Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Dấu ấn hindu giáo trong nghệ thuật và tín ngưỡng, tôn giáo indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********

HOÀNG HẢI HÀ

DẤU ẤN HINDU GIÁO
TRONG NGHỆ THUẬT
VÀ TÍN NGƯỠNG - TƠN GIÁO INDONESIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.0601

Tp. Hồ Chí Minh - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********

HOÀNG HẢI HÀ

DẤU ẤN HINDU GIÁO
TRONG NGHỆ THUẬT
VÀ TÍN NGƯỠNG - TƠN GIÁO INDONESIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.0601

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN



Tp. Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Để hồn
thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Hồng Liên –
người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tơi những kiến thức
chuyên môn quý báu cũng như những chỉ dẫn khoa học thiết thực, giúp tơi
hồn thành luận văn của mình.
Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các Thầy Cơ, những người đã tận
tình chỉ dạy và mang đến cho tôi kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt hai năm
học cao học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa
Đông Phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG
HCM đã tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho tôi trong quá trình học tập cũng
như thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
những người đã ln bên cạnh, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2017
Học viên
Hoàng Hải Hà


LỜI CAM ĐOAN


Tên tơi là Hồng Hải Hà, học viên cao học lớp Châu Á học, khóa 2013 - 2015,
khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại

học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Với tinh thần trách nhiệm của một người làm công tác nghiên cứu khoa học,
tôi xin cam đoan:
Luận văn Thạc sĩ ngành Châu Á học, đề tài “Dấu ấn Hindu giáo trong nghệ
thuật và tín ngưỡng - tơn giáo Indonesia” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Hồng Liên.
Những vấn đề trình bày trong luận văn là trung thực, là kết quả của sự tổng
hợp đúc kết từ nhiều nguồn tài liệu.
Nếu có bất kỳ điều gì trái với tinh thần trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2017

Học viên

Hoàng Hải Hà


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 4
3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................................. 11
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.............................................................................. 12

7. Bố cục luận văn ....................................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................................... 13
1.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................................. 13
1.1.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tín ngưỡng – tơn giáo ................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................................... 22
1.2.1. Bức tranh tín ngưỡng tơn giáo Indonesia ...................................................................... 22
1.2.2. Q trình du nhập và phát triển của Hindu giáo ở Indonesia ....................................... 24
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2 DẤU ẤN HINDU GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ............ 36
2.1. Hindu giáo trong nghệ thuật tạo hình .................................................................................... 36
2.1.1. Hindu giáo trong nghệ thuật kiến trúc ........................................................................... 36
2.1.2. Hindu giáo trong nghệ thuật điêu khắc.......................................................................... 46
2.1.3. Hindu giáo trong nghệ thuật hội họa ............................................................................. 57
2.2. Hindu giáo trong nghệ thuật ngôn từ .................................................................................... 61
2.2.1. Hindu giáo trong nghệ thuật ngôn từ ở Java ................................................................. 62
2.2.2. Hindu giáo trong nghệ thuật ngôn từ ở Bali .................................................................. 69
2.3. Hindu giáo trong nghệ thuật biểu diễn .................................................................................. 73
2.3.1. Hindu giáo trong nghệ thuật sân khấu ........................................................................... 76
2.3.2. Hindu giáo trong nghệ thuật múa .................................................................................. 82
2.3.3. Hindu giáo trong nghệ thuật âm nhạc ........................................................................... 86
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................ 89
CHƢƠNG 3 HINDU GIÁO TRONG TÍN NGƢỠNG BẢN ĐỊA, PHẬT GIÁO VÀ ISLAM
GIÁO ............................................................................................................................................... 91


2

3.1. Hindu giáo trong tín ngưỡng bản địa .................................................................................... 91
3.1.1. Thể hiện qua văn hóa vật thể ......................................................................................... 91

3.1.2. Thể hiện qua văn hóa phi vật thể ................................................................................... 96
3.2. Hindu giáo trong Phật giáo ................................................................................................. 103
3.2.1. Thể hiện qua văn hóa vật thể ....................................................................................... 105
3.2.2. Thể hiện qua văn hóa phi vật thể ................................................................................. 107
3.3. Hindu giáo trong Islam giáo ................................................................................................ 111
3.3.1. Thể hiện qua văn hóa vật thể ....................................................................................... 111
3.3.2. Thể hiện qua văn hóa phi vật thể ................................................................................. 115
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 121
A.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT .......................................................................... 121

B.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .......................................................................... 123

C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG INDONESIA ............................................................. 125

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐIỆN TỬ ................................................................................ 126

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 128


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Indonesia là một đất nước rộng lớn và đa văn hóa ở Đơng Nam Á với khoảng
250 chủng tộc, sáu tơn giáo chính và rất nhiều tơn giáo cùng tín ngưỡng bản địa
khác không được công nhận. Giống như các nước khác trong khu vực, Indonesia
cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ, trong đó có ba tơn giáo lớn là Hindu
giáo, Phật giáo và Islam giáo. Dù hiện nay phần lớn người dân theo đạo Islam và
chỉ chưa đầy 2% dân số theo Hindu giáo, nhưng không thể phủ nhận dấu ấn của
Hindu vẫn còn đọng lại cả về mặt vật chất và tinh thần, nổi bật là trong các hình
thức nghệ thuật có giá trị cao về mỹ thuật, tâm linh nhưng chưa có nhiều cơng trình
đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa nghiên cứu Hindu giáo ở Indonesia giúp chúng ta hiểu
thêm về đất nước Ấn Độ và Indonesia, đồng thời cũng giúp thấy rõ hơn những sự
tiếp biến và giao thoa của Hindu giáo tại đây, từ đó có dữ liệu để so sánh với những
nước khác trong khu vực.
Thêm vào đó, dấu ấn Hindu giáo ở Indonesia là một vấn đề thú vị mà người
viết rất muốn tìm hiểu để mở rộng kiến thức của bản thân, vốn là sinh viên ngành
Ấn Độ học và luôn quan tâm đến văn hóa Ấn Độ. Mặt khác, đây là đề tài còn khá
mới ở Việt Nam nên cần được đào sâu nghiên cứu. Các học giả ở nước ta nghiên
cứu về văn hóa Ấn Độ và Đơng Nam Á khá nhiều, nhưng rất ít người đi sâu nghiên
cứu trường hợp Indonesia, do đó chúng tơi mong muốn thực hiện đề tài này để đem
đến cái nhìn rõ nét hơn về những dấu ấn của Hindu giáo ở Indonesia, từ đó nghiên
cứu sự ảnh hưởng của Hindu giáo ở các nước khác trong những đề tài sau.
Hindu giáo truyền phát vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỷ IV - III trước Công
nguyên (CN), theo những biến động của lịch sử, Hindu giáo cùng các tín ngưỡng
bản địa và nhiều tơn giáo du nhập sau như Phật giáo, Islam giáo, Công giáo vừa hòa
hợp vừa đấu tranh với nhau. Ở Indonesia, Hindu và Phật giáo có sự tương tác khá
gần gũi, vì vậy, nghiên cứu Hindu giáo cũng giúp hiểu rõ hơn về Phật giáo, đặc biệt


