BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
KHOA HÓA HỌC VÀ DẦU KHÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
GVHD
: T.S ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
HVTH
: PHAN THANH LONG
MSHV
: CNTP13.011
NIÊN KHÓA 2002 – 2004
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
KHOA HÓA HỌC VÀ DẦU KHÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TÌM HIỂU CÂY MẮC CỞ VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ
TRÌNH LOẠI ĐỘC TỐ TỪ LÁ CÂY MẮC CỞ ĐỂ CHẾ
BIẾN TRÀ
GVHD
: T.S ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
MSHV
: CNTP13.011
HVTH
: PHAN THANH LONG
NIÊN KHOÙA 2002 – 2004
CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học
Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. PHẠM VĂN BÔN
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯNG
Luận văn thạc só được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày .................... Tháng ................... Naêm...................
Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN THANH LONG
Phái: Nam
Ngày, tháng, năm sinh:10/10/1979
Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Khoa Học Và Công Nghệ Thực Phẩm Mã số:2.11.00
Tên đề tài: TÌM HIỂU CÂY MẮC CỞ VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LOẠI
ĐỘC TỐ TỪ LÁ CÂY MẮC CỞ ĐỂ CHẾ BIẾN TRÀ.
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nội dung tiến hành như sau:
-
Tìm hiểu thành phần hóa học cuả cây mắc cở.
-
Tìm phương pháp loại độc tố Mimosine có trong cây mắc cở.
-
Chế biến trà sử dụng nguồn nguyên liệu cây mắc cở đã loại độc tố.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ( ngày bảo vệ đề cương):
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ( ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp):
IV. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ NHẬN XÉT 1: PGS.TS. PHẠM VĂN BÔN
VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ NHẬN XÉT 2: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯNG
Cán bộ hướng dẫn
Cán bộ nhận xét 1
TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
PGS.TS. PHẠM VĂN BÔN
Cán bộ nhận xét 2
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LƯNG
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được hội đồng chuyên ngành thông
qua
Ngày ..... Tháng .......Năm .......
Trưởng Phòng QLKH- SĐH
CHỦ NHIỆM NGÀNH
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian làm luận văn, em đã gặp không ít những khó khăn, trở
ngại trong việc nghiên cứu.
Mãi khắc sâu công lao cuả cha mẹ là những người đóng vai trò quyết định
thành quả này, cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình đã đặt niềm tin, đó là
nguồn động viên lớn giúp con vượt qua mọi khó khăn.
Em xin chân thành cám ơn cô Đống Thị Anh Đào đã tận tình hướng dẫn, giải
đáp những thắc mắc, tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình làm luận văn.
Cám ơn DS. Nguyễn Thị Kim Danh đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc xác
định thành phần các dược chất.
Cám ơn cô Nguyễn Thị Nguyên đã tạo điều kiện về trang thiết bị thí nghiệm
để em thực hiện luận văn.
Cám ơn tất cả các thầy cô trong những năm qua đã dạy cho em rất nhiều kiến
thức bổ ích.
Và cám ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình làm luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -1-
ABSTRACT
Mimosa pudica L is a wild plant in our country, it content the chemical compounds
such as S, Ca, Mg, P … which good to health. But it content Mimosine, is a toxic alkaloit
which influence health and other plant. So mimosa pudica L is plant devastated crops
and it was destroy.
If we want to make the most of mimosa pudica L, we must reject the mimosine, so
we can use it similar a material source for make new food productions which useful for
health, prevent and cure.
With that the stand- point, I select subject “ COURT THE MIMOSA PUDICA L AND
RESEACH THE METHODS REJECT TOXITY IN MIMOSA PUDICA L FOR MAKE A KIND OF
TEA”
Subject wil reseach three problem:
Courting chemical composition of mimosa pudica L
Looking for the methods which reject mimosine, a toxic alkaloit in momosa
pudica L
Product a kind of tea from material of mimosa pudica L was reject
mimosine.
