Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.68 KB, 28 trang )

1

Phần I: MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng; là
tiêu chí của sự tiến bộ, bình đẳng và cơng bằng xã hội, là nhân tố cơ bản thể hiện sự văn minh,
phát triển của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước ta
đang phát triển lớn mạnh không ngừng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, vì vậy
chính sách BHXH càng được coi trọng. Việc đổi mới hệ thống BHXH có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong q trình đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 22/11/2012, Bộ
Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn
2012-2020[14]. Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt, của Đảng ta
đồng thời xác định những định hướng mang tầm chiến lược. Tuy nhiên, công tác BHXH trong
thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đã được đề cập trong Nghị quyết số 28-NQ/TW đó là:
Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, tình trạng trốn đóng BHXH, nợ đóng, gian lận,
trục lợi quỹ BHXH ở địa phương, doanh nghiệp diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của người lao động (NLĐ), dẫn đến nguy cơ mất ổn định quỹ BHXH, gia tăng khiếu
nại, tố cáo, biểu tình, gây mất trật tự an ninh xã hội, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất,
làm giảm sự tin tưởng của NLĐ đối với chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội vẫn còn
nhiều vướng mắc đòi hỏi trách nhiệm của ngành bảo hiểm xã hội phải xem xét giải quyết. Đặc
biệt, trong hoạt động tổ chức quản lý chi trả BHXH ngắn hạn cũng bộc lộ nhiều khó khăn, bất
cập như: một số nội dung chế độ BHXH cần được bổ sung, sửa đổi; nhất là công tác quản lý
đối tượng và tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn chưa chặt chẽ do hoàn toàn phụ thuộc
vào đơn vị sử dụng lao động, ...Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay do số lượng
doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng gia tăng, đối tượng hưởng BHXH ngày
càng nhiều, đa dạng, phức tạp, quy trình tổ chức thực hiện chi trả cịn nhiếu bất cập,việc chủ


sử dụng lao động nhận hồ sơ của người lao động gửi đến cơ quan BHXH thiếu trách nhiệm
kiểm tra rà sốt, có đơn vị chưa nộp BHXH vẫn gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH để giải quyết
đẫn đến nhiều sai sót trong q trình xét duyệt phải điểu chỉnh thu hồi tiền chi sai về quỹ
BHXH. Bên cạnh đó, thơng tin tài khoản cá nhân NLĐ do đơn vị lập khơng chính xác, khi
thanh tốn chuyển tiền do Ngân hàng phối hợp kiểm sốt khơng chặt chẽ đẫn đến phải chuyển
đi chuyển lại nhiều lần, việc xử lý những vi phạm trong lĩnh vực chi trả BHXH ngắn hạn như
xử phạt hành chính cịn nhẹ khơng đủ sức răn đe,...Trên đây là những hạn chế, bất cập yêu cầu
BHXH tỉnh Phú Thọ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sỹ.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung:
Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ;
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận và
thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ
+ Về thời gian: Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2016 - 2019.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp ngiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
4.1.1.Tiếp cận theo hệ thống
4.1.2. Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
4.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
4.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
4.2.2.1. Phương pháp bảng thống kê
4.2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê
4.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin
4.2.3.1. Phương pháp so sánh
4.2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá


3
5.1. Chỉ tiêu đánh giá quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
5.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn hoàn thiện một bước cơ sở lý luận về quản lý chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn.

- Về mặt thực tiễn:
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp tác giả nhận thức lý luận và thực tiễn
hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn một cách chặt chẽ, sâu sắc và toàn diện
hơn, gắn kết chặt chẽ hơn giữa lý luận và thực tiễn, hiểu rõ về thực trạng công tác quản lý
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và có những giải pháp tích cực
nâng cao hiệu quả quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn tại tỉnh Phú Thọ..
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các bảng, các hình,
danh mục tài liệu tham khảo nội dung nghiên cứu của dề tài được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
“Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.”
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến các khía cạnh khác nhau
viết vềvấn đề quản lý quỹ BHXH và quản lý chi trả chế độ BHXH như:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hào “Đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội
Việt Nam”, thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đoàn Thị Lệ Hoa (năm 2012) với đề tài “Hồn thiện
cơng tác kiểm sốt chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng”.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Lan Hương “Quản lý chi trả BHXH trên địa bàn
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2016.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy (2016)với đề tài “Hoàn thiện việc
tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tạiBảo hiểm xã hộihuyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương”.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Võ Đức Dũng (2017)với đề tài“Hoàn thiện quản lý chi
trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Kom Tum, tỉnh Kon Tum”.



4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
1.1.1. Cơ sở lý luận về chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
1.1.1.1. Một số khái niệm
a. Bảo hiểm
“Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho
cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong
cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt
hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra”.
b. Bảo hiểm xã hội
Theo khoản 1, điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội (2014): “BHXH là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”[27].
c. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theokhoản 2, 3, điều 3, Luật BHXH (2014) quy định về BHXH bắt buộc: “BHXH
bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và người sử dụng
lao động phải tham gia”.
d. Chế độ BHXH ngắn hạn
Như vậy Chế độ BHXH ngắn hạn là việc nhà nước quy định cụ thể về đối tượng
hưởng, mức hưởng, chế độ hưởng cho người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trong
các trường hợp cụ thể: (1) Ốm đau, (2) thai sản, (3) dưỡng sức phục hồi sức khỏe
(DSPHSK).
e. Chi trả Chế độ BHXH ngắn hạn

“Chi trả chế độ BHXH ngắn hạn là việc cơ quan BHXH căn cứ trên những quy định
về việc chi trả BHXH và những giấy tờ cần thiết cho việc hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
như ốm đau, thai sản, DS PHSK của NLĐ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và
giải quyết quyền lợi, cấp tiền chi trả cho đối tượng đó theo một quy trình đã quy định rõ,
khoản chi này được chi từ Quỹ BHXH”
1.1.1.2. Đặc điểm của chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Một là, đặc điểm về đối tượng thụ hưởng
Đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng, biến động hằng năm do nhiều nguyên
nhân khác nhau như đến tuổi nghỉ hưu, chết, thay đổi nơi cư trú, hết thời hạn thụ hưởng...
Đặc biệt, đối với những đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản,
DSPHSK và chế độ BHXH một lần thì rất khó dự báo, gây khó khăn cho công tác lập kế
hoạch về đối tượng thụ hưởng hàng năm.


