CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008
--------
Tên cơng trình:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
KHU VỰC ĐÈO QUA DÃY HÒN GIAO
(KHÁNH HỊA – LÂM ĐỒNG)
Thuộc nhóm ngành: Khoa học Xã hội 2b (XH2b)
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2008
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008
--------
Tên cơng trình:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
KHU VỰC ĐÈO QUA DÃY HÒN GIAO
(KHÁNH HỊA – LÂM ĐỒNG)
Thuộc nhóm ngành: Khoa học Xã hội 2b (XH2b)
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hồng
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Hữu Duy Viễn chủ nhiệm
Tham gia:
Nguyễn Hà Giang
Đồng Ngun Khơi
Lê Thị Tường Vi
Hà Nguyễn Thuỳ Đoan
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2008
A
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 2
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................... 2
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 3
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 3
4.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ........................................................................... 3
4.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ.................................................................................... 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 6
6.1. VỀ THỜI GIAN ........................................................................................... 6
6.2. VỀ KHÔNG GIAN ...................................................................................... 6
6.3. VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 6
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..... 8
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................. 8
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................................ 8
1.1.1. Du lịch sinh thái ..................................................................................... 8
1.1.2. Phát triển bền vững ................................................................................ 9
1.1.3. Du lịch bền vững.................................................................................... 9
1.2. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.............................................................. 10
1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.............................................................. 10
1.3.1. Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái.................................. 10
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững ................................ 11
1.4. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI............................ 11
1.4.1. Phải có hệ sinh thái đặc thù .................................................................. 12
1.4.2. Phải có nguồn nhân lực chun mơn .................................................... 12
1.4.3. Phải có khách du lịch sinh thái ............................................................. 13
1.5. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI......................... 13
1.5.1. Nội dung đánh giá ................................................................................ 13
1.5.2. Phương pháp đánh giá .......................................................................... 13
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái .................................. 13
1.5.4. Điểm số và hệ số cấp bậc ..................................................................... 18
1.5.5. Điểm đánh giá và kết quả đánh giá....................................................... 18
2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................... 21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................ 21
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................ 21
2.1.2. Địa hình ............................................................................................... 22
2.1.3. Khí hậu ................................................................................................ 22
2.1.4. Thổ nhưỡng.......................................................................................... 24
B
2.1.5. Thủy văn .............................................................................................. 25
2.1.6. Hệ động - thực vật................................................................................ 26
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI................................................................ 27
2.2.1. Lịch sử hình thành con đường Khánh Lê - Đạ Chais ............................ 27
2.2.2. Dân cư, dân tộc và nguồn lao động....................................................... 29
2.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh tế.................................................................. 33
2.2.4. Hệ thống hạ tầng xã hội........................................................................ 34
2.3. NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH LIÊN QUAN................................... 34
2.3.1. Bidoup ................................................................................................. 34
2.3.2. Núi Bà.................................................................................................. 35
2.3.3. Hòn Giao.............................................................................................. 35
2.3.4. Cao nguyên Lang Biang và sông Đạ Nhim........................................... 35
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC ĐÈO
QUA DÃY HÒN GIAO ........................................................................................ 37
1. CÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC ĐÈO QUA DÃY HÒN
GIAO.................................................................................................................... 37
1.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI ........................................................ 37
1.1.1. Tài nguyên về tự nhiên........................................................................ 37
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................ 50
1.2. NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................................ 53
1.3. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ............................................................................ 54
1.4. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG – KĨ THUẬT ........................................... 55
1.4.1. Hệ thống giao thông ............................................................................. 55
1.4.2. Hệ thống điện năng – bưu điện............................................................. 55
1.5. CƠ SỞ DỊCH VỤ PHỤC VỤ DU KHÁCH................................................ 56
1.5.1. Cơ sở lưu trú ........................................................................................ 56
1.5.2. Cơ sở ăn uống ...................................................................................... 56
1.6. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁNH HỊA – LÂM ĐỒNG
2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 ....................................................... 56
1.6.1. Quan điểm và mục tiêu......................................................................... 56
1.6.2. Các chính sách phát triển...................................................................... 57
2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC ĐÈO QUA DÃY
HÒN GIAO .......................................................................................................... 61
2.1. ĐÁNH GIÁ THEO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU............................................... 61
2.1.1. Khả năng thu hút khách........................................................................ 62
2.1.2. Khả năng khai thác và quản lí .............................................................. 64
2.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP.......................................................... 66
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC
ĐÈO QUA DÃY HÒN GIAO................................................................................ 69
1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC ĐÈO QUA
DÃY HỊN GIAO ................................................................................................. 69
1.1. CƠNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ ...................................................... 69
1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI......... 69
C
2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC
ĐÈO QUA DÃY HÒN GIAO............................................................................... 70
2.1. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN................................................................. 70
2.1.1. Phân khu phát triển hạn chế.................................................................. 70
2.1.2. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt............................................................... 71
2.1.3. Phân khu phòng hộ và phục hồi sinh thái ............................................. 71
2.1.4. Phân khu hành chính và dịch vụ ........................................................... 71
2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGUỒN KHÁCH............................................................. 71
2.3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TOUR – TUYẾN, TRẠM DỪNG CHÂN
DU LỊCH VÀ CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ..................................................... 73
2.3.1. Các sản phẩm du lịch ........................................................................... 73
2.3.2. Quy hoạch tour – tuyến ........................................................................ 74
2.3.3. Quy hoạch trạm dừng chân du lịch ....................................................... 79
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
LỊCH TẠI KHU VỰC ĐÈO QUA DÃY HÒN GIAO........................................... 79
3.1. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH .................................................. 82