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
TÓM TẮT
Môi trường sống hiện nay có thể nói là nơi lý tưởng để phát sinh ra những
mầm móng bệnh tật. Vì thế vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho con người luôn được
quan tâm đúng mức. Có nhiều liệu pháp chữa trị cho con người khi bắt đầu
nhuốm bệnh. Trong các liệu pháp hiện nay thì phương pháp dùng thực phẩm
phòng và chữa bệnh đang được các cơ quan chức năng, các bộ ban ngành quan
tâm. Cho nên việc tận dụng các nguồn tài nguyên sinh học cuả nước ta để tạo ra
các sản phẩm thực phẩm cần thiết cho con người vừa có thể đảm bảo nguồn dinh
dưỡng cần thiết hằng ngày lại vưà có khả năng phòng chống các bệnh tật do môi
trường hoặc áp lực công việc gây nên là vấn đề cấp bách.
Với khí hậu nóng ẩm nước ta có nguồn thực vật khá phong phú đặc biệt là
các loài cây cỏ có dược tính cao. Cho nên việc tận dụng được các nguồn tài
nguyên này sẽ mang lại nhiều chuyển biến mới trong khoa học công nghệ và
cuộc sống cuả chúng ta sau này.
Cây mắc cở là một loài mọc hoang ở nước ta, bản thân có chứa nhiều hoạt
chất sinh học rất cần thiết cho cơ thể như Selen, Ca, Mg, P, flavon … rất có ích
cho cơ thể nhưng bên cạnh đó trong cây có chứa 1 loại độc tố là Mimosine. Độc
tố mimosine này có tác dụng không tốt đến cơ thể kể cả các loại cây trồng. Do
đó cây mắc cở được liệt vào loại cây phá hoại mùa màng và đang được thiêu
hủy. Muốn tận dụng thì cần thiết phải loại bỏ các thành phần có tính độc trong
cây; từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng hằng
ngày nhằm mục đích có lợi cho sức khỏe người dân, phát triển thêm chủng loại
sản phẩm trong lónh vực công nghiệp thực phẩm và quan trọng hơn nữa là tạo ra
được sản phẩm có tác dụng phòng và chữa những căn bệnh do cuộc sống tất bậc
ngày nay gây nên. Với ý tưởng trên tôi đã chọn đề tài: “ TÌM HIỂU CÂY MẮC
CỞ VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LOẠI ĐỘC TỐ TỪ LÁ CÂY MẮC CỞ ĐỂ
CHẾ BIẾN TRÀ”.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -2-
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
1
Tóm tắt
2
Lời nói đầu
4
I. TỔNG QUAN
6
I. 1. SƠ LƯC VỀ DƯC TRÀ, DƯC LIỆU
7
I.1.1. Dược trà
7
I.1.2. Dược liệu
19
I. 2. SƠ LƯC VỀ CÂY MẮC CỞ
46
I.2.1.Mô tả thực vật
46
I.2.2. Những nghiên cứu về mặt hóa học
49
I.2.3. Những nghiên cứu về mặt dược tính của cây
53
I.2.4. Độc tính của cây
54
I.2.5. Tác dụng sinh học cuả 1 số hoạt chất có trong cây
58
I.2.6. Công dụng cụ thể đang được ứng dụng hiện nay
66
I.2.7. Nguyên Liệu
67
I I. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
69
II.1. Khảo sát nguyên liệu
69
II.2. Quy trình công nghệ xử lý nguyên liệu
71
II.2.1. Phương pháp hấp
71
II.2.2. Phương pháp saáy
73
II.2.3. Phương pháp dân gian
75
II.3. Các phương pháp phân tích
76
II.3.1. Phân tích thành phần hoá thực vật dược liệu
76
II.3.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.
78
II.3.2.1. Định tính alkaloit trong cây mắc cở.
79
II.3.2.2. Định tính các thành phần khác trong cây mắc cở
80
II.3.2.3. Định tính alkaloit trong dịch chiết cây mắc cở
80
II.3.2.4. Định tính các thành phần khác trong các mẫu dịch
chiết mắc cở
82
II.4. Phương pháp xác định hàm ẩm và nồng độ chất khô cuả dịch
trích ly.
