Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hoàn thiện qui trình nuôi luân trùng siêu nhỏ brachionus angularis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
-----oOo-----

BÁO CÁO NGHIỆM THU
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

HỒN THIỆN QUI TRÌNH NI LN
TRÙNG SIÊU NHỎ
(Brachionus angularis)

TS. NGUYỄN HỮU YẾN NHI

NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
-----oOo-----

BÁO CÁO NGHIỆM THU
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

HỒN THIỆN QUI TRÌNH NI LN
TRÙNG SIÊU NHỎ
(Brachionus angularis)
KHOA NƠNG NGHIỆP & TNTN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Nguyễn Hữu Yến Nhi



CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)


DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HIỆN

Họ và tên, học hàm,
học vị

Tổ chức cơng tác Cơng việc chính Thời gian làm
tham gia
việc cho
nhiệm vụ (số
tháng quy
đổi)
Nguyễn Hữu Yến Nhi
Phó trưởng Bộ
Chủ nhiệm
06 tháng
Tiến sĩ Dinh dưỡng và môn Thuỷ sản –
nhiệm vụ
quản lý thủy sản
Khoa Nông
nghiệp & TNTNTrường ĐH An
Giang – ĐHQG
TPHCM.
Trịnh Thị Lan
Giảng viên Bộ
Tham gia thực

03 tháng
Thạc sĩ Môi trường
môn Thuỷ sản –
hiện
Khoa Nông
nghiệp & TNTNTrường ĐH An
Giang – ĐHQG
TPHCM.
Nguyễn Thị Bích Hạnh Kỹ thuật viên –
Tham gia thực
03 tháng
Kỹ sư Phát triển nơng
Phịng Quản trị
hiện
thơn
thiết bị - Trường
ĐH An Giang –
ĐHQG TPHCM.


Đề tài nghiên cứu khoa học “Hồn thiện qui trình nuôi luân trùng siêu nhỏ (Brachionus angularis)”
do tác giả Nguyễn Hữu Yến Nhi, Trịnh Thị Lan công tác tại Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa
Nông Nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên và Nguyễn Thị Bích Hạnh cơng tác tại khu thí thực hành
thí nghiệm, Đại học An Giang thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được hội đồng
Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 20 tháng 08 năm 2020.
THƯ KÝ

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

4


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong công trình nghiên
cứu này có xuất sứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

An giang, ngày 6 tháng 7 năm 2020
Người thực hiện

Nguyễn Hữu Yến Nhi

5


TĨM LƯỢC
Đề tài hồn thiện qui trình ni ln trùng siêu nhỏ (Brachionus angularis) được thực hiện từ
tháng 5/2019 đến 06/2020 tại khu thực nghiệm trường Đại học An Giang. Nghiên cứu gồm 3 phần:
Phân lập luân trùng từ ao ương cá Tra giống, đánh giá khả năng lưu trữ luân trùng ở điều kiện nhiệt
độ phòng và nhiệt độ thấp; đánh giá khả năng sử dụng tảo khô để nuôi luân trùng; và tái sản xuất
luân trùng từ nguồn lưu trữ ở nhiệt độ thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy luân trùng Brachionus angularis có thể phân lập được từ ao ương cá
Tra giống. Đờng thời, ln trùng có thể lưu trữ trong điều kiện thường ở nhiệt độ phòng (tỉ lệ sống
tăng lên 30 lần so với ban đầu) khi cung cấp thức ăn và lắc đều để luân trùng không bị lắng đáy.
Tuy nhiên, khi lưu trữ ở nhiệt độ thấp (2-8 oC), tỉ lệ sống của luân trùng từ 31,3-74,7% và khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05).

Khi sử dụng tảo khô làm thức ăn cho luân trùng, chúng sinh trưởng tốt nhất khi cho ăn với tỉ lệ
75% tảo Chlorella tươi và 25% tảo Chlorella khô (2073,7 cá thể/ml) vào ngày thứ 4 và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so (p<0,05) với các nghiệm thức khác. Đồng thời, luân trùng cũng sinh trưởng
và phát triển khi cho ăn hoàn toàn bằng tảo khô. Tuy nhiên, mật số luân trùng đạt 51,4% (1065,7
cá thể/ml) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cho ăn 75% tảo Chlorella
tươi và 25% tảo Chlorella khơ.
Thêm vào đó, khả năng tái sản xuất của luân trùng sau khi lưu trữ ở nhiệt độ 2-8 oC với các mật
độ khác nhau thấp. Luân trùng tăng mật số cao nhất ở nghiệm thức NT5000 (922,67 cá thể/ml) và
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại khi cho ăn thức ăn có tỉ lệ 75%
tảo Chlorella tươi và 25% tảo Chlorella khơ.
Từ kết quả của các thí nghiệm trong đề tài này cho thấy nên lưu trữ luân trùng B. angularis ở nhiệt
độ thường và có thể nuôi bằng tảo Chlorella khô khi không thể chủ động ng̀n tảo tươi.
Từ khóa: Brachionus angularis, ln trùng siêu nhỏ, rotifer, tảo Chlorella khô.