3.2. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH .................................................................. 83
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch theo các phân khu ........................................... 83
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch theo các tuyến du lịch ..................................... 84
3.3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.................................... 85
3.4. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÍ VÀ KIỂM TRA ............................................... 86
3.4.1. Giải pháp về quản lí ............................................................................. 86
3.4.2. Giải pháp về kiểm tra ........................................................................... 87
3.5. GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG – VẬT CHẤT KĨ THUẬT ................. 87
3.5.1. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật........................................................................... 87
3.5.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật.......................................................................... 89
3.6. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG ................................................................. 90
3.6.1. Vấn đề sản phẩm và phân phối sản phẩm du lịch sinh thái ................... 90
3.6.2. Vấn đề giá cả ....................................................................................... 91
3.6.3. Vấn đề quảng bá và tiếp thị .................................................................. 91
3.6.4. Vấn đề phân khúc thị trường ................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 94
1. KẾT LUẬN..................................................................................................... 94
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................I
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. III
1. PHỤ BẢNG 1 ................................................................................................. III
2. PHỤ BẢNG 2 .................................................................................................. V
3. PHỤ BẢNG 3 ................................................................................................VII
4.PHỤ BẢNG 4 ............................................................................................... VIII
5. PHỤ BẢNG 5 .................................................................................................. X
D
DANH SÁCH BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH
1. BẢNG BIỂU
Bảng 0.1: Thống kê các lần thực địa thực tế ............................................................... 5
Bảng 1.1: Cơ sở xác định mức đánh giá cho các chỉ tiêu........................................... 15
Bảng 1.2: Kết quả đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái ...................................... 19
Bảng 1.3: Tỉ lệ phần trăm của các mức đánh giá....................................................... 19
Bảng 1.4: Thống kê số loài thực vật ở địa bàn khu vực đèo qua dãy Hòn Giao ......... 26
Bảng 1.5: Thống kê thành phần động vật ở địa bàn khu vực đèo qua dãy Hịn Giao . 27
Bảng 1.6: Tình hình dân số hai xã trên địa bàn khu vực đèo qua dãy Hòn Giao ........ 30
Bảng 1.7: Thống kê các dân tộc tại khu vực đèo qua dãy Hòn Giao.......................... 32
Bảng 2.1: Nguồn tuyển sinh hàng năm các hệ Đại học và Cao đẳng tại các trường trên
địa bàn hai thành phố Nha Trang và Đà Lạt .............................................................. 53
Bảng 2.2: Các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch khu vực đèo qua dãy Hòn Giao ... 54
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả điều tra bảng hỏi............................................................ 65
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch sinh thái khu vực
đèo qua dãy Hòn Giao .............................................................................................. 66
Bảng 3.1: Phân tích thực trạng.................................................................................. 81
Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT .......................................................................... 82
2. HÌNH ẢNH:
Sơ đồ 0.1: Hệ thống lãnh thổ du lịch........................................................................... 4
Sơ đồ 0.2: Sơ đồ thể hiện phương pháp ma trận SWOT .............................................. 6
Sơ đồ 1.1: Sự cấu thành của du lịch sinh thái.............................................................. 9
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố của sự phát triển của du lịch sinh thái ..................................... 12
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thành phần dân tộc khu vực đèo qua dãy Hòn Giao................... 31
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư du lịch khu vực đèo qua dãy Hòn Giao 2005-2007 .. 55
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % kết quả thu thập từ bảng hỏi ............................ 66
Bản đồ 1.1: Bản đồ địa hình khu vực đèo qua dãy Hòn Giao .................................... 20
Bản đồ 3.1: Bản đồ quy hoạch tour – tuyến và điểm du lịch khu vực đèo qua dãy Hòn
Giao.......................................................................................................................... 77
Lược đồ 3.1: Lược đồ định hướng khơng gian khu vực đèo qua dãy Hịn Giao......... 68
Hình 1.1: Khơng gian khu vực đèo qua dãy Hịn Giao .............................................. 23
Hình 1.2: Một số địa danh sơng núi trên địa bàn khu vực.......................................... 36
Hình 2.1: Sự đa dạng về các kiểu rừng tại khu vực đèo qua dãy Hòn Giao ............... 38
Hình 2.2: Sự đa dạng về thành phần lồi thực vật ..................................................... 41
Hình 2.3: Sự đa dạng về thành phần lồi động vật .................................................... 44
Hình 2.4: Tài ngun suối – thác khu vực đèo qua dãy Hòn Giao............................. 46
Hình 2.5: Một số hình ảnh về khí hậu tại khu vực đèo qua dãy Hịn Giao ................. 49
Hình 2.6: Tài nguyên nhân văn khu vực đèo qua dãy Hòn Giao................................ 52
Hình 3.1: Một số địa điểm dọc theo tuyến đường đèo ............................................... 80
E
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cơng trình nghiên cứu khoa học: “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển
du lịch sinh thái khu vực đèo qua dãy Hòn Giao (Khánh Hòa – Lâm Đồng)” do nhóm
chúng tơi thực hiện nhằm mục tiêu chính là tập trung vào vấn đề đánh giá tiềm năng
về du lịch sinh thái tại khu vực đèo qua dãy Hịn Giao. Trên cơ sở đó sẽ định hướng
phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực này nhằm phục vụ cho các mục đích
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng, đồng
thời góp phần cải thiện và bảo vệ tài ngun mơi trường.
Cơng trình nghiên cứu của chúng tơi được trình bày trong 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Trong chương
này, chúng tôi tập trung trình bày các vấn đề về cơ sở lý luận như: các khái niệm cơ
bản, quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu của du lịch sinh thái và phát triển bền vững, cơ
sở đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và phát triển bền vững; những vấn đề tổng
quan về địa bàn khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lí, địa hình,
khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, hệ động - thực vật; điều kiện kinh tế xã hội bao gồm
lịch sử hình thành của con đường Khánh Lê – Đạ Chais, dân cư, dân tộc và nguồn lao
động, đặc điểm hoạt động kinh tế, hệ thống hạ tầng xã hội; nguồn gốc một số địa danh
nằm trên địa bàn khu vực nghiên cứu như: núi Bidoup, Núi Bà, núi Hòn Giao, cao
nguyên Lang Biang và suối Đạ Nhim...
- Chương 2: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái khu vực đèo qua dãy Hòn
Giao. Trong chương này, chúng tôi tập trung làm rõ các tiềm năng du lịch sinh thái tại
địa bàn nghiên cứu: gồm các tài nguyên du lịch sinh thái (tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn), nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng - kĩ thuật, cơ sở
dịch vụ; sau đó căn cứ trên các tiềm năng của khu vực và dựa trên cơ sở lí luận, chúng
tôi tiến hành đánh giá về các tiềm năng này của khu vực đối với việc phát triển du lịch
sinh thái.
- Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực đèo qua dãy Hòn
Giao. Trong chương này, chúng tôi nêu ra những nét sơ lược về hiện trạng của hoạt
động phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn khu vực gồm công tác tổ chức và hoạt
động khai thác các tài nguyên du lịch; dựa trên cơ sở đánh giá các tiềm năng ở
chương 2, sự tham khảo ý kiến các chuyên gia của ngành du lịch tại 2 tỉnh Khánh Hòa
và Lâm Đồng, chúng tôi đưa ra các định hướng phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn:
gồm định hướng không gian, nguồn khách, quy hoạch tour tuyến, trạm dừng chân và
các sản phẩm du lịch sinh thái; từ đó chúng tơi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả và phát triển bền vững du lịch sinh thái tại địa bàn khu vực nghiên cứu như:
giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quản lí và kiểm
tra, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật và thị trường.
Phần kết luận và kiến nghị chúng tôi tổng kết lại những vấn đề đã trình bày
trong nội dung chính và đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành của hai
tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng trong việc phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn.
1
PHẦN THỨ NHẤT:
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vào ngày 27/04/2007, tại địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm
Đồng đã diễn ra một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa vơ cùng to lớn khơng những đối
với việc phát triển du lịch của hai tỉnh mà cịn có ý nghĩa thiết thực đối với ngành du
lịch cả nước. Đó chính là lễ khánh thành giai đoạn 1 dự án tuyến đường nối liền Nha
Trang – Đà Lạt. Sự kiện trên đã thổi làn gió mới đến với một miền đất mà cách đây
khơng lâu vẫn cịn là chốn thâm sơn hoang dã.
