Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ MINH TẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ MINH TẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8 58 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG



NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công
tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang" là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi.
Số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và kết quả chưa từng được công
bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng theo quy định.
Tác giả luận văn

Lê Minh Tấn

i


LỜI CÁM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy, cô Trường
Đại học Thủy Lợi, Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ và tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm
ơn PGS. TS Lê Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ và hướng trong q trình thực hiện đến
khi hồn thành luận văn của tác giả.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ trong Hội đồng khoa học đã có những góp ý
quý giá trong việc hoàn chỉnh nội dung bản luận văn này.
Do những hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót và khuyết điểm. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cơ
và đồng nghiệp. Đây chính là sự quan tâm và khích lệ quý báu để tác giả để tiếp tục
học tập, nghiên cứu và công tác sau này.

Xin trân trọng cảm ơn.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG

..............................................................................................................3

1.1 Khái niệm ..................................................................................................................3
1.2 Tổng quan về công tác công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ở Việt Nam...5
1.2.1 Tình hình thực hiện cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng trong những
năm qua............................................................................................................................5
1.2.2 Vai trị của cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ...................................12
1.2.3 Những thành tựu trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ................13
1.2.4 Những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng.......15
1.3 Tổng quan về công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng của tỉnh Hậu Giang...16
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ...................................................................16
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................20
1.3.3 Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.......................................................................21
1.3.4 Những vấn đề cần quan tâm trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng .....23
Kết luận chương 1 .........................................................................................................26
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
.................................................................................................................................27

2.1 Cơ sở lý luận về giám sát, đánh giá đầu tư ............................................................. 27
2.1.1 Hệ thống thực hiện và chức năng nhiệm vụ phải thực hiện (trên cương vị của
các chủ thể liên quan) ....................................................................................................27
2.1.2 Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư ..........................................................32
2.2 Căn cứ pháp lý của công tác giám sát, đánh giá đầu tư ..........................................37
2.2.1 Về quản lý nhà nước ........................................................................................... 37
2.2.2 Về quy hoạch xây dựng ......................................................................................40
2.3 Nhu cầu và tác dụng của công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng .................41

iii


2.3.1 Những đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng làm nảy sinh nhu cầu phải
giám sát, đánh giá đầu tư ............................................................................................... 41
2.3.2 Mục đích và tác dụng của công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ........... 50
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ......................................................................... 56
3.1 Thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ở tỉnh Hậu Giang từ năm
2010 đến nay ................................................................................................................. 56
3.1.1 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ..................... 56
3.1.2 Thực trạng công tác công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng .................... 65
3.1.3 Chất lượng trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ......................... 67
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ................................................................................. 68
3.2.1 Giải pháp về hồn thiện thể chế về cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án

tại cấp có thẩm quyền .................................................................................................... 68
3.2.2 Hồn thiện về nghiệp vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư ............................. 74
3.2.3 Hồn thiện về tổ chức thực hiện cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư ................. 85
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................................. 92
3.3.1 Kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan liên quan ....................................... 92
3.3.2 Kiến nghị đối với chủ đầu tư .............................................................................. 92
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 94
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ .............................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang ................................................................ 17
Hình 1.2 Đơ thị trẻ Vị Thanh bên dịng kênh Xà No ....................................................21
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư .........................................28

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư ................... 7
Bảng 3.1 Báo cáo tình hình thực hiện các dự án ........................................................... 59
Bảng 3.2 Tổng hợp số liệu về tình trạng chậm tiến độ thực hiện dự án ....................... 61
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu về tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án ........... 62
Bảng 3.4 Tổng hợp số liệu dự án có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định 64

