấp ruộng đất và sự phát triển của chế độ
trang viên ....................................................................................................... 49
2.2. Kết quả của việc tiếp thu văn hố Trung Hoa ................................................ 50
2.2.1. Tích cực ................................................................................................... 50
2.2.1.1. Xây dựng nhà nước trung ương tập quyền ....................................... 50
2.2.1.2. Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa Phật giáo......................................... 52
2.2.1.3. Nguyên nhân ưu điểm ....................................................................... 54
2.2.2. Tiêu cực ................................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 56

Chương 3. ............................................................................................................................ 57
TIẾP THU VĂN HỐ TUỲ - ĐƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN
............................................................................................................................................. 57

3.1. Thích nghi với văn hố Trung Hoa ................................................................ 57
3.1.1. Thích nghi với văn hố Trung Hoa trong hoạt động chính trị thời nhà
Tuỳ .................................................................................................................... 57
3.1.1.1. Hoạt động chính trị thời kỳ Asuka (538 - 710) ................................ 57
3.1.1.2. Hoạt động chính trị trong giai đoạn thực hiện cuộc cải cách Taika bắt
đầu thiết lập chế độ phong kiến ..................................................................... 62


3

3.1.2. Thích nghi với văn hố Trung Hoa trong hoạt động chính trị thời nhà
Đường ................................................................................................................ 65
3.1.2.1. Hoạt động củng cố chế độ phong kiến Nhật Bản ............................ 65
3.1.2.2. Ảnh hưởng văn hóa Hán văn trong hoạt động chính trị Nhật Bản ... 68
3.2. Kết quả của việc tiếp thu văn hố Trung Hoa trong hoạt động chính trị Nhật
Bản thời Tùy – Đường .......................................................................................... 70
3.2.1. Ưu điểm ................................................................................................... 70
3.2.1.1. Nhờ sự du nhập, phát triển của Phật giáo vào Nhật Bản .................. 70
3.2.1.2. Sự linh hoạt áp dụng tiếng Nhật Bản và tiếng Hán trong hoạt động
chính trị .......................................................................................................... 71
3.2.1.3. Thông qua tác phẩm văn học Trung Hoa, phát triển văn hóa đạo đức
trong hoạt động chính trị ............................................................................... 71
3.2.1.4. Q trình giao lưu, tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản khẳng
định được những nét riêng của mình trong hoạt động chính trị .................... 73
3.2.2. Một số hạn chế ........................................................................................ 73
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 74

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 86


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao lưu tiếp biến văn hố là q trình chuyển tải tương tác giữa các chủ thể
trong xã hội nhân loại. Hệ quả của các hoạt động trao đổi qua lại ấy có thể là đồng
hố, có thể là cộng sinh. Nhưng dù các chủ thể có né tránh hay chấp nhận, một thực
tế diễn ra thường xuyên trong đời sống con người là: giao lưu – tiếp biến văn hoá là
hoạt động tất yếu của các cộng đồng xã hội con người; trở thành hiện tượng phổ
biến trong chiều dài lịch sử nhân loại. Nó ln ln được làm phong phú thêm cả về
nội dung và hình thức.
Các nhà văn hố học hay nhân loại học phân chia các vùng văn hoá theo
hướng đặc trưng khác nhau: về khơng gian có văn hố phương Đơng, văn hố
phương Tây; về thời gian có văn hoá cổ đại – trung đại – hiện đại; về nội dung có
văn hố châu Âu, văn hố Ai Cập, văn hoá Lưỡng Hà, văn hoá Ấn Độ và văn hố
Trung Hoa; về tính chất có văn hố truyền thống và văn hoá hiện đại.
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, có nền văn hố – văn minh cổ phát
triển rất rực rỡ. Những thành tựu vĩ đại của văn hố Trung Hoa khơng những chỉ tạo
nên nền tảng vững chắc khắc họa diện mạo nền văn hoá phong phú của đất nước và
dân tộc Trung Hoa mà còn đóng góp khơng nhỏ cho nền văn hố – văn minh nhân
loại. Trong khơng gian văn hố Trung Hoa rộng lớn bao gồm cả khu vực Đông Bắc
Á và một phần Đông Nam Á đã in đậm dấu ấn Trung Hoa trên tất cả các lĩnh vực
ngơn ngữ, văn hố, chính trị, tơn giáo ...
Sau nhiều thế kỉ với những biến động chính trị sâu sắc, Trung Quốc bước
vào giai đoạn phát triển rực rỡ và đã để lại những ảnh hưởng to lớn đối với nền văn

minh khu vực – thời Tuỳ Đường (từ năm 581 đến năm 907).
Nhật Bản là một quốc đảo. Sự xa cách về mặt không gian với nền văn minh
lục địa Trung Hoa to lớn và tính cát cứ về mặt địa lý của đất nước đã không cho
phép dân tộc Nhật Bản tạo dựng một nhà nước sớm ở đây so với nhiều quốc gia
láng giềng. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử và căn tính tộc người Nhật đã tạo nên chân