Trước kia, để đi từ “thành phố biển” Nha Trang lên “thành phố hoa” Đà Lạt
phải đi về phía Nam theo Quốc lộ 1A đến thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, sau đó
vịng lên Quốc lộ 27 mới đến được Đà Lạt với hành trình dài hơn 215km. Nhưng với
sự ra đời của tuyến đường trên, khoảng cách giữa hai thành phố du lịch Nha Trang
(Khánh Hòa) và Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được rút ngắn đáng kể, chỉ còn lại 126km, rút
ngắn được 89km. Con đường này đi qua ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Khánh
Vĩnh (Khánh Hòa) và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), vắt ngang qua dãy núi Hòn
Giao cao hơn 2.000m. Với những nét đặc thù đó, đây là một con đèo có địa thế khá
hiểm trở với nhiều khúc quanh co, uốn lượn và là một trong những con đèo dài nhất
Việt Nam hiện nay. Do sự giao thoa giữa hai kiểu khí hậu cận nhiệt đới núi cao của
xứ sở cao nguyên và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm áp của miền duyên hải đã làm
cho khu vực đèo xuất hiện sương mù vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Hơn
nữa, cung đường đèo lại đi ngang qua rất nhiều thác nước đẹp, một phần Vườn Quốc
gia Bidoup – Núi Bà với thảm thực vật cùng hệ động vật hết sức phong phú và đa
dạng.
Với những điều kiện thuận lợi đó, khu vực đèo qua dãy Hịn Giao có những
tiềm năng rất lớn cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái. Song, hiện nay các
tiềm năng đó vẫn cịn chưa được khai thác đúng mức. Vấn đề đặt ra là ở chỗ: Làm thế
nào để khai thác hiệu quả, nghĩa là vừa khai thác các tiềm năng đó để phục vụ cho du
lịch sinh thái, đồng thời góp phần quan trọng cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa truyền thống cũng như mang lại
lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương? Để thỏa mãn các yêu cầu đó, việc nghiên
cứu địa bàn, dựa trên các cơ sở khoa học để đánh giá mức độ các tiềm năng, phân tích
hiện trạng khai thác và sử dụng để đưa ra các định hướng và giải pháp thực hiện là
một vấn đề đóng vai trò quyết định. Một tiềm năng to lớn như thế nếu khơng được
khai thác hợp lí thì thật sự là điều lãng phí rất lớn. Vì những lí do đó, chúng tôi đã
quyết định chọn và nghiên cứu về đề tài này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Với những đặc điểm tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng, ngay từ xa xưa,
khu vực này đã gây được sự chú ý đối với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Vào
năm 1893, vị bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ Alexandre John Émile Yersin (1863 –
1943) khi tìm đường lên cao nguyên Lang Biang (Lâm Viên) đã từng đặt chân đến
chân đến khu vực chân đèo qua dãy Hòn Giao hiện nay, nhưng sau đó phải quay
ngược trở về Nha Trang theo đường cũ vì địa hình núi quá cao. Từ đó đến thời điểm
3
hiện nay, theo những tài liệu đã thu thập, chúng tơi được biết rằng đã có một số nhà
khoa học và các thành phần xã hội khác ở trong và ngoài nước nghiên cứu về khu vực
này:
+ Đề án nghiên cứu “Khả năng xây dựng tuyến đường nối từ dải đất ven biển
Trung bộ với cao nguyên của người Thượng” của Tồn quyền Đơng Dương Paul
Doumer vào năm 1905. Song, ý tưởng này khơng thể thực hiện được vì lí do địa hình
khu vực này quá cao và hiểm trở.
+ “Luận chứng khoa học về chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bidoup –
Núi Bà thành Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” do Phân viện điều tra Quy họach rừng
II trực thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng– Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
tiến hành. Cơng trình khoa học này đã đánh giá được một cách khá khách quan về các
tiềm năng to lớn của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, trong đó đặc biệt là về vấn đề
hệ động - thực vật của Vườn Quốc gia. Cơng trình này chủ yếu có giá trị về mặt sinh
học.
+ Cơng trình nghiên cứu “Hệ sinh thái tại khu vực Vườn Quốc gia Bidoup –
Núi Bà” của TS. Tim J. Brodribb– ĐH Tasmania (Australia) hiện đang được tiến
hành. Tuy nhiên, mục đích chính của cơng trình nghiên cứu này chỉ phục vụ cho việc
đánh giá về tính đa dạng sinh thái của Vườn Quốc gia, nhưng không xem xét vấn đề ở
khía cạnh du lịch, do đó cơng trình này cũng có giá trị chủ yếu về mặt sinh học.
+ Báo cáo khoa học “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Bidoup – Núi Bà” do Khoa Du lịch– Đại học Đà Lạt thực hiện. Cơng trình đã đánh giá
được về các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia và đưa ra các
định hướng chung và đề xuất cụ thể để phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn
Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Trong các công trình nghiên cứu về địa bàn khu vực này,
đây là cơng trình có ý nghĩa về mặt du lịch nhiều nhất. Nhưng cơng trình này được
báo các vào tháng 08/2006 khi tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt đang được thi công
kĩ thuật, mặt khác lại tập trung và giới hạn địa bàn nghiên cứu trong khu vực Vườn
Quốc gia, bởi vậy có nhiều điểm khác biệt với đề tài của chúng tôi về hướng và quy
mô địa bàn nghiên cứu.
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tuyến đường nối liền thành phố Nha Trang và Đà Lạt đã hoàn thành việc thi
cơng giai đoạn 1 và chính thức được thơng xe kĩ thuật vào ngày 27/04/2007. Đề tài
của nhóm chúng tôi tập trung vào việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của khu
vực đèo qua dãy Hòn Giao, không gian nghiên cứu nằm trên cả hai địa bàn Khánh
Hịa và Lâm Đồng. Với vị trí chuyển tiếp giữa hai miền tự nhiên: miền biển Khánh
Hòa và miền núi Lâm Đồng, đã tạo nên những nét độc đáo riêng mà ít nơi nào có
được. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về du lịch
tại khu vực này được cơng bố chính thức. Do vậy, vấn đề về việc đánh giá tiềm năng
và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu vực đèo qua dãy Hòn Giao là một
hướng nghiên cứu hoàn toàn mới.
4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Mục tiêu chính của đề tài này tập trung vào vấn đề đánh giá tiềm năng về du
lịch sinh thái tại khu vực đèo qua dãy Hòn Giao. Trên cơ sở đó sẽ định hướng phát
4
triển hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực này nhằm phục vụ cho các mục đích thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng đồng thời góp
phần cải thiện và bảo vệ tài nguyên môi trường.
4.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Trên cở sở mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể được đặt ra:
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về du lịch sinh thái và vấn đề phát triển bền vững.
+ Xác định và đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái tại khu vực này.
+ Phân tích sơ lược về cơng tác tổ chức quản lí và việc khai thác các tài nguyên
du lịch sinh thái tại khu vực trong thời gian qua.
+ Bước đầu định hướng để hình thành các tour- tuyến và trạm dừng chân quy
mô nhỏ gắn với phát triển bền vững khu vực đèo qua dãy Hịn Giao trên lộ trình Nha
Trang – Đà Lạt và ngược lại.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài khoa học này, chúng tôi đã vận dụng tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đáng chú ý là các phương pháp sau:
+ Phân tích hệ thống là một phương pháp quan trọng trong cơng tác nghiên cứu
khoa học Địa lí. Cũng giống như các hệ thống khác, lãnh thổ du lịch sinh thái là một
hệ thống phức tạp với nhiều thành phần khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Việc phân tích hệ thống tốt sẽ cho ta một cái nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn, là
cơ sở cho việc định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp.