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

QL

: Quốc lộ


QLDA

: Quản lý dự án

TMĐT

: Tổng mức đầu tư

TKCS

: Thiết kế cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể với tốc
độ tương đối cao. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của nền kinh tế nước nhà. Ngoài nhiệm vụ tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho

nhu cầu phát triển của con người, xây dựng cịn góp phần tạo nên bộ mặt của đất nước
và là một trong những yếu tố đánh giá sự phồn vinh của xã hội.
Hàng năm, Nhà nước dành phần lớn nguồn vốn ngân sách để đầu tư góp phần cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Việc cân đối, phân bổ và điều hành nguồn vốn cho các đơn vị
để triển khai thực hiện đúng theo các mục tiêu bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và chống
lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận quan tâm, trong đó đầu tư xây dựng cơ bản
chiếm phần lớn nhu cầu vốn đầu tư. Vì vậy, trong quá trình đầu tư xây dựng cần phải có
kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phân bổ lao động, vật tư,
thiết bị phù hợp đảm bảo cho cơng trình hồn thành trong thời gian ngắn, tránh lãng phí
nguồn lực đầu tư, tránh làm thất thốt nguồn vốn của Nhà nước… Việc quản lý đầu tư
xây dựng là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp, việc đầu tư xây dựng
thường tiêu tốn rất nhiều vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, nhưng công tác giám sát,
đánh giá đầu tư chưa thực sự được chú trọng nên chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kiểm soát các dự án đầu tư từ nguồn ngân
sách Nhà nước được tốt hơn, nhằm phát hiện để ngăn chặn sai phạm, chống thất thốt,
lãng phí trong q trình đầu tư đang là một vấn đề rất bức xúc và là mối quan tâm của
nhiều địa phương cũng như của tỉnh Hậu Giang. Từ thực trạng trên, tác giả xin chọn đề
tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư
xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu, qua đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm góp phần cải thiện chất lượng cơng tác này.

2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1


3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết, từ báo chí trực tuyến, từ cơ sở lý luận

và khoa học đến thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích hệ thống để nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác giám sát, đánh giá dự án xây dựng.
+ Phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê kết hợp với
thực tiễn.
+ Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của
các đề tài khác có liên quan.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư xây
dựng sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng từ năm
2010 đến nay ở tỉnh Hậu Giang.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng
nói chung và cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước nói
riêng. Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng
trong tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải
pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng được
nâng cao sẽ mang lại hiệu quả cho các dự án đầu tư. Đặc biệt, là tránh tình trạng lãng
phí, thất thốt vốn đầu tư xảy ra ở nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, góp phần
vào sự phát triển của nền kinh tế và ổn định an sinh xã hội của tỉnh nhà.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ
các thuật ngữ liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư được hiểu như sau: [1]
- “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám
sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
- “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập
nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp,
phân tích, đánh giá thơng tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của
các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu,
đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
- “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột
xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản
lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền
xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự
án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
- “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột
xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định
đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: Đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ
hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
- “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư
chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với
thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.

3


- “Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ

theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc
từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn),
nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai,
đề xuất các điều chỉnh cần thiết.
- “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu
tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh
nghiệm.
- “Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ
3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền
vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
- “Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những
vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngồi dự kiến trong quá trình thực hiện đầu
tư chương trình, dự án.
- “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên
địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm
tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong
quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của
pháp luật).
- “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế
hoạch hoặc đột xuất quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương;
phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư theo quy
hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.
- “Theo dõi tổng thể đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông
tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các ngành và địa
phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thơng tin và đề xuất các cơ chế, chính sách liên
quan đến quản lý đầu tư.
4



- “Kiểm tra tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm
kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các cấp, các ngành; phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tư đúng quy
định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những
vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đầu tư; giám sát việc xử lý
và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
- “Đánh giá tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích, đánh
giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so
với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân
ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.
- “Dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư công” là một tập hợp các hoạt động có
liên quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của chương trình,
được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những
nguồn lực đã xác định.
- “Chủ dự án thành phần” là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý dự án thành
phần thuộc chương trình đầu tư cơng.
- “Chủ sử dụng” là cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, vận hành dự án.
- “Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà
nước.
1.2 Tổng quan về công tác công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng ở Việt
Nam
1.2.1 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng trong
những năm qua
1.2.1.1 Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước
Giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng giúp nhà quản lý xem xét hiệu quả của các hoạt
động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và điều hành dự án. Việc giám sát, đánh giá đầu
tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư (nhất là đồng vốn ngân sách