5

dung một dân tộc “đặc biệt”: tính can trường, kiên cường, mạnh mẽ; tính kỷ luật;
nguyên tắc cộng đồng phổ biến. Những tố chất hiếm có ở một số dân tộc khác đã
giúp cho dân tộc Nhật biết khéo léo chọn lọc những giá trị văn minh bên ngoài để
tạo nên bản sắc độc đáo của mình.
Sự tác động mạnh mẽ và liên tục đến dân tộc Nhật, chắc chắn là bắt đầu từ
nền văn hoá – văn minh lục địa Trung Hoa. Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thời
Tuỳ Đường đến Nhật Bản – đất nước vừa trải qua giai đoạn công xã thị tộc, đang
bước đầu bước vào giai đoạn sơ khai của một giai đoạn lịch sử mới, là hết sức mạnh
mẽ, toàn diện.
Trên văn đàn khoa học đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu (thậm chí
rất sâu sắc) về sự tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa trên các lĩnh vực tôn
giáo, ngơn ngữ, văn hố, văn học (và cả khoa học tự nhiên, kỹ nghệ) thời Tuỳ
Đường ở Trung Quốc. Tuy nhiên, về phương diện chính trị - nhận thức chính trị, tổ
chức chính trị và hoạt động chính trị chắc chắn sẽ chưa có nhiều nghiên cứu xem
xét một cách sâu sắc và tồn diện về q trình tiếp thu của Nhật Bản từ Trung Quốc
thời kì phát triển rực rỡ này. Từ cách đặt vấn đề như vậy, việc thực hiện đề tài “Tiếp
thu văn hoá Trung Hoa thời Tuỳ - Đường trong tổ chức và hoạt động chính trị Nhật
Bản nhìn từ góc độ văn hố chính trị” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ là hết sức cần
thiết.
2. Mục đích của đề tài
Thứ nhất, làm rõ năng lực thích nghi của dân tộc Nhật trong q trình giao

lưu – tiếp biến văn hoá; cụ thể là sự lựa chọn, tìm tịi những giá trị văn hố – văn
minh Trung Quốc thời Tuỳ - Đường trong lĩnh vực chính trị.
Thứ hai, phân tích các cách thức và các con đường tiếp thu nền văn hố
chính trị Trung Quốc thời Tuỳ - Đường của Nhật Bản. Trước ảnh hưởng ồ ạt của
nền văn minh Trung Hoa và với chủ trương xây dựng một thiết kế quản lý xã hội
hiệu quả và phù hợp với các giá trị văn hoá người Nhật, Nhật Bản đã chọn lựa con
đường và cách thức chủ động hay bị động trong quá trình tiếp nhận.


6

Thứ ba, xem xét các phương diện chính trị (nhận thức chính trị, tổ chức
chính trị và hoạt động chính trị) mà Nhật Bản đã tiếp nhận từ Trung Quốc thời kì
nhà nước Tuỳ - Đường.
Thứ tư, tổng kết và đánh giá các kết quả mà Nhật Bản đã tiếp nhận được
những hình thái tổ chức chính trị Trung Hoa thời kì phát triển rực rỡ thế kỉ VII –
VIII – IX.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện khoa học, đề tài luận văn làm rõ:
1)

Giao lưu tiếp biến văn hoá là hiện tượng thường xuyên và tất yếu của

xã hội nhân loại.
2)

Hệ quả của việc lựa chọn con đường và tìm kiếm cách thức tiếp thu

văn hố ngoại sinh.
3)


Q trình diễn biến truyền tải và tiếp thu văn hoá của các chủ thể

trong cùng một khơng gian văn hố.
Về phương diện thực tiễn:
1)

Những cơ sở tồn tại (về căn tính tộc người, về q trình lịch sử, nền

tảng văn hố bản địa) đảm bảo cho Nhật Bản tiếp thu nền văn hố chính trị Trung
Hoa một cách thành cơng.
2)

Đóng góp một phần tài liệu về nền chính trị Nhật Bản thời sơ sử liên

quan đến q trình giao tiếp văn hố với Trung Hoa.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, dước sự tác động của bối cảnh xã hội theo xu
hướng phát triển, các đề tài nghiên cứu về văn hóa chính trị được các nhà khoa học
quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, với những giá trị văn hóa đặc sắc của nền chính trị
Nhật Bản, nhiều hoạt động khoa học và thực tiễn đã được các học giả và nhiều
người quan tâm nghiên cứu (trong đó có Việt Nam) và từng bước xây dựng cơ sở lý
luận khoa học, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trước thay đổi