I. Môi trường với các điều
kiện phát sinh
II. Hệ thống lãnh thổ du
lịch sinh thái:
1) Phương tiện giao thông
vận tải
2) Khách du lịch sinh thái
3) Cán bộ phục vụ
4) Tài ngun du lịch
5) Cơng trình kĩ thuật
Mối liên hệ trong hệ thống
Mối liên hệ vận chuyển
Mối liên hệ với hệ thống khác
Mối liên hệ thông tin
Sơ đồ 0.1: Hệ thống lãnh thổ du lịch1
+ Phân tích- tổng hợp là hai thao thác ngược chiều nhau nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Phân tích là thao tác của tư duy phân chia sự vật và hiện tượng
thành các thành tố - yếu tố có tính chất liên hệ và quan hệ với nhau để nghiên cứu.
Còn tổng hợp lại là thao tác tái hiện trong tư tưởng những mối liên hệ, quan hệ giữa
các yếu tố, tính chất bộ phận hợp thành cái chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Đây là
một phương pháp chung của nhiều ngành khoa học trong đó có Địa lí.
1
Theo M. Bwchơvarốp, 1975
5
+ Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực đèo qua dãy Hòn Giao
từ các cơ quan, ban ngành các cấp của tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng, từ mạng truyền
thông và tiến hành chọn lọc, sắp xếp, liên kết hệ thống các nguồn tài liệu đã thu thập
được.
+ Nghiên cứu thực địa địa bàn dưới sự dẫn đường của chính quyền địa phương
và các nhân viên kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà nhằm khảo sát về các
tuyến đường, các buôn làng đồng bào dân tộc, hệ động- thực vật nằm trên địa bàn hai
xã Đạ Chais và Sơn Thái, trong đó trọng tâm là khu vực Klong Klanh và Hòn Giao
của Đạ Chais, Bến Lội của Sơn Thái.
STT
1
2
3
Thời gian
07/06 đến
10/06/2007
14/11 đến
19/11/2007
Nội dung cơng việc
- Xác định được vị trí cụ thể của địa bàn sẽ tiến hành nghiên
cứu, đánh giá tổng quan địa bàn nghiên cứu.
- Liên hệ Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Du lịch và Thương mại, Sở Giao thông vận tải hai tỉnh
Khánh Hòa - Lâm Đồng, UBND Huyện Lạc Dương – UBND
Huyện Khánh Vĩnh, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, Cơng ti
Lâm sản Khánh Hịa, Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt để thu thập các
tài liệu và dữ liệu cần thiết.
24/02 đến - Đo đạc và ghi nhận các thông số kĩ thuật về khu vực đèo qua
28/02/2008 dãy Hòn Giao,
- Phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành du lịch tại hai tỉnh
Khánh Hòa và Lâm Đồng, phát và thu bảng hỏi, chụp ảnh tư
liệu.
Bảng 0.1: Thống kê các lần thực địa thực tế
+ Điều tra xã hội học thơng qua bảng hỏi đối với các đối tượng có sự hiểu biết
về khu vực này. Cụ thể, chúng tôi đã phát 200 bảng hỏi (phần phụ lục đính kèm). Qua
quá trình làm việc, số phiếu thu hồi lại là 182 (7 phiếu thất lạc và 11 phiếu không hợp
lệ).
+ Phỏng vấn sâu đối với các chuyên viên Du lịch của Sở Du lịch – Thương mại
Khánh Hòa và Lâm Đồng, của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà và các Hạt kiểm lâm
để thu thập về các nhận định, đánh giá về các tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực.
+ Nghiên cứu lãnh thổ khu vực thông qua các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000
được lấy nguồn từ Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt để rút ra các đặc điểm tổng quan về địa
hình và thủy văn. Ngồi ra, do hiện tại, chưa có bất kì một bản đồ du lịch nào chính
thức và đầy đủ về khu vực này nên chúng tôi đã dựa trên cơ sở các mảnh bản đồ địa
hình về khu vực này, kết hợp với sơ đồ dự án cơng trình đường nối liền Nha Trang –
Đà Lạt, các thông tin thu thập được từ việc khảo sát thực địa tại hai xã trong khu vực
đèo qua dãy Hòn Giao để thể hiện bản đồ về khu vực này (phần bản đồ đính kèm).
+ Sử dụng cơng cụ SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)
để phân tích thực trạng khu vực đèo qua dãy Hịn Giao. Cơng cụ SWOT được khởi
xướng bởi nhóm nghiên cứu Marion Dosher, TS. Otis Benepe, Albet Humphrey,
Robert Stewart và Birger Lie vào khoảng những năm 1960 -1970. Phân tích SWOT là
thao tác phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt được
6
các mục tiêu phát triển, gồm các yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu (nguồn lực bên trong),
cơ hội và thách thức (nguồn lực bên ngồi). Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng
phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn khu vực.
Sơ đồ 0.2: Sơ đồ thể hiện phương pháp ma trận SWOT
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. VỀ THỜI GIAN
Đề tài nghiên cứu này được chúng tôi tiến hành từ tháng 06/2007 và hoàn tất
vào tháng 04/2008.
6.2. VỀ KHƠNG GIAN
Địa bàn chung tơi trực tiếp khảo sát là hai xã nằm trong khu vực có tuyến
đường đèo đi qua: Sơn Thái (Khánh Vĩnh–Khánh Hòa) và Đạ Chais (Lạc Dương–
Lâm Đồng).
6.3. VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khu vực đèo qua dãy Hịn Giao có những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển
của nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu
khoa học, du lịch ngoạn cảnh, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm... Phạm vi đề tài này
tập trung cho việc nghiên cứu về loại hình du lịch sinh thái.
7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi luôn trăn trở về khả năng áp dụng cho thực
tiễn cuộc sống cũng như việc tham khảo trong học tập và nghiên cứu, trong đó các
hướng chủ yếu mà chúng tơi hướng đến:
+ Góp phần cho Ủy ban Nhân dân và Sở Du lịch – Thương mại của các tỉnh
Khánh Hịa và Lâm Đồng có một cách nhìn tổng quan hơn về những tiềm năng to lớn
của khu vực này để có hướng phát triển du lịch thích hợp trong hiện tại và tương lai.
+ Hình thành một tài liệu tham khảo cho sinh viên học các ngành có liên quan
đến vấn đề du lịch.
+ Tài liệu mang tính chất tham khảo cho các nhà quy hoạch, đầu tư phát triển
du lịch tại khu vực đèo qua dãy Hòn Giao này.
7
PHẦN THỨ HAI:
GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Du lịch sinh thái
Khái niệm “du lịch sinh thái” là khái niệm tương đối mới và được nhiều người
quan tâm gần đây. Vì vậy đã có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái được đưa ra.
1.1.1.1. Trên thế giới
Khái niệm đầu tiên tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đã được Hector
Ceballos- Lascuranin đưa ra vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những
khu vực thiên nhiên tương đối còn nguyên vẹn hoặc ít bị thay đổi với mục đích nghiên
cứu, chiêm ngưỡng phong cảnh, cây cối, động vật hoang cũng như tất cả các biểu
hiện văn hóa (trong quá khứ và hiện tại) có thể thấy được tại những khu vực này”.
Đến năm 1991, một khái niệm khác về du lịch sinh thái đã được Wood đưa ra:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm
hiểu về lịch sử và văn hóa mà khơng thay đổi sự tồn vẹn các hệ sinh thái. Đồng thời
tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích cho
nhân dân địa phương”.