5



Nhà nước) được đúng mục tiêu, mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển cơ sở hạ
tầng và kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Việt Nam đã đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận như: hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư nói
chung, quản lý đầu tư cơng nói riêng đang dần hoàn thiện; các cơ quan, tổ chức được
giao nhiệm vụ, tổ chức thẩm định, giám sát, đánh giá đầu tư đã có sự phân cơng, phân
cấp rõ ràng…
Qua đó việc giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP
[2] ngày 15/12/2009 của Chính phủ đây là quy định riêng đầu tiên về giám sát, đánh
giá đầu tư. Đến ngày 30/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
[1], có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015, thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP.
Theo đó, Bộ KHĐT có các văn bản hướng dẫn các Nghị định trên.
Thực hiện các quy định và trên cơ sở Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư qua các năm
từ 2010 đến năm 2018 của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đồn kinh tế và Tổng cơng
ty 91 gửi về Bộ KHĐT, tình hình thực hiện cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư được Bộ
KHĐT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, theo các nội dung chủ yếu sau:
a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá dự án đầu tư
Qua báo cáo của Bộ KHĐT trong những năm qua [3], [4], [5], [6], [7], [8] cho thấy các
Bộ, ngành, địa phương, Tập đồn kinh tế và Tổng cơng ty 91 đã thực hiện công tác
giám sát, đánh giá đầu tư thể hiện qua số lượng các đơn vị báo cáo giám sát, đánh giá
đầu tư hàng năm như sau:

6


Bảng 1.1 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
Trong đó
Năm


2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Tổng số đơn
vị có báo cáo

112/124
90,3%
110/124
88,7%
118/123
95,9%
114/123
92,7%
120/123
97,6%
103/123
83,7%
94/123
76,4%
109/123
88,6%

106/123
86,2%

Tỉnh, thành
phố trực
thuộc Trung
ương
59/63
93,7%
62/63
98,4%
63/63
100,0%
60/63
95,2%
63/63
100,0%
55/63
87,3%
54/63
85,7%
63/63
100,0%
61/63
96,8%

Cơ quan Bộ
và tương
đương


Cơ quan
thuộc Chính
phủ

26/32
81,3%
23/32
71,9%
30/32
93,8%
30/32
93,8%
32/32
100,0%
21/32
65,6%
19/32
59,4%
22/32
68,8%
25/32
78,1%

7/9
77,8%
7/9
77,8%
8/9
88,9%
7/9

77,8%
8/9
88,9%
9/9
100,0%
6/9
66,7%
8/9
88,9%
5/9
55,6%

Tập đồn
kinh tế và
Tổng cơng
ty 91
20/20
100,0%
18/20
90,0%
17/19
89,5%
17/19
89,5%
17/19
89,5%
18/19
94,7%
15/19
78,9%

16/19
84,2%
15/19
78,9%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ số liệu trên nhận thấy:
Năm 2010, tỷ lệ các cơ quan gửi báo cáo tăng cao, nhiều hơn so với các kỳ báo cáo
trước khi có Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư ra đời là 90,3% (năm 2009 tỷ lệ
là 52,4%), đặc biệt là khối các Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty 91 100,0% và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương 93,7% (năm 2009 các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương 63,5%; các cơ quan Bộ và tương đương 33,3%; cơ quan thuộc Chính phủ
25%; Tập đồn kinh tế và Tổng cơng ty 91 là 68,4%). Tình hình báo cáo như trên cho
thấy việc chấp hành chế độ báo cáo của các đơn vị báo cáo đã được cải thiện hơn
7


nhiều so với các kỳ báo cáo trước. Tuy nhiên, số cơ quan đáp ứng thời hạn báo cáo vẫn
còn thấp.
Năm 2014, số các cơ quan gửi báo cáo cao hơn so với cùng kỳ các của các năm là
120/123 cơ quan gửi báo cáo, đạt 97,6% (trong đó, năm 2010 có 112/124 cơ quan gửi
báo cáo, đạt 90,3%; năm 2011 có 110/124 cơ quan gửi báo cáo, đạt 88,7%; năm 2012
có 118/123 cơ quan gửi báo cáo, đạt 95,9%; năm 2013 có 114/123 cơ quan gửi báo
cáo, đạt 92,7%; năm 2015 có 103/123 cơ quan gửi báo cáo, đạt 83,7%; năm 2016 có
94/123 cơ quan gửi báo cáo, đạt 76,4%; năm 2017 có 109/123 cơ quan gửi báo cáo,
đạt 88,6%; năm 2018 có 106/123 cơ quan gửi báo cáo, đạt 86,2%). Từ năm 2012 đến
nay, đầu mục số các cơ quan phải gửi báo cáo giảm đi 01 cơ quan, do khơng cịn Tập
đồn Cơng nghiệp Xây dựng Việt Nam.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tỷ lệ nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng
thể đầu tư đạt cao nhất năm 2012, 2014 và 2017 (có 63/63 đơn vị báo cáo, đạt 100%)