4


là những kế thừa của Phật Giáo từ Hindu giáo. Ngồi ra, đạo Hindu ở đây có nhiều
nét đặc sắc và khác biệt với Hindu ở Ấn Độ khi nó bị bản địa hóa khá nhiều. Với tất
cả những lý do trên, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài DẤU ẤN HINDU GIÁO
TRONG NGHỆ THUẬT VÀ TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO INDONESIA để làm rõ
những dấu vết của Hindu giáo trong các hình thức nghệ thuật truyền thống cũng
như quan hệ với các tín ngưỡng và tơn giáo khác ở Indonesia.
2. Mục đích nghiên cứu
Một là, trình bày và phân tích về nội dung của Hindu giáo và sơ lược về bức
tranh tín ngưỡng – tơn giáo Indonesia để thấy được nguyên nhân và điều kiện giúp
cho Hindu giáo có thể xâm nhập vào đất nước này. Tiếp đó là quá trình du nhập và
phát triển của Hindu giáo ở Indonesia.
Hai là phân tích ảnh hưởng của Hindu giáo trong các hình thức nghệ thuật
truyền thống và các dấu ấn cịn lại đến ngày nay.
Ba là, trình bày và phân tích sự giao thoa, tiếp biến của Hindu giáo với các tín
ngưỡng bản địa, Phật giáo và Islam giáo ở Indonesia.
Tóm lại, luận văn nhằm cung cấp thơng tin cho những người quan tâm về văn
hóa Ấn Độ, Indonesia nói chung và Hindu giáo nói riêng.
3. Lịch sử nghiên cứu
 Tình hình trong nước
Phần tổng quan về Hindu giáo thì ở nước ta có một số sách đã được xuất bản
như Tôn giáo phương Đông (2006) do Đỗ Minh Hợp chủ biên, 10 tôn giáo lớn
trên thế giới (2011) do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên. Các tác phẩm này chủ yếu nêu
lên điều kiện hình thành, nguồn gốc, lịch sử, giáo lý, nghi lễ của các tơn giáo, trong
đó có Hindu giáo. Bên cạnh đó, Tơn giáo lý luận xưa và nay (2005) của Nguyễn
Anh Tuấn, Đỗ Minh Hợp khơng chỉ có phần giới thiệu về Ấn Độ giáo từ trang 350


5


đến 364 mà còn cung cấp những tiền đề lý luận của tôn giáo học giúp chúng tôi
củng cố phần cơ sở lý luận.
Sách viết về Indonesia ở Việt Nam rất hiếm, nên chúng tôi cố gắng tập hợp tư
liệu về đất nước, con người, tôn giáo ở Indonesia từ các sách viết về Đơng Nam Á.
Trong đó, có thể kể đến Lịch sử Đông Nam Á (1997) của D.G.E Hall do Bùi Thanh
Sơn dịch; Nguyễn Tấn Đắc (2000) với Văn hóa Đơng Nam Á; Văn Hóa Đơng
Nam Á (1999) của Mai Ngọc Chừ; Văn hố Đơng Nam Á (2001) của Phạm Đức
Dương – Trần thị Thu Lương. Trong ba cuốn Văn hóa Đơng Nam Á thì cuốn của
Phạm Đức Dương – Trần Thị Thu Lương với chương 3 là Nền văn hóa bản địa của
cư dân nơng nghiệp Đơng Nam Á và chương 4 là Sự hình thành các nền văn hóa
quốc gia dân tộc trong q trình tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa cung
cấp một số thông tin về ảnh hưởng của Ấn Độ đến khu vực giúp chúng tơi có cái
nhìn tồn cảnh hơn khi nghiên cứu. Bên cạnh đó có một số bài viết trình bày về ảnh
hưởng của Ấn Độ đối với đất nước này, chẳng hạn như Những ảnh hưởng của Ấn
Độ đến đời sống chính trị - xã hội Đông Nam Á thời cổ, Ngô Văn Doanh (2011)
đăng trên Tạp chí Đơng Nam Á, số 1-2011, trang 19.
Ở Việt Nam, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về Hindu giáo ở
Indonesia, mà chỉ có một vài tài liệu giới thiệu khái quát về lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật như cuốn Tìm hiểu văn hóa Indonesia (1987) của Ngô Văn Doanh, Nguyễn
Huy Hồng, Nguyễn Đức Ninh, Phạm Thị Vinh. Đến năm 2014 thì có thêm cuốn
Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Indonesia do Phạm Thanh Tịnh chủ biên với những nội
dung tương tự. Về bài viết thì có tham luận Một số ảnh hưởng của Ấn Độ trong
văn hóa Indonesia (2009) của Nguyễn Thanh Tuấn trong Hội thảo khoa học quốc
tế “Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á – Sự cam kết chiến lược hay sự hội
nhập khu vực”. Bài viết này phân tích chung về sự ảnh hưởng của cả Hindu, Phật
giáo và Islam chứ khơng xốy sâu vào Hindu giáo.
Tương tự như vậy, chưa có tài liệu nào phân tích về dấu ấn Hindu giáo trong
các hình thức nghệ thuật Indonesia, chỉ có cuốn sách Điêu khắc thần Vishnu và