7

của cục diện chính trị, biến động thị trương từng ngày, từng giờ trên thế giới hiện
nay.
Trong các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, có một số tài liệu tiêu biểu đề cập đến

vấn đề liên quan được phân loại theo các nhóm sau:
* Nhóm lý thuyết về văn hóa, chính trị có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu
như:
- Cơng trình nghiên cứu “Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc”, NXB. Văn
hóa Thơng tin ấn hành năm 1994 tại Hà Nội của hai tác giả Ngô Vinh Chính,
Vương Miện Quý chủ biên; Cuốn sách “Đại cương lịch sử triết học Trung quốc”,
do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành 2010, tác giả Dỗn Chính chủ biên...cơng trình
nghiên cứu đã làm rõ nét cơ bản trong quan điểm chính trị của bộ máy nhà nước cổ
đại Trung Quốc, qua thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Trung Quốc thời Tùy Đường,
ảnh hưởng của triết lý Phật giáo Trung Quốc đến các nước Đơng Á trong đó có
Nhật Bản.
- Ngồi ra, tác giả Lê Thanh Bình trong Hội thảo: Văn hóa phương đơng Truyền thống và Hội nhập vào năm 2007 tại Tp. Hồ Chí Minh có bài phát biểu
chuyên đề “Văn hóa Nhật Bản: sức mạnh truyền thống và thách thức trong thời kỳ
hội nhập”, đưa ra những luận cứ khoa học chứng minh sức mạnh của văn hóa truyền
thống Nhật Bản làm nên thương hiệu “Nhật bản”, vị thế Nhật Bản trên thế giới ngày
nay; Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đổng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có bài
nghiên cứu đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2016 chun đề “Văn hóa chính
trị” đã đề cập đến ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời
cổ đại. Làm rõ thêm thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture) giúp luận văn tiếp
cận một cách có hệ thống lý thuyết về văn hóa chính trị một cách chặt chẽ nhất;
Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Đình Ngọc Vân (2014), “Các cuộc cải cách lớn ở Nhật
Bản từ khía cạnh văn hóa chính trị”, tuy chưa tập trung nghiên cứu sâu việc ảnh
hưởng văn hóa Trung Hoa thời Tùy – Đường nhưng với góc độ nghiên cứu văn hóa
chính trị cũng là cơng trình nghiên cứu bổ ích cho quá trình thực hiện luận văn.


8

- Bên cạnh đó, năm 2012, trong bối cảnh tồn cầu hóa tác động tới lĩnh vực
đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc, nhất là với văn hóa – lĩnh vực mà ở đó

đặt các yếu tố thuộc bản sắc văn hóa dân tộc trước những thách thức có tính chất
sống cịn, cuốn sách “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế” do hai nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang – Bùi Hoài Sơn đồng chủ
biên đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật phát hành, là tài liệu nghiên
cứu khoa học có giá trị giúp hoàn thiện hệ thống lý luận quản lý nhà nước về văn
hóa.
* Nhóm lý thuyết về lịch sử Trung Quốc và Nhật Bản có thể kể đến các cơng
trình nghiên cứu như:
- Nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, tác giả Phan Khoang với quyển “Trung
Quốc sử lược”, viết từ năm 1958, dùng trong các lớp trung học và đệ nhất cấp, in
lần thứ ba đã thêm đủ về thời kỳ hiện đại, năm 2002 NXB. Văn hóa - Thơng tin tiếp
tục tái bản, là tư liệu sử học quý nghiên cứu lịch sử Trung Hoa từ thời cổ đại đến
hiện đại.
- Nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản có nhiều tác giả chủ biên biên soạn như:
Quyển sách Lịch sử Nhật Bản do Nguyễn Quốc Hùng chủ biên, NXB. Thế giới ấn
hành năm 2007; Lịch sử Nhật Bản do Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB.Văn hóa Thơng tin ấn hành năm 1997; Lịch sử Nhật Bản do Lê Văn Quang biên soạn, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ấn hành năm 1998…. Đây là những tư liệu
lịch sử quý giá giúp nghiên cứu lịch sử Nhật Bản một cách có hệ thống.
- Nghiên cứu về lịch sử thế giới, trong đó có lịch sử Nhật Bản, lịch sử Trung
Quốc có quyển “Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới”, của ba tác giả Nguyễn Văn
Tận, Hoàng Minh Hoa, Phạm Hồng việt, do NXB Giáo Dục ấn hành 1997; Quyển
sách “Lịch sử thế giới Trung đại” của các tác giả Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn
Ánh, Đỗ Đình Hãng…, đã góp cơng biên soạn do NXB. Giáo dục ấn hành năm
2004, sách được tái bản lần thứ 8, có sửa chữa bổ sung giúp nghiên cứu sâu hơn lịch
sử phát triển của các nước trên thế giới trong đó có Trung quốc, Nhật Bản ở giai


9

đoạn lịch sử trung đại, là giai đoạn lịch sử đi từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ

phong kiến, một chế độ lịch sử phổ biến nhất trong lịch sử loài người.
- Với loạt sách chủ đề: Đối thoại với các nền văn hóa trong đó có Nhật Bản,
Trung Quốc, biên dịch Trịnh Huy Hóa do NXB Trẻ ấn hành tại TP. HCM năm
2002, giúp tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nền văn hóa cũng như lối sống của họ, từ
điều kiện tự nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và nền kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn
giáo…đã cung cấp những cứ liệu lịch sử quý báu cho việc nghiên cứu lịch sử các
nước Nhật Bản, Trung Quốc.
* Nhóm lý thuyết về lịch sử quan hệ Nhật Bản với Trung Quốc có thể kể đến
các cơng trình nghiên cứu như:
- Nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa, giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc
Thêm có cơng trình nghiên cứu “Văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó trong
khu vực”, trường Đại học Quốc gia ấn hành tại Tp HCM, là chìa khóa khám phá
nền văn hóa Trung Hoa vốn rất phong phú và đa dạng, giúp lý giải những đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu có tính hệ thống và q trình truyền bá và phát triển văn
hóa tổ chức Trung Hoa sang Triều Tiên và Nhật Bản;
- Tác giả Hư Châu (Trung Quốc) có bài nghiên cứu “So sánh thái độ học hỏi
nước ngoài của Trung-Nhật”, Nguyễn Hải Hoành biên dịch, năm 2015, được đăng
trên wesite http://nghiencuuquocte, tác giả chỉ rõ sự khác nhau giữa thái độ học hỏi
nước ngoài của Trung quốc và Nhật Bản. Nêu lên đặc điểm học tập của từng nước,
làm rõ bản chất văn hóa chính trị của từng nước, những ưu, khuyết điểm, từ đó đúc
kết thành bài học cho các nước khác noi theo, giúp luận văn hóa thiện lý luận trong
q trình nghiên cứu sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa của Nhật Bản trong các thời kỳ
lịch sử.
- Giao lưu văn hóa Đơng - Tây và những bài học đối với phát triển văn hóa
Việt Nam của tác giả Phạm Cơng Nhất, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2 – 2014, bài viết đề cập cập đến vấn
đề giao lưu văn hóa (nói chung), về sự khác biệt giữa văn hóa phương Đơng và văn
hóa phương Tây, với nhận thức của người phương Đông về thế giới xung quanh



10

mình khơng phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính
thống nhất giữa trời, đất và con người. Trong đó lấy Nhật Bản làm bài học của các
quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy tạo lập một môi trường
đa văn hóa khơng những khơng cản trở mà cịn tạo động lực cho sự cho sự phát
triển của quốc gia. Đây là tài liệu nghiên cứu bổ ích để góp phần làm sáng tỏ sử tiếp
thu văn hóa chính trị của người Nhật Bản trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa
Trung Hoa....từ đó đúc kết kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam...
*Nhóm lý thuyết về Tổng quan chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc có thể
kể đến các cơng trình nghiên cứu như:
- Tác giả Nguyễn Văn Tận với bài viết “Cải cách Taika và những chuyển
biến trong xã hội Nhật Bản thời phong kiến”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á. Số 1, năm 2002, đi sâu nghiên cứu tổ chức văn hóa chính trị
trong xã hội Nhật Bản nhằm đạt được mục tiêu là quyền lực Thiên Hồng với biện
pháp cải cách khơn ngoan là tài liệu nghiên cứu bổ ích để luận văn tìm hiểu những
nguyên lý về chính quyền tập trung và sở hữu nhà nước trong cuộc Cải cách Taika.
- Cơng trình nghiên cứu “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung
Quốc. T.2, Nhà Đường, Lưỡng Tống, nhà Nguyên” của tác giả Cát Kiếm
Hùng(Trung Quốc) Phong Đảo dịch, NXB. Văn hóa thơng tin ấn hành năm 2005 tại
Hà Nội và “Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: T.2” của tác giả
Tiêu Lê (Trung Quốc), Vũ Ngọc Quỳnh dịch, NXB. Đà Nẵng, năm 2000…là những
tài liệu giúp nghiên cứu sâu các giai đoạn phát triển triều đại phong kiến Trung
Quốc đặc biệt là giai đoạn nhà Tùy, nhà Đường, với những luận cứ xác đáng về
cách thức tổ chức chính trị và hoạt động chính trị thời kỳ này.
- Quyển sách Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử : Trung Quốc - Triều
Tiên - Nhật Bản của tác giả Lê Văn Quang, do NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh ấn
hành năm 1993 đã đề cập đến mối quan hệ ngoại giao trong lịch sử ba nước, thể
hiện rõ lập trường chính trị của mỗi nước trong quan hệ ngoại giao.



11

- Quyển sách Mười hai người lập ra nước Nhật, của tác giả Sakaya Taichi,
dịch và chú giải Đặng Lương Mơ, do Nxb Chính trị Quốc Gia ấn hành tại Hà Nội
năm 2017 là tư liệu lịch sử bổ ích chỉ ra nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành
công về kinh tế Nhật Bản thời nay, đưa ra nhiều kinh nghiệm hay trong q trình
giao lưu, tiếp thu văn hóa với các nước láng giềng.
- Các bài nghiên cứu “Tổ chức bộ máy Nhà nước Nhật, Kinh nghiệm truyền
thống và những cải cách hiện đại” của tác giả Lê Thanh Bình (1997), Tài liệu phục
vụ Hội nghị TW 3 - Khố VIII; Bài viết “Vì sao Nhật Bản có thể gìn giữ truyền
thống văn hóa suốt nghìn năm? Ngun nhân liên quan đến một vương triều hưng
thịnh”

