TIỂU LUẬN
Khi bàn về giáo dục, có ý kiến cho rằng: “Mục tiêu của giáo dục không phải là
dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là
con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “Chân” và thực hành cái
“Thiện”.
Theo bạn, mục tiêu giáo dục nước ta có hướng đến điều đó khơng? Giải thích vì
sao ? Và để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra, Luật giáo dục đã đưa ra những yêu
cầu như thế nào về nội dung và phương pháp giáo dục?
LỜI BÀN
Điều 2 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 (“Luật Giáo dục 2019”) đề cập tới Mục
tiêu giáo dục là “nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri
thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý
thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”
Trong một phát biểu của mình, bà Vijaya Lakshmi Pandit cho rằng: “Mục tiêu của
giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự
giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái
“Chân” và thực hành cái “Thiện”. (Nguyên tác tiếng Anh: “Education was not
merely a means for earning a living or an instrument for acquisition of wealth. It
was an initiation into the life of spirit, a training of human soul in the pursuit of
truth and the practice of virtue”)
Rõ ràng, các nhà làm luật Việt Nam đã quá tham vọng và rất không tưởng khi liệt
kê một danh sách các mục tiêu một cách lan man, trùng lặp, khơng liên quan và
mang tính áp đặt, cụ thể:
o Lan man, trùng lặp: từ đạo đức, tri thức, văn hóa, thẩm mỹ đến sức khỏe,
năng lực và ý thức công dân (trùng lặp với phạm trù đạo đức và tri thức) hay
lòng yêu nước, tinh thần dân tộc (là phạm trù cảm xúc cá nhân và đặc tính
dân tộc);
o Không rõ ràng, mơ hồ: đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ
quốc, phát huy tiềm năng, hội nhập quốc tế
o Áp đặt: trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
o Không liên quan: các mục tiêu đề ra chẳng có sự kết nối, ví dụ thẩm mỹ và
nghề nghiệp
Trong khi đó, chỉ cần hướng tới giáo dục con người Việt Nam với bốn giá trị giản
dị: Chân - Thiện - Mỹ - Hịa thì cho dù nội dung và phương pháp có thay đổi theo
thời gian, nhưng đây sẽ là thước đo chuẩn mực, đã được kiểm chứng theo thời gian
và không gian địa lý, để chúng ta không bị lệch đường.
Chân là sự thực, và chỉ duy nhất sự thực. Giáo dục trước hết phải là hướng con
người thực hành và theo đuổi sự thật. “Chân” là mục đích của tư duy và nội dung
của khoa học.
Thiện là sự tử tế, là việc thực hành suy nghĩ và hành động khơng gây hại cho mình,
cho người khác và cho cuộc sống xung quanh. “Thiện” là mục đích của hành xử và
nội dung của đạo đức.
Mỹ là cái đẹp, cái tự nhiên nhất có thể. Mỹ là mục đích của sự trưởng thành và nội
dung của nghệ thuật.
Hòa là sự cân bằng, hài hòa với mình, với người và với thiên nhiên, cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Hịa là mục đích của lựa chọn và nội dung của tổ chức xã hội, sinh
hoạt văn hóa và tơn giáo.
Sự thất bại của giáo dục hiện tại khơng phải vơ tình, khơng có ngun do, mà rõ
ràng là hậu quả của việc đề ra mục tiêu giáo dục không tưởng và lan man ở ngay
tại Luật Giáo dục 2019. Giống như con thuyền ra khơi không có la bàn, khơng có
hoa tiêu, con thuyền cứ lướt đi vơ định thì giáo dục Việt Nam, cụ thể với những
mục tiêu lan man, không cụ thể, không hướng tới những giá trị phổ quát của loài
người, áp đặt và khơng liên quan, thì hệ quả sẽ là những chương trình quá tải, nhồi
nhét kiến thức sách vở, nhưng thiếu hụt giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng
sống, tạo ra nhiều thế hệ con người Việt Nam khơng dám dũng cảm nói lên sự thật,
vơ cảm với đồng loại, thẩm mỹ lệch lạc và tàn phá thiên nhiên là một sự thật đau
xót. Con người Việt Nam hiện nay cũng giống như con thuyền cứ lướt đi vơ định,
khơng biết hướng tới đâu, khơng có Chân (khơng dám nói và đấu tranh cho sự
thật), khơng có Thiện (hành xử tử tế với đồng loại), khơng có Mỹ (không thẩm
thấu được cái đẹp trong nghệ thuật, trong cuộc sống) và khơng có Hịa (hành xử
khơng hịa khí, nhũn nhặn).
Rõ ràng, Luật Giáo dục 2019 không ghi nhận một bộ giá trị chung có thể định
hướng nội dung và chuẩn mực giảng dạy cho các mảng tri thức, đạo đức, nhân
cách và kỹ năng sống này. “Chân-Thiện-Mỹ-Hòa” là kim chỉ nam, là ánh đuốc soi
đường để con người không bị lầm đường lạc lối.
Nếu sử dụng bộ giá trị phổ quát Chân - Thiện - Mỹ - Hòa này làm định hướng, ta
sẽ thấy chuẩn mực của giáo dục tri thức là Chân, giáo dục đạo đức là Thiện, giáo
dục nhân cách là Mỹ, giáo dục kỹ năng sống là Hòa.
Hướng tới Chân-Thiện-Mỹ-Hòa, giáo dục sẽ trở thành một thể toàn diện và thống
nhất, vừa trang bị tri thức với chuẩn mực là Chân, vừa giáo dục đạo đức với chuẩn
mực là Thiện, rèn giũa nhân cách với chuẩn mực là Mỹ, và phát triển kỹ năng sống
với chuẩn mực là Hòa.
Do vậy nội dung và phương pháp giáo dục chỉ cần xoay quanh bốn mục tiêu này
thì con người Việt Nam sẽ thật sự phát triển một cách toàn diện và đầy đủ nhất theo
đúng nội hàm của con người.
Thiết nghĩ chúng ta cần phải nhìn từ gốc. Trong khi ngay tại Điều 2 của Luật Giáo
dục 2019, các nhà làm luật đã xác định mục tiêu một cách lan man và khơng logic
như thế, thì hiển nhiên những nội dung và phương pháp đi theo đó kể cũng chỉ
phục vụ cho các mục tiêu này, và do vậy, hồn tồn khơng đáng để chúng ta bàn
thêm câu hỏi tiếp theo là liệu rằng nội dung và phương pháp giáo dục có đạt được
mục tiêu mà Luật Giáo dục 2019 đề ra hay không.