6

Shiva trong văn hóa Đơng Nam Á của Phan Anh Tú (2016) là có một số đoạn nhắc
đến dấu ấn của Hindu giáo trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thần linh Hindu
giáo ở Indonesia. Ngồi ra, có một số bài viết như Ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn
Độ qua những pho tượng cổ ở Đông Nam Á của Trần Thị Lý (1998); Loro
Jonggrang – ngôi đền Hindu giáo đẹp nhất trên thế giới của Ngơ Văn Doanh
(2014), Hình tượng thần Shiva trong điêu khắc Indonesia của Phan Anh Tú, Từ
Thị Phi Điệp (2011), đã cung cấp cho chúng tôi một số dữ liệu về kiến trúc, điêu
khắc ở Indonesia chịu ảnh hưởng của Hindu giáo. Bên cạnh đó, bài viết Sử thi
Ramayana với một số loại hình nghệ thuật các nước Đông Nam Á của Trương
Thúy Trinh (2013) thì nhắc đến sử thi Ramayana trong các tác phẩm văn học, sân
khấu ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, cịn ở Indonesia thì
Ramayana được đưa vào các vở kịch múa rối bóng wayang. Trong khi đó, Thiệu
Bích Hường (2004) thì giới thiệu sâu hơn về rối bóng ở Indonesia qua bài viết Nghệ
thuật rối bóng Indonesia.
Tài liệu tiếng Việt quan trọng nhất, được chúng tơi trích dẫn khá nhiều trong
luận văn là Luận án Tiến sĩ Vai trò của Islam giáo trong văn hóa nghệ thuật của
người Java ở Indonesia của Nguyễn Thanh Tuấn (2016). Tuy tác giả nghiên cứu về
vai trị của Islam giáo nhưng cũng có khá nhiều dẫn chứng về thời kì Hindu giáo
phát triển mạnh mẽ ở Java. Ngồi ra, do có phần tương đồng về nghiên cứu tôn giáo
đặt trong mối quan hệ với nghệ thuật nên chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều từ
luận án này, tiếp thu những thông tin nền tảng về dấu ấn Hindu giáo ở Java để bổ
sung trong luận văn của mình.
 Tình hình ngồi nước
Một số sách về Hindu giáo của tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng
Việt tiêu biểu là Ấn Độ giáo nhập môn (2011) của Lim Knott, do Đặng Thanh
Hằng biên dịch, Các tôn giáo trên thế giới (2011) của Lewis M.Hopfe và Mark
R.Woodward do Phạm Văn Liễn dịch. Trong đó, cuốn của Lim Knott viết chi tiết
hơn về lịch sử, giáo lý, nghi lễ của Hindu giáo.



7

Một cuốn khác có liên quan tới đề tài và đã được dịch sang tiếng Việt là Cổ sử
các quốc gia Ấn Độ hóa ở viễn đơng của George Coedès (2008), PGS.TS Nguyễn
Thừa Hỷ dich. G. Coed s là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về cổ sử
Đông Nam Á, ông cho rằng Đông Nam Á là những xã hội bản địa được Ấn hóa
(nhưng ơng khơng thấy chiều tác động ngược lại); quá trình này được tiếp diễn
trong nhiều thế kỷ, nhờ những trao đổi được tiến hành thuận lợi giữa người bản địa
và người Ấn, và nhờ sự ra đời của các vương quốc Hindu hóa đầu tiên trong khu
vực. Mặc dù quan điểm “một chiều” của ông bị khá nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ,
nhưng không thể phủ nhận rằng nghiên cứu của ông giúp chúng ta hiểu thêm rất
nhiều khía cạnh ảnh hưởng của Ấn Độ đến các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á,
trong đó có Indonesia.
Các học giả phương Tây nghiên cứu về Indonesia khá nhiều nhưng cơng trình
đi sâu vào Hindu giáo hay nghệ thuật cịn ít, nên đầu tiên chúng tôi cố gắng tận
dụng những nghiên cứu diện rộng tồn khu vực Đơng Nam Á, từ đó rút ra các dữ
liệu về Hindu giáo ở Indonesia. Có thể kể đến file bài giảng Religions of Southeast
Asia (2004) của Cindy Kleinmeyer, đề cập đến các tơn giáo chính như Hindu, Phật
giáo, Islam, thuyết vật linh, Công giáo, Khổng giáo và nhắc tới q trình lan tỏa của
đạo Hindu đến Đơng Nam Á, sau đó giới thiệu đạo Hindu ở Bali qua ảnh hưởng của
hai sử thi Ramayana, Mahabharata. Với vô số thơng tin về lịch sử, truyền thống và
tín ngưỡng tôn giáo của khu vực Đông Nam Á, Philip Rawson khảo sát kỹ lưỡng
một loạt các tác phẩm nghệ thuật và hàng thủ công từ khu vực Campuchia, Việt
Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar, Java, Bali qua cuốn sách 288 trang The art of
Southeast Asia tái bản năm 2002 tại London.
Hindu và Phật giáo đều xuất phát từ Ấn Độ rồi lan tỏa qua nhiều quốc gia
Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu Cơng ngun, có nơi Hindu giáo phát triển mạnh
mẽ hơn Phật giáo và nhiều nơi ngược lại, nhiều khi thật khó phân tách rõ ràng đâu

là ảnh hưởng của Hindu giáo, đâu là của Phật giáo vì chính Phật giáo cũng kế thừa
nhiều điểm của Hindu. Trong bài nghiên cứu The Buddhist-Hindu Divide in


8

Premodern Southeast Asia (2010) của John Miksic – một chuyên gia khảo cổ và
nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á thuộc chương trình nghiên cứu Đơng Nam Á, ĐH
Quốc gia Singapore, ơng phân tích hướng đi, dấu ấn của Phật giáo và Hindu giáo ở
Đông Nam Á cổ trung đại, chủ yếu qua các di tích, di vật cịn lại đến ngày nay. Một
cơng trình nghiên cứu nổi bật về kiến trúc Đông Nam Á là của Daigoro Chihara,
người Nhật, với quyển sách Hindu-Buddhist Architecture in Southeast Asia
(1996), do Rolf W. Giebel dịch và được Brill Academic Pub xuất bản tại New York.
Sách này là cơng trình nghiên cứu cơng phu, gồm 4 phần, 13 chương. Phần một,
trình bày tổng quan sự hình thành, phát triển của kiến trúc Hindu – Phật giáo ở
Đông Nam Á; phần hai là Di sản của các quốc gia cổ từng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của Ấn Độ, trong đó có Borneo, Java, Sumatra thuộc Indonesia; phần ba, nói về thời
đại vàng - the Golden Age của kiến trúc Hindu – Phật giáo, trong đó chương 6 phân
tích về kiến trúc Hindu Java thời kỳ Trung Java; phần bốn là kiến trúc Hindu – Phật
giáo ở thời kỳ bản địa hóa, có nhắc đến khá nhiều về kiến trúc Hindu Java ở thời kỳ
Đông Java. Một tư liệu giá trị nữa là Worshiping Siva and Buddha: The Temple
Art of East Java (2003) của Ann R. Kinney, Marijke J. Klokke, Lydia Kieven gồm
4 phần giúp ta hiểu về Đông Java từ thế kỷ X đến XIV, làm sáng tỏ sự kết nối giữa
các tôn giáo/ nền văn hóa chính trị của giai đoạn này với các hình thức nghệ thuật đi
kèm của chúng, chẳng hạn như các đền thờ, điêu khắc, và phù điêu. Tổng cộng có
ba trăm hình ảnh và biểu đồ kèm theo, cung cấp một hồ sơ thị giác ấn tượng của
thời kỳ này. Không chỉ đơn thuần là về việc thờ cúng Siva và Đức Phật, phần kết
luận phân tích mở rộng hơn nhiều so với tiêu đề, bao gồm cả sự thiết lập văn hóa
Đơng Java độc đáo, với các chính sách chính trị gắn liền với tơn giáo. Một tác phẩm
tiêu biểu nữa là Ancient Indonesian Sculpture (1995) được biên tập bởi Marijke J.