6


ABSTRACT
Research on completing the process of culturing tiny rotifers (Brachionus angularis) was carried
out from May 2019 to June 2020 at the experimental area of An Giang University. The study
consisted of 3 parts: isolation of rotifers collected from striped catfish nursering ponds, assessing
rotifers storage capacity at room and low temperature conditions; assess the ability of using dried
Chlorella algae as feed for rotifers; and reproduce rotifers from low temperature storage sources.
Research results showed that rotifers B. angularis can be isolated from nursering striped catfish
pond. In addition, the rotifers can be stored under normal conditions at room temperature (survival
rate at the end of the experiment was 30 times higher than at the beginning) when providing food
and shaking well to prevent them settling to the bottom. However, when stored at low temperatures
(2-8oC), the survival rate of rotifers was 31.3-74.7% and the difference was statistically significant
between treatments (p<0.05).
When using dried algae as a feed for rotifers, they grow best (2073.7 individuals.ml-1) on day 4

when fed with the ratio of 75% fresh Chlorella and 25% dried Chlorella and has significance
different compared to other treatments (p<0.05). At the same time, rotifers also growed and
developed when fed completely with dried algae. However, the rotifer density was 51.4% (1065.7
individuals.ml-1) and significant difference (p <0.05) compared to the treatments fed 75% fresh
Chlorella and 25% Chlorella dried algae.
In addition, the reproducibility of B. angularis after storage at the temperature of 2-8oC with
different densities were low. Rotifers has increased the highest density in the treatment NT5000
(922.67 individuals.ml-1) and was statistically different (p<0.05) from the remaining treatments
when feeding the diet with 75% fresh Chlorella and 25% Chlorella dried algae.
From the results of the experiments in this research showed that it is recommended to store B.
angularis rotifers at room temperature and can be grown with dried Chlorella algae when it is
impossible to actively fresh algae source.
Keywords: Brachionus angularis, tiny rotifer, dried Chlorella.

7


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ........................................................................................................................................... 5
TÓM LƯỢC ................................................................................................................................................ 6
ABSTRACT ................................................................................................................................................. 7
MỤC LỤC.................................................................................................................................................... 8
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................................ 11
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................................. 12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 14
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 14
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 15
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 16

2.1 LƯỢC KHẢO VỀ LUÂN TRÙNG Brachionus angularis .......................................................... 16
2.1.1 Một số đặc điểm hình thái của Luân trùng Brachionus angularis....................................... 16
2.1.2 Cách thức lưu trữ và bảo quản luân trùng ............................................................................ 16
2.1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến ln trùng ......................................................................... 18
2.2 QUY TRÌNH NI LN TRÙNG............................................................................................. 19
2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ và hệ thống nuôi ........................................................................................ 19
2.2.2 Hệ thống nuôi tảo cá rô phi: .................................................................................................... 20
2.2.3 Hệ thống nuôi luân trùng ........................................................................................................ 21
2.2.4 Nuôi luân trùng bằng tảo cá rô phi ........................................................................................ 21
2.2.5 Nuôi bằng men bánh mì........................................................................................................... 23
2.2.6 Ni bằng bột đậu nành .......................................................................................................... 25
2.3 LUẬN GIẢI VỀ VIỆC ĐẶT RA MỤC TIÊU VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
CỦA NHIỆM VỤ .................................................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 29
3.1 NỘI DUNG 1: PHÂN LẬP Brachionus angularis TỪ CÁC THỦY VỰC TỰ NHIÊN VÀ LƯU
GIỮ GIỐNG TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM. ............................................................................... 29
3.1.1 Phương pháp phân lập môi trường: ........................................................................................ 29
3.1.2 Phương pháp lưu giữ giống: .................................................................................................... 29
8


*Giữ trong trong điều kiện nhiệt độ thường (28oC): ..................................................................... 29
* Giữ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp 2-8oC (Assavaaree và cs 2001). ................................. 30
3.2 NỘI DUNG 2: NUÔI SINH KHỐI Brachionus angularis BẰNG TẢO Chlorella KHƠ CĨ
KIỂM SỐT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG.................................................................................... 30
3.3 NỘI DUNG 3: TÁI SẢN SINH Brachionus angularis TỪ NGUỒN LƯU GIỐNG SAU 1
THÁNG .................................................................................................................................................. 32
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: ............................................................................................. 34
CHƯƠNG 4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................... 35
4.1 KẾT QUẢ NỘI DUNG 1 ................................................................................................................ 35

4.1.1 Phân lập luân trùng Brachionus angularis ở các ao ương cá Tra........................................ 35
4.1.2 Lưu giữ giống ở các điều kiện nhiệt độ thường và nhiệt độ thấp ........................................ 37
4.1.2.1 Giữ giống trong điều kiện nhiệt độ phòng 28oC ................................................................. 37
4.1.2.2 Giữ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp 2- 8oC .................................................................. 37
4.2 KẾT QUẢ NỘI DUNG 2: NUÔI SINH KHỐI LUÂN TRÙNG BẰNG TẢO KHƠ................. 38
4.2.1 Các yếu tố mơi trường trong q trình nuôi ......................................................................... 38
4.2.2 Sự phát triển của luân trùng ................................................................................................... 40
4.2.2.1 Sự sinh trưởng về mật số của luân trùng ............................................................................ 40
4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng của luân trùng ..................................................................................... 43
4.2.3 Tỉ lệ nhiễm tạp .......................................................................................................................... 44
4.3 KẾT QUẢ NỘI DUNG 3: KHẢ NĂNG TÁI SẢN XUẤT LUÂN TRÙNG TỪ NGUỒN LƯU
GIỐNG Ở NHIỆT ĐỘ THẤP .............................................................................................................. 44
4.3.1 Các yếu tố môi trường ............................................................................................................. 45
4.3.2 Sự phát triển mật độ luân trùng sau khi lưu giống ở nhiệt độ thấp .................................... 46
4.3.3 Tốc độ tăng trưởng của luân trùng sau khi lưu giống 1 tháng ............................................ 47
4.4 QUY TRÌNH NI LUÂN TRÙNG ............................................................................................ 48
4.4.1 Phân lập luân trùng Brachionus angularis ở các ao ương cá Tra........................................ 48
4.4.2 Lưu giống luân trùng Brachionus angularis .......................................................................... 49
4.4.3 Điều kiện môi trường trong q trình ni ........................................................................... 49
4.4.4 Thức ăn và cách cho ăn ........................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 53
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 53
5.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................................................... 53
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 55
PHỤ CHƯƠNG ......................................................................................................................................... 59

10



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Kết quả tỉ lệ sống của luân trùng sau 1 tháng giữ giống (đơn vị: %) .............................. 37
Bảng 2. Các thông số môi trường trong quá trình thí nghiệm ...................................................... 38
Bảng 3. Kết quả sinh trưởng của luân trùng (đơn vị: cá thể/mL) ................................................. 40
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của luân trùng B. angularis.............................................................. 43
Bảng 5. Kết quả các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ............................................. 45
Bảng 6. Kết quả mật số luân trùng trong các nghiệm thức tái sản xuất sau khi lưu giống ở nhiệt
độ thấp (ct/mL) ............................................................................................................................. 46
Bảng 7. Kết quả tăng trưởng của luân trùng sau khi lưu giống 1 tháng ở các nghiệm thức ......... 47

11


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Ln trùng Brachionus angularis

16

Hình 2: Tảo Chlorella

20

Hình 3: Bể cá rơ phi

21

Hình 4. Hình thái ln trùng Brachionus angularis dưới hính hiển vi


35

Hình 5. Tăng sinh khối mật số ln trùng

36

Hình 6. Biểu đờ tăng trưởng mật số luân trùng

42

12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
cs: cộng sự.
ct/mL : Cá thể/mililit
DO: Oxy hòa tan trong nước
NO2: Nitrite
NH4+: Nitrate
PO4-: Phosphate
tb/mL: Tế bào/mililit

13


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất giống các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm càng xanh, cá chẽm, cá
mú… địi hỏi phải có thức ăn tự nhiên kích thước nhỏ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng như: vi

tảo, luân trùng, Moina, Artemia … (Dhont và Dierckens, 2013; Nogrady, 1993). Trong đó, phải
nói đến vi tảo và ln trùng là có vai trị quan trọng nhất. Tảo là loại thức ăn tự nhiên có nhiều
dinh dưỡng chứa 65-68% protein, 17% đường (glucan), 6% chất béo (Axit béo), và một số Vitamin
(Phạm Thành Hổ, 2008). Tảo và Luân trùng phân bố rộng ở cả môi trường nước ngọt và nước lợ.
Đặc biệt, Luân trùng là loại thức ăn tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay, nhờ có kích thước
nhỏ, bơi lội chậm chạp, sống lơ lửng trong nước làm cho luân trùng trở thành con mồi thích hợp
cho ấu trùng của các lồi cá và giáp xác biển có kích thước miệng nhỏ (Ogata và cs, 2010; 2011;
2012; Senoo và cs, 1994; Snell và Carrillo, 1984; Vũ Ngọc Út và Huỳnh Trường Giang, 2020).
Hơn nữa, do đặc điểm ăn lọc không chọn lọc nên luân trùng có thể được giàu hố bằng các chất
dinh dưỡng bổ sung cần thiết hay kháng sinh để đưa vào cơ thể ấu trùng nuôi (Lubzens và cs,
1989; Dhert và cs, 2014). Vì vậy, luân trùng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống không thể thiếu
trong sản xuất giống của nhiều loài cá và giáp xác. Đáng chú ý, cá bột có tỷ lệ hao hụt rất cao trong
giai đoạn 30 ngày đầu sau khi thả con giống vào ao ương. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống của cá bột như: Cá bột kém chất lượng; vận chuyển và thả cá bột không đúng theo yêu
cầu kỹ thuật, cá con bị các loài địch hại tiêu diệt (cá dữ, nịng nọc …), đặc biệt do thiếu ng̀n
thức ăn tự nhiên hoặc người nuôi cung cấp các nguồn thức ăn khơng phù hợp với nhu cầu cũng
như kích cỡ miệng của cá bột. Do đó, nếu biết kết hợp sử dụng luân trùng và các nguồn thức ăn tự
nhiên khác một cách hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ sống, từ đó giảm giá thành, tăng thu nhập
cho người sản xuất. Thực tế hiện nay cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu về ương ni ln trùng
nhưng chỉ tập trung vào loài Brachionus plicatilis (Koiso và cs, 2009; Kostopoulou và cs, 2012;
Fukusho và Iwamoto, 1981), đây là lồi sống tốt ở mơi trường nước lợ mặn (Pejler, 1977). và kích
thước tương đối to nên khó có thể sử dụng cho các đối tượng nước ngọt, đặc biệt là các đối tượng
cá bột có kích thước miệng nhỏ như các Tra, Ba Sa, Rô biển, Chạch lấu, Heo vạch,…. Brachionus
angularis là loài phân bố ở nước ngọt có kích thước rất nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng của nhiều
lồi cá. Tuy nhiên, việc ni sinh khối luân trùng siêu nhỏ Brachionus angularis chưa được ổn
định, sinh khối chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có thể là do ng̀n thức ăn
14


