Hình ảnh Giang Minh Sài dù trong trang sách của Lê Lựu hay trong
thước phim của Hồ Quang Minh đều mang đến cho người đọc, người xem
những cảm xúc rất thật của một con người đang sống trong bi kịch “sống hộ ý
định người khác”. Tuy vậy dù vẫn là một nhân vật Sài nhưng được thể hiện ở
hai hình thức khác nhau, hai thời điểm khác nhau, hai góc nhìn khác nhau thì
chắc chắn nhân vật của Hồ Quang Minh vẫn có những khác biệt nhất định so
với chính nhân vật ấy trong trang sách của Lê Lựu. Chính đạo diễn Việt kiều
cũng đã có lần tâm sự rằng “Tôi tự chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học
của nhà văn Lê Lựu, nên phim nhất định có những biến đổi theo cách của tôi”.
Ngay từ những phút đầu tiên trong tác phẩm điện ảnh của Hồ Quang
Minh, ta đã bắt gặp ngay một cậu bé Sài thông minh, lanh lợi nhưng đang sống
trong sự sắp đặt của người khác và đang cố vẫy vùng trong vô vọng. Cậu bé ấy
đã diễn tả đúng cái tình cảnh của một đứa trẻ mới hơn mười tuổi, suốt ngày chỉ
biết đánh trận giả và học mà bây giờ đã phải “sống trong hai cuộc đời: thật và
giả.” Cậu bé ấy chính là từ trang sách của Lê Lựu bước ra. Nó làm sinh động
thêm những cử chỉ, những lời nói mang tính chống đối, phản kháng vơ hiệu lực
của cậu bé Sài khi đang là một cậu bé tự do bỗng chốc phải sống theo ý muốn
của những người xung quanh. Nhưng ở tác phẩm của Hồ Quang Minh, chính
cậu bé Sài ngay lúc đó cũng đã có cái chính kiến của mình. Khi thấy cảnh cả
nhà phải dẫn nhau đi làm thuê cho người khác để kiếm ăn, Sài thắc mắc rằng:
“Nhà mình cũng có đất, sao phải đi làm thuê?” ; rồi sau khi nghe mẹ giải thích
cậu lại hỏi “Thế sao người ta làm được?” Ngay tại thời điểm đó, ta nhận thấy
rằng lúc nhỏ Sài cũng là đứa trẻ có bản lĩnh, có cái tơi cá nhân của mình. Nhưng
càng lớn, Sài càng phải sống theo ý của người khác mà theo họ đấy là tốt nhất
cho đời Sài. Để rồi Sài rơi vào bi kịch, để rồi sau này nhìn lại cũng khơng thể
trách ai ngồi trách bản thân mình đã khơng biết sống vì mình.
Cái bi kịch ấy chẳng những đeo bám Sài suốt cả cuộc đời mà càng ngày
nó càng nó càng lớn hơn, đau khổ hơn và bế tắt hơn. Tất cả những điều ấy được
Ngô Thế Quân thể hiện rất thành cơng trong vai diễn của mình. Hình như Sài
chính là vai diễn dành cho Ngô Thế Quân bởi ở anh có cả cái dáng người của
một anh nơng dân chân chất, có cả ánh mắt buồn sâu thăm thẳm của một người
thanh niên đang rơi vào bi kịch về hạnh phúc của chính mình, có cả giọng nói
yếu đuối, chứa đựng chút gì đó nhu nhược, sợ sệt của một người đang sống theo
ý muốn của những người xung quanh. Ngô Thế Quân đã nhập thân rất xuất sắc
vào Sài, đã thể hiện sinh động hình tượng nhân vật Sài theo đúng ý đồ của nhà
văn Lê Lựu. Anh đã sống cùng Sài, đã hiểu và cảm thông với Sài để rồi sau khi
phim đóng máy anh đã chia sẻ: “Trong q trình đóng phim tơi càng hiểu thêm
rằng sự đớn hèn thụ động của Sài xem ra đáng thương hơn đáng trách. Khơng
hẳn do tính cách, mà cả một khối lý do nằm ngoài nhân vật tạo thành áp lực”.
Hơn thế nữa, ở nhân vật Sài của Hồ Quang Minh ta còn bị thu hút bởi sự hóm
hỉnh gián cách trong nhân vật từ cử chỉ, ánh mắt, cách nói năng đến cách cư xử,
hành động đều gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh một anh Sài ln sống
theo những điều người khác cho là tốt nhất. Chính điều này đã góp một phần
quan trọng trong việc đưa tác phẩm đến gần khán giả hơn. Đó là nét đặc sắc thú
vị trong cách lựa chọn diễn viên của đạo diễn Hồ Quang Minh và cũng là nhân
tố quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm điện ảnh.