(2017),

Phương

Nguyên

biên

dịch

theo

The

Epochtimes,


... Đã đưa ra những kinh nghiệm quý báu trong tổ chức bộ máy
Nhà nước Nhật Bản, trong đó việc tiếp thu cách tổ chức chính trị thời Tùy Đường là
cơ sở cho phong cách chính trị Nhật Bản sau này.
Ngồi ra, cịn có các tác phẩm của các tác giả nước ngoài với chủ đề liên
quan như:
- George Sansom; Lê Năng An dịch, Lịch sử Nhật Bản. T.1, Từ thượng cổ
đến năm 1334, NXB. Khoa học Xã hội, 1994;
- Edwin O. Reischauer ; Nguyễn Nghị dịch, Nhật bản quá khứ và hiện tại
=Japan past and present, NXB. Khoa học Xã hội, 1994;
- Ishi Da Kazu Yoshi ; Nguyễn Văn Tần dịch giả, Nhật Bản tư tưởng sử. T.1:
Tư tưởng cổ thời đại và trung cổ thời đại (từ lập quốc đến 1.600 d.l), NXB. Kim
Văn, 1972;
- Mason R.H.P., Caiger J.G ; Nguyễn Văn Sỹ dịch, Lịch sử Nhật Bản, NXB.
Lao động, 2003...v.v…là các tư liệu lịch sử bổ ích giúp nghiên cứu sâu nội dung
của luận văn.
Nhìn chung, qua các cơng trình nghiên cứu nói trên cho thấy: Mỗi tác giả, có
mỗi góc nhìn khác nhau văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó trong lịch sử Nhật
Bản, tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về việc tiếp thu văn
hóa Trung Hoa thời Tùy - Đường trong tổ chức và hoạt động chính trị Nhật Bản


12

nhìn từ góc độc văn hóa chính trị. Chính vì vậy, góc độ khai thác nội dung của đề
tài khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn nằm ở giao điểm nhiều ngành khoa học, nhưng trước hết là
ba khoa học chủ yếu: sử học, văn hoá học và chính trị học.
Hai phương pháp lịch sử và logic của khoa học lịch sử được vận dụng cho

việc làm sáng tỏ sự vận động của xã hội Nhật Bản trong thời khắc chuyển đổi sang
chế độ phong kiến sơ kỳ vào thế kỉ V – VII. Sự tích hợp các nhân tố khách quan và
chủ quan trong giai đoạn này không chỉ là sự kế thừa các tiền đề nảy sinh trước đó ở
Nhật Bản, mà cịn là của các tiền đề tích tụ trong thế kỉ VII – VIII.
Phương pháp tổng hợp - phân tích hệ thống và cấu trúc chức năng của văn
hố học đã đóng góp cho việc xác định các yếu tố cần thiết của văn hoá – văn hoá
vùng và giao lưu tiếp biến văn hố (đặc trưng dân tộc Nhật) và tính năng văn hố.
Sự tiếp nhận khía cạnh chính trị từ Trung Hoa thời Tuỳ - Đường của Nhật
Bản sẽ được làm sáng tỏ bởi phương pháp so sánh cấu trúc của chính trị học. Ba
phương diện nhận thức chính trị - tổ chức chính trị - hoạt động chính trị sẽ được
xem xét một cách cụ thể trong các chương của luận văn.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách thức và nội dung tiếp thu văn hố
chính trị Trung Hoa thời Tuỳ - Đường, cụ thể là tổ chức chính trị và hoạt động
chính trị như cấu trúc bộ máy nhà nước; các định chế tổ chức bộ máy nhà nước; các
hoạt động nhà nước và sự tham gia chính trị trong hoạt động chính trị.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Xã hội Trung Hoa thời Tuỳ - Đường và xã hội Nhật Bản thế
kỉ V – X.
Về thời gian: thời Tuỳ - Đường (581 – 907) và Nhật Bản thế kỉ VI – IX. Tuy
nhiên, lịch sử là một chuỗi sự kiện nối tiếp nên trong luận văn cũng dành một số
trang mô tả xã hội Trung Quốc và xã hội Nhật Bản vào thời gian trước đó.


13

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này, các khái niệm về văn hoá, văn hoá vùng (văn hố Trung

Hoa), văn hố chính trị được làm rõ. Với tư cách là chủ thể tiếp thu văn hoá, các đặc
trưng dân tộc Nhật cũng được xác định lại rõ ràng hơn.
Chương 2: Tiếp thu văn hoá Tuỳ - Đường trong tổ chức chính trị Nhật Bản
Tổ chức nhà nước Trung Hoa thời kì này như kiểu nhà nước phong kiến, chế
độ quan chế, nguyên tắc pháp chế và cách thức cũng như từng bước tiếp nhận được
đề cập.
Chương 3: Tiếp thu văn hoá Tuỳ - Đường trong hoạt động chính trị Nhật
Bản.
Trong chương ba, tính chất quyền lực được đề cập để làm rõ phương châm,
cách thức tổ chức hoạt động của giới quan lại cầm quyền Nhật Bản thời gian này
trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý xã hội, đối nội và đối ngoại.