83
II.5. Quy trình công nghệ chế biến trà
I I I. KẾT QỦA BÀN LUẬN
III.1. Một số thành phần dinh dưỡng cuả cây mắc cở
84
85
86
III.2. Định tính các hoạt chất sinh học trên nguyên liệu lá cây
mắc cở
86
III.2.1. Định tính hoá học
III.2.2. Định tính Alkaloit trong lá cây mắc cở
86
87
III.2.3. Định tính các thành phần khác của lá cây mắc cở trong
dịch chiết Methanol
III.2.4. Định tính các hợp chất sinh học cuả dịch chiết lá cây mắc cở
87
89
III.2.4.1. Phương pháp sao rang, phương pháp sắc
89
III.2.4.2.Phương pháp sấy
91
III.2.4.3. Phương pháp hấp
94
III.3. Khảo sát điều kiện trích ly
99
III.4. Phụ gia bổ sung trong quá trình sấy
103
III.5. Phân tích chất lượng của sản phẩm trà mắc cở
104
III.6. Tích chất cảm quan của sản phẩm
107
III.6.1. Mô tả
107
III.6.2.Khảo sát thị hiếu cuả người tiêu dùng
107
III.7. Giá thành sản phẩm dự kiến.
109
III.8. Liều lượng sử dụng
110
IV. KẾT LUẬN
111
Tài liệu tham khảo
114
Phụ lục
116
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Đề tài này sẽ nghiên cứu 3 vần đề sau:
-
Tìm hiểu về thành phần hoá học của cây mắc cở.
-
Tìm phương pháp loại độc tố Mimosine có trong lá cây mắc cở.
-
Chế biến trà sử dụng nguồn nguyên liệu đã được loại độc tố.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -3-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI, y dược học Thế giới đang tự hào tiến bước với những
sáng tạo phát minh mới về khoa học y dược và ẩm thực trị liệu, nhằm bảo vệ sức
khoẻ và nâng cao sức sống, kéo dài tuổi thọ của con người. Hiện nay, mặc dù
thuốc tổng hợp hoá học có phần nào chiếm ưu thế trên thương trường dược phẩm
nhưng nhân loại vẫn còn luôn luôn ưa chuộng thuốc từ thảo môïc thiên nhiên.
Ngay từ những năm 1970, 1980 thế kỷ XX, trên Thế giới đã đã có khuynh hướng
quay về với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng thuốc thảo mộc và
nghệ thuật châm cưú của Phương Đông, coi trọng phương pháp ẩm thực trị liệu,
trong đó có dược trà. Tổng kết cuối thế kỷ XX năm 1999, cán cân thương mại
quốc tế về thảo dược trên thị trường thế giới đã chiếm gần 20 tỷ mỹ kim, tính
theo giá bán lẻ, xu thế ưa chuộng điều trị bằng dược trà cũng từng bước được
nâng lên. Ở các nước Châu Âu, Á, Úc đã có các loại trà dưỡng sinh bảo vệ sức
khoẻ, bồi bổ, chống lão suy, tạo thẩm mỹ và giảm béo được phổ cập rộng rãi.
Dược trà, ẩm thực trị liệu, được dùng để dự phòng và điều trị một số bệnh như:
tê thấp, viêm khớp xương, tiểu đường, xơ vữa động mạch, động mạch vành, cao
huyết áp, lipid huyết cao và cholesterol huyết thanh cao, bệnh phụ khoa, bệnh
cảm cúm, bệnh gan mật, thận, đau dạ dày, đường ruột, lo âu mất ngủ, bị stress
kích ứng bị trầm cảm, dự phòng bệnh ung thư và chữa ngay khi phát hiện sớm. Ở
Việt Nam, dược trà cũng được chú ý sử dụng. Một số xí nghiệp dược phẩm ở
trong nước đã quan tâm sản xuất thuốc đông y, nâng cao mức sản xuất thuốc
thảo mộc như dược trà túi lọc, với phương pháp tiên tiến, công cụ hiện đại, chất
lượng cao, cách dùng đơn giản nhanh chóng thuận tiện cho người tiêu dùng và
nhất là đạt hiệu quả tốt. Dược trà dưỡng sinh vẫn được nhân dân ưa chuộng và là
bộ phận cần thiết của y dược học cổ truyền, của nền văn hoá ẩm thực ở nước ta.