chưa đáp ứng được, kích thước thức ăn chưa vừa miệng của ln trùng và pH mơi trường ni

chưa thích hợp nên sinh khối của luân trùng chưa cao. Vì vậy, chúng tôi đề xuất thực hiện nghiên
cứu này nhằm hồn thiện quy trình ni sinh khối của Brachionus angularis đáp ứng nhu cầu thức
ăn tự nhiên cho lĩnh vực sản xuất giống của tỉnh nhà.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng qt:
Hồn thiện qui trình ni ln trùng nước ngọt siêu nhỏ Brachionus angularis để ứng dụng vào
trong sản xuất giống các đối tượng tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân lập và lưu giữ giống luân trùng: Có được giống luân trùng để chủ động cho việc sản xuất
-Nuôi sinh khối luân trùng cho ăn tảo tươi và tảo Chlorella khô đạt mật độ 2000 ct/ml.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân lập và lưu giữ giống luân trùng Brachionus angularis từ tự nhiên
- Ni sinh khối ln trùng bằng tảo Chlorella khơ có kiểm sốt các yếu tố mơi trường
- Đưa ra được quy trình hồn chỉnh ni sinh khối ln trùng Brachionus angularis
- Đánh giá tỉ lệ sống và tăng trưởng của luân trùng sau khi giữ giống ở nhiệt độ thấp.

15


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 LƯỢC KHẢO VỀ LUÂN TRÙNG Brachionus angularis
2.1.1 Một số đặc điểm hình thái của Luân trùng Brachionus angularis
Theo Pechenik (2000), hệ thống phân loại luân trùng như sau:
Ngành: Rotifera
Lớp: Monogononta
Bộ: Ploima
Họ: Brachionidae
Giống: Brachionus
Lồi: Brachionus angularis
Hình 1: Ln trùng Brachionus angularis

Ln trùng Brachionus angularis có vỏ hình trứng, phía sau hơi trịn hay hơi thắt lại. Mặt vỏ nhẵn
hay có những mấu lời dạng hạt và hình vỏ chia thành nhiều mảnh. Bờ bụng phía trước lượn sóng,
đơi khi có mấu lời nhỏ. Bờ lưng trước có hai gai ngắn, giữa hai gai có vết xẻ hình chữ U. Lỗ chân
hình thận, nằm dịch về phía bụng, mép có gai nhỏ, thẳng và song song với nhau hay hơi cong
(Đặng Ngọc Thanh và cs, 1980).
Luân trùng Brachionus angularis sống phiêu sinh, bơi lội chậm chạp và liên tục trong tầng nước
và thiếu cơ quan tự vệ do đó dễ bị tấn cơng. Chiều dài tổng cộng là 80-89µm, chiều rộng là 7683µm (Padmanabha B, 2010). Theo Pechenik (2000), cơ thể luân trùng gồm có 3 phần là đầu, thân
và chân. Các phần được phân biệt bằng các nếp gấp trên lớp vỏ bao bọc giống như mối nối tuy
nhiên không phân chia đốt.
2.1.2 Cách thức lưu trữ và bảo quản luân trùng
Trong thực tế nghiên cứu về luân trùng thì hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện trên luân
trùng nước mặn Brachionus plicatilis. Có nhiều mơ hình ni ln trùng nước mặn được nghiên
cứu rộng rãi nhưng việc lưu trữ, bảo tồn và tái sản xuất luân trùng để nuôi cá hoặc bắt đầu nuôi
mới. Luân trùng nước mặn B. plicatilis có thể được bảo quản trong thời gian ngắn (vài ngày đến 4
16