14

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hố Trung Hoa
Hệ thống lý thuyết về văn hóa vơ cùng đa dạng với nhiều trường phái và học
thuyết. Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa
khác nhau về văn hóa.
Người ta cho rằng văn hóa là học những học thuật tư tưởng của lồi người,
nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Theo nhà sử học Đào
Duy Anh, thật ra không phải là vậy. Học thực tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi
của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết
thải các phong tục tập quán tầm thường cũng ở trong phạm vi văn hóa. Hai tiếng
văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho
nên ra có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt [1].
Đối với nhà nhân học Anh, E.B.Tylor, là người đầu tiên trình bày định nghĩa

về văn hóa như một đối tượng nghiên cứu khoa học trong cơng trình Văn hóa
ngun thuỷ xuất bản tại Ln Đơn, năm 1871, theo đó, ông cho rằng, văn hóa là
một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã
hội [11, tr.17].
Theo Từ điển triết học – nhà xuất bản Chính trị - Matxcơva – 1972: “Văn
hóa là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong quá
trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển
của lịch sử lồi người” [63].
Theo Tạp chí Người đưa tin UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hiệp Quốc) tháng 11 năm 1989: “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng
tạo trong quá khứ và trong hiện tại – Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình


15

thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (FedericoMaygor Zaragoza – Tổng giám đốc
UNESCO). Định nghĩa này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên
chính phủ về chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise [70, tr.5].
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của
mình” [42, tr.7].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hóa : “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những dụng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh

ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [29,tr. 431].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, văn hóa là sản phẩm đặc trưng
của con người, văn hóa có hai dạng tổng quát: văn hóa vật chất (hay văn hóa vật
thể, hữu hình) và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể, vơ hình). Hai dạng này
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong văn hóa vật chất ln chứa đựng những
biểu hiện của văn hóa tinh thần. Văn hóa tinh thần được tiềm ẩn hoặc hiện ra trong
các dạng thức cụ thể của văn hóa vật chất.
Văn hóa Trung Hoa là một khái niệm rộng lớn, nó bao gồm tất cả các giá trị
vật chất và tinh thần được người Trung Quốc sáng tạo và gìn giữ trong hơn 5.000
lịch sử của mình.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa Trung Hoa rất phong phú và đa
dạng. Thiên hạ có gì thì Trung quốc có nấy. Văn hóa Trung Hoa phức tạp đến mức
trong nhiều trường hợp, nếu trình bày xi cũng đúng, nếu trình bày ngược lại thì
cũng khơng sai. Bởi vậy rất cần một chìa khóa để hiểu Văn hóa Trung Hoa. Chìa


16

khóa đó là được định vị độ và quy nó về một kiểu loại hình để lý giải những đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu trong tính hệ thống của nó [43, tr.4].
Tuy nhiên, để có một cái nhìn khái quát chúng ta cùng tìm hiểu một cách đơn
giản nhất về Trung Quốc qua các vấn đề như: giao tiếp, ngôn ngữ, ẩm thực, nghệ
thuật, kiến trúc, …. Gắn chặt với lịch sử - đất nước – dân tộc Trung Hoa. Suốt
trường kỳ lịch sử ấy, hệ tư tưởng Nho– Phật – Lão chi phối mọi hoạt động trong
suốt đời sống văn hóa.
Từ thời Phục Hy, Thần Nơng, Hồng Đế, Nghiêu – Thuấn người Trung Quốc
đã biết phát triển văn hóa, lập ra chế độ hơn nhân, sáng tạo ra âm nhạc, phát huy
năng lực vượt bậc về nghệ thuật tạo hình và văn học. Trong sinh hoạt thường ngày,
từ rất sớm họ đã khai khẩn ruộng đất, tổ chức hệ thống tưới tiêu và trồng trọt, chế
tác và sử dụng đồ gốm, khơng những thế cịn làm ra đũa, cải thiện cách thức ăn

uống sinh hoạt, phát minh ra thuốc súng, dụng cụ đo lường, tiền giấy, v.v… hoàn
thiện bộ máy Nhà nước và cách tổ chức xã hội [19, tr. 5]
1.1.2. Văn hóa chính trị - phạm trù văn hố
Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại.
Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị
những con người với sự bằng lòng của họ”. Tuy nhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ
XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture). Từ
cách tiếp cận thể chế của quốc gia có thể nhận thấy, văn hóa chính trị biểu hiện mối
quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhau giữa văn hóa và chính trị, mà cụ thể là
giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị.
Văn hóa chính trị chỉ là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa. Hoạt động
chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin chính trị. Do
vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm tin về quyền lực, quyền
và thẩm quyền - những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước. Cũng có thể hiểu rằng,
văn hóa chính trị là những định hướng chính trị, thái độ chính trị của chủ thể đối với
hệ thống chính trị cũng như đối với vai trị của bản thân chủ thể đó trong hệ thống


17

chính trị. Cịn theo Lucian Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì
“Văn hóa chính trị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn
chính trị” [62].
Cịn theo Thomas Meyer, văn hóa chính trị của một xã hội là tống thể các giá
trị, định hướng, quan điểm, thói quen và sự sẵn sàng hành động chính trị có ảnh
hưởng chung trong xã hội. Nó đóng vai trị then chốt đối với sự hiện diện và hoạt
động của mọi thể chế chính trị [5, tr.221].
Trên thực tế, có hai vấn đề lớn liên quan đến văn hóa chính trị, đó là:
- Bộ máy nhà nước nên được tổ chức, điều hành như thế nào;
- Bộ máy nhà nước nên làm những gì.