Klokke và Pauline C. M. Lunsingh Scheurleer. Điêu khắc Indonesia cổ đại được
thảo luận trong cuốn sách này từ nhiều góc độ khác nhau, với chín bài viết từ một
hội nghị chuyên đề quốc tế tại Rijksmuseum ở Amsterdam. Robert L. Brown đưa ra
một số “quy tắc” chuyển đổi khi nghệ thuật Ấn Độ chuyển tới Đông Nam Á, Sara
Schastok nghiên cứu về đồ đồng phong cách Amaravati, Susan L. Huntington viết


9

về sự liên kết giữa đồ đồng Java và Đông Bắc Ấn Độ, Pauline Lunsingh Scheurleer
thì bàn về đồ đồng và vị trí của chúng trong nền văn hóa Indonesia cổ đại, Nandana
Chutiwongs tập trung vào hình ảnh của Quán Thế Âm, Marijke J. Klokke cung cấp
một giải thích mới về chân dung tượng của Đông Java.
Các nghiên cứu cụ thể về Hindu giáo ở Indonesia khơng nhiều, có thể kể đến
một số cơng trình nổi bật sau. Đầu tiên là cuốn sách Brahmanism in South East
Asia: From the earliest time to 1445 A.D của tiến sĩ Dawee Daweewarn (1982),
đây là một nghiên cứu rất công phu về đạo Bà La Môn ở Đông Nam Á từ đầu công
nguyên cho đến năm 1445. Nhờ cơng trình này, chúng tơi có cái nhìn khái qt về
giai đoạn Bà La Mơn giáo du nhập Indonesia cho đến khi Bà La Môn giáo trở thành
tơn giáo chính ở Bali; cuốn sách là nguồn tham khảo quan trọng với nhiều dẫn
chứng quý giá. Tiếp theo, luận án tiến sĩ của Alexandra Landmann (2011) ở Goethe
University, Hindu Class and Hindu Education System in Bali: Emergence,
Organization, and Conception in the Context of Indonesian Educational and
Religious policies trình bày và phân tích về tổ chức lớp học Hindu và hệ thống giáo
dục Hindu giáo ở Bali từ 1945 đến 2008 trong bối cảnh giáo dục Indonesia và chính
sách tơn giáo. Trong 335 trang, thì phần nội dung chính đến 322 trang phân tích rất
tỉ mỉ. Một cuốn sách rất hay nữa là Hinduism in modern Indonesia: a minority
religion between local, national, and global interests (2004), do Martin Ramstedt
biên tập, cơng trình nghiên cứu nhiều khía cạnh về đạo Hindu ở Indonesia thời hiện
đại. Sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả về các vấn đề như sự phát triển

của hệ thống giáo dục Hindu ở Bali, phong trào Sai Baba ở Bali, sự cải cách Hindu
ở đảo Java, sự Hindu hóa những truyền thống địa phương ở Nam Sulawesi.
Có một số bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa Hindu giáo và Islam, chẳng
hạn như bài viết của Adrian Vickers (1987), Hinduism and Islam in Indonesia:
Bali and the pasisir world. Nó bàn về các tộc người ở Bali, những quan hệ chính trị
và sự dàn xếp địa phương, thái độ của người Islam giáo với Bali. Một bài khác là
Java's Hinduism Revivial của Tiến sĩ Thomas Reuter, nhà nghiên cứu thuộc trường


10

Đại Học Nhân học Melbourne, Australia. Ông đề cập đến phong trào quay trở lại
đạo Hindu (a back-to-Hinduism movement) của những tín đồ Islam giáo và một số
đạo khác bắt đầu từ thập niên 1960 và còn tồn tại đến ngày nay (dù không mạnh).
Với hơn 90% số dân trên đảo Bali theo Hindu giáo, Bali là nơi lưu giữ và phát
triển đạo Hindu vơ cùng độc đáo, do đó, khơng có gì lạ khi có khá nhiều nghiên cứu
về các khía cạnh văn hóa của đảo Bali trong sự tương quan với Hindu giáo. Một số
cơng trình tiêu biểu và là nguồn tham khảo quan trọng của luận văn sẽ được liệt kê
sau đây. Đầu tiên là Miguel Covarrubias (1973) với cuốn sách Island of Bali, bao
gồm rất nhiều thông tin về cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật, phong tục và tôn giáo
trên đảo Bali từ đầu thế kỷ XX. Tiếp theo là Christiaan Hooykaas (1973) với nghiên
cứu Religion in Bali cung cấp những thông tin tổng quan về tôn giáo ở Bali và giúp
chúng tôi hiểu thêm ý nghĩa một số nghi lễ của Hindu giáo ở Bali.
Natasha Reichle (1965) với cuốn sách Bali: art, ritual, performance bao gồm
các bài viết về nghệ thuật, tâm linh và các hình thức trình diễn ở Bali. Trong khi đó,
Fred B. Eiseman (2009) với cuốn sách Bali: Sekala & Niskala thì cung cấp một tập
hợp các bài tiểu luận về các “yếu tố hữu hình” (sekala) và các “yếu tố vơ hình”
(niskala) của đời sống văn hố Bali trong lĩnh vực tôn giáo, nghi lễ và nghệ thuật
biểu diễn. Bên cạnh đó, I Wayan Dibia và Rucina Ballinger (2011) với cuốn sách
Balinese dance, drama & music: A Guide to the Performing Arts Balinese Dance,