Đọc “Thời xa vắng”, xem “Thời xa vắng” rõ ràng ta cảm nhận được cái bi
kịch không chỉ bủa vây đời Sài mà cả Tuyết, cả Hương, cả Châu, ba người phụ
nữ đi qua cuộc đời Sài cũng đều rơi vào bi kịch.
Ở tác phẩm điện ảnh của mình, Hồ Quang Minh đã lựa chọn cái kết ít bi
kịch hơn cho Sài và vì thế đã khơng có sự xuất hiện của Châu, một cô gái Hà
Nội yêu say đắm người đàn ơng đã có gia đình như Hương u Sài nhưng lại
cưới một người đàn ơng khác để rồi vơ tình đẩy Sài vào tình cảnh gần giống
như Tuyết ngày xưa, để rồi cuộc hôn nhân của hai người cũng đi vào tan vỡ.
Nói về Hương, nếu như trong tiểu thuyết của Lê Lựu, đây là một cơ gái
có nội tâm vô cùng phong phú. Hương trong trang sách của Lê Lựu luôn luôn
song hành theo những chặn đường của Sài, dù là yêu hay ghét, thương hay hận
cô vẫn luôn dõi theo Sài và trái tim cô cũng vẫn chỉ có một tình u duy nhất
với anh. Cơ u Sài, yêu một cách mãnh liệt dù biết rằng anh đã có vợ. Cơ
thậm chí cịn ghen tng với vợ Sài khi hay tin Tuyết có mang. Trong tâm
tưởng, cơ căm hờn Sài đã phản bội mình mà quay về yêu vợ. Và rồi cô mang
nỗi căm hờn ấy đi lấy chồng. Và rồi tiếp tục chuỗi ngày bi kịch với người chồng
mà mình khơng u. Nhưng Hương trên màn ảnh của Hồ Quang Minh lại không
thể hiện được cái sự yêu ghét mãnh liệt và dữ dội như thế. Cô chỉ mờ nhạt xuất
hiện như một nhân vật bên cạnh Sài để chứng tỏ rằng Sài cũng là người biết
khát khao u đương, cũng đã từng có một mối tình đúng nghĩa vì yêu thương
mà đến với nhau. Xem Hương trên màn ảnh, khơng ai có thể hình dung được
nội tâm của cơ dưới ngịi bút của Lê Lựu lúc thì yêu thương tĩnh lặng như mặt
biển dịu êm, lúc thì căm hận ầm ầm như những ngày bão tố. Nói tóm lại, đạo
diễn Hồ Quang Minh đã khơng tập trung kịch bản của mình vào nhân vật
Hương, ơng chỉ cốt làm sao để thông qua Hương, thông qua mối tình giữa cơ và
Sài có thể nâng cái bi kịch của đời Sài lên đến đỉnh cao thôi.
Nhưng với Tuyết thì khơng như vậy. Hồ Quang Minh dường như cảm
thông và lên tiếng bênh vực Tuyết nhiều hơn. Dưới ngịi bút của mình, Lê Lựu
đã khắc họa hình ảnh nhân vật Tuyết dưới cái nhìn của Sài, người con trai từ bé
đến lớn không thể ưa nổi vợ mình. “Người ta khen cơ Tuyết càng lớn càng xinh
ra, mặt mũi tròn vành vạnh như mặt trăng. Sài lại thấy cái mặt ấy trông chảy
ra, phèn phẹt như mẹt bánh đúc… Người ngồi bình phẩm hiếm người hiền
lành như cô Tuyết, Sài cho đấy là loại người ngu, cả ngày khơng mở mồm nói
được một câu.” Nhưng Tuyết trong màn ảnh của đạo diễn Hồ Quang Minh đã
thoát khỏi cái nhìn của Sài và cũng được xây dựng là một nhân vật bị bi kịch
đeo bám suốt đời. Nhân vật Tuyết của Hồ Quang Minh là một người phụ nữ
đáng được thương cảm. Cả đời cô làm dâu, làm vợ ở nhà Sài, bị Sài khinh
thường, xa lánh, cơ đã khóc nhiều lần nhưng giọt nước mắt gây xúc động nhất
có lẽ là giọt nước mắt ở cuối phim, khi cô được Sài gọi đến chụp ảnh trong đám
cưới con. Khơng cần biết động cơ gì đã khiến Sài làm như thế, cô chỉ cần biết
rằng cả đời cơ chỉ ước mong có một lần được người đàn ông ấy chủ động gọi
mình, chủ động để mình ở cạnh anh ta, dẫu bây giờ đã khơng cịn là nghĩa vợ
chồng nhưng đấy vẫn là cha của con cô, vẫn là người đàn ông mà gần như cả
đời này cô đã dựa vào. Đi hết thước phim của Hồ Quang Minh ta mới hiểu rằng
khơng chỉ một mình Sài rơi vào bi kịch, khơng chỉ một mình Sài là kẻ đáng
thương mà những người phụ nữ kia mới là người cần phải được sẻ chia nhiều
hơn, cảm thông nhiều hơn.