Với ưu thế là 1 nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, nước ta là nước có nguồn
Tài nguyên phong phú đặc biệt là các loài thảo mộc , đây được xem là những
nguồn dược liệu quý giá có khả năng trị bách bệnh cuả nước ta. Bên cạnh những
dược liệu đó cũng có những loài thảo mộc mà bản thân nó chứa độc tố, có tác
dụng phá hoại mùa màng nhưng lại có khả năng trị bệnh rất cao chẳng hạn như
cây mắc cở. Hiện nay chúng ta chỉ tìm cách thiêu hủy những loài cỏ này mà
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -4-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
chưa có phương hướng tận dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người mang
lại hiệu quả cao về kinh tế và sức khỏe cho con người. Với ý tưởng đó tôi đã
chọn đề tài này mong có thể tìm ra được phương pháp xử lý để tận dụng nguồn
cỏ dại có hại này cụ thể là loài cây mắc cở để tạo thành nguồn thực phẩm giàu
khoáng chất bổ sung phần lớn các hoạt chất cần thiết trong hoạt động sống cuả
con người.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -5-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
PHẦN 1
TỔNG QUAN
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -6-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
I.1. SƠ LƯC VỀ DƯC TRÀ, DƯC LIỆU
I.1.1. Dược trà [14]
I.1.1.1. Trà và văn hoá trà
Trà là một trong bốn loại nước uống nổi tiếng của Thế giới. Theo tài liệu
nghiên cưú khoa học, cây trà xuất hiện từ lâu đời trước công nguyên, ở một vùng
sinh thái rộng lớn Đông Nam Á gió mùa, bao gồm phía Nam Vân Nam (Trung
Quốc), Thượng Lào, Bắc Myanma, Bắc Ấn Độ và Bắc Việt Nam…
Trung Quốc là cố hương sản xuất trà, phát triển thịnh vượng cùng với một số
nước Châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Triều Tiên… Trà có lịch
sử tương đối lâu đời. Tương truyền trên 4.000 năm trước, thời đại Thần Nông đã
phát hiện ra trà. Sách cổ ghi chép: Vua Thần Nông nếm 100 loài thảo dược trong
một ngày, ngộ độc 72 lần, đã được giải độc bằng trà. Trong thời Chu, Hán trà
được gọi là khổ trà. Đời Thanh, các nhà nghiên cưú chú giải: Trà vốn là loại
thực vật, loại cây bụi thường xanh tốt, thuộc họ Sơn Trà mọc hoang. Người ta lấy
búp lá non làm trà. Về sau, do uống trà được phổ cập, nhu cầu lượng trà ngày
càng tăng, dần dần trà được trồng nhiều lên. Đến đời Đường (618 - 907) đã trồng
loại trà cao cấp tên là Kỳ Thương. Thời tiết xuân sớm trà sinh trưởng mạnh, màu
xanh mơn ngát tràn đầy khắp vườn. Đầu tiết Cốc Vũ (khoảng 21 tháng 4 dương
lịch) trời sáng đẹp là lúc tốt nhất để hái trà. Đương nhiên, thời kỳ đó người ta
cũng thu hái loại trà cao cấp mọc hoang. Từ trà, đã mở rộng ra các khái niệm
dược trà, như trà cúc, trà sâm, trà thanh nhiệt giải cảm, trà bổ tâm an thần… để
phòng chữa bệnh, dưỡng sinh, bồi bổ sức khoẻ cho nhân dân. Đây thực sự là
truyền thống văn hoá quý giá, tao nhã, thanh lịch của đất nước ta.
I.1.1.2. Tác dụng dược lý của trà
Trà không những có công năng bảo vệ sức khoẻ mà còn có tác dụng điều
trị một số loại bệnh và được coi là thuốc chữa bệnh. Căn cứ vào nghiên cưú
dược lý, lá trà chứa các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, purin, các
flavonoid, các chất catechin, lipid, đa phenol, tinh dầu, đản bạch, các acid amin,
nhiều loại vitamin cùng các nguyên tố vi lượng calci P, Fe, I, Mg, Cu, Mo, Ge, F,
Se, Zn… tổng cộng trên 300 loại thành phần, có tác dụng trọng yếu trong phòng
bệnh và chữa bệnh. Những loại chất phổ biến trong trà là các base puric nhö
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -7-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
cafein (trimethyl 1,37 xanthin) với tác dụng hơi lợi tiểu, kích thích hệ thần kinh
trung ương, kèm theo một ít chất tương đồng bậc dưới: theophyllin (dimethyl 1 –
3- xanthin) với tác dụng lợi tiểu, trợ tim, giãn mạch vành, hồi sức hô hấp, giãn
phế quản cùng với chất đồng phân là theobromin lợi tiểu, kích thích dây thần
kinh. Cafein còn có tác dụng đặc biệt kéo dài tác dụng của adenosin
monophosphat vòng (cAPM) trên tim và hệ thần kinh trung ương. Trà có tác
dụng cụ thể như sau:
1. Nâng cao tinh thần, làm đầu óc tỉnh táo.
2. Thanh lợi đầu và mắt.
3. Tiêu thử giải khát.
4. Giảm béo và giảm hàm lượng chất béo (lipid) trong máu.
5. Hạ khí tiêu thực: Sau khi ăn thịt cá, nên uống trà.
6. Giải độc và ngừng đi lỵ: Lá trà ức chế vi khuẩn do công năng tổng hợp
của các chất trong lá trà như các polyphenol, tanin, ức chế nhiễm khuẩn, tanin
tác dụng thu liễm niêm mạc ruột làm ngừng tiêu chảy. Bất luận do bị lỵ hoặc
viêm ruột, tiêu chảy, mất nước, uống lượng nước trà đặc, không những bổ sung
thuỷ phần mà còn cung cấp ion khoáng chất, điều chỉnh cân bằng chất diện giải
của cơ thể. Ngoài ra, uống trà có thể giảm nhẹ được say rượu, giải được ngộ độc
do uống rượu liều lượng cao trong thời gian dài. Trong lá trà có chứa vi lượng
của nguyên tố flour, uống chè lâu dài có tác dụng bảo vệ răng khỏi bị sâu răng.
Sau khi uống trà, có thể giãn mao mạch toàn thân, tăng cường tiết niệu. Trà lại
chứa vitamin C và P có thể làm chậm việc xơ hoá động mạch (huyết quản) đối
với bệnh nhân cao huyết áp, trà có thể thư dãn cơ trơn phế quản, có thể thanh
phế hoá đàm, ngừng ho.
I.1.1.3. ng dụng của dược trà
Lá trà có thể được gia công để làm thức uống và làm dược liệu để điều trị
bệnh. Nhưng dược trà không phải chỉ là lá trà đơn thuần mà còn bao gồm lá trà
làm dược liệu phối hợp với các dược liệu khác. Bạch Cư Dị đời Đường có nói
trong thơ của ông như sau: “Dược và trà vốn là một loại, công năng của chúng
bổ trợ cho nhau”.
Có nhiều phương thức trà như sau:
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -8-
LUẬN VĂN CAO HỌC
a)
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Chỉ dùng độc vị lá trà làm dược liệu
Tuổi già, cơ thể suy nhược hoặc sau khi bệnh nặng hồi phục chưa tốt, tinh
thần không phấn chấn, hoặc trường hợp sau khi ăn bị đầy bụng thì dùng trà lâu
năm hãm hoặc sắc uống liền vài ngày thấy hiệu quả tốt.
b)
Dùng trà và dược liệu phối hợp
Ví dụ: Ngọ thời trà là một loại danh trà, là loại lá trà phối hợp với một số
dược liệu, điều trị ngoại cảm, phong hàn, trong có thực tích và không hợp với
thời tiết khí hậu, bất phục thuỷ thổ, bị tiêu chảy, đau bụng, là phương thuốc được
dân gian sử dụng rất phổ biến.
c)
Dùng dược liệu thay cho trà
Rất nhiều thức uống không dùng lá tràø, chỉ dùng các dược liệu, nhưng vẫn
gọi là trà; điều này làm cho loại hình dược trà đã có phạm vi rất rộng và có
nhiều thuận lợi. Loại hình trà tễ này được sử dụng nhiều bởi người bệnh.
Thường dược trà được chế tạo bằng cách tán dược liệu khô thành bột hoặc
đem giã nát sơ bộ, khi dùng căn cứ vào nhu cầu mà xác định lượng tễ, rồi lấy
nước sôi hãm hoặc lấy nước sắc sôi lên vài dạo, hoặc sôi một lúc rồi bỏ bã,
uống làm nhiều lần không kể thời gian (nếu là bột dược liệu nhỏ, nên cho vào
túi vải rồi hãm với nước sôi). Dược trà khác với thuốc sắc:
1. Thuốc sắc dùng sinh dược gia công bào chế, rồi trực tiếp cho vào sắc mà
không tán thành bột
2. Thời gian sắc tương đối dài
3. Thuốc sắc thường một ngày uống làm 2 – 3 lần hoặc uống một hơi
4. Thuốc sắc không nên trực tiếp hãm uống
Phạm vi ứng dụng của dược trà rất rộng, như để điều trị các bệnh liên
quan đường tiêu hoá, hô hấp, an thần, có thể điều trị bệnh cấp tình hay mãn tính,
tinh thần suy yếu, điều trị một số bệnh cấp tính, bệnh thuốc hệ hô hấp, bệnh can
vị khí, bệnh đau mắt, bệnh yết hầu, bệnh phụ nữ, trẻ em, bệnh ngoại cảm v.v…
hoặc uống dược trà để dưỡng sinh ích thọ.