5
Hai là, đặc điếm về hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Hoạt động chi trả BHXH ngắn hạn ln được coi là hoạt động trọng tâm và có vai
trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói chung và trong việc thực hiện
chính sách BHXH nói riêng, tác động trực tiếp tới quyển lợi của người tham gia BHXH.
1.1.1.3. Cơ sở chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Chi BHXH ngắn hạn là quá trình phân phối sử dụng các nguồn tài chính đã được
tập trung vào quỹ BHXH nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn, người
lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng nhằm mục đích ổn định cuộc sống của họ
và gia đình của họ khi gặp các sự kiện bảo hiểm.
Công tác chi trả chế độ BHXH được xây dựng riêng cho từng chế độ. Cơ sở chi trả
các chế độ BHXH là hệ thống các văn bản quy định của Nhà nước cho phép xác định
phạm vi đối tượng hưởng, loại trợ cấp, mức trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp. Loại trợ
cấp, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp cho các đối tượng cũng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh
tế- xã hội và phương thức quản lý của mỗi quốc gia.
Chi trả các chế độ BHXH phải được thực hiện theo quy trình thống nhất qua các

khâu được quy định bằng văn bản do cơ quan BHXH Trung ương quyết định.
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Theo quy định của Luật BHXH (2014) và một số các văn bản liên quan về quyền
lợi của người tham gia BHXH bắt buộc thì khi tham gia BHXH bắt buộc người tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng quyền lợi theo các chế độ BHXH ngắn hạn: ốm
đau, thai sản, DSPHSK. Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 4 năm 2019 quy định về quy
trình chi trả được thực hiện theo “Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 05 năm
2016, Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN và theo Quyết định số
1515/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 10 năm 2016, Sửa đổi, bổ dung một số điều của quyết
định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý
chi trả các chế độ BHXH, BHTN của BHXH Việt Nam.Từ ngày 01 tháng 05 năm 2019,
cơ quan BHXH các cấp thực hiện tổ chức chi trả theo quy trình quy định tại Quyết định
số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 về việc ban hành quy trình giải quyết các
chế độ hưởng BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN”.[8][12],[13]
“Quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn là các hoạt động có tổ chức, theo quy
định của pháp luật để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH ngắn hạn. Các hoạt động
đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành
chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối
tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tiền tới tận tay đối tượng được thụ hưởng đúng thời
gian quy định”.


6
1.1.2.2. Muc tiêu, vai trò, nguyên tắc quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
a. Mục tiêu quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Đảm bảo và ổn định thu nhập cho NLĐ khi họ bị ốm đau, thai sản hay trong giai
đoạn DS PHSK không thể tham gia lao động làm giảm hoặc mất thu nhập.
Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động chi các chế độ ốm đau, thai
sản, DSPHSK cho NLĐ, để NLĐ hiểu được chính sách bảo hiểm xã hội là một chính

sách thật sự quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Đảm bảo hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn được tuân thủ theo
đúng nguyên tắc, đúng các quy định.
Đảm bảo việc hoạt động quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn không để
xảy ra các hiện tượng gian lận trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội.
b.Vai trò quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Đối với đối tượng được hưởng chế độ BHXH ngắn hạn: góp phần đảm bảo quyền
lợi của người được hưởng chế độ BHXH.
Đối với đơn vị sử dụng lao động, NSDLĐ: góp phần ổn định hoạt động sản xuất,
kinh doanh cho đơn vị, NSDLĐ. NSDLĐ không phải bỏ ra một số tiền lớn khi NLĐ gặp
phải vấn đề trong như ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động, ...
Đối với hệ thống BHXH: góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng
trưởng quỹ an tồn, khơng bị thất thốt, từ đó tăng được niềm tin cho người dân.
Đối với xã hội: góp phần ổn định chính sách an sinh xã hội, góp phần đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
c. Nguyên tắc quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn.
Nguyên tắc 1. Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng đối tượng được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
Nguyên tắc 2. Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ chế độ của đối tượng hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
Nguyên tắc 3. Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
Nguyên tắc 4. Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.
Nguyên tắc 5. Chi trả các chế độ BHXH, BHTN được quản lý thống nhất, công
khai, minh bạch.[12]
1.1.2.3. Nội dung quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn.
a. Cơng tác lập Dự tốn chi chế độ BHXH ngắn hạn
Dự tốn là việc lập kế hoạch tính tốn giá trị thực hiện cơ sở tính tốn theo các
chuẩn mực nhất định. Dự toán chi trả BHXH ngắn hạn là việc xây dựng kế hoạch chi trả
chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK từ nguồn quỹ BHXH đảm bảo để đủ nguồn chi trả cho
các đối tượng hưởng theo quy định.

Tóm lại, lập kế hoạch chi BHXH tại BHXH các cấp là quá trình cơ quan BHXH
xác định các mục tiêu, xây dựng phương án chi tiết cho từng phần việc, từng giai đoạn cụ


7
thể,... để đạt được những mục tiêu chi BHXH đã đề ra.
Căn cứ để xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn hàng năm của BHXH các cấp:
- Căn cứ vào NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc.
- Dự kiến tăng, giảm người hưởng bảo hiểm xã hội trong năm theo từng loại đối
tượng theo lộ trình tăng bình quân hàng năm.
- Dự kiến tăng kinh phí chi trả BHXH ngắn hạn do Nhà nước điều chỉnh tăng tiền
lương cơ sở hoặc thay đổi chính sách tiền lương cho người hưởng trợ cấp BHXH.
- Chính phủ, Bộ Tài Chính có văn bản quy định về quản lý tài chính áp dụng cho
ngành bảo hiểm xã hội.
Dự toán chi chi bảo hiểm xã hội ngắn hạn năm kế hoạch của Bảo hiểm xã hội tỉnh
được lập trên cơ sở dự toán chi BHXH của cácdơnvị dự toán cấp III xã trực thuộc và dự
tốn chi tại khối văn phịng Bảo hiểm xã hội tỉnh. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi
BHXH của các đơn vị dự toán, BHXH Việt Nam kiểm tra và giao kế hoạch chi BHXH cho
các cấp triển khai thực hiện.
b. Quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
Theo luật BHXH (2014), quy tại điều 2 đó là: “Người tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc bao gồm:
- Người lao động
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc”
c. Quy trình tổ chức thực hiện chi trả BHXH ngắn hạn
Trường hợp 1: Chuyển kinh phí cho đơn vị SDLĐ để chi trả chế độ ốm

Hình 1.1: Quy trình chi trả BHXH ngắn hạn qua đơn vị SDLĐ

Trường hợp 2: Chi trả BHXH ngắn hạn trực tiếp cho NLĐ



8

Hình 1.2: Quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua TK cá nhân NLĐ

d. Công tác lập báo cáo và quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn
Báo cáo quyết toán nguồn quỹ BHXH đảm bảo phản ánh tình hình thu - chi của
BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên,
cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.
Đối với BHXH huyện
Định kỳ hàng quý, lập báo cáo quyết toán chi ốm đau, thai sản, DSPHSK, bảng
thu hồi kinh phí chi bảo hiểm xã hội kèm theo báo cáo quyết tốn tài chính gửi Bảo hiểm
xã hội tỉnh.
- Đối với BHXH tỉnh
Hàng quý, lập báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK, bảng tổng
hợp thu hồi kinh phí chi bảo hiểm xã hội kèm theo báo cáo quyết tốn tài chính gửi lên
BHXH Việt Nam.
Cơ quan BHXH cấp trên chịu trách nhiệm thẩm định xét duyệt số liệu quyết toán
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn cơ quan BHXH cấp dưới, đồng thời phát hiện những sai
sót, gian lận trong quy trình chi trả để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh quy trình chi trả
cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và góp
phần đảm bảo an tồn cho quỹ BHXH.
e. Cơng tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác tổ chức thực hiện chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn
* Mục đích thanh tra, kiểm tra chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Thanh tra, kiểm tra chi BHXH nhằm rà sốt, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót
trong việc thực hiện chi BHXH đảm bảo đúng quy định, phát hiện những bất cập trong
quá trình tổ chức thực hiện chi BHXH ngắn hạn. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH đưa ra
những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về chi



9
BHXH và có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý các bất cập trong quá trình tổ chức
thực hiện chi BHXH.
* Các hình thức thanh tra, kiểm tra chi Bảo hiểm xã hội
-Theo đối tượng đóng BHXH của các đơn vị SDLĐ:
- Theo thời gian: Thanh kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất.
- Theo quá trình: Kiểm tra trước, trong và sau hoạt động.
- Theo phạm vi trách nhiệm: Kiểm tra nội bộ; kiểm tra của các đơn vị ngoài ngành
theo thẩm quyền được quy định.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế: Đổi với những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
vì thế các đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ sẵn sàng tham gia và thực hiện đầy đủ chế độ
chính sách BHXH cho người lao động trong đơn vị.
Ngược lại, đối với những địa phương có kinh tế chậm phát triển, tốc độ tăng
trưởng kinh tế, quyền lợi BHXH của người lao động cũng bị ảnh hưởng, số người lao
động được tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH sẽ giảm, mức hưởng chế độ
BHXH ngắn hạn của NLĐ rất khó đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
b. Hệ thống pháp luật và các văn bản quy định về BHXH
Chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, chi BHXH nói riêng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở cho việc thực
hiện chính sách BHXH.
Chính sách lao động và việc làm: Đây là nhân tố có tác động mạnh khơng những
đến các mặt của xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành và sử dụng quỹ
BHXH.
- Ngồi ra, các chính sách của Nhà nước thay đổi có liên quan đến BHXH như áp
dụng về hưu trước tuổi, tinh giảm biên chế... cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý
chi BHXH.

c.Yếu tố về quản lý thu BHXH
- Về phía NLĐ: ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía
NLĐ xuất phát từ nhận thức cũng như lòng tin của họ vào chính sách BHXH để có những
đấu tranh địi hỏi đúng quyền lợi của mình.
- Về phía đơn vị sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ
BHXH từ phía NSDLĐ cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật của DN mà
tham gia đóng góp đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, tránh được tình trạng nợ đọng, trốn đóng,
trục lợi bảo hiểm…”
d. Yếu tố thuộc về bộ máy tổ chức chi trả chế độ BHXH
Cơ quan BHXH đóng vai trị quyết định trong quản lý chi BHXH.
Như vậy, cán bộ BHXH cần nâng cao nghiệp vụ chun mơn, trình độ quản lý cũng
như trau dồi thêm các kỹ năng mềm trong công tác quản lý chi BHXH.


10
e. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả chế độ BHXH
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả chế độ BHXH
ngày càng phát huy tác dụng của nó, việc ứng dụng CNTT đã làm giảm bớt sự tiêu hao về
lao động cũng như sức lao động trong công tác quản lý chi BHXH.
1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý chi trả chế độ BHXH
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH tại một số địa
phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại
BHXH tỉnh Sơn La
Năm 2018, BHXH tỉnh đã giải quyết chi trả 12.559 lượt người đề nghị hưởng chế
độ ốm đau; 3.337 lượt người đề nghị hưởng chế độ thai sản và 951 lượt người đề nghị
hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ; đã từ chối thanh toán 59 lượt người hưởng
chế độ ốm đau, thai sản;
Năm 2019, BHXH tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Luật BHXH, BHYT,
chú trọng công tác đối thoại với các đơn vị, DN trong tổ chức thực hiện đúng các chế độ,

chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ. Thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng dẫn và giải
quyết kịp thời, đúng, đủ các chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ.
BHXH tỉnh đã kiểm tra hồ sơ chứng từ và đã phát hiện một trường hợp NLĐ ở
huyện Mộc Châu “lách luật” bằng cách tăng mức đóng BHXH trước khi sinh con từ 6-9
tháng để được giải quyết chế độ thai sản ở mức cao, sau đó giảm trở lại mức đóng ban
đầu. …
Để đạt được những thành quả trên, CCVC Phòng Chế độ BHXH thường xuyên
trau dồi kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, sáng kiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý quỹ ốm đau, thai sản, cần nâng cao
vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; không để xảy ra việc buông
lỏng quản lý, cấp giấy cho NLĐ dễ dàng như trước.
1.2.1.1. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn
tại tỉnh Hịa Bình
Năm 2018 BHXH tỉnh đã giải quyết và chi trả chế chế độ BHXH ngắn hạn trên 30
ngàn lượt NLĐ, số tiền trên 116 tỷ đồng, trong đó, NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ngắn
hạn chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất, nhất là đối với công ty may liên doanh với
nước ngoài.
Đối với các trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Sự ưu ái về
điều kiện hưởng đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con là kẽ hở lớn nhất và người sử dụng lao động đã lợi dụng kẽ hở này, nhất là khối
DN tư nhân. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con trong trường hợp chỉ có cha
tham gia BHXH, được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại tháng người
vợ sinh con, hồ sơ đề nghị giải quyết còn rất lỏng lẻo, chỉ cần Giấy chứng sinh, mà Giấy


11
chứng sinh thì khơng thể hiện người cha, hoặc lao động nam đóng BHXH ở tỉnh này, vợ
sinh con cư trú ở tỉnh khác, khơng thể kiểm tra, rà sốt được vợ có tham gia hay khơng
tham gia BHXH.

- Thường xuyên phối hợp với UBND các phường, xã trong việc xác minh, giải
quyết khó khăn, vướng mắc về cấp giấy khai sinh, phối hợp với các cơ sở y tế trong tỉnh
về việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để
phát hiện những trường hợp gian lận, giả mạo hồ sơ hưởng BHXH[5].
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo
hiểm xã hội ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất: Xây dựng công tác quản lý chi trả chế độ BHXH tổng thể trên các mặt.
Thứ hai: Quản lý hoạt động chi trả BHXH phải được thực hiện chặt chẽ từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng để đảm bảo nguyên tắc về chi trả BHXH.
Thứ ba: Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác chi trả BHXH phải
chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên, cơ chế phối hợp phải thực hiện dựa trên các văn bản
đúng theo quy đinh của pháp luật.
Thứ tư: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính từ đó mạng lại quy trình chi trả
BHXH thuận tiện đối với người thụ hưởng.
Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT,
BHTN để người lao động tham gia BHXH và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu và tự bảo
vệ quyèn lợi chính đáng của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ
2.1.1.Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
2.1.1.2. Địa hình, khí hậu
2.1.2. Dân số, đơn vị hành chính
2.1.3. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội
2.2 Tổng quan về BHXH tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập theo “Quyết định số 1608 ngày 16/9/1997 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Phú Thọ chính thức hoạt động từ ngày 01

tháng 10 năm 1997”. Tính đến tháng 10 năm 2019 BHXH tỉnh Phú Thọ hiện đang có 335
CBVC đang làm việc.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.2.2.1. Vị trí, chức năng
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.


12
2.2.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2016-2019
2.2.3.1. Kết quả thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Bảng 2.2: Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN các năm 2016-2019
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
2016
2017
2018
2019
Tổng Số thu được
1
trong năm
2.699.888 3.025.320 3.376.526 3.788.462
1.1
Số thu BHXH BB
1.556.862 1.783.339 1.983.083 2.221.052
1.2
Số thu BHXH TN
34.518
34.106
36.355

51.026
1.3
Số thu BHYT
999.473
1.081.508 1.215.117 1.350.278
1.4
Số thu BHTN
109.035
126.367
141.971
166.106
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016-2019)
2.1.3.2. Kết quả chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Bảng 2.3: Kết quả chi trả BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2016-2019
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2016

Tổng chi

Chi BHXH
từ NSNN

Chi BHXH từ
quỹ BHXH

Chi
BHYT

Chi

BHTN

4.155.924
1.222.761
1.992.438
889.873
50.852
2017
4.788.277
1.236.032
2.447.918
1.042.978 61.349
2018
5.560.811
1.286.228
2.769.108
1.433.263 72.212
2019
6.083.449
1.335.202
3.064.430
1.586.817 97.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016-2019)
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
2.3.1. Công tác lập dự toán chi chế độ BHXH ngắn hạn
2.3.2.1. Thực trạng lập dự toán chi chế độ BHXH ngắn hạn
Thực hiện Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam về việc Ban hành quy trình lập, phân bổ và giao dự tốn thu,
chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi quản lý bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm, Công văn số 4985/BHXHKHĐT ngày 07 tháng 11 năm 2017 về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính NSNN 03
năm. Để lập dự tốn cho năm N+1, Căn cứ vào số liệu thông báo của BHXH Việt Nam;
số quyết tốn năm N-1; tình hình thực hiện dự toán thu - chi tại tỉnh Phú Thọ trong 06
tháng đầu năm N, BHXH tỉnh Phú Thọ tiến hành lập dự tốn thu, chi năm N+1, trong đó
có dự tốn chi tiết cho khoản chi BHXH ngắn hạn [10],[11]. Dự toán chi BHXH, BHTN
năm kế hoạch và KHTC-NSNN 03 năm được thể hiện như sau: (bảng 2.5)


13
Bảng 2.5 Dự toán thu – chi BHXH, BHYT, BHTN 03 năm 2020-2022
STT
1

Chỉ tiêu

Ước thực
hiện năm
2019

Dự toán
năm 2020

Dự toán
năm 2021

Dự tốn
năm
2022

Tổng số thu( triệu

3.677.055
3.973.204 4.147.503 4.365.885
đờng )
1.1
Thu BHXH
Số người
176.190
183.652
194.671
205.573
Số tiền ( triệu đồng)
2.223.660
2.226.457 2.516.686 2.662.714
1.2
Thu BHYT
Số người
1.248.969
1.276.197 1.294.874 1.313.825
Số tiền( triệu đồng)
1.278.425
1.398.869 1.454.824 1.518.085
1.3
Thu BHTN
Số người
147.979
155.523
161.432
167.889
Số tiền( triệu đồng)
154.970

167.878
175.993
185.086
2
Tổng số chi
6.096.196
6.571.554 7.016.564 7.351.045
2.1
ChiBHXH(triệu đồng)
Số người
282.363
290.832
298.101
305.452
Số tiền
4.618.277
5.015.695 5.372.651 5.670.639
Trongđó:Chi BHXH
ngắn hạn
Số người
98.606
103.536
109.748
117.430
Số tiền( triệu đồng)
338.524
357.463
386.060
424.666
2.2

Chi BHYT
Số người
1.321.184
1.464.896 1.731.628 1.820.098
Số tiền( triệu đồng)
1.386.098
1.446.827 1.523.420 1.553.888
2.3
Chi BHTN
Số người
16.983
17.832
18.902
19.847
Số tiền( triệu đồng
91.821
109.032
120.493
126.518
2.2.1.2. Kết quả xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn
Bảng 2.6: Dự toán chi BHXH ngắn hạn của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đờng”
Stt Chỉ tiêu
2016
2017
2018
2019
Tổng dự tốn chi BHXH
1
271.500 305.412

322.902
354.912
ngắn hạn
1.
27.000 34.112
36.170
41.531
Chi ốm đau
1
1.
240.000 265.640
280.036
306.141
Chi thai sản
2
1. Chi dưỡng sức phục hồi sức
4.500
5.660
6.696
7.240
3
khỏe
Tổng số chi BHXH ngắn
214.711 247.357
278.701
314.992
2
hạn



14
2.
24.727 29.360
31.314
35.761
Chi ốm đau
1
2.
185.984 212.874
240.958
271.268
Chi thai sản
2
2. Chi dưỡng sức phục hồi sức
4.000
5.123
6.429
7.963
3
khỏe
3
Tổng số chi /Dự toán chi
79,08
80,99
86,31
88,75
3.
91,58
86,06
86,57

78,54
Chi ốm đau (%)
1
3.
77,49
80,13
86,04
88,60
Chi thai sản(%)
2
3.
88,89
90,51
96,09
100,99
Chi DSPHSK(%)
3
(Ng̀n: Dự tốn chi BHXH PhúThọ các năm 2016-2019)
Có thể nói rằng Cơng tác xây dựng dự tốn chi BHXH ngắn hạn hàng năm có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng trong công tác quản lý chi BHXH của BHXH tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng dự tốn chi BHXH ngắn hạn tại Phú Thọ cịn
chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó.
2.3.2. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn
Quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ là một nghiệp vụ
rất quan trọng, nó đảm bảo việc tổ chức chi trả đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng,
đúng mức theo quy định hiện hành của Luật BHXH. Đối tượng hưởng BHXH tại BHXH
tỉnh Phú Thọ rất đa dạng, biến động hàng năm do nhiều nguyên nhân.
Trên thực tế tại tỉnh Phú Thọ, số lượng đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau ngày càng
gia tăng do điều kiện làm việc, mơi trường, khí hậu,... và do hồn cảnh khác nhau của
NLĐ. Có những đơn vị cịn thanh toán chi chế độ ốm đau trùng cho NLĐ trong đó NLĐ

vẫn chấm cơng đi làm và hưởng lương. Vì vậy mà quỹ BHXH chi trả ngày càng gia tăng
khơng phản ánh đúng thực tế tình trạng sức khỏe NLĐ. Vấn dề này chứng tỏ việc quản lý
đối tượng chưa chặt chẽ thường xuyên, chưa xác minh kiểm tra thực tế tình hình đối tượng
tại các đơn vị.
Do tình tính chất phức tạp của đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn địi hỏi cơ
quan BHXH phải có biện pháp quản lý kiểm soát chặt chẽ việc người lao động tham gia
BHXH tại các đơnvị SDLĐ trên địa bàn để tránh tình trạng gây thất thốt quỹ BHXH..
2.3.3. Quản lý tổ chức chi trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn
2.3.3.1. Quy trình, thủ tục chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
- Căn cứ hồ sơ quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH đơn vị SDLĐ lập danh
sách theo mẫu 01-HSB, kèm hồ sơ điện tử gửi Cơ quan BHXH xét duyệt và thanh tốn.
- Đối với hình thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua đơn vị SDLĐ thuộc
sự trực tiếp quản lý của cơ quan BHXH (Phòng chế độ BHXH lập mẫu C70a-HD theo đề
nghị của đơn vị SDLĐ) chuyển phòng KHTC làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản đơn


15
vị SDLĐ, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền cho NLĐ được hưởng chế độ
BHXH..”
- Đối với hình thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thông qua tài khoản cá nhân
cho người lao động: Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý (BHXH tỉnh hoặc cấp huyện) sẽ
phối hợp với các ngân hàng nơi NLĐ mở tài khoản để kiểm tra, đối chiếu số hiệu tài
khoản của NLĐ do đơn vị SDLĐ cung cấp.
2.3.3.2. Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại đơn vị SDLĐ về quy
trình, thủ tục chi chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Quy trình giải quyết các chế độ BHXH, chi trả chế độ BHXH, BHTN quy định
thời hạn giải quyết và chi trả đối với trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: “Tối đa 06 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, còn trường hợp NLĐ, thân nhân NLĐ
nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
theo quy định.” Như vậy cho thấy quy trình chưa phân định rõ ràng thời hạn trách nhiệm

của các phòng nghiệp vụ liên quan trong việc thực hiện giải quyết chi trả cho NLĐ, nếu
có phát sinh gây chậm chễ ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ thì sẽ dẫn đến đùn đẩy
trách nhiệm giữa các bộ phận nghiệp vụ chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
2.3.3.3. Kết quả thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.7: Kết quả chi trả các chế độ ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ
STT Đối tượng hưởng
2016
2017
2018
2019
1

Trợ cấp ốm đau

1.1

Số lượt người hưởng

55.624

65.859

68.971

75.833

1.2

Số ngày


224.061

241.958

242.590

276.044

1.3

Số tiền (triệu đồng)

24.727

29.360

31.314

35.761

2

Trợ cấp thai sản

2.1

Số lượt người hưởng

16.021


18.868

18.111

19.664

2.2

Số ngày

1.600.786 1.656.986 1.736.165 1.745.838

2.3

Số tiền (triệu đồng)

185.984

212.874

240.958

271.268

3

DSPHSK khỏe sau ốm
đau, thai sản

3.1


Số lượt người hưởng

2019

2.374

2.760

3.109

3.2

Số ngày

11.531

13.739

16.087

17.460

3.3

Số tiền (triệu đồng)

4.000

5.123


6.429

7.963

4

Tổng cộng


16
STT Đối tượng hưởng
Số lượt người hưởng
Số tiền (triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

73.664

87.101

89.842

98.606


214.711
247.357
278.701
314.992
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Phú Thọ các năm 2016-2019)
Qua số liệu tại bảng 2.7 cho thấy chi các chế độ BHXH ngắn hạn ngày càng gia tăng
dần theo các năm. Giai đoạn 2016 – 2019 bình quân tăng 33.427 triệu đồng tương ứng với
tỷ lệ tăng 13,6%. Nguyên nhân là do số chi BHXH ngắn hạn tăng bởi số đối tượng hưởng
trợ cấp tăng qua các năm, mặt khác tăng do cơ chế, chính sách thay đổi theo quy định của
Chính phủ.
2.3.4. Cơng tác lập báo cáo và quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn
BHXH tỉnh thực hiện lập báo cáo và quyết toán chế độ BHXH ngắn hạn theo các
quy định tại các văn bản đó là “Quyết định số 828/QĐ-BHXH, Quyết định1515/QĐBHXH, và Thơng tư số 178/2012/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt
Nam.. Từ ngày 01/01/2019 thực hiện thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11
năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế tốn BHXH, thơng tư số
107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế
tốn hành chính sự nghiêp[21],[22].
2.3.4.1 Lập báo cáo:
Hàng tháng vào ngày đầu tháng sau Phòng Chế độ BHXH ( đối với BHXH tỉnh),
bộ phận chế độ BHXH( đối với BHXH huyện) thực hiện khóa dữ liệu trên Phần mềm xét
duyệt chính sách BHXH ( TCS) của tháng trước.
Hàng quý căn cứ chứng từ chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức; lập 02 báo cáo
chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức kèm theo danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH trên địa
bàn huyện quản lý.
BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán của BHXH
huyện, thành, thị và việc chi thực tế của khối Văn phòng BHXH tỉnh.
2.3.4.2. Thẩm định báo cáo quyết toán chi BHXH ngắn hạn
Hàng tháng hoặc quý, BHXH tỉnh xét quyệt, quyết toán chi các chế độ BHXH
cho BHXH huyện theo các chế độ kế tốn quy định.

Cơng tác thẩm định đầy đủ các báo cáo và được đánh giá ở mức độ tốt. Tuy nhiên
việc thẩm định báo cáo quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn ở tiêu chí đảm bảo chất
lượng hiệu quả và công khai minh bạch được đánh giá ở mức độ bình thường.
2.3.5.Thực trạng cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Những năm qua, BHXH tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng và đề cao công tác thanh tra
kiểm tra, giám sát nên ngay từ đầu năm, trên cơ sở thực hiện các quyết định của BHXH
Việt Nam về việc ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra liên ngành và thanh tra chuyên


17
ngành đóng hàng năm.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra hoạt động thu, chi BHXH giai đoạn 2016-2019
Stt Chỉ tiêu
2016
2017
2018
2019
1
Số đơn vị được kiểm tra
250
218
233
218
1. Thanh tra chuyên ngành đóng
8
80
112
98
1

BHXH
1.
Nội bộ cơ quan BHXH
7
5
5
5
2
1.
Đại lý thu, đại diện chi trả
85
50
50
50
3
1.
Đơn vị SDLĐ
150
73
39
40
4
Số tiền truy thu đóng BHXH,
2.526,57
2
171,062 472,736
377,4
BHYT, BHTN ( triệu đồng)
3
Số tiền phải thu hồi sau kiểm

3
13,012 7,322
2,565
12,3
tra (triệu đồng)
Nguồn: Phòng Thanh tra- Kiểm tra của BHXH tỉnh Phú Thọ các năm 2016-2019
Kết quả kiểm tra cho thấy,công tác chi trả BHXH tại BHXH tỉnh đã đảm bảo đầy
đủ chứng từ sổ sách, số liệu thực tế và chính xác. Do chính CB,VC cơ quan BHXH thực
hiện nên chấp hành đúng luật BHXH cũng như chế độ kế toán của ngành. Tuy nhiên qua
kiểm tra tại một số đơn vị vẫn còn xảy ra các trường hợp đơn vị SDLĐ sau khi nhận kinh
phí chi trả khơng thực hiện chi trả kịp thời cho người lao động, vẫn còn trạng lạm dụng
quỹ BHXH, có các cơ sở KCB cấp giấy nghỉ ốm sai quy định dẫn đến chi sai chế độ
BHXH ngắn hạn ví dụ trong năm 2018, BHXH tỉnh Phú Thọ đã kiểm tra và phát hiện tại
các trạm y tế xã phường trên địa bàn phố Việt Trì, Tam Nông đã cấp giấy nghỉ hưởng
BHXH sai quy định cho người lao động tại Công ty TNHH Sheshin Việt Nam dẫn đến số
tiền phải thu hồi trên 356 triệu đồng.
2.2.6. Đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
thông qua số liệu điều tra
Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng hưởng
chế độ BHXH ngắn hạn thông qua số liệu điều tra
TB ý Kết quả
NỘI DUNG
kiến đánh giá
ST
I
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ tổ chức, cơng dân tại
1
phịng Tiếp nhận và trả kết quả TTHC
3,38

Bình thường
2
Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ phục vụ tiếp công dân
tại phịng Tiếp dân
2,95
Bình thường
II

Cơng khai cơng vụ
Vị trí làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC
Các nội dung niêm yết công khai về lĩnh vực BHXH, BHYT,

3,27
3,34

Bình thường
Bình thường


18

ST

III

IV

V

VI


NỘI DUNG
BHTN
Đeo thẻ công chức, đặt bảng tên trên bàn của cán bộ, cơng
chức xử lý cơng việc
Tình hình cán bộ viên chức thực hiện công tác chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn
Tinh thần, thái độ của CBVC khi tiếp xúc, giải quyết chế độ
BHXH ngắn hạn cho NLĐ
Ý thức, trách nhiệm của CBVC khi tiếp xúc, giải quyết công
việc
Phương pháp làm việc, cách thức hướng dẫn thủ tục và các yêu
cầu liên quan để giải quyết hồ sơ của CBVC BHXH
Phương thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn cho NLĐ
Chi trả qua đơn vị SDLĐ
Chi trả qua tài khoản cá nhân
Thời gian thực hiện chi trả
Thông tin trao đổi đóng góp ý kiến vềquản lý chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn
Việc cơ quan và CBVC chức tiếp thu các phản ánh, kiến nghị,
góp ý
Việc cơ quan và CBVC phản hồi các phản ánh, kiến nghị, góp
ý
Đánh giá về công tác tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn
Mức hài lòng chung của người hưởng chế độ

TB ý
kiến


Kết quả
đánh giá

3,18

Bình thường

3,38

Bình thường

3,32

Bình thường

3,36

Bình thường

3,18
3,43
3,37

Bình thường
Tốt
Bình thường

3,48

Tốt


3,30

3,36

Bình
thường

Ng̀n: kết quả điều tra và đánh giá [Phụ lục 2C])
Kết luận: Theo kết quả trên thì mức hài lịng chung của đối tượng hưởng BHXH
ngắn hạn tại địa phương Phú Thọ được đánh giá là ở mức độ bình thường. Điểm trung
bình của tiêu chí này đạt được là 3,36 điểm, điều đó cho thấy việc quản lý hoạt động chi
trả BHXH ngắn hạn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng phục vụ tốt người
hưởng đòi hỏi cơ quan BHXH tỉnh phải xem xét lại quy trình tổ chức chi trả, trang thiết
bị làm việc, việc truyển tải thông tin, tuyên truyền cho đối tượng, thái độ tinh thần làm
việc phục vụ đối tượng của CB,VC ngành BHXH để ngày càng hồn thiện tạo dựng lịng
tin cho NLĐ tham gia BHXH.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị kinh tế - xã hội
Bảng 2.12: Đánh giá của CBVC về ảnh hưởng của Điều kiện kinh tế - xã hội tại
địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH
NỘI DUNG
Ý kiến đánh giá
Trung
Kết
Bình
ý
quả
Rất
Đờng

Bình
Khơng Rất
đánh
đờng ý ý
thường đờng ý khơng kiến


19

5

4

3

2

đờng ý
1

Điều kiện tự nhiên chính trị
tại địa phương có ảnh
100
30
22
4,51
hưởng đến công tác quản lý
chi trả chế độ BHXH
Điều kiện kinh tế - xã hội
tại địa phương có ảnh

107
24
21
4,57
hưởng đến công tác quản lý
chi trả chế độ BHXH
(Nguồn: kết quả điều tra và đánh giá của tác giả [Phụ lục 2A])
Kết luận: Theo kết quả trên thì Điều kiện tự nhiên, chính trị và kinh tế - xã hội tại
địa phương tỉnh Phú Thọ được đánh giá là cót ảnh hưởng lớn đến công tác chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn.
2.4.2. Hệ thống pháp luật quy định về BHXH
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về BHXH nói chung, về cơng tác
quản lý chi trả chế độ BHXH nói riêng càng ngày càng được ban hành cụ thể, chi tiết và
phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương. Năm 2012: “Quyết định số 448/QĐBHXH ngày 23 tháng 05 năm 2012, Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ Bảo
hiểm xã hội”, Năm 2016 liên tiếp hai Quyết định ban hành: “Quyết định số 828/QĐBHXH ngày 27 tháng 05 năm 2016, Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ
BHXH, BHTN; và Quyết định số 1515/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 10 năm 2016, Sửa đổi,
bổ dung một số điều của quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của BHXH Việt
Nam ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN”. Năm 2019 ban hành
“Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 về việc ban hành quy trình
giải quyết các chế độ hưởng BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN”.
2.4.3.Yếu tố về quản lý thu BHXH
Kết quả điều tra cho thấy công tác quản lý thu đúng quy định theo các văn bản.
của Nhà nước và được đánh giá ở mức độ tốt. Thực tế tại BHXH tỉnh Phú Thọ hàng năm
việc quản lý thu đều thực hiện thu đúng, đủ và vượt kế hoạch cấp trên giao, từ đó đảm
bảo đủ nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH giúp cho công tác quản lý chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn được tốt hơn.
2.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả chế độ BHXH
Kết quả điều tra cho thấy ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chi BHXH ngắn
hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ mới chỉ đạt ở mức độ bình thường, trang thiết bị cơng nghệ
thơng tin phục vụ hoạt động quản lý chi trả chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu công việc;

thực tế cho thấy một số đơn vị trang bị máy móc cấu hình thấp,việc liên thơng giữa các
phần mềm nghiệp vụ liên quan chi trả BHXH ngắn hạn chưa phù hợp, còn chậm gây ảnh
hưởng đến hoạt động quản lý chi trả.

giá
Rất
ảnh
hưởng
Rất
ảnh
hưởng


20
2.4.5. Tổ chức bộ máy chi trả chế độ BHXH
Tổ chức bộ máy quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại Phú Thọ mới chỉ đạt ở
mức độ bình thường, bộ máy quản lý chi chế độ BHXH ngắn hạn được tổ chức chưa thật
sự phù hợp, thực tế CB,VC làm nhiệm vụ giải quyết và chi trả các chế độ BHXH ngắn
hạn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, số lương bố trí tại văn phịng BHXH tỉnh và
các huyện cịn thiếu, trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ chưa sâu; một số nơi cán
bộ cịn trẻ tuổi đời kinh nghiệm thực tế cịn ít nên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả
hoạt động quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn.

2.5. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
2.5.1. Đánh giá kết quả đạt được
- Quản lý công tác lập dự toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
BHXH tỉnh Phú Thọ đã thực hiện theo đúng quy định ngành trong việc xây dựng dự
toán, về cơ bản đảm bảo đúng trình tự về thời gian, nội dung lập dự tốn.
- Quản lý công tác quản lý người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn

Đối tượng hưởng và các mức hưởng được cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác vào
các phần mềm quản lý thu (TST) và phần mềm xét duyệt chế độ (TCS).
- Quản lý quy trình và kết quả chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
+ Đối với NLĐ: Hình thức thanh tốn này thuận tiện, giảm phiền hà cho
+ Đối với đơn vị SDLĐ: Khi chi trả chế độ qua tài khoản cá nhân thì đơn vị không
phải tổ chức hoạt động chi trả cho NLĐ, giảm khối lượng cơng việc và thủ tục hành
chính.
- Quản lý cơng tác lập báo cáo, thẩm định quyết tốn chi chế độ BHXH ngắn hạn
BHXH tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo hướng dẫn kịp thời các đơn vị cấp dưới lập các báo
cáo chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và định kỳ lập báo cáo đánh giá tình hình hiện, những
vấn đề vướng mắc phản ánh kịp thời để giải quyết có hiệu quả ngày càng đáp ứng nhiệm
vụ được giao
- Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn: BHXH tỉnh Phú Thọ đã chủ động lập kế hoạch và thực hiện hậu kiểm các đơn
vị SDLĐ do tỉnh quản lý, BHXH cấp huyện, các cơ sở KCB trên địa bàn trong việc thực
hiện luật BHXH, BHYT.
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế.
- Quản lý công tác lập dự toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
Chưa dự báo số liệu dự tốn tăng giảm do thay đổi chính sách tiền lương của Nhà
nước, sự biến động tăng giảm người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn hàng năm, thời gian
nộp dự tốn đơi khi chưa kịp thời,..


21
- Hệ thống các chế độ chính sách chi trả BHXH ngắn hạn
Vận dụng thực hiện các chính sách, chế độ BHXH cịn nhiều hạn chế.
- Quản lý cơng tác quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn
Công tác quản lý đối tượng được hưởng BHXH ngắn hạn mới chỉ chủ yếu theo dõi
qua giấy tờ làm minh chứng từ phía đơn vị SDLĐ và NLĐ gửi lên.
- Quản lý quy trình tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Quy trình tổ chức mới thực hiện bên cạnh những ưu điểm vẫm còn những bất cập
- Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn
Công tác thanh, kiểm tra chi trả BHXH hiện nay tại tỉnh Phú Thọ chưa được chú
trọng quan tâm đến. BHXH các cấp chưa thật sự sát sao trong công tác kiểm tra tại các
đơn vị sử dụng lao động.
2.5.3. Nguyên nhân hạn chế
- Do đặc điểm từ các đơn SDLĐ:
- Do hạn chế về số lượng, chất lượng CB,VC thực hiện công tác quản lý chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn:
- Do hạn chế về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật quản lý
- Những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Quan điểm phát triển
Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn
tồn tỉnh, tổ chức tốt cơng tác thu BHXH, BHYT, BHTN, tiếp tục khai thác tăng số lao
động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tích cực đơn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN của
các đơn vị sử dụng lao động cịn nợ đọng, phấn đấu hồn thành và vượt kế hoạch được
giao.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong đó định hướng nâng cao số
lượng cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng giám sát với việc xây
dựng các chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể đối với từng bộ phận để cán bộ kiểm tra giám
sát có thể dễ dàng trong việc đánh giá.



22
- Tăng cường công tác kỉ luật, kỉ cương hành chính, thực hiện nghiêm túc các quy
định của Nhà nước và nội quy của cơ quan, phát huy tốt những kết quả đã đạt được của
những năm trước, các bộ phận tham mưu tốt để thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn.
- Phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh, người cơng chức kiểu mẫu.
Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu đưa BHXH tỉnh Phú Thọ luôn đạt
danh hiệu tiên tiến xuất sắc trong những năm tới.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo khí thế sơi nổi trong cơ quan,
động viên kịp thời tới cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan BHXH tỉnh Phú
Thọ[3],[31].
3.1.2. Định hướng
Những năm qua, công tác ứng dụng CNTT được BHXH Việt Nam đặc biệt quan
tâm, thể hiện qua việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn Ngành; Hệ thống
cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thống nhất trên
phạm vi toàn quốc...
Trên nền tảng đó, ngành BHXH đang khẩn trương xây dựng Hệ sinh thái 4.0 ngành
BHXH để phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ tiện ích, hiện đại. Hệ
thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ
nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng
BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Phân tích, khai
thác dữ liệu trên hệ thống dữ liệu tập trung (BigData); Thiết lập Fanpage truyền thông
trên hệ thống mạng xã hội…
BHXH Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ
sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất, hứa hẹn
mang lại diện mạo mới cho ngành BHXH trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ.
Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, quỹ BHYT nhằm bảo
đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ BHYT cân đối hàng năm.
Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, mỗi cơng dân tham gia
BHXH, BHYT được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do
Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các

chế độ BHXH, BHTN, BHYT một cách chính xác và thuận tiện[34,][35].
3.1.3. Mục tiêu quản lý
Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo ổn định chính trị và an tồn xã hội.
Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương đến địa
phương.


23

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng trong cơng tác lập dự tốn và thẩm định
qút tốn chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
a) Cơ sở pháp lý để xây dựng dự toán
- Văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành như: “Luật Lao động; Luật BHXH;
Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa
phương; Các quy định về cơ chế quản lý tài chính về BHXH; Các quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH” v.v...
- Các văn bản BHXH Việt Nam ban hành, đây là những quy định, hướng dẫn
BHXH địa phương về các nội dung quản lý chicác chế độ BHXH.
- Các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ về quy hoạch, kế hoạch, quy chế phối hợp
với các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các nội
dung có liên quan.
b) Dự báo nhu cầu chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn quản lý
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi BHXH ngắn hạn phải tiến hành
điều tra, khảo sát thực tế để nắm bắt được hoạt động SXKD của các tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần đổi mới phương pháp thẩm định quyết toán chi trả
BHXH ngắn hạn, định kỳ xây dựng lịch thẩm định đảm bảo hiệu quả, bố trí CB.VC có
trình độ, kinh ngiệm thực hiện thẩm định quyết tốn, thẩm định trực tiếp tại các cơ sở.
3.2.2. Giải pháp hồn thiện hệ thống chế độ chính sách chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn
Cần hồn thiện và ổn định có tính tương đối các văn bản đó để quản lý hoạt động
chi BHXH được tốt hơn. Bên cạnh đó, Luật BHXH cần điều chỉnh, kịp thời bổ sung
nhằm đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng, minh bạch của các chế độ chính sách, taọ điều
kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, nhất là đảm bảo quyền lợi của
đối tượng tham gia BHXH và thân nhân của họ.
3.2.3. Hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
3.2.3.1.Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
- Trong thời gian tới, BHXH tỉnh cần quản lý chặt chẽ, khoa học hơn đối với hồ sơ
tham gia BHXH của người lao động tại các đưn vị SDLĐ nhất là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi và DN tư nhân.
- Yêu cầu các đơn vị SDLĐ đăng ký tài khoản giao dịch trong thanh tốn kinh phí


24
chi BHXH cũng như cam kết thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh
vực thanh toán và nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định của luật BHXH trong quá
trình lập hồ sơ đề nghị xét duyệt.
3.2.3.2 Quản lý tổ chức chặt chẽ chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức cơng đồn và các đơn vị để kiểm tra,
giám sát để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút
tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.
- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát
việc thực hiện chế độ BHXH và chi trả chế độ cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh
và huyện uỷ quyền chi trả hộ.
- BHXH tỉnh, BHXH huyện không được sử dụng tiền mặt cho đơn vị SDLĐ để

chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi trả bằng tiền mặt thông qua đại diện của người SDLĐ,
sau đó về chi trả ở đơn vị của họ.
- Đẩy mạnh ứng dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ đó ngày
càng tăng tỷ lệ chi trả trực tiếp cho NLĐ thông qua tài khoản cá nhân.
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn.
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức cơng đồn và các đơn vị để kiểm tra việc chấm công
để khắc phục triệt để hoàn toàn hiện tượng ốm giả, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền
từ quỹ BHXH không đúng chế độ.
Chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã tích cực cần kiểm sốt chặt chẽ ngay từ khâu tiếp
nhận hồ sơ phát hiện kịp thời hồ sơ có dấu hiệu giả mạo, nghi vấn trước khi chuyển bộ
phận chuyên môn giải quyết, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ kiểm tra dữ liệu đóng nộp,
q trình tham gia BHXH.
3.2.5. Các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả
BHXH
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn
- Nâng cao chất lượng ứng dụng phần mềm trong quản lý hoạt động chi trả BHXH
ngắn hạn:
- Nâng cấp trang thiết bị phần cứng:
- Đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu:
- Nâng cao chất lượng CBVC trong việc ứng dụng CNTT:

3.2.6. Các giải pháp khác
3.2.5.1. Nâng cao chất lượng CB,VC quản lý chi BHXH ngắn hạn


25
Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm để
tìm ra những ưu, nhược điểm trong các mơ hình quản lý, phát hiện kịp thời những nhân

tố hay, những điển hình mới để tổ chức cho tồn ngành học tập. Phải có chiến lược đào
tạo cán bộ trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, chi BHXH, tài chính kế tốn, thống
kê, KTXH, quản lý Nhà nước, tin học và ngoại ngữ để khơng ngừng nâng cao trình độ
chun mơn của đội ngũ cán bộ kế toán và Cb,VC quản lý chi của cơ quan BHXH.
3.2.5.2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với người hưởng các độ
BHXH, đơn vị sử dụng lao động và cá nhân người tham gia BHXH
Đổi mới nội dung và các hình thức tuyên truyền đảm bảo sự phong phú, đa dạng
phù hợp với từng đối tượng cụ thể như tổ chức tọa đàm, đối thoại chính sách cho các
đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh, ...
BHXH tỉnh Phú Thọ cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng,
chính quyền trong việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị dó là:Chú
trọng thực hiện tốt cơng tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên, NLĐ và nhân \dân trên địa bàn tỉnh về chính sách chế độ và cơng tác BHXH,
BHYT.
3.2.5.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Cục thuế để quản lý số lao động và
quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Liên đoàn lao động, Tòa án nhân
dân và Chi cục thi hành án trong kiện doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT,BHTN.
Hiện nay, chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật BHXH còn quá nhẹ chưa
đủ sức răn đe. Mức phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định
88/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH còn quá
thấp, cụ thể quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
BHXH là 75 triệu đồng.
- Xây dựng kế hoạch và ký các chương trình phối hợp với cơ quan Thanh tra, Sở
LĐTB&XH, Liên đoàn lao động các cấp... để thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các
đợt thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ BHXH và việc
chi trả BHXH cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ, đặc biệt đối với những NLĐ có số hồ sơ phát
sinh nhiều, các hồ sơ có dấu hiện nghi vấn. Chủ đông phối hợp với cơ quan Công
an,Thanh tra Nhà nước, Viện Kiểm soát nhân dân để điều tra, giải quyết những trường

hợp khiếu nại, tố cáo người hưởng sai chế độ, khai man tuổi và thời gian công tác


×