Năm 1998, L. Hens lại đưa ra một khái niệm khác về du lịch sinh thái: “Du lịch
sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi. Nó phải đóng
góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương”.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, chương trình của Liên hợp quốc về mơi trường
trong hội nghị thượng đỉnh quốc tế về du lịch sinh thái tại Québec vào năm 2002 thì
du lịch sinh thái có một số đặc điểm sau:
+ Du lịch sinh thái đóng góp một cách tích cực cho việc bảo vệ các di sản tự
nhiên và văn hóa.
+ Du lịch sinh thái đưa cộng đồng dân cư địa phương đến việc quy hoạch, phát
triển và khai thác loại hình du lịch này, đồng thời đóng góp vào việc nâng cao cuộc
sống của họ.
+ Du lịch sinh thái cung cấp cho du khách sự diễn giải về di sản tự nhiên và
văn hóa.
+ Du lịch sinh thái phù hợp với du lịch cá nhân cũng như các chuyến du lịch
được tổ chức cho các nhóm nhỏ.
Từ các đặc điểm trên thì du lịch sinh thái bao gồm phát triển du lịch với các
khía cạnh dựa vào thiên nhiên, khái niệm sinh học bền vững, giáo dục môi trường, thu
nhập kinh tế cho dân cư địa phương và sự hài lòng của du khách. Du lịch sinh thái có
các hoạt động chính như: quan sát thiên nhiên, du lịch mạo hiểm ít tổn hại tới môi
trường, các hoạt động liên quan đến thiên nhiên và tham quan các Vườn Quốc gia,
Khu bảo tồn.
1.1.1.2. Trong nước
Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như
ESCAP, WWF, IUCN… và sự đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc
9
tế và Việt Nam về du lich sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc
gia về: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, diễn ra từ ngày
07 đến 09/09/1991 tại Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương”.
Đến năm 2000, GS-TSKH. Lê Huy Bá cũng đã đưa ra một định nghĩa khác về
du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc
thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du
ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là
hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về
những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển
môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Sơ đồ 1.1: Sự cấu thành của du lịch sinh thái2
1.1.2. Phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 trong
báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển thuộc Ngân
hàng thế giới (WB). Theo đó, “Phát triển bền vững là thỏa mãn những nhu cầu của
hiện tại, nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ sau”.
Như vậy, “phát triển bền vững” khơng chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà cịn phải đảm bảo những
điều kiện mơi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn
tại.3
1.1.3. Du lịch bền vững
Người ta thường hay nhầm lẫn du lịch sinh thái là du lịch bền vững, vì du lịch
bền vững cũng có những đặc điểm như du lịch sinh thái. Nhưng thực tế, du lịch bền
vững là lĩnh vực rộng lớn hơn du lịch sinh thái. Trong thời đại ngày nay, tất cả mọi
hoạt động cần trở nên được bền vững và du lịch cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch dù là nguồn từ các tài nguyên
thiên nhiên hay tài nguyên do con người tạo ra. Vì vậy, du lịch sinh thái chỉ là một
phạm trù của du lịch bền vững.
2
3
Theo GS-TSKH. Lê Huy Bá
Theo GS-TSKH. Lê Huy Bá
10
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, Tổ chức Du lịch thế giới và Hội
đồng Trái Đất (1999) thì: “Du lịch bền vững là một loại hình du lịch đáp ứng các nhu
cầu của du khách và các vùng đón tiếp mà vẫn bảo vệ và cải thiện được các nguồn tài
nguyên cho tương lai. Du lịch bền vững nhằm quản lí tất cả các nguồn tài nguyên sao
cho có thể đáp ứng được nhu cầu về kinh tế và thẩm mĩ mà vẫn bảo toàn các giá trị
văn hóa, đa dạng sinh học và mơi trường sống”.
1.2. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Khái niệm “du lịch bền vững” mới xuất hiện gần đây vì nó bắt nguồn từ khái
niệm “phát triển bền vững”. Sự ra đời của khái niệm “du lịch bền vững” là do hệ quả
từ việc lo lắng cho tương lai của các khu vực dễ bị tổn thương trên Trái Đất, nhất là
các khu rừng nhiệt đới (Blangy- 1995). Như vậy, nhân tố mơi trường đóng vai trị hết
sức quan trọng đối với vấn đề phát triển du lịch bền vững.
Quan điểm chung về phát triển du lịch bền vững đã được Tổ chức Du lịch thế
giới đã đưa ra với ba tiêu chuẩn đặc trưng:
+ Nguồn tài nguyên môi trường phải được bảo vệ.
+ Các cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi về mặt thu nhập kinh tế và
chất lượng cuộc sống từ loại hình du lịch này.
+ Du khách nhận được những kinh nghiệm có chất lượng cao.
Đây cũng chính là những tiêu chuẩn đầu tiên của quá trình phát triển hoạt động
du lịch sinh thái.
1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.3.1. Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái
Do đặc thù là một loại hình du lịch dựa vào các hệ sinh thái của tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của du khách nên việc phát triển
du lịch sinh thái cần thiết phải có trách nhiệm đối với các hệ sinh thái này. Việc phát
triển bất kì hoạt động du lịch sinh thái nào cũng cần phải hướng đến sự kết hợp hài
hòa giữa các mục tiêu: phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường, đồng thời phải
góp phần vào các phúc lợi cho xã hội. Do đó, khi quy hoạch và phát triển hoạt động
du lịch sinh thái cần phải đáp ứng và thỏa mãn được bốn nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Hòa nhập với thiên nhiên: mục tiêu hàng đầu mà du khách hướng đến khi
đến với thiên nhiên hoang sơ là quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu vẻ đẹp kì thú của
thế giới. Vì vậy, mọi can thiệp thơ bạo đối với tự nhiên đều bị nghiêm cấm. Du lịch
sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu và du lịch là thứ yếu hỗ trợ cho bảo tồn. Để làm
được điều này thì trong phát triển du lịch sinh thái phải hạn chế đến mức tối đa các
can thiệp của con người, nếu có thì cũng chỉ được ở mức độ cho phép không làm ảnh
hưởng đến sự thưởng ngoạn của du khách cũng như môi trường tự nhiên.
+ Yếu tố thẩm mĩ “nhỏ là đẹp”: Du lịch sinh thái không yêu cầu quá đông du
khách và phương tiện do đặc điểm riêng của nó. Do vậy, cần xác định đúng khả năng
tải sinh thái và các biện pháp điều tiết khách phù hợp như chia khách thành nhóm
nhỏ, xen kẽ các kì đón khách với các kì đóng cửa hồn toàn điểm du lịch để tái thiết
trật tự của đời sống hoang dã, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trọng điểm du
lịch phải thuộc loại đơn giản, ít tốn kém nhưng phải tiện nghi.
11
+ Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên, bảo tồn quan
trọng hơn doanh thu du lịch. Từ nguồn doanh thu du lịch phải đầu tư trở lại cho hoạt
động bảo tồn tự nhiên một cách thích đáng. Do đó, du khách thường phải trả phí cao
và có xu hướng đóng góp thêm cho bảo tồn.