I.1.1.4. Tương lai phát triển của dược trà
Những năm gần đây, dược trà ngày càng phát triển, 1 số loại được dùng
rộng rãi như: Dược trà đắng giảm béo, trà khổ qua, trà linh chi, dược trà giáng
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -9-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
chi (hạ lipid huyết), : Dược trà (DT) trị cảm mạo, DT thoái nhiệt, DT thanh lương
phòng thử, DT giáng áp dưỡng huyết, DT tiêu phong chỉ dương, DT can viêm,
DT Bài thạch, DT vị viêm, DT mạch an, DT điều kinh, DT phì nhi khang lạc, DT
kiện tỳ bổ huyết, DT não lạc tính, DT khái suyễn, DT nhuận phế chỉ khái, DT tỵ
đầu viêm . Dược trà được dùng ở cả trong nước và xuất khẩu.
Vì vậy cần đi sâu nghiên cưú khai thác các loại dược trà, mở rộng phạm
vi ứng dụng, cần có công nghệ chế tạo dược trà hợp lý, bảo đảm hiệu quả của
dược liệu, cách dùng thuận tiện và giá rẻ về mặt kinh tế. Vì vậy, muốn mở rộng
các loại dược trà, cần phải áp dụng công nghệ bào chế hiện đại.
Cách bao bì các loại loại trà và dược trà rất cần thiết : trà hoà tan, loại trà
túi lọc hoặc loại trà bột được đóng vào túi giấy rồi đóng vào bao bì kín bằng
plastic hay lim loại để tiện dùng. Dược trà thường được đóng vào túi nhỏ theo
khẩu phần định lượng. Khi dùng hãm với nước sôi, là có thể uống được, vừa
nhanh vừa thuận tiện. Tuy nhiên loại DT này cũng có một số nhược điểm:
1.
Trong quá trình gia công phải sắc thuốc để lấy “trấp”, sau đó cô
cạn và phối trộn với chất mang và sấy phun hoặc sấy tủ thành hạt bột nhỏ.
Trong quá trình sắc thuốc thành phần hoạt chất có thể bị phân huỷ, làm cho hiệu
quả tính chất dược bị giảm hoặc không ổn định.
2.
Ngoài ra người ta thường lấy đường làm chất nền cơ sở để chế tạo
dạng dược trà hòa tan. Như vậy đối với những người không nên ăn đường, do có
bệnh tiểu đường hay chứng cholesterol huyết cao, lại bất lợi, không nên uống.
Để khắc phục một số nhược điểm của cách chế tạo dược trà nêu ở trên ta
có thể kết hợp cổ pháp (cách chế tạo dược trà của cổ nhân) với bào chế tiên
tiến, hiện đại. Ưu điểm của cổ pháp là đơn thuần dùng sinh dược thiên nhiên,
sau khi sơ chế tán thành bột, có thể bảo đảm tính vị và hiệu quả của dược liệu;
tùy người, tùy bệnh cải tiến sự phối chế, liều lượng dược liệu. Khi hãm bằng
nước sôi thì đã khống chế nhiệt độ đến điểm sôi, không phá huỷ hoạt chất của
dược liệu (sinh dược) đặc biệt là loại hoa và loại có tinh dầu thơm. Kết hợp cổ
pháp với cách bào chế gia công hiện đại như điều chế bột thuốc, cao thuốc hoặc
thuốc ở nhiệt độ thích hợp và và thời gian ngắn nhất để có thể tránh được sự
phân hủy hoạt chất sinh dược. Thành thị và nông thôn có thể sử dụng được “cổ
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -10-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
pháp Đôn dược” hoặc “cổ pháp tận dụng Đông dược” làm cho việc sử dụng
dược trà có lợi và phổ cập được rộng rãi hơn.