Đó là những nhân vật đã bước từ “Thời xa vắng” của Lê Hựu vào “Thời
xa vắng” của Hồ Quang Minh. Ngồi những nhân vật ấy ra vẫn cịn nhiều nhân
vật khác như cụ đồ Khang, anh Tính, anh Hiểu, … tất cả dẫu có mang dáng vóc
riêng trong sự sáng tạo của đạo diễn Hồ Quang Minh nhưng cốt lõi vẫn là nhân
vật mang tính cách, tâm trạng do Lê Lựu dựng nên. Duy trong tác phẩm điện
ảnh này, chỉ có nhân vật ơng vó bè tên Kiên là sự sáng tạo hoàn toàn độc lập của
đạo diễn Hồ Quang Minh. Tuy là nói sáng tạo độc lập nhưng khơng phải là
dựng mới hồn tồn mà dựa vào một nhân vật trong truyện ngắn “Bến quê”
cũng do chính nhà văn Lê Lựu viết. Trùng hợp thay, ơng vó bè Kiên của “Bến
quê” lại xuất hiện một cách rất tự nhiên và hợp lí trong tác phẩm này, giống như
đây chính là nơi ơng được sáng tạo ra và nó cần có ơng để tiếp tục mạch truyện.
Ơng Kiên sống rất thoải tự do, khơng bị bó buộc vào bất cứ khuông phép nào,
không bị ai chỉ huy phải sống thế này, thế nọ. Nói tóm lại là cuộc sống của ơng
đối lập hồn tồn so với cuộc sống của Sài. Những lần Sài đến vó bè bên sơng
gặp ơng đều là những lần Sài chạy trốn hoặc Sài được là chính mình. Bởi thế,
ơng Kiên ln là hình mẫu cho những khát khao, mơ ước của Sài về một cuộc
sống tự do như thế. Nhưng lần cuối cùng Sài đến tìm ơng, đấy là khi Tuyết đã
sinh đứa con, Hương bỏ anh đi theo chồng, còn bản thân Sài khơng được vào
Đảng vì lí lịch nhà vợ, thì ơng Kiên đã chết. Ông Kiên chết giống như cái khát
khao tìm về bản ngã của Sài bị sụp đổ, cái chốn bình n để anh được là chính
mình bị phát nát. Kể từ bây giờ, kể từ khi ông Kiên mất, anh vác ba lô vào chiến
trường niềm Nam, xa rời tất cả, gia đình, bạn bè… là anh đã xác định mình
khơng thể quay về, khơng thể cịn một nơi nào để anh bộc lơ hết con người
mình, để anh được sống cuộc sống hạnh phúc, tự do.
Đấy là những nét khác nhau cơ bản trong hệ thuống nhân vậy giữa tiểu
thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu và tác phẩm điện ảnh “Thời xa
vắng” của đạo diễn Hồ Quang Minh. Tuy những nhân vật trong bản điện ảnh có
thể khác đi một tí so với ngịi bút của Lê Lựu nhưng chung quy tất cả vẫn tập
trung diễn tả nỗi bi kịch của Sài khi không được sống vì cuộc sống của mình,
phải sống cho người khác, vì người khác mà Thạc sĩ Thái hị Mỹ Bình cũng có
nói rằng: “Trong cái thời ấy, người ta sống hào hùng, hồn nhiên; người ta
thương yêu, đùm bọc và lo lắng cho nhau nhưng lại giản đơn, ấu trĩ khơng biết
người được u thương, quan tâm ấy có thực sự hạnh phúc hay khơng. Đó là
cái thời mà sự yêu ghét của con người bị định đoạt một cách thô bạo, khiến
người ta muốn tồn tại phải tự gọt đẽo mình, phải “sống hộ ý định người khác”.