+ Bên cạnh đó, du lịch sinh thái phải đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa
phương như một hình thức đầu tư cho bảo tồn. Nguồn phúc lợi được sử dụng cho phát
triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế… , nó phải xứng đáng để thuyết phục cộng
đồng địa phương bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái hơn là khai thác phá hủy nó.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững
Du lịch sinh thái là một bộ phận, là cơ sở và giai đoạn đầu của quá trình phát
triển du lịch bền vững hay có thể nói cách khác: du lịch bền vững là mục đích hướng
dến của du lịch sinh thái. Phát triển bền vững có tác động lớn lao đến môi trường sinh
thái, sự phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của cộng đồng địa phương trong một
thời gian dài. Tổ chức IUCN (1998) đã đưa ra 10 nguyên tắc cơ bản của phát triển du
lịch bền vững như sau:
+ Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, xã
hội và văn hóa. Đây sẽ là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
+ Giảm tiêu thụ quá mức và xả rác thải, nhằm giảm chi phí khơi phục các suy
thối môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch.
+ Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa để tạo ra
sức bật cho ngành du lịch.
+ Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.
+ Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế
đại phương, phải tính tốn chi phí mơi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng
như tránh gây hại cho môi trường.
+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch. Điều
này sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, mơi trường mà còn đáp ứng các nhu
cầu, thị hiếu của du khách.
+ Có sự tư vấn của các nhóm quyền lợi (stakeholders) và công chúng nhằm
đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
+ Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp
du lịch, cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.
+ Marketing du lịch có trách nhiệm: cung cấp cho du khách các thông tin đầy
đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa
khu du lịch.
+ Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích
cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách.
Các nguyên tắc trên làm cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái và bền
vững trở thành một vấn đề khó khăn và tốn kém. Điều này đặt ra cho các cơ quan
chức năng những yêu cầu cần phải thực hiện khi tiến hành việc khai thác tiềm năng và
phát triển hoạt động du lịch trong chiến lược đưa hoạt động phát triển du lịch sinh thái
tiến đến sự bền vững.
1.4. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
12
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố của sự phát triển của du lịch sinh thái4
1.4.1. Phải có hệ sinh thái đặc thù
Vì du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn
tại và phát triển được ở những nơi có hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học
cao nên đây chính là yêu cầu cơ bản đầu tiên để phát triển hoạt động du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái được hiểu là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con
người, có cùng các điều kiện mơi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên
tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát
triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ.5
Hệ sinh thái được chia thành hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn. Hệ
sinh thái tự nhiên gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển- đảo và vùng ven biển, hệ
sinh thái miền đồng bằng, sông nước, hệ sinh thái miền núi. Hệ sinh thái nhân văn
gồm các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc dân gian, sinh hoạt văn hóa và lễ
hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, các hệ sinh thái nông nghiệp...
1.4.2. Phải có nguồn nhân lực chun mơn
Để phát triển hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng thì cần
phải có nguồn nhân lực có trình độ chun mơn về du lịch. Nguồn nhân lực này bao
gồm:
+ Các nhà hoạch định chính sách thường là những nhà khoa học. Đối tượng
này có nhiệm vụ nghiên cứu để xác định các định hướng và giải pháp phát triển phù
hợp với tiềm năng và điều kiện kinh tế khi tiến hành các hoạt động du lịch sinh thái.
+ Các nhà quản lí lãnh thổ là những người quản lí nhà nước về mặt hành chính
lãnh thổ.
4
Theo Nguồn Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Đà Lạt – Lâm Đồng”
(11/2003)
5
Theo GS-TSKH. Lê Huy Bá
13
+ Các nhà điều hành và quản lí du lịch là những người có vai trị quan trọng
trong việc tổ chức lãnh thổ, điều hành hoạt động du lịch sinh thái, trực tiếp chịu trách
nhiệm xác định phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức du lịch
sinh thái, xây dựng các chương trình tour, xác định các dịch vụ có thể cung cấp cho
du khách.
+ Hướng dẫn viên du lịch là những người có kiến thức về môi trường tự nhiên,
các đặc điểm sinh thái và các yếu tố về văn hóa cộng đồng địa phương. Đây chính là
“cầu nối” giữa du khách và đối tượng du lịch để làm thỏa mãn nhu cầu của du khách,
là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh
thái.
1.4.3. Phải có khách du lịch sinh thái
Khách du lịch sinh thái là những người có sự giáo dục và quan tâm đến mơi
trường thiên nhiên, có kinh nghiệm, thích hoạt động ngồi thiên nhiên, có thời gian đi du
lịch dài và chi trả cao. Đối tượng này có đặc điểm khác với khách du lịch thơng thường ở
chỗ: ngồi việc thỏa mãn các nhu cầu của bản thân đối với du lịch, họ cịn chú ý đến việc giữ
gìn các giá trị tự nhiên và nhân văn ở những khu vực hoang dã.
1.5. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
1.5.1. Nội dung đánh giá
Hiện nay có rất nhiều quan niệm và cách xác định nội dung đánh giá tiềm năng
du lịch sinh thái của nhiều tác giả khác nhau. Mỗi quan niệm và cách xác định nội
dung đánh giá đó có những đặc điểm riêng. Để có thể đánh giá tốt các tiềm năng du
lịch sinh thái trên cơ sở phản ánh hết được điều kiện thực tế, khả năng khai thác và so
sánh, chúng ta có thể tập trung vào các vấn đề chính như sau:
1.5.1.1. Khả năng thu hút khách: bao gồm tính hấp dẫn (cảnh quan, khí hậu),
tính thuận lợi (cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật, vị trí điểm du lịch), tính an tồn (an
ninh chính trị- trật tự xã hội, điều kiện vệ sinh môi trường).
1.5.1.2. Khả năng khai thác và quản lí: bao gồm tính mùa vụ, sức chứa du
khách, độ bền vững và tính liên kết.
1.5.2. Phương pháp đánh giá
1.5.2.1. Quy trình đánh giá
Quy trình đánh giá tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng
bao gồm ba bước: phân tích các thành phần tự nhiên; xác định các điểm tự nhiên trên
địa bàn đánh giá; đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên.
1.5.2.2. Phương pháp đánh giá
Phụ thuộc vào quy trình đánh giá, chúng ta có hai phương pháp đánh giá tương
ứng: đánh giá theo từng thành phần, yếu tố và đánh giá tổng hợp.
1.5.2.3. Xây dựng thang đánh giá
Thang đánh giá được xây dựng gồm các yếu tố được căn cứ đánh giá, các bậc
của thang, các chỉ tiêu của từng bậc, cách tính kết quả.
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái
1.5.3.1. Khả năng thu hút khách
a) Tính hấp dẫn:
Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến tính thu hút du khách đến với khu du
lịch. Tính hấp dẫn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như: vẻ đẹp cảnh quan, sự đa dạng
14
của địa hình, sự độc đáo và đặc sắc của các hiện tượng, di tích tự nhiên và cả yếu tố
thuận lợi của khí hậu.
+ Về cảnh quan:
Mức hấp dẫn của cảnh quan có thể dựa vào một vài tiêu chí như: số lượng
phong cảnh đẹp, đa dạng sinh thái, số lượng các hiện tượng, di tích tự nhiên- nhân văn
đặc sắc độc đáo và khả năng phát triển các loại hình du lịch.
+ Về khí hậu:
Để đánh giá mức độ hấp dẫn về khí hậu có thể dựa vào những tiêu chí như:
nhiệt độ khơng khí, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió, nhiệt độ của nước biển…
b) Tính thuận lợi: thể hiện ở sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật và
vị trí của điểm du lịch. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng đến hoạt động du lịch.