Drama & Music thì tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trình diễn, âm nhạc và múa
ở Bali, từ truyền thống đến hiện đại, cũng như một số ngun lý cơ bản về tơn giáo
và văn hố thể hiện qua các hình thức nghệ thuật biểu diễn này. Những cơng trình
này đối với chúng tơi vơ cùng có giá trị để có thể hiểu được phần nào về nghệ thuật
biểu diễn truyền thống của người Bali và mối quan hệ khắng khít giữa Hindu giáo
và nghệ thuật biểu diễn.
Ngồi những nghiên cứu chúng tơi liệt kê bên trên thì cịn nhiều bài viết, cơng
trình nghiên cứu khác có liên quan ít nhiều đến đề tài nhưng vì thời gian có hạn nên
chúng tơi chưa đề cập đến trong phần này. Có thể thấy rằng, đa số các cơng trình


11

nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài chưa đi sâu vào phân tích dấu ấn Hindu giáo
trong nghệ thuật truyền thống Indonesia, hoặc nếu có thì chỉ mới phân tích một
phần nhỏ, tương tự như vậy, cũng chưa có cơng trình nào chỉ ra cặn kẽ dấu ấn
Hindu giáo trong tín ngưỡng, tơn giáo Indonesia, do đó, chúng tơi sẽ cố gắng nghiên
cứu và đưa ra kết quả chi tiết hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dấu ấn của Hindu giáo ở Indonesia. Trong đó, chủ thể
nghiên cứu là Hindu giáo, khơng gian là tại đất nước Indonesia. Chúng tôi không
tập trung vào một giai đoạn cụ thể mà chọn toàn thời gian từ khi Hindu giáo xâm
nhập vào Indonesia đến hiện nay bởi vì những ảnh hưởng là liên tục và xuyên suốt.
Mặc dù dấu ấn của Hindu giáo có thể tìm thấy rải rác ở rất nhiều hòn đảo của
Indonesia nhưng chúng tơi chọn khơng gian nghiên cứu chính là đảo Java và đảo
Bali. Trong khoảng hơn 10 thế kỷ, văn hóa Java đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
văn hóa Hindu. Đạo Islam du nhập Indonesia vào khoảng thế kỷ IX – X và phát
triển rất mạnh từ thế kỷ XIII, gần như đẩy lùi Hindu giáo, tuy nhiên cho đến ngày
nay những dấu ấn của Hindu giáo vẫn còn khá rõ nét ở Java. Trong khi đó Bali gần
như tách biệt với q trình Islam hóa và là nơi ni dưỡng nền văn hóa Hindu giáo

độc đáo cho đến tận ngày nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ dấu ấn và ảnh hưởng của Hindu
giáo ở Indonesia, trở thành tư liệu hữu ích cho các nghiên cứu về tơn giáo nói chung
và Hindu giáo nói riêng ở Indonesia.
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích trong việc học
tập và giảng dạy cho các chuyên ngành có liên quan.


12

6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp như phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp
nghiên cứu khu vực học.
Nguồn tư liệu chủ yếu là những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng Ấn Độ và
ảnh hưởng của Hindu giáo ở Indonesia cũng như khu vực Đông Nam Á của các tác
giả trong nước và ngoài nước đã được xuất bản thành sách hoặc được đăng trên các
trang mạng có uy tín.
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản như: dấu ấn, Hindu giáo, giao lưu tiếp biến
văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể…Sơ lược về bức tranh tín ngưỡng – tơn giáo Indonesia, q trình du nhập, phát
triển và tình hình hiện nay của Hindu giáo ở Indonesia.
Chương 2: Hindu giáo trong nghệ thuật truyền thống
Phân tích những ảnh hưởng và dấu ấn của Hindu giáo trong các hình thức
nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật

biểu diễn.
Chương 3: Hindu giáo trong tín ngưỡng bản địa, Phật giáo và Islam giáo
Trình bày và phân tích sự giao thoa, tiếp biến và dấu ấn của Hindu giáo với tín
ngưỡng bản địa, Phật giáo và Islam giáo ở Indonesia.


13

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài đi đúng hướng, đầu tiên, chúng tơi sẽ làm rõ
các khái niệm chính, được sử dụng xuyên suốt luận văn bao gồm: dấu ấn, nghệ
thuật, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và giao lưu tiếp biến
văn hóa.
-

Dấu ấn

Theo từ điển tiếng Việt, “dấu ấn” là dấu vết để lại do có sự tác động mạnh mẽ
về tư tưởng, tinh thần.1 Trong tiếng Anh, có nhiều từ có nghĩa tương tự mà tùy
trường hợp ta có thể dịch là “dấu ấn” như: trace, mark, signature, significance.
Trong luận văn này, chúng tôi dùng từ “dấu ấn” với ý nghĩa những dấu vết của
Hindu giáo còn lưu lại, được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp và có tác động đến
nghệ thuật cũng như tín ngưỡng, tơn giáo ở Indonesia.
-

Nghệ thuật


Plato và sau đó là Aristote đã đưa ra một trong những khái niệm về “nghệ
thuật” xưa nhất từng được biết tới của nghệ thuật phương Tây, đó là “nghệ thuật là
sự mơ phỏng”. Khi nói như vậy, hai triết gia này ám chỉ thi ca, bi kịch, hội họa, điêu
khắc, vũ đạo và âm nhạc. Tất nhiên, khái niệm nghệ thuật mà người Hy Lạp cổ đại
bàn tới, khác với khái niệm ở những giai đoạn sau. Vào những năm cuối thế kỷ
XVIII, chủ nghĩa lãng mạn ra đời, đem đến nhiều ý tưởng mới mẻ chống lại chủ
nghĩa cổ điển.
J.J. Rousseau (1712 – 1778) cho rằng "nghệ thuật không phải là sự miêu tả hay
sao chép thế giới ta nhìn thấy, mà là cả một sự trào dâng của cảm xúc và của sự đam
mê" [Văn Ngọc 2008]. Đến năm 1845 – 1846, trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, Mác
1