Hai vấn đề này chính là sự đề cập đến vai trị của chính trị đối với phát triển
kinh tế, xã hội. Ngồi ra, trong văn hóa chính trị có một số nguyên tắc liên quan đến
các giá trị, niềm tin và thái độ, cảm xúc của các thành viên trong cộng đồng.
Đó là:
- Những niềm tin được san sẻ;
- Những luật lệ được chấp nhận một cách phổ biến. Các nguyên tắc này
chính là sự đề cập đến mối quan hệ gắn bó, mang tính pháp lý giữa chính trị và văn
hóa.
Từ các phân tích nêu trên cho thấy rằng, trung tâm của văn hóa chính trị là
vấn đề định hướng, hay văn hóa chính trị có chức năng chủ yếu là định hướng. Đó
là các định hướng về nhận thức, tình cảm và sự đánh giá. Cụ thể như các định
hướng về cấu trúc bộ máy nhà nước; định hướng về nhận thức, hiểu biết hệ thống
chính trị, những người trong bộ máy cầm quyền, vai trị của truyền thơng; định
hướng về niềm tin, sự tin tưởng về luật lệ trong hoạt động chính trị; định hướng về
hoạt động chính trị của chủ thể như thái độ, ý thức, cách thức hoạt động chính trị...
Điều đó cho thấy rằng, mỗi hệ thống chính trị đều gắn liền với một cách thức định
hướng đặc thù của văn hóa chính trị [62].


18

1.1.3. Khái niệm tiếp thu văn hóa
Để làm rõ hơn khái niệm “tiếp thu văn hóa”, thiết nghĩ cần tìm hiểu thuật
ngữ “giao lưu tiếp biến văn hoá”.
Thuật ngữ “giao lưu tiếp biến văn hoá” (tiếng Latin: Acculturare; tiếng Anh:
Acculturation) được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như
dân tộc học, xã hội học, văn hoá học.v.v… ở phương Tây, khái niệm này được dùng
bởi những từ khác nhau. Người Anh dùng Cultural Change (trao đổi văn hố).
Trong khi thuật ngữ tiếp cận văn hóa (enculturation) được sử dụng để mơ tả
q trình học tập văn hóa mới đầu tiên, tiếp thu văn hóa có thể được coi như là sự

học tập (hấp thụ) nền văn hố đó đợt thứ hai.
Trong lịch sử xã hội nhân loại thì giao lưu tiếp biến văn hố là hoạt động tất
yếu của con người. Và nếu quy luật kế thừa là sự khái qt hố q trình phát triển
văn hố diễn ra theo trục thời gian thì giao lưu tiếp biến văn hố nhìn nhận sự phát
triển văn hố trong mối quan hệ khơng gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau,
tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc mà tạo nên những mơ hình
văn hố khác nhau: Một là “Mơ hình văn hoá phân biệt” – kết quả của sự phủ nhận
hồn tồn các giá trị mới của nền văn hố khác trong giao tiếp văn hố; Hai là “Mơ
hình văn hoá đồng hoá” – Kết quả của năng lực tiếp thu yếu kém của chủ thể tiếp
nhận; Ba là “Mô hình cộng sinh văn hố” – Kết quả của q trình tiếp nhận văn hố
hài hồ [49].
Tiếp thu văn hóa ở đây chính là “Mơ hình cộng sinh văn hố”, là những thay
đổi được hình thành qua quá trình giao lưu, chắc lọc văn hóa, sau một q trình tiếp
xúc liên tục và trực tiếp giữa các nhóm cá nhân thuộc các nền văn hóa khác nhau.
Trong qua trình gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá sự chọn lọc, lấy cái hay của
người làm bài học kinh nghiệm cho mình, từ đó phát triển cái hay của người ngay
trên đất nước mình một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước.
Q trình này địi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn
tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hố nó để làm giàu, phát triển văn hoá
dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức


19

dân tộc có vai trị rất quan trọng. Nó là “màng lọc” để tiếp nhận những yếu tố văn
hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc
thái riêng của mình.
Có thể minh chứng bằng sự tiếp thu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa.
Tại hội thảo Văn hóa phương đông: Truyền thống và Hội nhập được tổ chức vào
ngày 13 tháng 1 năm 2007, Phó giáo sư tiến sĩ Lê Thanh Bình đã khẳng định: Ngay