và thấp nhất là vào năm 2016 (có 54/63 đơn vị báo cáo, đạt 85,7%). Số liệu trên chỉ ra
các đơn vị nộp báo cáo tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối và cao hơn trước
khi có Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư ra đời (năm 2009 có 40/63 đơn vị báo
cáo, đạt 63,5%).
- Các cơ quan Bộ và tương đương: tỷ lệ nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư
đạt cao nhất năm 2014 (có 32/32 đơn vị báo cáo, đạt 100%) và thấp nhất là vào năm
2016 (có 19/32 đơn vị báo cáo, đạt 59,4%). Số liệu trên chỉ ra các đơn vị nộp báo cáo
tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối và cao hơn trước khi có Nghị định về giám
sát và đánh giá đầu tư ra đời (năm 2009 có 10/30 đơn vị báo cáo, đạt 33,3%).
- Cơ quan thuộc Chính phủ: tỷ lệ nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư đạt
cao nhất năm 2015 (có 9/9 đơn vị báo cáo, đạt 100%) và thấp nhất là vào năm 2018
(có 5/9 đơn vị báo cáo, đạt 55,6%). Số liệu trên chỉ ra các đơn vị nộp báo cáo tăng cả
về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối và cao hơn trước khi có Nghị định về giám sát và
đánh giá đầu tư ra đời (năm 2009 có 2/8 đơn vị báo cáo, đạt 25,0%).
- Tập đồn kinh tế và Tổng cơng ty 91: tỷ lệ nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể
đầu tư đạt cao nhất năm 2010 (có 20/20 đơn vị báo cáo, đạt 100%) và thấp nhất là vào
8


năm 2016 và 2018 (có 15/19 đơn vị báo cáo, đạt 78,9%). Số liệu trên chỉ ra các đơn vị
nộp báo cáo tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối và cao hơn trước khi có Nghị
định về giám sát và đánh giá đầu tư ra đời (năm 2009 có 13/19 đơn vị báo cáo, đạt
68,4%).
Như vậy, sau khi có Nghị định về giám sát, đánh giá đầu tư, nhìn chung tình hình thực
hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá về đầu tư đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy
nhiên, tỷ lệ các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo có sự biến đổi khơng điều qua các năm, do
đó cơ quan có thẩm quyền về giám sát, đánh giá đầu tư cần phải có các quy định cụ thể
yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh hơn nữa chế độ báo cáo giám sát,
đánh giá đầu tư, bởi đây là những cơ quan Nhà nước quản lý các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế, nếu không thực hiện nghiêm túc thì khó có thể quản lý được tình hình

thực hiện đầu tư trong các ngành kinh tế của đất nước.
b) Đánh giá chung về nội dung báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở nước ta giai
đoạn 2010-2018
Nhìn chung, nội dung báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các cơ quan, đơn
vị gửi về Bộ KHĐT như đã đề cập ở trên tương đối đầy đủ các nội dung chính theo
mẫu quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 (báo cáo năm 2010 2014) và Thông tư số 22/2015/TT-BKH ngày 18/12/2015 của Bộ KHĐT quy định về
mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư (báo cáo năm 2015 - 2018). Các năm qua, từ
khi có Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư ra đời chất lượng báo cáo được cải
thiện so với các năm trước, nội dung tương đối đầy đủ, phù hợp với quy định. Tuy
nhiên, vẫn còn một số báo cáo của một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, cụ
thể như sau:
- Báo cáo của một số cơ quan, đơn vị chưa đúng mẫu yêu cầu, nội dung chưa đầy đủ,
không đầy đủ phụ biểu hoặc phụ biểu được lập không theo mẫu quy định, thiếu số liệu
để tổng hợp;
- Các số liệu trong biểu tổng hợp cịn sai sót về mặt số học và khơng đảm bảo độ chính
xác, số liệu không thống nhất giữa các phần trong phụ biểu, giữa nội dung báo cáo và
phụ biểu;
9