/>

14

và Ăngghen có viết “nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, cho nên cần phải tìm
nguyên nhân đầu tiên – tạo nên tất cả sự biến đổi nghệ thuật – trong tồn tại của con
người, trong cơ sở kinh tế của xã hội” [Đỗ Minh Thúy 1999: 273].
Ở Việt Nam, tác giả Lâm Vinh cho rằng “theo nghĩa rộng rãi nhất, nghệ thuật là
một hình thái ý thức xã hội, là một loại hoạt động tinh thần – thực tiễn của con
người, đi theo quy luật của cái đẹp ở trình độ phát triển cao, nhằm phục vụ cho con
người có một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu và khát vọng
của con người vươn tới những giá trị chân – thiện – mỹ” [Lâm Vinh 2001: 12]. Thế
giới và hiểu biết của con người không ngừng thay đổi, trong mỗi thời đại, cộng
đồng hay hồn cảnh cụ thể nào đó sẽ có những khái niệm nghệ thuật khác nhau.
Hơn nữa, nghệ thuật là một phạm trù rộng nên việc phân loại cũng có rất nhiều ý
khác nhau. Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thanh Tuấn trích dẫn dẫn Lukin
trong cơng trình “Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin” rằng “loại hình nghệ thuật là một
lĩnh vực hoạt động nghệ thuật đặc biệt của con người, được phân biệt dựa theo đối

tượng của sự phản ánh, dựa theo tính chất và kiểu loại hình tượng, theo phương
thức thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, theo chất liệu và theo các quy luật
xây dựng hình tượng đặc trưng của mình,” từ khái niệm này, Nguyễn Thanh Tuấn
cho rằng, để phân loại nghệ thuật một cách tương đối thì cần phải xem xét ba tiêu
chí gồm: ngơn từ diễn đạt, cảm nhận sự diễn đạt bằng lời nói, cảm nhận sự diễn đạt
bằng hình tượng và quy luật. “Một số nhà nghiên cứu đã phân loại dựa trên những
tiêu chí đó, chẳng hạn như Soedarso Sp. [2006] phân nghệ thuật ra thành bốn loại
hình, đó là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn và nghệ
thuật văn chương; Trần Ngọc Thêm [1997] chia nghệ thuật thành ba loại hình, đó là
nghệ thuật ngơn từ, nghệ thuật thanh sắc và nghệ thuật hình khối; Phan Thu Hiền
[2006] phân chia thành nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo
hình. Theo nhận xét của chúng tơi, mặc dù tên gọi có khác nhau nhưng nội dung
chung quy lại giống nhau. Riêng tác giả Soedarso Sp. phân nghệ thuật ra thành bốn
loại hình nhưng trong đó nghệ thuật âm nhạc lại thuộc trong loại hình nghệ thuật


15

biểu diễn. Do vậy, cũng có thể xem như chỉ có ba loại hình nghệ thuật mà thơi.”
[Nguyễn Thanh Tuấn 2016: 34].
Chúng tôi, cũng đồng ý kiến với tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, căn cứ vào nội
dung của các loại hình nghệ thuật Indonesia truyền thống nên sẽ chọn cách phân
loại của Phan Thu Hiền áp dụng vào nghiên cứu chương 2 - Hindu giáo trong nghệ
thuật truyền thống. Tác giả Phan Thu Hiền đã nêu rõ “nghệ thuật học chỉ nghiên
cứu “nghệ thuật” trong nghĩa hẹp, tức là Fine art (được xem như nghệ thuật đích
thực, cao quý, nhiệm màu – real art). Trong phạm vi của Fine arts lại có thể phân
chia thành nghệ thuật ngơn từ (văn chương), nghệ thuật biểu diễn (nhạc, vũ, kịch),
nghệ thuật tạo hình (hội họa, kiến trúc, điêu khắc)” [Phan Thu Hiền 2005]. Dưới
đây, chúng tơi sẽ trích dẫn luận án của Nguyễn Thanh Tuấn [2016] để giải thích rõ
hơn về nội hàm cũng như chức năng của ba loại hình nghệ thuật trên.

“Chức năng chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ là sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt
ý tưởng và quan điểm của con người, thông qua văn học truyền miệng trước khi chữ
viết ra đời cũng như thông qua văn học thành văn và đồng thời nghệ thuật ngôn từ
không chỉ giao tiếp ý tưởng và quan điểm mà cịn tư liệu hóa nó cho nên chúng ta
có thể thấy vị trí của nghệ thuật ngơn từ như thế nào trong nền văn hóa của các dân
tộc” [Nguyễn Thanh Tuấn 2016: 35].
“Nghệ thuật biểu diễn là một sản phẩm sáng tạo của con người. Loại hình nghệ
thuật được thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng diễn xuất và được hỗ trợ bởi các loại nhạc
cụ khác nhau. Loại hình nghệ thuật này khi diễn phải có sự tương tác giữa hai đối
tượng một cách trực tiếp, đó là diễn viên và khán giả. Sự tương tác hai chiều này
được xem là thành cơng nếu như khán giả có thể cảm nhận được nhưng gì mà người
diễn viên thể hiện” [Nguyễn Thanh Tuấn 2016: 36].
“Theo quan điểm của nghệ thuật học, nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật có khả
năng diễn đạt sự vật một cách trực quan, cụ thể, theo nghĩa nhìn thấy được trước
mắt và đứng yên. Đối với sáng tạo nghệ thuật thuần nhất thì nghệ thuật tạo hình bao


16

gồm hội họa và điêu khắc. Tuy nhiên, bản chất của nghệ thuật là xuất phát từ cuộc
sống và các đích cuối cùng của nghệ thuật cũng là phục vụ cuộc sống, đáp ứng nhu
cầu của con người và xã hội. Do đó, trong nghiên cứu nghệ thuật cần xem xét nghệ
thuật cả ở tính năng ích dụng của nó. Ngồi hội họa và điêu khắc, nghệ thuật tạo
hình cịn bao gồm kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng, trang trí và hoa văn…” [Nguyễn
Thanh Tuấn 2016: 37]. Trong nội dung luận văn, chúng tơi sẽ phân tích nghệ thuật
tạo hình ở ba loại hình: kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
-

Tín ngưỡng


Có nhiều quan điểm về “tín ngưỡng”, chẳng hạn như trong cuốn “Văn hóa
nguyên thủy”, Tylor E. B đưa ra ý kiến về nguồn gốc của tín ngưỡng: “Cần đặc biệt
chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc
trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực sự mọc lên từ đó. Trong
thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của nhà
triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn là những sản phẩm của đời
sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích” [Tylor E.B 1871: 939].
Trong cơng trình “Ma thuật khoa học và tơn giáo”, Malinowski cho rằng: tín
ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc
[Nguyễn Văn Bốn 2010].
Các học giả Việt Nam cũng đưa ra nhiều ý kiến tương đồng, Ngơ Đức Thịnh
cho rằng: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng
liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”,
đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại
niềm tin, nhưng ở đây niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy,
niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo
nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã
hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...” [Ngơ Đức Thịnh 2001: 16].