từ thời cổ xưa, Nhật Bản đã từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương, Nhật
Bản cử những sứ bộ hào hứng sang các triều Đường, Tống, Ngun, Minh… giao
lưu, có người cịn ở lại làm quan cho triều đình Trung Hoa. Trong những chừng
mực nào đó, Nhật đã cố gắng du nhập và mơ phỏng văn hố Trung Hoa, cải tiến cho
phù hợp ở Nhật, ví dụ cải tiến chữ Hán, tham khảo các điển tích Trung Hoa trong
sáng tác văn học; nhấn mạnh tính chất Thiền “Zen” của đạo Phật, chấp nhận một số
giáo lý của đạo Khổng. Về điểm này có thể rút ra rằng: Nhật Bản học hỏi để làm ra
cái riêng của Nhật là “Giản lược và quyết liệt”- tính chất đó được thể hiện rõ từ
những nét bút Nho, những bức tranh, cốt truyện hay đường kiếm của họ… [3].
Từ đó cho thấy, tiếp thu văn hóa là cụm từ giải thích q trình thay đổi văn
hóa và thay đổi tâm lý là kết quả theo sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa. Những
ảnh hưởng của tiếp thu văn hóa có thể thấy được ở nhiều cấp độ trong cả hai nền
văn hóa tương tác.
1.1.4. Khái niệm tổ chức chính trị và hoạt động chính trị
1.1.4.1. Khái niệm tổ chức chính trị
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chính trị:
Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa
các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và
sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà
nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính
trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục
tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.


20

Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và
phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Bởi vậy
nghiên cứu và định hình về chính trị cũng được các học giả Đơng-Tây-kim-cổ bàn
luận khơng ít giấy mực. Trước khi chính trị học ra đời với tư cách là một khoa

học (political science) nghiên cứu chính trị như một chỉnh thể, có đối tượng,
phương pháp, khái niệm, phạm trù..., đã có rất nhiều các quan niệm, quan điểm,
thậm chí là tư tưởng, học thuyết của các học giả khác nhau bàn về các khía cạnh
của chính trị nhưng về bản chất, chính trị chính là cách các lực lượng xã hội khác
nhau tự tổ chức, thảo luận và đàm phán để thống nhất những luật lệ mà những luật
lệ này sẽ tác động và điều chỉnh cuộc sống của tất cả mọi người liên quan [68].
Tổ chức chính trị (hay hệ thống chính trị) của một nước là những tập
hợp những người dân nước đó hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Ở cấp quốc gia,
các đảng chính trị sẽ vận động quần chúng nhân dân ủng hộ lý tưởng của mình để
được bầu lãnh đạo đất nước. Trong quá trình vận động tranh cử, các ứng viên sẽ
trình bày quan điểm và triết lý phát triển kinh tế hoặc an sinh xã hội, và nhân dân
bầu cho quan điểm và triết lý phù hợp với mình. Trong mọi xã hội có giai cấp,
quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ
chức chính trị nhất định. Tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong
một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng
cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp
cầm quyền. Tổ chức chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước
và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó tổ chức chính trị
mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền [64].
1.1.4.2. Khái niệm hoạt động chính trị
Theo tác giả Lê Quang, trong bài viết “Hoạt động chính trị cần cho cuộc
sống”: Hoạt động chính trị là hoạt động của tổ chức chính trị trong xã hội nhằm đạt
được mục đích cao nhất mà tổ chức chính trị đó đề ra. Hoạt động chính trị ln tồn


21

tại và ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Những ai muốn lãnh đạo sẽ phải thuyết phục
các thành viên khác về chiến lược của mình. Các hoạt động chính trị cũng có thể

xảy ra ở cấp cộng đồng hoặc câu lạc bộ. Ai được bầu có nghĩa triết lý và giải pháp
của họ phù hợp với nhận thức và mong muốn của đa số các thành viên. Đây chính là
các hoạt động chính trị thường ngày mà ai cũng đã từng tham gia [68].
Vấn đề đặt ra, đôi khi chính trị lại trở thành xa lạ hoặc nhạy cảm đối với một
số người. Bởi lẽ đầu tiên là do một số quan điểm sai lệch về hoạt động chính trị.
Nhiều người cho rằng chính trị chỉ gắn với đảng phái và chính quyền. Phiến diện
hơn, có người cho rằng hoạt động chính trị có nghĩa là phản động và lật đổ chính
quyền. Đây là sự hiểu biết hẹp hịi và sai lệch, khi đó hoạt động chính trị trở nên
quá nhạy cảm, nguy hiểm và là điều cấm kỵ trong xã hội. Người dân né tránh học
hỏi, tìm hiểu và thực hành hoạt động chính trị của mình. Khi đó, xã hội bị xơ cứng
vì khơng tập hợp được trí tuệ của nhiều người cũng như chọn được người có tâm, có
tầm để lãnh đạo xã hội và nhà nước.
Đáng kể hơn, sự sợ hãi chính trị khơng những làm tê liệt nhân dân mà còn
ảnh hưởng đến các tầng lớp tinh hoa khác của dân tộc. Cho nên các, nói đến hoạt
động chính trị là đề cập đến hoạt động tập hợp nhân dân, lắng nghe nhân dân,
thuyết phục nhân dân bằng tư tưởng tự do chính thống theo ý chí của nhà cầm
quyền và tầm nhìn bao qt tồn cầu của nhà lãnh đạo đất nước.
Chính vì vậy, hoạt động chính trị mang tính khách quan. Cuộc sống vận
động và biến đổi không ngừng. Con người khác biệt và làm lên vẻ đẹp của sự đa
dạng. Chính vì vậy, con người cần hoạt động chính trị để tích hợp ý tưởng, sáng tạo


tạo

ra

đột

phá


cho

cuộc

sống.


×