- Đơn vị tính được quy định trong phụ biểu báo cáo nhưng một số cơ quan, đơn vị báo
cáo khơng đúng làm khó khăn cho việc tổng hợp số liệu chung của cả nước;
- Thời gian gửi báo cáo của một số cơ quan, đơn vị gửi về Bộ KHĐT còn chưa đảm
bảo theo yêu cầu;
- Một số cơ quan, đơn vị không báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư số
13/2016/TT-BKH ngày 29/9/2016 của Bộ KHĐT quy định về chế độ báo cáo trực
tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương
trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. [9]
Tình hình thực hiện chế độ báo cáo nêu trên đã làm hạn chế việc phân tích, đánh giá
tình hình đầu tư chung của cả nước, tính chuẩn xác của các số liệu tổng hợp và chưa

thực sự đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Đồng thời,
cũng đặt ra yêu cầu cần có giải pháp chấn chỉnh kịp thời việc tổ chức, thực hiện công
tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở các cấp báo cáo.
1.2.1.2 Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các chủ thể quản lý trực
tiếp các dự án đầu tư
Theo báo cáo của các cơ quan nhận được thì chất lượng báo cáo của các chủ đầu tư gửi
đến các Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa báo cáo đầy đủ các nội
dung theo quy định, nhiều chủ đầu tư không báo cáo theo quy định hoặc có báo cáo
nhưng mang tính hình thức thiếu các thông tin chi tiết, nên báo cáo tổng hợp của các
Bộ, ngành và địa phương cũng không đủ các số liệu chưa cụ thể cụ thể. Nguyên nhân
của tình trạng này chủ yếu là:
- Báo cáo của một số chủ đầu tư chưa đúng mẫu yêu cầu, nội dung chưa đầy đủ hoặc
không đầy đủ phụ biểu hoặc phụ biểu được lập không theo mẫu quy định, thiếu số liệu
để tổng hợp;
- Các số liệu trong biểu tổng hợp cịn sai sót về mặt số học và khơng đảm bảo độ chính
xác, số liệu khơng thống nhất giữa các phần trong phụ biểu, giữa nội dung báo cáo và
phụ biểu;

10


- Đơn vị tính được quy định trong phụ biểu báo cáo nhưng một số chủ đầu tư báo cáo
không đúng gây khó khăn cho việc tổng hợp số liệu chung của đơn vị làm ảnh hưởng
đến chất lượng báo cáo về Bộ KHĐT;
- Thời gian gửi báo cáo của một số chủ đầu tư về Bộ, ngành, địa phương còn chưa đảm
bảo theo yêu cầu;
- Nhiều chủ đầu tư chưa cập nhật hết các nội dung báo cáo theo quy định, chưa báo
cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKH ngày 29/9/2016 [9] của
Bộ KHĐT quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông
tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Tình hình thực hiện chế độ báo cáo nêu trên đã làm hạn chế việc phân tích, đánh giá
tình hình đầu tư chung của từng đơn vị, tính chuẩn xác của các số liệu tổng hợp và
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Đồng
thời, cũng đặt ra yêu cầu cần có giải pháp chấn chỉnh kịp thời việc tổ chức thực hiện
công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở các chủ đầu tư báo cáo.
1.2.1.3 Một số nguyên nhân của tình trạng trên
- Do công tác giám sát, đánh giá đầu tư triển khai tại các cơ quan, đơn vị và các chủ
đầu tư chưa được quán triệt đầy đủ các quy định;
- Cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo chế độ kiêm nhiệm, thường
xuyên luân chuyển vị trí, chưa cập nhật hết các nội dung báo cáo theo quy định;
- Văn bản quy định về giám sát, đánh giá đầu tư có sự cập nhật thay đổi thường xuyên
nên ảnh hưởng đến việc báo cáo. Năm 2010 là đầu tiên thực hiện báo cáo giám sát,
đánh giá theo nội dung quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
của Chính phủ và Thơng tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ KHĐT. Từ
năm 2015 đến nay thực hiện theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của
Chính phủ và Thông tư số 22/2015/TT-BKH ngày 18/12/2015 của Bộ KHĐT, việc
chấp hành chế độ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cũng như các chủ đầu tư tuy
đã được cải thiện hơn so với kỳ báo cáo trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
đặt ra;
11