17

Trần Ngọc Thêm đặt tín ngưỡng trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ
chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời
sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền
từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết cịn thấp,
họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín
ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan
trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo
chủ, thánh đường rồi tín ngưỡng trở thành tơn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền,

các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mới có những mầm mống của những tơn giáo như thế - đó là đạo thờ Ông Bà, đạo
Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Công giáo… đã được du
nhập và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài,
Hòa Hảo mới xuất hiện” [Trần Ngọc Thêm 1998: 262].
Một số hình thức tín ngưỡng nguyên thủy như: bái vật giáo là sự thờ cúng các
thể vật chất xung quanh con người như là các vật được gán cho những thuộc tính
siêu nhiên; tơ tem giáo là niềm tin vào sự tồn tại mối liên hệ thân thuộc giữa một
nhóm người nào đó vào một loài động vật hay thực vật xác định; ma thuật giáo thì
gồm tổng thể những biểu tượng và nghi lễ có cơ sở là niềm tin vào khả năng tác
động đến con người, vật thể và những hiện tượng của thế giới khách quan nhờ
những hành động nhất định; vật linh giáo thì là niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn
và thần linh. Những hình thức này thường không tồn tại riêng biệt mà đan xen theo
nhiều cách khác nhau [Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải
Thanh 2005: 344-349].
Về cơ bản, các học giả đều đồng ý tín ngưỡng có trước tơn giáo, “ở phương
Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôn giáo bao hàm cả các tơn giáo
có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và tôn giáo nguyên thủy. Do vậy, theo họ,
tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo, nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ
sở hình thành tơn giáo. Tuy nhiên, niềm tin vào cái thiêng đó, cũng theo hồn cảnh


18

và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể
hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng và tơn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hồng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên…” [Nguyễn Văn Bốn 2010].
-

Tôn giáo


Theo định nghĩa của giáo hội (Thần Học) thì tơn giáo là mối liên hệ của con
người với thượng đế, với thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với
sự siêu việt hóa. Nhà thần học và triết học Tin lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho
rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh”.
Theo định nghĩa sinh học và tâm lý học về tơn giáo, tìm kiếm cơ sở của tơn giáo
trong các q trình sinh học hay tâm sinh học của con người hoặc tách tôn giáo ra từ
tâm lý cá nhân hay tâm lý nhóm. một trong những người sáng lập ra tâm lý học tôn
giáo là nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng người Mỹ, V. Jemes (1842-1910) giải
thích tơn giáo nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể: “chúng ta thỏa thuận gọi tơn giáo là
tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung
của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng – Thượng Đế”.
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, được
phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phương pháp xuất phát điểm. Hai ông
đã nêu đặc trưng tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội
và con người. Các ông cho rằng tơn giáo khơng có lịch sử riêng của mình, khơng có
bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngồi thế giới. Tơn giáo phát triển trong
bối cảnh lịch sử xã hội; sự tiến hóa của tơn giáo diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển
của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội. Trong tôn giáo, con người biến
thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tưởng tượng, đứng đối lập với nó
như một vật xa lạ” [Hồng Minh Thiện]. Hiểu khái niệm tín ngưỡng và tơn giáo
một cách rõ ràng, giúp chúng tơi có cái nhìn đúng đắn khi phân tích vấn đề, đặc biệt
là để bóc tách ra được đâu là tín ngưỡng bản địa, đâu là dấu vết của Hindu giáo
nhằm phục vụ tốt nhất cho chương 3.


19

-


Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

“Với mục đích phân loại các giá trị, làm rõ bản chất của chúng, đưa ra một bức
tranh khoa học về văn hố vật chất và tinh thần thì có thể dựa hẳn vào chất liệu để
phân biệt: theo đó, văn hoá vật chất liên quan đến sự biến đổi mang tính sáng tạo
thiên nhiên quanh mình thành những sản phẩm có dạng chất liệu vật thể; cịn văn
hố tinh thần thì chỉ liên quan đến sự biến đổi thế giới bên trong, thế giới tâm hồn
của con người, sản phẩm của nó là tư tưởng thuần tuý, “phi vật thể”. Với cách này,
cùng một đối tượng có thể vừa có phần giá trị vật chất, vừa có phần giá trị tinh thần
của nó. Riêng về các hoạt động thì, thơng thường, người ta xếp hoạt động sản xuất
vật chất vào dạng văn hố vật chất (vì loại hoạt động này phải sử dụng nhiều năng
lực cơ bắp, mồ hơi…), cịn hoạt động sản xuất tinh thần được xếp vào văn hóa tinh
thần (vì loại hoạt động này chủ yếu sử dụng năng lực trí tuệ). Nếu mọi giá trị văn
hố đều phải xếp vào loại văn hoá vật chất hay tinh thần thì các loại hoạt động có
thể được phân đơi như vừa xét; tuy nhiên, như đã nói, hoạt động là mắt xích nằm
giữa con người với tự nhiên và xã hội, cho nên tự thân mình thì, dù là sản xuất vật
chất hay tinh thần, mọi hoạt động đều mang tính phi vật thể. Bởi vậy, đứng dưới
góc độ chất liệu triệt để thì phải nói rằng con người và các sản phẩm vật chất là
những giá trị văn hóa vật thể, cịn hoạt động và các loại sản phẩm tinh thần thuộc
loại giá trị văn hoá phi vật thể”. Dựa vào quan điểm này, trong chương 3, chúng tôi
sẽ xem xét dấu ấn Hindu giáo để lại trong tín ngưỡng bản địa, Phật giáo và Islam
giáo ở Indonesia theo hai khía cạnh là dấu ấn trong văn hóa vật thể và dấu ấn trong
văn hóa phi vật thể [Trần Ngọc Thêm 2014].
-