tuần) ở nhiệt độ thấp (từ − 2 đến 8 ° C) và lâu dài (nhiều năm) bằng cách sản xuất và thu thập trứng
nghỉ (Hagiwara và Yoshinaga, 2017).
Luân trùng được bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể được sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho ấu trùng
hoặc làm thức ăn cho quá trình nuôi cấy luân trùng (Assavaaree và cs, 2001). Tuy nhiên, B.
plicatilis phản ứng hoàn toàn khác nhau với các điều kiện khác nhau trong quá trình bảo quản.
Assavaaree và cs (2001) nhận thấy rằng B. plicatilis có khả năng chịu được bảo quản ở nhiệt độ
thấp (4 ° C) hơn B. rotundiformis. Họ cũng nhận thấy rằng việc trao đổi môi trường nuôi cấy trong
quá trình bảo quản ở nhiệt độ thấp là cần thiết để duy trì khả năng tờn tại của ln trùng. Sự sống
sót của luân trùng ở nhiệt độ thấp cũng liên quan đáng kể đến điều kiện nuôi cấy luân trùng, ví dụ
như thức ăn và độ mặn trước khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp (Lubzens và cs, 1990). Tỷ lệ thu hồi
của B. plicatilis được bảo quản trong 14 ngày ở mật độ 20.000 ct/mL là khoảng 50%. Chủng luân
trùng B. rotundiformis khả năng chịu đựng tương đối kém khi bảo quản ở nhiệt độ thấp (Assavaaree
và Hagiwara, 2011).

Sau thời gian lưu trữ lâu dài, trứng nghỉ của luân trùng có thể được sản xuất và nở khi cần. Trứng
nghỉ là đặc điểm đáng chú ý của vòng đời luân trùng và là sản phẩm cuối cùng của q trình sinh
sản hữu tính có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt. Ưu điểm của trứng nghỉ luân
trùng được nêu bật trong việc bảo quản bởi Hagiwara và Hirayama (1993); Hagiwara và cs (1997).
Những quả trứng này có thể được lưu trữ hơn 20 năm trong nước biển tiệt trùng đặt trong bóng tối
hồn tồn ở 5 °C. Tỷ lệ nở của trứng nghỉ khô giảm dần, nhưng những quả được bảo quản bằng
cách đóng hộp ở áp suất khí quyển 48–61 kPa sau khi đơng khơ (ở -30 °C) có thể được duy trì đến
6 tháng (Hagiwara và cs, 1997). Tuy nhiên, quá trình sản xuất trứng nghỉ ngơi là một trở ngại cho
việc sản xuất hàng loạt luân trùng vì sự xuất hiện của các con cái mictic mà khơng thể góp phần
vào sự gia tăng mật số. Tuy nhiên, trứng nghỉ có thể là sản phẩm phụ trong quá trình ấp trứng trái
vụ và sau đó có thể được ấp theo cách tương tự như Artemia khi cần. Tuy nhiên, ngay cả với những
giá trị này, khơng phải tất cả các lồi B. plicatilis phức tạp sản xuất trứng nghỉ và con non từ trứng
đang nghỉ sẽ có các đặc điểm sinh sản khác với bố mẹ của chúng vì sự tái tổ hợp gen trong quá
trình hình thành trứng đang nghỉ. Để giải quyết những vấn đề này, các phương pháp khác như bảo
quản lạnh trứng amictic đã được thử nghiệm (Toledo và Kurokura, 1990; Toledo và cs, 1991;
Lubzens và cs, 2001). Với phương pháp này, tỷ lệ sống của luân trùng khoảng 50%. Phương pháp
này được khuyến khích và hữu ích để duy trì một dịng nhất định với các đặc điểm hình thái và di
17


truyền mong muốn. Tuy nhiên, có một số hạn chế đối với kỹ thuật này, chẳng hạn như chỉ thực tế
ở quy mô nhỏ và tăng trưởng mật số thấp sau khi rã đông (Toledo và cs, 1991).
2.1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến luân trùng
Luân trùng là loài ăn lọc, kích thước của thức ăn dao đơng từ 1,4 đến 21µm và hiệu quả sử dụng
thức ăn thay đổi theo kích thước của thức ăn. Giới hạn hạt thức ăn luân trùng có thể sử dụng được
là từ vi khuẩn đến vi tảo, tảo roi (Hansen và cs, 1997) và kích cỡ hạt lớn nhất phụ thuộc vào kích
thước của luân trùng (Hino và Hirano, 1980). Ảnh hưởng của kích thước tế bào tảo đến tốc độ phát
triển, tốc độ lọc thức ăn của luân trùng đã được Hatos (2003) thực hiện. Khi cho ăn bằng tảo
Asteromonas gracilis (16-22µm), ln trùng B. plicatilis có tốc độ tăng trưởng là 0,79 cao hơn so
với cho ăn bằng tảo Chlorella (3,56µm) tốc độ tăng trưởng đạt 0.61.