- Việc tăng thẩm quyền quyết định trong quá trình thực hiện dự án theo quy định về
quản lý đầu tư xây dựng cơng trình chưa theo kịp với cơng tác kiện toàn tổ chức, nâng
cao năng lực cho các chủ đầu tư cũng làm cho việc thực hiện báo cáo của các chủ đầu
tư chưa kịp thời và nghiêm túc.
1.2.2 Vai trị của cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá
trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn khai thác vận hành dự án đầu
tư xây dựng. Giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện một cách liên tục, song song

với các hoạt động đầu tư và là một nhiệm vụ quan trọng của các chủ thể quản lý đầu
tư. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư có vai trị hết sức quan trọng, thể hiện ở các
khía cạnh sau:
- Giám sát, đánh giá đầu tư với vai trò là một hoạt động quản lý, là công cụ để đạt
được các mục tiêu quản lý trong từng giai đoạn và mục đích cuối cùng của hoạt động
đầu tư là mang lại hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trong giai đoạn thực hiện dự án, việc
giám sát, đánh giá dự án đầu tư nhằm bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ, đáp ứng
yêu cầu chất lượng theo thiết kế, trong giới hạn chi phí được duyệt, đảm bảo nguồn
vốn đầu tư và hạn chế thất thốt, chống lãng phí và bảo đảm an tồn cho mơi trường.
Nhờ việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư giúp các chủ thể quản lý đầu tư các cấp
nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, phát hiện các khó khăn,
trở ngại cũng như phát hiện nguy cơ phá vỡ kế hoạch hoặc sai khác với dự kiến ban
đầu, khả năng xãy ra rủi ro, trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý, chỉnh sửa kịp thời và
có hiệu quả bảo đảm mục tiêu đầu tư.
- Cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư cịn giúp các cấp quản lý đầu tư tổng kết, rút ra
những kinh nghiệm quản lý các chương trình, dự án đầu tư để thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ của mình trong tương lai, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, tính chuyên nghiệp
của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có
tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng
thời kỳ.

12


- Thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ
việc sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư của từng dự án làm cơ sở nâng cao hiệu
quả đầu tư chung trong nền kinh tế quốc dân. Việc giám sát, đánh giá dự án còn làm
cơ sở cho việc xác định rõ những thiếu sót, sai phạm cũng như trách nhiệm của các
chủ thể quản lý các cấp đối với dự án đầu tư.
- Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế

cho xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tiến hành
theo đúng khn khổ chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra, giám sát, đánh giá đầu tư cịn thực hiện trách nhiệm giải trình, minh bạch
hóa của các chủ thể quản lý đầu tư (giải trình cho mình và giải trình trước xã hội, cộng
đồng).
1.2.3 Những thành tựu trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư từ lâu đã được Chính phủ xem là cơng việc vô cùng
quan trọng. Cùng với việc thẩm định dự án đầu tư, công tác giám sát, đánh giá đầu tư
luôn tiến hành thường xuyên, định kỳ đối với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong một
q trình dài Chính phủ chưa có những văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm cũng
như nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát, đánh giá dự
án. Do vậy, tình hình trên đã gây ra những phiền phức cũng như những hậu quả khơng
đáng có cho việc quản lý dự án như: dự án kém chất lượng, chậm tiến độ, thời gian thi
công kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng tới tài sản của Nhà nước nhưng khơng quy
được trách nhiệm…. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương đẩy
nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; cải
cách mạnh mẽ phương thức xây dựng nhằm bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy
định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội
thông qua.
Đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã có chuyển biến rõ rệt sau khi có Nghị
định số 113/2009/NĐ-CP [2] ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư. Về
phương diện thể chế, lần đầu tiên trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý đầu tư có một Nghị định riêng về công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Từ việc hoàn
13