Nếu thiếu chúng thì tính hấp dẫn của tài ngun du lịch sẽ không được khai thác triệt
để.
+ Về cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật, có thể dựa vào sự đồng bộ tiện nghi hay
khơng và cơ sở hạ tầng đó đã đạt được tiêu chuẩn gì để đánh giá về tính thuận lợi của
nó.
+ Về vị trí điểm du lịch, tính thuận lợi được đánh giá thơng qua khoảng cách,
thời gian đi đường và điều kiện có thể sử dụng những loại phương tiện nào từ nơi du
khách xuất phát hay từ vùng cung ứng du khách đến khu vực hay địa điểm du lịch.
c) Tính an tồn: được đánh giá dựa trên sự đảm bảo về sinh thái và xã hội,
được xác định bởi sự an toàn về an ninh chính trị, trật tự xã hội và an tồn về điều
kiện vệ sinh mơi trường.
+ Tính an tồn về an ninh chính trị- trật tự xã hội được thể hiện qua các yếu tố
như: xung đột vũ trang, ổn định chính trị, các vấn đề về tơn giáo, truyền thống văn
hóa và các chuẩn mực cư xử, tệ nạn xã hội, lực lượng cảnh sát và các biện pháp kiểm
sốt an ninh trật tự.
+ Điều kiện vệ sinh mơi trường là một vấn đề rộng lớn, có thể dựa vào một vài
yếu tố như: chất lượng khơng khí, nguồn nước, độ bao phủ của cây xanh, xử lí rác
thải, thiết bị vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh… để đánh giá.
1.5.3.2. Khả năng khai thác và quản lí
a) Sức chứa: tổng sức chứa du khách tại mỗi điểm du lịch như: bãi tắm, không
gian lưu trú, không gian hoạt động ngoài trời, điểm tham quan, điểm vui chơi giải trí
và phát triển các dịch vụ du lịch.
b) Độ bền vững: khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên
trước áp lực của hoạt động du lịch và đối tượng khai thác hay thiên tai.
c) Tính liên kết: khả năng liên kết giữa các điểm du lịch trong vùng hay giữa
các vùng du lịch với nhau, tạo thành các tuyến, điểm du lịch đa dạng và hấp dẫn.
d) Tính mùa vụ: được thể hiện ở thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi
các khoảng thời gian thích hợp nhất trong năm và điều kiện khí hậu tốt cho sức khỏe
của du khách cùng với khoảng thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt
động du lịch trong khu vực.
15
Tiêu
chí
Khả
năng
thu
hút
du
khác
h
Chỉ
tiêu
chung
Tính
hấp
dẫn
Tính
thuận
lợi
Chỉ tiêu
cụ thể
Mức đánh giá
Rất thích hợp
Hấp dẫn - Có trên 5 cảnh đẹp,
về cảnh đa dạng.
quan
- Có 3 hiện tượng, di
tích tự nhiên, nhân
văn độc đáo
- Đáp ứng trên 5 loại
hình du lịch.
Hấp dẫn - Nhiệt độ trung bình
về khí năm 18o – 24oC.
hậu
- Lượng mưa năm
1.250 -1.900 mm.
Cơ
sở - Có cơ sở hạ tầng,
vật chất, vật chất kĩ thuật đồng
kĩ thuật. bộ, đủ tiện nghi, đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
Vị
trí - Có khoảng cách từ
điểm du 10 đến 100 km
lịch
- Thời gian đến địa
điểm khơng q 3
giờ.
- Có thể đến bằng 2
hay 3 phương tiện.
Khá thích hợp
Trung bình
Kém thích hợp
- Có 3 đến 5 cảnh
đẹp, đa dạng.
- Có một hiện tượng,
di tích tự nhiên, nhân
văn đặc sắc.
- Đáp ứng từ 3 đến 5
loại hình du lịch.
- Nhiệt độ trung bình
năm 24oC – 27oC.
- Lượng mưa năm
1.900 – 2.250 mm.
- Có cơ sở hạ tầng,
vật chất kĩ thuật
tương đối đồng bộ,
đủ tiện nghi, đạt tiêu
chuẩn quốc gia.
- Có khoảng cách từ
100 – 200 km.
- Thời gian đến địa
điểm trên 3 giờ.
- Có thể đến bằng 2
hay 3 loại phương
tiện.
- Có từ 1 đến 2 cảnh
đẹp.
- Đáp ứng từ 1 đến 2
loại hình du lịch.
- Phong cảnh đơn
điệu.
- Đáp ứng 1 đến 2
loại hình du lịch.
- Nhiệt độ trung bình
năm 27o – 29oC.
- Lượng mưa năm lớn
hơn 2.250 mm.
- Có cơ sở hạ tầng,
vật chất kĩ thuật chưa
đồng bộ, chưa đủ tiện
nghi.
- Nhiệt độ trung
bình năm 29o- 32oC.
- Lượng mưa năm
nhỏ hơn 1.250 mm.
- Còn thiếu cơ sở hạ
tầng, vật chất kĩ
thuật, số đã có chất
lượng thấp, và có
tính chất tạm thời.
- Có khoảng cách
trên 300 km.
- Thời gian đến địa
điểm 10 giờ.
- Có thể đến bằng 1
hay 2 phương tiện.
- Có khoảng cách từ
200 – 300 km.
- Thời gian đến địa
điểm trên 5 giờ.
- Có thể đến bằng 1
hay 2 loại phương
tiện.
16
Tính
an
tồn.
An ninh
chính trị
trật tự xã
hội.
Điều
kiện vệ
sinh mơi
trường.
Khả
năng
khai
thác
và
quản
lí.
Tính
mùa
vụ
Sức
- Hịa bình, ổn định
chính trị, khơng có tệ
nạn xã hội.
- Bảo đảm đầy đủ lực
lượng và biện pháp
kiểm sốt an ninh
chính trị.
- Mơi trường khơng
khí, nước trong sạch,
độ bao phủ cây xanh
lớn.
- Đảm bảo an tồn
tuyệt đối vệ sinh thực
phẩm, khơng dịch
bênh.
- Có nay đủ các
phương tiện thiết bị
vệ sinh.
Thời
- Có trên 200 ngày có
gian
thể triển khai tốt các
thuận lợi hoạt động du lịch.
cho hoạt - Có trên 180 ngày có
động
khí hậu tốt thích hợp
DLST
với con người.
Số
- Hịa bình, ổn định
chính trị, có một vài
tệ nạn xã hội nhưng
có thể kiểm sốt
được.
- Bảo đảm đầy đủ lực
lượng và biện pháp
kiểm sốt an ninh
chính trị.
- Mơi trường khơng
khí, nước trong sạch,
độ bao phủ cây xanh
chưa cao.
- Đảm bảo an tồn vệ
sinh thực phẩm,
khơng dịch bệnh.
- Có các phương tiện
thiết bị vệ sinh nhưng
chưa đủ.
- Hịa bình, hơi bất ổn
về chính trị, có một
vài tệ nạn xã hội
nhưng có thể kiểm
sốt được.
- Có lực lượng và
biện pháp kiểm sốt
an ninh chính trị
nhưng chưa đầy đủ.
- Mơi trường khơng
khí, nước bắt đầu bị ơ
nhiễm, thiếu độ bao
phủ cây xanh.