Đối với luân trùng nước ngọt thì việc sử dụng tảo được thực hiện ở luân trùng B. calyciforus và B.
ruben cho thấy các lồi tảo Nanochloropsis, Chlorella và nhiều lồi tảo khác có thể sử dụng trong
các hệ thống nuôi. Tốc độ lọc thức ăn của B. ruben cao hơn B. plicatilis khi cho ăn tảo Chlorella
(Pilarska, 1977). Luân trùng được cho ăn bằng vi tảo sử tăng năng suất ni, trong đó luân trùng
phát triển tốt khi sử dụng các giống loài Chlorella, Nanochloropsis, Isochrysis,
Tetraselmis,….Liao và cs (1983) đã kết luận rằng sử dụng Chlorella để nuôi luân trùng Brachionus
plicatilis sẽ cho sinh khối cao nhất do trong Chlorella nước mặn có chứa nhiều dinh dưỡng (Protein
50%, lipid 20%, Carbohydrate 20%).
Có thể sử dụng tảo ở nhiều dạng khác nhau để nuôi luân trùng là tảo tươi, tảo đông lạnh và tảo
khô. Trong đó tảo tươi được coi là thức ăn tốt nhất cho ln trùng vì ngồi giá trị dinh dưỡng cao
tảo tươi cịn có thể cải thiện chất lượng nước. Tuy nhiên, sử dụng tảo tươi làm thức ăn cho ln
trùng sẽ làm tăng chi phí nên người ni tìm cách hạ giá thành bằng cách sử dụng tảo khô hay tảo
đơng lạnh. Bên cạnh đó, để giảm chi phí người ni cịn sử dụng men bánh mì để ni luân trùng.
Men bánh mì là những tế bào nấm men có kích thước 5-7µm có hàm lượng protein cao (45-52%)
và rẻ tiền. Tuy nhiên, nếu cho luân trùng ăn hoàn tồn bằng men bánh mì thì sức tăng trưởng chậm,
sinh sản thấp, khó đạt mật độ cao và quần thể mau tàn (Hoff và Snell, 2004).
Haoyuan Hu và Yilong Xi (2008) đã nghiên cứu tỉ lệ sống của luân trùng B. angularis khi cho ăn
hai loại tảo khác nhau. Kết quả cho thấy khi cho ăn tảo Scenedesmus obliquus có tỉ lệ sống, kích
thước quần thể và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác.
18


Norbert Walz và cs (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng thức ăn lên kích thước cơ thể,
kích thước trứng và sự gia tăng quần thể luân trùng B. angularis.
Trần Sương Ngọc (2012) nuôi luân trùng B. angularis bằng tảo Chlorella tới tỉ lệ 60.000tb/luân
trùng/ngày cho mật độ luân trùng cao nhất (2.783ct/ml) vào ngày thứ 4 của chu kỳ ni, trong khi
đó ni bằng men bánh mì đơn thuần chỉ cho mật độ tối đa 693ct/ml. Với sự kết hợp tảo và men
bánh mì cùng với sự thay nước 30%/ngày cho mật độ luân trùng cực đại 2.269ct/ml. Mật độ nuôi
ban đầu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể luân trùng. Tác giả đã nghiên cứu và cho
thấy rằng với mật độ cấy thả ban đầu 200ct/ml sẽ cho mật độ luân trùng cao nhất so với các mật

độ 300, 400, 500ct/ml.
Quy trình ni sinh khối luân trùng của Trần Thị Thủy (2017): Năm 2017 Ths Trần Thị Thủy đã
được sở Khoa học Công nghệ An Giang hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài "Nuôi luân trùng nước
ngọt Brachionus angularis sử dụng làm thức ăn giai đoạn đầu cho các đối tượng thủy sản"
và đã đưa ra được quy trình như sau:
2.2 QUY TRÌNH NI LN TRÙNG
2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ và hệ thống ni
Hệ thống bể thí nghiệm bằng composite có thể tích 120L (bể ni ln trùng) và 2000L (bể
ni tảo).
Thiết bị máy móc: máy bơm chìm, máy thổi khí, dây sục khí, đá bọt, van điều chỉnh khí,
lưới lọc nước 30µ và 50µ
Dụng cụ: kính lúp, dụng cụ đếm ln trùng, pipette tự động, cân điện tử
Các hoá chất: dd lugol (đếm luân trùng), Natri Thiosulfate (trung hòa javen), KI (thuốc thử
javen), Javen; Bộ test kiểm tra môi trường: pH, NH3, NO2, PO4, dung dịch đếm luân trùng
- Nguồn nước: nước ngọt cung cấp từ nhà máy nước được xử lý bằng Javen với nờng độ
50ppm, sục khí liên tục trong thời gian 24 – 48 giờ. Sau đó, nước được để lắng trong thời gian 24
giờ và được lọc qua bơng gịn hoặc túi lọc nước 1µ đưa vào bể chứa, nước được kiểm tra hàm lượng
Clo dư bằng thuốc thử KI và trung hòa bằng Natri Thiosulfate (Na2S2O3) nếu còn Clo dư.
-

Thức ăn cho luân trùng là tảo Chlorella được nuôi cấy bằng cá rô phi, và men bánh mì
19


