PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG TH XUÂN THỦY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Thủy, ngày 04 tháng 3 năm 2021
KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 3
Chuyên đề: “Dạy học Mĩ thuật theo Phương pháp mới”
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức dạy học môn Mĩ thuật theo Phương pháp mới;
Căn cứ vào nhu cầu trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn tập trung của giáo viên
trong trường;
Trường Tiểu học Xuân Thủy xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên tháng 3/2021
như sau:
I. MỤC ĐÍCH.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cho GV thực hiện công tác đổi mới phương pháp
dạy học; Nắm rõ các phương pháp dạy học môn Mĩ thuật theo PP mới với mục đích:
Khuyến khích vẽ qua quan sát, theo trí nhớ và tưởng tượng; hiểu sự kết hợp tay và
mắt; Kích thích sự tập trung và khám phá bản thân trong quá trình học- sáng tạo của
người học….
-Trên cơ sở nghiên cứu Tài liệu hướng dẫn học, thiết kế dạy học, hướng dẫn học
sinh học tập thực tế tại các lớp, dự giờ các tiết học. Các giáo viên suy ngẫm, chia sẻ,
học tập phương pháp dạy học môn MT theo các chủ đề cụ thể.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thời gian, thành phần, địa điểm:
1.1. Thời gian:
Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021
1.2.Thành phần: Toàn thể giáo viên.
1.3.Địa điểm triển khai: Tại Trường TH Xuân Thủy
2. Chủ trì trao đổi chuyên đề:
Ban giám hiệu nhà trường + đ/c Vang GV môn MT
3. Phương pháp triển khai:
3.1. Chuyên môn trường:
- Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề tháng 03/2021.
3.2. Chuyên môn báo cáo nội dung của chuyên đề: 07 quy trình dạy học MT
theo phương pháp mới:
1. Vẽ theo mẫu (chân dung /vật thể): Vẽ biểu cảm
2. Vẽ ký họa dáng (người/vật): Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện
3. Vẽ trang trí (Làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời…): Trang trí và vẽ
tranh qua âm nhạc
4. Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề
5. Các hình khối được tạo ra từ vật dễ tìm, dây thép, đất nặn, giấy bồi…
và được kết nối với nhau trong một không gian nhất định hoặc theo chủ đề.
6. Các nhân vật được tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện
được phát triển theo chủ đề: Quy trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình khơng gian.
7. Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng.
- Chỉ đạo góp ý xây dựng giáo án, phân công người dạy:
+ Tiết: Mỹ thuật ( lớp 3A);
+ GV thể hiện: Lê Thị Vang
- Phương pháp dự giờ, trao đổi, chia sẻ tiết dạy: thực hiện vào ngày 10/3/2021.
3.3. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề tháng 3 của tổ.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy: + Tổ 1,2,3 Thao giảng: HĐTN (trong tiết SHL 1)
+ Tổ 4,5 thao giảng: HĐTN (trong tiết HĐNG 5)
- Tiến hành góp ý xây dựng giáo án và dự giờ
- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
- Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Trên đây là kế hoạch sinh hoạt chuyên mơn tháng 3/2021 của trường
TH Xn Thủy. Đề nghị tồn thể giáo viên thực hiện nghiêm túc./.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Lệ Hương
PHỤ TRÁCH CHUN MƠN
Đồn Thị Châu Loan
BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Mục đích:
-Lấy người học làm trung tâm.
-Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp người học có
được các khả năng:
+ Biểu đạt và giao tiếp thơng qua hình ảnh
+Khám phá và hiểu được văn hóa thơng qua nghệ thuật thị giác.
+ Hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật.
+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày
Các quy trình cụ thể:
1. Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện
2. Vẽ biểu cảm (Vẽ theo mẫu chân dung/ vật thể)
3. Vẽ theo âm nhạc
4. Xây dựng cốt truyện
5. Tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề
6. Điêu khắc – nghệ thuật tạo hình khơng gian
7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
QUY TRÌNH 1
Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện
1.Cá nhân mơ phỏng, vẽ hình ảnh con người, đồ vật, con vật,.. tạo kho hình ảnh.
2.Thảo luận nhóm xây dựng các câu chuyện, lựa chọn hình thức thể hiện.
3.Tạo sản phẩm tập thể.
QUY TRÌNH 2
Vẽ biểu cảm
1.Vẽ qua quan sát (hoặc trí nhớ), khi vẽ nét khơng nhìn giấy, đưa bút liên tục theo quan
sát và cảm nhận.
2.Đường nét, màu săc vẽ theo cảm xúc.
QUY TRÌNH 3
Vẽ theo âm nhạc
1.Nghe nhạc, cảm nhận, vận động theo giai điệu tiết tấu, phối hợp vẽ đường nét, màu
sắc trên nền giấy tạo bức tranh tập thể vẽ theo nhạc.
2.Tưởng tượng hình ảnh qua đường nét, màu sắc tạo sản phẩm theo ý thích.
QUY TRÌNH 4
Phương pháp xây dựng cốt truyện
1.Tạo sơ đồ tư duy về một chủ đề được lựa chọn.
2.Tạo hình nhân vật, bối cảnh, tạo sản phẩm theo nội dung chủ đề của nhóm.
QUY TRÌNH 5
Tạo hình 3D (khối 3 chiều) tiếp cận theo chủ đề
1.Tạo hình khối bằng cách nặn, lắp ráp các vật tìm được.
2.Tạo mơ hình biểu đạt khơng gian ba chiều theo chủ đề của nhóm.
QUY TRÌNH 6
Điêu khắc – nghệ thuật tạo hình khơng gian
1.Chạm khắc, đắp nổi
2.Tạo hình ghép nối
3.Nặn (đất sét/ đất màu)
4.Uốn dây thép, bịi giấy tạo khối
5.Tạo sản phẩm nhóm theo chủ đề: Mơ hình khơng gian ba chiều.
QUY TRÌNH 7
Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
1.Xây dựng ý tưởng từ vật liệu, câu chuyện cổ tích, chuyện dân gian hoặc câu chuyện
của chính mình để tạo hình con rối (người, con vật, đồ vật)
2.Lựa chọn hình thức biểu diễn và thể hiện, phát triển các câu chuyện.
Các quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung:
- Thảo luận và làm quen với chủ đề.
- Quy trình được chi tiết từ đầu tới cuối thông qua mô tả thực tế các bước khác
nhau của một quy trình, trong đó kết hợp nhuần nhũn các quy trình nói trên để đảm
bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục mĩ thuật.
- Có thể có những thay đổi linh hoạt hoặc cân nhắc khác cho quy trình cụ thể ở
thực tế.
Những quy trình dạy - học Mĩ thuật này không phải là công thức cố định mà
chúng ta phải làm theo. Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên và nó cịn có
thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế tại địa phương.
Giáo viên có thể phát triển khả năng của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các
quy trình này như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá.