Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án nv7 tuần 11 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.82 KB, 5 trang )

Tuần : 11 Ngày soạn: 15/10/2010
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 22/10/2010
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, SỰ VIỆC, CON
NGƯỜI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Rèn kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Cách thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn, rèn tác phong đứng trước đám đông trình bày một vấn đề.
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập theo ý kiến cá nhân.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 …………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài Luyện nói ở nhà của các nhóm
3.Bài mới: Để giúp các em mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông và năng
cao khả năng thuyết trình của mình. Chúng ta đi vào bài luyện nói và xem trước khi trình bày vấn đề,
người đứng thuyết trình sẽ làm gì ? Bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào ? Bài học hôm nay các em sẽ
rõ hơn về điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV ôn lại một số kiến thức cũ
liên quan đến văn biểu cảm
Gv hướng dẫn phân biệt văn nói


với văn viết và cách thức trình bày
bài văn nói
- Câu văn không quá dài, nội dung
không quá nhiều chi tiết
* Mẫu chung của bài văn nói
- Mở đầu: Kính thưa các thầy cô
giáo, thưa các bạn em xin trình
bày bài nói
- Nội dung
- Kết thúc: Em xin ngừng lời ở
đây, cảm ơn cô và các bạn đã chú
ý lắng nghe.
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ với
sự vật, con người.
- Có 2 cách thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm
gián tiếp.
LUYỆN TẬP
* HS đọc đề bài SGK
GV chia nhóm cho HS thảo luận
cách lập dàn ý
- Nhóm 1: mở bài
- Nhóm 2: thân bài
- Nhóm 3: kết bài
- Nhóm 4 : thân bài
GV nhận xét và cho HS viết theo
bố cục
GV ra đề cho HS phát biểu.
Mỗi nhóm tự chọn một bạn đại
diện nhóm trình bày

GV cho HS phát biểu trước lớp
HS khác bổ sung.GV nhận xét.
GV hệ thống bài học- Nhận xét
chung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS đọc lại văn bản và
tự tìm hiểu, chi rõ các cặp từ trái
nghĩa đó.
II. LUYỆN TẬP
Dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo, những “người
lái đò” đưa “thế hệ trẻ” cập bến tương lai.
a. Mở bài
- Trong tất cả những ai từng cắp sách đến trường đếu có
những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Một
trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại trong em nhiều suy
nghĩ và tình cảm là hình ảnh cô giáo... kính yêu của em.
b. Thân bài
- Mỗi chúng ta bắt đầu đi học đều học từ những chữ cái đầu
tiên...trong những ngày bỡ ngỡ đó em đã được thầy cô tận tình
dạy dỗ, chỉ bảo...
- Thầy cô là những người tận tuỵ với công việc dạy chữ, dạy
người. Vì vậy em luôn biết ơn và kính trọng thầy cô...
- Kể lại kỉ niệm sâu sắc: Một lần mắc lỗi, cử chỉ thái độ của
cô giáo ân cần, trìu mến, yêu thương khiến em cảm động.
- Cứ mỗi lần nhớ lại kỉ niệm đó em lại bồi hồi nghĩ rằng:
Thầy cô không chỉ là người lái đò mà còn là người mẹ nhân
hậu .
c. Kết bài
- Bản thân đã trưởng thành nhưng kỉ niệm với thầy cô...
- Lời hứa của bản thân

HS Thực hành nói
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Luyện nói thêm ở nhà ,đọc soạn trước bài mới “Bài ca nhà
tranh bị gió thu phá” SGK trang 131
- Tự luyện nói biểu cảm ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước
gương.
- Chuẩn bị Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN
- HS ôn tập kiến thức đã học từ bài 1 phần văn bản: nắm vững
nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật, học thuộc thơ, những bài
ca dao – tục ngữ : phải nắm được ý nghĩa của bài ca dao. Tác
giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.....
- Câú trúc đề gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận
Tự luận: 2 câu
- Chuẩn bị ôn tập và học kĩ những kiến thức đã dặn, tuần sau
kiểm tra 1 tiết Văn (thứ 4)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Tuần : 11 Ngày soạn: 15/10/2010
Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 27/10/2010
KIỂM TRA VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn bản đã học từ đầu năm
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản , cảm thụ cái hay, cái đẹp trong thơ .
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Ra đề kiểm tra có đáp án và thang điểm cụ thể
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút, kẻ ô điểm lời phê để viết bài

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 7A1………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy, nhắc nhở HS thái độ khi làm bài
3.Bài mới: - GV chép đề lên bảng và gợi ý để HS làm bài. HS làm bài
* ĐỀ BÀI:
*ĐÁPÁN:
- GV thu bài. Nhận xét giờ làm bài.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục ôn luyện văn biểu cảm.
- Chuẩn bị “ Cách lập ý của bài văn biểu cảm”
D. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
****************************************
Tuần : 11 Ngày soạn: 15/10/2010
Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: 28/10/2010
TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kỹ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 …………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho VD và đặt câu với từ trái nghĩa đó ?
3.Bài mới: Gv lấy VD : Ruồi đậu mâm xôi đậu . VD trên có những từ nào giống nhau ? GV phân
tích VD và vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV gọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
GV:Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2
ví dụ
GV:Nó thuộc từ loại nào ?Vì sao em biết ?
GV: Hai từ “lồng” trên có gì giống và
khác nhau ?
HS: Nghĩa khác nhau. Âm đọc giống nhau
GV: Thế nào là từ đồng âm ?
Ví dụ : đường ( đi ) – đường ( ăn )
( cái ) bàn – bàn ( luận )
HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK
trang 135. ? Nhờ đâu mà em phân biệt
nghĩa của 2 từ lồng trên?
HS : Ngữ cảnh.
GV: Câu trên nếu tách khỏi ngữ cảnh có
thể hiểu thành mấy nghĩa ?
HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập
GV: Hãy thêm vào câu này một vài từ để
câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về mà kho
GV:Từ đồng âm được sử dụng như thế
nào?

HS: Suy nghĩ và trả lời
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là từ đồng âm?
a. Ví dụ SGK
* Nhận xét
- Lồng 1 : động từ phản ứng mạnh của loài ngựa
->chỉ hoạt động
- Lồng 2 : danh từ, vật dụng đan bằng tre, gỗ
->chỉ sự vật
=> Từ đồng âm
b.Kết luận: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm
thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì
với nhau.
* Ghi nhớ SGK/136
2. Sử dụng từ đồng âm.
a. Để phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên ta phải dựa
vào ngữ cảnh.( câu văn cụ thể )
b. Ví dụ : Đem cá về kho
- Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho : cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho : nơi chứa cá
 đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.
=> Kết luận : Trong giao tiếp phải chú ý đấy đủ đến
ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ
với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
* Ghi nhớ SGK/136
II. LUYỆN TẬP
Bài1/136 Từ đồng âm.
GV: Tìm từ đồng âm
HS: chia cặp và thảo luận – 3 phút

GV: Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ” và
giải thích ?
Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho
biết nghĩa của danh từ đó ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Đặt câu
HS thảo luận nhóm- 4 phút
GV: Tìm biện pháp được sử dụng trong
bài tập 4
HS: Suy nghĩ và trả lời
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS tìm từ đồng âm trong thơ
ca..như
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi mà răng không còn.
- Kiến bò đĩa thịt bò
- Bà ta đang la con la
- Cao : ở trên mức bình thường ( cao điểm)
cao lương
- Ba : số ba ( số ) - Sức : sức khỏe
ba mẹ đồ trang sức
- Tranh : tranh giành - Nhè : khóc nhè
bức tranh. nhè chổ yếu mà đánh
- Sang : sang giàu - Tuốt : tuốt lúa
sang sông ăn tuốt hết cả
- Nam : nam nhi - Môi : môi son
miền Nam môi giới
Bài2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.

a.Cổ : Phần giữa đầu và thân
- Cổ tay : Phần giữa bàn tay, cánh tay
- Cổ áo : Phần trên nhất của chiếc áo
- Cổ chai : Phần giữa miệng chai và thân chai
b. Cổ 1 : Nghĩa gốc
Cổ 2 : Xưa ( cổ đại, cổ xưa, cổ kính, … )
-> Nghĩa chuyển
Bài 3/136 Đặt câu
- Chúng em ngồi vào bàn để bàn về kỉ niệm 20-11.
- Con chim sâu bị rơi xuống hố rất sâu .
- Năm xưa em học lớp năm
Bài 4/136 Biện pháp được sử dụng.
Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
Vạc đồng: dụng cụ nấu thức ăn bằng đồng( lớn )
Vạc đồng : một loài chim giống cò sống ở ngoài
đồng.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nắm được khái niệm từ đồng âm, lấy ví dụ, cách sử
dụng từ đồng âm
- Tìm một bài ca dao hoặc thơ, tục ngữ, câu đối.. có
sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các
từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra tiếng Việt
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG
VIỆT
- HS ôn tập kiến thức đã học về tiếng Việt, xem lại
các dạng bài tập
- Câú trúc đề gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×