Giao lưu và tiếp biến văn hoá

“Giao lưu và tiếp biến văn hoá” (Acculturation) là thuật ngữ được sử dụng khá
rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội, có thể hiểu đơn giản là sự gặp gỡ, ảnh
hưởng, học hỏi và thậm chí biến đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Có nhiều định

nghĩa được đưa ra, chúng tôi xin dẫn ra hai định nghĩa của các nhà nghiên cứu dưới
đây. Theo R. Redifield, R. Lintob và M.Herskovits: “Dưới từ acculturation, ta hiểu
là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài


20

và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả nhóm” [dẫn
theo Trần Quốc Vượng 1996]. Trần Quốc Vượng thì cho rằng “giao lưu và tiếp biến
văn hoá là sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc chủ thể. Q trình này ln
ln đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh
và yếu tố ngoại sinh” [Trần Quốc Vượng 1997].
Nhìn chung, quá trình này diễn ra theo hai chiều hướng trái ngược nhau: tự
nguyện (bình thường) và cưỡng ép, bắt buộc (bất bình thường). Khi tiếp biến văn
hóa diễn ra theo chiều hướng tự nguyện có thể mang lại nhiều thành quả tốt đẹp cho
cả hai nền văn hóa; trái lại, khi chủ thể văn hóa bị “cưỡng ép”, đồng hóa sẽ hình
thành cơ chế tự vệ và dĩ nhiên quá trình chống đồng hóa ấy cũng tạo ra những sản
phẩm văn hóa riêng. Hầu như đất nước nào cũng đã và đang trải qua quá trình này,
nhất là khi thế giới ngày càng “phẳng”, việc giao lưu và tiếp thu văn hóa của nhau
càng dễ dàng và mạnh mẽ hơn. Indonesia là một đất nước rộng lớn và có một nền
văn hóa đa dạng. Sự đa dạng này có thể giải thích một phần là do trong lịch sử,
Indonesia đã trải qua nhiều lần giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước xung quanh,
trong đó có Ấn Độ - một trong những cái nôi văn minh lớn của nhân loại. Trong rất
nhiều yếu tố văn hóa của Ấn Độ thì khơng thể nào bỏ qua tơn giáo, đặc biệt là
Hindu giáo. Hindu giáo truyền đến Indonesia và đã có những thời kỳ phát triển rực
rỡ nên đạo Hindu để lại rất nhiều dấu ấn trong văn hóa Indonesia.
1.1.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tín ngưỡng – tơn giáo
Có nhiều ý kiến cho rằng, nghệ thuật sinh ra từ tôn giáo, chẳng hạn như “Madya
và Sidi Gzalba đã đưa ra lý giải tường tận nguồn gốc của từng loại hình nghệ thuật
dựa trên quan điểm tơn giáo của mình. Hai tác giả cho rằng “những lời khấn vái

dùng trong cúng bái chắc chắn không theo cách thông thường mà người ta dùng
những từ ngữ hay, đầy cảm xúc. Từ những lời bày tỏ này đã sinh ra nghệ thuật âm
thanh. Việc bày tỏ đầy cảm xúc đó gây ra phản ứng cử động trên nét mặt và cơ thể
và từ đó cũng sinh ra múa. Để cho điệu múa được định hướng và thể hiện đều đặn
thì cần phải có những âm thanh hỗ trợ, từ đó đã sinh ra nghệ thuật âm nhạc. Việc


21

tôn thờ các vị thần không phải là công việc hàng ngày như trồng lúa hay buôn bán.
Sự kiện đặc biệt này phải được đánh dấu qua cách ăn mặc đặc biệt. Quần áo đẹp
được tạo ra và từ đó sinh ra nghệ thuật trang phục. Những vị thần được thờ đó là
một bí ẩn. Để có mục tiêu trong thờ cúng và có nơi cho các vị thần tập trung, người
ta đã cụ thể hóa bằng hình thức tạo ra phù điêu hay tượng và từ đó sinh ra nghệ
thuật tượng. Tượng không thể nào được đặt tùy tiện ở một nơi nào đó, do đó phải
xây dựng các cơng trình đặc biệt dành riêng cho tượng và đó là nguồn gốc sinh ra
nghệ thuật kiến trúc. Để làm sống niềm tin và tưởng nhớ đến các vị thần, những sự
kiện quan trọng về các vị thần đó được tái hiện lại dưới dạng kịch và từ đó sinh ra
nghệ thuật kịch” [dẫn theo Nguyễn Thanh Tuấn: 42].
Số đông các nhà nghiên cứu khơng đồng tình với quan điểm trên mà cho rằng,
ngay từ xa xưa, tôn giáo và nghệ thuật có mối quan hệ khăng khít, trong đó, tôn
giáo sử dụng nghệ thuật như là một phương tiện truyền bá đức tin, còn nghệ thuật
lúc mới ra đời chủ yếu phục vụ tôn giáo. Cùng với sự phát triển của lịch sử, nghệ
thuật tách dần khỏi tôn giáo để tự do diễn đạt những xu hướng mới và nét riêng của
mình, bên cạnh đó, hình thái nghệ thuật tôn giáo đặc thù vẫn tiếp tục phát triển. Mỗi
quốc gia, khu vực vào những giai đoạn khác nhau của lịch sử sẽ có những xu hướng
khác nhau về mối quan hệ giữa nghệ thuật và tôn giáo. Hãy lấy ví dụ ở Bali, hịn
đảo mang đậm nét Hindu giáo ở Indonesia. Với người Bali, khiêu vũ, kịch nghệ và
âm nhạc không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa biểu diễn. Chúng là những phần trình
diễn hịa quyện màu sắc và âm thanh, nhưng mục đích chính là để làm vui lòng các

thần linh và những linh hồn tổ tiên. Các bộ môn nghệ thuật thể hiện nên những giá
trị người Bali đặc biệt trân trọng, chẳng hạn như tính cân bằng và hài hịa của cuộc
sống. Taksu, hay sự lơi cuốn mang tính tâm linh, dùng để ám chỉ đỉnh cao của năng
lực mà mỗi nghệ sĩ Bali đều muốn nỗ lực đạt tới, để làm lôi cuốn tất cả các khán
giả, con người lẫn thần linh. Gần như mọi nghi lễ luôn gắn với một loại nghệ thuật
biểu diễn nào đó. Một lễ hội đền thường có dàn nhạc truyền thống và rất có thể cả
một vở kịch rối bóng cùng màn múa mặt nạ đi k m. Một đám cưới có thể kèm theo


×