thiện về cơ sở pháp lý, kết quả thực hiện giám sát, đánh giá của các Bộ, ngành và địa
phương cũng có chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Hiện nay, công tác giám sát,
đánh giá đầu tư thực hiện theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 [1] của
Chính phủ đã thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP đây là hành lang pháp lý quan

trọng để các cá nhân, tổ chức liên quan đến đầu tư nắm bắt kịp thời các thơng tin về
tình hình triển khai và kết quả thực hiện các chương trình dự án. Qua quá trình thực
hiện Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư đã thu được những thành tựu:
- Các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ hơn về vai trò và tác dụng của công tác giám sát,
đánh giá đầu tư từ đó thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư dự án của cơ quan,
đơn vị tốt hơn. Đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch, cơ cấu đầu tư của các ngành
và địa phương;
- Thông qua việc giám sát, đánh giá đầu tư giúp cung cấp thông tin kịp thời về tình
hình triển khai và kết quả thực hiện các chương trình dự án, cho phép cơ quan quản lý
Nhà nước nắm được cụ thể diễn biến của quá trình đầu tư và có các quyết định xử lý
kịp thời, phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thực hiện
chương trình, dự án đúng tiến độ, đúng yêu cầu chất lượng và trong giới hạn chi phí
được duyệt;
- Nắm vững hơn về nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo các quy định hiện hành
(trình tự, phương pháp thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư);
- Qua những vấn đề còn yếu kém, chưa hồn thiện đã thực hiện từ đó kiện tồn bộ máy
tổ chức thực hiện cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư, đúc kết những kinh nghiệm thực
hiện cơng tác có kết quả tốt hơn.
Trong thời gian qua, việc giám sát, đánh giá các dự án đầu tư ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình văn hoá được xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trên
phạm vi cả nước là những minh chứng cụ thể cho những thành tựu ấy, như: dự án
Thuỷ điện Sơn La hoàn thành sớm 2 năm, theo đánh giá của các chuyên gia, tiết kiệm
hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt góp phần quan trọng cho việc phục vụ cho sản xuất, đời
14


sống đang hết sức khó khăn về nguồn cung cấp điện, góp phần quan trọng vào việc
điều tiết nước cho vùng hạ lưu sơng Đà; Các cơng trình Thuỷ điện Sê San 3, Sê San 4,

thủy điện A Vương; nâng cấp, cải tạo QL2 đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng; QL32 đoạn
Vách Kim - Bình Lư; Trung tâm Hội nghị Quốc gia; cải tạo, mở rộng đường phố thành
phố, chỉnh trang đơ thị Đà Nẵng; Sân vận động Mỹ Đình; tồ nhà VIMCOM thành
phố Hồ Chí Minh... hồn thành nhanh, đúng tiến độ kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính
trị, kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ cho đời sống nhân dân.
1.2.4 Những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giám sát, đánh giá đầu tư vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Điều này được thể hiện trên thực
tế ở những khía cạnh sau:
- Thực hiện đầu tư sử dụng vốn Nhà nước vẫn còn hạn chế, yếu kém, hiệu quả đầu tư
thấp làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tiến độ thực hiện
các dự án sử dụng vốn Nhà nước rất chậm, thủ tục đầu tư xây dựng rườm rà; cịn thất
thốt lãng phí, đầu tư thiếu đồng bộ; tình trạng bố trí vốn dàn trải cịn khá phổ biến.
Cơng tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án của một số đơn
vị chưa tốt. Công tác khảo sát, lập dự toán của hầu hết các đơn vị được kiểm toán chưa
đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh làm kéo dài thời gian đầu
tư;
- Chất lượng của nhiều dự án không đảm bảo đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan
tâm của nhiều người, nhiều cơng trình mới xây dựng xong chưa sử dụng đã xuống cấp
hoặc không sử dụng được. Nhiều dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước chưa
được quản lý tốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng
chứng tỏ chất lượng quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn nhiều hạn chế;
- Chi phí thực hiện dự án thường vượt dự tốn, nhiều chi phí phát sinh trong q trình
thực hiện;
- Đặc biệt là tình trạng lãng phí, thất thốt vốn đầu tư xảy ra ở nhiều dự án đầu tư sử
dụng vốn Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra nhiều
hậu quả không tốt về mặt kinh tế - xã hội mà nhiều nghiên cứu cũng như các phương
15



×