- Đảm bảo an tồn vệ
sinh thực phẩm,
khơng dịch bệnh,
nhưng có thể xử lý dễ
dàng.
- Thiếu các phương
tiện thiết bị vệ sinh.
- Có từ 100 – 150
ngày có thể triển khai
hoạt động du lịch.
- Có từ 90 – 120 ngày
có khí hậu thích hợp
với con người.
- Có từ 150 – 200
ngày có thể triển khai
tốt các hoạt động du
lịch.
- Có từ 120 – 180
ngày có khí hậu thích
hợp với con người.
- Sức chứa hơn 1.000 Sức chứa 500 – 1.000 - Sức chứa từ 100 –
- Hịa bình, bất ổn
về chính trị, nhiều
tệ nạn xã hội.
- Thiếu lực lượng
và biện pháp kiểm
sốt kiểm sốt kiểm
sốt an ninh chính
trị.
- Mơi trường khơng
khí, nước bị ơ
nhiễm, chưa có sự
bao phủ cây xanh.
- Chưa đảm bảo an
tồn vệ sinh thực
phẩm, có dịch bệnh.
- Chưa có đầy đủ
các phương tiện,
thiết bị vệ sinh.
- Có dưới 100 ngày
có thể hoạt động du
lịch.
- Có dưới 90 ngày
có khí hậu tốt thích
hợp với con người.
Sức chứa dưới 100
17
chứa
Tính
bền
vững
Tính
liên
kết
lượng du
khách
Bền
vững và
tồn tại
với thời
gian.
người/ngày.
- Khơng có thành
phần tự nhiên nào,
khơng có bộ phận tự
nhiên nào bị phá hoại,
nếu có thì mức độ
khơng đáng kể.
- Tồn tại bền vững
trên 100 năm.
- Hoạt động du lịch
diễn ra liên tục.
Khả
- Có cảng biển quốc
năng
tế, sân bay quốc tế,
liên kết thuận lợi giao thơng
với các và và có đầy đủ các
điểm du phương tiện giao
lịch
thơng.
khác
- Có khả năng liên kết
quốc tế, các vùng
trong quốc gia.
người/ngày.
500 người/ngày.
người/ngày.
- Có 1 đến 2 thành
phần bị phá hoại
nhưng có khả năng
phục hồi.
- Tồn tại vững chắc
từ 50 – 100 năm.
- Hoạt động du lịch
thường xuyên diễn ra.
- Có 1 đến 2 thành
phần bị phá hoại, bộ
phận bị phá hoại có
sự giúp đỡ của con
người mới có khả
năng hồi phục.
- Tồn tại vững chắc
từ 5 – 10 năm.
- Hoạt động du lịch
diễn ra hạn chế.
- Không cảng biển,
sân bay, khá thuận lợi
giao thông, thiếu một
vài phương tiện giao
thông.
- Có khả năng liên kết
các vùng lân cận và
giữa các điểm du lịch
trong vùng.
- Có 1 đến 2 thành
phần, bộ phận bị
phá hoại nhưng
phải có sự phục hồi
của con người.
- Tồn tại dưới 5
năm.
- Hoạt động du lịch
bị gián đoạn.
- Có cảng biển, sân
bay, thuận lợi giao
thơng và và có đầy đủ
các phương tiện giao
thơng.
- Có khả năng liên kết
các vùng trong quốc
gia và giữa các điểm
du lịch trong vùng.
Bảng 1.1: Cơ sở xác định mức đánh giá cho các chỉ tiêu
- Không cảng biển,
sân bay, không
thuận
lợi
giao
thông, thiếu nhiều
phương tiện giao
thông.
- Khả năng liên kết
vùng và giữa các
điểm du lịch trong
vùng kém.
18
1.5.4. Điểm số và hệ số cấp bậc
1.5.4.1. Điểm số của cấp bậc
Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm, chúng ta cần phải xác định số
điểm cho mỗi cấp bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp, với thang điểm từ 1 đến 4:
+ Rất thích hợp: 4
+ Khá thích hợp: 3
+ Trung bình : 2
+ Kém thích hợp: 1
1.5.4.2. Hệ số cấp bậc
Trong việc đánh giá tổng hợp các yếu tố sẽ có những yếu tố có ý nghĩa và giá
trị quan trọng hơn so với một số yếu tố khác. Do vậy, điểm số của các yếu tố để
đánh giá sẽ không giống nhau. Sau khi đã cân nhắc, chúng tôi sử dụng 3 hệ số từ
cao xuống thấp là 3, 2, 1 để xác định sự phân hóa giữa các yếu tố:
+ Nhóm hệ số 3 gồm 3 yếu tố đó là: tính hấp dẫn về cảnh quan, tính mùa vụ
và tính thuận lợi về cơ sở vật chất kĩ thuật. Có thể nói rằng điều mà du khách quan
tâm trước tiên đến một điểm du lịch đó chính là sự hấp dẫn của điểm du lịch đó
(điểm du lịch đó có đẹp hay khơng). Thực tế cho thấy một điểm du lịch hội đủ các
yếu tố về cảnh quan đẹp, có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ phong phú
cùng với thời gian có thể tổ chức hoạt động lâu dài thì có thể thu hút được khách du
lịch nhiều nhất.
+ Nhóm hệ số 2 gồm 3 yếu tố là: sức chứa, tính an tồn (vệ sinh mơi trường,
an ninh chính trị trật tự xã hội) và tính hấp dẫn về khí hậu. Đây là một trong những
yếu tố thu hút khách du lịch nhưng không phải là một trong những yếu tố quan trọng
nhất đối với du lịch. Trong thực tế, ta dễ dàng nhận thấy điều này đối với trường
hợp du khách có thể sẵn sàng tham quan ở một địa điểm có thể có khí hậu khắc
nghiệt (q nóng hoặc q lạnh) hoặc điều kiện an tồn khơng được đảm bảo tốt nếu
đó là một địa điểm có khả năng thu hút họ.
+ Nhóm hệ số 1 gồm 3 yếu tố là tính bền vững của mơi trường tự nhiên, tính
thuận lợi về vị trí điểm du lịch và tính liên kết. Đây là những yếu tố góp phần tạo
nên tính hấp dẫn của một điểm du lịch. Vấn đề về tính bền vững của mơi trường tự
nhiên và tính liên kết thường được các nhà tổ chức và quản lí du lịch quan tâm hơn
so với đối tượng các du khách. Trong thực tế, đối với du khách, tính bền vững của
mơi trường tự nhiên thường rất ít hoặc khơng được quan tâm đến. Cũng như vậy, vị
trí của một điểm du lịch dù xa hay gần, dễ đến hay khó đến cũng khơng thể làm nản
lịng du khách nếu điểm du lịch đó đáng được họ quan tâm.
1.5.5. Điểm đánh giá và kết quả đánh giá
1.5.5.1. Điểm đánh giá
Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và điểm đánh
giá tổng hợp. Điểm đánh giá của từng yếu tố là điểm số của bậc đánh giá nhân với
hệ số của yếu tố. Như vậy điểm đánh giá riêng của từng yếu tố cao nhất sẽ là 12
điểm (3*4) và điểm đánh giá riêng của từng yếu tố thấp nhất sẽ là 1 điểm (1*1).
Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số của các điểm đánh giá riêng của từng yếu tố.