Kiểm tra môi trường nước trước khi nuôi:
+ Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng
+ Thích hợp nhất ở pH 7.5-8.5
+ Oxy có khả năng chịu đựng ở điều kiện oxy dưới 2 ppm.
2.2.2 Hệ thống nuôi tảo cá rô phi:
Bể composite 1m3 × 9 bể (cung cấp cho 9 bể 120L trong 10 ngày), bố trí ngồi trời có mái

che (bạt nhựa trong PE) đảm bảo đủ ánh sáng cho tảo phát triển, hạn chế rác và che mưa, có lắp đặt
sục khí.
Cá rơ phi Oreochromis niloticus có trọng lượng trung bình từ 35-50 g/con thu mua từ
các trại giống được tắm trong formol có nờng độ 20 ppm trong thời gian 30 phút để diệt mầm
bệnh ký sinh trước khi nuôi trong bể nước ngọt. Mật độ cá thả là 2 kg/m3. Cá được cho ăn bằng
thức ăn viên 28% protein, 2 lần/ngày với khẩu phần 3% trọng lượng thân/ngày.
Sử dụng tảo thuần chlorella cấy vào bể nuôi cá. Sau 7-10 ngày tảo Chlorella bắt đầu xuất
hiện tự nhiên và phát triển trong bể nuôi cá, đếm mật độ tảo, khi mật độ tảo đạt 10 triệu tb/ml
được sử dụng để nuôi luân trùng.
Tảo cung cấp cho luân trùng ăn, sau đó cấp nước mới như thể tích ban đầu để duy trì mực
nước cho tảo tăng mật độ.

Hình 2: Tảo Chlorella
20


Hình 3: Bể cá rơ phi
2.2.3 Hệ thống ni ln trùng
Thùng nhựa 120L × 9 thùng, bố trí trong nhà có mái che hạn chế thay đổi nhiệt độ và xâm nhập
của địch hại, có lắp đặt hệ thống sục khí trong bể ni.
Bể ni ln trùng được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô trước khi thả giống
Cấp nước vào bể nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường.Luân trùng giống được mua từ trại giống
của Trường Đại học Cần Thơ, cân bằng nhiệt độ trước khi thả vào bể nuôi (ngâm trong bể luân
trùng khoảng 1 giờ trước khi thả ra bể).
Thả giống với mật độ 200 ct/ml
Điều chỉnh sục khí nhẹ (tránh bọt khí mạnh làm vỡ cơ thể luân trùng)
- Cách đếm mật độ luân trùng: dùng pipette lấy 1 ml nước luân trùng để lên buồng đếm có kẻ ơ (để
phân biệt từng khu vực đếm), nhuộm màu luân trùng (dung dịch lugol), đếm những cá thể bắt màu
nhuộm, những cá thể không bị nhuộm màu là những cá thể chết sẽ không đếm.
2.2.4 Nuôi luân trùng bằng tảo cá rô phi

- Cách cho luân trùng ăn:
+ Dùng lưới 30 µm ngăn khơng cho ln trùng vào trong lưới, xi-phơng nước trong lưới ra
80 lít (lượng nước này được dùng để đo các chỉ tiêu môi trường-).
21


+ Sau đó cấp tảo mới vào bể ni từ từ để ln trùng khơng bị sốc nhiệt độ. Có 2 cách để
cấp tảo vào bể luân trùng: dùng xô nhựa dựng tảo để trên miệng bể luân trùng, dùng ống sục khí
truyền nước từ bể tảo xuống bể luân trùng; hoặc sau khi rút nước bể nuôi luân trùng, cách 1 giờ
cho vào bể luân trùng 20 lít tảo (20 lít × 4 lần=80 lít ) để đảm bảo thể tích 120 lít của bể luân trùng.
- Thu hoạch:
+ Thu hoạch tồn bộ: sau thời gian ni 5-6 ngày quần thể luân trùng đạt cực đại, sẽ thu
toàn bộ cho ấu trùng tơm cá ăn. Lợi ích của phương pháp này là luân trùng không bị nhiễm tạp,
mật độ cao, ít tốn cơng thu hoạch. Bất lợi chỉ thu được 1 lần/mẻ ni cấy, số lượng thu hoạch ít.
+ Thu hoạch bán liên tục: khi mật độ luân trùng tương đối cao, thay vì thu hoạch tồn bộ
theo phương pháp trên, người ta chỉ thu hoạch một phần thể tích sau đó bổ sung lượng nước mới
vào. Thể tích thu hoạch hàng ngày khoảng 60 - 80 lít (tương đương 50-70%) thể tích ni tuỳ theo
mật độ và tốc độ tăng trưởng của quần đàn. Sau một vài lần thu hoạch, mật độ luân trùng có thể bị
giảm dần do sự tích tụ chất thải và thức ăn thừa bị phân huỷ, khi đó ta thu hoạch làm thức ăn cho
ấu trùng hay cấy sang bể mới.
- Thao tác thu hoạch:
+ Cho nước nuôi luân trùng qua lưới 250 để loại Copepod hay các cặn bả lớn
+ Dùng lưới 50 µm để cơ đặc và rửa ln trùng nhiều lần bằng nước sạch nhằm loại bỏ
nước dơ bẩn, chất cặn bả lơ lững, protozoa và giảm thấp mật độ vi khuẩn trong luân trùng
 Cần chú ý là không vớt luân trùng ra khỏi nước vì sẽ làm vỡ cơ thể luân trùng
 Luân trùng có thể dùng cho tôm cá ăn ngay sau khi thu hay được giàu hố trước khi cho ăn
- Chăm sóc: hằng ngày đếm mật độ luân trùng; theo dõi mật độ đạt cao nhất để thu hoạch hoặc
hoặc sang bể mới. Quan sát màu nước, bể ni trong nhìn thấy đáy có thể thiếu thức ăn cần tăng
lượng thức ăn (thêm tảo).
- Theo dõi yếu tố mơi trường:

+ NH3 tăng: quần thể có thể xuất hiện địch hại bị cạnh tranh thức ăn hoặc chất thải nhiều
là gia tăng khí độc
+ Nhiệt độ thấp kéo dài: gia tăng mật độ chậm; tỉ lệ mang trứng và hệ số trứng giảm.
22


2.2.5 Ni bằng men bánh mì
- Thức ăn:
+ Men bánh mì được xay trong máy sinh tố với tỉ lệ 50g/lít nước và bảo quản trong tủ lạnh
ở 40C, thức ăn được cho ăn 8 lần/ngày
+ nuôi tảo cá rô phi như trên.
- Liều lượng cho ăn: Lượng men bánh mì cho ăn: (1) * 60% (g/ngày) + 40% tảo cá rơ phi
+ lượng tảo tương đương 28-30 lít/bể 120L
+ lương men tính theo cơng thức, cho ăn tỉ lệ 60% ( tham khảo bảng cho ăn theo mật độ)
m(g) = 0.0168Dt 0,415 * V

(1)

m: lượng men bánh mì cho bể luân trùng trong một ngày (g)
Dt: Mật độ luân trùng tại thời điểm t (ct/mL).
V: Thể tích bể ni (L)

23


Cho ăn bằng men bánh mì theo mật độ và tỉ lệ cho ăn
Thể tích men
cho
Mật


độ

ăn

100%

(cá Khối lượng men (lít)

Thể tích men
cho ăn Tỉ lệ 60% Thể tích 1 lần ăn

thể)

(g)

(pha 50g/lít)

(lít)

( × 8 lần ) (lít)

200

18,2

0,36

0,22

0,027


250

19,9

0,40

0,24

0,030

300

21,5

0,43

0,26

0,032

350

22,9

0,46

0,28

0,034


400

24,2

0,48

0,29

0,036

450

25,4

0,51

0,31

0,038

500

26,6

0,53

0,32

0,040


550

27,7

0,55

0,33

0,041

600

28,7

0,57

0,34

0,043

650

29,6

0,59

0,36

0,044


700

30,6

0,61

0,37

0,046

750

31,5

0,63

0,38

0,047

Thao tác thực hiện:
+ đếm mật độ luân trùng hằng ngày
+ tính lượng men cho ăn theo mật độ luân trùng bằng công thức

24


+ Sử dụng ống rút nước trong bể nuôi ra, tương ứng với thể tich tảo cho ăn, tảo sử dụng
cho ăn có thể vào buổi tối vì lúc đó khơng cho ăn men bánh mì có thể gây thiếu thức ăn.

- Chăm sóc: hằng ngày đếm mật độ luân trùng; theo dõi mật độ đạt cao nhất để thu hoạch hoặc
hoặc sang bể mới. Quan sát màu nước, bể ni bằng men bánh mì dễ nhiệm địch hại và nhiều chất
thải và thức ăn dư lắng đọng. Khi thấy đáy bể có nhiều chất thải lắng đọng cần xiphon đáy (tắt sục
khí dùng ống nước O2 rút nước đáy bể nuôi ra).
- Theo dõi yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, NH3, PO4....... có ảnh hưởng sự phát triển mật độ luân
trùng
- Thu hoạch giống như cho ăn bằng tảo
- Thuận lợi và khó khăn khi cho luận trùng ăn bằng tảo hoặc men bánh mì
Ni bằng tảo

Ni bằng men bánh mì

Năng suất thu hoạch cao

Năng suất thu hoạch thấp

Tốn thêm diện tích ao ni

Khơng tốn thêm bể ni tảo

Cơng lao động cao do ni tảo

Ít tốn cơng lao động

Dễ quản lý mơi trường ni

Khó quản lý mơi trường ni

Có thể thiếu tảo do thời tiết


Chủ động được ng̀n thức ăn

Ít bị nhiễm sinh vật cạnh tranh (trùng tiêm mao,
copepod)

Dễ bị nhiễm hơn

2.2.6 Nuôi bằng bột đậu nành
- Thức ăn : men bánh mì 50% (g) + bột đậu nành (g)
- Liều lượng:
25


×