Vấn đề tổng quát là: Không phải là dược trà điều trị được mọi bệnh, cũng
không phải là mọi dược liệu đều có thể dùng làm dược trà.
Thực tế các loại dược liệu sau đây không nên dùng làm dược trà:
1.
Đông dược chứa alcaloid như loại Ô dầu, Xuyên ô, Thảo ô phải qua
sắc lâu mới có thể giảm và phá huỷ độc tính của alcaloid.
2.
Đông dược loại xà trùng như rắn, đỉa (Thuỷ điệt); thời gian hãm với
nước sôi quá ngắn thành phần hưũ hiệu không thể trích ly được, và hơn nữa loại
Thuỷ điệt mùi tanh khó uống không dùng được.
3.
Loại dược liệu vỏ cứng, mai cứng, loại khoáng chất như Mẫu lệ,
Thạch quyết minh, phải sắc lâu thì thành phần hưũ hiệu mới có thể được trích ly.
4.
Những loại dược liệu kích thích cổ họng, khó uống, không nên
dùng như Xuyên ô, Thảo ô, phải phối hợp sử dụng. Cần sắc riêng một giờ, lấy
trấp hoà vào dược trà.
Cần cải tiến chế tạo dược trà ngon và tiện dụng, dễ uống, bảo đảm công
năng bảo vệ sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, điều trị có hiệu quả tốt cho người
bệnh. Vấn đề hàng đầu là nâng cao chất lượng của dược trà dùng ở trong nước
và dược trà xuất khẩu.
Trà mắc cở có thành phần là cây mắc cở và các thảo mộc khác, như vậy nó
là một dạng dược trà, ta sẽ xem xét một số nghiên cứu về dược trà đã được công
bố và về tính chất, cách bào chế của dược liệu.
I.1.1.5. Chế tạo dược trà
Dược trà là những chế phẩm có chứa trà (chè) hoặc không chứa trà và
một số dược liệu hoặc cao thuốc lỏng hãm với nước sôi hoặc sắc thành nước để
uống.
Hiện nay, có 3 cách chế tạo dược trà:
♦ Trà túi (gói) :Các dược liệu trong công thức, tán thành bột khô rồi phối trôn
cho thật đều. Khi hãm với nước sôi, tùy theo các loại bột dược liệu, nên cho
vào túi vải thưa hoặc túi giấy lọc để hãm.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -11-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Trà gói áp dụng cho các loại dược liệu có cấu trúc mỏng manh, dễ chiết xuất.
Dược liệu sau khi phân chia được gói thành những gói nhỏ.
Nếu các dược liệu chiếm tỷ lệ tương đối cao trong đơn thì chuyển thành cao
lỏng hoặc chiết suất sơ bộ bằng dung môi thích hợp và phối hợp với dược liệu
thô. Làm như vậy vừa giảm nhỏ khối lượng của trà, vừa tăng cường được tác
dụng chữa trị.
Với những chất tan được trong các dung môi bay hơi thì hoà tan vào lượng tối
thiểu dung môi, dùng các dung môi này làm chất trung gian phân tán.
Quy trình sản xuất như sau
Dược liệu
Lựa chọn
Làm sạch
Sấy khô
Vò nghiền
Phối trộn
Đóng gói
Sản phẩm
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -12-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
♦ Bánh trà
Dược liệu được trộn với chất làm dính rồi ép thành bánh trà.
Chất làm dính (tá dược): thường sử dụng các loại dược liệu có khả năng dính
trong đơn và các chất điều trị để kết hợp giữa vai trò hoạt chất và tá dược như :
cao lỏng dược liệu, dịch ép tươi, xi rô, mật ong…
Cách kết hợp tá dược và dược liệu:
-
Cho tá dược dính vào dược liệu, trộn đều và đóng bánh.
-
Cho dược liệu vào tá dược nóng, khuấy trộn đều, đổ khuôn và nén thành
bánh bằng tay hoặc bằng máy.
Tá dược phải điều chế trong điều kiện vệ sinh vô trùng.
Sau khi đã ép, để nơi thoáng mát cho se mặt ngoài, sấy ở 50oC – 60oC cho độ
ẩm < 5%, để nguội trong không khí tránh ẩm và bao gói.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -13-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh trà.
Dươc liệu
Làm bột thô
Trộn thành bột kép
Làm dính
Làm bột ẩm
p bánh
Sấy khô
Đóng gói
Bảo quản
Trà bánh
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -14-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
♦ Trà hòa tan
Là loại trà tan nhanh và uống được liền sau khi pha vào nước nóng.
Trà hoà tan có đường và mật nhiều, cải tiến mùi vị của dược liệu, phát huy
tác dụng điều trị.
Dung dịch tr thuốc sau khi được xử lý theo quy trình pha chế thích hợp được
đưa vào máy sấy phun sương để làm thành dạng tràø thuốc dễ sử dụng, bảo quản,
vận chuyển gọn nhẹ.
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -15-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
Quy trình công nghệ
Nguyên dược liệu khô
Chiết xuất
Lọc
Cô đặc chân không
Sấy phun
Bột chè thuốc hoà tan
đóng gói
Trà hoà tan
Việc chế biến được tiến hành rất tỉ mỉ công phu để đảm bảo chất lượng
và hương vị của trà thuốc.
Phương pháp sấy phun chế tạo dược trà hòa tan: dung dịch tràø thuốc được
phân tán thành giọt nhỏ như sương mù, trong một dòng khí nóng. Dung môi bốc
hơi ngay để lại chất hoà tan, dưới dạng hạt bụi rơi xuống. Thời gian sấy khô chỉ
khoảng 1/5 – 1/10 giây, đồng thời nhiệt độ khí nóng từ 180oC sẽ giảm xuống ở
khoảng 40oC, vì vậy có thể áp dụng sấy các chất dễ bị nhiệt phân hủy. Bộ phận
phân tán dung dịch thuốc có thể là 1 vòi phun, dùng khí nén hoặc bơm cao áp,
đẩy dung dịch thuốc qua những khe hẹp. Khí nóng cuốn các hạt sương theo một
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -16-
LUẬN VĂN CAO HỌC
GVHD: TS. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO
vòng xoáy để các hạt kịp sấy khô mà không kết dính, không bị bết vào thành
buồng sấy. Bộ phận lọc bụi giữ các hạt bột thuốc lại, còn không khí mang theo
hơi dung môi được thải ra khỏi phòng.
Trường hợp không có máy sấy phun sương, người ta có thể điều chế cao
thuốc trước rồi làm bột chè thuốc có tẩm thêm cao thuốc, hoặc điều chế cao
thuốc trước rồi dùng để pha tràø. Cần lưu ý khi chế tạo cao thuốc, nên khống chế
nhiệt độ dưới 100oC để tránh phân huỷ thành phần hữu hiệu, chất thơm trong
dược liệu .
I.1.1.6. Những yêu cầu chung của chế phẩm dược trà [20]
Việc sản xuất và bảo quản dược trà phải đáp ứng những yêu cầu sau:
-
Những dược liệu sử dụng phải được chế biến thành phiến, lát mỏng, thành
miếng nhỏ hoặc bột thô và trộn thật đều. Nếu có phải thêm cao thuốc lỏng, cũng
phải được phun, phân bố thật đều lên toàn bộ bột dược liệu.
-
Tiến hành phơi sấy khô ở nhiệt độ thường là 80oC. Nếu dược trà có hàm
lượng tinh dầu cao phải được phơi, sấy ở nhiệt độ dưới 60oC. Nếu dược liệu
không bền, không chịu được nhiệt thì phải phơi trong bóng râm, hoặc sấy nhẹ
với phương pháp thích hợp.
-
Dược trà túi lọc phải đáp ứng các yêu cầu của loại trà túi lọc uống (ẩm
trà)
-
Dược trà phải được đóng gói bảo quản trong hộp thật kín. Những dược trà
có chứa tinh dầu và những dược liệu dễ hút ẩm phải được bảo quản, đựng trong
những thùng, hộp, lọ đóng thật kín đặc biệt.
-
Thủy phần dược trà: độ ẩm không quá 12% (trừ trường hợp đặc biệt)
-
Sai số khối lượng của chế phẩm dược trà:khối lượng chế phẩm dược trà
trong từng đơn vị sản phẩm không được sai lệch so với khối lượng ghi trên nhãn,
không được quá giới hạn quy định như sau:
HVTH: PHAN THANH LONG
Trang -17-